Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI gỡ DÍNH điều TRỊ hạn CHẾ vận ĐỘNG KHỚP gối SAU CHẤN THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.73 KB, 33 trang )

B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRNG NHN

ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT NộI SOI
Gỡ DíNH
ĐIềU TRị HạN CHế VậN ĐộNG KHớP GốI
SAU CHấN THƯƠNG

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2018
B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRNG NHN

ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT NộI SOI
Gỡ DíNH
ĐIềU TRị HạN CHế VậN ĐộNG KHớP GốI
SAU CHấN THƯƠNG
Chuyờn ngnh: Ngoi khoa
Mó s: 62720123


CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Nguyn Mnh Khỏnh


HÀ NỘI – 2018
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HCVĐ

Hạn chế vận động.



Hoạt động.

KHX

Kết hợp xương.



Lao động.

PHCN

Phục hồi chức năng.

PTNS

Phẫu thuật nội soi.


SHBT

Sinh hoạt bình thường.



Thay dổi.

TT

Tổn thương.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỘI SOI KHỚP GỐI.........................................3
1.1.1. Thế giới..........................................................................................3
1.1.2. Việt Nam........................................................................................3
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI.............4
1.2.1. Giải phẫu khớp gối........................................................................4
1.2.2. Tầm vận động của khớp gối..........................................................5
1.3. PHÂN LOẠI HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI............................6
1.3.1. Theo thời gian................................................................................6
1.3.2. Theo loại gấp - duỗi.......................................................................6
1.3.3. Theo vị trí......................................................................................6
1.3.4. Theo biên độ..................................................................................6
1.4. CHẨN ĐOÁN HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI..........................6
1.4.1. Lâm sàng.......................................................................................6

1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh.......................................................................6
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HCVĐ KHỚP GỐI.......................6
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................8
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................8
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................8
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................9
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................9


2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................9
2.2.3. Các thông tin nghiên cứu cần thu thập..........................................9
2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ HCVĐ và chức năng khớp gối10
2.2.5. Đánh giá kết quả chung...............................................................14
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................15
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.........................................................................15
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG.............................................................15
3.2.1. Trước phẫu thuật..........................................................................15
3.2.2. Trong phẫu thuật..........................................................................15
3.2.3. Tai biến trong phẫu thuật và biến chứng sớm sau phẫu thuật.....15
3.3. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH................................................................15
3.4. KHÁM LẠI SAU PHẪU THUẬT.....................................................15
3.4.1. Phân loại HCVĐ khớp gối theo tiêu chuẩn của Shelbourne.......15
3.4.2. Đánh giá theo thang điểm của của Lysholm và Gillquist............15
3.4.3. Đánh giá theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khớp gối quốc tế............16
3.4.4. Hình ảnh X quang khám lại.........................................................16
3.4.5. Các biến chứng xa.......................................................................16
3.4.6. Kết quả chung..............................................................................16
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................17
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................17

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khớp gối là một khớp lớn có biên độ vận động rộng với động tác chính
là gấp và duỗi. Khớp gối nằm nông dưới da nên tổ chức gân phần mền dễ bị
tổn thương và khi chấn thương việc phục hồi các tổn thương,đặc biệt là chức
năng vận động của khớp gối là rất khó khăn.
Hạn chế biên độ vận động khớp gối sau chấn thương là bệnh lý thường
gặp, thể hiện ở một trong 3 hình thái: hạn chế gấp, hạn chế duỗi,hoặc hạn chế
cả gấp và duỗi. Dù tổn thương ở mức độ nào đều ảnh hưởng tới sinh hoạt, làm
giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau từ đơn giản tới phức tạp như:
Phục hồi chức năng, phẫu thuật nội soi gỡ dính gối, mổ mở nhỏ gỡ dính gối,
hay mổ mở lớn gỡ dính gối. Tuỳ theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, đến
sớm hay muộn mà sử dụng phương pháp phục hồi chức năng đơn thuần hay
phối hợp với phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm đạt được biên độ vận
động khớp gối tốt nhất.
Cùng với các tiến bộ của kỹ thuật y học của thế giới mà phẫu thuật nội
soi khớp gối ngày càng được áp dụng nhiều cho kết quả tốt,bệnh nhân ít đau
hơn, nằm viện ít hơn phương pháp khác. Tại Việt Nam đã ứng dụng nội soi
vào chẩn đoán và phẫu thuật đã cho thấy kết quả điều trị cao hơn hẳn so với
những phẫu thuật kinh điển trước đây.
Theo Ngô Văn Toàn trong nhiều trường hợp mà tổn thương cấu trúc
xương và các cấu trúc phần mềm ngoài khớp không nhiều, di chứng hạn chế
vận động khớp gối sau chấn thương chủ yếu là do tổn thương các phần mềm

trong khớp thì phẫu thuật nội soi gỡ dính có thể là một lựa chọn mới cho việc
điều trị hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương với tỷ lệ tốt là 85,7%.


