Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT tạo HÌNH BIẾN DẠNG môi SAU PHẪU THUẬT KHE hở môi một bên bẩm SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DƯƠNG HÀ LIÊN

§¸NH GI¸ KÕT QU¶
PHÉU THUËT T¹O H×NH BIÕN D¹NG M¤I
SAU PHÉU THUËT KHE Hë M¤I MéT B£N
BÈM SINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DƯƠNG HÀ LIÊN

§¸NH GI¸ KÕT QU¶
PHÉU THUËT T¹O H×NH BIÕN D¹NG M¤I
SAU PHÉU THUËT KHE Hë M¤I MéT B£N
BÈM SINH
Chuyên ngành: Phẫu thuật tạo hình
Mã số: 60720123



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Việt Dung


HÀ NỘI – 2018

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

KHM

: Khe hở môi

KHV

: Khe hở vòm

KHVM

: Khe hở vòm miệng

PP

: Phương pháp


PT

: Phẫu thuật

PTTH

: Phẫu thuật tạo hình


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là những loại dị tật
bẩm sinh phổ biến vùng hàm mặt. Những dị tật này thường xảy ra nhiều hơn
so với các dị tật khác trên cơ thể do vùng hàm mặt là một trong những vùng
có nhiều biến đổi phức tạp về bào thai. Theo các tài liệu thống kê trên thế giới
cũng như của Việt Nam tỉ lệ này thay đổi trong khoảng 1/500 - 1/2500, tùy
theo vùng địa lý và dân tộc [1]. Theo thống kê của Bộ Y tế, tình hình trẻ em bị
KHM và KHVM chiếm tỉ lệ 0,1- 0,2 % trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Như vậy ước
tính ở Việt Nam với tỉ lệ sinh những năm 1997-2002 là 2% dân số thì mỗi

năm có từ 1500-3000 trẻ bị dị tật môi vòm ra đời [2]. Theo điều tra của Viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương và Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ chí Minh,
năm 1997 Việt Nam có khoảng 24.000 trẻ bị dị tật môi - vòm miệng cần phải
phẫu thuật. Theo số liệu bệnh viện Việt Nam Cu Ba, trong tổng số 4695 trẻ
được phẫu thuật KHM và KHV tại bệnh viện từ 1997-2002 có 2007 trẻ bị
KHV, 2411 trẻ KHM và 277 trẻ thuộc các loại khác [2]. Trong đó KHM một
bên có tỉ lệ chiếm khá cao (1/1000 đến 1/600 trẻ). KHM đơn thuần chiếm
khoảng 30%, trong đó 90% là KHM một bên [3].
Các loại KHM gây nên những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, ảnh
hưởng rất lớn tới chức năng, thẩm mỹ của khuôn mặt, và tác động mạnh mẽ
đến tâm lý của trẻ từ tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Phương pháp điều trị duy
nhất với bệnh nhân khe hở môi vòm miệng là phẫu thuật [4]. Theo y văn có
rất nhiều phương pháp, nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau đã được sử dụng
điều trị khe hở môi. Ở nước ta hiện nay các phẫu thuật viên thường áp dụng
hai phương pháp của Tennision và Millard có cải tiến để tạo hình KHM. Trên
nền tảng cơ bản của hai kỹ thuật này một số tác giả đã có những cải tiến bằng
các đường rạch phụ hay sử dụng những vạt da, niêm mạc bổ sung để khắc


