Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nôi SOI SAU PHÚC mạc tạo HÌNH NIỆU QUẢN SAU TĨNH MẠCH CHỦ dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.35 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG VĂN HẬU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NÔI SOI
SAU PHÚC MẠC TẠO HÌNH NIỆU QUẢN
SAU TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG VĂN HẬU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NÔI SOI
SAU PHÚC MẠC TẠO HÌNH NIỆU QUẢN
SAU TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI
Chuyên ngành : Ngoại khoa


Mã số

: 62720126

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
Chủ tich hội đồng

Người hướng dẫn khoa hoc:

PGS.TS. Vũ Nguyễn Khải Ca

PGS.TS. Đỗ Trường Thành

Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. Đỗ Trường Thành


HÀ NỘI - 2016
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016.

BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Họ và tên: Hoàng Văn Hậu
Cơ quan công tác: Bộ môn phẫu thuật thực nghiệm – Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành dự tuyển: Ngoại thận và tiết niệu, Mã số 62720126
1, Lý do lựa chọn đề tài:
Cơ quan sinh dục tiết niệu là bộ phận có nhiều dị tật bẩm sinh. Hẹp niệu
quản do niệu quản chạy sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới là dị tật hiếm
gặp, tỉ lệ gặp 1/1500 [3], [4], trong đó tỉ lệ gặp bên phải cao hơn bên trái, tỉ lệ

gặp ở Nam/Nữ = 3/1. Bệnh cảnh lâm sàng thường ít rầm rộ, có thể đau tức âm
ỉ vùng hông lưng bên có bệnh, đái buốt tái diễn, đái máu vi thể tùng đợt hoặc
hoàn toàn không có triệu chứng đến khi khám sức khỏe tình cờ phát hiện ra
thận và niệu quản trên giãn hoàn toàn hay mất chức năng. Tuy nhiên với sư
phát triển của chuyên nghành chẩn đoán hình ảnh và ứng dụng rộng rãi ở các
tuyến y tế cơ sở và trung ương của siêu âm, chụp UIV(niệu đồ tĩnh mạch),
chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ… đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh
lý dị dạng đường tiết niệu trở nên thuận tiện, trong đó bệnh hẹp niệu quản do
bắt chéo và đi sau tĩnh mạch chủ dưới cũng được phát hiện sớm hơn giúp cho
việc tránh được các biến chứng nhiễm trùng, cắt thận.
Niệu quản chạy sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới được chia làm 2
type [1].


+ Type I (Low Loop): Phổ biến hơn, chiếm khoảng 90%, được đặc trưng
bởi chữ S điển hình hay hình móc câu của niệu quản khi tắc nghẽn, với điểm
tắc nghẽn ngang mức L III. Type này thường gây ứ nước thận mức độ vừa đến
nặng.
+ Type II (High Loop): Ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 10%. Hình ảnh
đặc trưng của type này đó là niệu quản cong hình lưỡi liềm. Type này thường
gây ứ nước thận mức độ nhẹ hoặc không ứ nước.
Phẫu thuật mở kinh điển vẫn là tiêu chuẩn vàng cho tới những năm 90
của thế kỷ trước.
Theo các báo cáo ghi nhận thì tác giả Hochstetter (1893) lần đầu tiên
công bố trường hợp niệu quản bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới, gặp ở một bệnh
nhân nam.
Y văn ghi nhận:
+ Năm 1940, tác giả Harril công bố ca đầu tiên được tạo hình sửa chữa
thành công niệu quản hẹp do đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới bằng
phương pháp mổ mở [2].

+ Năm 1957, tác giả Goodwin và cộng sự đề xuất một phương pháp phẫu
thuật – cắt rời tĩnh mạch chủ dưới, trả lại vị trí giải phẫu rồi khâu nối tận - tận [5].
Tác giả Goodwin cắt rời tĩnh mạch chủ dưới, nối tận - tận
+ Năm 1974, tác giả Puigvert và cộng sự báo cáo một ca bệnh nhi 14
tuổi có dị tật niệu quản đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới type I. Ca bệnh
này được phẫu thuật tạo hình bằng phương pháp mổ mở, tác giả lựa chọn mở
đoạn niệu quản tại vị trí giãn nhiều nhất [6].
Tác giả Puigvertlựa chọn mở đoạn niệu quản tại vị trí giãn nhiều nhất
+ Năm 1978, tác giả Haidai H báo cáo 2 trường hợp niệu quản bắt chéo
tĩnh mạch chủ dưới ở trẻ em, được chẩn đoán trước mổ tại Nhật Bản [7].
+ Năm 1988, tác giả Perlasca E báo cáo một trường hợp hẹp khúc nối do
niệu quản bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới được phẫu thuật thành công [8].


