Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHUYÊN đề PHƯƠNG PHÁP dạy bài THỰC HÀNH SINH học SH cụm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.5 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC
A:ĐẶT VẤN ĐỀ:

I: Lý do chọn đề tài.
1.Cơ sở khoa học: Trong những thập niên gần đây xã hội đã có nhiêu chuyển biến
theo hướng văn minh hiện đại để đáp ứng với trình độ phát triển ngày càng cao, đặc biệt
trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Do đó đòi hỏi con người phải có kiến thức về khoa
học trong đó có bộ môn sinh học. Lĩnh vực công nghệ sinh học ngày càng được phát
triển mạnh mẽ và ứng dụng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. để có thể tiến kịp với sự
phát triển trong lĩnh vực sinh học công nghệ của các nước trên thế giới ngay ở những
khâu mở đầu chúng ta phải tạo nền tảng và trang bị một cách vững chắc, biết sử dụng
kiến thức áp dụng đạt hiểu quả cao, muốn áp dung có hiệu quả thì phải có sự luyện tập,
thực hành nhiều, và thường xuyên.

2. Cơ sở thực tiễn:
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu rất rộng, nghiên cứu về sự xuất hiện và phát triển
của sự sống trên trái đất. Đây là môn khoa học được đưa vào trường THCS học sớm
nhưng chưa được chú trọng, mọi người vẫn coi là môn học phụ, học sinh chưa hiểu rõ
được vai trò của môn học.
Kiến thức môn học thực tế, gần gũi với đời sống, đề cập các hiện tượng sinh học trong
đời sống sản xuất thường xuyên gặp. Học sinh chưa áp dụng được, giải thích lúng túng
mới chỉ học tốt phần lý thuyết, cần phải gắn liền đi đôi với thực hành, lý thuyết gắn liền
với thực tế.

II: Phạm vi đề tài.
Kiến thức môn sinh học rất rộng, vì điều kiện và thời gian nên phạm vi đề tài tôi
nghiên cứu bộ môn sinh học THCS ở trường tôi đang công tác.

III: Đối tượng.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cho phép tập trung nghiên cứu là học sinh


THCS, ngoài ra đối tượng tác động trực tiếp là GV bộ môn.

B: NỘI DUNG:
I: Cơ sơ lý luận khoa học.
Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì mỗi một môn học có
một vai trò nhất định, trong đó bộ môn sinh học là môn học hết sức quan trọng đã được
nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nước ta đã thấy được vị trí và vai trò của bộ môn
sinh học.
Để bù đắp lại những thiếu hụt và tiến kịp với sự phát triển của các nước trong lĩnh vực
công nghệ sinh học. Đảng và Nhà nước và các cấp lãnh đạo đã đưa ra những giải pháp
khắc phục, đi sâu bám sát sự phát triển của nền giáo dục nước nhà và trên thế giới để
1


đổi mới kịp thời. Những năm gần đây chương trình THCS luôn được cải cách và nâng
cao, trong đó có bộ môn sinh học là một trong những môn xếp hàng đầu được cải cách.
ở các trường môn sinh học nói chung và bộ môn sinh học ở THCS nói riêng đã được
quan tâm chú trọng rất nhiều, đây là môn học có tính chất giáo dục hướng nghiệp, học
sinh cũng nhận thấy vai trò tích cực của bộ môn. Nó có vai trò như sau.
+ Giáo dục kiến thức phổ thông.
+ Phát triển trí tệ.
+ Rèn được một số kĩ năng thí nghiệm thực hành.
+ Hình thành được nhân cách học sinh.

II:Đối tương phục vụ.
Đề tài nghiên cứu chương trình sinh học THCS, và giáo viên giảng dạy bộ môn.

III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ việc dạy học sinh học ở trường, từ mục tiêu giáo dục đào tạo hiện nay, từ
đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh và thời gian nghiên cứu nên chỉ tập trung nghiên cứu

vấn đề sau:
Phương pháp dạy bài thực hành sinh học ở cấp THCS.
- Theo quan niệm chung thi phương pháp là cách thức hoạt động của người thấy tạo ra
mối quan hệ với các hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học.Mỗi môn học có
những phương pháp học đặc trưng riêng, mỗi nội dung học lại có một phương pháp dạy
riêng.
- Đối với các loại bài thực hành thì sử dung phương pháp thực hành trực quan để giảng
dạy, giảng dạy loại bài thực hành có hai hình thức thực hành.
+ Thực hành ngoài giờ.
+ Thực hành trong giờ:
 Hình thức 1. Tổ chức hoạt động đồng loạt ( chia lớp thành từng nhóm, các nhóm
cùng hoàn thành một nội dung với điều kiện và thời gian như nhau).
 Hình thức 2.Tổ chức thực hành riêng lẻ (chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm nhiều nội
dung khác nhau trong cùng khoảng thời gian sau đó lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để
hoàn thành toàn bộ nội dung của buổi thực hành)
- Trong chương trình sinh học, giảng dạy mỗi bài thực hành quy định trong 45 phút( 1
tiết) nên chỉ phù hợp với hình thức thực hành trong giờ. Để giảng dạy bài thực hành đạt
kết quả tốt thì phải sử dụng hợp lý và cách thức tổ chức thực hành phù hợp với đặc
điểm học sinh là vấn đề quan trọng.