8

phục những nhược điểm của hai phương pháp. Tuy nhiên do hình thái của
KHM rất đa dạng, mức độ tổn thương đi kèm nặng nhẹ khác nhau và do trình
độ hiểu biết về kỹ thuật cũng như khả năng tay nghề của PTV ở các tuyến là
không đồng đều nên sau tạo hình KHM thì đầu vẫn để lại di chứng biến dạng
mũi môi rất lớn.
Trước đây cũng đã có vài công trình nghiên cứu về những biến dạng
mũi môi ở các khía cạnh tìm hiểu nguyên nhân biến dạng, thống kê kỹ thuật
sửa chữa đã áp dụng trên lâm sàng và đánh giá kết quả. Tuy nhiên hiện nay
nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao nên vấn đề phẫu thuật sửa

chữa biến dạng mũi môi đòi hỏi cần được nghiên cứu tỉ mỉ và chính xác hơn,
để đưa ra những phương pháp phẫu thuật phù hợp, trả lại vẻ đẹp tự nhiên nhất
của môi để giúp những trẻ có dị tật tự tin hơn trong cuộc sống. Đây cũng là
vấn đề có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình biến dạng môi sau phẫu thuật
khe hở môi một bên bẩm sinh” với 2 mục tiêu sau:
1

Mô tả đặc điểm lâm sàng của biến dạng môi sau phẫu thuật KHM
một bên bẩm sinh.

2

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật sửa chữa các biến dạng môi.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu của môi bình thường [3], [5], [6], [7]
1.1.1. Hình thể ngoài của môi
- Vùng môi nằm ở giữa tầng mặt dưới gồm có môi trên và môi dưới tách rời
nhau bởi khe môi. Giới hạn các phía của môi: trên là nền mũi, hai bên là rãnh
mũi má, giới hạn phía dưới là rãnh cằm.
- Nhìn bề ngoài môi trên được chia làm 2 phần: gồm da môi (môi trắng) và
niêm mạc môi (môi đỏ). Ranh giới giữa môi đỏ và môi trắng là đường viền
môi.

Hình 1.1: Giải phẫu môi bình thường



Da môi (môi trắng): Che phủ mặt trước tạo nên chiều cao môi. Ở giữa có
lõm nhân trung, hai bên là tứ giác da trắng, ngăn cách với nhân trung bởi
gờ nhân trung. Nhân trung là mốc rất quan trọng trong phẫu thuật tạo hình

môi [6].
• Niêm mạc môi đỏ: Bờ tự do củ niêm mạc môi đỏ phân chia môi đỏ thành hai
phần rõ rệt là niêm mạc môi khô và niêm mạc môi ướt.
+ Niêm mạc môi khô: là niêm mạc nhìn thấy được khi hai môi ngậm
khít vào nhau. Môi đỏ khô được chia làm 3 phần tương xứng với ba phần của


10

da môi. Ở giữa là củ môi hay còn gọi là mấu lồi môi, hai bên là môi đỏ, to ở
giữa và thon dần về phía mép.
+ Môi ướt: là phần niêm mạc liên tiếp với niêm mạc miệng. Chỗ tiếp
giáp giữa niêm mạc môi và niêm mạc bờ lợi tạo thành ngách tiền đình môi
lợi. Niêm mạc môi ướt hoàn toàn được láng bởi tuyến nước bọt.
• Đường viền môi: cong mảnh và sắc nét, là ranh giới phân chia giữa da môi
trắng và niêm mạc môi đỏ. Môi trên đường viền môi cong lõm ở giữa tạo nên
cung Cupidon tương ứng bờ dưới của nhân trung và bờ trên của mấu lồi môi.
Sự liên tục của đường viền môi là đặc điểm thẩm mỹ rất quan trọng, cần phải
được phục hồi khi tạo hình KHM.
• Mép: là vùng môi trên và môi dưới dính vào nhau, vị trí của mép nằm trên
đường thẳng đứng đi qua đồng tử khi mắt nhìn thẳng hướng ra trước. Khoảng
cách của 2 mép khi môi ở tư thế tĩnh bằng khoảng cách giữa hai đồng tử khi
mắt nhìn thẳng hướng ra trước.
• Tương quan giữa môi trên và môi dưới: Giữ môi trên và môi dưới có một mối

tương quan mang tính thẩm mỹ và cũng nằm trong mối tương quan của hàm
trên và hàm dưới. Ở người bình thường khi nhìn nghiêng, môi trên hơi nhô ra
trước so với môi dưới, nhất là mấu lồi môi.
1.1.2. Cấu tạo bên trong của môi
Vùng môi gồm 2 nhóm cơ hoạt động đối ngược nhau, là nhóm cơ đóng
miệng và nhóm cơ mở miệng.
Trong đó hệ thống cơ của môi trên gồm ba cơ chính:
+ Cơ vòng môi (orbicularis oris),
+ Cơ nâng môi trên (levator labii superioris),
+ Cơ hạ vách mũi (depressor septi).


