Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN KÍCH THƯỚC gần XA của NHÓM RĂNG TRƯỚC GIỮA HAI hàm ở NGƯỜI dân tộc KINH tại hà nội lứa TUỔI 18 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.67 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯU PHƯỚC HẢI

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN
KÍCH THƯỚC GẦN XA CỦA NHÓM
RĂNG TRƯỚC GIỮA HAI HÀM
Ở NGƯỜI DÂN TỘC KINH TẠI
HÀ NỘI LỨA TUỔI 18-25
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯU PHƯỚC HẢI

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN
KÍCH THƯỚC GẦN XA CỦA NHÓM
RĂNG TRƯỚC GIỮA HAI HÀM
Ở NGƯỜI DÂN TỘC KINH TẠI
HÀ NỘI LỨA TUỔI 18-25
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt


Mã số: 60720601

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Tống Minh Sơn


HÀ NỘI – 2016
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AR (Anterior ratio)

: Chỉ số nhóm các răng trước

OR (Overall ratio)

: Chỉ số toàn bộ cung răng

HT

: Hàm trên

HD

: Hàm dưới

KTGX

: Kích thước gần xa


KCBT

: Khớp cắn bình thường

SKC

: Sai khớp cắn

R

: Răng

Min

: Giá trị nhỏ nhất

Max

: Giá trị lớn nhất

M

: Trung bình

SD (Standard deviation) : Độ lệch chuẩn



MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài cúa nhóm răng trước vĩnh viễn.......3
1.1.1. Giải phẫu nhóm răng cửa..................................................................3
1.1.2. Giải phẫu răng nanh..........................................................................5
1.2. Khớp cắn.................................................................................................7
1.2.1. Khớp cắn lý tưởng............................................................................7
1.2.2. Sai khớp cắn.....................................................................................7
1.2.3. Phân loại khớp cắn theo Angle.........................................................7
1.3. Kích thước gần xa thân răng vĩnh viễn.................................................10
1.3.1. Khái niệm.......................................................................................10
1.3.2. Ảnh hưởng của chủng tộc, giới tính tới kích thước gần xa răng....10
1.3.3. Mối tương quan kích thước gần xa nhóm răng trước giữa hai hàm
.........................................................................................................12
1.3.4. Ảnh hưởng của bất hài hòa kích thước gần xa giữa hai hàm lên khớp cắn.14
1.3.5. Tình hình nghiên cứu chỉ số Bolton trên thế giới và ở Việt Nam...15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................18
2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................18
2.3.3. Khám lâm sàng và lấy mẫu nghiên cứu..........................................18
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................19
2.4.1. Dụng cụ và kỹ thuật đo...................................................................19
2.4.2. Xác định tương quan răng hàm lớn thứ nhất..................................20
2.5. Biến số nghiên cứu................................................................................20



2.6. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................21
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục......................22
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................23
3.2. Kích thước gần xa nhóm răng trước vĩnh viễn.....................................24
3.3. Chỉ số Bolton........................................................................................26
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................27
4.1. Về đối tượng nghiên cứu.......................................................................27
4.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.........................................27
4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khớp cắn................................27
4.2. Kích thước gần xa nhóm răng trước vĩnh viễn.....................................27
4.2.1. Đặc điểm kích thước gần xa nhóm răng trước ở nam, nữ và cả hai giới. .27
4.2.2. Sự khác biệt giữa hai giới...............................................................27
4.2.3. Tính đối xứng.................................................................................27
4.2.4. So sánh kích thước gần xa nhóm răng trước giữa khớp cắn bình
thường và sai khớp cắn....................................................................27
4.2.5. So sánh kích thước gần xa các răng vĩnh viễn trong nghiên cứu với
một số chủng tộc khác.....................................................................27
4.3. Mối tương quan kích thước gần xa của nhóm răng trước giữa hai hàm.....27
4.3.1. Tỷ lệ AR theo giới ở nhóm khớp cắn bình thường.........................27
4.3.2. Tỷ lệ AR ở nhóm khớp cắn bình thường của nghiên cứu hiện tại với
nghiên cứu của Bolton.....................................................................27
4.3.3. Tỷ lệ các mẫu nghiên cứu có bất tương quan kích thước gần xa của
răng trong nhóm sai khớp cắn.........................................................27
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................28
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1.

