Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

GIÁ TRỊ của bộ câu hỏi GERD q TRONG CHẨN đoán BỆNH TRÀO NGƯỢC dạ dày THỰC QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.02 KB, 43 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

BI QUANG TRUNG

GIá TRị CủA Bộ CÂU HỏI GERD Q TRONG CHẩN
ĐOáN
BệNH TRàO NGƯợC Dạ DàY - THựC QUảN
Có TổN THƯƠNG THựC QUảN

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

BI QUANG TRUNG

GIá TRị CủA Bộ CÂU HỏI GERD Q TRONG CHẩN
ĐOáN
BệNH TRàO NGƯợC Dạ DàY - THựC QUảN
Có TổN THƯƠNG THựC QUảN
Chuyờn ngnh: Ni Khoa


Mó s: 60720140
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS.BS. V Trng Khanh


HÀ NỘI – 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- DD – TQ

: Dạ dày thực quản

-

GERD

: Gastro – Esophageal reflux disease

-

GIS

: GERD Impact Scale

-

BMI

: Body Mass Index


-

NERD

: Non erosive reflux disease

-

RDQ

: Reflux Disease Questionnaire,

- TNDDTQ

: Trào ngược dạ dày thực quản

- LA

: Los Angeles

- NSAIDs

: Non Steroidal Anti Inflammatory Drugs


MỤC LỤC

PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý do dịch hoặc thức ăn từ dạ
dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng lâm sàng và/hoặc các
tổn thương, biến chứng khác [1], [2], [3].
Trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là một bệnh lý đường tiêu
hóa phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là bệnh ít dẫn đến tử
vong, nhưng có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống
hoặc có thể gây ra các biến chứng: hẹp thực quản do loét, Barret thực quản
và ung thư thực quản [4], [5], [6]. Theo một nghiên cứu tổng quan hệ thống
công bố năm 2014,người ta thấy rằng tỷ lệ GERD là 18,1% - 27,8% ở Bắc
Mỹ, 8,8% - 25,9% ở châu Âu, 2,5% - 7,8% ở Đông Á, 8,7% - 33,1% ở Trung
Đông, 11,6% ở Úc và 23,0% ở Nam Mỹ. Tỷ lệ mắc trên 1000 người-năm là
khoảng 5 trong tổng số người Anh và Mỹ, và 0,84 ở những bệnh nhi từ 1-17
tuổi ở Anh. Bằng chứng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ GERD từ năm 1995, đặc
biệt là ở Bắc Mỹ và Đông Á [7], [8].
Ở Việt Nam trong 15 năm trở lại đây tần xuất mắc bệnh TNDDTQ có
xu hướng tăng dần,theo tác giả Lê Văn Dũng tỉ lệ này là 7,8%,Quách Trọng
Đức và Trần Kiều Miên nghiên cứu trên 3302 bệnh nhân nội soi với triệu
chứng đường tiêu hóa trên thì có tới 15,4% viêm trợt thực quản [9]. Bệnh
TNDDTQ từ 30 năm nay đã được chính thức công nhận là một bệnh, không chỉ

là hội chứng như trước đây nêu trong y văn, chẩn đoán bệnh nên đề rõ: Bệnh
trào ngược dạ dày thực quản hay GERD (Gastro – Esophageal reflux disease).
Chẩn đoán bệnh TNDDTQ có thể dựa trên bệnh sử, các triệu chứng
lâm sàng, cận lâm sàng như phương pháp nội soi thực quản sinh thiết, đo độ
pH thực quản, đo áp lực đường tiêu hóa (gastrointestinal manometry), chụp
lấp lánh đồ (Scintigraphy), chụp thực quản có uống thuốc Barryt và nghiệm
pháp điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm proton [10].
Nội soi từ lâu đã là công cụ chính được sử dụng để đánh giá tình
trạng tổn thương thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ do


