Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGTRUYỀN THốNG GIÁO dục sức KHỎE của 3 BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC THỦ đô VIÊNG CHĂN, lào năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.25 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

SAND KHAMPHAVONG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỦA 3 BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN, LÀO NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

SAND KHAMPHAVONG
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CỦA 3 BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN, LÀO NĂM 2018

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến

HÀ NỘI – 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN
CBYT
CHDCNDL
CSSK
CSSKBĐ
GDSK
KCB
NCSK
TCYTTG
TT- GDSK
TTĐC
TW

:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:

Bệnh nhân
Cán bộ y tế
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Giáo dục sức khỏe
Khám chữa bệnh
Nâng cao sức khỏe
Tổ chức Y tế thế giới
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông đại chúng
Trung ương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe...........................................3
1.2. Vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.................................4
1.3. Các phương tiện và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe............7
1.3.1. Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe....................................7
1.3.2. Phương pháp giáo dục sức khỏe.......................................................9
1.4. Quản lý hoạt động TT-GDSK.................................................................13
1.4.1. Vai trò của quản lý hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe......13
1.4.2. Một số nội dung quản lý đặc trưng của truyền thông giáo dục sức khỏe........14

1.5. Một số nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe...........................20
1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới......................................................20
1.5.2. Những nghiên cứu về TT-GDSK tại Lào........................................21
1.6. Một số thông tin về 3 bệnh viện nghiên cứu............................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24
2.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................24
2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu..........................................................24
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu.....................................24
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu............................................................25
2.4.1. Mục tiêu 1.......................................................................................25
2.4.2. Mục tiêu 2:..................................................................................... 28
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu...............................................29
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................29
2.5.2. Công cụ nghiên cứu........................................................................29
2.6. Sai số và cách khắc phục sai số...............................................................30


2.6.1. Sai số...............................................................................................30
2.6.2. Cách khắc phục sai số.....................................................................30
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..................................................30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................30
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................32
3.1. Thông tin chung.....................................................................................32
3.2. Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở bệnh viện huyện
qua ý kiến cán bộ y tế năm 2018...................................................................34
3.2.1. Thực hiện hoạt động.......................................................................34

3.2.2. Thực trạng và nhu cầu về cơ sở, trang thiết bị cho hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe ở bệnh viện huyện năm 2018............................36
3.3. Thực trạng quản lý hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh
viện huyện.....................................................................................................38
3.4. Một số thuận lợi và khó khăn đến hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe tại bệnh viện huyện...............................................................................43
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..............................................................46
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................47
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

So sánh một số đặc điểm của truyền thông đại chúng và truyền
thông trực tiếp.............................................................................17

Bảng 3.1

Dân số và diện tích các huyện thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào
năm 2018....................................................................................32

Bảng 3.2

Tỷ lệ CBYT chuyên trách TT-GDSK trong huyện năm 2018....32

Bảng 3.3


Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi...........................................32

Bảng 3.4

Phân bố đối tượng điều tra theo giới..........................................33

Bảng 3.5

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được điều tra...................33

Bảng 3.6

Thời gian công tác trong lĩnh vực TT-GDSK.............................33

Bảng 3.7

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện huyện
năm 2018....................................................................................34

Bảng 3.8.

Số lần thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của
cán bộ y tế tại bệnh viện huyện năm 2018..................................34

Bảng 3.9

Sử dụng tài liệu truyền thông của cán bộ tại bệnh viện huyện
năm 2018....................................................................................35

Bảng 3.10


Thực hiện lồng ghép/phối hợp các hoạt đồng truyền thông giáo dục sức
khỏe của bệnh viện huyện với các đơn vị/tổ chức của huyện năm 2018.35

Bảng 3.11

Nhu cầu về cơ sở, trang thiết bị cho hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe ở bệnh viện huyện theo ý kiến của cán bộ y tế.....37

Bảng 3.12

Cán bộ lập hoặc tham gia lập kế hoạch hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe năm 2018......................................................39

Bảng 3.13

Các loại kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe được lập ở
bệnh viện huyện năm 2018.........................................................39

Bảng 3.14

Theo dõi/giám sát hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
trong 1 tháng qua, 3 tháng qua và 6 tháng qua theo đánh giá của
cán bộ y tế năm 2018..................................................................40


Bảng 3.15

Các loại đánh giá hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở
bệnh viện huyện theo ý kiến của cán bộ y tế năm 2018.............42


Bảng 3.16

Thực trạng đào tạo/hướng dẫn về quản lý hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe tại bệnh viện huyện năm 2018......................43

Bảng 3.17

Những thuận lợi của bệnh viện với hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện huyện năm 2018..............................43

Bảng 3.18

Những thuận lợi của CBYT với với hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện năm 2018.........................................44

Bảng 3.19

Một số yếu tố khó khăn của bệnh viện với hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện huyện năm 2018............44