Liên quan về kích thước gần xa của 6 răng trước theo Bolton .............13

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.......................................23
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khớp cắn...............................23
Bảng 3.3. Đặc điểm kích thước gần xa nhóm răng trước ở nam, nữ và cả hai giới 24
Bảng 3.4. So sánh kích thước gần xa nhóm các răng trước giữa hai giới.....24
Bảng 3.5. So sánh kích thước gần xa các răng giữa bên phải và bên trái.....25
Bảng 3.6. So sánh kích thước gần xa nhóm răng trước giữa khớp cắn bình
thường và sai khớp cắn.................................................................25
Bảng 3.7. Tỷ lệ AR theo giới ở nhóm khớp cắn bình thường.......................26
Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ AR ở nhóm khớp cắn bình thường của nghiên cứu
hiện tại với nghiên cứu của Bolton...............................................26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân loại khớp cắn theo Angle...................................................23
Biểu đồ 3.2. Phân bố các mẫu nghiên cứu trong nhóm sai khớp cắn theo độ
lệch chuẩn của Bolton................................................................26


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Răng cửa giữa hàm trên.................................................................4

Hình 1.2.


Răng cửa bên hàm trên..................................................................4

Hình 1.3.

Răng cửa giữa hàm dưới................................................................5

Hình 1.4.

Răng cửa bên hàm dưới.................................................................5

Hình 1.5.

Răng nanh hàm trên.......................................................................6

Hình 1.6.

Răng nanh hàm dưới......................................................................6

Hình 1.7.

Đường cắn khớp............................................................................8

Hình 1.8.

Khớp cắn bình thường...................................................................9

Hình 1.9.

Sai khớp cắn loại I.........................................................................9


Hình 1.11. Sai khớp cắn loại III.....................................................................10
Hình 2.1.

Thước kẹp điện tử........................................................................19


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng lệch lạc khớp cắn là vấn đề thường gặp. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong số những nguyên nhân
đó là do sự bất cân xứng kích thước của các răng giữa hai hàm [1],[2]. Trong nha
khoa, một hàm răng được chia làm 3 phần: nhóm các răng trước và 2 nhóm răng
sau ở bên phải và trái. Trong 3 phần trên, tình trạng răng lệch lạc hay xảy ra ở
nhóm các răng trước và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng, thẩm mỹ
của bộ răng và khuôn mặt hơn, được con người chú ý hơn [3],[4]. Chính vì thế,
trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về mối tương quan kích thước
gần xa của các răng giữa hai hàm. Điển hình có phân tích của Bolton năm 1958
[5], ông đã phân tích mẫu hàm của 55 người có khớp cắn lý tưởng, từ đó đưa ra
2 chỉ số: chỉ số toàn bộ cung răng và chỉ số nhóm các răng trước. Trong đó chỉ số
nhóm các răng trước dựa trên tỷ lệ tổng kích thước gần xa của 6 răng trước hàm
dưới so với tổng kích thước gần xa của 6 răng trước hàm trên. Đây được coi là
phương pháp dễ làm, phổ biến nhất được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới áp
dụng trong việc xác định bất thường kích thước răng giữa hai hàm [3],[4],[6],[7].
Tuy nhiên, một số các nghiên cứu chỉ ra rằng các giá trị đo lường bình
thường cho một dân tộc không được xem là bình thường cho những nhóm dân
tộc và chủng tộc khác [8],[9].
Ở Việt Nam, cũng có những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị
Phòng [10], Hoàng Minh Huy [11] và Nguyễn Thị Hải Yến [12] nhận xét về

chỉ số Bolton. Mặc dù vậy, những nghiên cứu về chỉ số này ở Việt Nam vẫn
còn ít và cỡ mẫu trong các nghiên cứu tương đối nhỏ.
Hiện tại, ở Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội đang
triển khai đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu đặc điểm, chỉ số nhân trắc đầu
mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học”, trong đó có chỉ số Bolton. Vì


