Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

DỊCH VỤ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỪ GÓC NHÌN MẠNG LƯỚI XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG THẦY NGUYỄN THỊ THÊM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.39 KB, 63 trang )

KHOA VIỆT NAM HỌC
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

DỊCH VỤ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
TỪ GÓC NHÌN MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG THẦY NGUYỄN THỊ THÊM)

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................6
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2
3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................7
7. Cấu trúc của khóa luận.............................................................................8
Chương 1. Những vấn đề chung......................................................................10
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................10
1.1.1.

Khái niệm tín ngưỡng...................................................................10


1.1.2.

Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu....................................................13

1.1.3.

Khái niệm dịch vụ........................................................................16

1.2. Cơ sở lý thuyết của khóa luận.............................................................17
1.2.1.

Lý thuyết mạng lưới xã hội..........................................................17

1.2.2.

Hướng tiếp cận lý thuyết của khóa luận.......................................19

1.3. Tổng quan về trường hợp nghiên cứu.................................................23
1.3.1.

Đồng thầy Nguyễn Thị Thêm.......................................................23

1.3.2.

Các hoạt động dịch vụ của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm............24

Chương 2. Các hoạt động dịch vụ và nguyên nhân phát triển cung ứng dịch vụ
của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm....................................................................27
2.1. Hoạt động dịch vụ từ vật lực (yếu tố vật chất)......................................27
2.1.1. Dịch vụ khăn áo...............................................................................27

2.1.2. Dịch vụ lễ vật...................................................................................29
2.2. Hoạt động dịch vụ từ nhân lực..............................................................31
2.2.1. Dịch vụ đưa đón..............................................................................31


2.2.2. Dịch vụ cung văn.............................................................................31
2.2.3. Dịch vụ hầu dâng.............................................................................33
2.2.4. Dịch vụ chấp tác..............................................................................34
2.3. Nguyên nhân phát triển các cung ứng dịch vụ......................................35
2.3.1. Nguyên nhân kinh tế........................................................................35
2.3.2. Nguyên nhân văn hóa – xã hội........................................................36
Tiểu kết chương 2............................................................................................39
Chương 3: Những dạng thức kết nối mạng lưới cung ứng dịch vụ và tác động
của mạng lưới cung ứng của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm............................40
3.1. Những dạng thức kết nối các thành viên thông qua cung ứng dịch vụ. 40
3.1.1. Kết nối đồng dạng nền tảng.............................................................41
3.1.2. Kết nối đồng dạng khác biệt............................................................43
3.1.3. Dung hợp đồng dạng nền tảng và đồng dạng khác biệt...................44
3.2. Tác động của mạng lưới cung ứng dịch vụ...........................................47
3.2.1. Đối với đồng thầy Nguyễn Thị Thêm..............................................48
3.2.2. Đối với các thành viên.....................................................................49
3.2.3. Đối với văn hóa - xã hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay.........51
Tiểu kết chương 3............................................................................................53
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56
PHỤ LỤC........................................................................................................59


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

GS.TS

Giáo sư, Tiến sĩ

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

UNESCO

Tổ chức giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hợp quốc

MLXH

Mạng lưới xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có sự hòa hợp của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau. Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo có một nghi lễ, nghi thức riêng tiêu biểu
cho tín ngưỡng, tôn giáo đó. Hầu đồng là nghi thức chính, điển hình của tín

