B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----
NGUYN TH HUYN THNG
Mô tả đặc điểm lâm sàng, đánh giá hiệu quả
điều trị bằng uống Doxycyclin và bôi
Metronidazol
ở bệnh nhân trứng cá đỏ đến khám tại bệnh
viện
da liễu trung ơng từ tháng 9-2016 đến tháng 92017
CNG LUN VN BC S NI TR
H NI - 2016
B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----
NGUYN TH HUYN THNG
Mô tả đặc điểm lâm sàng, đánh giá hiệu quả
điều trị bằng uống Doxycyclin và bôi
Metronidazol
ở bệnh nhân trứng cá đỏ đến khám tại bệnh
viện
da liễu trung ơng từ tháng 9-2016 đến tháng 92017
Chuyờn ngnh: Da liu
Mó s:
NT 62723501
CNG LUN VN BC S NI TR
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DUY HƯNG
HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................3
1.1. Đại cương.......................................................................3
1.2. Dịch tễ học.....................................................................3
1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.................................4
1.4. Các yếu tố khởi phát và làm nặng bệnh........................8
1.5. Đặc điểm lâm sàng, phân loại bệnh trứng cá đỏ...........8
1.6. Đánh giá đặc điểm lâm sàng và mức độ nặng của bệnh
trứng cá đỏ...................................................................10
1.7. Cận lâm sàng...............................................................18
1.8. Chẩn đoán xác định.....................................................18
1.9. Chẩn đoán phân biệt....................................................19
1.10. Các phương pháp điều trị...........................................20
1.11. Điều trị bệnh trứng cá đỏ bằng phối hợp Doxycyclin
uống và kem Metronidazol bôi......................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...............................................................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................28
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................34
2.4. Xử lý số liệu..................................................................34
2.5. Khống chế sai số..........................................................34
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu............................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................35
3.1. Đặc điểm chung...........................................................35
3.2. Đặc điểm lâm sàng......................................................36
3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá đỏ...............40
3.4. Đánh giá tác dụng phụ của thuốc................................42
3.5. Mức độ hài lòng của bệnh nhân...................................42
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN.............................................43
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN..............................................44
CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ............................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
HP
NRSEC
Bệnh nhân
Helicobacter Pylori
Hội đồng chuyên gia thuộc Hiệp hội trứng cá
ROS
BVDLTW
Tia UV
TLR
NLR
MMP
VEGF
IPL
FDA
đỏ Hoa Kỳ
Reactive oxygen species
Bệnh viện Da liễu Trung Ương
Tia cực tím
Toll like receptor
Nucleotide binding domain
Men protease gắn kim loại
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
Intense pulsed light
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa
Kỳ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng đánh giá triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị trứng cá đỏ. .11
Bảng 1.2:
Bảnh đánh giá mức độ nặng theo thể bệnh của bác sỹ.....................14
Bảng 1.3:
Chẩn đoán phân biệt với bệnh trứng cá đỏ......................................19
Bảng 2.1:
Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................31
Bảng 3.1:
Phân bố theo nhóm tuổi và giới......................................................35
Bảng 3.2:
Các yếu tố khởi phát và làm nặng bệnh...........................................36
Bảng 3.3:
Phân loại các thể lâm sàng..............................................................37
Bảng 3.4.