+ Năm 1993, tác giả Schuessler và cộng sự báo cáo ca đầu tiên được
phẫu thuật tạo hình thành công bằng phẫu thuật nội soi đường bụng [9]..
+ Năm 1994, tác giả Baba và cộng sự cũng báo cáo một ca được phẫu
thuật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đường bụng [10].
+ Năm 1996, tác giả Matsuda và cộng sự công bố ca phẫu thuật nội soi
đường bụng, cắt niệu quản, nối tận - tận [11].
+ Năm 1999, tác giả Salomon và cộng sự báo cáo ca bệnh được phẫu
thuật tạo hình niệu quản thông quan nội soi sau phúc mạc [12]. Thời gian
phẫu thuật là 100 phút, bệnh nhân xuất viện sau 72h.
+ Năm 1999, tác giả Mugiya và cộng sự báo cáo ca bệnh được phẫu
thuật theo phương pháp, cắt niệu quản nội soi rồi đưa niệu quản ra ngoài, nối
tận tận [13].
+ Những năm gần đây, một số tác giả có báo cáo các ca bệnh được tạo
hình bằng robots.
+ Tại Việt Nam, một số tác giả đã báo cáo một số ca phẫu thuật nội soi
sau phúc mạc tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ như nhóm tác giả Nguyễn

Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát, Nguyễn Văn Học, Phạm Hữu Đoàn thực
hiện tại bệnh viện Bình Dân – được đăng trên tạp chí Y Học Thành Phố Hồ
Chí Minh năm 2007 [14] và nghiên cứu của các tác giả Trương Minh Khoa,
Trần Hiếu Nghĩa,Trương Công Thành và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Đa
khoa Trung Ương Cần Thơ, đăng trên tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh
năm 2010 [15].
Tuy nhiên những báo cáo trên của các tác giả còn mang tính đơn lẻ và
chưa mang tính hệ thống, tổng kết trong ứng dụng phương pháp ít xâm lấn
điều trị bệnh lý hẹp niệu quản bắt chéo và đi sau tĩnh mạch chủ dưới. Từ năm
1990 kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc trong các bệnh lý tiết niệu được các
tác giả trên thế giới từng bước thực hiện với ưu điểm vượt trội là không phải


cắt cân cơ khi phẫu thuật, vết thương do phẫu thuật nhỏ (5 -10mm) do đó hậu
phẫu sau mổ ít đau và mang tính thẩm mỹ cao vì sẹo sau phẫu thuật rất nhỏ;
tổn thương mô do phẫu thuật ít, do đó ít ảnh hưởng đến chức năng thận sau
phẫu thuật và bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Xuật phát từ những
ưu điểm của phương pháp này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc
mạc tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới”.
2, Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh.
- Được trúng tuyển làm nghiên cứu sinh khóa XXXV của Trường Đại
học Y Hà Nội
- Góp phần xây dựng nên quy trình chuẩn của phương pháp điều trị
hẹp niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới bằng phương pháp phẫu thuật nội soi
sau phúc mạc để ứng dụng phổ biến cho các bệnh viện tuyến cơ sở.
3, Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo.
Đại học Y Hà Nội là trường đại học hàng đầu Việt Nam có bề dày lịch
sử hơn một trăm năm đào tạo đội ngũ thầy thuốc đã có những Giáo sư, bác sỹ
hàng đầu Việt Nam được đào tạo tại đây.

Nhà trường có đội ngũ Giảng viên là các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia
đầu ngành trong tất cả các lĩnh vực, có kinh nghiệm giảng dạy, bề dày kinh
nghiệm thực hành và hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học.
Nhà trường có cơ sở học tập, nghiên cứu khoa học là các bệnh viện
tuyến trung ương: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội với đầy
đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại và đồng thời cũng là tuyến cuối
của ngành. Là nơi có nguồn bệnh nhân dồi dào, lưu trữ hồ sơ rất khoa học và
đáng tin cậy.
4, Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn.


- Dự định: Tích cực và chủ động học tập, tham gia khám bệnh trực
tiếp, hội chẩn, tham gia phẫu thuật bệnh nhân cùng với các thầy là các
chuyên gia đầu nghành tiết niệu để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và từng
bước tiếp thu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị cũng như theo dõi và
đánh giá kết quả lâu dài.
- Kế hoạch: Phối hợp chặt chẽ với các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ
gây mê để hình thành nhóm làm việc tích cực, an toàn và hiệu quả.
- Chấp hành đúng qui định của nhà trường đảm bảo tiến độ nghiên cứu
đúng thời hạn.
5, Kinh nghiệm
- Tham gia khóa học cao học, đã học tập phương pháp nghiên cứu
khoa học
- Tham gia nhiều nghiên cứu khoa học tại bệnh viện.
- Tham gia lớp đạo đức trong nghiên cứu y học
- Được các chuyên gia nước ngoài (Pháp) giảng dạy và hướng dẫn
nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện
- Có khả năng tự tham khảo sách báo nước ngoài bằng tiếng Anh.
- Được sự giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp, hàng ngày về thực
hành và nghiên cứu khoa học của các Giáo sư, bác sỹ chuyên khoa niệu đầu

nghành tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
6, Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp.
- Tiếp tục theo dõi lâu dài các trường hợp đã điều trị, phát hiện các
trường hợp mới.
- Tiếp tục nghiên cứu triển khai những kỹ thuật và kiến thức mới vào áp
dụng tại bệnh viện, tiến hành đánh giá kết quả lâu dài.
7, Đề xuất người hướng dẫn:


- PGS.TS. Đỗ Trường Thành, Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội –
Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức,.
Người viết bài luận

Hoàng Văn Hậu


MỤC LỤ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................4
1.1. Giải phẫu và liên quan của niệu quản....................................................4
1.1.1. Bệnh lý niệu quản đi sau tĩnh mạch chủ dưới ....................................6
1.1.2. Triệu chứnglâm sàng.............................................................................6
1.2.3. Chẩn đoán hình ảnh niệu quản sau tĩnh mạch chủ............................7
1.1.3. Các phương pháp điều trị niệu quản sau tĩnh mạch chủ...................8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........12
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................13
2.2.1. Thiết kết nghiên cứu............................................................................13
2.2.2. Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu...................................................13
2.2.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................14

