Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH về THEO dõi PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG của bà mẹ có CON dưới 1 TUỔI tại HUYỆN XAYCHĂM PHON TỈNH BOLIKHĂM XAY, CHDCND lào năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.67 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

SANTY PHANTHADALA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ THEO DÕI
PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG CỦA BÀ MẸ
CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN XAY CHĂM PHON
TỈNH BO LI KHĂM XAY, CHDCND LÀO NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ


SANTY PHANTHADALA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ THEO DÕI
PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG CỦA BÀ MẸ
CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN XAY CHĂM PHON
TỈNH BO LI KHĂM XAY, CHDCND LÀO NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: 60720301
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thị Tài

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCG

Bacillus Calmette-Guerin (bệnh lao)

CBYT
Cán bộ y tế
DPT (QUINVAXEM) Diphtheria-Tetanus-Pertussis
(bạch hầu uốn ván ho gà)
GAVI
Global Alliance for vaccines and immunizations
Hib

Haemophilus Influenza type B (cúm H, loại b)

MMR


Measles-Mumps-Rubella (sởi quai bị và sởi Đức)

OPV
PCV

Oral Polio Vaccine (Bại liệt uống)

PUSTC

Phản ứng sau tiêm chủng

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TYT
UNICEF

Trạm y tế
United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)

WHO

Pneumococcal conjugate vaccine
(Liên hợp phế cầu khuẩn)



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh truyền nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của
nhiều nước trên thế giới. Nhất là các nước đang phát triển, do bệnh truyền
nhiễm dẫn tới sự ốm đau và tử vong nhiều hơn các nguyên nhân khác. Tiêm
chủng là biện pháp ngăn ngừa sự gây bệnh hiệu quả nhất vì nó kích thích cơ
thể tạo kháng thể chống lại bệnh đó trong một khoảng thời gian hoặc suốt đời [1].
Thế kỷ XX đã đánh dấu những thành tựu to lớn mà vắc xin đem lại cho
nền y học trong việc ngăn ngừa và giảm tỷ lệ bệnh tật, khuyết tật và tử vong
[2]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có
hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên
90%, hàng năm có thể giảm đến 2-3 triệu trẻ em tử vong vì các bệnh truyền
nhiễm [3]. Ngoài những lợi ích rõ ràng về sức khỏe, tiêm chủng là một biện
pháp can thiệp y tế công cộng có chi phí thấp và hiệu quả nhất [4].
Tiêm chủng mở rộng (TCMR) lấy đối tượng trẻ em là trọng tâm, là hoạt
động dự phòng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ em [5]. Chương trình
tiêm chủng mở rộng được triền khai ở Lào từ năm 1989, được sự hỗ trợ của
WHO và UNICEF. Đến năm 1995, TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên
phạm vi cả nước. Đến nay đã có 8 loại vắc xin được đưa vào chương trình đã
góp phần quan trọng giúp nước ta thanh toán bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ
sinh và khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, ruballe, bạch
hầu, ho gà [6].
Mặc dù vắc xin là an toàn nhưng giám sát, phát hiện, báo cáo những

phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể giúp xác định nguyên nhân từ đó
đề ra những biện pháp phù hợp đồng thời sẽ tránh được những thông tin sai
lệch có thể gây mất lòng tin đối với tiêm chủng và quan trọng hơn là củng cố
lòng tin của cộng đồng đối với công tác tiêm chủng [7],[8],[9]. Việc phối hợp
cùng gia đình trong công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe của trẻ trước và sau
tiêm chủng có vai trò đảm bảo an toàn tiêm chủng; các bà mẹ có kiến thức