Triệu chứng lâm sàng.....................................................................38
Bảng 3.5:
Đánh giá của bác sỹ về mức độ nặng đối với từng thể bệnh.............39
Bảng 3.6:
Tác dụng phụ tại chỗ xuất hiện trong quá trình điều trị....................42
Bảng 3.7:
Tác dụng phụ toàn thân xuất hiện trong quá trình điều trị................42
Bảng 3.8:
Mức độ hài lòng của bệnh nhân......................................................42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: ......................................Đặc điểm về nghề nghiệp
..............................................................................35
Biểu đồ 3.2: ..........................Phân loại type da theo Fiztpatrick
..............................................................................36
Biểu đồ 3.3: ....................Thời điểm khởi phát bệnh theo tháng
..............................................................................37
Biểu đồ 3.4: .............................................Xét nghiệm demodex
..............................................................................38
Biểu đồ 3.5: ...........Mức độ nặng theo đánh giá của bệnh nhân
..............................................................................39
Biểu đồ 3.6: . .Đánh giá mức độ giảm các triệu chứng tiên phát
..............................................................................40
Biểu đồ 3.7: ....Đánh giá mức độ giảm của các triệu chứng thứ
phát......................................................................40
Biểu đồ 3.8: Đánh giá mức độ giảm tổn thương theo từng thể
dưới sự đánh giá của bác sỹ.................................41
Biểu đồ 3.9: Đánh giá mức độ giảm tổn thương theo từng thể
dưới sự đánh giá của bệnh nhân..........................41
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá đỏ - Rosacea là bệnh da mạn tính thường gặp
(tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 0,09 – 22%; tùy từng nghiên cứu)
[1], thường gặp ở độ tuổi trung niên 30-40 tuổi. Trứng cá đỏ
có biểu hiện lâm sàng đa dạng, đặc trưng bởi các biểu hiện
ban đỏ, giãn mạch và sẩn mủ ở vùng trung tâm của mặt, tổn
thương có thể xuất hiện một thời gian ngắn rồi hết, nhưng
cũng có thể tái phát và tồn tại dai dẳng. Tùy thuộc vào đặc
điểm lâm sàng được chia làm 4 thể: thể đỏ da giãn mạch, thể
sẩn mủ, thể phì đại, thể mắt; một số bệnh nhân có thể phối
hợp nhiều thể [2-3]. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào
triệu chứng lâm sàng và không có một xét nghiệm nào có thể
khẳng định chắc chắn bệnh cũng như chưa có một tiêu chuẩn
chẩn đoán rõ ràng nên việc chẩn đoán bệnh còn gặp nhiều
khó khăn, thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh thường
gặp khác như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da quanh miệng,
trứng cá thông thường, các tổn thương da do ánh sáng... Hiện
nay, nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ chưa được biết rõ,
nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố liên quan
đến khởi phát và làm nặng bệnh như ánh sáng mặt trời, rượu,
đồ ăn cay nóng, tập luyện thể lực, thay đổi cảm xúc,
corticosteroid... Mặc dù bệnh trứng cá đỏ không gây đe dọa
đến tính mạng nhưng là bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ
và đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân.
Vì tính chất mạn tính, tiến triển từng đợt và hay tái phát,
2
nên việc điều trị trứng cá đỏ còn gặp một số khó khăn. Trên
thế giới có rất nhiều nghiên cứu về điều trị trứng cá đỏ bởi
nhiều phương pháp như bôi tại chỗ: metronidazol 0,75% và
1%; azelaic acid gel 15%, sodium sulfacetamide 10% với lưu
huỳnh
5%,..;
tetracycline
sử
(đặc
dụng
biệt
thuốc
là
uống:
doxycyclin),
isotretinoin,
nhóm
nhóm
macrolide
(azithromycin),… hay sử dụng laser, phẫu thuật trong một số
trường hợp đặc biệt [2-3].
Trong các phương pháp điều trị đó, sử dụng Doxycyclin
đường uống và Metronidazol 1% bôi đều được Cục quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận được sử
dụng trong điều trị trứng cá đỏ. Sử dụng phối hợp Doxycyclin
đường uống với kem Metronidazol 1% bôi tại chỗ được đánh
giá là có hiệu quả nhanh, ít tác dụng phụ, dễ dung nạp và chi
phí điều trị hợp lý. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh
giá
hiệu
quả
điều
trị
trứng
cá
đỏ
bằng
Doxycyclin,
Metronidazol 1% tại chỗ, đơn độc hoặc phối hợp với nhau và
thu được kết quả điều trị tốt, tác dụng phụ ghi nhận rất ít. Ở
Việt Nam, các nghiên cứu tiến hành ở bệnh nhân trứng cá đỏ
rất ít và chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị
phối hợp giữa uống Doxycyclin và bôi kem Metronidazol 1%.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Mô tả đặc
điểm lâm sàng, đánh giá hiệu quả điều trị bằng uống
Doxycyclin và bôi Metronidazol ở bệnh nhân trứng cá
đỏ đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng
9/2016 đến tháng 9/2017” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, yếu tố khởi phát và làm nặng
3
bệnh của bệnh nhân bị bệnh trứng cá đỏ đến khám tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 9-2016 đến tháng 92017.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá đỏ thể sẩn mủ
bằng uống Doxycyclin và bôi Metronidazol 1% trong 12
tuần.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương
Trứng cá đỏ được mô tả lần đầu vào thế kỷ 14 bởi bác sỹ
Guy de Chauliac, một nhà ngoại khoa người Pháp, với đặc
điểm “tổn thương màu đỏ ở mặt, đặc biệt là mũi và má”, và
được gọi là tình trạng “goutte rose” (giọt hồng) hoặc
“couperose”. Ở thế kỷ XIX trứng cá đỏ vẫn được xếp và một
thể của bệnh trứng cá, đến năm 1891 bác sỹ Henri G. Piffard,
một chuyên gia về da liễu ở Mỹ đã chỉ ra các dấu hiệu đặc
biệt để phân biệt với bệnh trứng cá thông thường [4]. Hiện
nay hiểu biết về đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và
cơ chế bệnh sinh đã rõ nét hơn.