2.2.4. Đặt trocar.............................................................................................17
2.2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu trong mổ.............................................17
2.2.6. Đánh giá kết quả nghiên cứu sau mổ....................................................18
2.2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu khi ra viện..........................................18
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................19
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..........................................19
3.1.1. Phân bố độ tuổi và giới........................................................................19
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp, địa dư...................................19
3.1.3. Tiền sử..................................................................................................20
3.1.4. Thời gian từ khi có biểu hiện lâm sàng tới khi phát bệnh...............20
3.2. Kết quả lâm sàng....................................................................................20
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng..........................................................................20
3.2.2. Biểu hiện toàn thân..............................................................................21
3.2.3. Kết quả sinh hóa..................................................................................22
3.2.4. Kết quả cấy nước tiểu..........................................................................23


3.3. Kết quả chẩn đoán hình ảnh.................................................................23
3.3.1. Kết quả siêu âm...................................................................................23
3.3.2. Phân bố vị trí niệu quản......................................................................25
3.3.3. Kết quả phẫu thuật..............................................................................25
3.3.4. Truyền máu trong mổ..........................................................................26
3.4. Biến chứng sau mổ.................................................................................26
3.5. Kết quả xa sau mổ..................................................................................26
3.6. Các yếu tố liên quan tới thời gian phẫu thuật kéo dài........................28
3.6.1. Nhóm tuổi.............................................................................................28
3.6.2. Chỉ số BMI...........................................................................................28
3.6.3. Mức độ giãn bể thận............................................................................28
3.6.4. Vị trí hẹp niệu quản.............................................................................28
3.6.5. Mức độ ứ nước của thận.....................................................................28

3.6.6. Vấn đề chảy máu.................................................................................28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................29
4.1. Một số đặc điểm bệnh học lâm sàng.....................................................29
4.1.1. Một số đặc điểm của người bệnh niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới. .29
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng...............................................................................29
4.2. Chẩn đoán hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới trước mổ..........29
4.2.1. Giá trị của siêu âm chẩn đoán giãn thận, bể thận, niệu quản.........29
4.2.2. Vai trò của chụp UIV chẩn đoán bệnh29
4.2.4. Chẩn đoán niệu qurn sau tĩnh mạch chủ trước mổ.........................29
4.3. Kết quả phẫu thuật.................................................................................29
4.3.1. Số trocar...............................................................................................29
4.3.2 Thời gian mổ trung bình......................................................................29
4.3.3. Lượng máu mất trung bình................................................................29
4.3.4. Truyền máu trong mổ..........................................................................30
4.3.5. Chuyển mổ mở.....................................................................................30
4.3.6. Mổ lại do tai biến.................................................................................30


4.3.7. Biến chứng thời kỳ hậu phẫu: sốt, chảy máu....................................30
4.3.8. Thời gian rút ống thông tiểu trung bình...........................................30
4.3.9. Thời gian nằm viện trung bình...........................................................30
4.3.10. Kết quả sau điều trị sau 1-3 tháng: tốt, khá, trung bình...............30
4.3.12. Kết quả phẫu thuật............................................................................30
4.3.1. Tai biến và biến chứng........................................................................30
4.4. Thời gian khám lại sau mổ;1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,3 năm.............30
4.5. Các yếu tố liên quan tới thời gian phẫu thuật......................................30
4.5.1.Nhóm tuổi..............................................................................................30
4.5.2. Chỉ số BMI...........................................................................................30
4.5.3.Mức độ giãn của thận, bể thận, kích thước niệu quản......................30
4.5.4. Vị trí tắc cao LIII hay thấp LIV........................................................30

4.5.5. Mức độ ứ nước của thận.....................................................................30
4.5.6. Vị trí đặt trocar....................................................................................30
4.5.7. Số lượng trocar....................................................................................30
4.5.8. Các tai biến trong khi tạo khoang làm việc.......................................30
4.5.9. Vấn đề chảy máu.................................................................................30
4.5.10. Trên thận có dị dạng khác: thận móng ngựa, thận sinh đôi…......30
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................31
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
YĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................4
1.1. Giải phẫu thận, niệu quản, bàng quang...................................................4
1.1.1. Giải phẫu thận...................................................................................4
1.1.2. Niệu quản..........................................................................................7
1.1.3. Bàng quang........................................................................................9
1.1.4. Giải phẫu khoang sau phúc mạc......................................................10
1.2. Dị dạng bể thận và niệu quản................................................................11
1.2.1. Không thành hình bể thận và niệu quản..........................................11


1.2.2. Bể thận và niệu quản đôi.................................................................11
1.2.3. Bể thận và niệu quản sinh ba...........................................................12
1.2.4. Túi giãn niệu quản vào bàng quang................................................12
1.2.6. Loạn sản hệ thống thần kinh và cơ của niệu quản..........................13
1.2.7. Niệu quản quặt sau tĩnh mạch chủ..................................................14
1.3. Bệnh lý niệu quản đi sau tĩnh mạch chủ dưới.......................................14
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng......................................................................15
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh niệu quản sau tĩnh mạch chủ..........................15
1.3.3. Các phương pháp điều trị niệu quản sau tĩnh mạch chủ.................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........21