8

đầy đủ và thực hành đúng về theo dõi, chăm sóc trẻ trước và sau tiêm chủng
sẽ giúp sớm phát hiện một số biểu hiện bất thường sau tiêm chủng đề đưa trẻ
đến các cơ sở y tế kịp thời.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của một số các trường hợp
phản ứng sau tiêm chủng đã xảy ra một số nước trên thế giới đã ghi nhận
những trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem tại Siri Lanka
năm 2008 đã có trẻ tử vong. Năm 2012 đến 2013 có 83 trường hợp phản ứng
sau tiêm tại Ấn Độ [10],[11]. Gần đây ở Lào năm 2016 đã có trẻ tử vong sau
tiêm chủng vắc xin Quinvaxem [12]. Trong Việt Nam năm 2017 có 27 trường
hợp tai biến nặng sau tiêm chủng [51]. Những phản ứng liên quan đến vắc xin
đã làm cộng đồng và các bà mẹ lo lắng, thậm chí từ chối tiêm chủng đã tác
động trực tiếp đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em và làm tăng số trường
hợp mắc bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin [13].
Chính vì vậy, vấn đề an toàn tiêm chủng cần được quan tâm và nghiên
cứu để đưa ra các khuyến nghị đặc biệt nhằm hạn chế hậu quả xấu của các
trường hợp có phản ứng sau tiêm chủng. Tuy nhiên, tại CHDCND Lào (sau
đây gọi tắt là Lào) cho đến nay số nghiên cứu về vấn đề tiêm chủng nói chung
và an toàn tiêm chủng nói riêng còn rất hạn chế, đặc biệt là những vùng nông
thôn, xa trung tâm. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu về: Thực trạng kiến thức, thực hành về theo dõi phản ứng sau tiêm chủng

của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Xay Chăm Phon tỉnh Bo Li Khăm
Xay, CHDCND Lào năm 2018 và một số yếu tố liên quan.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1.

Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về theo dõi phản ứng sau tiêm
chủng cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Xay Chăm
Phon tỉnh Bo Li Khăm Xay, Lào năm 2018.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về theo dõi
phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ của các bà mẹ được nghiên cứu.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có
nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất
khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích
cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh [14].
Hiện nay, vắc xin không chỉ là chế phẩm từ vi sinh vật được dùng để
phòng bệnh, mà vắc xin còn được làm từ vật liệu sinh học không vi sinh vật
và dùng với các mục đích khác như: vắc xin chống khối u được làm từ các tế
bào sinh khối u, vắc xin chống thụ thai được làm từ thụ thể (receptor) của
trứng dùng để ngăn cản điều kiện thụ thai [15].

1.1.2. Phân loại vắc xin
1.1.2.1. Vắc xin giải độc tố
Các loại vắc xin được sử dụng khi một độc tố của vi khuẩn là nguyên
nhân chính của bệnh do vi sinh vật tiết ra độc tố, hoặc hóa chất độc hại. Các
nhà khoa học đã phát hiện ra rằng họ có thể làm bất hoạt độc tố bằng cách xử
lý chúng với formalin, một dung dịch formaldehyde và nước khử trùng để
biến độc tố của vi sinh vật được an toàn để sử dụng trong vắc xin như giải độc
tố như Uốn ván, Bạch hầu [16],[17].
1.1.2.2. Vắc xin tinh chế
Thay vì toàn bộ tế bào vi sinh vật, vắc xin tinh chế chỉ bao gồm các
kháng nguyên mà tạo được miễn dịch tốt nhất. Trong một số trường hợp, các
vắc xin này sử dụng các quyết định kháng nguyên-phần đặc hiệu của kháng
nguyên mà kháng thể hoặc tế bào T nhận ra và gắn vào.


10

Vắc xin tinh chế có thể chứa ở bất cứ đâu từ 1-20 kháng nguyên hoặc
nhiều kháng nguyên khác. Việc xác định kháng nguyên tốt nhất kích thích hệ
thống miễn dịch là một quá trình tốn thời gian khó khăn. Phát triển vắc xin
tinh chế bằng cách: Phát triển các loại vi khuẩn trong phòng thí nghiệm và sau
đó sử dụng hóa chất để phá vỡ nó ra và thu thập các kháng nguyên quan
trọng, hoặc có thể sản xuất các phân tử kháng nguyên từ vi khuẩn sử dụng
công nghệ DNA tái tổ hợp, như vắc xin Ho gà vô bào, Hib, phế cầu(PCV7,PCV-10,PCV-13, viêm gan B [18].
1.1.2.3. Vắc xin bất hoạt (chết)
Là vắc xin có nguồn gốc từ toàn bộ tế bào vi khuẩn, vi rút gây bệnh
được xử lý bằng hóa chất, nhiệt độ làm vi sinh vật bị chết, hoàn toàn không
còn khả năng gây bệnh. Vắc xin Ho gà toàn tế bào, bại liệt tiêm [17],[18].
1.1.2.4. Vắc xin sống giảm động lực (được làm yếu đi)
Là dạng vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh đã được làm giảm độc lực hoặc

