Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

giải phẫu vùng cổ và ứng dụng trong phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.22 MB, 114 trang )

1

ỨNG DỤNG GIẢI PHẪU
VÙNG CỔ TRONG CÁC
BỆNH LÝ TMH
THƯỜNG GẶP.
BSNT :THÂN HỮU TIỆP

1. CHƯƠNG I : CÁC MỐC GIẢI PHẪU QUAN TRỌNG TRONG
PT VÙNG CỔ.
2. CHƯƠNG II: CÁC ĐƯỜNG RẠCH TRONG PHẪU THUẬT
VÙNG CỔ.
3. CHƯƠNG III: UNG THƯ THANH QUẢN HẠ HỌNG
4. CHƯƠNG IV: NẠO VÉT HẠCH CỔ
5. CHƯƠNG V: CHẨN ĐOÁN CÁC KHỐI SƯNG VÙNG CỔ.
6. CHƯƠNG VI : NANG RÒ BẨM SINH VÙNG CỔ
7. CHƯƠNG VII: BỆNH LÝ TUYẾN DƯỚI HÀM
8. CHƯƠNG VIII: BỆNH LÝ TUYẾN MANG TAI
9. CHƯƠNG IX: NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU


2

CHƯƠNG I: NHỮNG MỐC CƠ BẢN CỦA CỔ
-Ở vùng cổ có rất nhiều mạch máu thần kinh quan trọng ,trong khi phẫu
thuật đòi hỏi các phẫu thuật viên phải nắm được một số mốc cơ bản để
tìm đến mạch và thần kinh một cách chính xác và nhanh nhất ,để hạn chế
những tổn thương không mong muốn.
-Ở vùng cổ có 3 mốc lớn mà người ta hay đề cập đến đó là :
+ Mỏm ngang đốt sống đội
+ Đầu tự do của sừng lớn xương móng


+ Củ Chassaignac hay củ cảnh
Cả ba điểm này đều có đặc tính chung là đều dễ dàng tìm thấy được ,là
những điểm dễ quan sát trong giải phẫu định khu ,nhiều yếu tố giải phẫu
rất quan trọng,
MỎM NGANG ĐỐT ĐỘI
- Cần phải nhớ rằng nó nằm ở phía dưới và phía trước ,không nhô ra
sau,thân dẹt phía sau
-Một loạt sơ đồ định vị để cụ thể hoá khi đi vào lớp sâu của cổ,chúng ta
có thể dựa vào mỏm ngang đốt đội nó nằm giữa xương chũm và mỏm
trâm chũm
-Nhớ được sự hội tụ của các cơ trên mốc xương: mỏm ngang đốt đội là điểm mốc
đầu tiên của :
+ Tĩnh mạch cảnh trong và sống cổ
+ Dây thần kinh phế vị, dây dưới lưỡi và cực trên của chuỗi hạch giao cảm cổ
trên.
+ Bó mạch cảnh trong.
+ Liên quan mật thiết với động mạch chẩm và các nhánh của chúng
- Để sờ thấy cần phải định vị ngón tay ở mỏm chũm,cần phải di chuyển 1khoát
ngón tay ra sau và xuống dưới.
- Để bộc lộ cần phải có một tư thế đúng trong phẫu thuật
-Tách hoàn toàn mặt sau tuyến mang tai ra khỏi cơ ƯĐC ta sẽ nhận dạng được
tĩnh mạch cảnh ngoài và các tĩnh mạch thông nhau ở trong tuyến mang tai.
-Ngón tay cảm nhận được phần xương nhô ra của mỏm ngang đốt đội ; nó cong
và nhụt lại khi đụng chạm vào trên xườn ngoài của nó
- Nhận dạng dễ dàng và hình dáng rõ ràng , óng ánh như xà cừ
- Trên sườn trước của mỏm ngang này ta xác định được dây thần kinh gai (XI) ,nó
là yếu tố duy nhất hướng ra phía sau,và tĩnh mạch cảnh trong tạo thành một cái
lưng tròn trên phần nhô ra của mỏm ngang.