7

GERD. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân bị ợ nóng và trào ngược lại không
thấy hình ảnh tổn thương thực quản.Nội soi chỉ được khuyến cáo khi có
những triệu chứng báo động hay để tầm soát ở bệnh nhân có nguy cơ biến
chứng cao. Ở những trường hợp không phải thực quản Barrett, không cần nội
soi lại khi bệnh nhân không có thêm triệu chứng mới [11], [12].
Năm 2009 nghiên cứu đa trung tâm Diamond được thực hiện ở Đức,
Thụy Điển, Canada, Đan Mạch, Na – Uy, Anh đã đưa ra bảng điểm GERD Q
(các câu hỏi trong GERD Q được tổng hợp từ: RDQ – Reflux Disease
Questionnaire, GSRS – Gastrointestinal Symptom Rating Scale, GIS – GERD
Impact Scale) [9], [13], [14]
Bộ câu hỏi được xem như công cụ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày –
thực quản (GERD) đơn giản và hiệu quả có thể thay thế cho các phương pháp
thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như nội soi thực quản bằng ống mềm,
đo pH thực quản 24h, chụp XQuang thực quản có thuốc cản quang... mà vẫn
mang lại giá trị chẩn đoán và điều trị cao,đặc biệt là tại các cơ sở chăm sóc
sức khỏe ban đầu ở các nước phương tây [10].
Ở Việt Nam bộ câu hỏi GERD Q mới được ứng dụng và còn chưa phổ biến

trên thực tế lâm sàng, hơn nữa, chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc sử dụng bộ
câu hỏi GERD Q để chẩn đoán các trường hợp GERD có tổn thương thực quản.
Để góp phần vào đánh giá hiệu quả ứng dụng bộ câu hỏi GERD Q vào
thăm khám và chẩn đoán ban đầu,đồng thời phát hiện sớm các trường hợp
trào ngược dại dày có tổn thương thực quản,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Giá trị của bộ câu hỏi GERD Q trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ
dày - thực quản có tổn thương thực quản” Với những mục tiêu sau:
1.

Mô tả các hình ảnh tổn thương thực quản qua nội soi ở bệnh nhân
trào ngược dạ dày-thực quản.

2.

Đánh giá hiệu quả của bộ câu hỏi GERD Q trong việc phát hiện
các trường hợp GERD có tổn thương thực quản trên nội soi.

CHƯƠNG 1


8

TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
1946 Allison đã mô tả TNDDTQ được coi là đồng nghĩa với “hiện
tượng thoát vị khe (hiatal hernia)” gây ra một sự nóng rát gặp ở một số bệnh
nhân được phẫu thuật sửa chữa các thương tổn ở cơ hoành
1950 Berenberg và Newhauser mô tả GERD, sinh lý và cơ chế, tuy vai
trò của cơ vòng thực quản dưới (LES) còn hiểu biết rất hạn chế

2005 Ford ra danh từ Larygopharyngeal reflux (LPR) được coi là biến
chứng của GERD hay trào ngược ngoài thực quản
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Tuấn Đức (2008) đã nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và hình
ảnh nội soi TMH trong bệnh TNDDTQ ở người lớn.
Bồ Kim Phượng (2011) đã đưa ứng dụng bảng GERD Q vào chẩn đoán
TNDDTQ.
Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh (2012) nói lên được giá trị của bộ câu
hỏi GERD Q trong chẩn đoán GERD của lĩnh vực nội tiêu hóa
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Bệnh TNDDTQ là bệnh lý thường gặp và tỷ lệ mắc ở các nước trên thế
giới là khác nhau,tỷ lệ GERD là 18,1% -27,8% ở Bắc Mỹ, 8,8% -25,9% ở
châu Âu, 2,5% -7,8% ở Đông Á, 8,7% -33,1% ở Trung Đông, 11,6% ở Úc và
23,0% ở Nam Mỹ [7], [15].


9

1.3. GIẢI PHẪU THỰC QUẢN
1.3.1. Hình dạng, kích thước và vị trí
Ở người lớn, chiều dài thực quản khoảng 25 cm, đường kính ngang
trung bình 2 - 3 cm, khi giãn thực quản có 4 chỗ hẹp: Ngang vị trí sụn nhẫn,
chỗ phế quản gốc bắt chéo qua thực quản, chỗ chui qua cơ hoành và tâm vị.

Hình 1.1. Định khu và các chỗ hẹp của thực quản
1.3.2. Liên quan
1.3.3. Cấu tạo thực quản
Thực quản từ ngoài vào trong có 4 lớp: Lớp áo ngoài, lớp cơ, lớp dưới
niêm mạc và lớp niêm mạc.


Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo thực quản (cắt ngang)


10

1.3.4. Mạch và thần kinh
- Động mạch: Thực quản được cấp máu bởi động mạch giáp dưới, phần
xuống của động mạch chủ, các động mạch phế quản, động mạch vị trái và
động mạch hoành dưới.
- Tĩnh mạch: Tĩnh mạch ở phần cổ đổ vào tĩnh mạch giáp dưới, ở ngực
đổ vào tĩnh mạch đơn, bán đơn và tĩnh mạch bán đơn phụ, ở bụng đổ vào tĩnh
mạch đơn và tĩnh mạch vị trái.
- Thần kinh: Đoạn thực quản cổ được chi phối bởi các nhánh của thần
kinh thanh quản quặt ngược và các nhánh từ thần kinh giao cảm cổ, đoạn ngực
do các nhánh của thân X, đám rối thực quản, thân giao cảm và các thần kinh tạng
lớn, đoạn thực quản bụng được chi phối bởi các nhánh của hai thân X, thân giao
cảm ngực, thần kinh tạng lớn, đám rối vị trái và thần kinh hoành dưới
1.4. SINH LÝ THỰC QUẢN
Chức năng chính của thực quản là vận chuyển thức ăn từ hầu họng
xuống dạ dày và chống sự trào ngược dịch dạ dày lên phía trên. Sự vận
chuyển của thực quản được hỗ trợ bởi nhu động thực quản Hàng rào chống
trào ngược dịch dạ dày lên trên là 4 cấu trúc: cơ thắt thực quản trên, cơ thắt
thực quản dưới, van Gubaroff và góc Hiss


11

1.5. TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
1.5.1. Đại cương
Định nghĩa Montréal về GERD [15].

“GERD là tình trạng bệnh lý khi chất trong dạ dày trào ngược gây
triệu chứng khó chịu và/hoặc gây biến chứng”

Triệu chứng tại thực quản

Các hội
chứng cơ năng:
+Hội
chứng trào
ngược điển hình.
+Hội
chứng đau ngực
do trào ngược.

Các HC
tổn thương
thực quản:
+Viêm thực
quản trào ngược.
+Hẹp thực
quản.
+Thực
quản Barrett.
+ Ung thư
biểu mô tuyến.

Triệu chứng ngoài thực quản

Các triệu
chứng đi kèm đa

xác định:
+Ho do trào
ngược.
+Viêm thanh
quản do trào
ngược.
+Hen do
trào ngược.
+Mòn răng
do trào ngược.

Các bệnh
lý được nghỉ là
có liên quan:
+Viêm
họng.
+Viêm
xoang.
+Xơ hoá
phổi vô căn.
+Viêm tai
giữa tái đi tái
lại.

1.5.2. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày- thực quản:
Hiện nay, nguyên nhân gây GERD còn chưa được rõ song người ta tìm
thấy những yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi: Thường gặp nhiều ở tuổi > 40
- Giới: Nam gặp nhiều hơn Nữ
- Chế độ sinh hoạt không điều độ: Hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,

chocolate, những thức ăn có nhiều gia vị và dùng các thuốc chống viêm
không Steroide, theophylline, các thuốc chẹn kênh canxi... đều ảnh hưởng đến
khả năng TNDDTQ


12

1.5.3. Bệnh sinh các tổn thương ở thực quản do trào ngược

Hình 1.3. Trào ngược dạ dày – thực quản
1.5.4. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng thường gặp
Ợ trớ, ợ nóng, hoặc cả hai, mà thường xảy ra sau bữa ăn (nhất là sau
các bữa ăn thịnh soạn, nhiều chất béo) rất có thể là GERD. Bệnh nhân cảm
thấy nóng hoặc bỏng sau xương ức, thường liên quan đến vị trí của cơ thể, đôi
khi có tăng tiết nước bọt. triệu chứng này giảm khi dùng thuốc kháng acid.
Một số trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng GERD với đau ngực,
khản giọng, hen suyễn, hoặc ho. Đáng chú ý là một số bệnh nhân bị GERD có
thể trình bày với các triệu chứng tối thiểu hoặc không có. Biến chứng
của GERD bao gồm thực quản Barrett, hẹp thực quản, xuất huyết, hoặc thủng,
và các biến chứng ngoài thực quản như khát vọng, hen suyễn, ho mãn tính,
đau ngực, và viêm họng thanh quản. Các triệu chứng báo động (nghi ngờ ung
thư) bao gồm khó nuốt, nuốt đau, giảm cân, nôn ra máu, phân có màu đen
hoặc có máu, đau ngực, hay nghẹt thở (axit trào ngược gây ho, khàn tiếng,
hoặc khó thở). Bệnh nhân có các triệu chứng báo động yêu cầu ngay lập
tức làm các test chẩn đoán loại trừ