2

Từ nhiều năm nay, tại bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật nội soi gỡ dính
điều trị hạn chế vận động khớp gối cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên việc đánh
giá về chỉ định cũng như kỹ thuật và quy trình phục hồi chức năng sau mổ còn
chưa thống nhất và hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết
quả phẫu thuật nội soi gỡ dính điều trị hạn chế vận động khớp gối sau
chấn thương” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương của hạn chế vận động khớp gối sau
chấn thương.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi gỡ dính điều trị hạn chế vận
động khớp gối sau chấn thương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỘI SOI KHỚP GỐI
1.1.1. Thế giới
Năm 1853, tại Pháp, A. J. Desormeaux (1815 – 1882) đã sản xuất ra ống
nội soi, dùng dụng cụ này để quan sát niệu đạo – bàng quang và thuật ngữ soi
(Endoscopy) chính thức ra đời kể từ đó.
Năm 1918, tại Trường Đại học Tokyo - Nhật Bản, Kenji Takagi (1888 –
1963) lần đầu tiên quan sát bên trong khớp gối qua một ống nội soi bàng
quang và ñược công nhận là người đầu tiên áp dụng thành công những

nguyên lý của nội soi cho khớp gối.
Thập niên 70 là thời kỳ có những sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực
nội soi khớp trên khắp thế giới. Năm 1974, David Dandy ở trường Đại học
Cambridge (Anh) đã đến thực tập 1 năm ở Toronto và đã hợp tác với Jackson
đăng công trình đầu tiên về nội soi khớp vào năm 1976. Cũng trong năm
1974, Hội Nội Soi Khớp Quốc tế – IAA (International Arthroscopy
Association) đã được thành lập ở Philadelphia (Hoa Kỳ) và Watanabe vinh dự
được bầu là Chủ tịch đầu tiên của Hội.
Mặc dù lúc khởi đầu, nội soi khớp chỉ được xem là một phương pháp
trợ giúp cho chẩn đoán, nhưng với những ưu điểm hơn hẳn so với phẫu thuật
mở,kỹ thuật nội soi khớp gối nhanh chóng phát triển và cho đến nay phẫu
thuật nội soi khớp gối ngày càng áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn
thế giới, đặc biệt trong 30 năm trở lại đây.
1.1.2. Việt Nam
Năm 1994, kỹ thuật nội soi khớp gối đã ñược Nguyễn Văn Quang ứng
dụng tại Trung tâm Chấn thương – Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh


4

nhưng chưa có báo cáo nào đăng tải trong y văn trong suốt thời kỳ này.Từ
năm 1996 đến nay,việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật với kỹ thuật nội soi
khớp gối mới thực sự phát triển tại một số trung tâm...Chi hội Nội soi khớp đã
được thành lập, là thành phần của Hội phẫu thuật Nội soi và Nội soi can
thiệp Việt Nam.
Ngày nay, đã có nhiều báo cáo của các tác giả trong cả nước về kết quả
ứng dụng kỹ thuật nội soi để điều trị một số thương tổn khớp gối: tổn thương
dây chằng chéo, tổn thương sụn chêm...Qua các báo cáo tổng kết trên y văn
thấy được nội soi khớp đã và đang được chú trọng trong chuyên ngành Chấn
thương - Chỉnh hình ở nước ta và có đủ các yếu tố để phát triển một cách

vững chắc. Đội ngũ phẫu thuật viên trẻ đã khẳng định khả năng làm chủ kỹ
thuật của mình.
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI
1.2.1. Giải phẫu khớp gối
- Khớp gối là một khớp phức hợp, gồm hai khớp:
- Khớp xương đùi và xương chầy (khớp bản lề).
- Khớp xương đùi và xương bánh chè (khớp phẳng).
- Đầu dưới xương đùi có ba diện khớp là: lồi cầu trong, lồi cầu ngoài và
diện bánh chè hay ròng rọc.
- Đầu trên xương chầy: là hai diện khớp mâm chầy trong và mâm chầy
ngoài tiếp khớp với hai lồi cầu tương ứng.
- Mặt sau xương bánh chè: tiếp khớp với rãnh liên lồi cầu xương đùi.
- Sụn chêm: có hai sụn chêm đệm giữa hai đầu xương đùi và xương
chầy, sụn chêm trong hình chữ C và sụn chêm ngoài hình chữ O.
Dây chằng: khớp gối có các hệ thống dây chằng:
• Các dây chằng trước.
• Các dây chằng bên.