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21
2.2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................23
2.2.4. Đặt trocar.........................................................................................25
2.2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu trong mổ...........................................26
2.2.6. Đánh giá kết quả nghiên cứu sau mổ................................................. 26
2.2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứukhi ra viện..........................................27
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................28
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..........................................28
3.1.1. Phân bố độ tuổi và giới...................................................................28
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp, địa dư..................................28
3.1.3. Tiền sử.............................................................................................29
3.1.4. Thời gian từ khi có biểu hiện lâm sàng tới khi phát bệnh...............29
3.2. Kết quả lâm sàng...................................................................................29
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng......................................................................29
3.2.2. Biểu hiện toàn thân..........................................................................30
3.2.3. Kết quả sinh hóa..............................................................................31
3.2.4. Kết quả cấy nước tiểu......................................................................32
3.3. Kết quả chẩn đoán hình ảnh..................................................................32
3.3.1. Kết quả siêu âm...............................................................................32
3.3.2. Phân bố vị trí niệu quản..................................................................34
3.3.3. Kết quả phẫu thuật..........................................................................34


3.3.4. Truyền máu trong mổ......................................................................35
3.4. Biến chứng sau mổ................................................................................35
3.5. Kết quả xa sau mổ.................................................................................35
3.6. Các yếu tố liên quan tới thời gian phẫu thuật kéo dài...........................37
3.6.1. Nhóm tuổi........................................................................................37
3.6.2. Chỉ số BMI......................................................................................37
3.6.3. Mức độ giãn bể thận........................................................................37

3.6.4. Vị trí hẹp niệu quản.........................................................................37
3.6.5. Mức độ ứ nước của thận..................................................................37
3.6.6. Vấn đề chảy máu.............................................................................37
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................38
4.1. Một số đặc điểm bệnh học lâm sàng.....................................................38
4.1.1. Một số đặc điểm của người bệnh niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới...38
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................38
4.2. Chẩn đoán hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới trước mổ...............38
4.2.1. Giá trị của siêu âm chẩn đoán giãn thận, bể thận, niệu quản..........38
4.2.2. Vai trò của chụp UIV chẩn đoán bệnh.............................................38
4.2.4. Chẩn đoán niệu qurn sau tĩnh mạch chủ trước mổ..........................38
4.3. Kết quả phẫu thuật.................................................................................38
4.3.1. Số trocar..........................................................................................38
4.3.2 Thời gian mổ trung bình...................................................................38
4.3.3. Lượng máu mất trung bình..............................................................38
4.3.4. Truyền máu trong mổ......................................................................38
4.3.5. Chuyển mổ mở................................................................................38
4.3.6. Mổ lại do tai biến............................................................................39
4.3.7.Biến chứng thời kỳ hậu phẫu: sốt, chảy máu.................................. 39
4.3.8. Thời gian rút ống thông tiểu trung bình..........................................39
4.3.9. Thời gian nằm viện trung bình........................................................39
4.3.10. Kết quả sau điều trị sau 1-3 tháng.................................................39
4.3.12. Kết quả phẫu thuật........................................................................39
4.3.1. Tai biến và biến chứng....................................................................39


4.4. Thời gian khám lại sau mổ................................................................... 39
4.5. Các yếu tố liên quan tới thời gian phẫu thuật........................................39
4.5.1. Nhóm tuổi........................................................................................39
4.5.2. Chỉ số BMI......................................................................................39

4.5.3. Mức độ giãn của thận, bể thận, kích thước niệu quản.....................39
4.5.4. Vị trí tắc cao LIII hay thấp LIV.....................................................39
4.5.5. Mức độ ứ nước của thận..................................................................39
4.5.6. Vị trí đặt trocar................................................................................39
4.5.7. Số lượng trocar................................................................................39
4.5.8. Các tai biến trong khi tạo khoang làm việc.....................................39
4.5.9. Vấn đề chảy máu.............................................................................39
4.5.10. Trên thận có dị dạng khác: thận móng ngựa, thận sinh đôi...........39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................40
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng phương pháp mổ của một số tác giả trong và ngoài nước.....18

Bảng 3.1.

Phân bố theo nhóm tuổi và tỷ lệ phần trăm.............................. 28

Bảng 3.2.

Tiền sử bệnh............................................................................... 29

Bảng 3.3.

Thời gian từ khi có biểu hiện lâm sàng tới khi phát bệnh......... 29


Bảng 3.4.

Triệu chứng lâm sàng................................................................. 29

Bảng 3.5.

Kết quả huyết học trước mổ .......................................................30

Bảng 3.6.

Kết quả sinh hóa ........................................................................31

Bảng 3.7.

Kết quả cấy nước tiểu................................................................ 32

Bảng 3.8.

Kết quả siêu âm......................................................................... 32

Bảng 3.9.

Kích thước bể thận .....................................................................32

Bảng 3.10. Mức độ ứ nước thận theo chụp CLVT....................................... 33
Bảng 3.11. Kích thước bể thận chụp CLVT................................................. 33
Bảng 3.12. Hình dạng bể thận niệu quản trên phim chụp UIV.................... 33
Bảng 3.13. Hình dạng bể thận niệu quản trên phim chụp CLVT................. 33
Bảng 3.14. Phân bố vị trí hẹp .......................................................................34

Bảng 3.15. Truyền máu trong mổ................................................................ 35
Bảng 3.16. Kết quả sớm sau mổ................................................................... 35
Bảng 3.17. Hình ảnhchụp UIV..................................................................... 35
Bảng 3.18. Hình ảnh siêu âm hệ tiết niệu sau mổ ........................................36
Bảng 3.19. Mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS................................ 36
Bảng 3.20. Lượng thuốc giảm đau sử dụng sau mổ..................................... 36
Bảng 3.21. Ngày rút dẫn lưu hố thận trung bình.......................................... 36
Bảng 3.22. Ngày rút sonde tiểu trung bình.................................................. 36
Bảng 1.1. Đánh giá tỷ lệ mổ mở của một số tác giả nước ngoài.....................10
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và tỷ lệ phần trăm.....................................19