Bảng 3.20

Một số yếu tố khó khăn của CBYT với hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe tại bệnh viện huyện năm 2018......................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Ý kiến đánh giá của cán bộ y tế về hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe của bệnh viện huyện năm 2018...........................36

Biểu đồ 3.2 Thực trạng về cơ sở, trang thiết bị cho hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe ở bệnh viện huyện theo ý kiến của cán bộ y
tế năm 2018...............................................................................36
Biểu đồ 3.3 Thực trạng phân công quản lý/theo dõi hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe tại bệnh viện huyện năm 2018....................38
Biểu đồ 3.4 Thực trạng hoạt động lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức
khỏe ở bệnh viện huyện năm 2018...........................................38
Biểu đồ 3.5

Chất lượng lập kế hoạch theo đánh giá của cán bộ y tế năm 2018 39

Biểu đồ 3.6 Thực trạng theo dõi/giám sát hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe theo đánh giá của cán bộ y tế năm 2018....................40
Biểu đồ 3.7 Chất lượng theo dõi/giám sát hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe theo đánh giá của cán bộ y tế năm 2018....................41
Biểu đồ 3.8 Thực trạng đánh giá hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
theo đánh giá của cán bộ y tế năm 2018...................................41
Biểu đồ 3.9 Chất lượng đánh giá hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
theo đánh giá của cán bộ y tế năm 2018...................................42


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.

Ảnh hưởng của các phương pháp truyền thông đến áp dụng các
đổi mới.....................................................................................11

Sơ đồ: 1.2.


Các khâu cơ bản của truyền thông..........................................13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày càng cao. Theo Tổ chức y tế Thế giới,
truyền thông giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Lào là một trong những nước đang phát triển, thực hiện
chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp thiết thực chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước Lào rất
quan tâm đến hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. Nghị quyết về sự
quản lý xuất bản thông tin và truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2015 của
Bộ Y tế Lào đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức
khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Truyền thông giáo dục sức khỏe là hoạt động mang tính xã hội và áp
dụng các phương pháp phù hợp để truyền thông và gây tác động đến quyết
định của mỗi cá nhân và cộng đồng, nhằm nâng cao sức khỏe, bao gồm quá
trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và từ
đó lựa chọn được cách giải quyết vấn đề sức khỏe thích hợp. Truyền thông
giáo dục sức khỏe là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài, nó tác
động đến ba lĩnh vực của đối tượng được truyền thông giáo dục sức khỏe:
kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn
đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn
đề sức khỏe, bệnh tật [1], [2].
Tại Lào, tuyến huyện là tuyến có vai trò quan trọng trong thực hiện chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trong đó có hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe. Bệnh viện huyện với chức năng chính là: khám chữa bệnh, đào

tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học… Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
cho người bệnh là một trong những hoạt động không thể thiếu của bệnh viện


2

huyện. Nếu những chức năng khác tập trung vào hoạt động chẩn đoán và điều
trị thì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe lại tập trung hoạt động nhằm
tăng cường kiến thức, nâng cao nhận thức cho người bệnh nói riêng và nhân
dân nói chung về phòng, chống các bệnh, dịch bệnh, tự chăm lo sức khỏe của
bản thân. Có thể thấy rõ là từ trước tới nay, rất nhiều hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe được thực hiện ở tuyến y tế cơ sở và tuyến huyện, trong đó
có các bệnh viện tuyến huyện của Lào, tuy nhiên vấn đề quản lý các hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe này như thế nào cho phù hợp để nâng
cao hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực thì vẫn còn là một câu hỏi đặt ra cần
được trả lời. Các nghiên cứu về hoạt động và quản lý hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe ở tuyến huyện của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
vẫn còn rất ít, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe của 3 bệnh viện huyện thuộc thủ đô Viêng
Chăn, Lào năm 2018”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động truyền thông –
giáo dục sức khỏe của 3 bệnh viện huyện Nasaythong, Xaythany,
Sangthong của thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 2018.
2. Mô tả một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động và quản lý hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe của 3 bệnh viện huyện được
nghiên cứu.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) giống như giáo dục chung,
là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của
con người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi
lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe (NCSK) cho các cá nhân, gia đình
và cộng đồng [3],[4],[19]. TT-GDSK tác động vào ba lĩnh vực kiến thức, thái
độ của đối tượng về vấn đề sức khỏe và thực hành hay cách ứng xử của đối
tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe nhằm bảo vệ và NCSK. Thực chất TTGDSK là quá trình dạy và học, là quá trình tác động theo hai chiều. Người
TT-GDSK truyền đạt những kiến thức về sức khỏe đến các đối tượng, sau đó
thu nhận các thông tin phản hồi từ các đối tượng được TT-GDSK. Đây là yếu
tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động TT-GDSK [5],[6].
Hiệu quả của TT-GDSK chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: từ phía người
được TT- GDSK với 4 nhóm yếu tố cơ bản quyết định hành vi sức khỏe và sự
thay đổi các hành vi sức khỏe của mỗi người, đó là các yếu tố về cá nhân, các
yếu tố về gia đình, các yếu tố về xã hội, các yếu tố về việc làm [18],[19],[20];
từ phía người làm TT-GDSK với các yếu tố về kiến thức, kỹ năng TT-GDSK,
phương pháp và phương tiện TT-GDSK và các yếu tố tác động lên cả hai đối
tượng của quá trình TT-GDSK, đó là yếu tố quản lý hoạt động này.
Để TT-GDSK đạt kết quả, ngoài việc vận dụng các nguyên lý giáo dục
chung cần vận dụng một số nguyên lý quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban
đầu (CSSKBĐ) [4],[15]. Một trong những nguyên lý chủ chốt được đề cập
đến đó là nguyên lý về sự tham gia của cộng đồng. Nguyên lý về sự tham gia
của cộng đồng được vận dụng thành công trong nhiều chương trình CSSKBĐ,
trong đó có các chương trình TT- GDSK và tăng cường sức khỏe ở nước Lào