3

- Lợi ích của việc xác định mỏm ngang đốt đội vì nó là một mốc trung tâm,và
ảnh hưởng đến những phẫu thuật quan trọng của cổ từ trên xuống dưới.
- Vì vậy nó có nét đặc thù riêng,đồng thời nó là mốc sau trên và là giới hạn sâu
của phạm vi phẫu thuật khi mà nạo vét hạch cổ.
- Đối với nạo vét từ cao xuống thấp , việc đánh dấu phải luôn luôn làm trước khi
cắt tĩnh mạch cảnh trong.
- Đối với những điểm mốc liên quan,cũng dễ dàng nhận dạng được.
- Trên sơ đồ của cúp đứng dọc qua lỗ rách sau ,sẽ thấy được sự so le
(décalage)giữa lỗ rách sau và mỏm ngang đốt đội.

Mỏm ngang đốt đội và các mốc xương xunh quanh nó
1. Mỏm chũm và hình chiếu của nó (1’)
2. Mỏm ngang đốt đội và hình chiếu của nó (2’)
3. Mỏm châm và hình chiếu của nó (3’)

Mỏm ngang đốt đội và các mốc cơ liên quan
1. Cơ ức đòn chũm
2. Cơ cơ dài đầu


4

3.
4.
5.
6.
7.
8.


Cơ dài cổ
Cơ thẳng bé trước
Cơ thẳng bé trên
Mỏm ngang đốt đội
Cơ thẳng lớn trước
Cơ nâng vai (xương bả vai)

mỏm ngang đốt đội và các cơ đã bộc lộ rõ
a) Cơ ƯĐC đã cắt và vén ra sau
b) Dùng 2 écarteurs farabeuf một cái kéo cơ ƯĐC (1) lên trên và ra sau và một cái
kéo bụng sau cơ nhị thân lên trên(2)
(3)cơ trâm móng (4) cơ dài cổ (5)cơ nâng xương bả vai .

1.
2.
3.
4.
5.

Mạch xung quanh mỏm ngang đốt đội
Tĩnh mạch cảnh trong
Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh ngoài
Động mạch mặt
Bụng sau cơ nhị thân


5


6.
7.
8.
9.

Động mạch lưỡi
Động mạch chẩm
Động mạch cấp máu cho phần trên cơ
Động mạch cảnh chung

Thần kinh xung quanh đốt đội
1.Dây gai (dây XI)
2.Nhánh cổ 2(C2)
3.hạnh giao cổ cổ trên
4.Nhánh nối trên của dây gai
5.Nhánh cổ 3(C3)
6. TK lưỡi hầu
7. Hạnh giao cảm (x)
8. Động mạch chẩm
9. Động mạch cảnh ngoài
10. TK hạ thiệt
11. TK thanh quản trên
12 Động mạch cảnh trong
13 TK mặt

Những liên quan của mỏm ngang đốt sống đội với dây XI , tĩnh mạch cảnh trong
và bụng sau cơ nhị thân
1. Cơ dài đầu(musculus splenius capitis)
2. Cơ dài cổ (musculus splenius cervisis)
3. Bụng sau cơ nhị thân

4. Mỏm ngang đốt sống đội
5. Tĩnh mạch cảnh trong
6. Dây gai XI thoát ra từ lỗ rách sau(trou déchiré posterieur)


6

7. Nền sọ
8. Lớp cơ thẳng bên
9. lớp cơ gối và nền của nó
ĐẦU TỰ DO CỦA SỪNG LỚN XƯƠNG MÓNG
Nó được đánh dấu :
- Chỗ tách đôi của động mạch cảnh gốc và động mạch cảnh ngoài, có tính đặc
thù và liên quan gián tiếp tới tĩnh mạch cảnh trong và TK phế vị.
- Để cho chính xác hơn: động mạch lưỡi chạy cong lõm ra trước –dưới ôm sát
hay gần bờ tự do của sừng lớn xương móng.
- Dây thần kinh dưới lưỡi , các tĩnh mạch lưỡi chúng ôm chặt động mạch của cơ
ƯĐC (tách ra từ động mạch chẩm ) cố định ở quai của dây TK XII
- Động mạch giáp trên : lướt nhẹ phía dưới ,cùng với dây thần kinh thanh quản
trên nằm ở sâu; những nhánh trong và ngoài thường ở lớp này.
- Dây thần kinh giáp móng nằm ở trước nó .