Trứng cá đỏ là bệnh lý mạn tính, biểu hiện xen kẽ những
đợt thuyên giảm và tái phát của bệnh. Nhiều bệnh nhân có
thể nhận thấy được sự liên quan với các yếu tố khởi phát và
làm nặng bệnh đặc biệt là cơn nóng bừng mặt, như nhiệt độ,
rượu, ánh sáng mặt trời, đồ uống nóng, căng thẳng, chu kỳ
kinh nguyệt, thuốc và thức ăn.
1.2. Dịch tễ học
Trứng cá đỏ có thể gặp ở mọi chủng tộc, tuy nhiên phổ
biến hơn ở chủng tộc người da trắng. Mặc dù người da trắng
có vẻ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nhiều da màu, tuy
nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng của sự khác biệt về tỷ lệ
mắc bệnh ở các chủng tộc khác nhau.
Trứng cá đỏ thường gặp nhiều hơn ở nữ, nhưng với thể
phì đại thì lại gặp nhiều hơn ở nam, thường khởi phát sau tuổi
5
30, tuy nhiên có thể gặp ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi [3-5].
Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng nghiên cứu từ
0,09% - 22%; sở dĩ có sự khác biệt lớn như thế này được giải
thích là do thiếu sự định nghĩa rõ ràng về bệnh, dễ chẩn đoán
nhầm với tổn thương do ánh sáng và do sự khác nhau về các
vùng miền địa lý và chủng tộc [1-4].
1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh chính xác của trứng cá đỏ chưa được
biết rõ. Trứng cá đỏ có biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều
type khác nhau nên có thể có nhiều căn nguyên và cơ chế
bệnh sinh khác nhau [3]. Đã có nhiều giả thiết được đưa ra để
giải thích cho cơ chế bệnh sinh của trứng cá đỏ.
Bệnh thường gặp ở người da trắng - những người có type
da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, như type I và II theo phân
loại của Fitzpatrick. Có giả thiết được đưa ra có liên quan đến
sự biến đổi trong hệ gen, đặc biệt là các sai sót trong hệ
thống đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, khoảng 10-20% bệnh
nhân có yếu tố gia đình.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh có hệ thống các receptor
(TLR – toll like receptor, NLR - Nucleotide binding domain) có
khả năng nhận biết các kháng nguyên kích thích bên ngoài
môi trường như tia cực tím (Ultra Violet – UV), các vi sinh vật,
các sang chấn vật lý và hóa học. Từ đó kích hoạt đáp ứng
miễn dịch thông thường dẫn đến tăng cường sản xuất các
phân tử cytokine và phân tử kháng khuẩn trong da. Một trong
những chất kháng khuẩn đó là cathelicidin. Hoạt chất này
được biết đến là chất duy nhất có khả năng đồng thời tác
6
dụng lên quá trình vận mạch và quá trình tiền viêm, đây là
hai quá trình đóng vai trò lớn trong bệnh sinh của bệnh trứng
cá đỏ. Khi phân tích ở bệnh nhân trứng cá đỏ cho thấy những
người bị bệnh có nồng độ cao bất thường cathelicidin trong
máu. Quan trọng hơn là peptide cathelicidin không chỉ cao
hơn về nồng độ mà còn khác biệt về cấu tạo so với người bình
thường. Những dạng khác biệt này của cathelicidin tham gia
hoạt hoá và điều biến quá trình hoá ứng động bạch cầu và
hoạt hoá bổ thể ngoại bào, góp phần vào cơ chế viêm tại chỗ.