4


cũng như nhiều nước khác. Cộng đồng luôn có những tiềm lực to lớn, có
nhiều sáng kiến, sáng tạo trong tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các
chương trình chăm sóc sức khỏe (CSSK). Nếu biết khai thác tốt các nguồn lực
của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải quyết nhiều vấn đề sức
khỏe, bệnh tật quan trọng của cả cá nhân và cộng đồng. Trong TT-GDSK có
thể vận động cộng đồng tham gia vào mọi quá trình, từ xác định vấn đề cần
TT-GDSK đến việc xây dựng kế hoạch, khai thác nguồn lực, thực hiện các
hoạt động giám sát, đến đánh giá kết quả và hiệu quả của chương trình.
1.2. Vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên thế giới:
Truyền thông giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì thế đã được TCYTTG xếp là nội dung số
một trong các nội dung về CSSKBĐ mà hội nghị Alma Ata năm 1978 về
CSSKBĐ đã nêu ra và là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe,
phòng chống bệnh tật cho cá nhân và cộng đồng [10].
Vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở Lào:
Ở Lào từ trước đến nay, hoạt động TT-GDSK đã được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Đảng và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào (CHDCNDL) đã nhận thấy vai trò quan trọng và quan tâm tới chăm sóc
sức khỏe từng giai đoạn để không ngừng nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Điều này được thể hiện trong sự triển khai quyết định, chỉ đạo, chính sách và
những văn bản pháp luật đã liên quan tới công tác Y tế.
Bộ Y tế chủ động trong việc tổ chức thực hiện và triển khai chính sách
quốc gia về truyền thông, trung tâm thông tin y học, giáo dục sức khỏe. Bộ Y
tế có vai trò chủ chốt phụ trách trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện
truyền thông, quảng bá thông tin về phòng bệnh, tăng cường sức khỏe. Công
việc được thực hiện song song việc điều trị có chất lượng và cung cấp sự phục



5

vụ từ trung tâm đến địa phương giúp nhân dân các bộ tộc đã hướng tới thông
tin về sức khỏe. Nội dung thông tin sức khỏe bao gồm: bệnh lây nhiễm và
không lây nhiễm, bệnh đã lây nhiễm mới nảy sinh, ngăn chặn các dịch bệnh
và các sự kiện trong tình trạng cấp cứu về lĩnh vực Y tế.
Tuy nhiên, hoạt động TT-GDSK còn gặp nhiều khó khăn và nhiều điều
thách thức như: sự xuất bản thông tin và truyền thông về giáo dục sức khỏe
còn rải rác, các hoạt động còn mang tính tự phát và chồng chéo, nội dung
chưa thống nhất về chuyên môn, một số trường hợp việc truyền thông về sức
khỏe mang tính chất lôi kéo hơn sự thật, phân phối chưa đúng đối tượng,
truyền thông giáo dục sức khỏe chưa được tổ chức một cách thường xuyên và
đều đặn. Đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, cán bộ phụ trách truyền thông giáo
dục sức khỏe từng bậc còn thiếu thốn cả số lượng và chất lượng, thiếu phương
tiện, trang thiết bị phục vụ và ngân sách trong việc hoạt động giáo dục sức
khỏe từng bậc còn hạn chế. Vì vậy sự hiểu biết của nhân dân về CSSK còn
non yếu; một số nhân dân còn mê tín dị đoan; đời sống sinh hoạt, hành vi và
thói quen không hợp vệ sinh sức khỏe dẫn đến gây hại cho sức khỏe.
Để tạo sự hiệu quả cho công việc TT-GDSK trong mọi mặt, nhất là kế
hoạch chiến lược, lập kế hoạch, sự quản lý, sự giám sát thức đẩy, kiểm tra và
đánh giá từng bậc cần:
Tăng cường sự hợp tác và phối hợp liên ngành và mọi bộ phận liên quan
trong việc tổ chức thực hiện TT-GDSK để có sự thống nhất và có hiệu quả
công việc.
Nâng cao chất lượng của thông tin và TT-GDSK. Thông tin TT – GDSK
cần thống nhất, dễ truyền tải đến đối tượng.
Củng cố kiến thức, quan điểm và thay đổi hành vi cho phù hợp nhóm đối
tượng cá nhân, gia đình và cộng đồng.
TT-GDSK không thay thế được các dịch vụ CSSK khác nhưng nó góp
phần quan trọng làm tăng hiệu quả của các dịch vụ CSSK. Đầu tư cho TT