1. Điều tra nắm vững chất lượng học bộ môn đầu năm.
2. Phương pháp thực hành.
2


- Với kết quả điều tra chất lượng học tập bộ môn đầu năm của học sinh để giúp HS làm
tốt các bài thực hành sinh học, sử dụng hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt với hình
thức tổ chức thực hành riêng lẻ phù hợp với đặc điểm học sinh ở trường THCS Phú
Thuận.


.  Ưu điểm của hình thức này như sau.
+ Học sinh đỡ lúng túng khi chưa quen kỹ năng thực hành.
+ Giáo viên chỉ đạo thuận lợi, dễ dàng.

+ Giữa các nhóm có sự trao đổi bàn bạc dẫn đến kết quả chính xác.
3. Tiến trình:
* Bước 1: HĐGV
- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu bài thực hành; giúp cho học sinh nắm được các kiến
thức thao tác thực hành.
* Bước 2: Thực hành của HS
- Mỗi nhóm tự thực hiện theo đúng các thao tác trình tự của giáo viên hướng dẫn.
- Quan sát tới đâu ghi chép tới đó.

* Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS.
* Bước 4: Tổng kết, viết tường trình.
4. Kết quả.
- Qua cuộc điều tra theo dõi thu được kết quả như sau: học sinh rất lúng túng với các
bài thực hành, vì do cấu trúc chương trình cải cách các bài thực hành mang tính chất
tìm hiểu lĩnh hội kiến thức không như những bài thực hành mang tính chất củng cố
khắc sâu kiến thức.
- Qua kết quả trên cho thấy được giữa lý thuyết và thực hành còn có một khoảng cách
rất xa, học sinh chưa nắm được kiến thức, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng tới việc học tập bộ môn như. Thiếu thiết bị và dụng cụ thực hành…
*Một số khó khăn khi thực hiện một số bài thực hành trong môn sinh 6 và sinh 8.
Ví dụ: Bài 21-“QUANG HỢP” TRONG MÔN SINH HỌC 6 trang 68
1/ TN1:Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
*Dụng cụ:

*Hóa chất:


*Vật mẫu:

- Kiềng nung

- Dung dịch iôt loãng 1% - Chậu cây khoai lang có lá

- Cốc thủy tinh 250ml

- Cồn 900

- Ống nghiệm 10ml
- Đèn cồn
- Đĩa kính
3


- Băng giấy đen
*Tiến trình:SGK
*Khó khăn khi thực hiện:
- Màu xanh tím khó nhìn thấy rõ khi nhỏ dung dịch iôt.
- Điều kiện ánh nắng gắt 4-6 tiếng; đèn điện công suất nhiều w (500w).
*Hướng giải quyết:
- GV cho học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn .Sau đó cho các nhóm thảo luận vấn đề
theo hướng dẫn của giáo viên.
2/ TN2:Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
*Dụng cụ:

*Vật mẫu:

- 2 Ống nghiệm 10ml


- 2 cành rong đuôi chó hoặc (cây thủy sinh khác)

- 2 Cốc thủy tinh
- Túi giấy đen
- Que đóm
- Đèn sáng có chụp
*Tiến trình:SGK
*Khó khăn khi thực hiện:
- Sau 6 giờ lấy cốc B ra và đưa que đóm vào nhưng que đóm vững không bùng cháy
được.
- Thời lượng để thực hiện ở lớp là khó.
*Hướng giải quyết:
- GV cho học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn .Sau đó cho các nhóm thảo luận vấn đề
theo hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Bài 26-“THỰC HÀNH : TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG
NƯỚC BỌT” TRONG MÔN SINH HỌC 8 trang 84.
*Dụng cụ:
- 12 Ống nghiệm nhỏ10ml
lọc

*Vật mẫu:
- Nước bọt hòa loãng(25%) lọc qua bông

- 2 giá để ống nghiệm

- Hồ tinh bột (1%)

- Túi giấy đen


- Dung dịch HCl (2%)

- 2 đèn cồn và giá đun

- Dung dịch iôt (1%)

- 2 ống đong chia độ 10ml

- Thuốc thử strome(3ml dung

- 1 cuộn giấy đo PH

dịch NaOH 10% + 3ml dung

- 2 phễu nhỏ và bông lọc

dịch CuSO4 2%

- 1 bình thủy tinh( 4-5 lít), đũa thủy tinh,
4


nhiệt kế,cặp ống nghiệm, may so đun nước.
*Tiến trình:SGK
*Khó khăn khi thực hiện:
- Sự khác nhau về độ trong giữa các ống nghiệm vẫn chưa nhiều nên khó phân biệt
- Chuẩn bị hóa chất,dụng cụ khá nhiều, nhiều thao tác nên các em còn nhiều lúng túng
- Điều kiện bảo quản hóa chất vẫn chưa đáp ứng.
- Hiện tượng màu xuất hiện khi dùng thuốc thử đôi lúc chưa rõ.( màu xanh, màu đỏ
nâu)