suy yếu, sẽ nhân lên khi được đưa vào cơ thể và có đáp ứng miễn dịch gần
giống như nhiễm trùng tự nhiên. Vắc xin này dễ bị hỏng hoặc giảm hiệu lực
bởi những tác nhân lý hóa như nhiệt độ cao, ánh sáng, hóa chất hoặc kháng
thể lưu hành trong máu. Một số loại vắc xin sống giảm động lực có nguồn gốc
từ vi rút như: Sởi, Rubella, Thủy đậu, Rotavirus, Bại liệt, có nguồn gốc từ vi
khuẩn như vắc xin phòng lao (BCG) [16],[17],[18].
1.1.3. Bảo quản vắc xin
Vắc xin phải được bảo quản nghiêm ngặt trong hệ thống dây chuyền
lạnh. Nhiệt độ đảm bảo để giữ vắc xin an toàn ở tuyến huyện/xã và điểm tiêm
chủng là từ +2 độ C đến +8 độ C. Nhiệt độ nóng và lạnh ngoài khoảng an toàn
trên đều có thể làm hỏng vắc xin. Vắc xin cần phải được bảo quản liên tục
trong dây chuyền lạnh từ khi xuất xưởng cho tới điểm tiêm chủng và trong
suốt buổi tiêm chủng. Vắc xin bị phơi nhiễm với nhiệt độ cao sẽ bị mất hiệu


11

lực. Vắc xin bị đông băng thì không những gây ảnh hưởng tới hiệu lực bảo vệ
của vắc xin mà còn có thể gây ra các phản ứng không mong muốn [16].
Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ,
ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi
sáng lúc đến và buổi chiều trước khi cán bộ quản lý kho về. Không bảo quản
vắc xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh sau buổi tiêm chủng và
vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy trong dây chuyền lạnh.
Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin chỉ được sử dụng cho vắc xin.
1.1.4. Tiêm chủng
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin,
sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích kích thích cơ thể tạo ra
miễn dịch chủ động để phòng bệnh [19].
Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi tiêm

chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên thường tạo
ra kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời gian tiêm, mũi
thứ hai sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và thường là
kháng thể loại IgG. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở
mức độ cao trong thời gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm xuống nhưng
do cơ chế trí nhớ miễn dịch nên đa số trường hợp vẫn có khả năng kích thích
cơ thể đáp ứng nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh [20].
Trong suốt 200 năm qua, kể từ khi thầy thuốc người Anh - Edward Jenner
dùng vẩy đậu bò để phòng bệnh đậu mùa ở người cho đến nay, tiêm chủng đã
góp phần đáng kể vào việc phòng ngừa bệnh, kiểm soát được ít nhất 10 bệnh
chính sau đây ở nhiều khu vực trên thế giới: đậu mùa, uốn ván, sốt vàng, các
bệnh gây ra bởi Haemophilus influenza type B, bại liệt, sởi, quai bị và rubella
[11]. Tác động của việc tiêm chủng vắc xin đối với sức khỏe con người trên toàn
thế giới là vô cùng to lớn, làm giảm tỷ lệ chết cho cộng đồng [21].


