Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm điện SINH lý TIM BẰNG HOLTER điện tâm đồ 24 GIỜ ở NGƯỜI KHỎE MẠNH lứa TUỔI 20 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ NGUYỆT MINH

NGHI£N CøU §ÆC §IÓM §IÖN SINH Lý TIM B»NG
HOLTER
§IÖN T¢M §å 24 GIê ë NG¦êI KHáE M¹NH LøA
TUæI 20 - 40

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ NGUYỆT MINH

NGHI£N CøU §ÆC §IÓM §IÖN SINH Lý TIM B»NG
HOLTER
§IÖN T¢M §å 24 GIê ë NG¦êI KHáE M¹NH LøA
TUæI 20 - 40
Chuyên ngành: Sinh lý học
Mã số:



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Đình Tùng


HÀ NỘI - 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHA

: (American Heart Association) Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ

BTNT

: Biến thiên nhịp tim

Kg

: Kilogram

M

:Mét

Ms

: mili giây

Ms2


: miki giây bình phương

HF

: Độ lớn của BTNT ở dải tần số cao

LF

: Độ lớn của BTNT ở dải tần số thấp

pNN50

: Tỷ lệ sự khác biệt giữa khoảng RR sát nhau trên 50ms

rMSSD

: Căn bậc hai số trung bình của bình phương sự khác biệt
2 khoảng RR đi liền nhau bình thường.

SDNN

: Độ lệch chuẩn của khoảng RR bình thường

TP

: Tổng độ lớn của BTNT trên tất cả các dải tần số

NTT-N

: Ngoại tâm thu nhĩ


NTT-T

: Ngoại tâm thu thất

TM

: Tĩnh mạch

ĐMC

: Động mạch chủ


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển, các yêu cầu đối với người lao động
ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn, đòi hỏi khả năng quan sát tinh vi, trí

nhớ tốt, trách nhiệm với công việc cao, đưa ra các quyết định nhanh gọn
chính xác…Đây cũng là các yếu tố gây bất lợi đối với sức khỏe nói chung của
người lao động, đặc biệt là những vấn đề ở hệ tim mạch. Tuy nhiên việc phát
hiện các rối loạn nhịp tim ở người bình thường dựa trên điện tâm đồ thường
quy còn nhiều hạn chế, dễ bỏ sót dấu hiệu do thời gian ghi ngắn, không đánh
giá hết được hoat động của tim ở nhiều thời điểm khác nhau, nhất là ban đêm.
Vì vậy, các nghiên cứu làm cơ sở để phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim, dự
phòng và bảo vệ sức khỏe kịp thời cho những người lao động đang khỏe
mạnh bình thường là rất cần thiết.
Phương pháp ghi Holter điện tim 24 giờ do Norman J. Holter phát
minh và thử nghiệm thành công đầu tiên năm 1948. Với đặc điểm nổi bật là
một phương pháp thăm dò điện sinh lý tim một cách an toàn, hiện đại, không
xâm nhập, nhỏ gọn thuận tiện trong các hoạt động thường ngày, tỷ lệ phát
hiện rối loạn nhịp tim cao, ít bỏ sót, Holter điện tâm đồ liên tục 24 giờ được
đánh giá là một trong những phương tiện thăm dò ưu việt trong việc góp phần
tầm soát các vấn đề ở hệ tim mạch [1].
Từ những năm 1960, Holter điện tâm đồ nhanh chóng được áp dụng
rộng rãi ở nhiều nước [1],[2],[3] đã giúp cho các nhà nghiên cứu và lâm sàng
hiểu rõ hơn về sinh lý bệnh, nguyên nhân cũng như phát triển các nghiên cứu
sâu hơn nhằm ứng dụng trong điều trị dự phòng bệnh .


8

Những năm gần đây, tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu sử dụng phương pháp Holter điện tâm đồ 24 giờ [1],[4],[5]. Tuy nhiên các
nghiên cứu này tập trung chủ yếu để chẩn đoán các rối lọan nhịp tim ở các
bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch [6],[7],[8] bệnh lý mạn tính [9]. Các
nghiên cứu điện sinh lý tim bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ để phục vụ cho
các nhận xét và chẩn đoán ban đầu trên một người khỏe mạnh ở Việt Nam

cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những hiểu biết bước đầu về điện sinh
lý và sự hỗ trợ của máy Holter điện tâm đồ 24 giờ tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim bằng phương pháp Holter điện
tâm đồ 24 giờ ở người khỏe mạnh lứa tuổi 20 - 40” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả các hoạt động điện sinh lý của tim trên người khỏe mạnh lứa
tuổi từ 20 - 40 bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ.
2. Xây dựng các hằng số sinh lý trên người khỏe mạnh lứa tuổi từ 20
- 40 bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ.