ngưỡng thờ Mẫu - một hiện tượng văn hóa tồn tại khá phổ biến ở nhiều địa
phương Việt Nam.
Nếu như Phật giáo khuyên răn con người sống từ bi, bác ái,... để sau
khi chết sẽ hưởng cuộc sống tốt đẹp ở cõi Niết Bàn thì tín ngưỡng thờ Mẫu lại
hướng con người đến cuộc sống thực tại, với những ước vọng về công danh,
sự nghiệp, tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc,... những điều mà hầu như ai cũng đều
quan tâm đến. Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc là thờ Nữ thần, hình thành
từ việc tôn thờ người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu
cũng đã phản ánh rất rõ nét đặc trưng văn hóa của dân gian Việt Nam trong
việc đề cao vai trò của người phụ nữ, bởi vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã đi sâu
vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, trở thành nơi mà con người
gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng mong ước được thánh Mẫu ban phát và
che trở khi họ phải đối mặt với những khó khăn nơi trần thế. Cho nên cũng
một phần vì thế mà ngày 1/12/2016, tại phiên họp của Ủy ban Liên Chính Phủ
về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành
phố AddisAbaba, nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được
UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc
đó đã đưa tín ngưỡng thờ Mẫu và các chủ thể thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
trở thành niềm vinh dự, tự hào của dân tộc, đồng thời góp phần tỏa sáng hơn
nữa văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn minh của nhân loại.
Do sự phát triển của xã hội và những nhu cầu tâm linh của con người
ngày càng tăng, hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang bùng
phát mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau: sự gia tăng nhanh chóng về số
lượng các căn đồng, con nhang đệ tử, sự mở rộng đội ngũ ông đồng - bà đồng
1


thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, sự bùng phát những hoạt động thực hành
nghi lễ, sự nở rộ những dịch vụ tín ngưỡng mang tính chất đáp ứng nhu cầu

tâm linh,... Trong số đó, một bộ phận không nhỏ những người làm hoạt động
dịch vụ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã trục lợi sự cuồng tín của không ít
người. Tuy nhiên, không phải ai làm hoạt đông dịch vụ thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu cũng đều trục lợi như vậy. Trường hợp đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
là một trường hợp như thế.
Vậy nguyên nhân nào để những người tham gia hoạt động dịch vụ này
có thể liên kết và duy trì mối quan hệ lâu dài với đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
thông qua những hoạt động dịch vụ mà đồng thầy sử dụng? Đồng thời, những
lợi ích mà những người tham gia cung ứng dịch vụ cũng như tham gia vào
mạng lưới xã hội trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của đồng thầy
Nguyễn Thị Thêm và bản thân đồng thầy đạt được là gì? Từ đó, tác giả sẽ tiến
hành phân tích tác động của mạng lưới xã hội mà đồng thầy sử dụng thông
qua các hoạt động dịch vụ, đồng thời chỉ ra tác động của mạng lưới cung ứng
dịch vụ tới văn hóa – xã hội ngày nay trong việc thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam. Và thêm một lý do nữa khiến tác giả chọn nghiên cứu đề tài
này vì theo như tác giả tìm hiểu thì chưa có ai nghiên cứu tất cả các hoạt động
cung ứng dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, bao gồm từ dịch vụ vật lực đến
dịch vụ nhân lực. Mặc dù đã có trường hợp nghiên cứu vấn đề này nhưng
cũng chỉ tiếp cận một phần trong cung ứng dịch vụ mà thôi.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Dịch vụ trong
tín ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn lý thuyết mạng lưới xã hội (Nghiên cứu
trường hợp đồng thầy Nguyễn Thị Thêm ngụ tại thôn 5, xóm Chằm, xã Chàng
Sơn, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội)” để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề tín ngưỡng bản địa nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam nói riêng đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả
trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ, khía cạnh với mục đích và phương
2