5. Giải pháp.
.-Hai hình thức tổ chức thực hành có thể cũng được phối hợp trong một bài thực hành
để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Muốn vậy phải có kế hoạch
chuẩn bị mẫu vật, chia nhóm hợp lý và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành
viên, có kế hoạch theo dõi và kiểm tra đánh giá.
-Nội dung thực hành quan sát cấu tạo ngoài được đưa sang các giờ giới thiệu nội dung
kiến thức mới.

IV: Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy.
1. Quá trình áp dụng.
-Khi tiến hành áp dụng ở tất cả các bài thực hành sinh học ở cấp THCS.
-Nội dung thực hành quan sát cấu tạo ngoài được đưa sang các giờ giới thiệu nội dung
kiến thức mới, đây là những kiến thức dễ nhớ, dễ nhận biết. mặt khác đây là nhũng nội
dung ở các bài nghiên cứu về đời sống cấu tạo ngoài , học sinh đã được học trên tranh,
trên mẫu vật rất kĩ. Chính vì vậy không đưa nội dung này vào tiết thực hành để học lại
sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ bài thực hành, ảnh hướng tới nghiên cứu nội
dung khác, từ đó ảnh hưởng tới kết quả giờ học.
-Nội dung các bài thực hành quan sát cấu tạo trong.
-Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo… ở những học sinh khá, giỏi và giúp
các em yếu trong nội dung thực hành đạt kết quả cao. Kết hợp cả hình thức tổ chức thực
hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung một bài thực
hành.
- Sử dụng linh hoạt phương pháp dạy nội dung các bài thực hành, học đi đôi với hành. Đặc điểm của bài thực hành sinh học , muốn dạy tốt, học tốt thì giờ học phải có đủ
tranh ảnh, dụng cụ, mẫu vật… Để phục phụ cho nội dung tiết học.
- Tăng cường hoạt động ngoại khóa, hội thảo chuyên đề…Đòi hỏi những thầy cô, am
hiểu về tri thức bộ môn, có phương pháp sư phạm, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với học
sinh.
C: KẾT LUẬN:
5



- Thực hiện đổi mới giáo dục, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giáo dục đã có
nhiều thay đổi, ở nhà trường đã có sự đầu tư nhưng chưa thỏa đáng, cơ sơ vật chất cho
các môn học còn thiếu nhiều trong đó có môn sinh học do đặc thù của bộ môn, điều đó
dẫn tới chất lượng chưa cao, lý thuyết còn xa với thực tế đối với học sinh.
- Mỗi môn khoa học đều có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, tương ứng
với nó là phương pháp dạy học cũng như phương tiện đặc trưng riêng của bộ môn,
Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng thì mới
đảm bảo được yêu cầu và chất lượng của bộ môn. Đối với môn sinh học là một môn
khoa học nằm trong hệ thống các môn học nhằm phát triển toàn diện nhân cách học
sinh. Đặc thù của bộ môn sinh học là khoa học thực nghiệm chính vì vậy cần được quan
tâm đầu tư đúng mức và mỗi một giáo viên giảng dạy cần nhận thức đúng và làm tốt
các yêu cầu, nhất là tổ chức dạy giờ thực hành, như vậy sẽ đem lại kết quả cao trong
học tập của học sinh.
-Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi mạnh
dạng đề xuất một số biện pháp hướng dẫn kỹ năng thực hành bộ môn sinh học cho học
sinh. Vì điều kiện thời gian, cũng như tình hình thực tế nhận thức của học sinh của
trường và năng lực của bản thân có hạn, nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được các đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để giúp tôi
hoàn thiện hơn trong chuyên môn.

D.Kiến nghị.
- Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ cho bộ môn theo tính chất đặc trưng của bộ môn. Cụ
thể cho nội dung thực hành, để giảng dạy, học tập tốt thì dụng cụ phải đầy đủ, phòng thí
nghiệm đạt chuẩn… đủ cho một lớp học sinh thực hành.
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, phải là người có kiến thức về bộ môn, có trình độ
chuyên môn vững vàng, luôn trao dồi kiến thức, học hỏi và tiếp cận cái mới của bộ
môn. Có phương pháp giảng dạy nội dung kiến thức phù hợp đảm bảo gây hứng thú cho
học sinh học tập.
- Đối với gia đình, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh đồ dùng,dụng cụ học tập..cần

rèn luyện cho học sinh tính kỉ luật tốt và đam mê trong nghiên cứu thực hành.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phú thuận, ngày 07 tháng 01 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Văn Hoàng

6



×