Bảng 3.2. Tiền sử bệnh....................................................................................20
Bảng 3.3. Thời gian từ khi có biểu hiện lâm sàng tới khi phát bệnh...............20
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng......................................................................20
Bảng 3.5. Kết quả huyết học...........................................................................21
Bảng 3.6. Kết quả sinh hóa..............................................................................22
Bảng 3.7. Kết quả siêu âm...............................................................................23
Bảng 3.8. Kích thước thận ..............................................................................23
Bảng 3.9. Kích thước thận theo chụp CLVT...................................................24
Bảng 3.10. Hình ảnh chụp NĐTM..................................................................23
Bảng 3.12. Truyền máu trong mổ....................................................................26
Bảng 3.13. Kết quả sớm sau mổ......................................................................26
Bảng 3.14. Hình ảnh Xquang hệ tiết niệu sau mổ...........................................26
Bảng 3.15. Hình ảnh siêu âm hệ tiết niệu sau mổ...........................................27
Bảng 3.16. Thời gian mổ và mức độ giãn niệu quản......................................27
Bảng 3.17. Mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS....................................27
Bảng 3.18. Lượng thuốc giảm đau sử dụng sau mổ........................................27
Bảng 3.19. Ngày rút dẫn lưu thận trung bình..................................................27
Bảng 3.20. Ngày rút sonde tiểu trung bình......................................................27



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ quan sinh dục tiết niệu là bộ phận có nhiều dị tật bẩm sinh. Hẹp niệu
quản do niệu quản chạy sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới là dị tật hiếm gặp,
tỉ lệ gặp 1/1500 [3], [4], trong đó tỉ lệ gặp bên phải cao hơn bên trái, tỉ lệ gặp
ở Nam/Nữ = 3/1. Bệnh cảnh lâm sàng thường ít rầm rộ, có thể đau tức âm ỉ
vùng hông lưng bên có bệnh, đau quặn thận do sỏi, đái buốt tái diễn, đái máu
vi thể từng đợt hoặc hoàn toàn không có triệu chứng cho đến khi khám sức
khỏe tình cờ phát hiện ra thận và niệu quản trên giãn hoàn toàn hay mất chức
năng. Tuy nhiên với sư phát triển của chuyên nghành chẩn đoán hình ảnh và
ứng dụng rộng rãi ở các tuyến y tế cơ sở và trung ương của siêu âm, chụp
UIV( niệu đồ tĩnh mạch), chụp cắt lớp vi tính đa dãy, chụp cộng hưởng từ…
đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh lý dị dạng đường tiết niệu trở nên thuận tiện,
trong đó bệnh hẹp niệu quản do bắt chéo và đi sau tĩnh mạch chủ dưới cũng
được phát hiện sớm hơn tránh được các biến chứng và việc cắt thận do mất
chức năng.
Niệu quản chạy sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới được chia làm 2 type
+ Type I (Low Loop): Phổ biến hơn, chiếm khoảng 90%, được đặc trưng
bởi chữ S điển hình hay hình móc câu của niệu quản khi tắc nghẽn, với điểm
tắc nghẽn ngang mức L III. Type này thường gây ứ nước thận mức độ vừa đến
nặng [1].
+ Type II (High Loop): Ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 10%. Hình ảnh
đặc trưng của type này đó là niệu quản cong hình lưỡi liềm. Type này thường
gây ứ nước thận mức độ nhẹ hoặc không ứ nước.
Phẫu thuật mở kinh điển vẫn là tiêu chuẩn vàng cho tới những năm 90
của thế kỷ trước.
Theo các báo cáo ghi nhận thì tác giả Hochstetter (1893) lần đầu tiên

công bố trường hợp niệu quản bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới, gặp ở một bệnh
nhân nam.


2
Y văn ghi nhận các mốc lịch sử phẫu thuật như sau:
+ Năm 1940, tác giả Harril công bố ca đầu tiên được tạo hình sửa chữa
thành công niệu quản hẹp do đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới bằng
phương pháp mổ mở [2].
+ Năm 1957, tác giả Goodwin đề xuất một phương pháp phẫu thuật – cắt
rời tĩnh mạch chủ dưới, trả lại vị trí giải phẫu rồi khâu nối tận - tận [5].
+ Năm 1974, tác giả Puigvert và cộng sự báo cáo một ca bệnh nhi 14
tuổi có dị tật niệu quản đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới type I. Ca bệnh
này được phẫu thuật tạo hình bằng phương pháp mổ mở, tác giả lựa chọn mở
đoạn niệu quản tại vị trí giãn nhiều nhất [6].
Tác giả Puigvert lựa chọn mở đoạn niệu quản tại vị trí giãn nhiều nhất
+ Năm 1978, tác giả Haidai H báo cáo 2 trường hợp niệu quản bắt chéo
tĩnh mạch chủ dưới ở trẻ em, được chẩn đoán trước mổ tại Nhật Bản [7].
+ Năm 1988, tác giả Perlasca E báo cáo một trường hợp hẹp khúc nối do
niệu quản bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới được phẫu thuật thành công [8].
+ Năm 1993, tác giả Schuessler và cộng sự báo cáo ca đầu tiên được
phẫu thuật tạo hình thành công bằng phẫu thuật nội soi đường bụng [9]..
+ Năm 1994, tác giả Baba và cộng sự cũng báo cáo một ca được phẫu
thuật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đường bụng [10].
+ Năm 1996, tác giả Matsuda và cộng sự công bố ca phẫu thuật nội soi
đường bụng, cắt niệu quản, nối tận - tận [11].
+ Năm 1999, tác giả Salomon và cộng sự báo cáo ca bệnh được phẫu
thuật tạo hình niệu quản thông quan nội soi sau phúc mạc [14]. Thời gian
phẫu thuật là 100 phút, bệnh nhân xuất viện sau 72h.
+ Năm 1999, tác giả Mugiya và cộng sự báo cáo ca bệnh được phẫu

thuật theo phương pháp, cắt niệu quản nội soi rồi đưa niệu quản ra ngoài, nối
tận tận [10].