Sừng lớn xương móng liên quan với cơ :
1. Cơ trâm móng
2. Bụng sau cơ nhị thân
3. Cơ hàm móng đã cắt , nhìn thấy cơ móng lưỡi ở dưới .
4. Cơ khít hầu dưới
5. Cơ giáp móng
6. Cơ vai móng
7. Cơ ức móng

8. Bụng trước cơ nhị thân
- Để sờ thấy cần:
1. Gạt thanh quản bằng ngón tay cùng bên sang bên cạnh để thăm dò và đẩy thanh
quản ra ngoài xa hơn .
2. Đầu các ngón tay (thao tác luân phiên), sờ thanh quản nhiều lần ở ngoài , để sờ
thấy chỗ gồ lên ở bờ sau của thanh quản.


7

3. Cần xuống bờ dưới xương hàm dưới 2 khoát ngón tay , đầu ngón tay thấy được
đầu tự do của sừng lớn xương móng .
- Vậy cần phải đẩy thanh quản ra ngoài và ra trước (hai bên và luân phiên )
để có khoảng thăm dò ở bên cạnh ; Để bộc lộ : đầu phải nằm ở tư thế thắt
động mạch cảnh ngoài ; cần phải :
mở ở bờ trước bao cơ ƯĐC ; cơ co lại ở nền tam giác cơ, hai cạnh khác nhau
được bộc lộ là bụng sau cơ nhị thân và bụng trước cơ vai móng
tam giác cổ trước hoặc tam giác cảnh (3 cạnh: bờ trước cơ UDC bụng sau cơ
nhị thân và bụng trước cơ vai móng )
là mốc căn bản để nhận dạng các yếu tố( mạch –tk) bao quanh chỗ chia đôi của
động mạch cảnh chung.

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Liên quan với động mạch

Động mạch mặt
Động mạch lưỡi
Động mạch chẩm
Động mạch cảnh ngoài
Động mạch cảnh trong
Động mạch giáp trên đi cùng động mạch thanh quản trên ( nhánh
cuối này thường dài và thon hơn )


8

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

1.
2.
3.
4.

Liên quanvới tĩnh mạch
Tĩnh mạch mặt (phía trước )
Tĩnh mạch sau hàm ( P M H).
Thân tĩnh mạch chung
Tĩnh mạch lưỡi
Tĩnh mạch cảnh trong

Tĩnh mạch giáp trên
Tĩnh mạch cảnh trước

Liên quan với thần kinh
Thần kinh dưới lưỡi
5. Nhánh chi phối cơ giáp móng (thần
kinh cơ giáp móng )
Thần kinh lưỡi
6.Thần kinh thanh quản ngoài
Thần kinh thanh quản trên
7.Thần kinh cơ vai móng trên
Thần kinh phế vị
8. Quai cổ (P N A )hoặc nhánh xuống của dây XII


9

- Ý nghĩa GP:
1. Trong diện tích tam giác chúng ta đánh dấu tam giác farabeuf (tĩnh mạch cảnh
trong , tĩnh mạch giáp lưỡi mặt và bờ dưới của bụng sau cơ 2 bụng và cơ trâm
móng ) hay (tĩnh mạch cảnh trong,thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt ,và thần kinh
XII )
2. Nhiều tam giác vùng trước cổ là mốc để tìm sừng lớn của xương móng, nó là
nơi mà ở đó động mạch cảnh ngoài và một số nhánh bên của nó tựa vào, phần
động mạch cảnh ngoài tựa vào xương móng ,được xác định bởi động mạch
lưỡi ở trên và động mạch giáp trên ở dưới
3. Liên quan giữa động mạch lưỡi và sừng lớn xương móng nói lên rằng, khi sờ
thấy sừng lớn xương móng có nghĩa là động mạch lưỡi ở đó và ngược lại.Và
cần phải nhớ rằng xung quanh nó là thần kinh dưới lưỡi,thần kinh thanh quản
trên,thần kinh giáp móng...



10

CỦ CẢNH( củ Chassaignac)
Có hai vấn đề quan trọng :
-Là một mốc gián tiếp
-Cũng là mốc trực tiếp
chúng ta không quên nó là đỉnh của tam giác cơ mà cạnh trong là cơ dài cổ ,cạnh
ngoài là cơ thang trước , hai cơ này dính vào củ cảnh bởi cân của chúng,tạo thành
hình vòng cung có màu sáng rất đặc thù,gọi là tam giác của Waldeyer.(hình)
- Nó nằm ở mỏm ngang đốt sống cổ VI (hình )