12

1.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng
1.2.1. Lịch sử phát triển của chương trình tiêm chủng mở rộng trên thế
giới
Chương trình TCMR được WHO khởi xướng từ năm 1974 [22]. Đến
nay, qua 4 thập kỷ, chương trình đã mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm
chủng ở các khu vực và nhiều quốc gia khác nhau [23]. Các vắc xin phòng
lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm màng não mủ do
Haemophius influenza type B được đưa vào chương trình TCMR ở hầu hết
các nước kể cả các nước đang phát triển.
Chương trình TCMR đã góp phần đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ
tử vong của con người, đặc biệt là đối với trẻ em ở các nước đang phát triển.
Năm 2000, có 135 nước đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Năm 2006 số

mắc uốn ván sơ sinh trên toàn cầu giảm 1,55 lần so với năm 1980 [24]. Công
tác phòng chống bệnh sởi được đẩy mạnh. Số trẻ em chết vì bệnh sởi đã giảm
khoảng 80% từ 733.000 trường hợp tử vong vào năm 2000 xuống còn
164.000 vào năm 2008 [25].
Năm 2000, liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) được
thành lập nhằm hỗ trợ vắc xin cho trẻ em ở 70 quốc gia nghèo nhất thế giới. Tổ
chức GAVI đã giúp cuộc sống của trẻ em và bảo vệ sức khỏe người dân bằng
cách tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước nghèo nhất trên
thế giới [26]. Tại Việt Nam, GAVI đã hỗ trợ chương trình TCMR ở các dự án
như: triển khai tiêm vắc xin viêm gan B trong toàn quốc năm 2003, hỗ trợ đưa
vắc xin mới Quinvaxem vào Việt Nam năm 2010, đánh dấu vắc xin thứ 11 sử
dụng trong chương trình TCMR miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc.
1.2.2. Lịch sử phát triển của chương trình tiêm chủng tại Lào
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Lào từ năm 1989 do Bộ
Y Tế khởi xướng với hỗ trợ của WHO, GAVI và UNICEF. Chương trình có


13

mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1
tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến gây tử vong cao.
Sau một thời gian thí điểm (1989-1995), chương trình từng bước mở rộng dần
về cả địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Tới nay, toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên
toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với chương trình TCMR. Đến năm 2014,
đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em
được đưa vào chương trình bao gồm: vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà,
uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, thương hàn và
viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, phế cầu khuẩn liên hợp (PCV) [6].
Sau hơn 30 năm triển khai hoạt động, chương trình TCMR tại Lào đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân. Vào năm 2000, Lào chính thức được WHO
công nhận đã thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt. Đến năm 2016, tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 76%, bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng
vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ luôn đạt từ 80 đến
90%. Bệnh ho gà và bạch hầu là những bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao ở trẻ em
trước khi có chương trình TCMR, nay cũng đã được khống chế, tỷ lệ tiêm
chủng các vắc xin đó đạt 82% [6].
1.2.3. Vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
Tại Lào, đã có 8 loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ
dưới 1 tuổi hiện đang triển khai trên toàn quốc là [27]:


Vắc xin lao (BCG): Phòng bệnh Lao.



Vắc xin viêm gan B (VGB): Phòng bệnh viên gan B.



Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT): Phòng bệnh Bạch hầu, Ho
gà, Uốn ván.



Vắc xin bại liệt uống (OPV): Phòng bệnh Bại liệt



Vắc xin sởi: Phòng bệnh Sởi



14



Vắc xin uốn ván: Phòng bệnh uốn ván



Vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem): Phòng được các bệnh Bạch hầu-Ho
gà-Uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi
khuẩn Hib-Haemophilus influenzae type B.



Vắc xin Viêm não Nhật Bản

Bảng 1.1: Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi trong chương trình
TCMR của Lào (Áp dụng theo QĐ của Bộ Y tế Việt Nam năm 2010 [28])
STT
1

