Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

KHẢO sát THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT và TUÂN THỦ điều TRỊ sử DỤNG THUỐC của NHÓM NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT áp và một số yếu tố LIÊN QUAN tại TRUNG tâm y tế THÀNH PHỐ HƯNG yên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.02 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THẾ CƯỜNG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÓM NGƯỜI BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THẾ CƯỜNG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÓM NGƯỜI BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM 2018
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS.BS: Lê Hồng Phú

HÀ NỘI – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐM

: Động mạch.

HA

: Huyết áp.

HATT

: Huyết áp tâm thu.

HATTr

: Huyết áp tâm trương.

ISH

: International Society of hypertension
(Hội tăng huyết áp quốc tế).

JNC


: Join National Committee
(Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ).

KTT

: Không tuân thủ.

LDL-Cholesterol : Cholesterol có tỷ trọng thấp.
NB

: Người bệnh.

NCKH

: Nghiên cứ khoa học.

NMCT

: Nhồi máu cơ tim.

TBMN

: Tai biến mạch não.

TĐHV

: Trình độ học vấn.

THA


: Tăng huyết áp.

TT

: Tuân thủ.

TTYT TP

: Trung tâm y tế thành phố.

WHO

: World health organization (Tổ chức y tế thế giới).

YTNC

: Yếu tố nguy cơ.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đại cương về THA..................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại THA..........................................................3
1.2. Các yếu tố liên quan đến THA................................................................5
1.3. Biểu hiện lâm sàng của THA..................................................................7
1.4. Biến chứng THA.....................................................................................8
1.5. Phòng và điều trị THA............................................................................8

1.5.1. Chế độ điều trị không dùng thuốc....................................................8
1.5.2. Điều trị bằng dùng thuốc..................................................................8
1.6. Tình hình THA và điều trị THA..............................................................9
1.6.1. Trên thế giới.....................................................................................9
1.6.2. Việt Nam...........................................................................................9
1.7. Thực trạng hiểu biết THA.....................................................................10
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh.............11
1.8.1. Yếu tố người bệnh..........................................................................11
1.8.2. Yếu tố thầy thuốc............................................................................12
1.8.3. Yếu tố thuốc men............................................................................12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa........................................................................13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................13
2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................13
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................13
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................13
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn...................................................13


2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu..........................................................14
2.5.1. Biến số chỉ số với mục tiêu 1:........................................................14
2.5.2. Biến số chỉ số với mục tiêu 2.........................................................16
2.6. Phương pháp thu thập thông tin............................................................16
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin.............................................................16
2.6.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.........................................16
2.6.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA............................................................17
2.7. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................17
2.8. Sai số và cách khống chế sai số............................................................18

2.8.1. Các sai số........................................................................................18
2.8.2. Cách khắc phục...............................................................................18
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................18
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................20
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................20
3.2. Thực trạng hiểu biết tăng huyết áp........................................................21
3.2.1. Phân loại mức độ hiểu biết THA....................................................21
3.2.2. Thực trạng hiểu biết về yếu tố nguy cơ..........................................22
3.2.3. Thực trạng hiểu biết về biến chứng................................................23
3.2.4. Thực trạng hiểu biết về dự phòng...................................................24
3.2.5. Thực trạng hiểu biết chung về THA...............................................25
3.2.6. Nguồn hiểu biết về THA................................................................25
3.3. Thực trạng điều trị tăng huyết áp..........................................................26
3.4. Mối liên quan về trung bình điểm của 3 nhóm hiểu biết với những
người điều trị THA và không điều trị hoặc không bị THA..........................28
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................30
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1.

Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2004.................................3


Bảng 1.2.

Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay..............................4

Bảng 1.3.

Phân độ THA theo JNC VII năm 2003..........................................4

Bảng 2.1.

Bảng phân loại mức độ hiểu biết.................................................15

Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp ở người trưởng thành...............................17
Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính...............................20

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi............................20
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.........................20
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn..................21
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại hình bảo hiểm..............21
Bảng 3.6.