6

-GDSK là đầu tư mang hiệu quả lâu dài, bền vững cho công tác bảo vệ và
tăng cường sức khỏe. Hơn nữa, hoạt động GDSK góp phần nâng cao dân trí
nói chung. Bộ Y tế đã xác định rõ, TT - GDSK là nhiệm vụ trước mắt và lâu
dài của ngành y tế, của mọi cán bộ y tế, GDSK đồng thời cũng là nhiệm vụ
của các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng có liên
quan đến sức khỏe của nhân dân [11].
TT-GDSK thực chất là tạo ra môi trường hỗ trợ cho quá trình thay đổi
hành vi sức khỏe của mỗi người nhằm đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất
có thể được. Giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan chặt chẽ với
quá trình thay đổi hành vi sức khỏe của mỗi người, mỗi cộng đồng. Quá trình
thay đổi hành vi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và trải qua nhiều giai
đoạn. TT-GDSK đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới thực hành các hành
vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Vai trò của TT-GDSK thể hiện rõ khi thực
hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như chương trình phòng chống
suy dinh dưỡng quốc gia, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và chương trình chăm sóc sức khỏe sinh
sản,… Đẩy mạnh TT-GDSK trong chuyển đổi hành vi nguy cơ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của các chương trình này
[12], [13].
Muốn tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cần phải thay đổi một
số lối sống và hành vi của con người, có nhiều yếu tố cấu thành hành vi, đó là
kiến thức, thái độ, niềm tin và cách thực hành của con người trong những điều
kiện nhất định. Lối sống là tập hợp các hành vi tạo nên cách sống của con
người, lối sống là biểu hiện cụ thể của hành vi liên quan đến sức khỏe như
thực hành vệ sinh cá nhân, thói quen ăn uống, tập quán sinh hoạt trong cộng
đồng, nếp sống gia đình kiểu nhà ở, giao lưu bạn bè, xã hội. Có những hành vi

thực hành qua nhiều thế hệ trở thành phong tục tập quán, các hành vi này


7

được nhiều người chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài.
Nhiều phong tục tập quán trở thành niềm tin trong cộng đồng và là lối sống
đặc trưng của từng cộng đồng [5],[8],[9].
Hiện nay chủ trương xã hội hóa công tác y tế ở Lào là một chủ trương
lớn, đó cũng là giải pháp thích hợp để tiếp tục huy động tiềm năng to lớn của
cộng đồng và các tổ chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề bệnh tật, sức
khỏe cộng đồng một cách chủ động, có tổ chức, có kế hoạch và đảm bảo tính
bền vững. Hoạt động TT-GDSK chính là hoạt động cần được xã hội hóa và
cũng là hoạt động thể hiện rõ khả năng xã hội hóa trong công tác chăm sóc
sức khỏe cộng đồng.
1.3. Các phương tiện và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe
1.3.1. Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe
Phương tiện TT-GDSK là công cụ mà người giáo dục sức khỏe sử dụng
để thực hiện một phương pháp giáo dục sức khỏe và qua đó truyền tải nội
dung giáo dục sức khỏe tới đối tượng được giáo dục sức khỏe.
Có thể chia các phương tiện giáo dục sức khỏe thành 4 loại như sau:
Phương tiện bằng lời nói
Trong thực tế, lời nói là công cụ được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả
trong giáo dục sức khỏe. Lời nói có thể là lời nói trực tiếp khi người làm giáo
dục sức khỏe nói trực tiếp với đối tượng hoặc có thể là lời nói gián tiếp khi
thông tin truyền đến đối tượng qua đài, tivi v.v…
Sử dụng lời nói có thể chuyển tải nội dung giáo dục sức khỏe một cách
linh hoạt, phù hợp với đối tượng. Lời nói rất tiện lợi, có thể sử dụng ở mọi
nơi, mọi chỗ, cho một người, một gia đình, một nhóm nhỏ hay cho nhiều
người. Tuy nhiên việc sử dụng lời nói còn phụ thuộc vào kỹ năng của người