11

Hình 1.2: Giải phẫu cơ môi trên
Trong đó cơ vòng môi là cơ chủ yếu, cơ khu trú khoanh tròn toàn bộ
khe miệng và tiếp xúc riêng biệt phía trước với da và phía sau với niêm
mạc miệng. Cơ gồm hai phần là lớp nông và lớp sâu: Lớp cơ nông đưa hai
môi chạm nhau và khi các cơ co độc lập thì biểu hiện nét mặt. Lớp cơ sâu
bao vòng quanh miệng và chỉ thực hiện chức năng co miệng. Các sợi cơ
sắp xếp bắt chéo ở đường giữa để cài vào gờ nhân trung bên đối diện và
hình thành nên phần gờ nhân chung. Hõm nhân trung có phần da không
bám ở giữa.
Theo Fasra M (1990) thì phần dưới của cơ vòng môi cài vào gần tới
viền môi đỏ và lộn xuống phía dưới tới nhân trung tạo ra mấu lồi môi.
Cơ nâng môi trên: đi trên bề mặt của cơ vòng môi và cùng vơi nó tạo
thành phần dưới cuả nhân trung, các cơ này bắt chéo và bám vào da ở phần
dưới của nhân trung cũng như đường viền môi và đỉnh cung cupidon.



12

Hình 1.3: Giải phẫu cơ vùng môi bình thường
1.2. Khe hở môi một bên bẩm sinh và các phương pháp tạo hình
1.2.1. Những thay đổi giải phẫu khe hở môi một bên [3], [8], [9],[10], [11],
[12], [13], [14]
Các biến dạng trong KHM trên có liên quan đến tổ chức phần mềm che
phủ ở phía ngoài và hệ thống xương là khung nâng đỡ ở phía dưới, [3].
* Thay đổi hình thể ngoài:

Hình 1.4: Khe hở môi một bên không toàn bộ
- Da và niêm mạc của môi mất liên tục một phần hay toàn bộ.
- Co kéo phần da của môi: các bó cơ vòng môi không liên tục dẫn đến sự
co kéo da môi ở 2 bên bờ khe hở. Da môi ở bờ trong và bờ ngoài khe hở đều
giảm về kích thước và chiều cao.
- Ở bờ trong khe hở chiều cao của nhân trung ngắn.


13

- Cung Cupidon bị gián đoạn sau khi vượt qua điểm giữa nhân trung ở
bờ trong khe hở.
- Niêm mạc ở 2 bên khe hở: Độ rộng làn môi đỏ ở bờ trong khe hở bị
thiếu, ở bờ ngoài khe hở bình thường hoặc tăng nhẹ so với bên lành.
* Thay đổi về cơ của môi trong KHM môt bên:
Những thay đổi của cơ xung quanh môi là hậu quả của sự bám tận không
bình thường của các bó cơ:
- Cơ vòng môi tại khe hở bị gián đoạn:
+ Trong khe hở môi không toàn bộ: phần trên cơ vòng môi vẫn tiếp xúc
được với nhau, phần dưới cơ tách thành 2 phần bám vào bờ trong và bờ ngoài

khe hở môi.
+ Trong khe hở môi toàn bộ: cơ vòng môi bị gián đoạn hoàn toàn, các
đầu cơ bám vào 2 bờ của khe hở. Ở bờ trong các bó cơ vòng môi bám ngược
lên vào chân trụ mũi và gai mũi trước. Ở bờ ngoài các bó cơ vòng lên bám
vào chân cánh mũi.
- Cơ ngang mũi: chạy từ lưng mũi xuống, vắt qua chân cánh mũi bên khe
hở bám lạc chỗ vào chân cánh mũi.