9


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về thăm dò điện sinh lý học tim
1.1.1. Cấu trúc giải phẫu tim và hệ thống dẫn truyền tim
1.1.1.1. Cấu trúc giải phẫu tim
Tim là một cơ quan nằm trong lồng ngực, là cấu trúc trung tâm của hệ
thống tim mạch. Tim nằm trong trung thất giữa,trên cơ hoành, giữa hai phổi
và màng phổi,sau xương ức,các sụn sườn và trước các cấu trúc trong trung
thất sau. Tim là một khối cơ rỗng gồm 4 buồng tim dày mỏng khác nhau: 2
buồng nhĩ và 2 buồng thất. Đỉnh tim là nơi giao nhau của các buồng thất và
vách liên thất, nằm ở gian sườn 5 trên đường giữa đòn trái. Đáy tim thì được
hợp bởi các nhĩ và các mạch máu lớn [10].

Các mạch máu
Phổi


Tim

Cơ hoành

Hình 1.1. Vị trí giải phẫu tim người
Nguồn trích dẫn: />

11

Các buồng tim:
Nhĩ phải: có thành mỏng, khoảng 2 mm, thông với tiểu nhĩ và tâm thất
cùng bên qua lỗ nhĩ thất phải, nhận máu về từ các TM chủ trên và dưới, nhĩ
phải có một phần gập góc lại tạo tiểu nhĩ phải. Nút xoang khu trú ở chỗ đổ
của TM chủ trên vào nhĩ phải.
Thất phải: có hình tháp 3 mặt (trước, sau, trong), một nền quay ra sau
và một đỉnh phía trước, có thể tích nhỏ hơn và thành mỏng hơn tâm thất trái,
thành tự do thất phải dày 4 mm – 5 mm. Thất phải gồm buồng nhận, buồng
tống và thành phần cơ bè ở mỏm, nhận máu từ nhĩ phải về.
Nhĩ trái: nhận máu từ các TM phổi, thành tự do nhĩ trái khoảng 3mm,
thực quản khu trú ngay phía sau nhĩ trái, còn gốc ĐMC ở ngay trước nhĩ trái,
nhĩ trái có một phần gập góc lại gọi là tiểu nhĩ trái.trong đó có cơ lược.
Thất trái: Có hai thành là thành trái và thành phải, một nền và một
đỉnh, thành tự do thất trái dầy khoảng gấp 2 đến 3 lần thành thất phải. Thất
trái cũng bao gồm buồng nhận và buồng tống, nhận máu từ nhĩ trái về và tống
máu ra ĐMC.
Các van tim:
Van 2 lá : bao gồm lá trước hay lá lớn và lá sau hay lá bé. Có 2 cơ nhú
là cơ nhú trước bên và sau trong. Chỗ các lá van gặp và liên kết nhau gọi là
các mép van.

Van 3 lá: gồm lá trước, lá sau và lá vách.
Van động mạch chủ: gồm 3 mảnh: lá vành trái, lá vành phải và lá không
vành. Chỗ phình ra của thành ĐMC sau các lá van gọi là các xoang Valsalva
tương ứng. Giữa van ĐMC và van 2 lá có sự liên tục.
Van động mạch phổi: cũng gồm 3 mảnh, van ĐMP không có sự liên tục
với van 3 lá do cấu trúc cơ bè của thất phải.