giáo dục sức khỏe.
Phương tiện bằng chữ viết


8

Đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi để chuyển tải nhiều thông tin
khác nhau. Có rất nhiều hình thức sử dụng chữ viết như qua các bài báo, sách
chuyên đề, sách giáo khoa, tờ bướm, tờ rơi v.v …
Phương tiện bằng chữ viết có thể sử dụng cho nhiều người. Các tài liệu
in ấn thường tồn tại lâu vì vậy đối tượng có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để
hiểu rõ, có thời gian để nghiên cứu. Đối tượng tự đọc và ghi nhận các thông
tin sẽ dễ tin tưởng và nhớ lâu hơn là nếu nghe người khác nói một chiều buồn
tẻ. Phương tiện giáo dục sức khoẻ bằng chữ viết có thể lưu truyền từ người
này sang người khác nhưng chỉ sử dụng được khi đối tượng biết đọc và hiệu
quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá của đối tượng. Đôi khi
bài viết cũng có thể diễn dịch sai nội dung cần truyền đạt. Các ấn phẩm bằng
chữ viết đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để in ấn và phân phát. Các
thông tin phản hồi từ các phương tiện bằng chữ viết đôi khi ít và chậm.. Việc
điều chỉnh sửa đổi lại các nội dung qua chữ viết cần có thời gian và kinh phí.
Phương tiện tác động qua thị giác
Loại phương tiện này ngày càng phát triển trong giáo dục sức khoẻ vì nó
gây ấn tượng mạnh. Các tranh ảnh, panô, áp phích, bảng quảng cáo, mô hình,
tiêu bản, triển lãm v.v… dùng để minh hoạ làm sinh động các nội dung giáo
dục, giúp đối tượng dể cảm nhận, nhớ lâu và hình dung các vấn đề một cách dễ
dàng. Các nội dung giáo dục cần được đưa ra ngắn gọn, đơn giản thông qua
hình ảnh, có tác động đến nhiều người vì nó thường được sử dụng ở những nơi
công cộng. Khi sử dụng hình ảnh không nên đưa nhiều nội dung vào một panô,
áp phích có thể làm người xem khó hiểu. Việc sắp xếp các hình ảnh, chọn màu
sắc cũng cần theo thứ tự hợp lý, tạo thuận lợi cho tư duy lôgíc, làm đối tượng

quan tâm. Thử nghiệm trước các phương tiện tác động qua thị giác ví dụ như
các pa nô, áp phích là rất cần thiết trong mỗi chương trình TT-GDSK, nếu
không thử nghiệm trước có thể gây lãng phí kinh tế mà không có hiệu quả.
Phương tiện nghe nhìn


9

Đây là loại phương tiện giáo dục sử dụng các kỹ thuật hiện đại, trong đó
thường phối hợp cả ba loại phương tiện trên. Phương tiện này tác động trên cả
hai cơ quan thị giác và thính giác vì thế nó gây được ấn tượng sâu sắc cho đối
tượng được giáo dục như phim, vô tuyến truyền hình, video, kịch, múa rối.
Các phương tiện nghe nhìn thường gây sự hứng thú và dễ lôi cuốn sự tham
gia của nhiều người. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng sử dụng phương tiện nghe
nhìn thường đắt, sản xuất ra các phương tiện này thường đòi hỏi kỹ thuật cao,
sử dụng cần phải có điều kiện cần thiết như: điện, hội trường, máy chiếu
phim, tivi, đầu video … và cần những người biết kỹ thuật vận hành, bảo quản
và sử dụng các phương tiện.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy các phương tiện sử dụng trong giáo
dục sức khỏe rất đa dạng. Không có một loại phương tiện nào là có ưu điểm
tuyệt đối, cũng không có một loại phương tiện nào là hoàn toàn không có hiệu
quả. Vấn đề quan trọng nhất là người thực hiện TT-GDSK phải biết lựa chọn
loại phương tiện nào cho phù hợp với nội dung giáo dục, trình độ của đối
tượng, điều kiện thực tế, nguồn lực và phương tiện sẵn có của địa phương.
Tốt nhất nên sử dụng phối hợp các loại phương tiện trên hợp lý.
1.3.2. Phương pháp giáo dục sức khỏe
Phương pháp giáo dục sức khỏe là cách thức người làm giáo dục sức
khỏe thực hiện một chương trình giáo dục sức khỏe. Có hai nhóm phương
pháp giáo dục sức khỏe: Các phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp và các
phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp.