Hình 1.5: Hình ảnh thay đổi giải phẫu cơ trong KHM một bên
Như vậy khe hở dẫn đến sự bám tận không bình thường của cơ vòng môi
lần lượt vào gai mũi trước và chân cánh mũi. Sự bám lạc chỗ của cơ vòng môi


14

và cơ ngang mũi, dần dần theo thời gian phát triển kéo các bờ khe hở vồng lên
như mặt kính đồng hồ.
1.2.2. Phân loại khe hở môi một bên [3], [10], [11], [14]
KHM một bên thường thấy ở vị trí môi tương ứng với khe giữa răng
cửa và răng nanh. Tổn thương chạy theo hướng thẳng đứng, vuông góc với
làn môi đỏ và cung răng. Có nhiều cách phân loại khe hở môi một bên, nhưng
trên lâm sàng, theo mức độ, thường chia làm 3 loại:
- Khe hở môi màng: thể hiện bằng một rãnh hay một đường sẹo nằm trên
môi và chạy song song với gờ nhân trung tới môi đỏ. Đôi khi chỉ là một rãnh
khuyết nằm ở vùng môi đỏ. Toàn bộ môi hai bên vẫn dính với nhau qua một
cầu mô (dải Simonat) có kèm theo nền lỗ mũi giãn rộng nhẹ

Hình 1.6: KHM màng
- Khe hở môi không toàn bộ: có nhiều mức độ khác nhau từ bé đến lớn,
nhưng khe hở không lan đến nền lỗ mũi. Một số trường hợp khe hở không

toàn bộ rất nhẹ, tổn thương môi chỉ biểu hiện là một khía chữ V ở viền môi
đỏ. Dải Simonat >1/3 chiều dài môi trên.
- Khe hở môi toàn bộ: Khe hở tách tôi toàn bộ môi trên, khe hở lan
đến nền lỗ mũi, tiền đình và cung răng hàm trên. Dải Simonat < 1/3 chiều
dài môi trên.


15

Hình 1.7: Hình ảnh KHM một bên không toàn bộ và KHM một bên toàn bộ
1.3. Các phương pháp tạo hình KHM
1.3.1. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi [3], [13], [15], [16], [17], [18].
* Ở nước ngoài
Trải qua nhiều thế kỷ lịch sử phẫu thuật tạo hình KHM- VM bẩm sinh
đã phát triển và không ngừng cải tiến với nhiều phương pháp khác nhau [16].

Hình 1.8: Các phương pháp tạo hình KHM theo tiến trình lịch sử [16]
Những tài liệu cổ nhất trong y văn tìm thấy được về tạo hình KHM là ở
thời kỳ 25 năm TCN, ở La Mã Trung Quốc. Lúc đầu người ta dùng kim ba
cạnh để rạch mép khe hở hoặc dùng que sắt nung nóng hay hóa chất để đốt


16

cháy 2 bờ mép, sau đó dùng kim loại hoặc băng dính, để dính 2 mép lại với
nhau. Dần dần về sau người ta dùng dao để rạch, biết tách rời niêm mạc môi
khỏi xương để dễ di chuyển và khâu bằng chỉ có bôi sáp…
- Thế kỷ XIV Embroise Paré (1584) (là phẫu thuật viên người Pháp) tạo
hình KHM bằng phương pháp dùng kim xuyên qua 2 bờ khe hở môi rồi dùng
chỉ cuốn quanh sợi kim để cố định KHM [16].


Hình 1.9: Phương pháp tạo hình KHM của Embroiser Pare (1584)
- Thế kỷ XIX và XX Rose (1891) và Thompson (1912): Phẫu thuật tạo
hình KHM bằng các đường rạch thẳng và bắt đầu có những cải tiến là tăng
chiều cao môi bằng các đường rạch gấp khúc.