3
+ Những năm gần đây, một số tác giả có báo cáo các ca niệu quản sau
tĩnh mạch chủ được tạo hình bằng robots.
+ Tại Việt Nam, một số tác giả đã báo cáo một số ca phẫu thuật nội soi
sau phúc mạc tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ như nhóm tác giả Nguyễn
Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát, Nguyễn Văn Học, Phạm Hữu Đoàn thực
hiện tại bệnh viện Bình Dân năm 2007 [9] và nghiên cứu của các tác giả Trần
Chí Thanh, Đỗ Ngọc Sơn, Vũ Nguyễn Khải Ca, Phạm Văn Thành Công và
cộng sự đăng trên tạp chí Y Học Thực hành số 769+ 770 năm 2011 [12].
Tuy nhiên những báo cáo trên của các tác giả còn mang tính đơn lẻ và
chưa mang tính hệ thống, tính tổng kết trong ứng dụng phương pháp ít xâm
lấn điều trị bệnh lý hẹp niệu quản đi sau tĩnh mạch chủ dưới. Từ năm 1990 kỹ
thuật mổ nội soi sau phúc mạc trong các bệnh lý tiết niệu được các tác giả trên
thế giới từng bước thực hiện với ưu điểm vượt trội là không phải cắt cân cơ
khi phẫu thuật, vết thương do phẫu thuật nhỏ (5 -10mm) do đó hậu phẫu sau
mổ ít đau và mang tính thẩm mỹ cao vì sẹo sau phẫu thuật rất nhỏ; tổn thương
mô do phẫu thuật ít, do đó ít ảnh hưởng đến chức năng thận sau phẫu thuật và
bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Xuất phát từ những ưu điểm của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn
này và những báo cáo còn hạn chế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụngvà đánh giá kết quảphẫu thuật nội soi sau phúc
mạc tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới”.
Tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Mục tiêu của
nghiên cứu là:
1. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình niệu
quản sau tĩnh mạch chủ dưới.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình niệu quản
sau tĩnh mạch chủ dưới.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu thận, niệu quản, bàng quang [16,17]hệ tiết niệu
1.1.1. Giải phẫu thận
-

- Hình thể chung: mỗi cơ thể có 2 thận nằm sau phúc mạc ở hố thắt

lưng dọc theo bờ ngoài cơ đái chậu và theo hướng nghiêng chếch vào giữa.
Thận phải thấp hơn thận trái.
Thận người lớn dài 12 cm, rộng 6 cm, dày 3cm, nặng chừng 130 gram.
TThận được giữ bởi một lớp mỡ bao quanh thận, cuống thận, trương
lực cơ của thành bụng và các tạng trong phúc mạc. Mức độ di động của thận
phụ thuộc nhiều yếu tố. Khi hít vào ở tư thế đứng, thận có thể hạ thấp tới 2- 3
cm.
-

- Nhu mô thận: Thận được bao bọc bởi phần vỏ ở ngoài và phần

tủy ở trong. Nhu mô thận được tạo thành bởi các nephron, đơn vị chức năng
của thận. Mỗi thận có 1 triệu nephron. Mỗi nephron gồm có: cẩn thận có chức
năng lọc, các ống lượn và quai Henle có chức năng tải hấp thụ và đào thải.
Các nephron được tập hợp thành thùy và dịch được thoát ra giữa ống góp ở
gai thận để đổ vào các tiểu đài.

Tủy thận được tạo thành bởi các tháp thận, chức các ống góp, quai
Henle và các mạch máu. Đỉnh tháp là gai thận hướng về xoang thận. Đỉnh
tháp tiếp giáp với vỏ thận.
Vỏ thận được tạo thành bởi các cầu thận và các ống lượn. Các cột
Bertin chen giữa các tháp thận.
-

Liên quan: Thận ở vị trí có liên quan với xương sườn thứ 11-12,

màng phổi; phía trước liên quan tới phúc mạc và các tạng trong phúc mạc.
Bên phải
Gan, thùy gan phải cuống gan

