Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TRẦM cảm ở BỆNH NHÂN THOÁI hóa KHỚP gối tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.92 KB, 53 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH T HNG

THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
ĐếN TRầM CảM ở BệNH NHÂN THOáI HóA
KHớP GốI
TạI BệNH VIệN BạCH MAI

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH T HNG

THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
ĐếN TRầM CảM ở BệNH NHÂN THOáI HóA
KHớP GốI
TạI BệNH VIệN BạCH MAI
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s:


CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. Nguyn Vn Hựng
2. TS. Bựi Hi Bỡnh


HÀ NỘI – 2018
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACR

: American College of Rheumatology
(Hội thấp khớp học Mỹ)

BDI

: Beck Depression Inventory
(Thang đánh giá trầm cảm BECK)

BN

: Bệnh nhân

CES-D

: Center for Epidemiologic Studies Depression Scale
(Thang đánh giá trầm cảm)

ICD- 10


: Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

NHIS

: National Health Interview Survey
(Dữ liệu khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia)

OoL

: Quality of life
(Chất lượng cuộc sống)

RLTC

: Rối loạn trầm cảm

TC

: Trầm cảm

THK

: Thoái hóa khớp

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI.........................................3
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp...........................................................3
1.1.2. Dịch tễ học thoái hóa khớp..............................................................3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối....................3
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp.........................4
1.1.5. Phân loại thoái hóa khớp..................................................................6
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng................................................8
1.1.7. Chẩn đoán xác định........................................................................10
1.1.8. Chẩn đoán phân biệt.......................................................................11
1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM.....................................................................12
1.2.1. Đại cương về trầm cảm..................................................................12
1.2.2. Bệnh nguyên của trầm cảm............................................................13
1.2.3. Bệnh sinh của trầm cảm.................................................................13
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm.....................15
1.3. TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP..........................18
1.3.1. Dịch tễ học của trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp.................18
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp. .19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu........................................................................25
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................25
2.2.4. Các bước tiến hành........................................................................26
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................30

2.2.6. Xử lý số liệu...................................................................................31
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................31


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU............32
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới..........................................................32
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..........................................................32
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo học vấn...................................................32
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................33
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân.................................33
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo BMI (Chỉ số khối cơ thể)........................33
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm đau (VAS)............................34
3.1.8. Phân bố bệnh nhân thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn KL..........34
3.2. TỶ LỆ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI.....34
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN TRẦM CẢM............36
3.3.1. Mối liên quan giữa giới, tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân với TC.......36
3.3.2. Mối liên quan giữa THK gối với rối loạn trầm cảm......................37
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................39
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU. .39
4.1.1. Đặc điểm về giới............................................................................39
4.1.2. Đặc điểm về tuổi............................................................................39
4.1.3. Đặc điểm về học vấn......................................................................39
4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp...............................................................39
4.1.5. Đặc điểm về hôn nhân...................................................................39
4.2. ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA
KHỚP GỐI..................................................................................................39
4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu.......................39
4.2.2. Mức độ trầm cảm..........................................................................39
4.3. NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN....................................39

4.3.1. Mối liên quan giữa giới, tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân với rối loạn
trầm cảm..................................................................................................39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................40
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Đặc điểm về nghề nghiệp...........................................................33

Bảng 3.2.

Đặc điểm về hôn nhân.................................................................33

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo BMI......................................................33

Bảng 3.4.

Tỷ lệ BN THK gối có rối loạn trầm cảm theo thang PHQ-9......34

Bảng 3.5.

Mức độ trầm cảm theo thang PHQ-9..........................................35


Bảng 3.6.

Tỷ lệ trầm cảm theo giai đoạn K/L.............................................35

Bảng 3.7.

Mức độ trầm cảm theo thời gian bị thoái hóa khớp....................35

Bảng 3.8.

Mối liên quan giữa giới với trầm cảm.........................................36

Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa tuổi với trầm cảm.........................................36

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa địa dư cư trú với trầm cảm...........................36
Bảng 3.11.

Mối liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm..........................37