Mối liên quan giữa các mức độ hiểu biết về yếu tố nguy cơ với
tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp.....................................22

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các mức độ hiểu biết về biến chứng với tuổi,
giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp.............................................23
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các mức độ hiểu biết về dự phòng THA với

tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp.....................................24
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các mức độ hiểu biết chung về THA với tuổi,
giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp.............................................25
Bảng 3.10. Tình hình THA của đối tượng nghiên cứu...................................26
Bảng 3.11. Liên quan giữa tỷ lệ điều trị THA với một số đặc điểm nghiên cứu......26
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các mức độ tuân thủ điều trị.........................27


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Phân loại mức độ hiểu biết về THA của đối tượng nghiên cứu....21
Biểu đồ 3.2. Nguồn hiểu biết về THA của hai nhóm được chẩn đoán THA và
nhóm chưa được chẩn đoán hoặc không bị THA....................25
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ THA phân theo độ THA.................................................27
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu điều trị THA lựa chọn chế độ điều trị.....28
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu điều trị THA lựa chọn cách điều trị....28
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người dân điều trị THA lựa chọn cơ sở điều trị..............28
Biểu đồ 3.7. Hiểu biết trung bình của ba nhóm hiểu biết ở đối tượng đã được
chẩn đoán THA và đối tượng không THA hoặc chưa được chẩn
đoán THA.................................................................................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh thường gặp và đang có xu hướng
ngày càng tăng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính hiện nay có khoảng

1 tỷ người bị tăng huyết áp và khoảng 9.4 triệu trường hợp tử vong mỗi năm
do tăng huyết áp. Theo dự báo trong tương lai gần thì ước tính năm 2025 số
người mắc THA khoảng 1.56 tỉ (tăng ≈60%) [27].
THA nếu không điều trị liên tục hoặc không đúng yêu cầu thì gây rất
nhiều tổn thương cho cơ quan đích và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
não (tai biến mạch não, xơ cứng mạch não), tim (nhồi máu cơ tim, suy tim),
thận (suy thận), mắt (phù gai thị, mất thị lực)[1]… Những biến chứng này đã
cướp đi nhiều sinh mạng và làm cho nhiều người bệnh (NB) chịu di chứng tàn
phế suốt đời, để lại gánh nặng cho cuộc sống từng gia đình và xã hội.
Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt
Nam có 52.8% người Việt có HA bình thường, 47.3% người Việt Nam bị
THA (trong đó có 39.1% người bệnh không được phát hiện bị THA, 7.2% bị
THA không được điều trị , 69.0% bị THA chưa kiểm soát được). [45].
Ngay như tại Hoa Kỳ, theo số liệu của ban điều tra sức khỏe và dinh
dưỡng quốc gia 1992 – 1994 cho thấy trong số các bệnh nhân THA có 27%
được kiểm soát tốt, 54% được điều trị nhưng không kiểm soát tốt, 15% có
THA nhưng không được điều trị và 32% không biết là mình bị THA[35]. Đến
năm 2007 – 2010 tình hình có cải thiện nhưng vẫn chưa đạt mức yêu cầu, có
82% NB nhận thức được tình trạng bệnh của họ, 75% đang sử dụng thuốc hạ
áp nhưng chỉ 53% được kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu.[49].
Bệnh THA được coi là “kẻ giết người thầm nặng” bởi nhiều bệnh nhân
chỉ điều trị khi thấy khó chịu điều trị từng đợt hoặc sau khi đã bị các tai biến.
Lý do chính là trình độ dân trí của người dân chưa cao, thói quen của người


2

dân chỉ đi khám bệnh khi thấy trong người khó chịu thậm chí là khi bị các tai
biến. Có thể do người dân thiếu thông tin để hiểu biết về bệnh, do điều kiện
kinh tế khó khăn, chưa có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và chưa được

giáo dục sức khỏe một cách thường xuyên.
Bên cạnh đó danh mục các thuốc hạ áp ngày càng nhiều, sự đáp ứng
thuốc phụ thuộc vào sự hấp thu của từng người bệnh nên công tác điều trị và
kiểm soát bệnh đặt ra cho toàn thể cộng đồng và ngành y tế. Do vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng hiểu biết và tuân thủ điều
trị sử dụng thuốc của nhóm người bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan tại Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên 2018” nhằm đạt được
các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hiểu biết về tăng huyết áp của nhóm người bệnh
tăng huyết áp tại Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên.
2. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp và những
yếu tố liên quan của của nhóm người bệnh tăng huyết áp tại
Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về THA
1.1.1. Định nghĩa và phân loại THA
1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Tăng huyết áp là tăng áp lực hệ thống động
mạch. Khi đo huyết áp theo phương pháp Korotkoff: Một người lớn được gọi là
THA khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết
áp tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Khi đo HA liên tục 24
giờ huyết áp trung bình (HATB) 24 giờ ≥ 135/85 mmHg. [1], [3], [42].
1.1.1.2. Phân loại THA: [1].
- Phân loại theo nguyên nhân THA
+ THA tiên phát : (Primary hypertension, essential hypertension) là THA