pháp khác nhau. Các công trình này tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh tín
ngưỡng thờ Mẫu gắn với văn hóa, lịch sử, tôn giáo, dưới đây là sự tổng quan
về các nghiên cứu đó.
2.1Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ đầu thế kỉ XX, trong thư tịch Việt Nam và nước ngoài đã xuất hiện
một số công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu theo hướng san
định và khai thác một số khía cạnh về tục thờ Mẫu. Từ đó cho đến nay, các
công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện ngày càng nhiều với
quy mô, mức độ và góc độ tiếp cận ngày càng đa dạng đặc biệt là sau những
năm đất nước tiến hành đổi mới (1986).
Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ nghiên
cứu loại hình tín ngưỡng này trong môi trường văn hóa, lịch sử, thế giới của
Việt Nam. Nhiều công trình chuyên sâu còn phân tích, lý giải cấu trúc chung
của hệ thống thờ Mẫu, nghi lễ Lên đồng, hay tìm hiểu các khía cạnh khác của
tín ngưỡng thờ Mẫu như: âm nhạc, trị liệu, góc độ giới, góc độ chủ thể, thực
hành nghi lễ,...
Năm 1915,“Việt Nam phong tục” [4] của Phan Kế Bính khi nghiên cứu
chung về phong tục tập quán, thế giới tín ngưỡng của người Việt có đề cập
đến tín ngưỡng thờ Mẫu.
Một số công trình đặt nền móng cơ bản cho nghiên cứu tín ngưỡng thờ
Mẫu xuất bản trong thập niên 80, 90 của thế kỷ XX như: Các nữ thần Việt
Nam của Đỗ Thị Hảo - Mai Ngọc Chúc [7], sách Tam tòa Thánh Mẫu (1999)
của Đặng Văn Lung [8]...
Năm 1996, “Đạo Mẫu ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh [18]. Đây là
công trình tiêu biểu nghiên cứu tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu một cách cơ
bản và tương đối toàn diện. Trong tác phẩm này tác giả đã tiếp cận tín ngưỡng
thờ Mẫu chủ yếu dưới góc nhìn văn hóa và phần nào chỉ ra được phương diện
tín ngưỡng tôn giáo. Công trình này đã tôn vinh tín ngưỡng dân gian bản địa


3


thành Đạo Mẫu của dân tộc Việt Nam. Ở đó, những biến đổi của tín ngưỡng
thờ Mẫu trong giai đoạn hiện nay chưa được đề cập một cách cụ thể.
Năm 1998, “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” [12] của tác giả
Nguyễn Minh San đã đưa ra thuật ngữ tín ngưỡng dân dã và coi tín ngưỡng
thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân dã. Tác giả tiếp cận tín ngưỡng thờ
Mẫu ở khía cạnh điện thờ, không gian điện thờ, tượng thờ, các nghi lễ cơ bản
như lễ hầu đồng, lễ tiễn căn, đội bát nhang,... Từ những phân tích như vậy, tác
giả cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ ý thức uống nước nhớ nguồn,
tục thờ cúng tổ tiên và bị ảnh hưởng của Đạo Lão.
Năm 2012, “Tín ngưỡng và tín ngưỡng ở Việt Nam” [19] do Ngô Đức
Thịnh chủ biên đã phác họa về tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam, trong đó
công trình đã đi sâu nghiên cứu 6 loại hình tín ngưỡng tiêu biểu gồm có: thờ
cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần,
tín ngưỡng nghề nghiệp và Đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu được nghiên cứu
chủ yếu dưới góc độ văn hóa, được tác giả gọi là Đạo Mẫu, với từ “Đạo”
được hiểu là con đường, cách thức đưa con người đạt tới niềm tin vào những
điều thiêng liêng, siêu nhiên. Theo nghĩa rộng, “Đạo” bao gồm cả một số hình
thức tín ngưỡng và tôn giáo, theo nghĩa hẹp là một số hình thức tín ngưỡng có
xu hướng phát triển trở thành tôn giáo sơ khai hay tôn giáo dân gian.[19,
tr.17].
2.2Những công trình nghiên cứu về hoạt động dịch vụ và mạng lưới xã
hội trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hoạt động dịch vụ trong tín
ngưỡng thờ Mẫu chưa có nhiều người nghiên cứu. Hiện có tác giả Nguyễn
Văn Thắng với bài viết: “Dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn lý
thuyết mạng lưới xã hội” [15] đã trình bày về một trong số những hoạt động
dịch vụ mà đồng thầy sử dụng trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác

giả đề cập đến dịch vụ cung ứng lễ vật, chỉ ra đặc điểm của mạng lưới cung
ứng lễ vật và nguyên tắc vận hành của mạng lưới. Đồng thời,tác giả chỉ ra hệ
4


quả của việc gia nhập những mạng lưới xã hội chính là những lợi ích mà
mạng lưới xã hội cung ứng dịch vụ lễ vật dâng cúng, lợi ích của đồng thầy và
lợi ích của các căn đồng khi tham gia kết nối thông qua tính đồng dạng trong
mạng lưới xã hội.
So với những bài viết liên quan đến hoạt động dịch vụ, thì những công
trình nghiên cứu về mạng lưới xã hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng chiếm
số lượng lớn hơn.Tiêu biểu là một số bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Mai
như: “Mạng lưới xã hội của những căn đồng” [10] trình bày sự hình thành
mạng lưới xã hội của các căn đồng, phương thức tổ chức, đặc điểm của mạng
lưới cũng như hệ quả của việc ra nhập những mạng lưới xã hội của căn đồng.
Những bài viết được phân tích và luận giải sâu sắc hơn trong luận án
tiến sĩ chuyên ngành văn hóa “Hiện tượng lên đồng trong bối cảnh đổi mới”
của Nguyễn Ngọc Mai (2010) [11]. Trong luận án, tác giả đã bước đầu phân
tích, lý giải bản chất hiện tượng hầu bóng trong xã hội Việt Nam từ xưa đến
nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra sự thay đổi trong nghi lễ lên đồng, tác dụng của
nghi lễ lên đồng đối với đời sống văn hóa cá nhân của các đồng, con nhang,
đệ tử trước và sau khi thực hiện nghi lễ hầu đồng và trở thành căn đồng.
Trong bài viết, tác giả cũng đã chỉ ra vai trò của đồng thầy với tư cách là hạt
nhân của một mạng lưới xã hội, là một “dịch vụ tâm linh”, những thay đổi
trong đời sống kinh tế - xã hội của những căn đồng. Từ đó, phân tích những
hệ quả kinh tế - xã hội của việc các căn đồng khi tham gia vào mạng lưới xã
hội. Ở đó, tác giả cũng nhấn mạnh đến những yếu tố tiêu cực trong lên đồng
và hầu bóng hiện nay.
Năm 2015, bài viết “Hội Chư Bà của Phật giáo nhìn từ lý thuyết vốn
xã hội (Nghiên cứu trường hợp Hội Chư Bà chùa Ngọc Tân, Yên Sở, Hoài

Đức, Hà Nội)” của tác giả Nguyễn Văn Thắng [16] đã đưa ra hướng nghiên
cứu mới là vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội, vốn xã hội và tính đồng dạng
trong mạng lưới xã hội để tìm hiểu các vấn đề thực hành trong tín ngưỡng, tôn
giáo hiện đại.
5


Nhìn chung, các công trình trên đều tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau
như: Lịch sử, văn hóa, nhân học, triết học,... Ở mỗi góc độ khác nhau đó, tín
ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam lại hiện ra những chiều cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, theo như chúng tôi bao quát được thì hiện nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu nào chuyên biệt về hoạt động dịch vụ trong tín ngưỡng thờ
Mẫu từ góc nhìn lý thuyết mạng lưới xã hội của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm.
Tác giả khóa luận đã tiếp thu, kế thừa một số thành quả của các công
trình nghiên cứu trước đây và vạch ra hướng nghiên cứu cho khóa luận của
mình là tập trung tìm hiểu về hoạt động dịch vụ xã hội trong thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn mạng lưới xã hội thông qua nghiên cứu trường
hợp đồng thầy Nguyễn Thị Thêm.
3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
3.1