12

Hình 1.2. Hình ảnh vị trí các buồng và van tim
Nguồn: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 63.
Cơ tim có cấu tạo đặc biệt gồm những thớ cơ vân đan chằng chịt với
nhau mà chức năng của chúng là co bóp khi được kích thích. Bên cạnh các sợi
co bóp, còn có các sợi biệt hóa với nhiệm vụ tạo ra và dẫn truyền xung động
đến các sợi cơ của tim [11].
1.1.1.2. Hệ thống dẫn truyền tim
Nút xoang: Được Keith và Flack tìm ra năm 1907, có hình dấu phẩy, dài
từ 10 - 35 mm và rộng từ 2 - 5 mm, nằm ở vùng trên nhĩ phải giữa chỗ đổ vào
của tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ phải. Các tế bào chính của nút xoang được gọi
là tế bào P có tính tự động cao nhất nên là chủ nhịp chính của tim [10].
Đường liên nút: gồm các tế bào biệt hóa chủ yếu là có khả năng dẫn
truyền xung động, nhưng cũng có một số tế bào có khả năng tự động phát
xung. Các đường này nối từ nút xoang đến nút nhĩ thất (Tawara) gồm đường
trước có một nhánh đi sang nhĩ trái (Bachman), đường giữa (bó Wenckebach)
và đường sau (bó Thorel) [10].


13


Nút nhĩ thất: Được Tawara tìm ra từ năm 1906, có hình bầu dục, mặt
phải lõm, mặt trái lồi, dài 5 - 7 mm, rộng 2 - 5 mm, dầy 1,5 - 2 mm, nằm ở
mặt phải phần dưới vách liên nhĩ giữa lá vách van ba lá và xoang vành. Nút
nhĩ thất gồm nhiều tế bào biệt hóa đan với nhau chằng chịt làm cho xung
động qua đây bị chậm lại và dễ bị blốc. Nút nhĩ thất chủ yếu làm nhiệm vụ
dẫn truyền và chỉ có ít tế bào tự động [10].
Bó His: Được His mô tả từ năm 1893, rộng 1 - 3 mm, nối tiếp với nút
nhĩ thất, có đường đi trong vách liên thất ngay dưới mặt phải của vách dài
khoảng 20 mm, bó His chia 2 nhánh phải và trái. Cấu tạo bó His gồm các sợi
dẫn truyền nhanh đi song song và có tế bào có tính tự động cao. Vì bó His và
nút nhĩ thất nối tiếp với nhau không có ranh giới rõ rệt, rất khó phân biệt về
mặt tổ chức học nên được gọi chung là bộ nối nhĩ thất [10].
Các nhánh và mạng lưới Purkinje: Bó His chia ra 2 nhánh: nhánh
phải và nhánh trái, nhánh phải nhỏ và mảnh hơn, nhánh trái lớn chia ra 2
nhánh nhỏ là nhánh trước trên trái và sau dưới trái. Nhánh phải và trái chia
nhỏ và đan vào nhau như một lưới bọc hai tâm thất. Mạng này đi ngay dưới
màng trong tâm thất và đi sâu vài milimet vào bề dầy của lớp cơ. Hai nhánh
bó His và mạng Purkinje rất giầu các tế bào có tính tự động cao có thể tạo nên
các chủ nhịp tâm thất.
Các sợi Kent: Sợi tiếp nối giữa nhĩ và thất.
Các sợi Mahaim: Các sợi đi từ nút nhĩ thất tới cơ thất, từ bó His tới cơ
thất, từ nhánh trái tới cơ thất.
Cơ tim và hệ thống dẫn truyền được nuôi dưỡng bởi hệ thống động
mạch vành. Hệ thống dẫn truyền tim chịu chi phối bởi các nhánh thần kinh
giao cảm, phó giao cảm có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của tim [12].


14

Hình 1.3. Hệ thống dẫn truyền của tim

Nguồn: Sách sinh lý học, Bộ y tế, NXB Y học, trang 154.
1.1.2. Nghiên cứu điện sinh lý học của tim
1.1.2.1. Đặc điểm điện sinh lý học của tim
Tính tự động: Là thuộc tính quan trọng nhất của tổ chức biệt hóa cơ
tim, có thể phát ra những xung động nhịp nhàng với những tần số nhất định,
đảm bảo cho tim đập chủ động. Tính tự động này hoàn toàn độc lập với hệ
thần kinh, nên khi cắt bỏ hết các nhánh thần kinh tim vẫn đập.
Tính dẫn truyền: là thuộc tính của cả sợi cơ biệt hóa và sợi cơ co bóp.
Xung động phát ra từ nút xoang dẫn truyền trong hệ thống dẫn truyền của tim
với vận tốc khác nhau.
Tính chịu kích thích: Cơ tim đáp ứng theo luật “tất cả hoặc không”
nghĩa là khi tim nhận kích thích đủ mạnh (ngưỡng) thì cơ tim co bóp ở mức
tối đa, dưới ngưỡng đó tim không đáp ứng, trên ngưỡng đó tim cũng không co
bóp mạnh hơn.
Tính trơ: Kích thích đến đúng lúc cơ tim đang co thì không được đáp
ứng, gọi là thời kỳ trơ của cơ tim. Người ta chia ra thời kỳ trơ tuyệt đối, thời