chưa rõ nguyên nhân chiếm khoảng 90 – 95% những trường hợp THA.[1]
+ THA thứ phát: (secondary hypertension) là THA xác định được nguyên
nhân gây ra như: bệnh thận mạn tính, hẹp động mạch thận, cường aldosterol
tiên phát, hội chứng cushing, u tủy thượng thận… chiếm từ
5 – 10% các trường hợp THA. [22], [23].
- Phân loại theo độ THA
+ Phân loại của WHO/ISH 2004[42]
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2004
ĐỘ THA
I
II
III

HA tâm thu (mmHg)
140 - 159
160 - 179
≥ 180

HA tâm trương (mmHg)
90 - 99
100 – 109
≥ 110


4

+ Phân loại THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của
WHO/ISH và JNC VI, Hội Tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau:
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay [28]
Huyết áp (mmHg)

Tâm thu
Tâm trương
< 120
< 80
120-129
80-84
130-139
85-89
140-159
90-99
160-179
100-109
≥ 180
≥ 110
≥ 140
< 90

Phân loại
HA tối ưu
HA bình thường
HA bình thường cao
THA độ 1 (nhẹ)
THA độ 2 (trung bình)
THA độ 3 (nặng)
THA tâm thu đơn độc

Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn.
+ Phân loại THA theo JNC VII[36]
Bảng 1.3. Phân độ THA theo JNC VII năm 2003
Phân độ THA

Bình thường
Tiền THA
THA độ I

HA tâm thu (mmHg)
< 120
120 - 139

HA tâm trương (mmHg)
< 80
80 - 89

140 - 159

90 - 99

THA độ II
≥ 160
≥ 100
- Phân loại huyết áp theo giai đoạn: Theo WHO/ ISH năm 1993.[17]
+ THA giai đoạn I: khồng có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể.
+ THA giai đoạn II: có ít nhất một tổn thương cơ quan đích như: dày
thất trái, hẹp toàn thể hay khu trú động mạch võng mạc, protein niệu hoặc
creatinin máu tang nhẹ (110 - 130µmol/l), siêu âm, X- quang thấy mảng vữa
xơ động mạch cảnh, động mạch đùi, động mạch chủ bụng.
+ THA giai đoạn III: có dấu hiệu thực thể ở nhiều cơ quan đích:
 Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
 Tai biến mạch não.



5
 Đáy mắt: chảy máu, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
 Thận: creatinin máu ≥ 130µmol/l.
 Mạch máu: phình tách động mạch, tắc mạch.
- THA tâm thu đơn độc:
Theo phân loại THA tại Việt Nam hiện nay, HATT có xu hướng tăng và
HATTr có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≤ 90
mmHg, bệnh nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc [29].
1.2. Các yếu tố liên quan đến THA
- Nghiện thuốc lá, thuốc lào:
Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày, liên tục trong 3 năm coi là nghiện thuốc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút
thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với những người không hút thuốc lá [12].
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất
nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA. Nhiều
nghiên cứu ghi nhận khi người hút một điếu thuốc lá có thể làm THA tối đa,
còn gọi là HATT lên tới 11 mmHg và huyết áp tối thiểu, còn gọi là HATTr lên
tới 9 mmHg và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút. Vì vậy, nếu
trong sinh hoạt hàng ngày không hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một biện
pháp phòng bệnh tăng huyết áp. [30].
- Nghiện rượu, bia:
Từ nhiều thập kỷ trước đến nay đã có các nghiên cứu báo cáo về sự liên
quan của uống rượu nhiều và THA nhưng cơ chế của sự liên quan này vẫn còn
chưa rõ ràng [16]. Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lượng lớn Ethanol
có tác dụng co mạch trực tiếp. Nghiên cứu của GS Phạm Gia Khải về dịch tễ
học THA tại HN (1999) cho thấy rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA ở
cả hai giới [4].
- Thói quen ăn mặn:



6

Thức ăn có quá nhiều natri sẽ làm tăng khả năng giữ nước gây THA khi
có ứ Natri trong máu, hệ thống ĐM có thể nhạy cảm hơn với angiotensin II và
adrenergic. Nhiều nghiên cứu đều khẳng định số lượng muối ăn hàng ngày
quá cao là một trong những nguyên nhân gây THA [16], [17].
- Yếu tố di truyền và gia đình:[12]
+ Điều tra phả hệ những gia đình có người THA thấy có ≥ 50% có yếu
tố di truyền.
+ Có nhiều gen chi phối quá trình điều hòa huyết áp, nhưng chỉ khi có
tác động của yếu tố bên ngoài mới gây ra THA.
- Thừa cân béo phì (BMI ≥ 23)
Có mối liên quan chặt chẽ giữa THA và trọng lượng cơ thể. Người béo
phì dễ bị THA hơn người gầy. các nghiên cứu cho thấy HATT, HATTr đều
tăng khi chỉ số khối cơ thể tăng (Body Mass Index, BMI). Người béo có nguy
cơ THA cao hơn bình thường và nguy cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ, thời
gian béo phì kéo dài [11], [13], [19].
- Stress
Khi bị căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải
phóng ra adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, ĐM nhỏ co lại
làm THA.[23].
- Giới
Huyết áp thay đổi theo giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam
bị THA nhiều hơn nữ [26], [41]. Một số nghiên cứu cho thấy trước 50 tuổi tỷ
lệ mắc THA ở nam lớn hơn nữ nhưng sau 50 tuổi HA nữ lớn hơn nam
[25], [43].
- Tuổi
THA thường gặp ở người lớn tuổi, thường thấy ở tuổi trung niên trở
lên, tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Kết quả nghiên cứu của



7

Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) trên 3563 đối tượng
cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 25-34 là 6,8%, nhóm tuổi từ 35- 44 tuổi là
17,1%, nhóm tuổi từ 45- 54 tuổi là 28,1%, nhóm tuổi từ 55- 64 tuổi là 46,5%,
nhóm tuổi từ 65- 74 tuổi là 59,2%, nhóm tuổi ≥ 75 tuổi 61,5% [31].
- Đái tháo đường
Có 30 - 50% bệnh nhân bị THA và xét nghiệm đường máu thấy tăng
cao ở 1/3 số bệnh nhân bị THA. Đái tháo đường làm tăng cao nguy cơ vữa xơ
ĐM [26], [36].
- Rối loạn lipit máu
Nồng độ chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá
trình xơ vữa động mạch, dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho
tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và
đây cũng chính là yếu tố làm THA. Vì vậy, cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ
giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [30].
Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có nhiều yếu tố
khác như uống cà phê nhiều, ít hoạt động thể lực.
1.3. Biểu hiện lâm sàng của THA
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát
hiện ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai thái dương, ngoài ra có
thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi…, một số các triệu chứng
khác tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA [1].[14]
Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Đo
huyết áp cần làm theo đúng quy trình chuẩn và dùng các máy đo huyết áp chuẩn.
THA được chẩn đoán khi bệnh nhân có trị số huyết áp ≥ 140/90 mmHg tại
phòng khám hoặc khi đo nhiều lần tại nhà có trị số huyết áp > 135/85 mmHg.
Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi
trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu

hiện vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ).


8

1.4. Biến chứng THA [1]
- Tim:
 Cấp: phù phổi cấp, NMCT cấp, hội chứng vành cấp.
 Mạn: dày thất trái, bệnh ĐM vành mạn tính (đau thắt ngực ổn định),
suy tim ứ huyết.
- Mạch não: Xuất huyết não, tắc mạch não, TBMN thoáng qua, bệnh
não do THA.
- Thận: Đái máu, protein niệu vi thể, protein niệu, suy thận.
- Đáy mắt: Phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ ở đáy mắt.
- Bệnh ĐM ngoại vi
 Phình/ tách thành ĐM chủ
 Bệnh ĐM ngoại vi khác
1.5. Phòng và điều trị THA [1]
1.5.1. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
 Giảm cân nặng nếu thừa cân
 Hạn chế rượu
 Tăng cường luyện tập thể lực
 Chế độ ăn
 Bỏ thuốc lá
1.5.2. Điều trị bằng dùng thuốc
 Nhóm thuốc lợi tiểu.
 Nhóm thuốc chẹn bêta.
 Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
 Nhóm thuốc kháng canxi.
 Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.