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hôn nhân với trầm cảm................................37
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian bị THK gối với trầm cảm.............37
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức độ đau với trầm cảm............................38
Bảng 3.15. Sự khác biệt giữa điểm WOMAC và trầm cảm..........................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp (THK) là bệnh khớp mạn tính thường gặp, ước tính ảnh
hưởng đến khoảng 15% dân số [1], và tỷ lệ này dự kiến tăng gấp đôi vào năm
2020 do dân số già và gia tăng tỷ lệ béo phì [2]. Ước tính tại Hoa Kỳ thoái
hóa khớp tăng từ 21 triệu người Mỹ trưởng thành từ 25 tuổi trở lên vào năm
1995 đến 27 triệu người trưởng thành chỉ trong một thập kỷ [2]. Tại Việt Nam
tỷ lệ thoái hóa khớp trong cộng đồng dựa trên điều tra tại một số quần thể dân
cư ở phía Bắc năm 2002 là 5.7% ở nông thôn và 4.1% ở thành thị [3].
Thoái hóa khớp đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn khớp, hình thành gai
xương và hẹp khớp không đối xứng. Những thay đổi này thường dẫn đến đau
và hạn chế sinh hoạt, lao động tạo ra gánh nặng lớn cho cá nhân, xã hội và
kinh tế [4]. Thoái hóa khớp tăng theo độ tuổi và tuổi thọ ngày càng cao sẽ làm
tăng các gánh nặng này trong tương lai. Việc điều trị hiện tại chủ yếu nhấn
mạnh vào việc giảm các triệu chứng đau và cải thiện chức năng vận động mà
chưa ngăn chặn được quá trình thoái hóa.
Hiện nay một số yếu tố ảnh hưởng đang được nghiên cứu để giải thích
sự khác biệt về các triệu chứng và những hậu quả đến chức năng vận động
khớp, trong đó trầm cảm là yếu tố được lưu tâm nhiều [5].
Trầm cảm theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm
thần và hành vi (ICD-10, 1992) [6], là một hội chứng bệnh lý của rối loạn
cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm uất, mất mọi quan tâm hay thích
thú, giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt
mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài
ít nhất là hai tuần.
Trầm cảm hay gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính đặc biệt là
bệnh thoái hóa khớp. Những bệnh nhân thoái hóa khớp được chẩn đoán mắc


2

trầm cảm thường xuyên phải đến bệnh viện, uống thuốc nhiều hơn, hiệu quả

điều trị kém hơn. Tỷ lệ trầm cảm được báo cáo dao động thấp từ 4.1% [7] tới
61.3% [8] ở những người bị thoái hóa khớp. Một phân tích gộp kiểm tra trầm
cảm trong số 10.811 người trưởng thành từ 24 nghiên cứu ước tính tỷ lệ trầm
cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp là 19.9% [9]. Chính vì vậy cần xem xét rối
loạn trầm cảm đi kèm ở những bệnh nhân thoái hóa khớp từ đó tiếp cận, quản
lý chăm sóc từng cá nhân để có kết quả điều trị tốt nhất [10].
Ở Việt Nam, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ thống về trầm cảm
ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại
bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp
gối tại bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái
hóa khớp gối.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp
Thoái hoá khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, do quá trình sinh
tổng hợp chất cơ bản của các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh
là quá trình mất sụn khớp của tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp tân
tạo [11].
1.1.2. Dịch tễ học thoái hóa khớp
Ở Mỹ ước tính khoảng 27 triệu người trưởng thành và ở Anh 8.5 triệu
người trưởng thành bị bệnh thoái hóa khớp [2]. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng
theo tuổi 13.9% người lớn từ 25 tuổi trở lên có thoái hóa ít nhất một khớp,

trong khi 33.6% người lớn từ 65 tuổi trở lên có thoái hóa khớp [12].
Dựa trên dữ liệu khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia (NHIS), dự kiến
số lượng người Mỹ bị thoái hóa khớp tăng lên gần 67 triệu người vào năm
2030 [13].
Oliveria và các cộng sự đã báo cáo tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi và giới
tính của thoái hóa khớp hông, đầu gối và tay tương ứng là 88, 240 và 100/
100.000 người - năm. Tỷ lệ thoái hóa khớp của tay, gối, hông tăng theo độ
tuổi, phụ nữ có tỷ lệ cao hơn nam giới đặc biệt sau tuổi 50 [14].
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối
1.1.3.1. Nguyên nhân thoái hóa khớp
Tổn thương cơ bản trong THK xảy ra ở sụn khớp: Có 2 giả thuyết được
đưa ra:
- Thuyết cơ học: Dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi chấn
thương gây suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất
proteoglycan (PG) trong tổ chức của sụn khớp.


4

- Thuyết tế bào: Đối với tế bào sụn: bị cứng lại do tăng áp lực, các tế bào
sụn giải phóng các enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các
chất cơ bản trong tổ chức sụn là nguyên nhân dẫn tới thoái khớp.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp
- Vai trò của các cytokine tiền viêm: Interleukin-1β (IL-1β) và yếu tố
hoại tử u (TNFα) là những cytokin tiền viêm chủ yếu dẫn đến quá trình dị hoá
trong thoái hoá khớp. IL-1β là yếu tố chính trong việc phá huỷ sụn khớp kích
hoạt các enzyme trong khi đó TNFα gây quá trình viêm.
- Vai trò của Nitric Ocid (NO): các gốc tự do tham gia quá trình dị hoá
sụn. NO được tổng hợp từ L-arginine dưới tác động của men Nitric oxide
synthase cảm ứng (NOS) các men này được tổng hợp nhanh sau khi các tế