2

thế với mong muốn góp phần tìm hiểu việc sử dụng phân tích Bolton và các giá
trị đề nghị bởi Bolton cho bộ răng hài hòa có thực sự phù hợp với người Việt nói
chung cũng như các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng hay
không, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá mối liên quan kích thước gần xa
của nhóm răng trước giữa hai hàm ở người dân tộc Kinh tại Hà Nội lứa
tuổi 18-25” với một cỡ mẫu lớn hơn nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định kích thước gần xa của nhóm răng trước ở hàm trên và hàm
dưới ở nhóm đối tượng trên.
2. Đánh giá mối tương quan về kích thước gần xa của nhóm răng trước
giữa hàm trên với hàm dưới ở nhóm đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài cúa nhóm răng trước vĩnh viễn
Nhóm răng trước gồm răng cửa giữa, răng cửa bên và răng nanh.
1.1.1. Giải phẫu nhóm răng cửa
Nhóm răng cửa gồm có 8 răng: hàm trên có 4 răng (R11, R12, R21,
R22) và hàm dưới có 4 răng (R31, R32, R41, R42). Là nhóm răng có vai trò

rất lớn về thẩm mỹ, phát âm ngoài ra có tác dụng cắn xé thức ăn và hướng dẫn
vận động trượt ra trước.
Các răng cửa hàm trên lớn hơn các răng cửa hàm dưới. Trên cùng hàm,
răng cửa giữa hàm trên lớn hơn răng cửa bên. Trong khi đó, ở hàm dưới, răng
cửa giữa nhỏ hơn răng cửa bên.
Răng cửa là nhóm răng một chân hình chóp
1.1.1.1. Răng cửa giữa hàm trên [13],[14]
- Tuổi mọc răng 7-8 tuổi
- Là răng rộng nhất trong nhóm răng cửa, kích thước gần xa thân răng
8,5 mm, chiều cao thân răng là 10,5 mm. Kích thước theo chiều gần xa lớn
hơn theo chiều ngoài trong.
- Mặt ngoài răng có hình thang với đáy lớn ở phía rìa cắn. Góc cắn gần
khá vuông, góc cắn xa tròn hơn.
- Mặt ngoài lồi, có 3 thùy. Mặt trong lõm, có gờ bên gần, gờ bên xa và
gót răng (Cingulum)
- Chân răng hình chóp, đỉnh tù, chân răng nghiêng xa, kích thước bằng
nhau theo chiều ngoài trong và gần xa.
1.1.1.2. Răng cửa bên hàm trên [13],[14]
- Răng cửa bên là hình ảnh nhỏ hơn của răng cửa giữa hàm trên.
- Tuổi mọc răng 8-9 tuổi.
- Kích thước gần xa thân răng 6,5 mm, chiều cao thân răng 9 mm.


4

Hình 1.1. Răng cửa giữa hàm
trên [13]

Hình 1.2. Răng cửa bên hàm
trên [13]


1.1.1.3. Răng cửa giữa hàm dưới [13],[14]
- Tuổi mọc răng 6-7 tuổi
- Nhìn từ phía ngoài, răng cửa giữa dưới hẹp nhiều theo chiều gần xa so
với răng cửa trên.Thân răng có kích thước chiều ngoài trong lớn hơn chiều
gần xa. Kích thước chiều gần xa 5mm, chiều cao thân răng 9 mm.
- Trên cùng hàm thì răng cửa giữa nhỏ hơn răng cửa bên.
- Răng cửa dưới có gờ bên và Cingulum không rõ, mặt ngoài phẳng
hơn so với răng cửa trên.
- Chân răng có hình bầu dục trên thiết đồ ngang và chiều ngoài trong
lớn hơn nhiều so với chiều gần xa.
1.1.1.4. Răng cửa bên hàm dưới [13],[14]
- Tuổi mọc 7-8 tuổi.
- Có hình thể tương tự như răng cửa giữa hàm dưới, nhưng có kích
thước lớn hơn. Kích thước gần xa thân răng 5,5 mm, chiều cao thân răng
9,5 mm.