Hình 1.10: Tạo hình KHM bằng đường rạch thẳng hay gấp khúc
- Cũng thế kỷ XIX Giraldes (1866): PT KHM bằng sử dụng tạo hình
chữ Z. Với kỹ thuật tạo hình chữ Z vừa tăng được chiều cao môi, vừa chỉnh
được trục của trụ mũi


17

Hình 1.11: Tạo hình KHM bằng tạo hình chữ Z
- Đến Thế kỷ XX Blair (1930), Brown (1945): các tác giả bắt đầu muốn
tạo ra đường sẹo tự nhiên hơn. Sử dụng các đường rạch cong hay vạt tam giác
phía dưới để tăng chiều cao môi. Như vậy tăng chiều cao không chỉ ở phần da
mà cả phần môi đỏ. Nhưng sẹo vẫn là đường thẳng

Hình 1.12: Tạo hình KHM bằng tạo hình chữ Z cả môi đỏ

- 1949 Le Mesurier đã sử dụng phương pháp tạo hình KHM bằng vạt tứ giác


18

Hình 1.13: Tạo hình KHM bằng vạt tứ giác
Phương pháp này giúp tăng chiều cao nhiều nhất, nhưng có nhược điểm
là sẹo nằm ở giữa nhân trung, đường sẹo không tự nhiên.

- (1952) Tennisson đưa ra phương pháp tạo hình môi bằng vạt tam giác

Hình 1.14: Tạo hình KHM bằng vạt tam giác
- 1959 Randall đã đưa ra phương pháp về cơ bản giống phương pháp vạt
tam giác của Tennision nhưng ông đã dùng công thức hình học giúp tính toán
đo đạc một cách chính xác hơn.
- Năm 1957 Millard đã giới thiệu phương pháp dùng vạt xoay đẩy của mình.

Hình 1.15: Tạo hình KHM bằng vạt xoay - đẩy (Phương pháp Millard) [9]


19

- Năm 1964 Millard đã đề nghị cải tiến bổ sung cho phương pháp của
mình bằng việc them đường rạch “back- cut” ở chân vách mũi với mục đích
hạ thấp thêm đỉnh cung cupidon bên môi bệnh và khâu kéo dài vách mũi.
- Năm 1968 cũng chính tác giả đề nghị cải tiến lần 3 với việc tạo vạt
tam giác nhỏ ở viền da làn môi đỏ nhằm mục đích tăng chiều dài và cắt ngang
hướng co của sẹo.
Ngày nay đa số các phẫu thuật viên sử dụng kỹ thuật Millard cải tiến để
phẫu thuật cho bệnh nhân KHM.
* Tại Việt Nam [13], [15],[17], [19], [20]
Phẫu thuật KHM đã được thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1956
ở khoa RHM bệnh viện Việt Đức và Viện Quân Y 108. Cho tới nay rất nhiều
phương pháp đã được áp dụng, nhiều bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật.
- Võ thế Quang- Nguyễn Văn Thụ đã phẫu thuật theo phương pháp của
Veau- Rosenthal vào những năm 1956- 1958. Năm 1959 mổ ca đầu tiên theo
phương pháp của Tenison, năm 1960 mổ bệnh nhân đầu tiên theo phương
pháp Le Mesurier. Đến 1961 Võ Thế Quang là người đầu tiên dùng phương
pháp Millard để phẫu thuật cho bệnh nhân KHM.

- Năm 1962 Nguyễn Khác Giảng và Nguyễn Văn Thụ đã cải tiến đường
rạch và tạo khe chêm cho phương pháp Le Mesurier
- Năm 1981, Mai Đình Hưng áp dụng các phương pháp Trauner,
Asenssion có cải biên để mổ cho những trường hợp KHM một bên rộng.
- Năm 1994 tác gải Nguyễn Viết Sơn áp dụng phương pháp Millard
trong phẫu thuật KHM một bên toàn bộ.
- Năm 1995 tác gải Phạm Như Hoa ứng dụng phương pháp Millard cải
tiến trong phẫu thuật KHM một bên.
- Năm 2009 tác giả Nguyễn Văn Minh ứng dụng tạo hình chữ Z ở trên
đường viền da - môi đỏ trong phương pháp Millard mổ KHM 1 bên toàn bộ.