1-Củ cảnh
Vị trí của củ cảnh liên quan với các cơ xung quanh nó và với đỉnh phối

1-Cơ dài đầu
2-Cơ dài cổ
3-Cơ bậc thang trước
4-Cơ bậc thang giữa
5-Cơ bậc thang sau
6-CỦ CẢNH
7-Mỏm ngang đốt sống cổ VII
8- Xương sườn thứ nhất và lồi
củ Lisfranc(8’)
9-Đỉnh phổi.
- Để sờ thấy củ cảnh, phẫu thuật viên cần: gập cổ bệnh nhân về phía trước, giữ
một tay vào trục tạng của cổ,dùng một ngón tay trỏ để để thăm dò lớp sống cổ và
tìm một mốc nhô ra của thân xương, dễ xác định ở những bệnh nhân gầy,khó xác
định ở những người béo ,cổ ngắn.

-Để bộc lộ : rạch da dọc bờ trước cơ ƯĐC một đoạn dài khoảng 6cm ,khi xuống
dưới thì rạch theo hình móng ngựa về phía bờ dưới của sụn nhẫn,dùng pince
Farabeuf kéo cơ ƯĐC ra sau, sau khi cắt bụng trước cơ vai móng ,nhìn thấy được


11

bó mạch thần kinh,dùng ngón tay thăm dò sẽ thấy chỗ nhô ra của củ cảnh. Bao giờ
đốt sống cổ VI cũng cao hơn so với mặt phẳng trước sống.

hình 40
Củ cảnh và các mạch xung quanh nó
1 -Thân động mạch giáp cổ và các nhánh của nó :
(1’)động mạch cổ lên
(1’’)động mạch giáp dưới
(1’’’)động mạch cổ ngang
(1’’’’)động mạch vai trên
2- Động mạch đốt sống
3-Ống ngực
4-Động mạch cảnh gốc trái
5-Động mạch vú trong
6-Động mạch dưới đòn
7’-Tĩnh mạch dưới đòn
- Ý nghĩa:
1. Nó là điểm mà ta quan sát tuyến giáp và cận giáp ,xác định mốc động mạch
giáp dưới, nằm giữa nó và thanh quản là dây thần kinh thanh quản quặt ngược ,
nó định vị tuyến cận giáp trên .
2. Nó là điểm mà động mạch cảnh gốc đi qua trước nó ,động mạch đốt sống đi sau
nó , nơi mà động mạch giáp dưới đi luồn qua giữa 2 động mạch kể trên.
3. Là điểm mà thấy các tĩnh mạch : nó nằm ở vùng mà từ đó tìm thấy tĩnh mạch

giáp giữa là tĩnh mạch cản trở trong phẫu thuật vùng cổ trước và là thì cầm máu
quan trọng trong phẫu tích vùng cổ hoặc trong cắt tuyến giáp.
4. Là điểm mà ta xác định hệ bạch huyết, bên trái nó là ống ngực và bên phải là
mạch bạch huyết lớn.
5. Là điểm mà thấy được thần kinh :
 Nó có thể giúp cho việc tìm dây thần kinh hoành và ngay sát bên nó là động
mạch cổ lên .
 Xác định vị trí hạch giao cảm cổ giữa , thần kinh sống và hạch cổ ngực ( hạch
trung gian + hạch sao ( ganglion stellaire )


12

 Nó có thể có ích để vào nơi mà có dây thần kinh quặt ngược ở vùng cổ bên
giúp cho phẫu thuật viên tránh tổn thương dây này .

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Củ cảnh và liên quan với thần kinh xung quanh nó
TK X
TK hoành
Hạch giao cảm cổ giữa

Sợi liên kết hạch giao cảm
TK sống chạy phía sau động mạch đốt sống
Hạch cổ ngực và quai quanh sống
Quai Vieussens (quai giao cảm)
Hạch sao (ganglion stellarie)
Đám rối cánh tay


13

CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐƯỜNG RẠCH TRONG PHẪU THUẬT VÙNG CỔ
NGUYÊN TẮC :
- Đường vào bộc lộ tốt nhất vùng cần can thiệp
- Hạn chế các tổn thương mạch máu, thần kinh… trên đường vào
- Ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Có thể thu gọn hoặc kéo dài tùy vùng phẫu thuật cần bộc lộ.
- Rạch qua da, tổ chức dưới da, cơ bám da.
- Bóc tách theo bình diện phía dưới cơ bám da (cân cổ nông).
1- MỘT SỐ ĐƯỜNG RẠCH TRONG PHẪU THUẬT CẤP CỨU
1.1-Mở khí quản
-Đường rạch da dọc: theo đường giữa, đi từ bờ dưới sụn nhẫn cho đến phía trên
đĩa ức 1cm,và có thể kéo dài trong những trường hợp có khó khăn về giải phẫu
hoặc trong trường hợp có chấn thương.