15

kỳ trơ tương đối và còn có khái niệm thời kỳ trơ hiệu quả, đây là giai đoạn mà
mọi kích thích lên sợi cơ tim đều không gây đ ược đáp ứng điện học đủ mạnh
để lan truyền ra các sợi xung quanh [13].
1.1.2.2. Các phương pháp thăm dò điện sinh lý tim
Hiện nay, tại các trung tâm Tim mạch trong và ngoài nước đều sử dụng
các phương pháp thăm dò điện sinh lý tim thâm nhập và không thâm nhập.
Các phương pháp thăm dò thâm nhập được thực hiện một cách cơ bản trong
các labo điện sinh lý tim chuyên biệt. Gồm có:
- Thông các mạch máu (Vascular access) — Áp dụng kỹ thuật
Seldinger để đưa vào các mạch máu phức tạp. Thường hay được áp dụng nhất

là qua mạch đùi, nhưng tĩnh mạch dưới đòn, cổ trong, hoặc mạch quay có thể
được sử dụng, thường nhất cho các catheter vào xoang vành.
- Đặt catheter điện cực (Electrode catheter placement) — Catheter đa
cực được đưa vào trong tim. Các vị trí cơ bản bao gồm nhĩ phải (nhĩ phải cao)
và thất phải (mỏm thất phải); catheter cũng được đặt qua vòng van 3 lá để ghi
điện thế từ bó His. Catheter có thể đặt vào xoang vành để ghi hoạt động nhĩ
trái, đặc biệt nghiên cứu các bệnh nhân có nhịp nhanh trên thất (SVT). Khi
thực hiện vẽ bản đồ và loại bỏ các ổ hoặc các đường gây loạn nhịp, các điện
cực có thể đặt vào các buồng tim trái. Vào tim trái có thể bằng cách hoặc là
qua vách hoặc ngược lên qua động mạch chủ. Thực hiện ghi điện tâm đồ
trong buồng tim và thực hiện kích thích điện có chương trình (programmed
electrical stimulation: PES) qua các catheter điện cực [11].
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới thiệu đến một
phương pháp thăm dò điện sinh lý tim không thâm nhập, rất đơn giản, an toàn
và vẫn đánh giá được hoạt động sinh lý của tim. Đó là sử dụng ghi Holter điện
tim 24 giờ.


16

1.2. Lịch sử Holter
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, Norman J. Holter – một tiến sỹ
khoa học thuộc trường đại học California và sống ở Helen, tiểu bang Montana
– Mỹ đã nghiên cứu cách truyền hoạt động điện của cơ ếch qua một khoảng
cách xa bằng sóng âm thanh mà không bị rối loạn bởi hoạt động co kéo của
con vật. Vài năm sau đó, Holter đã phát triển để ghi điện não qua một khoảng
cách bằng sóng điện từ.
Năm 1947, máy điện điện não ở người được truyền bằng sóng điện từ
đầu tiên ở người mới hoạt động. Với kết quả đó, ông đã tiếp tục nghiên cứu
hoạt động của tim người. Tuy nhiên khi nghiên cứu lại vấp phải các vấn đề