Tuổi tiêm
Sơ sinh

Loại vắc xin
-

2


02 tháng

-

3

03 tháng

-

4

04 tháng

-

5
6

09 tháng
18 tháng

-

7

Từ 12 tháng
tuổi


-

8
9

Từ 2 đến 5
tuổi
Từ 3 đến 10

-

Tiêm vắc xin Viêm gan B(VGB) mũi 0 trong 24
giờ đầu sau sinh
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
Tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan
B-Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
Phế cầu khuẩn liên hợp 1
Uống vắc xin bại liệt lần 1
Tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan
B-Hib mũi 2
Phế cầu khuẩn liên hợp 2
Uống vắc xin bại liệt lần 2
Tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan
B-Hib mũi 3
Phế cầu khuẩn liên hợp 3
Uống vắc xin bại liệt lần 3
Tiêm vắc xin sởi mũi 1
Tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván mũi 4
Tiêm vắc xin sởi-rubella (MR)
Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2
(hai uần sau mũi 1)
Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3
(một năm sau mũi 2)
Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)
(lần 2 sau lần một 2 tuần)
Vắc xin thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng


15

tuổi
10

nguy cơ cao)
Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ
Phụ nữ có - Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc
thai;nữ tuổi
nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.
sinh đẻ
- 1 tháng sau mũi 1
- 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau
- 1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau
- 1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

1.3. Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng
1.3.1.Chỉ định tiêm vắc xin
Chỉ định tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện đúng chỉ
định, chống chỉ định đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn [29].
1.3.2. Chống chỉ định tiêm vắc xin

Chống chỉ định tiêm vắc xin đúng lịch tiêm cheo Hướng dẫn khám sàng
lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em [29]:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần
trước (có cùng thành phần) như: sốt cao trên 39 0C kèm có giật hoặc dấu hiệu
não/màng não, tím tái, khó thở.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần
hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...)
- Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ
nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch
nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống. Không tiêm vắc xin
BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây
truyền từ mẹ sang con.


16

Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
đối với từng loại vắc xin [30],[31].
1.3.3. Các trường hợp tạm hoãn
Các trường hợp tạm hoãn được chỉ định theo Hướng dẫn khám sàng lọc
trước tiêm chủng đối với trẻ em [29]:
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 37,50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C(đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ
trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong
vòng 14 ngày.
- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.000 gam.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản
xuất đối với từng loại vắc xin [30],[31].

1.4. Phản ứng sau tiêm chủng
1.4.1. Khái niệm về phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao
gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng,
không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường
sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng [32].


17

1.4.2. Nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng do thuộc tính của vắc xin: Tác dụng phòng vệ của vắc xin là
do chúng kích thích hệ thống miễn dịch của người dùng, tổng hợp các kháng
thể, đẩy mạnh sự phá hủy vi sinh vật nhiễm hoặc trung hòa độc tố của vi
khuẩn [33]. Phản ứng tại chỗ, các triệu chứng toàn thân, sốt có thể là một
phần của phản ứng miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, một số thành phần của vắc
xin như tá dược, chất bảo quản, protein kháng nguyên (ho gà toàn tế bào)
cũng có thể gây phản ứng.
- Một số tác động trực tiếp gây ra bởi vắc xin như: phản ứng tại
chỗ và sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm DPT/IPV/Hib; phát ban kèm theo
sốt từ bảy đến mười ngày và viêm tuyến mang tai ba tuần sau khi tiêm
MMR [34].
Phản ứng do sai sót trong tiêm chủng: Sai sót khi thực hành tiêm
chủng là những lỗi gây ra trong lúc chuẩn bị tiêm chủng do kỹ thuật tiêm,
bảo quản hoặc sử dụng vắc xin. Các sai sót thường gặp trong tiêm chủng
[15] như:
- Sử dụng dụng cụ tiêm không vô khuẩn có thể gây nên áp xe, nhiễm
khuẩn huyết, lây nhiễm các bệnh qua đường máu (HIV, viêm gan B, C).
- Chuẩn bị vắc xin không đúng: pha hồi chỉnh sai dung môi, lấy nhầm
dung môi hoặc vắc xin gây phản ứng tại chỗ hoặc áp xe.

- Tiêm sai vị trí: gây phản ứng hoặc áp xe tại chỗ.