20

- Năm 2013, tác giả Trần Phương Bình ứng dụng phương pháp Millard
cải tiến trong KHM một bên toàn bộ.
- Năm 2015, Khoa Tạo hình sọ mặt bệnh viện Nhi trung ương Sử dụng
các kỹ thuật Millard, Onizuka và Tenisson và kỹ thuật Zplasty, ghép sụn trong
phẫu thuật tạo hình khe hở môi và biến dạng mũi.
Cho đến nay phương pháp thông dụng nhất là Millard và Tennision.
1.3.2. Các phương pháp tạo hình KHM một bên hay sử dụng hiện nay [3],
[9], [10], [11], [14]
+ Mục tiêu của phẫu thuật tạo hình KHM, Theo Millard [3], [10], [21]:
- Kết nối hai bên khe hở mà không mất các mốc tự nhiên bao gồm phần
còn lại của cung Cupid hoặc hõm nhân trung. Loại bỏ ít tổ chức nhất có thể.
- Tạo sự liên tục và cân đối của cung Cupid.
- Sẹo nằm ở đường tự nhiên.
- Các cơ được nối với nhau toàn bộ chiều dày
- Tạo hình môi đỏ với chiều dầy đồng đều.
- Cánh mũi cân đối và trụ mũi cân bằng hai bên.

+ Kỹ thuật tạo hình KHM.
KHM phải được tạo hình theo 3 lớp: Da, cơ, niêm mạc. Có nhiều
phương pháp để đóng KHM, các phương pháp này về cơ bản là khác nhau về
cách đóng da và mức độ can thiệp vào cơ.
* Phương pháp tạo hình cho da:
Tạo hình da KHM về cơ bản có thê phân thành 2 nhóm phẫu thuật là
đường thẳng và chữ Z;
+ Kỹ thuật đường thẳng: Rose- Thompson, Mirault-Blair-Brown-McDowell
+ Tạo hình chữ Z ở nửa trên môi: Millard, Wynn
+ Tạo hình chữ Z ở nửa dưới môi: Tennison- Randall, Le Mesurier
+ Tạo hình chữ Z ở toàn bộ môi: Skoog, Trauner


21

 Tạo hình KHM một bên bằng phương pháp đường rạch thẳng (kỹ
thuật Rose Thompson).
Đây là kỹ thuật rạch da dọc hai bên bờ khe hở và khâu trực tiếp hai bờ
khe hở vào với nhau. Phương pháp này dễ thực hiện và tạo ra một đường sẹo
thẳng chạy theo nếp gờ nhân trung

Hình 1.16: Kỹ thuật đường thẳng Rose- Thompson
+ Kỹ thuật Rose Thompson được sử dụng cho các trường hợp có khe hở
nhỏ, (không điển hình).
+ Ưu điểm: kỹ thuật dễ thực hiện với hình học đơn giản. Kỹ thuật này
bao gồm cắt góc mép khe hở với đóng thì một không sử dụng bất cứ vạt nào.
+ Nhược điểm: sẹo thẳng co rút, dễ kéo hếch làn môi đỏ và ngắn chiều
cao da môi, mất đường viền trên của môi, độ nhô của môi đỏ không cân đối
và không có sự phục hồi của cơ vòng môi nằm phía dưới.
 Tạo hình KHM một bên bằng phương pháp vạt hình tứ giác (pp Le

Mesurier)

Hình 1.17: Kỹ thuật tạo hình KHM bằng vạt tứ giác.