lớn đó là trở kháng hiệu số điện thế mạnh hơn khoảng chừng 10 lần điện thế
thần kinh cơ. Lúc đó ông cùng các cộng sự đã dùng các thiết bị lớn và cồng
kềnh, các tín hiệu điện tim được truyền bằng tần số âm thanh.
Năm 1948, Holter lần đầu tiên thử nghiệm thành công, máy phát có thể
mang đi xa khoảng 100 mét, nặng khoảng 45 kilogram.
Năm 1954, Mac Innis đã thành công trong việc truyền tín hiệu điện tâm
đồ đầu tiên ở người bằng sóng âm thanh nhờ một máy truyền tín hiệu tách rời
D2 và D3 cách xa 10 mét trên một bệnh nhân nhồi máu cơ tim và đã được báo
cáo lần đầu tiên ứng dụng này của Holter trên lâm sàng [14].
Dần dần, kỹ thuật được cải tiến nhằm rút ngắn khoảng cách khi máy có
một cặp thu nhận tín hiệu và người mang nó có thể đi lại được. Việc ghi và lưu
lại trực tiếp điện tâm đồ bằng các điện cực gắn ở ngực đã làm cho máy có cái tên
“máy điện tim mắc dây” có thể ghi điện tâm đồ trong 10 giờ liên tiếp, máy nặng
khoảng 2 kilogram. Để có thể phân tích nhanh các tín hiệu ghi được, Holter và
các cộng sự đã phát triển một hệ thống sử dụng dao động kế (oscilloscope) để có
thể dồn nén đến 60 lần các sóng phức bộ thất kế tiếp nhau so với thực tế. Với hệ
thống này người ta có thể phân tích dần các tín hiệu vừa ghi và có thể in được
điện tâm đồ ra giấy với một tốc độ chuẩn [1], [4],[14],[15].


17

Tháng 7 năm 1961, Holter đã công bố kết quả này tại cuộc hội thảo
quốc tế về điện tử lần thứ tư ở New York với tên đề tài “Khả năng thực tế ghi
điện tâm đồ liên tục thời gian dài trên người” với chiếc máy điện tim có thể
mang theo trên người và được ghi các tín hiệu điện tim bằng sóng điện từ
(nghĩa là bệnh nhân có thể hoạt động và sinh hoạt bình thường trong khi đang
mang máy) [2].
Năm 1965, Holter điện tâm đồ được sản xuất và sử dụng với mục đích
thương mại trên thế giới.

Cho đến thập niên 90 của thế kỷ XX, máy Holter nhỏ và khá nhẹ nhàng,
có thể ghi 2 – 3 chuyển đạo lưỡng cực. Máy chỉ chứa một đồng hồ điện tử được
phân chia rãnh ghi theo thời gian, định dạng quy ước băng từ chạy với tốc độ 1
mm/ giây. Với tiến bộ kỹ thuật ngày càng nhanh, máy được sử dụng kỹ thuật số
nén nên tín hiệu điện tim được ghi lên đến 1000 mẫu mỗi giây và cho phép tái
hiện lại cực kỳ chính xác tín hiệu điện tim, kể cả trung bình các tín hiệu và phân
tích điện tim một cách tinh vi. Dữ liệu ghi được mã số hóa và phân tích bởi hệ
thống cho quay trở lại để tương tác với các bộ phận xử lý [14].
Hiện nay, điện tâm đồ di động đã có thể cho phép xác định và phân tích
các rối loạn nhịp tim, sự chênh của đoạn ST, đánh giá các khoảng RR, những
thay đổi tiềm tàng của QRS – T, sự phân tán QT (QTd), những thay đổi của
sóng T, tính toán các trung bình tín hiệu và các bảng biểu thống kê cũng như
có thể in ngay ra toàn bộ điện tâm đồ [14].
1.3. Kỹ thuật ghi Holter điện tâm đồ
1.3.1. Các chuyển đạo thông dụng
Trên lâm sàng thường dùng 2 – 3 kênh chuyển đạo để khảo sát điện tâm
đồ. Nếu dùng 2 kênh thông thường là CH1, CH2, dùng 3 kênh thì là CH1,
CH2, CH3 tương ứng với CM5, CM1, CM3. Các điện cực âm được cài ở phía
trên tim, các điện cực dương được cài phía dưới (Hình 1)


18

Hình 1.4. Vị trí các điện cực và chuyển đạo ghi Holter điện tâm đồ
Nguồn: Holter điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch, NXB Đại học Huế
Quy ước như sau:
Nếu sử dụng 2 kênh chuyển đạo để khảo sát điện tâm đồ thì chọn
chuyển đạo CM1 và CM5, nếu sử dụng 3 kênh thì chọn chuyển đạo CM1,
CM3, CM5.
- CH1 (+) và CH1 (-) tạo nên chuyển đạo CM5, hình dạng sóng ghi