5

Hình 1.3. Răng cửa giữa hàm
dưới [13]
1.1.2. Giải phẫu răng nanh

Hình 1.4. Răng cửa bên hàm
dưới [13]

Nhóm răng nanh gồm có 4 răng (R13, R23, R33, R43). Là nhóm răng
một chân với chân răng dài khỏe so với các răng khác, ít khi bị mất sớm, ít bị
sâu. Thân răng hình mũi giáo.

Răng nanh có chức năng cắn xé thức ăn và có vai trò quan trọng giữ ổn
định khớp cắn, đồng thời có tác dụng hướng dẫn đưa hàm dưới sang bên ở
những người có cơ chế hướng dẫn răng nanh.
1.1.2.1. Răng nanh hàm trên [13],[14]
- Tuổi mọc răng 11-12 tuổi.
- Kích thước gần xa thân răng 7,5 mm, chiều cao thân răng 10mm.
- Thân răng nanh trên thường lớn hơn thân răng nanh dưới.
- Bờ cắn có một múi nhọn dặc trưng, đỉnh múi thiên về phía gần.
- Mặt ngoài có một gờ rõ chạy từ đỉnh múi về phía cổ răng và hai bên
có hai lõm dọc giới hạn nên ba thùy.


6

- Mặt trong có gờ bên gần và xa nổi rõ, có cingulum khá lớn như một
múi nhỏ. Ở mặt trong thường thấy hố lưỡi và các rãnh.
- Nửa gần và nửa xa của thân răng không đối xứng khi nhìn từ phía cắn.
- Chân răng to, khỏe, khá nhọn, phần ba chóp thường nghiêng về phía xa.
1.1.2.2. Răng nanh hàm dưới [13],[14]
- Răng nanh hàm dưới thường mọc trước răng nanh hàm trên, tuổi mọc
răng 10-11 tuổi.
- Răng nanh dưới có hình thể gần giống răng nanh trên nhưng kích
thước thường nhỏ hơn. Kích thước gần xa 7 mm, chiều cao thân răng 11 mm.
- Mặt trong phẳng hơn so với răng nanh trên, các gờ và cingulum ít nhô
hơn, thường không có các hố lưỡi và các rãnh.
- Nửa gần và nửa xa thân răng khi nhìn từ phía cắn trông đối xứng hơn.

Hình 1.5. Răng nanh hàm trên [13]

Hình 1.6. Răng nanh hàm dưới [13]



7

1.2. Khớp cắn
1.2.1. Khớp cắn lý tưởng
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan răng - răng đúng theo mô
tả lý thuyết, bộ răng có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với các cấu
trúc khác của hệ thống nhai, tất cả trong tình trạng lý tưởng [15].
Đặc điểm của khớp cắn lý tưởng:
- Khớp thái dương hàm có chức năng tối ưu
- Khớp cắn trung tâm trùng với lồng múi tối đa
- Có sự bảo vệ lẫn nhau giữa răng trước và răng sau
- Chức năng hệ thống nhai tối ưu
Đây là khớp cắn hầu như không gặp trên lâm sàng. Về mặt thực hành,
khớp cắn lý tưởng là mục tiêu lý thuyết mong muốn đạt đến, không tính đến
khả năng điều trị thực tế.
1.2.2. Sai khớp cắn
Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một cung
hàm và/ hoặc giữa 2 hàm gây những ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và
thường kết hợp với những sai hình răng khác [15],[16],[17].
1.2.3. Phân loại khớp cắn theo Angle
Phân loại khớp cắn của Edward H. Angle năm 1899 là một mốc quan
trọng trong sự phát triển của chỉnh nha nói riêng và răng hàm mặt nói chung.
Đây là cách phân loại có tính hữu dụng đầu tiên và ngày nay vẫn được ứng
dụng nhiều. Nó không chỉ phân loại sai khớp cắn quan trọng, mà còn định
nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường của hàm răng thật [15],
[16],[17].
Theo Angle, răng 6 hàm trên là “chìa khóa khớp cắn”, bởi vì:
- Là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất

- Là răng vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên


8

- Có vị trí tương đối ổn định so với nền sọ
- Khi mọc không bị chân răng sữa cản trở
- Được hướng dẫn mọc bởi hệ răng sữa.
Phân loại khớp cắn theo Angle dựa trên cơ sở: đánh giá tương quan
trước sau của của răng 6 hàm trên và răng 6 hàm dưới khi hai hàm cắn khít và
sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn. Trong đó, đường cắn hàm
trên là đường cong liên tục đi qua hố trung tâm của mỗi răng hàm và ngang
qua gót răng của răng nanh, răng cửa. Còn đường cắn hàm dưới là đường
cong liên tục đi qua các núm ngoài răng hàm và rìa cắn răng cửa.