22

Le Mesurie năm 1949 đã sử dụng vạt da và niêm mạc hình tứ giác ở bên
khe hở chèn vào bên lành.
- Phương pháp này hiện nay không còn sử dụng do có hai nhược điểm là
đường sẹo không tự nhiên ngay giữa nhân trung và cắt đi nhiều tổ chức phần
ngoài môi dễ gây lệch và thiếu chiều dài môi.
 Tạo hình KHM một bên bằng phương pháp vạt chèn tam giác (Kỹ
thuật Tennision- Randall)

Hình 1.18: Kỹ thuật Tennision - Randall
Tennision sử dụng một vạt tam giác nhỏ ở bờ ngoài khe hở sát viền
cung cupidon dịch chuyển và chèn vào khuyết tam giác ở bờ trong khe hở
cũng sát cung cupidon. Năm 1959 Randall trên cơ sở của phương pháp này
đã đưa toán học vào để tính toán các vạt khi phẫu thuật nên người ta gọi
phương pháp này là Tennision - Randall.
+ Ưu điểm: phương pháp này cần đo đạc chĩnh xác trước phẫu thuật do
đó phẫu thuật khá thuận lợi theo thiết kế đã có sẵn, kéo dài chiều cao môi từ
cung cupidon đến nền mũi khá hiệu quả. Tạo hình chữ Z tạo được viền trên
môi đỏ khá tự nhiên.
+ Nhược điểm: Tạo ra một vết sẹo khá ngoằn ngoèo ở phần dễ nhận thấy
nhất của môi, sẹo đi qua phần dưới của nhân trung và làm dẹt 1/3 dưới của
nhân trung. Đôi khi tăng quá mức chiều cao bên khe hở nếu tính toán không



23

chính xác, khó điều chỉnh chiều cao môi trong khe hở nếu cần. Tạo hình mũi
không được tính đến trong lần phẫu thuật môi.
Phương pháp của Tennision cũng được ứng dụng và cải tiến bởi Trauner
R (1967) và Skoog T. (1969). Song R.Y và CS (1998) trên cơ sở vạt tam giác
của Tennision đã sử dụng cạnh ngoài chân vách ngăn để làm vạt tạo hình kéo
dài bờ nhân trung.
Trần Văn Trường (1974-1976) Khi tạo hình KHM một bên theo phương
pháp Tennision nhận thấy ở những KHM rộng, đặc biệt ở KHM có kèm
KHVM thì khả năng thu gọn chân cánh mũi bị hạn chế và cánh mũi không
được cuộn tròn đều. Để khắc phục nhược điểm này tác giả đã đề nghị sử dụng
them một vạt da trước trong chân cánh mũi ngoài KH chêm vào phía trong
dưới trụ mũi.
- Tạo hình KHM một bên bằng vạt xoay đẩy theo Millard D.R 1957

Hình 1.19: Kỹ thuật Millard
+ Kỹ thuật xoay - đẩy Millard khá phổ biến, được nhiều tác giả trên thế
giới sử dụng.
+ Kỹ thuật này sử dụng 3 vạt: Vạt xoay dưới R của thành phẩn môi giữa,
vạt đẩy giữa A của thành phần môi ngoài và vạt gốc chân trụ mũi C cũng phát
sinh từ thành phần giữa của môi. Vạt C được sử dụng để tái tạo nền lỗ mũi
hoặc có thể sử dụng để tăng chiều cao trụ mũi. Các vết sẹo nằm trong khuôn


24

khổ của gở nhân trung và được giấu kỹ ngoại trừ phần trên. Chiều cao của gờ
nhân trung mới bên khe hở được điều chỉnh bởi chiều dài của vạt R, và cân
đối với chiều dài của gờ nhân trung bên lành.