Sự sản xuất bất thường Kallikren 5 (men protease tại chỗ, chất
kiểm soát việc sản xuất cathelicidin ở thượng bì) cũng có vai
trò trong hoạt tính vận mạch và tiền viêm của cathelicidin. Thử
nghiêm tiêm cathelicidin bất thường này vào da chuột, kết
quả thu được đáp ứng viêm và thay đổi bệnh học như trong
bệnh trứng cá đỏ [6-7].
Đáp ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh của da bình
thường sẽ phát hiện các vi sinh vật, các tác nhân hủy hoại mô
như tia UV gây ra sự chết theo chương trình hoặc hủy hoại
chất nền ngoại bào. Trong bệnh trứng cá đỏ, các tác nhân này
trở thành yếu tố kích hoạt bệnh, kích thích tính nhạy cảm của
da qua hệ thống miễn dịch bẩm sinh làm tăng sản xuất
cathelicidin và kalikrein 5.
Với bệnh nhân có biểu hiện ban đỏ, giãn mạch, cơn nóng
bừng mặt có sự thay đổi hoạt động vận mạch, tăng lưu lượng
máu có thể liên quan đến sự tiếp xúc với tia UV và một số yếu
tố kích hoạt bệnh như cảm xúc, căng thẳng, gia vị trong thức
ăn, đồ uống nóng, môi trường nóng bức và thời kỳ tiền mãn
7
kinh. Sự tiếp xúc với UVB được chỉ ra là làm tăng sự phát triển
mạch máu, tăng tiết các yếu tố tăng sinh mạch như là yếu tố
tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth
factor – VEGF) từ tế bào keratin, làm tăng sinh tế bào nội mạc
mạch máu và tăng tính thấm thành mạch. Ngoài ra, các phân
tử CD 31, D2-40 (dấu ấn tế bào nội mô bạch huyết) cũng được
quan sát thấy ở bệnh nhân trứng cá đỏ. Có các bằng chứng cho
thấy việc tiếp xúc với tia UV dẫn đến tạo ra các phản ứng oxy
hóa, làm tăng sản xuất enzym metalloproteinases, từ đó làm
tổn thương mạch máu và chất nền của trung bì [2].
Các dòng oxy nguyên tử hoạt động (reactive oxygen
species – ROS) cũng có nồng độ cao hơn ở người bị bệnh. ROS
được sản xuất sau khi phơi nhiễm với tia UV và hoạt hóa các
tín hiệu tế bào trong tế bào sừng. ROS trung gian sản xuất
cytokine bằng TNF-α ở tế bào sừng và sản xuất chemokine
thông qua kích thích TLR2 ở bạch cầu đơn nhân. ROS cũng
kích thích nguyên bào sợi và thay đổi biểu hiện của men
protease gắn kim loại (MMP) trong chất nền ngoại bào và yếu
tố mô ức chế men MMP (TIMP). Tăng hoạt động của ROS có
thể kích hoạt phản ứng viêm và thoái hóa collagen ở chất nền
trung bì của da. Từ vai trò của ROS trong bệnh trứng cá đỏ,
người ta giải thích được cơ chế hoạt động của các thuốc điều
trị bệnh. Đó là các thuốc ức chế sản xuất ROS ở bạch cầu
trung tính như nhóm Tetracycline [8], Azelaic acid [9],
Metronidazol [10] và nhóm Retinoid [11]. Erythromycin và
Azithromycin là những chất có hoạt tính chống oxy hoá đã
được chứng minh có hiệu quả trong điều trị trứng cá đỏ [12].
8
Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh của trứng cá đỏ là tia UV. UVB làm tăng sinh mạch ở da
thông qua làm tăng bài tiết VEGF và FGF 2 (yếu tố phát triển
nguyên bào sợi) từ chủ yếu là tế bào sừng của thượng bì từ đó
làm tăng sinh mạch, gây ra biểu hiện chủ yếu là giãn mạch,
cơn nóng bừng mặt. Như đã nêu ra ở trên thì tia UV cũng làm
tăng sản xuất ROS làm tăng vận mạch và hủy hoại chất nền
ngoại bào thông qua hoạt hóa men Protease gắn kim loại, từ
đó làm tích tụ các chất trung gian viêm và kéo dài sự thu hút
các tế bào đáp ứng viêm. Như vậy, tia UV là yếu tố khởi phát
đáp ứng viêm nên gây ra hiện tượng đỏ da bằng cách tăng
cường các yếu tố vận mạch và hủy hoại chất nền ngoại bào
[7].