1.3.2.1. Phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp
Là các phương pháp mà người làm giáo dục sức khỏe không tiếp xúc
trực tiếp với đối tượng giáo dục, các nội dung được truyền tải tới đối tượng
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay
vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở CHDCNDL. Phương


10

pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông
thường về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân
một cách có hệ thống. Tuy nhiên các phương pháp gián tiếp thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng thường đòi hỏi phải có đầu tư ban đầu, người
sử dụng có kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng
kế hoạch khá chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để
đưa chương trình TT-GDSK vào thời gian hợp lý. Phương pháp gián tiếp chủ
yếu là quá trình phát thông tin một chiều, do đó thường tác dụng tới bước một
và hai trong quá trình thay đổi hành vi sức khỏe. Các phương tiện thông tin
đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khỏe gián
tiếp là đài phát thanh, đài truyền hình và các tài liệu được in ấn.
Truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp thông qua sử dụng phương tiện
thông tin đại chúng là phương pháp tốt nhất để phát đi nhanh các thông tin và
các sự kiện đơn giản tới số đông đối tượng trong diện bao phủ rộng. Nếu như
những thông tin gắn liền với các vấn đề sức khỏe trong thực tế và thông điệp
đã được thử nghiệm trước thì thông điệp có thể được truyền đi chính xác mà
không bị sai lệch. Tuy nhiên do các phương tiện thông tin đại chúng truyền tin
đến tất cả mọi người trong cộng đồng nên không phải là phương pháp tốt cho
các đối tượng chủ định cụ thể. Ví dụ như sử dụng phương tiện thông tin đại
chúng để chuyển những thông điệp cho người lớn mà trẻ em không nên biết,
dẫn đến có thể có các thông tin gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ em v.v…

Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng cũng sẽ khó khăn đối với những
cộng đồng không tiếp cận được với phương tiện thông tin đại chúng và có nhu
cầu sức khỏe không giống với các cộng đồng khác.
1.3.2.2. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp
Còn gọi là giáo dục sức khỏe mặt đối mặt, người giáo dục sức khỏe trực
tiếp tiếp xúc đối tượng giáo dục sức khỏe. Người giáo dục có thể nhanh chóng
nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh


11

cao trong phương pháp này. Thực hiện TT-GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả
tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. Thực
hiện các phương pháp này đòi hỏi cán bộ TT-GDSK phải được đào tạo tốt về
kỹ năng truyền thông giao tiếp như sử dụng giao tiếp bằng lời và không lời.
Các phương pháp TT-GDSK trực tiếp có tác dụng tốt nhất với bước 3, 4 và 5
của quá trình thay đổi hành vi. Trên thực tế, khi thực hiện TT-GDSK trực tiếp
có thể kết hợp với các phương tiện giáo dục sức khỏe gián tiếp để nâng cao
hiệu quả.
Đối với mục tiêu TT-GDSK, khó khăn nhất là đạt được mục tiêu thực
hành thay đổi hành vi. Các phương pháp giáo dục sức khỏe tích cực, trực tiếp,
với sự tham gia của đối tượng được giáo dục, bao gồm thảo luận nhóm, chia
sẻ kinh nghiệm, bài tập giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả hơn trong thay đổi
hành vi [14],[2],[13]. Hầu hết các thay đổi hành vi sức khỏe đều cần đến các
phương pháp TT-GDSK trực tiếp, sử dụng phương pháp dựa vào cộng đồng,
thăm hộ gia đình, thu hút các nhà lãnh đạo và sự tham gia của cộng đồng.
Nhận ra vấn đề

Truyền


thông

đại

chúng
Quan tâm
Thử nghiệm

Truyền thông trực tiếp

Áp dụng
Sơ đồ 1.1. Ảnh hưởng của các phương pháp truyền thông đến áp dụng
các đổi mới
1.3.2.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương
pháp để tăng cường hiệu quả của hoạt động TT-GDSK


12

Trong thực tế không đơn giản chỉ là sử dụng phương tiện truyền thông
đại chúng hay TT-GDSK trực tiếp. Một chương trình TT-GDSK được lập kế
hoạch tốt sẽ bao gồm việc chọn lựa cẩn thận phối hợp cả hai nhóm phương
pháp truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp để phát huy các ưu
điểm khác nhau của mỗi phương pháp [1], [15]. Ví dụ một chương trình giáo
dục phòng chống tiêu chảy có thể phối hợp các phương pháp khác nhau. Các
chương trình của đài được củng cố bằng các hoạt động trực tiếp của nhân viên
y tế cộng đồng và các tài liệu in ấn được sản xuất để hỗ trợ chương trình giáo
dục sức khỏe trực tiếp với cá nhân hay nhóm. Các phương tiện thông tin đại
chúng có thể thực hiện truyền thông vào các thời gian thích hợp như những
giai đoạn bắt đầu cao điểm của bệnh tiêu chảy xảy ra.