-Đường rạch ngang:
+ Đường ngang nếp lằn cổ dưới, cách hõm ức 2 khoát ngón tay, đi từ bờ trước
cơ ức đòn chũm bên này sang bờ trước cơ ức đòn chũm bên kia.
+ Tương ứng với bờ dưới của vạt hình thang,đường rạch này thường áp dụng
trong mở khí quản thấp và là thì đầu của phẫu thuật thanh quản.



14

1.2-Mở cạnh cổ
- Đường rạch da dài khoảng 10cm dọc theo bờ trước cơ ƯĐC ,bắt đầu bờ trên sụn
giáp,đến trên khớp ức đòn 1cm,rạch cả da và cơ bám da.

1.3-Thắt động mạch cảnh ngoài
- Đường rạch dài độ 8cm ,bắt đầu từ ngang tầm góc hàm dưới và cách góc hàm về
phía sau 1cm,đường rạch chạy dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm đến ngang sụn
nhẫn.


15

2.MỘT SỐ ĐƯỜNG RẠCH TRONG NẠO VÉT HẠCH CỔ
- Trước đây người ta đã thấy được tầm quan trọng của đường rạch trong việc dự
phòng các tai biến hoại tử đã được các tác giả báo cáo về vấn đề ‘’Tai Mũi
Họng và các mạch máu lớn ở cổ” nêu bật trong hội nghị của Hội tai mũi họng
Pháp năm 1964. Cần phải chú trọng đến các trục của mạch máu ,tránh hai
đường khâu gặp nhau ở nơi tiếp xúc với động mạch cảnh,cũng như tránh
đường rạch thẳng đứng đi sát với trục của động mạch cảnh, điều này làm nhiều
người áp dụng đường rạch của Ru-Becgiê ,và nhấn mạnh sự cần thiết đi theo
bờ sau của cơ ƯĐC,từ mỏm ức tới xương đòn. Ở phía dưới rạch thêm một
đường rạch ở phía trên xương đòn để làm đỡ căng,phía trước đi tới bờ trước
của cơ và ở phía sau cơ có thể tới 1/3 giữa của xương đòn, một đường rạch thứ
ba thẳng góc với đường rạch thứ nhất ở điểm giữa đi tới khớp cằm ,tuy nhiên
chỗ gặp nhau của ba vạt ở ngay cạnh ngã ba của động mạch cảnh là nhược
điểm của đường rạch này.
- Để khắc phục nhược điểm này ,Latisepxki và Frơn năm 1960 đã mô tả một

đường rạch cong đi từ bờ sau của mỏm chũm ,đi xuống ở phía sau bờ sau cơ
ƯĐC tới cách xương đòn vài cm và đi ngược lên về phía mỏm cằm ,một
đường rạch nhỏ ,thẳng đứng đi từ điểm thấp nhất của đường rạch cong và đi tới
xương đòn .Như vậy ,điểm nối của các vạt là ở phía sau đường đi của động
mạch (Hình..)

1-Đường rạch hình sao của Môrextanh
2-Đường rạch Ru-Becgier và Taylơfe
3-Đường rạch Latisepki và Frơn


16

- Ngày nay đã có rất nhiều đường rạch đã được mô tả trong y văn,mỗi một
kiểu nó đều có những ưu và nhược điểm riêng. Có 3 kiểu đường rạch
mang nét đặc thù hay được áp dụng đó là:
1. Đường rạch Paul André: đường rạch này rất thích hợp với những phẫu thuật
tạng ở cổ như hầu,thanh quản hoặc tuyến giáp kèm theo nạo vét hạch cổ.
-Đường rạch này hay được dùng trong nạo vét hạch tiệt căn chức năng, ở trên
là cực dưới của tuyến mang tai và bờ dưới của xương hàm dưới,tận hết ở phía
trước và ngay trên hõm ức ,đường rạch lượn cong ra phía sau ở phần cơ ƯĐC
(hình vẽ)

2. Đường rạch Sébilleau-Carréga : đường rạch này tạo điều kiện thuận lợi trong
phẫu thuật vùng hàm hầu và nạo vét hạch cổ bán phần .