Hình 1.7. Đường cắn khớp [17]
Từ đó, Angle chia khớp cắn thành các loại:



Khớp cắn bình thường:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của răng 6 hàm trên khớp với rãnh

ngoài gần của răng 6 hàm dưới và các răng trên cung hàm sắp xếp theo một
đường cắn khớp đều đặn.


9

Hình 1.8. Khớp cắn bình thường [17]




Sai khớp cắn loại I:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của răng 6 hàm trên khớp với rãnh

ngoài gần của răng 6 hàm dưới nhưng đường cắn khớp không đúng do các
răng trước khấp khểnh, xoay…

Hình 1.9. Sai khớp cắn loại I [17]



Sai khớp cắn loại II:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của răng 6 hàm trên ở về phía gần so

với rãnh ngoài gần của răng 6 hàm dưới.
Có hai tiểu loại:
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V với răng cửa trên
nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm vào mặt
trong của các răng cửa trên.
- Tiểu loại 2: Răng cửa giữa trên ngả vào phía trong nhiều, trong khi
các răng cửa bên nghiêng ra phía ngoài các răng cửa giữa, độ cắn phủ tang,
cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường.


10

Hình 1.10. Sai khớp cắn loại II [17]




Sai khớp cắn loại III:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của răng 6 hàm trên ở về phía xa so với

rãnh ngoài gần của răng 6 hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài
các răng cửa trên (cắn ngược vùng cửa).

Hình 1.11. Sai khớp cắn loại III [17]
1.3. Kích thước gần xa thân răng vĩnh viễn
1.3.1. Khái niệm
Kích thước gần xa thân răng là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm tiếp
xúc gần và xa với mặt răng kế cận [18].
1.3.2. Ảnh hưởng của chủng tộc, giới tính tới kích thước gần xa răng
Sự khác biệt về kích thước răng, trong đó bao gồm kích thước gần xa
giữa các răng là do chịu ảnh hưởng bới các yếu tố di truyền, giới tính và môi
trường, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt nhất.
Trước đây, nhiều nghiên cứu đã báo cáo về sự khác biệt này giữa các
nhóm chủng tộc khác nhau.Trong nghiên cứu của mình, Smith SS (2000) [19]
đã so sánh kích thước gần xa và kích thước trong ngoài của các răng vĩnh viễn


11

ở 3 nhóm dân cư khác nhau: da đen, da trắng và nhóm người nói tiếng Latin.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích
thước gần xa của các răng giữa 3 nhóm dân cư này.
Saeed Hossain Khan (2011) [20] cũng quan sát thấy có sự khác biệt
đáng chú ý về kích thước răng theo chiều gần xa ở người Banglades và người
Mỹ da trắng. Ông kết luận rằng kích thước răng của Mỹ da trắng nhỏ hơn

người Banglades trung bình là 0,42 mm.
Trong một nghiên cứu khác liên quan về vấn đề này, Fernandes T.M
(2013) [21] đã so sánh kích thước gần xa của các răng hàm trên và hàm dưới
ở 3 nhóm người gồm người da trắng, người da đen và người Nhật. Tổng cộng
có 100 mẫu hàm với khớp cắn lý tưởng được thu thập. Sau khi nghiên cứu,
ông đưa ra kết luận: kích thước gần xa của răng người da đen là lớn nhất, rồi
đến người Nhật và nhỏ nhất là người da trắng.
Cơ sở để giải thích tốt nhất cho sự khác biệt này trên nền tảng di truyền
chính là các mẫu gen được thừa hưởng. Lundstrom [22] đã so sánh 97 cặp sinh
đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng, ông nhận thấy có mối liên quan mạnh
mẽ về kích thước răng theo chiều gần xa giữa các trẻ sinh đôi cùng trứng. Ông
kết luận rằng kích thước răng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ngoài sự khác biệt về chủng tộc, còn rất nhiều yếu tố khác liên quan
đến sự khác biệt kích thước răng như giới tính, môi trường… Santoro và cộng
sự (2000) [8] khi nghiên cứu về vấn đề này trên 54 người Mỹ gốc Dominican
đã nhận thấy kích thước răng của nam lớn hơn của nữ trên cùng 1 loại răng ở
cả 2 cung hàm. Điều này cũng được đồng tình trong nhiều nghiên cứu khác
[23],[24],[25]…
Ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Phòng (2009) [10], Lê Thị Huyền
Trang (2011) [26], Trần Văn Võ (2013) [27], Nguyễn Thị Thu Hằng (2013)
[28], Hoàng Minh Huy (2015) [11] đều nhận thấy kích thước răng của nam
lớn hớn của nữ.