bào bị kích thích do một cytokine nhất định. Trong thoái hoá khớp, sụn khớp
tiết nhiều NO so với sụn bình thường. NO thúc đẩy IL-1β gây THK chủ yếu
bằng cách ức chế tổng hợp các chất căn bản sợi colagen và tăng hoạt tính của
Metalloprotease.
- Thay đổi sinh hoá học và cơ học lớp xương dưới sụn: Các proteoglycan
chất căn bản bị mất dần và các lưới sợi collagen bị thoái hoá làm tổn thương
cấu trúc và sự toàn vẹn chức năng của tổ chức, làm tăng bất thường các
enzym proteolytic đặc biệt là Metalloprotease (MMPs). Bề mặt sụn bị bào
mòn dần và xơ hoá, các mảnh vỡ rơi vào dịch khớp và bị các tế bào đại thực
bào màng hoạt dịch thực bào do vậy thúc đẩy quá trình viêm.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp
Các yếu tố nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối [15]
Yếu tố nguy cơ

THK gối

Béo phì

+

Tuổi

+

Giới tính nữ

+


5


Dân tộc (so với người da trắng)
Trung Quốc

+

Kiểu gen

+

Mật độ khoáng xương

+

Hút thuốc

NA

Cơ bắp

NA

Sức mạnh cơ tứ đầu

NA

Chú thích: +, bằng chứng tốt làm tăng nguy cơ; (+), bằng chứng yếu làm
tăng nguy cơ; NA, không phù hợp hoặc không có bằng chứng về nguy cơ gia tăng;
(-), bằng chứng yếu về hiệu quả bảo vệ; -, bằng chứng tốt về hiệu quả bảo vệ.
* Ở phụ nữ, có thể liên quan đến chỉ số BMI cao hơn.

- Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất của thoái hóa khớp.
Các tài liệu hiện tại cho thấy sự liên quan giữa béo phì (BMI > 30) và
thoái hóa khớp hông ít hơn so với thoái hóa khớp gối [16]. Dữ liệu gần đây
cho thấy rằng thoái hóa khớp có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Trong
một nghiên cứu sử dụng dữ liệu NHANES III, ở những người có hội chứng
chuyển hóa nguy cơ thoái hóa khớp tăng gấp 5.26 lần ở tuổi 43.8 (tuổi trung
bình của dân số nghiên cứu) [17]. Các nghiên cứu cũng đã đề xuất các mối
liên hệ đáng kể giữa thoái hóa khớp và các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng
hạn như tăng huyết áp và cholesterol [18].
- Tuổi: Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng đáng kể theo độ tuổi [19], [20].
Mối quan hệ giữa tuổi tác và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp có thể là do
nhiều yếu tố bao gồm tổn thương oxy hóa, mỏng sụn, suy yếu cơ. Hơn nữa,
các tế bào suy giảm cân bằng nội môi do lão hóa dẫn đến phản ứng không đầy
đủ đối với stress hoặc chấn thương khớp cuối cùng tổn thương, phá hủy mô.
- Giới: Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối, háng và tay cao hơn ở phụ nữ so với
nam giới và ở phụ nữ tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian mãn kinh [21].


6

- Dân tộc và chủng tộc: Thoái hóa khớp háng và tay ít gặp hơn ở Trung
Quốc, trong nghiên cứu về thoái hóa khớp ở Bắc Kinh phụ nữ Trung Quốc có
tỷ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn so với người da trắng trong nghiên cứu
Framingham [22].
- Hút thuốc: Đã có các báo cáo mâu thuẫn về vai trò của hút thuốc trong
thoái hóa khớp. Một số nghiên cứu đã báo cáo hút thuốc có hiệu quả bảo vệ
khớp ngược lại có báo cáo cho rằng hút thuốc có nguy cơ tổn thương sụn và
đau gối trong thoái hóa khớp [23].
- Loãng xương là một rối loạn xương liên quan đến tuổi tác. Kết quả ban
đầu cho thấy mật độ xương giảm có thể bảo vệ chống lại thoái hóa khớp, các

nghiên cứu tiếp theo cho kết quả ngược lại. Đánh giá hệ thống và phân tích
tổng hợp các yếu tố nguy cơ khởi phát thoái hóa khớp gối cho thấy xuất hiện
nhiều ở phụ nữ lớn tuổi có mật độ xương tăng [24].
- Sức mạnh cơ: Yếu cơ là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hóa
khớp gối. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có cơ tứ đầu đùi yếu hơn so với
những người không có thoái hóa khớp gối [25].
- Các yếu tố nguy cơ cơ học: Chấn thương đầu gối là một trong những
yếu tố nguy cơ cao nhất cho đối với thoái hóa khớp gối. Các chấn thương cấp
tính, bao gồm gãy xương và trật khớp, tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp
và các triệu chứng cơ xương. Vận động lặp đi lặp lại các khớp, khớp chịu lực,
đi kèm với các hoạt động thể chất cụ thể, làm tăng nguy cơ phát triển thoái
hóa khớp. Các công nhân có công việc đòi hỏi phải sử dụng kìm kẹp nhiều lần
đã làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp tay [26]. Việc ngồi xổm và quỳ gối kéo
dài gây tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối [27].
1.1.5. Phân loại thoái hóa khớp
- Tùy theo nguyên nhân chia 2 loại:
+ Thoái hóa khớp nguyên phát
+ Thoái hóa khớp thứ phát