13


1.5.5. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
Chẩn đoán GERD trước đây theo tiêu chuẩn Rome II dựa vào thời gian
xuất hiện các triệu chứng ít nhất 12 tuần (không cần liên tục) trong 1 năm và
ít nhất 1 lần trong 1 tuần. Nhưng ngày nay thường dựa vào triệu chứng nóng
rát xảy ra từ 2 ngày trở lên trong 1 tuần, tuy nhiên nếu những triệu chứng này
ít thường xuyên thì cũng không loại trừ được bệnh.
* Theo Đồng thuận về GERD ở Châu Á- Thái Bình Dương 2002 trong
đó có kết luận: Nóng rát và hoặc ợ chua mà xảy ra sau bửa ăn là những triệu
chứng có tính đặc hiệu cao cho chẩn đoán GERD.
GERD là một bệnh phổ biến hiện tại chưa có các biện pháp chẩn đoán
được coi là tiêu chuẩn vàng, nên hiện nay trên thế giới các thầy thuốc tiêu hoá
nhất trí hỏi bệnh được coi là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán và điều
trị bước đầu. Chính vì vậy đã ra đời khá nhiều các bảng câu hỏi khác nhau.
- Bảng GIS (GERD Impact Scale): Bảng câu hỏi gồm 8 ý đo tần suất
của những triệu chứng như nóng rát và ợ chua trong tuần qua và ảnh hưởng
của chúng trong hoạt động hàng ngày, bảng này chỉ ứng dụng cho lựa chọn
điều trị hợp lý, kiểm tra việc đáp ứng với điều trị [9].
- RDQ (Reflux Disease Questionnaire): Chỉ chẩn đoán GERD nhưng
không thể biết được mức độ tổn thương cũng như những biến chứng của
GERD [10], [16], [17].
- Carlsson– Dent quesitionnaire với 7 câu hỏi về triệu chứng: Chỉ giúp
phát hiện GERD và những triệu chứng giống GERD, GERD nhưng không thể
biết được mức độ tổn thương cũng như những biến chứng của GERD. Phương
pháp này có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu chỉ 46% [10].
- Bảng GERD Q của Trung Quốc cũng cho độ nhạy 82% và độ đặc hiệu
84% nhưng chỉ được khuyến cáo cho sử dụng nghiên cứu dịch tễ.


14


- Năm 2009 nghiên cứu đa trung tâm Diamond đã đưa ra bảng điểm
GERD Q như sau [9], [18], [19]:

BỘ CÂU HỎI GERD Q
A.
1.

2.

B.
1.

2.

C.
1.

2.

Các triệu chứng khác biệt tùy theo từng người: Được cho điểm từ 0-3
Ông/ bà có thường cảm thấy bị nóng rát giữa ngực sau xương ức hay
không (ợ nóng)?
0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày




Ông/ bà có thường bị ợ nước chua hay thức ăn từ dạ dày lên cổ họng
hoặc miệng hay không (ợ chua)?

0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày




Các triệu chứng khác biệt tùy theo từng người: Được cho điểm từ 3-0
Ông/ bà có thường bị đau ở giữa vùng bụng trên hay không?
0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày




Ông/ bà có thường bị buồn nôn hay không?
0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày




Câu hỏi về mức tác động: Được cho điểm từ 0-3
Ông/ bà có thường bị khó ngủ vào ban đêm do cảm giác nóng rát sau
xương ức và/ hoặc ợ hay không?
0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày




Ông/ bà có thường phải uống thêm thuốc khác ngoài thuốc bác sĩ đã kê
toa (chẳng hạn như Phosphalugel, Maalox) để trị chứng ợ nóng và/ hoặc
ợ chua hay không?
0 ngày 1 ngày 2-3 ngày 4-7 ngày





Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi,bác sĩ sẽ tính điểm GERD Q của bệnh

nhân bằng cách cộng điểm các câu hỏi lại và xác định khả năng bị GERD của
bệnh nhân theo bảng sau:
BẢNG ĐIỂM GERDQ
Tổng

Điểm tác

điểm

động

Chẩn đoán

Viêm trợt

pH bất

(%)

thường(%)