được trên điện tim tương ứng với dạng sóng ở chuyển đạo V5. Do trục
chuyển đạo có chiều từ trên xuống dưới từ phải sang trái nên cùng chiều với
vector khử cực thất nên sóng QRS luôn có xu hướng đi lên trên đường đẳng
điện, sóng P xuất hiện trên đường đẳng điện nhưng biên độ tương đối nhỏ,
sóng Q xuất hiện nhưng biên độ thấp không có ý nghĩa bệnh lý.
- CH2 (+) và CH2 (-) tạo nên chuyển đạo CM1, hình dạng sóng ghi
được trên điện tim tương ứng với dạng sóng ở chuyển đạo V1.
- CH3 (+) và CH3 (-) tạo nên chuyển đạo CM3, hình dạng sóng ghi
được trên điện tim tương ứng với dạng sóng ở chuyển đạo V3. Trục chuyển
đạo có xu hướng hơi lệch phải là vùng chuyển tiếp nên so với chuyển đạo


19

CM5 thì biên độ QRS có xu hướng xuống dưới đường đẳng điện, không thấy
sóng Q, có sóng R đi trước, QRS thường 2 pha.

Hình 1.5. Vector khử cực của Holter điện tim
Nguồn: Holter điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch, NXB Đại học Huế
AHA và ICE cũng có quy ước chung về các chuyển đạo Holter khác
với các quy ước trên. Theo đó, CH3 được chọn tương ứng với aVF nên ký
hiệu là maVF (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Quy ước các vị trí chuyển đạo Holter theo AHA và IEC
Nguồn: Holter điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch, NXB Đại học Huế

1.3.2. Cách tiến hành ghi Holter điện tâm đồ


20


1.3.2.1. Các cách ghi Holter điện tâm đồ
Holter có 2 cách ghi:
- Holter điện tim ghi liên tục : Sử dụng máy ghi liên tục 24 đến 48 giờ
để phát hiện các triệu chứng hay các tai biến điện tim xảy ra trong thời gian
ghi. Đây là kiểu thông thường hay được sử dụng, kiểu ghi này không phụ
thuộc vào tri giác của bệnh nhân (hay còn gọi là cách ghi tự động).
- Holter điện tim ghi cách quãng được sử dụng nhiều tuần hay nhiều tháng,
ghi cách quãng và thời gian ghi ngắn, chỉ khi nào có biến cố tim xảy ra và điều
này thường có thể không thường xuyên. Có 2 loại máy ghi cách quãng cơ bản:
+ Loại thứ 1: Ghi tự động được điều khiển ghi điện tim trước và sau sự
cố (loại mới có thể cấy vào cơ thể).
+ Loại thứ 2: Chỉ được ghi điện tim khi nào bệnh nhân cảm thấy có dấu
hiệu gì đó bất thường và tự khởi động máy. Cách ghi này chỉ
được dùng trong trường hợp bệnh nhân không mất ý thức.
Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến cách ghi Holter điện tim liên tục
24 giờ [14].
1.3.2.2. Các bước tiến hành ghi:
Để ghi Holter điện tâm đồ 24 giờ cần thực hiện các bước như sau:
- Chọn chuyển đạo: 2 - 3 chuyển đạo, cài từ 5 - 7 điện cực. Một số trường hợp
cần thăm dò vùng vách sau thì cài thêm điện cực CMF.
- Cài đặt điện cực ở trên xương, không nên cài ở khoảng gian sườn tránh nhiễu
điện thế của cơ.
- Luôn tạo tiếp xúc tốt giữa điện cực và thành ngực: Cạo lông ngực nếu có, da
thành ngực dày cần phải làm nhẵn bằng cồn hoặc tắm sạch.
- Chỉ dẫn bệnh nhân hoạt động trong khi mang Holter vì dễ biến đổi đoạn ST
khi thay đổi tư thế.