7

1.1.5.1. Thoái hóa khớp nguyên phát
- Sự lão hoá: là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau
60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, mức độ không nặng.
- Yếu tố di truyền: những yếu tố như hàm lượng collagen và khả năng
tổng hợp PG của sụn được mang tính di truyền. Mới đây đã phát hiện sự đa
dạng về hình thể của gen collagen type 2 trong một gia đình mắc bệnh thoái
hoá khớp ở giai đoạn sớm.
- Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương

do nội tiết.
1.1.5.2. Thoái hóa khớp thứ phát
Phần lớn là do các nguyên nhân cơ giới, bệnh phát sinh do những rối loạn
làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp. Bệnh gặp ở mọi lứa
tuổi (thường trẻ dưới 40), khu trú một vài vị trí, nặng và tiến triển nhanh.
- Tiền sử chấn thương: gãy xương khớp, can lệch, đứt dây chằng (khớp
vai...), tổn thương sụn chêm hoặc sau cắt sụn chêm, vi chấn thương liên tiếp
do nghề nghiệp (khớp bàn tay, khớp vai của các võ sĩ quyền anh, khớp khuỷu
của công nhân vận hành búa máy, khớp gối của vận động viên bóng rổ hoặc
cử tạ, khớp cổ chân của diễn viên balê, cột sống của thợ mỏ than)...
- Các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển: loạn sản và trật khớp háng
bẩm sinh, lồi ổ cối.
- Tiền sử phẫu thuật: Cắt sụn chêm....
- Tiền sử bệnh xương: Bệnh Paget hoặc hoại tử xương.
- Rối loạn chảy máu: 90% BN Hemophilie có tràn máu khớp, gặp ở khớp
gối, cổ chân, khuỷu tay. Tràn máu tái phát gây tăng sinh màng hoạt dịch thúc
đẩy sự tiến triển thoái hoá khớp thứ phát.
- Bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá:
+ Bệnh to đầu chi: tăng hormon quá mức làm sụn khớp dày lên, mất tính
đàn hồi chịu lực.


8

+ Bệnh Cushing và sử dụng Corticosteroid kéo dài: Corticosteroid ức
chế chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp thứ phát, kích thích hoạt động
của huỷ cốt bào và làm tăng quá trình huỷ xương dưới sụn.
+ Các tinh thể lắng đọng trong dịch khớp: tinh thể urat (bệnh Gout),
Calciumpyrophosphate dihydrate (CPPD).
+ Bệnh da xạm nâu hay alcapton niệu: do một enzym bị sai sót dẫn tới

tích tụ sắc tố trong sụn gây thoái hoá tế bào sụn.
+ Bệnh nhiễm sắc tố: có sự lắng đọng sắt trong sụn khớp và màng
hoạt dịch.
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng [28], [29]
1.1.6.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau khớp kiểu cơ học: đau thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ,
tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi.
+ Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, hết đợt có thể
hết đau, sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.
- Hạn chế vận động: các động tác của khớp bước lên hoặc xuống cầu
thang, đang ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau ...
- Biến dạng khớp: không biến dạng nhiều, biến dạng trong thoái hóa khớp
thường do mọc các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
- Các dấu hiệu khác:
- Tiếng lục khục khi vận động khớp.
- Dấu hiệu "phá rỉ khớp": là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không
quá 30 phút.
- Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.
- Teo cơ: do ít vận động.
- Tràn dịch khớp: đôi khi gặp, do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.
- Bệnh thoái hóa khớp thường không có biểu hiện toàn thân.


9

1.1.6.2. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán
- Xquang qui ước:
Có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đều.
+ Đặc xương dưới sụn: gặp ở phần đầu xương, trong phần xương đặc

thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
+ Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch.
Gai xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay
phần mềm quanh khớp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp trên Xquang của Kellgren và
Lawrence [30]
+ Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
+ Giai đoạn 2: Mọc gai xưong rõ
+ Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
+ Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn
- Chụp cộng hưởng từ - CHT (MRI): Phương pháp này có thể quan sát
được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện
được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
- Nội soi khớp (NSK)
Nội soi khớp (NSK) cho phép đánh giá rất chính xác về mức độ, tình
trạng, phạm vi và định khu được các tổn thương của sụn, màng hoạt dịch, dây
chằng ... các tổn thương không thể phát hiện được trên X quang thông thường.
Nội soi cho biết cả mức độ canci hoá của sụn khớp, điều mà khó nhìn
thấy khi chụp X quang cũng như lấy bệnh phẩm xét nghiệm. NSK còn cho
phép phân tích tổng thể phần xương dưới sụn, nhất là khi thương tổn có
chiều hướng bị loét. Đôi khi thương tổn này cứng như ngà voi mà ta có thể
cảm nhận được thông qua que thăm dò. Hoặc nhìn thấy trực tiếp bằng mắt
những mảnh sụn thoái hoá bong ra, trôi nổi trong dịch khớp.