+ Ưu điểm của phương pháp: trả lại mô về vị trí giải phẫu bình thường,
tạo nên đường viền môi trên cân đối, tạo sẹo dọc theo trục nhân trung, giữ
được hõm nhân trung. Đường rạch da có thể được điều chỉnh trong khi phẫu
thuật, vì vậy chiều cao môi có thể được thay đổi.
+ Nhược điểm: Kỹ thuật này khó, để lại sẹo ở gốc mũi. Có thể bị sẹo
thẳng gây co kéo với vết lõm hình chữ V trên môi đỏ. Lỗ mũi có thể bị thu
nhỏ quá mức do co kéo sẹo ngang qua lỗ mũi bên khe hở. Nếu không kết hợp
tạo hình cơ thì sẽ để lại những di chứng khó khắc phục như xẹp cánh mũi,
lõm nền mũi.
* Tạo hình cho cơ:
- Dù kỹ thuật tạo hình da được áp dụng theo phương pháp nào thì về
nguyên tắc phục hồi lại vị trí giải phẫu của cơ ở môi là yếu tố quyết định đến
kết quả xa của phẫu thuật. Bước này đặc biệt quan trọng trong tạo hình KHM
toàn bộ.
+ Phục hồi lại đầu bám tận của cơ ngang mũi: Do cơ ngang mũi bên KH
bám lạc chỗ vào chân cánh mũi nên cần giải phóng đầu cơ, khâu đầu cơ này
vào gai mũi trước trên của xương hàm trên.
+ Phục hồi sự liên tục của cơ vòng môi: Do cơ vòng môi gồm hai bó
chéo và bó ngang nên khi phục hồi cơ này cần tính đến vị trí giải phẫu của
từng bó. Sau khi tách khỏi nơi bám tận lạc chỗ ở chân cánh mũi, bó cơ chéo
phải được khâu đính vào gai mũi trước, bó ngang cần đươc khâu vào đầu bó
ngang ở bên đối diện.


25

* Kỹ thuật tạo hình cho niêm mạc:
+ Để giảm sự co kéo của môi đỏ, có thể tạo ra một vạt chèn tam giác từ
phía khe hở sang bên lành hoặc tạo hình chữ Z trên niêm mạc môi khô.
+ Trong trường hợp KH rộng, có thể dùng vạt đẩy tại vùng ngách tiền

đình bên ngoài lỗ mũi để đóng được nền lỗ mũi và toàn bộ khe hở.
1.4. Những biến dạng môi sau tạo hình KHM [3], [15], [22], [23]
1.4.1. Nguyên nhân của biến dạng môi sau tạo hình KHM
a- Nguyên nhân khách quan:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến dạng mũi môi sau tạo
hình KHM phải kể đến là do thầy thuốc, do trình độ tay nghề không đồng
đều, có những thao tác kỹ thuật chưa chuẩn mực làm sai lệch các mốc giải
phẫu trong lúc phẫu thuật. Cắt bỏ tổ chức hai bên bờ KH nhiều, bóc tách hạn
chế làm cho môi sau mổ chịu một sức căng lớn dễ toác, sẹo sau này dãn to,
hàm trên càng bị thụt lùi ra sau.
b- Nguyên nhân chủ quan:
- Ngay sau mổ kỳ đầu: do bệnh nhân quá nhỏ không giữ đươc vết mổ
tốt, làm tuột chỉ, nhiễm trùng gây toác vết mổ.
- Môi mũi bị biến dạng dần dần trong quá trình phát triển của cơ thê
BN. Sự hiện diện của sẹo ở môi dẫn đến sự phát triển không đống đều giữa
hai bên. Quá trình biến đổi này dần dần kéo dài đến năm 16-18 tuổi.
1.4.2. Phân loại các biến dạng môi [15], [22], [24], [25]
Có nhiều cách phân loại các biến dạng môi hoặc kết hợp biến dạng mũi
như phân loại theo mức độ tổn thương giải phẫu của Jackson và CS (1990),
phân loại theo mức độ biến dạng mũi môi của Kozin I.A (1978) [22]. Một số
tác giả đã sử dụng các tiêu chí mang tính chủ quan như “rất tốt, tốt, bình
thường, kém” hay hệ thống tính điểm (Saxby và Palmer năm 1986) “gần như
bình thường, nhẹ, trung bình và nghiêm trọng” giống với hệ thống tính điểm


×