18

- Vận chuyển và bảo quản không đúng: vắc xin bị đông băng dẫn đến
mất công dụng.
- Không quan tâm đến chỉ định có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng,
không phân loại sức khỏe trước khi tiêm chủng; việc đánh giá chất lượng
vắc xin để cấp phép không đúng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên
không đủ trình độ, hoặc các thử nghiệm phân tích không được thẩm định để
đảm bảo độ tin cậy.
Trùng hợp ngẫu nhiên: Xảy ra khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân
không phải do vắc xin hoặc do sai sót trong khi tiêm chủng hay lo sợ do bị
tiêm mà do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc do nguyên nhân
khác [37]. Khi một phản ứng sau tiêm là trùng hợp ngẫu nhiên thì tình trạng
này có thể đã xảy ra ngay cả khi đối tượng chưa được tiêm chủng [34].
Do tâm lý lo sợ: xảy ra do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau, không phải do
vắc xin hoặc sai sót trong thực hành tiêm chủng [35]. Điển hình là phản ứng
dây chuyền do lo sợ tiêm vắc xin như trường hợp tại trường Trung học cơ sở
xã Cao Sơn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai có 19 học sinh có biểu hiện
đau đầu, chóng mặt và ngất xỉu sau khi tiêm vắc xin trong chiến dịch tiêm
Sởi-Rubella năm 2014 [36].
Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân gây ra phản
ứng sau tiêm chủng.
1.4.3. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng
1.4.3.1. Theo mức độ


19


a) Phản ứng thông thường sau tiêm chủng:
Bao gồm các phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ
tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt
mỏi, chán ăn) có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường. Các
phản ứng này thông thường là nhẹ và tự khỏi [39].


20

Bảng 1.2. Các phản ứng thông thường của vắc xin [30].

Vắc xin

Phản ứng phụ
tại chỗ (sưng,
đỏ, đau)

0

Sốt (>38 C)

BCG

90-95%

-

Viêm gan B


Người lớn:
15%

1-6%

Các triệu chứng toàn
thân, kích thích, khó
chịu, quấy khóc
-

Trẻ em: 5%
Hib

5-15%

2-10%

Vắc xin cúm bất hoạt

10-64%

5-12%

Vắc xin sống cúm

16-31%

Vắc xin viêm não bất hoạt

<4%


<1%

Vắc xin sống viêm não

<1%

Sởi/sởi quai bị rubella

10%

5-15%

5%(ban)

Bại liệt uống (OPV)

-

Dưới 1%

Dưới 1%

DPT-ho gà toàn tế bào

Tới 50%

Tới 50%

Tới 60%


Phế cầu không cộng hợp

~10%

~20%

~20%

<1% (>390C)
Phế cầu không cộng hợp

50%

<1% (>390C)

Uốn ván/DT/Td

~10%

~10%

Thủy đậu

7-30%

~25%

Các phản ứng nhẹ thường gặp của vắc xin, không kéo dài, các phản ứng
nhẹ không cần phải báo cáo trừ khi xảy ra nhiều hơn bình thường.



21

Như sau tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao, ghi nhận 90%-95% các
trường hợp có biểu hiện phản ứng tại chỗ tiêm, trẻ thường xuất hiện nốt nhỏ
tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần vết loét chảy mủ rồi
tự lành và để lại một sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5 mm. Điều đó chứng tỏ
trẻ đã có miễn dịch [30].
Sau tiêm vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào (DPwT) ghi
nhận trên 50% trường hợp trẻ sau tiêm có phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ,
đau), trên 50% các trường hợp có phản ứng sốt (>38 0C), khoảng 60% các
trường hợp có triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc [30].
b) Tai biến nặng
Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có
thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng (bao gồm các triệu chứng
như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt
cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở) hoặc để lại di chứng hoặc
làm người được tiêm chủng tử vong [35].
Bảng 1.3. Các phản ứng nặng và hiếm gặp sau tiêm vắc xin [30]