5

• Các dây chằng sau.
• Các dây chằng bắt chéo

1.2.2. Tầm vận động của khớp gối
Khớp gối có hai độ hoạt động: gấp – duỗi và xoay nhưng động tác xoay
chỉ thực hiện được khi khớp gối gấp.
- Biên độ vận động khớp gối bình thường:
+ Duỗi: 5⁰–60⁰
+ Gấp: 140°

- Các nghiên cứu trước đây kết hợp phân tích việc gập khớp gối đã chỉ ra
hạn chế biên độ gấp dễ chịu đựng hơn hạn chế biên độ duỗi và biên độ gập
khớp gối trong các sinh hoạt hàng ngày như sau.
+ 67⁰là yêu cầu cần thiết để có dáng đi bình thường (tầm gấp tối thiểu).


6

+ 83°khi lên cầu thang.
+ 90⁰ khi xuống cầu thang.
+ 93⁰ để đứng lên từ một chiếc ghế tiêu chuẩn.
+110° để đi được xe đạp.
Xoay chủ động khớp gối
Chỉ thực hiện được khi khớp gối gấp khoảng 25⁰:
+ Xoay ngoài được 40°.
+ Xoay trong được 30°.
1.3. PHÂN LOẠI HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI
1.3.1. Theo thời gian
a. Cấp tính:
b. Mạn tính:
1.3.2. Theo loại gấp - duỗi.
- Hạn chế gấp gối.
- Hạn chế duỗi gối.
- Hạn chế cả gấp và duỗi gối.
1.3.3. Theo vị trí.
a. Trong khớp:
b. Ngoài khớp:
1.3.4. Theo biên độ.
Phân loại theo Schelbourne và cộng sự.
1.4. CHẨN ĐOÁN HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI

1.4.1. Lâm sàng
1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HCVĐ KHỚP GỐI
- Phục hồi chức năng khớp gối đơn thuần.
- Phục hồi chức năng khớp gối với giảm đau hỗ trợ.


7

- Mổ mở gỡ dính khớp gối.
- Phương pháp Judet.
- Phương pháp Thompson (1944).
- Mổ nội soi gỡ dính khớp gối đơn thuần.
- Mổ nội soi gỡ dính khớp gối kết hợp với mổ mở nhỏ để giải quyết các
tổn thương phần mềm ngoài khớp gối.


8

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hạn chế vận động khớp gối sau
chấn thương, được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi gỡ dính tại Khoa
Phẫu thuật Chấn thương–Chỉnh hình,Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng
1/2017 đến tháng 7/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Không phân biệt giới, tuổi.
- Chấn thương khớp gối cũ, chấn thương vùng lân cận khớp gối: đã phẫu
thuật hoặc bất động bột, có các triệu chứng hạn chế vận động khớp gối mà

chủ yếu là nguyên nhân trong khớp (xơ dính, kẹt khớp do dị vật hoặc sụn
chêm rách), gây ảnh hưởng lớn đến lao động và sinh hoạt.
- Đã tập phục hồi chức năng và vận động khớp gối có giảm đau hỗ trợ
không có kết quả hoặc đạt kết quả không tốt.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Các bệnh nhân hạn chế vận động khớp gối mà nguyên nhân chủ yếu
ngoài khớp:co rút nặng cơ tứ đầu đùi, co rút nặng bao khớp sau và phần mềm
quanh khớp,...
- Trật gối, lỏng gối phức tạp, tổn thương xương nặng, lệch trục gối, biến
dạng gối.
- Bệnh mạn tính ở mức độ không cho phép phẫu thuật, gây mê: đái tháo
đường, tim mạch...
- Nhiễm trùng vùng gối.
- Bệnh nhân có tổn thương tủy sống.