12

1.3.3. Mối tương quan kích thước gần xa nhóm răng trước giữa hai hàm
Muốn đạt được khớp cắn lý tưởng thì mức độ hài hòa kích thước răng
giữa hàm trên và hàm dưới giữ một vai trò rất quan trọng, cho nên đòi hỏi
kích thước các răng trên và dưới phải có một tỷ lệ cân đối, không được có

răng hay một nhóm các răng có kích thước to hay bé hơn so với kích thước
bình thường.
Để tìm ra lời giải cho bài toán trên, vào năm 1958, Bolton đã đưa ra tỷ lệ
về mối tương quan giữa kích thước gần xa của nhóm răng hàm trên và hàm
dưới. Bằng cách so sánh tỷ lệ này với giá trị chuẩn, ta xác định được bất hài
hòa nằm ở cung răng nào. Ông cho rằng có sự cân bằng thích hợp kích thước
gần-xa giữa răng hàm dưới và răng hàm trên để đảm bảo sự lồng múi, độ cắn
chìa, độ cắn phủ thích hợp lúc hoàn tất điều trị chỉnh hình. Vì thế, sau khi tiến
hành đo kích thước gần xa của 12 răng hàm trên và 12 răng hàm dưới ( từ răng
hàm lớn thứ nhất bên phải đến răng hàm lớn thứ nhất bên trái) từ 55 mẫu hàm
của 55 người Mỹ da trắng tại trường Đại học Washington có khớp cắn lý tưởng,
trong đó có 44 người đã được chỉnh nha không có nhổ răng và 11 người không
cần điều trị, Bolton thiết lập 2 chỉ số: Chỉ số toàn bộ cung răng (OR: overall
ratio) và Chỉ số nhóm răng trước (AR: anterior ratio) [5]. Trong đó:
Chỉ số nhóm răng trước (AR: anterior ratio): (Tổng kích thước gần xa 6
răng cửa và răng nanh hàm dưới) x 100/ (Tổng kích thước gần xa 6 răng cửa
và răng nanh hàm trên) = 77,2 ± 1,65
Tiếp đến, năm 1962, khi tiếp tục nghiên cứu, để giảm việc tính toán chỉ số
nhóm răng trước, Bolton xây dựng 1 bảng chuẩn (Bảng 1.1). Bảng này được sử
dụng để so sánh tổng kích thước gần xa 6 răng trước hàm trên so với hàm dưới.
Các số liệu được xếp thành 2 cột, cột đầu tiên thể hiện giá trị kích thước răng
hàm trên ghi nhận được và cột thứ hai thể hiện kích thước răng hàm dưới lý
tưởng tương ứng. Việc so sánh có thể được thực hiện nhanh và bác sĩ chỉnh nha
có thể sớm dự đoán được kết quả khớp cắn một cách chính xác [29].