Một số quan điểm cho rằng vi sinh vật cũng đóng vai trò
trong cơ chế bệnh sinh mà hai tác nhân được cho là có liên
quan đó là Demodex Folliculorum và Helicobacter Pylori (HP).
Demodex Folliculorum là ký sinh trùng sống trong nang lông
tuyến bã, là một trong những yếu tố kích hoạt bệnh, đặc biệt
khi số lượng trên 5 con/cm². Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng có
sự tăng mật độ của ký sinh trùng này ở nhóm bệnh nhân
trứng cá đỏ so với nhóm chứng [13]. Vai trò của HP trong
trứng cá đỏ còn nhiều tranh cãi, nhiều nghiên cứu cho thấy
huyết thanh miễn dịch dương tính cao với HP ở nhóm bệnh
nhân trứng cá đỏ và việc điều trị loét dạ dày có HP làm
thuyên giảm triệu chứng của bệnh [14].
Thay đổi môi trường
Hormone
ViCorticoids/
sinh vật (Demodex)
Nhiệt
Ánh sáng cực tím/Phơi
Nhận cảm
TLRs/ phần của các
Receptor nhận
diện
Hiệu ứng
Cytokine/
Kallikrein/ MMPs
Chemokine
ROS/NO
Cathelicidin
Thay đổi mô học
Thâm nhiễm mô bạch
huyết, kết tập bạch cầu
trung tính
Thay đổi mạch máu
9
Thoái hoá Collagen
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ minh họa cơ chế bệnh sinh trong bệnh
trứng cá đỏ
10
1.4. Các yếu tố khởi phát và làm nặng bệnh
Một số các yếu tố đã được chứng minh là có liên quan
đến sự khởi phát và làm nặng bệnh trứng cá đỏ [3-15-16]:
- Thức ăn và đồ uống: phô mai, sô cô la, đồ cay, sản phẩm
từ sữa, rượu vang, đồ uống nóng, rượu, thuốc lá...
- Thuốc toàn thân: niacin, nitroglycerin,…
- Một số thuốc bôi tại chỗ: corticosteroid, retinoid, mỹ
phẩm, acetone,…
- Các yếu tố môi trường: ánh nắng mặt trời, quá nóng,
lạnh, gió mạnh, độ ẩm cao, tắm nước nóng, xông hơi,…
- Yếu tố cảm xúc: tức giận, căng thẳng, ngại ngùng.
- Hoạt động thể lực mạnh, mãn kinh, ho mạn tính, cai
nghiện caffeine,…
1.5. Đặc điểm lâm sàng, phân loại bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, với
nhiều dạng tổn thương như: ban đỏ, giãn mạch, tổn thương
sẩn đỏ, mụn mủ, cơn nóng bừng ở vùng trung tâm của mặt,
tổn thương phì đại vùng tuyến bã như mũi, tổn thương viêm
kết mạc mắt,... Các triệu chứng này có thể xuất hiện lần đầu,
nhưng thường có tính chất mạn tính, tái phát từng đợt, và có
nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Năm 2002, Hội đồng chuyên gia thuộc Hiệp hội trứng
cá đỏ Hoa Kỳ (National Rosacea Society Expert Commite –
NRSEC) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của
bệnh trứng cá đỏ. Đến năm 2004, NRSEC đã bổ sung thêm
11
và đưa ra cách đánh giá mức độ nặng của bệnh để thuận lợi
cho sự đánh giá trên lâm sàng của bác sỹ điều trị cũng như
các nhà nghiên cứu [17-18].
12
Dựa vào đặc điểm lâm sàng trứng cá đỏ được chia thành
4 thể [2-18]:
- Subtype 1: Thể đỏ da giãn mạch (Erythematotelangiectatic
rosacea): đặc trưng bởi cơn nóng bừng mặt – ban đỏ
thoáng qua và ban đỏ dai dẳng ở vùng trung tâm của mặt.