9

1.6. Tình hình THA và điều trị THA
1.6.1. Trên thế giới
Mặc dù WHO và liên ủy ban Quốc Gia Hoa Kỳ liên tiếp đưa ra các
khuyến cáo nhằm giúp các bác sĩ đánh giá, phân loại và kiểm soát tốt huyết áp
nhưng ngay tại Mỹ mới chỉ có 48,3% số người THA được kiểm soát huyết áp
đạt mục tiêu [27].
THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức cao,
đặc biệt các nước phát triển. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên đối
tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31%
thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA [30]. Hiện nay THA ảnh hưởng đến
46% NB bị bệnh tim mạch và 72% những người bị đột quỵ và được coi là
nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 15% 2,4 triệu ca tử vong ở
Mỹ năm 2009 [50].
Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3%,
số ca tử vong tăng 56,1%. THA giai đoạn II trở lên (HA ≥ 160/95 mmHg) làm
tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường [21].
Tại Canada có 7,5 triệu người bị THA, cứ 5 người Canada là có 1
người bị THA. Trong số những người bị THA thì cứ 3 người lại có 1 người có
huyết áp không kiểm soát được, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường và bệnh thận [52].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về THA ở
người trưởng thành: tại Mêhicô (1998) 19,4%; Tây Ban Nha (1996) 30%; Cu
Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001) 20,5%; Singapore
(1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [32]. Một nghiên cứu ở Brasil, với
nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là 23,6% [34].
1.6.2. Việt Nam

Theo điều tra năm 1982, tỷ lệ THA chung là 1,95% và ở người trên 60
tuổi tỷ lệ THA là 9,2%[12]. Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và


10

cộng sự, tỷ lệ THA là 16,05% [9]. Theo một điều tra gần đây nhất của Viện
Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của
những người từ 25 tuổi trở lên trên toàn quốc cho thấy, tỷ lệ THA đã tăng lên
đến 25,1%. Điều đáng quan tâm là trong số người bị THA, có 52% (khoảng
5,7 triệu người) không biết mình bị THA, 30% (khoảng 1,6 triệu người) số
người biết bị THA nhưng không điều trị, 64% (khoảng 2,4 triệu người) số
người biết bị THA, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [32].
Ở nước ta, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Viên Văn Đoan và cộng
sự năm 2004 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về bệnh THA cũng như không
biết mình bị THA còn khá cao chiếm 47,6%, tỷ lệ hiểu biết về bệnh còn khá
khiêm tốn chiếm tỷ lệ 9,5% [4].
Năm 1999, GS Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra dịch tễ học THA tại
Hà Nội thấy rằng số người biết mình bị THA chỉ là 21,43% [8].
Nghiên cứu của Phan Nam Hùng và cộng sự thấy 43,7% bệnh nhân
không biết mình bị THA và 62,97% không biết huyết áp ≥ 140/90 mmHg gọi
là THA [6].
Nghiên cứu của Phạm Thái Sơn và cộng sự năm 2012 cho biết tỷ lệ
THA là 25,1%, số người biết mình bị THA là 48,4% [40]
1.7. Thực trạng hiểu biết THA
THA là một trong những vấn đề quan trọng nhất tại cả nước phát triển
và đang phát triển, và có thể vẫn là nhân tố gây tử vong chính. Mặc dù, THA
có thể phòng và chữa trị được nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp
thời có thể dẫn tới những biến chứng đe dọa sự sống và dẫn tới những bệnh về
não, thận, tim. Chính vì vậy sự hiểu biết về THA là rất quan trọng. Trên thế

giới đã có những nghiên cứu đánh giá mức độ hiểu biết về THA như:
Nghiên cứu của Fakhri Sabouhi cho thấy mức điểm hiểu biết về THA
của bệnh nhân đạt mức trung bình (26<điểm<50) với 49,1%. Khoảng 56,5%