21


- Cần để khô máy, không được tắm, rửa cho đến lúc tháo máy. Có thể lau bằng
khăn ướt ráo, không để xà phòng dính vào điện cực và làm ướt máy ghi.
- Đối với bệnh nhân nữ, để tránh nhiễu do áo ngực có thể đặt thấp các điện cực
dương xuống nếu cần thiết hoặc mặc áo rộng hơn.
- Thời gian ghi Holter là 24h (thông thường >22h được đánh giá đạt 100% hiệu
quả đeo máy).
- Nhắc nhở đối tượng ghi lại nhật ký cụ thể các thời điểm trong ngày, tất cả các
hoạt động trong thời gian mang máy Holter. Ghi lại các triệu chứng bất
thường xảy ra như mệt, chóng mặt, đau ngực, khó thở để đánh giá bất thường
trên điện tâm đồ rơi vào thời điểm nào của nhật ký.
- Tránh vùng nhiễm từ, điện thoại di động, vùng điện cao áp.
- Trở lại đúng giờ bác sỹ dặn để tháo máy, đọc kết quả [14].
1.3.2.3. Hệ thống ghi và phân tích Holter điện tâm đồ:
- Hệ thống ghi Holter điện tâm đồ:
Ghi Holter điện tâm đồ 24 giờ bằng máy Holter FM–180 gồm 3 chuyển
đạo, 7 điện cực, thời gian ghi liên tục từ 22 – 24 giờ với tần số 200Hz. Dung
lượng mỗi lần ghi vào khoảng 30 – 40 MB.
- Hệ thống phân tích Holter điện tâm đồ:
Hệ thống sẽ nhận tín hiệu trên giao diện của một phần mềm chuyên
dụng, phân tích tín hiệu theo chương trịnh định dạng đã mặc định. Hệ thống
phần mềm có khả năng nhận biết các sóng, phức bộ sóng nhờ các thông số:
Biên độ mỗi sóng, thời gian giữa các sóng và tần số các sóng. Sau đó chương
trình sẽ được mã hóa chi tiết để đọc kết quả. Biên độ sóng giúp phân tích các
sóng khác nhau trên điện tâm đồ, thời gian của sóng sẽ phản ánh loại sóng và
dẫn truyền trong tim, khoảng cách các sóng (tần số) để xác định được chu kỳ
tim bình thường vầ phân biệt giữa 2 chu kỳ tim kế tiếp nhau từ đó phát hiện
nhịp bất thường như ngoại tâm thu, tần số cho biết cơn nhịp nhanh. Sự phối


22


hợp của các thông số trên máy sẽ đọc được các rối loạn nhịp phức tạp hơn
như nhanh thất, nhanh trên thất,…
+ Hệ thống có thể phân tích tổng hợp được hơn 10 thông số về rối loạn
nhịp: Nhịp nhanh, nhịp chậm, ngừng tim, nhịp trên thất, nhịp tim
không đều, ngoại tâm thu R/T, nhanh thất, ngoại tâm thu thất, ngoại
tâm thu trên thất, ngoại tâm thu đi liền,…
+ Phân tích đoạn ST chênh
+ Phân tích những rối loạn nhịp nguy hiểm

Hình 1.6. Hình ảnh hệ thống phần mềm phân tích SCM – 510W trên máy tính
1.3.2.4. Hình ảnh giả trong Holter điện tâm đồ:
Trong quá trình ghi Holter điện tâm đồ có những lúc xuất hiện những hình
ảnh giả không phải bản chất biến đổi của điện tâm đồ. Nguyên nhân có thể do:
- Quá trình ghi: Do hoạt động hàng ngày của đối tượng hoặc trong lúc gắn điện
cực chúng ta chưa xử lý tiếp xúc với da tốt.
- Chương trình của hệ thống máy ghi: Phức bộ QRS ghi được có biên độ rất
thấp hoặc đẳng điện do hết pin, yếu pin trong quá trình ghi.
- Chương trình đọc bị lỗi: Có thể có những lúc máy đọc nhầm các nhịp bình
thường, nhịp nhiễu thành bệnh lý hoặc biên độ QRS thấp quá máy đọc nhầm
thành block…


23

1.4 . Giá trị sử dụng của Holter điện tâm đồ
1.4.1. Các chức năng thăm dò
Theo quy định của AHA về danh mục chức năng chẩn đoán của Holter
điện tâm đồ bao gồm các chức năng sau [14],[16]:
- Thăm dò sự biến đổi của tần số tim.