13
Bảng 1.1. Liên quan về kích thước gần xa của 6 răng trước
theo Bolton [29]
6 răng HT

40,0
40,5
41,0
41,5
42,0
42,5
43,0
43,5
44,0
44,5
45,0

6 răng HD
30,9
31,3
31,7
32,0
32,4
32,8
33,2
33,6
34,0
34,4
34,7

6 răng HT
45,5
46,0
46,5
47,0

47,5
48,0
48,5
49,0
49,5
50,0

6 răng HD
35,1
35,5
35,9
36,3
36,7
37,1
37, 4
37,8
38,2
38,6

6 răng HT
50,5
51,0
51,5
52,0
52,5
53,0
53,5
54,0
54,5
55,0


6 răng HD
39,0
39,4
39,8
40,1
40,5
40,9
41,3
41,7
42,1
42,5

Đồng thời, Bolton cũng đã chỉ ra khi chỉ số nhóm răng trước nằm ngoài
khoảng 77,2 – 1,65 (1SD) cho đến 77,2 + 1,65 (1SD) thì sự bất hài hòa kích
thước gần xa của răng gây ra biểu hiện trên lâm sàng và cần thiết phải can
thiệp lâm sàng để đạt được một khớp cắn tốt [29].
Từ đó đến nay, phương pháp của Bolton đã trở thành kim chỉ nam cho
các nhà thực hành lâm sàng bởi tính đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả lại thấy rằng chỉ số Bolton phải lớn
hơn 2 độ lệch chuẩn thì mới cần phải điều trị lâm sàng do sai lệch về kích
thước gần xa gây nên. Theo J.E.Freeman (1996) [4] thì sự bất hài hòa kích
thước răng rất hay xảy ra ở nhóm răng trước và khi tỉ lệ AR < 77,2 – 3,3
(2SD) hoặc khi AR > 77,2 +3,3 (2SD). Thậm chí nghiên cứu của M.
Heusdens (2000) [29] còn khẳng định tỉ lệ AR phải lớn hơn 3 độ lệch chuẩn
thì mới gây ra tình trạng bất hài hòa về kích thước răng.

 Ứng dụng lâm sàng của chỉ số nhóm răng trước [5],[29]
Nghiên cứu của Bolton rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và đưa ra kế
hoạch điều trị. Cụ thể, thông qua chỉ số nhóm răng trước, tác giả có thể phát



14

hiện khoảng chênh lệch về kích thước gần xa xảy ra ở nhóm răng trước hàm
trên hay hàm dưới để điều chỉnh.
Nếu tỷ lệ AR > 77,2. Điều đó có nghĩa tổng kích thước gần xa của
nhóm răng trước hàm dưới quá lớn so với các răng hàm trên. Để xác định kích
thước khoảng chênh lệch cần điều chỉnh, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Xác định tổng kích thước gần xa của 6 răng nhóm trước hàm
trên của bệnh nhân
- Bước 2: Thay tổng kích thước trên vào công thức chỉ số nhóm răng
trước để tìm ra tổng kích thước gần xa lý tưởng cần có của 6 răng nhóm trước
hàm dưới.
- Bước 3: Xác định khoảng chênh lệch kích thước cần điều chỉnh ở hàm
dưới bằng cách lấy tổng kích thước gần xa thực tế của 6 răng nhóm trước hàm
dưới trừ đi tổng kích thước gần xa lý tưởng của 6 răng nhóm trước hàm dưới
mà ta mới tìm ra được.
Ngược lại, nếu tỷ lệ AR < 77,2. Điều đó có nghĩa tổng kích thước gần
xa của nhóm răng trước hàm trên quá lớn so với các răng hàm dưới. Cách xác
định tương tự như trên.
1.3.4. Ảnh hưởng của bất hài hòa kích thước gần xa giữa hai hàm lên khớp cắn
Để có khớp cắn đúng, răng hàm trên và hàm dưới phải cân xứng về
kích thước. Nếu mối tương quan về kích thước răng thay đổi thì sẽ gây ra sai
khớp cắn [2],[29]. Cụ thể, khi kích thước răng trên lớn quá mức bình thường
có thể làm tăng độ cắn phủ, tăng độ cắn chìa, chen chúc các răng trên và có
khe hở các răng dưới, đồng thời làm các răng cửa trên nghiêng trong, các răng
cửa dưới nghiêng ngoài. Ngược lại, khi kích thước răng dưới lớn quá mức có
thể làm giảm độ cắn phủ, giảm độ cắn chìa, chen chúc các răng dưới và có
khe hở các răng trên, các răng cửa dưới nghiêng trong và các răng cửa trên

nghiêng ngoài.