Triệu chứng giãn mạch mặc dù phổ biến nhưng không phải
là yếu tố bắt buộc để chẩn đoán.
- Subtype 2: Thể sẩn mủ (Papulopustular rosacea): bao gồm
ban đỏ dai dẳng ở vùng trung tâm của mặt cùng với sẩn,
mụn mủ số lượng nhiều, kích thước nhỏ (< 3mm), hình
vòm, một số tổn thương giống sẩn huyết thanh, rải rác ở
vùng trung tâm của mặt. Cảm giác bỏng rát và châm chích
có thể có. Tổn thương thường kéo dài trong hai tuần, sau
đỏ giảm dần để lại ban đỏ lốm đốm và sau đó mất dần,
không để lại sẹo. Tuy nhiên, khi tổn thương cũ mờ đi, các
tổn thương mới lại tiếp tục xuất hiện.
- Subtype 3: Thể phì đại (Phymatous rosacea): có thể bao
gồm dày da, bề mặt da xù xì, không đều và phì đại. Biểu
hiện phổ biến nhất là mũi sử tử (rhinophyma) nhưng có thể
xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, bao gồm: cằm, trán, má và tai.
Rộng lỗ chân lông, giãn mạch có thể kèm theo.
Phymatous rosacea gồm các dạng: [2]
Rhinophyma: khởi đầu là sự giãn rộng của lỗ chân lông ở
đầu xa của mũi, khi rõ ràng hơn có thể dẫn tới biến dạng
đường viền của mũi.
Gnathophyma: hiếm gặp, vị trí điển hình là ở giữa cằm.
13
Có thể gây tình trạng sưng nề bất đối xứng.
Otophyma: thường gặp ở nửa dưới của vành tai và thùy
tai.
Mentophyma: cushion – like, sưng nề rắn chắc ở giữa
trán.
Blepharophyma: sưng nề mi mắt, có thể đi kèm thể sẩn
mủ nặng hoặc thể mắt.
14
- Subtype 4: Thể mắt (Ocular rosacea): Biểu hiện chảy nước
mắt, đỏ, sung huyết kết mạc, cảm giác có vật lạ trong mắt,
bỏng rát hoặc châm chích, khô, ngứa, chói mắt, nhìn mờ,
giãn mạch kết mạc và bờ mi hoặc mi và có ban đỏ xung
quanh mắt. Viêm kết mạc, viêm mí mắt, bờ mi không đồng
đều có thể có. Rối loạn chức năng tuyến Meibomius biểu
hiện chắp mắt hoặc nhiễm trùng mạn tính đặc trưng bởi u
hạt nhiễm trùng (lẹo mắt). Một số bệnh nhân có mất thị lực
do biến chứng tổn thương giác mạc (sẹo, loét giác mạc).
Một bệnh nhân có thể có nhiều hơn một subtype.
Có các dạng biến thể của trứng cá đỏ không nằm trong 4
thể nói trên: [15]
- Rosacea fulminans: đặc trưng bởi nhiều sẩn đỏ, mụn mủ, nốt
và các nang chảy mủ, đây là thể nặng của trứng cá đỏ. Nó có
thể độc lập hoặc liên quan đến bệnh Crohn, viêm loét đại
tràng, ung thư đại tràng tái phát và mang thai.
- Granulomstous rosacea: giống như sarcoidosis hoặc lao da.
Một số tác giả phân thêm một biến thể nữa là trứng cá
đỏ do corticoid: gặp ở những bệnh nhân sử dụng corticoid tại
chỗ lâu dài, các triệu chứng của trứng cá đỏ, bùng phát khi
giảm liều corticoid tại chỗ gây ra hiện tượng phụ thuộc
corticoid [16].
1.6. Đánh giá đặc điểm lâm sàng và mức độ nặng của
bệnh trứng cá đỏ
Năm 2004, NRSEC đã đưa ra bảng điểm đánh giá mức độ
nặng, định nghĩa mức độ nặng theo triệu chứng lâm sàng,
15
theo thể bệnh và theo đánh giá của bác sỹ và bệnh nhân
(Bảng 1.1). Đánh giá này giúp đỡ cho các bác sỹ lâm sàng
trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh nhân và cũng
thuận tiện cho các nhà nghiên cứu [17].