11

bệnh nhân chỉ ra THA là căn bệnh nguy hiểm, 79,5% bệnh nhân biết về biến
chứng của THA, và bệnh nhân biết nhân tố quan trọng nhất để phòng và điều
trị THA là sử dụng thuốc (73,1%), giảm stress (63,7%), bỏ thuốc lá (58,5%),
giảm cân (54,7%), tập thể dục (45,7%) và những nhân tố khác [43].
Nghiên cứu về hiều biết về THA từ một trung tâm y tế của tác giả
Shane Sanne cho thấy mức độ hiểu biết cao về THA chiếm 39%, mức độ
trung bình (26%), mức độ thấp (35%) [41].
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh
- Theo Froment [24] có 3 yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị của NB:
+ Do bệnh nhân.
+ Do thầy thuốc.
+ Do thuốc.
1.8.1. Yếu tố người bệnh
- BN không đi khám bệnh vì không thấy khó chịu gì trong người nên
không để ý đến HA.
- Khi đã biết cần điều trị thì lại không hiểu rõ sự cần thiết phải điều trị
như thế nào.
- Khi đã biết cần phải điều trị thì không có khả năng điều trị vì tốn kém,
không có thời gian và sợ tác dụng phụ có hại của thuốc…
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 Lý Huy Khanh và cộng sự theo
dõi tiếp các bệnh nhân sau khi rời phòng khám Trưng Vương 6 tháng thông
báo một thực trạng đáng lo ngại rằng có tới 79% bệnh nhân bỏ trị.[24],[5].
Nhưng cũng có nhiều NB không chịu uống thuốc hạ áp theo sự chỉ dẫn

của thầy thuốc vì sợ quen thuốc, chỉ uống khi thấy HA tăng, HA xuống lại
thôi. Số NB này quan niệm nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ là chính [24].
Do vậy ngoài động cơ điều trị, NB cần được hướng dẫn đặc biệt để cải
thiện lối sống và dung thuốc theo đơn.


12

1.8.2. Yếu tố thầy thuốc
Quan hệ thầy thuốc – NB dựa trên niềm tin và sự kính trọng. Hiểu biết
tổng hợp của NB liên quan đến kết quả tốt của việc chăm sóc: tuân thủ điều trị
và tình trạng sức khỏe được cải thiện.
Sử dụng các biện pháp tác động vào hành vi của NB như công tác tư vấn
cũng tham gia việc khống chế THA. Thầy thuốc thỉnh thoảng nên dà soát lại
hồ sơ bệnh án của NB để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị, kết quả cũng như
các biện pháp áp dụng để điều trị.
Tầm quan trọng của việc khống chế HA, giáo dục và nâng cao các biện
pháp cải thiện lối sống, việc dùng thuốc và tuân thủ điều trị.
1.8.3. Yếu tố thuốc men
Thuốc hạ áp ngoài tác dụng tích cực cũng để lại những tác dụng không
mong muốn như:
- Rối loạn thần kinh trung ương: gây buồn ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa: kém ăn, ỉa chảy, loét dạ dày, tá tràng.
- Rối loạn nước và điện giải: Giữ Na như nhóm ức chế giao cảm. Giảm Kali.
- Rối loại vận mạch: hạ áp khi đứng, chóng mặt.
- Rối loạn chuyển hóa: tăng glucose máu sử dụng nhóm ức chế β giao cảm.
- Dị ứng: thiếu máu do tan huyết, lupus ban đỏ.
- Giảm nhu cầu tình dục
Ngoài những tác dụng không mong muốn của mỗi nhóm thuốc còn phụ
thuộc vào cơ địa, bệnh lý phối hợp, các giai đoạn, biến chứng… mà hiệu quả

sử dụng thuốc có thể tốt với bệnh nhân này nhưng hiệu quả kém với bệnh
nhân khác hoặc thuốc gây tác dụng không mong muốn trên NB này mà không
gây tác dụng không mong muốn cho NB khác.
Do vậy vai trò của thầy thuốc trong việc chỉ định các loại thuốc điều trị
cho phù hợp với từng NB là hết sức quan trọng.