17

3. Đường rạch Hayes –Martin cải tiến :đường rạch này hạn chế được tổn

thương mạch máu, nạo vét hạch cổ tiệt căn cải tiến đó là cắt tĩnh mạch cảnh
trong và bảo tồn cơ ƯĐC .

4. Ngoài ra còn rất nhiều đường rạch khác ,hoặc kết hợp giữa các đường rạch tuỳ
theo yêu cầu của phẫu thuật .Ví dụ như trong nạo vét hạch cổ - tuyến mang tai
chúng ta có thể chọn đường rạch của Paul André hoặc đường rạch của MacFee

A- đường rạch kinh điển của Hayes -Martin
B-đường rạch Morestin
C-đường rạch MacFee
D- Đường rạch kinh điển của Sébilleau-Carréga
E-đường rạch kinh điển của Paul André


18

Mô tả danh giới đường rạch trong phẫu tích tiệt căn của Heavy line

Incisions for radical and modified radical neck dissections: A,hockey
stick;B, inverted hockey stick; C, fee; D, modified Schobinger; E,
Apron or bilateral hockey stick.

Incisions for selective neck dissection: lateral type. A, hockey stick;
B,bilateral hockey stick.


19

3-MỘT SỐ ĐƯỜNG RẠCH TRONG PHẪU THUẬT THĂM DÒ VÙNG
CỔ

3.1 Khối u vùng cổ giữa

A-Đường rạch hình vòng cung
A-đường rạch hướng theo chiều ngang.
A’-đường rạch nới rộng kinh điển tiếp theo A.
A’’-đường rạch phân tầng
B- Đường rạch đáy thẳng
B- đường rạch thẳng đứng
B’’-đường rạch nới rộng kiểu kinh điển tiếp theo B

3.2 Khối u vùng trên móng và phần cao của cổ


20

A-Đường rạch hình bán khuyên
B, C-Đường rạch bán khuyên nới rộng nếu chúng ta muốn nạo vét hạch cổ
C- Đường rạch bán khuyên nới rộng nếu muốn thăm dò hay tác động tuyến mang
tai kèm theo nạo vét hạch cổ
D-Đường rạch phân tầng kiểu Mac Fee.
E-Đường rạch trong cắt tuyến mang tai (đường Sébilleau)

Phẫu thuật cắt u nang giáp lưỡi


21

Đường redon trong PT tuyến mang tai

3.3 Khối u vùng nền của cổ



22

A-Đường rạch hình bán khuyên
B-Nới rộng kiểu Mac Fee
C-Nới rộng kiểu rạch hình chữ L

3.4-Phẫu thuật mở rộng để can thiệp vùng cổ bên


23

CHƯƠNG III: UNG THƯ THANH QUẢN HẠ HỌNG
A.UNG THƯ HẠ HỌNG

I. Đại cương:
1.1. Nhắc lại giải phẫu:
- Hạ họng là phần thấp của họng, giới hạn phía trên: ngang mức xương
móng, phía dưới tới miệng thực quản (bờ dưới sụn nhẫn)
- Hạ họng được chia làm 3 vùng:
+ Xoang lê ở hai bên
+ Vùng sau sụn nhẫn
+ Thành sau hạ họng
- Xoang lê có hình tháp 3 mặt:
+ Đỉnh: quay xuống dưới, ngang mức bờ dưới sụn nhẫn
+ Đáy quay lên trên, ngang mức nếp họng thanh thiệt
+ Thành ngoài: giới hạn trên: màng giáp móng, dưới: cánh sụn giáp
+ Thành trong: thanh quản( nẹp họng thanh thiệt).
+ Thành sau: thành sau hạ họng.

Nếp phễu thanh thiệt ngăn cách thanh quản với xoang lê tạo vùng rìa “maginal
area”, mặc dù thuộc thượng thanh môn nhưng các khối u vùng này được coi là khối u
hạ họng. U hạ họng từ thành trong xoang lê lan vào trong sẽ xâm lân thanh quản.