10

+ Sinh thiết màng hoạt dịch kết hợp khi nội soi để làm các xét nghiệm
tế bào, sinh hoá, miễn dịch cho phép chẩn đoán chính xác hơn các tổn thương
bệnh lý trong khớp.

- Siêu âm khớp: có thể được quan sát gồm:
+ Hẹp khe khớp.
+ Gai xương: hình tăng âm có bóng cản liên tục với vỏ xương ở ngoại vi
của khớp.
+ Tràn dịch khớp: ở túi cùng trên trong, trên ngoài và túi cùng trên
xương bánh chè.
+ Mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp: thường gặp ở túi cùng trên xương
bánh chè, biểu hiện hình tăng âm kèm bóng cản, di động.
+ Dày bao hoạt dịch.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): phát hiện các tổn thương của sụn
khớp, tuy nhiên không thấy rõ tổn thương của màng hoạt dịch.
- Chụp xạ hình xương (Scintigraphie): hình ảnh tăng hấp thu phóng xạ
tại xương dưới sụn ở khớp thoái hoá.
1.1.6.3. Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường, số lượng
bạch cầu bình thường, CRP có thể tăng khi có viêm thứ phát màng hoạt dịch.
- Dịch khớp: Bình thường hoặc có tính chất viêm mức độ ít trong các đợt
tiến triển. Dịch thường có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có
<1000 tế bào/ 1mm3.
1.1.7. Chẩn đoán xác định
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối theo Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1991
1. Mọc gai xương ở rìa khớp (X quang)
2. Dịch khớp là dịch thoái hoá
3. Tuổi trên 38


11

4. Cứng khớp dưới 30 phút
5. Lục khục khi cử động

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5
1.1.8. Chẩn đoán phân biệt
1.1.8.1. Viêm khớp dạng thấp (VKDT)
- Viêm khớp dạng thấp thể 1 khớp
- Viêm khớp dạng thấp thể nhiều khớp
1.1.8.2. Bệnh cột sống huyết thanh âm tính
- Viêm khớp vảy nến: bệnh lý kết hợp thương tổn vảy nến ở da hoặc
móng và tình trạng viêm khớp ở chi và/hoặc cột sống.
- Bệnh Reiter: biểu hiện một tam chứng gồm viêm khớp, viêm niệu đạo,
viêm kết mạc mắt. Đôi khi kèm tổn thương ngoài da (ban đỏ dạng nốt).
- Viêm cột sống dính khớp: viêm khớp cùng chậu và cột sống, khớp
háng, gối.
1.1.8.3. Bệnh khớp liên quan đến bệnh lý ruột
- Viêm loét, đại tràng, hay gặp ở khớp gối cổ chân, đặc điểm viêm khớp
không bào mòn kết hợp viêm đại tràng.
- Bệnh Crohn: viêm khớp cùng chậu, viêm cột sống hoặc các khớp chi
dưới phối hợp với viêm loét đại tràng
1.1.8.4. Viêm khớp vi tinh thể
- Bệnh Gout: thường biểu hiện viêm khớp cấp tính ở khớp chi dưới
(khớp ngón cái, cổ chân, khớp gối). Xét nghiệm tăng acid uric máu, có tinh
thể hình kim trong dịch khớp.
- Bệnh giả Gout (Pseudogout): Có thể cùng tồn tại với thoái khớp.
Nguyên nhân do sự lắng đọng các tinh thể Calciumpyrophosphate dihydrate ở
khớp. Xquang có những vết vôi hoá ở sụn khớp. Dịch khớp có các tinh thể
hình thoi.


12

1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM

1.2.1. Đại cương về trầm cảm
- Khái niệm về trầm cảm [31]
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá
trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu ức chế cảm xúc, ức chế
tư duy, ức chế vận động.
Trầm cảm theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm
thần và hành vi (ICD-10, 1992) [6], trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của
rối loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm uất, mất mọi quan tâm
hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ
biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời
gian kéo dài ít nhất là hai tuần.
Giai đoạn trầm cảm điển hình bao gồm trầm cảm nhẹ (F32.0), trầm cảm
vừa (F32.1), trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (F32.2) và trầm
cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F32.3)
- Dịch tễ trầm cảm
Theo WHO, trầm cảm sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây chết người và làm mất khả năng duy trì cuộc sống bình thường ở
những nước đang phát triển vào năm 2020. Trầm cảm là một rối loạn phổ biến
ở cộng đồng, tỷ lệ mắc chung khoảng 3-5% dân số. Trầm cảm là bệnh đứng
hàng thứ hai sau bệnh tim mạch.
Theo Sadock (2004), tỷ lệ trầm cảm trong suốt cuộc đời là khoảng 15%,
riêng với phụ nữ tỷ lệ này là 25%. Rối loạn trầm cảm gặp ở 10% số bệnh
nhân đi khám bệnh và chiếm 15% tổng số các bệnh nhân phải nằm viện điều
trị [32]
Bệnh trầm cảm đang tăng lên trong những năm gần đây do tuổi thọ của
người dân tăng lên và do bác sĩ áp dụng những tiêu chuẩn chẩn đoán trầm
cảm chính xác nên phát hiện nhiều hơn.
1.2.2. Bệnh nguyên của trầm cảm
- Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có 3 nguyên nhân chính:



13

+ Trầm cảm nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Trầm cảm trong
phân liệt cảm xúc, trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm
cảm tái diễn, trầm cảm thoái triển…
+ Trầm cảm tâm sinh: Trầm cảm sau các sang chấn tâm thần hay hoàn
cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng…
+ Trầm cảm thực tổn: Trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các
bệnh toàn thân khác, trầm cảm do nhiễm độc ma túy, rượu.
1.2.3. Bệnh sinh của trầm cảm
1.2.3.1. Bất thường trong chất dẫn truyền thần kinh [33]
Nhiều nghiên cứu thấy có sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần
kinh trung ương như: Seretonin, Noradrenalin, Dopamine… trong máu, nước
tiểu, dịch não tủy BN trầm cảm. Điều đó cho phép chúng ta nghĩ rằng bệnh
sinh của trầm cảm có liên quan tới sự bất thường của các amin sinh học.
* Serotonine
Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh phổ biến nhất liên quan đến sinh
lý bệnh của trầm cảm. Trong bệnh trầm cảm, nồng độ serotonin tại khe synap
thần kinh ở vỏ não giảm sút rõ rệt so với người bình thường (có trường hợp
chỉ còn bằng 30% ở người bình thường).
* Noradrenalin
* Dopamine
Trong giai đoạn trầm cảm, mật độ thụ cảm thể beta-adrenergic giảm sút
đáng kể so với người bình thường. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên
thụ cảm thể beta-adrenergic có hiệu quả chống trầm cảm rõ rệt. Đây là bằng
chứng gián tiếp cho thấy vai trò của noradrenalin trong bệnh sinh trầm cảm.
Ngoài Norepinephrine và Serotonine là hai chất quan trọng có liên quan
đến trầm cảm thì Dopamine cũng được cho là có vai trò trong trầm cảm.



14

Dopamine có liên quan đến triệu chứng loạn thần trong trầm cảm. Sản phẩm
chuyển hóa chủ yếu của Dopamin là Homovanilic acid (HVA). Nhiều nghiên
cứu thấy nồng độ HVA trong dịch não tủy giảm ở bệnh nhân trầm cảm [34].
1.2.3.2. Vai trò của trục dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận
Mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm cảm đã được biết từ lâu.
Khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm có sự tăng nồng độ cortisol trong máu.
Vùng dưới đồi tiết ra CRH, chất này tác động lên tuyến yên gây giải phóng
ACTH. ACTH lại kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisol và cortisol lại
tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế phản ánh ngược. Khi nồng độ cortisol
tăng thì sẽ gây giảm tiết CRH và ACTH và ngược lại. Khi cơ chế này bị rối
loạn (trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng corticoid kéo dài) sẽ gây giảm
CRH và ACTH, từ đó gây ra trầm cảm.
1.2.3.3. Vai trò của gen di truyền
Gen di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh
trầm cảm. Nhiều tác giả cho rằng trầm cảm do rối loạn các gen điều tiết việc
sản xuất serotonin ở não dẫn đến giảm nồng độ chất này ở khe synap.
1.2.3.4. Vai trò của các yếu tố xã hội
Các chấn thương tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh của
trầm cảm. Dưới tác động lâu dài của stress, các yếu tố sinh học trong não bị
biến đổi, từ đó dẫn đến thay đổi chức năng của não.Sự thay đổi đó có thể là
thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương (Serotonin,
Noadrenalin, Dopamin…). Bên cạnh đó sự thay đổi các yếu tố sinh học của
não còn bao gồm sự tổn thương các neuron thần kinh dẫn tới giảm sự tiếp xúc
giữa các sinap. Hậu quả về lâu dài là làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, mặc dù
lúc đó có thể các stress đã kết thúc.
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm
1.2.4.1 Đặc điểm lâm sàng