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa
- Người trưởng thành ≥ 30 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp,
đến khám và điều trị tại Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên, đã được chẩn
đoán là THA trước đó.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân không hợp tác, bệnh nhân tâm thần.
- Bệnh nhân có biến chứng quá nặng.
- Bệnh nhân xác định tăng huyết áp thứ phát.
- Bệnh nhân bị các bệnh lý cấp tính và nặng như suy tim cấp, hen phế
quản, tâm phế mạn đợt cấp.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 4 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn

n=

Z21 - /2  p  (1-p)

d2
Trong đó: + P: tỷ lệ mắc bệnh THA. Theo số liệu nghiên cứu của Hội tim
mạch học Việt Nam, p= 46%
+ α : là mức ý nghĩa thống kê. Lấy α = 0.05 thì z(1-α/2) = 1.96
+ d: là sai số chấp nhận được d = 0.05.


14

Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu là 381.
Cộng thêm 10% sai số, dự phòng các trường hợp đối tượng bỏ cuộc và
làm tròn cỡ mẫu sau cùng 420 đối tượng.
- Chọn mẫu theo phương thức sau:
Tất cả các bệnh nhân đã có THA đến khám và điều trị nội trú, ngoại trú
tại TTYT TP Hưng Yên từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018.
2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
2.5.1. Biến số chỉ số với mục tiêu 1:
Mô tả thực trạng hiểu biết về tăng huyết áp của nhóm người bệnh tăng
huyết áp tại Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên.
* Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
+ Tuổi đối tượng nghiên cứu chúng tôi chia thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: từ 30- 45 tuổi.
 Nhóm 2: từ 46- 60 tuổi.
 Nhóm 3: ≥ 61 tuổi.
+ Giới tính: Nam, nữ.
+ Nghề nghiệp chia thành 2 nhóm đối tượng:

 Nhóm 1: lao động chân tay.
 Nhóm 2: nghề nghiệp khác (viên chức, công chức, hưu trí).
+ Trình độ học vấn chia thành 2 nhóm nghiên cứu:
 Nhóm 1: tiểu học và dưới tiểu học.
 Nhóm 2: Trung học cơ sở, Phổ thông trung học trở lên.
+ Bảo hiểm y tế: không có, bảo hiểm y tế tự nguyện, bắt buộc, chính sách.
* Hiểu biết của NB về THA: (phương pháp thu thập dựa vào bảng câu hỏi tự
điền) tập trung chủ yếu vào:
+ Hiểu biết về yếu tố nguy cơ gồm 8 câu hỏi đóng.
+ Hiểu biết về biến chứng gồm 5 câu hỏi đóng.


15

+ Hiểu biết về dự phòng gồm 6 câu hỏi đóng.
- Để thu thập đầy đủ thông tin từ người bệnh chúng tôi sử dụng nhiều
loại câu hỏi để thu thập đủ thông tin.
Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, dùng để
khẳng định thông tin
Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có phương án trả lời ấn định trước,
dùng để mở đầu cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra còn có câu hỏi đánh giá nguồn phát hiện ra THA (từ người bị
THA, từ truyền thông, tự tìm hiểu, từ nhân viên y tế). Rải rác trong các câu
hỏi này chúng tôi thêm vào các câu trả lời sai nhằm đánh giá chính xác mức
độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu.
Để đánh giá mức độ hiểu biết về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu
chúng tôi quy ra điểm mỗi câu câu trả lời đúng là 1 điểm, vậy phần hiểu biết
về yếu tố nguy cơ có 8 điểm, hiểu biết về biến chứng có 5 điểm, hiểu biết về
dự phòng có 6 điểm. Tổng điểm hiểu biết là 19 điểm. Điểm số càng cao mức
độ hiểu biết càng tốt.

Chúng tôi chia mức độ hiểu biết thành các mức độ hiểu biết kém, hiểu
biết trung bình, hiểu biết tốt giữa các khoảng điểm theo bảng sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại mức độ hiểu biết.