15


0-2

Khả năng GERD thấp

0.0

0.0

3-7

Khả năng GERD thấp

21.5

31.1

48.5

53.6

60.7

62.3

8-10
11-18

<3

GERD nhẹ


≥3

GERD nặng

<3

GERD nhẹ

≥3

GERD nặng

b. Chẩn đoán xâm lấn:
Nội soi, mô bệnh học, xạ hình, đo pH 24h, chụp dạ dày thực quản có uống
Baryte, test bơm dung dịch axit của Berstein, đo áp lực thực quản... chẩn đoán
GERD và biết được mức độ tổn thương và biến chứng của GERD nhưng
thường có độ nhạy thấp, riêng phương pháp đo pH 24h có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao cho chẩn đoán GERD thì rất khó thực hiện thường xuyên [9].
c. Nội soi:
Hiện tại nội soi được xem là chuẩn để chẩn đoán mức độ lan rộng của
viêm thực quản và loại trừ những nguyên nhân khác, tuy nhiên chỉ 40-60%
những bệnh nhân với GERD có bằng chứng nội soi là viêm thực quản (được
kiểm tra thông qua test pH 24h)
- Hình ảnh tổn thương thực quản được đánh giá theo phân loại của Los
Angeles 1999.

Độ A: Có một hay nhiều tổn thương niêm mạc không dài quá 5mm,
không lan rộng giữ 2 đỉnh của 2 nếp niêm mạc.



16

Độ B: Có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc dài quá 5mm, không
lan rộng giữa 2 đỉnh của 2 nếp niêm mạc.

Độ C: Có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc nối liền giữa 2 đỉnh của 2
hoặc nhiều nếp niêm mạc nhưng không xâm phạm quá 75% chu vi thực quản.

Atlas of gastrointestinal endoscopy
Hình 1.4. Tổn thương thực quản theo độ A, B, C, D
Độ D: Có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc nối liền giữa 2 đỉnh
của 2 hoặc nhiều nếp niêm mạc xâm phạm quá 75% chu vi thực quản.
-Xác định tổn thương Barrett thực quản:
Barrett thực quản: Là sự thay thế biểu mô thực quản bình thường bằng biểu
mô trụ do trào ngược mạn tính, nhìn thấy rõ ở khu vực trên vùng nối thực quản dạ dày ≥ 1cm được khẳng định bằng mô bệnh học.
+ Barrett thực quản đoạn ngắn: Có chiều dài (cao) tổn thương <3cm.
+ Barrett thực quản đoạn dài: Có chiều dài (cao) tổn thương ≥ 3cm.


17

Thực quản bình thường

Barrett thực quản

Hình 1.5. Barrett thực quản
- Xác định tổn thương thoát vị hoành và một số tổn thương khác: Có 3
loại thoát vị khe hoành.
+ Thoát vị trượt: Gặp khoảng 25% trong đường tiêu hoá trên, hơn 80%

trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, và nội soi cho thấy không có viêm
trào ngược DD-TQ.
+ Thoát vị cạnh thực quản: Hiếm, chỉ gặp khoảng hơn 5% trong các
loại thoát vị.
+ Thoát vị trượt một phần dạ dày chui qua lỗ hoành lên lồng ngực.
Những nghiên cứu trong và ngoài nước về áp dụng bảng GERD Q
trong chẩn đoán và theo dõi điều trị:
a.

Nước ngoài:
+ Marcellus Simadibrata và cộng sự: GERD Q in Indonesian language

nghiên cứu trên 40 bệnh nhân nội soi có viêm thực quản được chẩn đoán theo
GERD Q với ngôn ngữ Indonesia, nghiên cứu này kết luận GERD Q có thể
được sử dụng cho chẩn đoán GERD dựa vào những triệu chứng [20].
+ Jonasson C và cộng sự: Nghiên cứu trên 344 bệnh nhân, tác giả kết
luận: Dựa vào triệu chứng để chẩn đoán GERD theo GERD Q (sau khi đã loại
trừ những triệu chứng báo động) làm giảm chi phí thuốc điều trị, hiệu quả vẫn