9

- Bệnh nhân tâm thần.
- Bệnh nhân không có điều kiện tập phục hồi chức năng sau mổ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu và tiến cứu:
• Hồi cứu: gồm các bệnh nhân từ tháng 01/2017 - 12/2017.
• Tiến cứu: gồm các bệnh nhân từ tháng 01/2018 - 07/2019.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Thu thập thông tin qua hồ sơ bệnh án.
- Khám xét, thu thập triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
- Tham gia phẫu thuật.
- Theo dõi, điều trị, kết quả sau mổ.

- Thu thập số liệu.
- Xử lý số liệu.
2.2.3. Các thông tin nghiên cứu cần thu thập
- Tuổi và giới, nghề nghiệp.
- Nguyên nhân và hoàn cảnh chấn thương: do tai nạn giao thông, tai nạn
sinh hoạt, chấn thương thể thao,...
- Thời gian từ khi người bệnh bị chấn thương đến khi được phẫu thuật.
- Các phương pháp đã điều trị : bất động (đơn thuần hoặc sau phẫu
thuật), thời gian bất động; phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi ; sau điều trị đó
có được phục hồi chức năng không và tại tuyến y tế nào?.
- Các triệu chứng lâm sàng.
- Các hình ảnh cận lâm sàng.
- Khám lại: các triệu chứng sau mổ và đánh giá độ cải thiện so với trước mổ.


10

2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ HCVĐ và chức năng khớp gối
a. Tiêu chuẩn đánh giá của Shelbourne (như đã nêu ở mục 1.3.4)
b. Thang điểm của Lysholm và Gillquist (1982)


11

Cách đánh giá:
• Tốt
• Khá
• Trung bình
• Kém


: 95 – 100 điểm.
: 84 – 94 điểm.
: 65 – 83 điểm.
: ≤ 64 điểm.

c. Thang điểm của Hiệp hội khớp gối quốc tế (IKDC = Internationl Knee
Documentation Committee) (1993).


12


13

Cách đánh giá: Thang điểm có 8 phần, nhưng có 4 phần quan trọng nhất
quyết định đến phân loại:
+ Ảnh hưởng của khớp gối khi hoạt động.
+ Đánh giá khả năng hoạt động của bệnh nhân theo các mức độ vận
động. Có 4 mức độ vận động:
• Hoạt động nặng: đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ...
• Hoạt động vừa: cầu lông, chạy dài...
• Hoạt động nhẹ: chạy chậm, đi bộ…
• Sinh hoạt bình thường: công việc sinh hoạt hàng ngày.
Kết quả của chỉ tiêu này là ở mức độ vận động cao nhất có thể bệnh nhân
làm được không đau, không tràn dịch và không cảm giác lỏng khớp.
+ Mức độ hạn chế vận động gấp và duỗi của khớp gối.
+ Khám độ vững của khớp (dấu hiệu Lachman và Pivot Shift).
Tổng hợp kết quả: dựa vào 4 tiêu chuẩn với 4 nhóm chính như đã nêu ở
trên, theo nguyên tắc:



14

• Mức độ thấp nhất trong nhóm quyết định phân loại nhóm.
• Kết quả cuối cùng là nhóm kém nhất trong 4 nhóm trên.
2.2.5. Đánh giá kết quả chung.
Ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật,biên độ khớp gối mới được coi là kết quả
điều trị và không quá 3 tháng để đánh giá kết quả cuối cùng.

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
- Tuổi.
- Giới.
- Nguyên nhân chấn thương.
- Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi PTNS gỡ dính khớp gối.
- Các phương pháp đã điều trị trước PTNS gỡ dính khớp gối.
- Số bệnh nhân đã điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương.


15

3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG
3.2.1. Trước phẫu thuật
- Độ di động của xương bánh chè.
- Cơ lực, trương lực cơ vùng đùi (so với bên lành).
- Đánh giá HCVĐ khớp gối theo tiêu chuẩn đánh giá của Shelbourne.
- Đánh giá khớp gối theo thang điểm của của Lysholm và Gillquist.
- Đánh giá khớp gối theo tiêu chuẩn của hiệp hội khớp gối quốc tế (IKDC).
3.2.2. Trong phẫu thuật.