15

Trầm cảm theo quan niệm cổ điển (trầm cảm điển hình) bao gồm [35], [36]:
- Cảm xúc bị ức chế: Người bệnh ảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn,
biểu hiện rõ ràng ra nét mặt và dáng điệu, nét mặt thì ủ rũ, mắt mở to, đăm
chiêu suy nghĩ hoặc rơm rớm nước mắt… Sự buồn rầu thường kèm theo uể
oải, chân tay rời rã, cảm giác khó chịu, bất an. Người bệnh nhìn sự vật cả quá
khứ, hiện tại, tương lai với màu sắc ảm đạm, thê thảm
- Tư duy bị ức chế: Quá trình liên tưởng của bệnh nhân chậm chạp, dòng
tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt ý nghĩ của mình thành lời nói. Thường xuất
hiện các ý nghĩ tự ti, hoang tưởng tự buộc tội, như bệnh nhân tự cho mình có
phẩm chất xấu, thấp hèn, có nhiều tội lỗi, không dám ăn, không dám nhìn mọi
người. Trên cơ sở những hoang tưởng tự buộc tội bệnh nhân thường có ý
tưởng và hành vi tự sát.
- Hoạt động bị ức chế: Bệnh nhân ngồi im hàng giờ, đi lại chậm chạp,
khúm núm, có thể có hoạt động rất hạn chế, đơn điệu quanh quẩn trong
phòng. Cơn buồn sâu sắc, la hét, thổn thức, khóc lóc và đột nhiên có những
hành vi tự sát và kích động trầm cảm.
Một số triệu chứng khác: Trong rối loạn trầm cảm có một số rối loạn tâm
thần khác như: Chú ý trì trệ, trí nhớ giảm, có thể gặp một số ảo tưởng hoặc ảo
giác phản ánh hoang tưởng tự buộc tội.
Về mặt cơ thể, bệnh nhân trầm cảm có chán ăn, cơ thể gầy, rối loạn bài
tiết mồ hôi, dễ bị bội nhiễm, ở nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt.
Theo ICD- 10, giai đoạn trầm cảm là một rối loạn khí sắc kéo dài ít nhất
là 2 tuần và chia giai đoạn trầm cảm thành mức độ khác nhau như: trầm cảm
nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng, thêm vào đó là kèm theo triệu chứng loạn
thần hay các triệu chứng cơ thể. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa
vào 3 triệu chứng chủ yếu và 7 triệu chứng phổ biến [37].

Triệu chứng chủ yếu:


16

1. Khí sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và
thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất 2 tuần.
Trong một số trường hợp, lo âu, buồn phiền, kích động có thể nổi bật. Sự thay
đổi cảm xúc có thể bị che lấp bởi sự cau có, lạm dụng rượu, tác phong kịch
tính và các triệu chứng sợ ám ảnh.
2. Mất mọi quan tâm và thích thú: Là triệu chứng luôn luôn xuất hiện,
bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt
động sở thích cũ, mất sự nhiệt tình, không còn cảm giác hài lòng với mọi thứ,
thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
3. Giảm năng lượng và hoạt động, tăng sự mệt mỏi: Là một triệu chứng
đặc trưng, biểu hiện phổ biến bằng mệt mỏi, yếu ớt thiếu sinh lực, các công
việc thường ngày vẫn làm thì nay thấy khó khăn và phải rất cố găng mới hoàn
thành nhưng chất lượng không cao, thậm chí phải bỏ dở. Giảm năng lượng
dẫn đến giảm hoạt động, giảm hoặc mất dục năng, ức chế nặng sẽ biểu hiện
giống trạng thái sững sờ.
Triệu chứng phổ biến:
1 Giảm sự tập trung và chú ý.
2 Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định.
3 Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
4 Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan.
5 Có ý tưởng hay hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
6 Rối loạn giấc ngủ.
7 Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng
lượng cơ thể tương ứng.
Các triệu chứng cơ thế (sinh học) của RLTC được mô tả là:

+ Mất những quan tâm thú trong những hoạt động thường ngày gây
thích thú


17

+ Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh
thường làm vui thích.
+ Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.
+ Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng.
+ Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc
kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại).
+ Giảm những cảm giác ngon miệng.
+ Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước).
+ Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.
1.2.4.2. Chẩn đoán trầm cảm
- Chẩn đoán xác định trầm cảm: Có tối thiểu 2 trong các triệu chứng
chính cộng thêm hai trong số các triệu chứng phổ biến khác. Phải có ít nhất 2
tuần để làm chẩn đoán và cũng cần có thời gian ngắn hơn nếu các triệu chứng
nặng bất thường và khởi phát nhanh.
- Chẩn đoán giai đoạn trầm cảm:
+ Chẩn đoán trầm cảm nhẹ khi có 2 hoặc 3 triệu chứng chủ yếu và 2
trong 7 triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng này làm cho bệnh nhân gặp khó
khăn trong các hoạt động xã hội, công việc hàng ngày, tuy nhiên bệnh nhân
vẫn có thể tiếp tục làm được. Trong trầm cảm mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể
có hoặc không có các triệu chứng cơ thể kèm theo.
+ Chẩn đoán trầm cảm vừa khi có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu và ít
nhất 3 trong 7 triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng này gây ra khó khăn
đáng kể cho bệnh nhân trong việc tiếp tục các chức năng xã hội, nghề nghiệp
hoặc các sinh hoạt trong gia đình, bệnh nhân có thể có hoặc không có các

triệu chứng cơ thể.
+ Chẩn đoán trầm cảm nặng khi có 3 triệu chứng chủ yếu và có ít nhất
4 trong 7 triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng này gây ra những ảnh hưởng