Bên trái
Da dày, góc Treitz


5
Đoạn hai tá tràng
Góc đại tràng phải

-

Lách, cuống lách
Đuôi tụy
Góc đại tràng trái

Mạch máu, bạch mạch:
+ Động mạch:
Động mạch thận phải và trái đều tách từ động mạch chủ bụng, thường


chỉ có một động mạch cho mỗi thận, nhưng cũng có trường hợp 2-3 động
mạch cho 1 thận.
Khi tới gần tới rốn thận, mỗi động mạch thận cha làm 2 thân động
mạch, trước và sau bể thận. Sự phân chia các động mạch về sau rất thay đổi.
Thông thường nhánh trước bể thận được chia ra làm 3 hay 4 nhánh vào nhu
mô thận; nhánh sau bể thận đi về phía trên rốn thận để cung cấp máu cho
mạch sau thận. Trong ¼ trường hợp có các động mạch cực, xuất phát từ động
mawchj thận hay động mạch chủ bụng.
Các nhánh trước và sau bể thận tiếp tục được chia thành dộng mạch giai
thùy lúc vào trong nhu mô thận. Khi tới đáy các tháp thận, các động mạch
gian thùy chia thành các động mạch cung và từ đấy sẽ xuất phát các động
mạch gian – tiểu thùy để cho các tiểu động mạch nhập của tiểu thể thận. Các
tiểu động mạch xuất của tiểu thể thận lại chia thành lưới mao mạch bao quanh
ống lượn của nephron.
Động mạch thận là động mạch tận. Vì nhánh động mạch trước bể thận
cung cấp cho một vùng rộng lớn hơn nhánh động mạch sau bể thận, nên
đường vô mạch của Hyrlt ở phía sau độ 1cm cách bờ ngoài thận.
Về ngoại khoa có thể chia làm 4 phân thùy thận: trên, dưới, trước và sau.
+ Tĩnh mạch: Tĩnh mạch thận nối liền với nhau. Tĩnh mạch thận băt
nguồn từ vỏ thận và tủy thận để thành các tĩnh mạch gian thùy và tĩnh mạch
cung trước khi đổ vào tĩnh mạch thận.
Ổ xoang thận các tĩnh mạch xếp thành 3 lớp:
- Tĩnh mạch trước bể thận.


6
- Tĩnh mạch sau bể thận
- Tĩnh mạch giữa các đài thận nối tiếp với các lớp trên.
3 lớp tĩnh mạch hợp thành tĩnh mạch thận, nằm trước động mạch thận.

+ Bạch mạch:
4 đến 10 ống bạch mạch xuất phát từ thận và đổ vào các hạch ở cạnh
tĩnh mạch chủ ở bên phải, và các hạch cạnh động mạch chủ ở bên trái.
-

Đài thận:
Các đài nhỏ hứng nước tiểu từ các gai thận để đổ vào 2 hay 3 đài lớn,

trước khi nhập vào bể thận. Mỗi đài nhỏ có thể nhận một, hai hay nhiều gai
thận, đặc biệt ở các cực thận. Các đài nhỏ sắp xếp thành hai hàng dọc theo hai
mặt trước và sau thận, theo mặt cắt đứng, trục của bể thận làm thành một góc
độ 30 độ. Các đài thận nhỏ hàng trước của thận phải làm thành một góc độ 70
độ với bể thận các đài nhỏ hàng sau làm thành một góc độ 20độ. Bên trái, có
hiện tượng ngược lại như vậy, theo hướng của trục bể thận, bên phải là các đài
nhỏ hàng sau, còn bên trái là các đài nhỏ hàng trước.
-

Bể thận
Bể thận nói chung là hình phễu dẹt, miệng phễu mở hướng các đài, rốn

phễu tiếp với niệu quản thường đổ 1cm dưới bờ dưới rốn thận.
Bể thận có thể nằm chìm trong thận (bể thận trong xoang) hoặc lộ ra
ngoài thận (bể thận ngoài xoang).
+ Mô học: Thành phần của đàu bể thận rất mỏng được cấu tạo bởi các
lớp niêm mạc và lớp cơ, lớp cơ học ngoài cấu tạo bởi các mô liên kết.
+ Mạch máu: Cuống thận nằng ngay trước bể thận. Từ các nhánh trước
và sau bể thận có các nhánh cho bể thận, đài thận. Mạng lưới mạch máu ở đây
rất phong phú, từ trước ra sau:
Động mạch trước bể thận. Tĩnh mạch trước bể thận.
Tĩnh mạch trước bể thận.



7
Lớp tĩnh mạch đài trước, sau và giữa.
Tĩnh mạch sau bể thận.
Động mạch sau bể thận vòng lên bờ trên của rốn thận sát bờ xoang thận.
Mặt sau của bể thận là đường thuận lợi vào bể thận.
1.1.2. Niệu quản
-

Hình thể chung:
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài chừng

25cm. Niệu quản nằm ép vào thành bụng đi thẳng xuống eo trên, sau khi bắt
chéo các động mạch chậu chạy vào chậu hông để chếch ra trước và đổ vào
bàng quang. Niệu quản chia làm 4 đoạn có liên quan từng đoạn với các bộ
phận lân cận. Theo chiều dài niệu quản có 4 chỗ hẹp sinh lý, chỗ nối tiếp bể
thận niệu quản 2mm, chỗ nối chậu 4mm, chỗ nối tiếp niệu quản bàng quang,
lỗ niệu quản 3-4mm, các đoạn khác của niệu quản có đường kính lớn hơn.
-

Liên quan

+ Đoạn thắt lưng:
Dài 9-11cm nằm trước cơ đái có các dây thần kinh đám rối thắt lưng
(dây thần kinh sinh dục đùi) phía trong bên trai là động mạch chủ, bên phải là
tĩnh mạch chủ.
Niệu quản nằm sau phúc mạc, cùng đi song song với niệu quản xuống
hố chậu có tĩnh mạch sinh dục, trong phúc mạc đại tràng.
+ Đoạn chậu: dài 3-4cm có liên hệ quan trọng

Với động mạch chậu: bên trái niệu quản bắt chéo động mạch chậu gốc
trên chỗ phân nhánh 1,5cm, bên phải niệu quản bắt chéo động mạch chậu
dưới chỗ phân nhánh 1,5cm. Cả hai niệu quản chỗ bắt chéo động mạch chậu
gốc và động mạch chậu ngoài đều cách đường giữa độ 4,5cm. Khi tìm niệu
quản thì tìm niệu quản bắt chéo động mạch nghĩa là 4,5cm cách đường giữa
hay ụ nhô.
Với phúc mạc: niệu quản nằm ngay sau phúc mạc dính vào mặt sau
phúc mạc nên khi đẩy theo đường niệu quản, bên trong phúc mạc là đại tràng.