- Tầm vận động khớp gối thụ động sau vô cảm trong phẫu thuật.
- Các tổn thương trong khớp.
- Số bệnh nhân cần can thiệp nhỏ phần mềm ngoài khớp.
- Tầm vận ñộng khớp gối thụ động ngay sau phẫu thuật.
3.2.3. Tai biến trong phẫu thuật và biến chứng sớm sau phẫu thuật.
3.3. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH.
3.4. KHÁM LẠI SAU PHẪU THUẬT.
3.4.1. Phân loại HCVĐ khớp gối theo tiêu chuẩn của Shelbourne.
3.4.2. Đánh giá theo thang điểm của của Lysholm và Gillquist.
3.4.3. Đánh giá theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khớp gối quốc tế (IKDC).
3.4.4. Hình ảnh X quang khám lại.
3.4.5. Các biến chứng xa.
3.4.6. Kết quả chung.
- Biên độ duỗi trung bình được phục hồi.
- Biên độ gấp trung bình được phục hồi.


16

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Dự kiến bàn luận về mục tiêu: Đặc điểm tổn thương của hạn chế vận
động khớp gối sau chấn thương.
Dự kiến bàn luận về mục tiêu: Kết quả phẫu thuật nội soi gỡ dính điều
trị hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương.

DỰ KIẾN KẾT LUẬN


17


DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Tiến Bình (2009), “Lịch sử phát triển nội soi khớp”, Phẫu

2.

thuật nội soi khớp gối, 11-24.
Nguyễn Tiến Bình (2009), “Đặc điểm giải phẫu, chức phận khớp gối”,

3.

Phẫu thuật nội soi khớp gối, 27-45.
Trương Công Dũng, Nguyên Văn Quang (2008), "Kinh nghiệm bước
đầu điều trị đơ khớp gối bằng phẫu thuật nội soi", Tạp chí Y học thành

4.

phố Hồ Chí Minh, số 4. phụ bản tập 12, 85 – 94.
Đỗ Xuân Hợp (1973), "Giải phẫu thực dụng ngoại khoa tứ chi", NXB

5.

Y học, 323.
Vũ Hoàng Liên (2002), "Kết quả điều trị cứng duỗi gối ở người lớn
sau chấn thương theo phương pháp Judet", Luận văn Thạc Sỹ Y học -


6.

Đại học Y Hà Nội.
Netter F.H (2007), (Người dịch: Nguyễn Quang Quyền), Atlas giải

7.

phẫu người, NXB Y học, 508 – 509.
Ngô Văn Toàn, Trần Hoàng Tùng (2008), "Điều trị hạn chế vận động
khớp gối sau chấn thương bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Việt

8.

Đức". Tạp chí y học thực hành, (620 + 621), 185 - 188.
Ahmad C.S., Kwak S.D., Ateshian G.A. (1998), ”Effects of patellar
tendon adhesion to the anterior tibia on knee mechanics”, Am J Sports

9.

Med, 26, 715–724.
Canale S.T. (2007), "Arthroscopic Examination of the Knee",

10.

Campbell's Operative Orthopaedic, (48), 831 – 835.
Alexander Creighton, Bernard, Bach, (2005),

"Arthrofibrosis:


Evaluation, Prevention, and Treatment", Techniques in Knee Surgery,
11.

4(3), 163–172.
Shelbourne K.D., Patel D.V., Martini D.J. (1996), “Classification and
management of arthrofibrosis of the knee after anterior cruciate
ligament surgery”, Am J Sports Med, (24), 857–862.


12.

Thompson T.C. (1944), "Quadricepsplasty to improve knee function",

13.

J Bone Joint Surg Br, (26), 366–369.
Hardin G.T., Bach B.R., Bush-Joseph C. (1993), “Extension loss
following arthroscopic ACL reconstruction”, Orthop Int, (1), 405–410.


PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
BỆNH NHÂN HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI
- TẠI KHOA CTCH - BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC –
A. Thông tin chung
1- Họ tên bệnh nhân: Tuổi:
2- Địa chỉ:
3- Nghề nghiệp:
4- Số điện thoại: - 1: ; - 2: ; - 3:
B. Thông tin về bệnh sử

1- Nguyên nhân bị CT:
2- Thời gian từ lúc bị CT:
3- Các phương pháp đã được điều trị:
- Bất động □
- Phẫu thuật mở □
- Phẫu thuật nội soi □
- Đã điều trị PHCN □
4-Thời gian bất động sau chấn thương:
C. Thông tin lâm sàng
1. Trước phẫu thuật
a. Độ di động của xương bánh chè
Nghiệm pháp trượt:
Nghiệm pháp nghiêng:
b. Cơ lực – trương lực cơ đùi


×