18

tốt. GERD Q có thể trang bị cho các thầy thuốc một dụng cụ nữa để chăm sóc
bệnh nhân [20].
b. Trong nước:
+ Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh (2012): Nghiên cứu trên 201 bệnh
nhân, nghiên cứu cho thấy GERD Q có tiềm năng là công cụ hỗ trợ chẩn đoán
bệnh TNDDTQ tốt tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu với giá trị điểm
cắt để chẩn đoán bệnh TNDDTQ là 6, đồng thời giúp định hướng chỉ định nội
soi để chẩn đoán mức độ viêm TNDDTQ ở các trường hợp có điểm GERD

Q ≥ 9. [18], [20]
+ Bồ Kim Phượng, Đào Văn Long nghiên cứu trên 104 bệnh nhân thấy
viêm thực quản trên nội soi có độ đặc hiệu cao 90-95% cho GERD, nhưng độ
nhạy khoảng 50%, từ đó giúp cho các bác sĩ có thể dựa vào bảng GERDQ để
theo dõi tình trạng bệnh nhân viêm thực quản ở những cơ sở chưa có máy nội
soi hoặc ở các phòng khám tư [9].

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


19

Gồm tất cả các bệnh nhân được nội soi tại Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa
bệnh viện Bạch Mai mà phát hiện có tổn thương ở thực quản trong thời gian
từ tháng 01/2019 – 08/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tuổi ≥18.
- Tất cả những bệnh nhân sau khi nội soi được chẩn đoán xác định có
tổn thương thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Ung thư thực quản,dạ dày
- Đã được chẩn đoán GERD trước đó và có can thiệp nội soi và hoặc
phẫu thuật.
- Đã phẫu thuật ở dạ dày, thực quản.
- Trào ngược DD-TQ do các nguyên nhân thực thể (tắc ruột cao, u dạ
dày, hẹp môn vị).
- Có dùng thuốc NSAIDs,Corticoid,Aspirin, ức chế bơm Proton,kháng

H2,… trong vòng 04 tuần trước khi đến khám.
- Bệnh nhân không hợp tác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang,tiến cứu
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu thuận tiện
2.2.3. Cách thức tiến hành
Nghiên cứu cắt ngang:
Tất cả các bệnh nhân nằm trong nhóm nghiên cứu được thực hiện theo
thứ tự các bước như sau:


20

Bước 1: Nội soi đường tiêu hóa trên và chọn những bệnh nhân nộ có hình ảnh
tổn thương thực quản do trào ngược.


Chuẩn bị và kiểm tra máy nội soi.



Chuẩn bị bệnh nhân:
- Tất cả những bệnh nhân nội soi đều được nhịn ăn từ đêm trước khi
nội soi ít nhất 08 giờ.
- Giải thích cho bênh nhân những khó chịu và sự hợp tác của bệnh nhân
khi soi.




Tiến hành soi cho bệnh nhân:
- Đưa ống soi qua họng vào thực quản, bơm hơi, vừa đưa ống vừa quan
sát niêm mạc thực quản từ trên xuống dưới dừng lại ở thực quản để quan sát
điểm nối dạ dày thực quản (đường Z), quan sát tổn thương thực quản: viêm
trợt, hẹp, Barrett thực quản, ung thư thực quản ..., đưa ống soi xuống dạ dày,tá
tràng, sau đó rút máy ra và quan sát lại tổn thương khi rút máy.
- Sau khi nội soi xong, nếu có tổn thương thực quản theo phân độ LA,
Barrett thì tiến hành ghi kết quả nội soi vào bệnh án nghiên cứu
Bước 2: Phỏng vấn tất cả bệnh nhân trong tiêu chuẩn.
- Bệnh nhân tự điền vào bảng câu hỏi GERD Q. Sau khi bệnh nhân hoàn
thành bộ câu hỏi GERD Q, dựa vào đó để tính tổng điểm và điểm tác động.
- Phỏng vấn ghi lại theo mẫu bệnh án nghiên cứu: Các triệu chứng cơ
năng: ợ chua, nóng rát vùng thượng vị sau xương ức, buồn nôn, nuốt khó,
nuốt nghẹn, khàn tiếng, ho.. nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử bệnh, hút thuốc lá,
uống rượu , bia,…
- Bệnh nhân được đo chiều cao và cân nặng, tính BMI.
Việc đánh giá GERDQ và đánh giá tổn thương trên nội soi được tiến
hành độc lập: để đảm bảo tính khách quan, bác sĩ nội soi hoàn toàn không biết
các thông tin lâm sàng của bệnh nhân.