16
Bảng 1.1: Bảng đánh giá triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
bị trứng cá đỏ
Triệu chứng nguyên phát
Cơn nóng bừng mặt
Không có Nhẹ
(ban đỏ thoáng qua)
Ban đỏ dai dẳng
Sẩn và mụn mủ
Giãn mạch
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
bình
Triệu chứng thứ phát
Bỏng rát hoặc châm Không có Nhẹ
chích
Mảng
Khô da
Phù nề (Edema)
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
bình
Nếu hiện có
Nếu mạn tính
Biểu hiện ở mắt
Cấp tính Mạn tính
Pitting
Nonpitting
Không có Nhẹ
Trung
Nặng
bình
Vị trí ngoại vi:
Nếu hiện có
Không có Hiện có
Liệt
kê
Biến đổi phì đại
...................................................
Không có Nhẹ
Trung
Nặng
vị
trí:
bình
Đánh giá toàn cầu
Đánh giá của bác sỹ
Subtype 1: Đỏ da giãn Không có Nhẹ
Trung
Nặng
17
mạch
Subtype 2: Sẩn mủ
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Bệnh nhân tự đánh Không có Nhẹ
bình
Trung
Nặng
Subtype 3: Phì đại
Subtype 4: Mắt
giá
bình
Cụ thể:
- Với các triệu chứng nguyên phát:
Flushing – cơn nóng bừng mặt (ban đỏ thoáng qua):
Đánh giá sự xuất hiện hay không xuất hiện tổn thương
dựa vào hỏi bệnh, hỏi về tần số, thời gian, mức độ lan
rộng và mức độ nặng, lưu ý có đi kèm triệu chứng vã mồ
hôi hay không. Không được tính ở quanh thời kì mãn kinh
cho đến khi nó kèm theo các triệu chứng khác của trứng
cá đỏ. Có thể chia thành các mức độ từ 0-3 dựa vào độ
mạnh và tần số.
Ban đỏ dai dẳng: chia làm các mức độ từ 0-3. Mặc dù
tình trạng viêm hoặc khô da làm che mờ mức độ của
triệu chứng này, nền ban đỏ nên được đánh giá mà
không để ý đến tình trạng viêm hay khô da.
Sẩn và mụn mủ: Đánh giá dựa vào số lượng sẩn mủ, sự
có mặt hoặc không tổn thương dạng mảng. Chia thành
các mức độ:
+ Nhẹ: có ít hoặc một vài sẩn mủ (không có triệu chứng
18
mảng).
+ Trung bình: có một vài - nhiều sẩn mủ (không có triệu
chứng mảng).
+ Nặng: có nhiều tổn thương - hoặc tổn thương sẩn mủ
lan rộng, có thể kèm theo triệu chứng mảng.
Giãn mạch: Mức độ 0-3. Triệu chứng giãn mạch có thể
không phân mức độ rõ ràng được khi có kèm theo triệu
chứng ban đỏ nặng. Một mình triệu chứng giãn mạch mà
không đi kèm bất kỳ triệu chứng nguyên phát khác thì
không đủ để chẩn đoán. Nên đếm số lượng ban đỏ giãn
mạch và ghi rõ khu vực.
- Tổn thương thứ phát:
Bỏng rát hoặc châm chích: triệu chứng cơ năng.
Mảng được định nghĩa là sự hợp nhất của các khu vực có
tổn thương viêm, vùng đỏ lớn hơn sẩn và mụn mủ mà
không kèm thay đổi thượng bì ở vùng xung quanh.
Khô da: da khô, thô ráp.
Phù nề: chú ý và ghi rõ khu vực (quanh mắt, giữa 2 lông
mày, gò má), phát hiện qua hỏi bệnh và thăm khám.
Nếu hiện có lưu ý là cấp tính, mạn tính tái phát hay mạn
tính dai dẳng. Nếu mạn tính, đánh giá rõ lõm hay không
lõm. Mức độ từ 0 - 3 phụ thuộc vào sự lan rộng và mức
độ sưng nề.
Biểu hiện mắt: có các mức độ:
+ Nhẹ: ảnh hưởng đến bờ mắt và tuyến meibomius.
+ Trung bình: ảnh hưởng đến trong mi mắt, bề mặt giác