22

Vắc xin
BCG

Phản ứng

Thời gian xuất

hiện

Tỷ lệ trên
1.000.000 liều

- Viêm hạch có mủ

2-6 tháng

100-1000

- Viêm xương BCG

1-12 tháng

1-700

- Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa

1-12 tháng

0,19-1,56

Hib

Không

-

-


Viêm gan B

Sốc phản vệ

0-1 giờ

1,1

Viêm não Nhật
Bản (bất hoạt)

Biểu hiện thần kinh (viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên)

Sởi/Sởi-quai bị- Co giật có sốt
rubella/sởi-rubella
Giám tiểu cầu

1-2,3

6-12 ngày

330

15-35 ngày

30

Sốc phản vệ


1 giờ

1

Bệnh não

6-12 ngày

<1

Bại liệt uống (OPV) Liệt liên quan tới vắc xin

4-30 ngày

2-4

Uốn ván

Ho gà (DTP)

-

Viêm thần kinh cánh tay

2.28 ngày

5-10

-


Sốc phản vệ

0-1giờ

1-6

-

Áp xe vô trùng

1-6 tuần

6-10

- Khóc thét dai dẳng >3 giờ

1.24

- Co giật

0-3 ngày

<10.000

- Giảm trương lực cơ

0-48 giờ0-1 giờ

1000-200020


- Sốc phản vệ

0-2 ngày

0-1

- Bệnh não

giờ

<10.000


23

1.4.3.2. Theo nguyên nhân
Theo nguyên nhân, có các nguyên nhân sau [35],[37]:
- Do trùng hợp ngẫu nhiên: xảy ra sau khi tiêm chủng nhưng nguyên
nhân không phải do vắc xin hoặc sai sót trong tiêm chủng hoặc lo sợ do bị
tiêm mà do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc nguyên nhân khác.
- Do tâm lý lo sợ: xảy ra do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau, không phải do
vắc xin hoặc do vắc xin không đạt chất lượng.
- Do vắc xin: Phản ứng sau tiêm chủng xảy ra do các đặc tính cố hữu
của vắc xin hoặc do vắc xin không đạt chất lượng.
- Do sai sót trong thực hành tiêm chủng: xảy ra do sai sót trong quá
trình thực hành tiêm chủng (chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, bảo quản
và sử dụng vắc xin không đúng).
- Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân.
1.5. Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc xử trí phản ứng sau tiêm chủng
1.5.1. Hướng dẫn theo dõi chăm sóc tại trạm y tế

Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại trạm y tế ít nhất 30 phút
sau tiêm chủng. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng gồm [38]:
- Toàn trạng, tinh thần, nhịp thở, nhiệt độ, phát ban
- Dấu hiệu tại chỗ tiêm: Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm
1.5.2. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà


24

Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau
tiêm chủng. Trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em thì người theo dõi
trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi
sau tiêm chủng bao gồm [38]:
- Dấu hiệu về nhịp thở
- Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ
- Toàn trạng
- Nhiệt độ, phát ban
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)
Đối với trẻ em cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan
sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi,
điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính
mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như: khó thở, sốc
phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ
khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.
1.5.3. Hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng
Nguyên tắc: hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm
chủng [38].
Theo dõi và chăm sóc tại nhà theo nội dung trong mục 2.1 của Hướng
dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng [38], bao gồm:



25

- Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng, điều trị các triệu chứng theo chỉ định
của cán bộ y tế.
Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng và các biện pháp chăm
sóc, điều trị cụ thể:
- Sốt nhẹ (dưới 38,50C): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình
thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm
phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt
trên 38,00C.
- Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm và có
thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm
nhất, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1
tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.
- Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc
thoáng qua (tối đa 10 ngày). Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng
thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.
- Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa trên diện rộng xảy ra trong vòng 1 đến 12
tháng sau tiêm BCG và được chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi khuẩn
lao. Thông thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, cần đưa đến cơ
sở y tế để điều trị bằng thuốc chống lao.
- Hội chứng não, màng não cấp tính với đặc điểm có 2 trong 3 triệu
chứng sau: những cơn kịch phát, ý thức rối loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và
hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày cần đưa đến cơ sở y tế để
được khám, điều trị.



×