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là chỉ ra những hoạt động dịch vụ
trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở bản hội, tác giả sẽ vận dụng một số lý thuyết
mạng lưới xã hội nhằm mô tả, phân tích quy luật hình thành, cấu trúc của mối
quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các actor, nhất là sự ảnh hưởng
của các quan hệ xã hội đối với hành vi của các chủ thể trong quá trình thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Thông qua đó, tác giả sẽ chỉ ra những ảnh hưởng,
những tác động của mạng lưới dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của đồng

thầy nói riêng và của toàn xã hội ngày nay nói chung tới văn hóa - xã hội Việt
Nam.
3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu về khái niệm tín ngưỡng, khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu,
khái niệm dịch vụ trong xã hội ngày nay. Đưa ra cơ sở lý thuyết cho khóa luận
dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội.
- Tiến hành phân tích và làm rõ các hoạt động dịch vụ mà đồng thầy
Nguyễn Thị Thêm sử dụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời chỉ ra
6


nguyên nhân của sự phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ trong tín ngưỡng
thờ Mẫu của đồng thầy Thêm.
Chỉ ra những dạng thức kết nối các thành viên trong mạng lưới cung
ứng dịch vụ, phân tích và nêu lên quy luật hình thành, cấu trúc của mối quan
hệ giữa các actor, nhất là sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội trong mạng
lưới xã hội của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: “Dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
từ góc nhìn mạng lưới xã hội”, nghiên cứu trường hợp đồng thầy Nguyễn Thị
Thêm ngụ tại thôn 5, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận tập trung nghiên cứu về các hoạt động dịch vụ mà đồng
thầy Nguyễn Thị Thêm sử dụng, các hoạt động đó bao gồm cả yếu tố vật chất
cũng như yếu tố con người.

- Về không gian nghiên cứu: chủ yếu là tại bản điện của đồng thầy và
đền thờ Quan Hoàng Bảy ở Bảo Hà, Lào Cai nơi mà đồng thầy Nguyễn Thị
Thêm đã tiến hành làm lễ hầu đồng cho con nhang đệ tử.
- Về thời gian nghiên cứu: tác giả tiến hành nghiên cứu từ tháng 12
năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 (nghiên cứu trong 3 tháng).
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp diền dã dân tộc học: được sử dụng khi điền dã tại bản
điện nơi tiến hành làm lễ hầu đồng cho các con nhang đệ tử của đồng thầy
Nguyễn Thị Thêm. Và khi tham gia cùng các thành viên trong mạng lưới xã
hội của bà đi lên đền quan Hoàng Bảy ở Bảo Hà, Lào Cai, Yên Bái.
- Phương pháp quan sát: tác giả sử dụng để ghi chép và chụp ảnh quá
trình tham gia dâng lễ vật khi đồng thầy tiến hành làm lễ hầu đồng, cũng như
tìm hiểu những hoạt động dịch vụ mà đồng thầy Nguyễn Thị Thêm sử dụng.
7


- Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: được sử dụng trong quá
trình sưu tập tư liệu liên quan đến hầu đồng, liên quan đến tín ngưỡng thờ
Mẫu ở các thư viện quanh Hà Nội.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục theo quy
cách. Khóa luận được cấu trúc thành 3 chương nội dung chính như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
1.1.2. Khái niệm “Tín ngưỡng thờ Mẫu”

1.1.3. Khái niệm dịch vụ
1.2.

Cơ sở lý thuyết của khóa luận

1.2.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội
1.2.2. Hướng tiếp cận lý thuyết của khóa luận
1.3.