18

nặng nề, làm cho bệnh nhân ít có khả năng duy trì các hoạt động xã hội, nghề
nghiệp và các sinh hoạt trong gia đình. Các triệu chứng cơ thể hầu như luôn
luôn có mặt trong trầm cảm nặng.
Ngoài ra còn dựa vào có hay không có triệu chứng loạn thần mà chia
trầm cảm nặng thành 2 loại:


Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần.



Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.

Các triệu chứng loạn thần có thể là hoang tưởng bao gồm những ý
tưởng tội lỗi, nghèo đói, thấp hèn hoặc những thảm họa sắp xảy ra mà bệnh
nhân phải gánh chịu. Ảo giác có thể là ảo thanh với giọng nói phỉ báng, kết tội
bệnh nhân hoặc ảo khứu với mùi thịt thối rữa.
1.3. TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP
1.3.1. Dịch tễ học của trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp
Theo Shih M và cộng sư, 2006, tỷ lệ trầm cảm ở người lớn bị bệnh khớp
mạn tính cao hơn đáng kể so với người lớn không bị bệnh khớp (5.6% so với
1.8% và 26.2% so với 10.7%, p <0,001) [38], [39]. Một nghiên cứu dựa trên
cộng đồng của cư dân người lớn Canada báo cáo rằng những người bị bệnh

khớp mạn tính tỷ lệ trầm cảm gần gấp hai lần so với những người không bị
bệnh khớp [40]. Một nghiên cứu của Mỹ sử dụng dữ liệu NHIS 2002 ước tính
rằng 26.2% người lớn bị bệnh khớp mạn tính có trầm cảm so với 10.7% người
lớn không bị bệnh khớp [38]. Kết quả từ cuộc khảo sát Y tế Thế giới (WHO),
nghiên cứu 245.404 người tham gia từ 60 quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng tỷ
lệ trầm cảm ở bệnh nhân bệnh khớp mạn tính cao hơn đáng kể so với những
người không bị bệnh khớp 10.7% so với 3.2%, p <0,0001) [41].
Tỷ lệ trầm cảm được báo cáo dao động thấp từ 4.1% [6] tới 61.3% ở
những người bị thoái hóa khớp [7]. Một phân tích gộp kiểm tra trầm cảm


19

trong số 10.811 người trưởng thành từ 24 nghiên cứu. Phân tích gộp ước tính
tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp là 19.9% [8]. Trong phân tích phân
nhóm, nghiên cứu cũng ước tính trầm cảm phổ tùy theo loại thoái hóa khớp.
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối là 18.5% thấp hơn so với ở
bệnh nhân thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp háng 23%.
Theo Aflaki và cộng sự (2010) [42] cho thấy 65% trường hợp thoái hóa
khớp gối và 67% trường hợp thoái hóa khớp tay có trầm cảm BECK cao hơn
10. Cũng như vậy, 21% trường hợp thoái hóa khớp gối và 22.8% trường hợp
thoái hóa khớp tay có điểm số lớn hơn 19, tỷ lệ trầm cảm về mặt lâm sàng cao
hơn so với những nghiên cứu trước đây của Abdel-Nasser và cộng sự.
Theo Duarte Pereira và cộng sự, 2013 [43], tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp
gối từ giai đoạn 2 trở lên (phân loại K/L) mắc các triệu chứng trầm cảm (BDI >
14) là 19.9% và 12.6% ở bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 1 (p = 0,01).
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp
Một số tác giả trên thế giới qua các nghiên cứu đã thấy rằng trầm cảm có
liên quan đến một số yếu tố:
- Tuổi

Kết quả từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân mắc thoái
hóa khớp ở tuổi trẻ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Gignac, David và cộng
sự (2016) [44] đã tiến hành nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân thoái
hóa khớp (mẫu 370 bệnh nhân trong đó có 177 bệnh nhân thoái hóa khớp, 193
bệnh nhân khỏe mạnh ở miền nam Ontario, Canada), tuổi được chia thành 2
nhóm: tuổi trung niên (40-59 tuổi) và tuổi già (trên 60 tuổi), nghiên cứu cắt
ngang sử dụng bộ câu hỏi CES-D. Kết quả: tuổi trung bình của nhóm trung
niên là 50.8 tuổi, nhóm già là 67.8 tuổi và trầm cảm ở nhóm trung niên cao
hơn so với các nhóm già có mức độ thoái hóa khớp như nhau. Tuổi trung niên
bị thoái hóa khớp có điểm trầm cảm trung bình là 17.4 so với nhóm trung niên


×