Kém
Trung bình
Tốt

Hiểu biết về

Hiểu biết về

YTNC

biến chứng

0–3
4–7
8

0–1
2–4
5

Hiểu biết về

dự phòng
Điểm
0–3
4–5

6

Tổng điểm
hiểu biết
0–8
9 – 17
18 – 19


16

2.5.2. Biến số chỉ số với mục tiêu 2
Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp và những yếu tố
liên quan của của nhóm người bệnh tăng huyết áp tại Trung tâm y tế thành
phố Hưng Yên.
* Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc: dựa vào bộ câu hỏi tự điền được
thiết kế sẵn được phân chia làm 3 mức độ:
+ Không tuân thủ.
+ Tuân thủ không liên tục/TT trung bình.
+ Tuân thủ liên tục.
Trong nghiên cứu này, để phù hợp với việc so sánh với các nghiên cứu tại
Việt Nam, chúng tôi chia theo 2 mức gồm: - Có tuân thủ - Không tuân thủ.
* Liên quan đến hiểu biết về THA:
+ Tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen.
* Liên quan đến tuân tuân thủ điều trị sử dụng thuốc:
+ Vùng, miền, loại bảo hiểm y tế, theo dõi HA, nhóm thuốc.
Bộ câu hỏi dựa trên bộ câu hỏi STEPWise của WHO có hiệu chỉnh cho
phù hợp với người Việt Nam và đặc điểm của nghiên cứu.
2.6. Phương pháp thu thập thông tin
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin

Bộ câu hỏi tự điền dành cho hiểu biết, tuân thủ điều trị THA (phiếu
điều tra) dựa trên các mục tiêu và biến số nghiên cứu để thu thập số liệu
của NB từ việc hỏi trực tiếp, kết hợp với đo HA của đối tượng nghiên
cứu.
2.6.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Bước 1: Phỏng vấn NB các nội dung nghiên cứu thời gian phỏng vấn mỗi đối
tượng nghiên cứu khoảng 15 - 20 phút.
Bước 2: Đo huyết áp
- Các kỹ thuật và phương pháp sử dụng:


17

Dựa trên các hướng dẫn của phương pháp của STEPWise của WHO
- Đo huyết áp:
Đo bằng huyết áp kế điện tử tự động của hãng OMRON.
Phương pháp đo: Theo đúng quy trình chuẩn của bộ y tế
Đối tượng được ngồi yên nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo.
Đo ở tư thế ngồi, tay để ngang ngực, bộc lộ cánh tay, mép dưới băng
quấn trên nếp gấp cánh tay 3cm. Đo 2 lần cách nhau 2 phút, tính huyết áp dựa
trên số trung bình 2 lần đo. Nếu 2 lần đo đầu chênh lệch nhau > 5 mmHg thì
đo thêm lần nữa.
2.6.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA
Chẩn đoán THA khi HATT ≥ 140 mmHg, và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg,
và/ hoặc đang điều trị THA [1], [41].
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp ở người trưởng thành
Phân loại

Huyết áp (mmHg)


Tâm thu
Tâm trương
THA độ I
140 – 159
và/hoặc
90 – 99
THA độ II
160 – 179
và/hoặc
100 – 109
THA độ III
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở hai độ khác nhau tính
theo trị số huyết áp lớn hơn để xếp loại.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu của nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Các biến định tính (giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại hình bảo
hiểm y tế, mức độ tuân thủ điều trị) được tính tỷ lệ %, và kiểm định bằng test
χ2 để tìm sự khác biệt, các biến định lượng (tuổi, BMI, chỉ số HA, số loại
thuốc sử dụng) được tính trung bình (SD ±) và kiểm định bằng ANOVA. Giá
trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
- Xem xét mối liên quan giữa hai biến: Tính OR, theo quy ước :
+ OR=1 không liên quan


18

+ OR>1 liên quan thuận

+ OR<1 liên quan nghịch.
Có sự khác biệt khi OR lớn hơn 1 và nằm trong 95% CI, cực dưới của
CI phải lớn hơn 1.
2.8. Sai số và cách khống chế sai số
2.8.1. Các sai số
- Sai số trong theo dõi HA.
- Sai số do thu thập thông tin.
2.8.2. Cách khắc phục
- Các phương tiện đo chuẩn.
- Phương pháp đo đúng.
- Nghiên cứu viên được tập huấn tốt.
- Phiếu điều tra được thử nghiệm trên 30 NB để hoàn chỉnh bộ phiếu
trước khi điều tra thật.
- Giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu cho NB để họ trả lời thành
thật và chính xác câu hỏi.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu không can thiệp, không xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại
đến cơ thể đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tuân thủ theo đề cương được Hội đồng khoa học trường
Đại học Y Hà Nội thông qua.
- Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia sau khi giải thích mục tiêu,
phương pháp và nội dung cũng như lợi ích của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu hoặc từ chối
không trả lời bất cứ câu hỏi nào mà không hề bị bất kỳ một sự làm phiền hay
đe dọa nào.


×