21

Bước 3: Đối chiếu tổn thương ở thực quản với bảng điểm GERD Q
Tiến hành phân tích số liệu,xem xét các yếu tố liên quan,dùng đường
cong ROC xác định ngưỡng điểm GERD Q có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để
chẩn đoán các trường hợp tổn thương thực quản do GERD.
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu
-


Tuổi.

-

Giới.

-

Nghề nghiệp.

-

Triệu chứng cơ năng: Nóng rát vùng thượng vị sau xương ức, ợ chua, khó
ngủ, đau thượng vị, buồn nôn, ho khi nằm, đau rát họng, ợ hơi...

-

Tính điểm bảng GERD Q của bác sĩ và bệnh nhân.

-

Triệu chứng thực thể: Nội soi DD-TQ được đánh giá tổn thương thực quản do
trào ngược


Viêm thực quản: theo phân loại Los Angeles 1999:
+ Độ A: có một hoặc nhiều tổn thương không kéo dài quá 5 mm, không

kéo dài giữa 2 đỉnh nếp niêm mạc.

+ Độ B: có một hoặc nhiều tổn thương kéo dài quá 5 mm, không kéo dài
giữa 2 đỉnh nếp niêm mạc.
+ Độ C: có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc nối liền giữa 2 đỉnh
của 2 hay nhiều nếp niêm mạc nhưng không xâm phạm quá 75 % chu vi ống
thực quản.
+ Độ D: có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc xâm phạm quá 75 %
chu vi ống thực quản.
Barrett thực quản


-

Đối chiếu các tổn thương thực quản với bảng điểm GERD Q ở từng bệnh
nhân
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu


22

Trung tâm Nội Soi Tiêu Hóa bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ 78 Giải
phóng, Đống Đa, Hà Nội.
2.2.6. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1
năm 2019 đến tháng 8 năm 2019.
2.2.7. Phương tiện nghiên cứu
- Máy nội soi dạ dày ống mềm loại CV70 của hãng Olympus và hệ
thống Camera được nối máy vi tính để lưu lại hình ảnh tổn thương đại thể.
- Máy ảnh.
- Cân bàn nhỏ, thước đo
- Hồ sơ bệnh án.

- Bộ câu hỏi GERD Q
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
Các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng
và đồng ý hợp tác nghiên cứu. Các thông tin được khai thác trung thực.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nghiên cứu các số liệu thu thập được lập mối liên quan, tương quan
thành các bảng biểu theo mục tiêu đề tài.
Xử lý, kiểm định các số liệu theo chương trình SPSS 16.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nội soi TQ-DD


23

Có tổn thương thực quản
do trào ngược

BN tự đánh giá theo bảng GERD Q

Bác sĩ phỏng vấn,ghi hồ sơ bệnh án

Tổng điểm GERD Q

Các yếu tố liên quan

- Phân tích số liệu,tìm mối liên quan
- Vẽ đường cong ROC tìm ngưỡng điểm GERD Q có giá
trị chẩn đoàn tổn thương thực quản do GERD



24

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố tuổi
Tuổi
18-29
30-39
40-49
50-59
≥ 60
Tổng

n

Tỷ lệ %

100%

Nhận xét:
3.1.2. Giới
Bảng 3.2: Phân bố theo giới
n

Tỉ lệ %


Nam
Nữ
Tổng

100%

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Nhận xét:
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Công chức viên chức

Kết quả

Tỷ lệ %


25

Nông dân
Công nhân
Khác
Nhận xét:
3.1.4. Các yếu tố nguy cơ
3.1.4.1. Phân bố chỉ số khối cơ thể
Bảng 3.4. Phân bố BMI
BMI
n
Tỷ lệ %

Thiếu cân
<18.5
Bình thường
18.5-22.9
Thừa cân
23 – 24.9
Béo phì
≥ 25
Công thức tính BMI: BMI = cân nặng / (chiều cao * chiều cao)
Nhận xét:
3.1.4.2. Yếu tố nguy cơ uống rượu
Bảng 3.5. Nguy cơ uống rượu
n

Tỷ lệ %

Có uống rượu
Không uống rượu
Tổng

100%

Nhận xét:
3.1.4.3. Yếu tố nguy cơ hút thuốc lá
Bảng 3.6. Nguy cơ hút thuốc lá
n
Có hút thuốc
Không hút thuốc
Tổng
Nhận xét:


Tỷ lệ %
100%


×