Nếu được lập kế hoạch tốt các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là
một phương pháp có tác động mạnh trong giáo dục nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng. Ngoài tác động riêng của mỗi chương trình theo mục tiêu, các chương
trình còn có thể tạo ra một môi trường tốt để cộng đồng hiểu và quan tâm trước
tới những chủ đề mà cán bộ sẽ tiến hành TT-GDSK trực tiếp. Khi không có
những điều kiện thuận lợi và nguồn lực để chuẩn bị một chương trình TT-GDSK
riêng, các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK vẫn có thể phối hợp sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng để chuyển tải thông điệp về sức khỏe.
Lựa chọn phương pháp TT-GDSK nào cho các chương trình TT-GDSK
cụ thể là yếu tố quan trọng quyết định kết quả của hoạt động TT-GDSK. Để
đảm bảo TT-GDSK thành công, phải thực hiện các nguyên lý của TT-GDSK.
Chương trình TT-GDSK cần được bắt đầu từ những việc làm thông thường,
cần khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình học tập và tạo ra môi
trường thuận lợi cho quá trình học tập diễn ra. Sử dụng các hình thức tuyên
truyền linh hoạt, phong phú, thích hợp với trình độ từng loại đối tượng.


13

1.4. Quản lý hoạt động TT-GDSK
1.4.1. Vai trò của quản lý hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
Quản lý để nâng cao chất lượng các hoạt động CSSKBĐ trong đó có
hoạt động TT-GDSK đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến [6], [8], [11], [16],
[17]. Quản lý hoạt động TT - GDSK cũng theo quy trình quản lý y tế chung.
Quy trình quản lý bao gồm các bước cơ bản là: Thu thập thông tin xác định
vấn đề; Chọn vấn đề ưu tiên xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch hoạt động cụ
thể, kế hoạch giám sát, đánh giá. Ngoài yêu cầu quản lý như các chương trình
chăm sóc sức khoẻ khác, cần chú ý quá trình truyền thông để quản lý tốt 3
khâu cơ bản của truyền thông.
Nguồn phát tin:

Trình độ
Tuổi và giới
Văn hoá
Ngôn ngữ
Uy tín
Kỹ năng truyền thông
giao tiếp
....

Thông điệp:
Bằng lời
Không lời
Chữ viết
Tranh ảnh
...
Kênh truyền thông
Đài, Ti vi
Báo chí
Tờ rơi
Trực tiếp
Nhóm nhỏ
Phưong tiện truyền thống:
Hát, kịch, thơ, ca dao

Người nhận:
Trình độ
Khả năng nghe nhìn
Thói quen sử dụng
Phương tiện sử dụng
phương tiện TTĐC

Nền văn hoá
Sở thích
Tuổi giới
Đặc điểm cá nhân

Sơ đồ: 1.2. Các khâu cơ bản của truyền thông


14

1.4.2. Một số nội dung quản lý đặc trưng của truyền thông giáo dục sức khỏe
1.4.2.1. Quản lý nguồn phát tin hay quản lý người thực hiện TT-GDSK
Yêu cầu cần có của người truyền thông giáo dục sức khỏe
Người TT-GDSK phải có đủ kiến thức cần thiết về những vấn đề sức
khỏe, bệnh tật cần TT-GDSK để soạn thảo các nội dung và thông điệp phù
hợp với từng loại đối tượng đích; có kiến thức về tâm lý học và khoa học
hành vi để hiểu được tình cảm, tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, quá
trình thay đổi hành vi của các đối tượng đích; có kiến thức và kỹ năng giáo
dục học và truyền thông giao tiếp; hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa xã
hội và những vấn đề kinh tế, chính trị của cộng đồng; nhiệt tình trong công
tác TT-GDSK, đó là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà mọi cán bộ y tế, cán
bộ TT-GDSK cần phải có[1],[18].
Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng
TT GDSK cho cán bộ là nội dung quan trọng của quản lý nguồn phát tin hay
quản lý người thực hiện TT-GDSK. Thực hiện TT-GDSK có hiệu quả đòi hỏi
cán bộ phải rèn luyện những kỹ năng cơ bản như giao tiếp với cá nhân và với
cộng đồng, làm việc nhóm, sử dụng phương pháp, phương tiện, nguồn lực cho
TT-GDSK hợp lý. Mở rộng quan hệ làm việc với đồng nghiệp và các ban
ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội khác cũng là kỹ năng cần có của người làm
công tác y tế cộng đồng nói chung, cũng như người thực hiện TT-GDSK cần

phải có [6], [9], [19]. Đưa hoạt động TT-GDSK lồng ghép với hoạt động khác
ở địa phương, nhất là với các hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng
là một cách quản lý khôn khéo hoạt động TT-GDSK mà nhiều chương trình
CSSKBĐ áp dụng.
Tăng cường sức khỏe có nhiều yếu tố đóng góp cho thành công của một
chương trình TT-GDSK, nhưng kiến thức và kỹ năng truyền thông, giao tiếp
của người cán bộ trực tiếp thực hiện TT-GDSK, trong đó có kỹ năng tư vấn là