Tổng quan về trường hợp nghiên cứu

1.3.1. Đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
1.3.2. Các hoạt động dịch vụ của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
Tiểu kết chương 1
Chương 2. Các hoạt động dịch vụ và nguyên nhân phát triển cung
ứng dịch vụ của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
2.1. Hoạt động dịch vụ từ vật lực
2.1.1. Dịch vụ khăn áo
2.1.2. Dịch vụ lễ vật
2.2. Hoạt động dịch vụ từ nhân lực
2.2.1. Dịch vụ đưa đón
2.2.2. Dịch vụ cung văn
2.2.3. Dịch vụ hầu dâng
2.2.4. Dịch vụ chấp tác

8


2.3. Nguyên nhân phát triển các cung ứng dịch vụ
2.3.1. Nguyên nhân kinh tế

2.3.2. Nguyên nhân văn hóa – xã hội
Tiểu kết chương 2
Chương 3. Những dạng thức kết nối mạng lưới cung ứng dịch vụ
và tác động mạng lưới cung ứng của đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
3.1. Những dạng thức kết nối các thành viên thông qua cung ứng
dịch vụ
3.1.1. Kết nối đồng dạng nền tảng
3.1.2. Kết nối đồng dạng khác biệt
3.1.3. Dung hợp đồng dạng nền tảng và đồng dạng khác biệt
3.2. Tác động của mạng lưới cung ứng dịch vụ
3.2.1. Tác động đến đồng thầy Nguyễn Thị Thêm
3.2.2. Tác động đến các thành viên
3.2.3. Tác động đến văn hóa – xã hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu hiện
nay.
Tiểu kết chương 3

9


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong chương này, khóa luận trình bày một số khái niệm làm cơ sở lí
thuyết nền tảng cho các vấn đề nghiên cứu. Tác giả lựa chọn hướng tiếp cận
dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội và tổng quan trường hợp nghiên cứu là
đồng thầy Nguyễn Thị Thêm, ngụ tại thôn 5, xã Chàng Sơn, huyện Thạch
Thất, TP. Hà Nội.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Tín ngưỡng, tôn giáo được coi là những vấn đề nhạy cảm thuộc về thế
giới tâm linh. Sở dĩ nhạy cảm vì đó là nhu cầu tinh thần, niềm tin, là nơi gửi
gắm những ước mơ khát vọng mà họ không thực hiện được. Vậy khái niệm
tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu trong sự phân biệt với khái niệm tôn giáo có

sự khác nhau như thế nào?
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Theo tác giả Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán - Việt” cho rằng: Tín
ngưỡng là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa
[1, tr.283]. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự
tôn thờ một tôn giáo” [24, tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn
giáo. Như vậy, theo các định nghĩa trên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo
ở mỗi con người.
Tác giả Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng
được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó linh thiêng, cao cả, siêu
nhiên hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với
cái “trần tục”, hiện hữu mà có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều niềm tin,
nhưng trên đây, niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy
niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất con người, nó là nhân tố cơ bản tạo
nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời
sống xã hội tinh thần, đời sống tình cảm...”[19, tr.16].
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa
tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là tổ chức thứ hai của
10


văn hóa cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo
tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và
trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin và ngưỡng mộ vào thần thánh do họ tưởng
tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá
nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa
thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường... Tín ngưỡng trở thành tôn giáo”[17,
tr.262].
Trong cuốn “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã”, tác giả Nguyễn Minh San
định nghĩa: “Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng

liêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người
suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa
nhận thức được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được
hình thành tự phát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình và với
người khác, với tự nhiên” [12, tr.7].
Trong công trình “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam”, Đặng Nghiêm Vạn đã phân tích rõ khái niệm tín ngưỡng với tư cách là
đức tin tôn giáo tín ngưỡng không hoàn toàn tách rời khỏi tôn giáo:
“nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu
hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, belive, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse)
thì tín ngưỡng chir là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [21,tr.88].
Đặc biệt khi nhắc đến khái niệm tín ngưỡng dân gian, thì ông lại cho rằng đây
chính là một dạng tôn giáo bình dân:
“Thuật ngữ đó có thể là cách hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là
theo tập quán, theo dư luận hoặc bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo
lối chính thống chủ yếu xuất phát từ việc nghiên cứu giáo lý, suy tư rồi giác
ngộ mà theo. Hoặc cũng có thể hiểu là các hình thức tôn giáo dân tộc được
lưu truyền lại từ xa xưa, gần gũi với cộng đồng như các lễ hội, các cuộc hành
hương, các ngày lễ với những rước xách, nhảy múa, thậm chí các hình thức
bói toán, tướng số... Ở đó có cả tầng lớp trí thức, mặc dù ít tin theo nhưng vẫn
11