15

1.3.5. Tình hình nghiên cứu chỉ số Bolton trên thế giới và ở Việt Nam
Năm 1958, Bolton [5] đã đưa ra mối tương quan về kích thước gần xa
của răng giữa hai hàm, góp phần vào chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị trong
các trường hợp sai khớp cắn. Ông thành lập hai chỉ số như đã trình bày ở trên.
Thành tựu của ông thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chỉnh nha. Từ đó
đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phân tích của ông.
Năm 1996, Freeman và cộng sự [4] đã nghiên cứu 157 mẫu hàm của
các bệnh nhân chỉnh nha, gồm 115 người da trắng, 27 người da đen và 15
người thuộc các nhóm chủng tộc khác. Qua nghiên cứu, ông thấy rằng chỉ số
nhóm răng trước của mình là 77,8 khá tương đồng với chỉ số của Bolton là
77,2. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn lại lớn hơn (3,07 so với 1,65). Đồng thời, ông
cũng phát hiện sự bất tương quan kích thước gần xa của nhóm răng trước xảy
ra ở 48 người, chiếm tỷ lệ 30,6 % và những trường hợp này đều có chỉ số
Bolton nhóm răng trước vượt quá 2 độ lệch chuẩn.
Năm 2000, Santoro [8] khi phân tích 54 mẫu hàm của bệnh nhân chỉnh
nha người Mỹ gốc Dominican đã đưa ra kết luận chỉ số nhóm răng trước và
độ lệch chuẩn trong nghiên cứu đều lớn hơn trong nghiên cứu của Bolton.
Ông lý giải cho việc này có thể là do đối tượng nghiên cứu của ông là những
bệnh nhân chỉnh nha có các vấn đề về khớp cắn khác nhau. Trong khi đó, tác
giả Bolton nghiên cứu trên những người có khớp cắn lý tưởng.
Cũng nghiên cứu trên bệnh nhân chỉnh nha, năm 2003, tác giả Ale
Gaidyte [3] từ trường Đại học y Kaunas, Lithuania đã nghiên cứu trên 108
người. Ông đánh giá 52 bệnh nhân có chỉ số nhóm răng trước bình thường,
chiếm 48,1 %. Trong khi đó, có 22 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,4 % có kích
thước 6 răng nhóm trước hàm trên lớn hớn nhiều so với hàm dưới và 34 bệnh

nhân chiếm tỷ lệ 31,5 % gặp trường hợp ngược lại.


16

Năm 2005, Tancan Uysal và Zafer Sari [9] khi phân tích mẫu hàm của
150 người Thổ Nhĩ Kì đã đưa ra con số 78,26 ± 2,61 với chỉ số nhóm răng
trước. Ông cho rằng với dữ liệu trên thì chỉ số Bolton không thể áp dụng cho
người dân của mình và cần phải có một chỉ số mới.
Năm 2008, Toshiya Endo [31] trong nghiên cứu của mình trên 60 người
Nhật lại cho rằng chỉnh nha ở nước mình có thể sử dụng được phân tích và
giá trị của Bolton.
Năm 2009, Nguyễn Thị Phòng [10] áp dụng phân tích của Bolton trong
nghiên cứu của mình trên 60 sinh viên Trường Đạo học Răng Hàm Mặt, nhận
thấy rằng giá trị trung bình chỉ số trước ở nhóm khớp cắn bình thường là
78,04 ± 1,58, giá trị này tương đương với giá trị trung bình trong nghiên cứu
của Bolton. Còn ở nhóm lệch lạc khớp cắn, có 34,7% mẫu nghiên cứu có bất
tương quan kích thước gần xa các răng phía trước.
Năm 2014, Nguyễn Thị Hải Yến [12] khi nghiên cứu mẫu gồm 100 đối
tượng học sinh (50 nam, 50 nữ) với độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi được chọn ra từ
những đối tượng tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng
miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý được thực
hiện tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM đã kết luận tỷ số
nhóm răng trước lớn hơn so với tỷ số nhóm răng trước của Bolton. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê và gợi ý cần có giá trị chuẩn riêng biệt cho người
Việt Nam để đánh giá trên lâm sàng


×