15

yếu tố quyết định. Nội dung quan trọng trong quản lý nguồn phát tin thực chất
là quá trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thực hiện TT-GDSK. Nguồn
lực này là nhân tố quyết định cả số lượng và chất lượng các hoạt động TTGDSK. Để thực hiện tốt nhiệm vụ TT-GDSK, cán bộ cần được trang bị kiến
thức về y học, kiến thức về tâm lý, khoa học hành vi, khoa học giáo dục, đặc
biệt là các kiến thức và kỹ năng truyền thông giao tiếp với cá nhân, với nhóm
và với cộng đồng. Soạn thảo các thông điệp sức khỏe truyền đi như thế nào
cho phù hợp để mang lại hiệu quả, phụ thuộc vào kỹ năng của cán bộ.
1.4.2.2. Quản lý thông điệp truyền đi
Thông điệp sau khi được tạo ra cần được thử nghiệm để đảm bảo tính
chính xác, phù hợp với đối tượng và kênh chuyển tải. Thông điệp chứa đựng
những nội dung thực sự cần được chuyển tải tới đối tượng đích qua các
phương tiện truyền thông như từ ngữ, hình ảnh, mô hình, hiện vật hấp dẫn và
âm thanh. Một thông điệp chỉ có hiệu quả khi trình bày vấn đề liên quan thích
hợp, được chấp nhận và trình bày bằng phương pháp mà đối tượng hiểu được.
Muốn đưa ra thông điệp phù hợp, đòi hỏi cán bộ thực hiện TT-GDSK phải
nắm chắc các thông tin về đối tượng đích, từ đó xác định nội dung thông điệp
giáo dục, lựa chọn phương pháp giáo dục, phương tiện chuyển tải thông điệp
và nguồn lực cần thiết.
Thông điệp gửi đi phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản là đúng về mặt

khoa học, rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, hoàn chỉnh, dễ hiểu, có khả năng thực
hiện được và phù hợp với đối tượng. Soạn thảo thông điệp đạt được các yêu
cầu cơ bản không phải dễ dàng, vì thế các cán bộ phải được đào tạo để có đủ
kiến thức, thái độ, kỹ năng cũng như kinh nghiệm, uy tín thực hiện tốt nhiệm
vụ TT-GDSK.
1.4.2.3. Quản lý kênh truyền thông giáo dục sức khỏe
Lựa chọn kênh truyền thông thích hợp, tránh các yếu tố nhiễu trong quá
trình truyền đi thông điệp là những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả


16

truyền thông. Kênh truyền thông cần phù hợp, hấp dẫn và thu hút được sự chú
ý của đối tượng. Chọn kênh truyền thông phải căn cứ vào đối tượng, thời
gian, chủ đề các phương tiện và điều kiện nguồn lực sẵn có. Một yêu cầu khác
cần chú ý khi chọn kênh TT-GDSK là đảm bảo khả năng tiếp cận của đối
tượng với kênh truyền thông đó, nghĩa là phải hiểu rõ các ưu nhược điểm của
mỗi kênh truyền thông để lựa chọn cho phù hợp. Kênh truyền thông có thể
chia ra làm hai loại là kênh trực tiếp và kênh truyền thông đại chúng (TTĐC).



Kênh truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp là tất cả các hình thức truyền thông có tác động
qua lại trực tiếp giữa người TT-GDSK và người đuợc GDSK. Ưu điểm của
truyền thông trực tiếp là người lập kế hoạch hay người TT-GDSK chủ động
lựa chọn đối tượng đích, có cơ hội cho người thực hiện TT-GDSK và đối
tượng nêu câu hỏi, thảo luận, tham gia và nhận thông tin phản hồi. Truyền
thông trực tiếp giúp người truyền thông kiểm tra sự hiểu biết của đối tượng và

giải thích thêm cho đối tượng những nội dung cần thiết
Phương pháp TT-GDSK trực tiếp thường truyền thông tin chậm hơn tới
đối tượng, vì phải huy động cán hộ làm việc ở cộng đồng và cần có thời gian
các tổ chức truyền thông ở các nơi khác nhau. Nhưng ưu điểm nổi bật của
truyền thông trực tiếp là tập trung vào các nhóm chủ định, đưa ra các lời
khuyên hợp lý với nhu cầu cụ thể của họ và phát triển kỹ năng giải quyết vấn
đề, động viên, thu hút sự tham gia tích cực của đối tượng. Thông tin phản hồi
thu được nhanh, cho phép kiểm tra tác động của thông điệp và giúp xác định
cụ thể vấn đề để đưa ra giải thích bổ sung thích hợp.



Kênh truyền thông đại chúng

Kênh truyền thông đại chúng bao gồm các phương tiện truyền qua sóng
như radio và ti vi hay các ấn phẩm, internet, là phương pháp tốt nhất để phát


×