8
+ Đoạn chậu hông:
Dài từ 2-14cm. Niệu quản chậu hông nằm sát vào thành bên nên khi
chậu hông chia làm hai khúc: khúc thành và khúc tạng, sự liên quan có khác
nhau với mặt bên trực tràng.
Khúc tạng:
Ở nam giới: niệu quản chạy vào trước trực tràng lách giữa bàng quang
và túi tinh. Niệu quản bắt chéo ống tinh ở phía sau. Ngoài ra còn hệ thống
mạch máu tiểu khung rât phong phú
Ở nữ giới: niệu quản khi rời thành chậu hông đi vào đáy của dây chằng
rộng tới mặt bên của âm đạo rồi đổ ra phía trước âm đạo và sau bàng quang.
Khi đi qua phần giữa dây chằng rộng niệu quản từ trong – trên xuống bắt chéo
sau động mạch tử cung (từ ngoài – sau vượt ra trước vào trong niệu quản để
đi vào tử cung)
+ Đoạn bàng quang:
Dài từ 1-1,5cm, Niệu quản đi vào thành bàng quang có độ chếch xuống
dưới vào trong, thành 1 van sinh lý có tác dụng tránh trào ngược bàng quang
niệu quản.
Nếu nhìn từ trong lòng niệu quản, đường đi từ lỗ niệu quản lên bể thận
phải thay đổi hướng nhiều lần. Ống soi niệu quản sau khi đi qua lỗ niệu quản

phải hướng về phía sau đi sát thành bên khung chậu, rồi hướng ra trước khi
vượt qua các động mạch chậu khung. Ống niệu quản tiếp tục hướng ra phía
trước để vượt qua cơ đái chậu và lại hướng về sau khi đi lên đến bể thận.
-

Mô học: Thành niệu quản cũng có cấu tạo như đài bể thận. Thành

niệu quản có 3 lớp từ sâu đến nông: lớp niêm mạc -> lớp cơ (dọc -> vòng ->
dọc) -> lớp bao ngoài là các tổ chức liên kết
-

Mạch máu:
Động mạch niệu quản có nhiều nguồn: (1) nhánh từ động mạch thận

cấp máu cho 1/3 trên niệu quản và bể thận; (2) các nhánh nhỏ từ động mạch
chủ, động mạch chậu mạc treo tràng dưới, chậu trong, động mạch thừng tinh


9
hay buồng trứng cấp máu cho 1/3 giữa niệu quản; (3) các nhánh từ động mạch
bàng quang, động mạch chậu trong cho 1/3 dưới niệu quản. Các nhánh nối
tiếp nhau dọc theo niệu quản thành một lưới mạch xung quanh niệu quản rất
phong phú.
Các tĩnh mạch từ niệu quản đổ về tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch
chậu dưới hoặc tĩnh mạch thận ở trên.
Bạch mạch, bạch huyết từ 1/3 trên niệu quản cũng như các đài bể thận
đổ vào các hạch thắt lưng từ 1/3 giữa niệu quản đổ vào trong các hạch chậu
gốc hoặc hạ vị, từ 1/3 dưới niệu quản đổ vào hạch hạ vị - bàng quang
1.1.3. Bàng quang
Là một tạng rỗng dưới phúc mạc trong chậu hông bé sau gò mu, trên cơ

nâng hậu môn, trước các tạng sinh dục (túi tinh ở nam hay tử cung ở nữ) và
trực tràng.
Bàng quang là một túi chứa nước tiểu có dung tích ở nguời lớn là 250 –
350ml. Khi bàng quang đầy nước tiểu có hình cầu.
Đỉnh bàng quang có ống niệu rốn. Hai lỗ niệu quản đổ chếch vào phần
sau dưới bàng quang và cùng với lỗ niệu đạo tạo thành tam giác cổ bàng
quang.
Mô học: niêm mạc bàng quang được cấu tạo bởi lớp biểu mô chuyển
tiếp. Lớp dưới niêm mạc có các mô liên kết chun. lớp cơ ở đỉnh bàng quang
khá dày gồm các thớ cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ đan chéo ở trong.
ở ngoài cùng là các mô liên kết xơ. Vùng tam giác tạo thành đáy bàng quang,
cơ thắt ngoài thuộc loại cơ vân, trong khi cơ thắt trong chỉ là hỗn hợp của sợi
cơ vòng của cổ bàng quang và các sợi cơ dọc trong của niệu đạo sau.
Mạch máu: cấp máu cho bàng quang bởi các nhánh của động mạch
bàng quang trên, động mạch bàng quang dưới (động mạch thẹn trong) động
mạch bàng quang dưới (động mạch sinh dục) xuất phát từ nhánh các động
mạch chậu trong. Ngoài ra còn những nhánh nhỏ hơn từ động mạch bịt, cơ
mông bé cũng chia nhánh nhỏ cho bàng quang, ở phụ nữ động mạch tử cung


×