- Phân biệt các cơn nhịp nhanh, ngoại tâm thu.
- Chẩn đoán xác định nhịp nhanh thất và trên thất, rung nhĩ, rung thất, từng cơn
hay liên tục, phân tích sự biến đổi tần số tim theo biểu đồ.
- Xác định các khoảng ngừng tim >2 giây.
- Biến đổi ST, liên tục hay từng lúc một cách chính xác.
- Xác định thời gian QT.
- Biến thiên nhịp tim, phân tích phổ tần số biến thiên nhịp tim.
- Đánh giá di chứng của các bệnh lý tim mạch, bệnh cơ tim hoại tử, đái tháo
đường.
- Theo dõi, đánh giá điều trị của thuốc chống rối loạn nhịp tim.
- Theo dõi hoạt động của máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Các chức năng thăm dò trên của Holter điện tâm đồ nhằm mục đích:
- Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Holter điện tim là kỹ thuật được dùng nhiều nhất để đánh giá bệnh nhân
có triệu chứng nghi do loạn nhịp tim [7],[17],[18],[19]. Holter điện tim đếm
tần số tim, số lượng và hình dáng ngoại tâm thu, cách thức khởi đầu và chấm
dứt loạn nhịp, các thông tin suy đoán về vị trí và đường vào lại, đánh giá việc
kiểm soát đáp ứng tần số thất và kiểm tra các cơn kịch phát.
- Đánh giá ngất không rõ nguyên nhân
Holter điện tim kết hợp với lâm sàng và điện tim có thể được dùng để
quyết định xem bệnh nhân nào cần thăm dò điện sinh lý thì ích lợi hơn. Máy
ghi điều khiển nhờ cấy vào cơ thể là chiến lược cho chẩn đoán ngất không rõ


24

nguyên nhân. Máy phát hiện 59% so với 19% các phương pháp chẩn đoán
ngất khác [20].
- Đánh giá nguy cơ và dự phòng [21],[22]:
Tham gia đánh giá nguy cơ đối với một số bệnh lý tim mạch như:

+ Bệnh mạch vành: Tần số phức hợp thất có giá trị dự đoán nguy cơ
loạn nhịp nguy hiểm và điều trị dự phòng.
+ Bệnh cơ tim: 2/3 các trường hợp có loạn nhịp thất, trong đó 25% nhịp
nhanh thất có nguy cơ đột tử.
+ Đánh giá điều trị loạn nhịp:
+ Điều trị loạn nhịp bằng thuốc: Holter điện tim liên tục có thể bị giới
hạn do sự thay đổi loạn nhịp tự phát ở mỗi cá thể và một số loạn nhịp
có thể giảm theo thời gian. Holter điện tim 24 – 48 giờ là nền tảng để
theo dõi ức chế rối loạn nhịp tim không triệu chứng. Tiêu chuẩn để
xác định hiệu quả là giảm 70 – 90% tần suất nhịp thất lạc chỗ.
+ Đánh giá chức năng máy taọ nhịp: Phát hiện sớm sự sai lạc chức năng
máy tạo nhịp sau cấy máy để can thiệp, cũng như cần kiểm tra cho các
bệnh nhân trước khi xuất viện.
1.4.2. Chỉ định thăm dò Holter điện tâm đồ
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 1999, Holter
điện tâm đồ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Rối loạn nhịp có triệu chứng.
- Đánh giá và chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
- Đánh giá di chứng của bệnh lý tim mạch.
- Chẩn đoán xác định bệnh lý tim mạch.
- Đánh giá kết quả điều trị thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp.
- Kiểm tra chức năng máy tạo nhịp vĩnh viễn.
- Kiểm tra, phát hiện bệnh trong cộng đồng.


25

1.4.3. Mẫu đánh giá phân tích Holter điện tâm đồ [14]:
- Nhịp cơ bản:
+ Nhịp xoang hay rung nhĩ.

+ Nhịp cố định hay biến thiên
+ Biến đổi (ngày đêm, nhịp nhanh,chậm kéo dài)
+ Tần số tim: Lớn nhất và nhỏ nhất liên hệ với hoạt động của bệnh
nhân (theo dõi trong nhật ký)
+ Có ngoại tâm thu thất/ trên thất không
- Ngoại tâm thu trên thất:
+ Thuật ngữ tần số đi kèm:
• Lẻ tẻ
• Tần số (1~ 4/ giờ)
• Tần số (4~ 40/ giờ)
• Tần số (40~ 140/ giờ)
• Ngoại tâm thu rất dày (> 400/giờ)
+ Thuật ngữ chỉ sự gắn kết:
• Đơn độc
• Từng đôi
• Chen vào
• Nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4
• Ngoại tâm thu bị block
+ Thuật ngữ chỉ nguồn gốc
• Nhĩ
• Bộ nối
• Dẫn truyền lệch hướng trong thất
- Ngoại tâm thu thất:
+ Thuật ngữ tần số đi kèm:


×