tham gia. Ở những lễ hội, đám rước,... đó vẫn được đa phần lớp bình dân ở
nông thôn hường ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong dân tộc”
[21,tr.91]. Từ cách tiếp cận này, ông cho rằng tín ngưỡng là trạng thái tâm lý
của con người đối với thế lực thiêng liêng, là một bộ phận của tôn giáo và
không thể tách rời khỏi tôn giáo, là cơ sở hình thành nên tôn giáo. Ông còn
xếp tục thờ Thành hoàng làng xã, tục thờ Trời của nhà nước phong kiến, tục
thờ ông bà tổ tiên là những hình thái tôn giáo của Việt Nam và các tín ngưỡng

này được gọi là hệ thống tôn giáo của dân tộc.
Bên cạnh khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo, các nhà nghiên cứu hay
nhắc đến khái niệm tín ngưỡng dân gian. Các học giả như “Toan Ánh”, “Phan
Kế Bính”... xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng
thể hiện qua tập quán, phong tục truyền thống, lễ hội của dân tộc Việt Nam.
Trong “Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” do tác giả Lê Như Hoa chủ biên thì
tín ngưỡng dân gian được hiểu: “là những hình thái tôn giáo sơ khai, được
hình thành trên cơ sở tâm cách nguyên thủy (primitive metality) để nhận thức
hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các kĩ xảo (các biện pháp ma thuật)
của thuyết hồn linh. Tín ngưỡng “dân gian” ở đây nhằm phân biệt với những
tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của những xã hội đã có nhà nước (trước khi
có nhà nước, chưa có sự phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa nhà nước,
chưa có sự phân biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chính thống)”.
Trong khái niệm này tác giả cho rằng, tín ngưỡng dân gian ra đời từ rất
sớm trong lịch sử, được hình thành từ trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân
lao động, tồn tại chủ yếu ở cộng đồng làng xã, biến thiên theo hoàn cảnh và
gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
Tín ngưỡng dân gian là tín ngưỡng của tầng lớp bình dân trong xã hội, khác
hẳn tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của nhà nước phong kiến thiết lập và
quản lí, đó là tài sản của tầng lớp lao động được lưu truyền và gìn giữ từ
nhiều thế hệ, bên cạnh hình thái văn hóa do nhà nước xây dựng các thiết chế,
ban hành cơ chế quản lí và lưu hành. Vì vậy, tín ngưỡng dân gian là hình thức
12


tín ngưỡng quan trọng, phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân
dân Việt Nam bao đời nay.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài cũng đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về tín ngưỡng, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôn giáo
bao hàm cả các tôn giáo có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và tôn giáo

nguyên thủy. Do vậy, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng của tôn giáo nằm
trong khái niệm tôn giáo là cơ sở hình thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng
không phải là tôn giáo mà tôn giáo phát triển ở trình độ cao hơn tín ngưỡng.
Sự phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo chỉ có tính chất tương đối. Nói đến tín
ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật, một hiện tượng được
con người gửi gắm niềm tin. Quá trình ấy kèm theo là huyền thoại hóa, lịch sử
hóa nhân vật thờ phụng.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu: tín ngưỡng là hệ thống niềm tin
và cách thức biểu hiện đức tin của con người đối với những hiện tượng tự
nhiên hay xã hội, nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống
của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà
người ta thờ phụng.
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu
Mẫu là một từ Hán Việt có nghĩa là mẹ, ở một số địa phương thường
được gọi là mợ, mụ, mế, mệ, mạ,... “Mẫu” vì thế còn được hiểu với hàm ý tôn
xưng một đấng sinh thành, như Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Nghi
Thiên Hạ... Thậm chí, Mẫu cũng dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa
không ngừng của vạn vật, đặc biệt là những yếu tố mà sự sinh sôi nảy nở của
nó ảnh hưởng mật thiết đến đời sống của con người như các danh xưng là: Mẹ
Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Núi Rừng...
Tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu là một loại hình tín ngưỡng dân gian
được tích hợp bởi tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ
phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo
trợ cho sự tồn tại và sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người.
13