24

_Cấu tạo gồm 4 lớp: niêm mạc lót là biểu mô lát tầng, lớp sợi hình thành bởi cân
họng, lớp cơ và lớp mạc từ mạc họng miệng.
Cấp máu: Đm giáp trên, hầu lên, lưỡi.
Dẫn lưu bạch huyết của xoang lê đi theo Đm thanh quản trên tới nhóm cảnh trên,
giữa. DLBH vùng sau nhẫn phễu đổ vào hạch quanh KQ, TQ, nhóm trên vai. DLBH
vùng sau họng đổ vào hạch khoảng sau họng, nhóm cảnh giữa.
1.2. Dịch tễ:
Ung thư hạ họng hầu hết là ung thư biểu mô vảy (95%), và 70% các trường hợp
ung thư hạ họng xuất phát từ xoang lê, ung thư thành sau họng gặp 29%, và chỉ có
1% là ung thư ở vùng sau nhẫn phễu.

II. Chẩn đoán:
Hay gặp ở nam giới độ tuổi >40t, có mối liên quan chặt chẽ với 2 yếu tố nguy
cơ là hút thuốc lá, uống rượu.
Cơ năng
Do đặc điểm giải phẫu vùng hạ họng không có giới hạn rõ ràng và không đảm
nhiệm chức năng chuyên biệt như thanh quản, những khối u vùng này thường biểu
hiện triệu chứng khi nó lan rộng.
Các dấu hiệu gợi ý:
- Nuốt vướng: triệu chứng này thường xuất hiện sớm nhất nuốt vướng 1 bên dai
dẳng kéo dài, sau nuốt vướng rõ rệt không nuốt được chất đặc rồi chất lỏng và
cuối cùng tắc hoàn toàn
- Xuất hiện khối vùng cổ 1 bên

- Nuốt đau lên tai ngày càng tăng làm giảm ăn uống
- Thay đổi giọng nói thương như giọng ngậm hột thị
- Ho khạc đờm lẫn máu..
- Cuối cùng khi đến giai đoạn muộn là khó thở thanh quản thực sự
Toàn thân
Hay gặp ở những người thể trạng gầy do những người này đã có thời gian
nghiện rượu, thuốc nặng mặt khác khối u ở vùng hạ họng làm cho bệnh nhân ăn
uống kém.


25

Sút cân trong thời gian ngắn, da niêm mạc nhợt nhẹ.
Thực thể
- Soi hạ họng thanh quản: sử dụng gương soi gián tiếp hoặc optic 70 o cần chú ý
điểm sau: chu ý chất tiết ứ đọng ở hạ họng đặc biệt là đáy xoang lê, và tình trạng
niêm mạc ở các vị trí hay gặp của ung thư hạ họng như là vùng rìa, thành trên
ngoài xoang lê, sụn phễu. Khi đã có tổn thương nghi ngờ ung thư cần đánh giá
chính xác về vị trí, kích thước và sự lan tràn của khối u ra các vùng xung quanh,
bên cạnh đó cần đánh giá sự di động của dây thanh và sụn phễu cũng như tình
trạng của đường thở.
- Thăm khám vùng cổ có vài hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán và tiên
lượng
+ Thăm khám hạch cổ: khám tỷ mỷ từng bên, đánh giá về vị trí, kích thước, số
lượng, mật độ, và sự di động so với da và các cấu trúc xung quanh
+ Thăm khám để phát hiện sự lan tràn của khối u: Lan tràn ra phía trước cần đánh
giá sụn giáp, khoang giáp móng thanh thiệt, lan tràn ra phía sau cân khám dấu hiệu
lọc cọc thanh quản - cột sống.
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định: Sinh thiết khối u để làm GPB

- Xét nghiệm và thủ thuật giúp đánh giá sự lan tràn của khối u:
+ Sử dụng ống mềm đánh giá sự lan tràn của khối u theo bình diện đứng dọc tuy
nhiên việc soi ống mền cũng gặp khó khăn và hạn chế khi khối u đã lan rộng
chúng ta không thể đưa ống mềm xuống sâu được và không đánh giá được tình
trạng của miệng thực quản
+ Soi ống cứng: giúp đánh giá được chính xác hơn sự lan tràn của khối u và đặc
biệt giúp ta sinh thiết làm giải phẫu bệnh
+ Chụp XQuang cổ nghiêng: đánh giá sơ bộ tình trạng khói u và thanh quản
+ Chụp CLVT: Đánh giá được vị trí, kích thước của khối u, sự lan tràn của khối u
sang các thành phần lân cận đặc biệt là 1 số vùng chúng ta không thể đánh giá
được bằng lâm sàng: Khoang giáp móng thanh thiệt, khoang quanh thanh môn,
sụn giáp. Ngoài ra chụp cắt lớp vi tính còn có vài trò quan trọng trong việc đánh


×