Người Việt có tín ngưỡng thờ Nữ thần, một đặc trưng tín ngưỡng của
cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt có sức mạnh đến
nỗi khi Phật giáo vào Giao Châu đã phải chấp nhận sự đan xen với nó. Huyền

thoại về Man Nương và nhà sư Khâu Đà La là chứng tích cho sự đan xen này.
Bốn ngôi chùa quanh vùng Dâu (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) thờ các Nữ
thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Đó là hiện tượng tự nhiên
được nhân cách hóa thành các thần linh. Từ chỗ thờ các nữ thần mà hiện thân
của nó là các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp, núi, sông...
người Việt đã thờ phụng các vị nữ thần cai quản các vùng không gian, dần
dần tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện. Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát
triển từ các hình thức sơ khai đến các hình thức cao hơn là tín ngưỡng thờ
Tam phủ - Tứ phủ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ là một thiết chế thờ cúng ảo
các nhân vật tự nhiên, bao gồm hệ thống có lớp thang tương đối nhất quán.
Hệ thống điện thần ấy gồm cả nhiên thần và nhân thần, trong đó có khá nhiều
nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Mẫu Liễu Hạnh,... Các nhà nghiên cứu
đã thống nhất rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian
tổng thể. Gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích,
các bài văn chầu, các truyện Nôm, các bài giáng bút, các câu đối...
Nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nói đến hình thái diễn xướng âm nhạc,
hát chầu văn, lên đồng, khi nhìn nhận tín ngưỡng thờ Mẫu không thể không
chú ý đến hiện tượng lên đồng (hầu đồng). Về bản chất, lên đồng là hiện
tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thần của đạo Mẫu và
các ông Đồng, bà Đồng để cầu sức khỏe, may mắn và tài lộc... Đó là một
trong các hiện tượng Shaman giáo phổ biến rộng khắp thế giới, chứ không
riêng gì ở Việt Nam. Nhân vật được tín ngưỡng thờ Mẫu thờ phụng ở các di
tích mà dân gian gọi là Phủ, Đền, Điện. Gắn với các nhân vật thờ phụng các
di tích này là một lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu về cơ bản giống với các lễ
hội khác.

14


Trong tất cả các cách hiểu như đã trình bày ở trên, Mẫu không mang

trong mình tính sáng thế, mà chỉ mang ý nghĩa đùm bọc, che chở, bao dung,
độ lượng, nuôi dưỡng về sự sinh sôi nảy nở ra con người và vạn vật mà thôi.
Từ ý nghĩa đó mà số người tìm đến với Mẫu không hề suy giảm trong lịch sử
cũng như hiện tại.
Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển thành hình thức tín
ngưỡng thờ cúng các vị thần có đặc điểm con người, ban đầu là những vị thần
linh có năng lực đặc biệt điều khiển tự nhiên, sau đó là những vị anh hùng,
những thái hậu, hoàng hậu, công chúa, những người mẹ khi còn sống tài giỏi,
có công với dân, với nước, khi mất về phù hộ cho người an - vật thịnh...
Đồng quan điểm trên, Ngô Đức Thịnh coi tín ngưỡng thờ mẫu bắt
nguồn từ tục thờ nữ thần rồi sau đó trở thành tục thờ Mẫu, phát triển thành tín
ngưỡng Tam phủ (Thiên - Nhạc - Thoải phủ), Tứ phủ (Thiên - Nhạc -Thoải và
Địa phủ) vào thế kỉ XVI.
Tín ngưỡng thờ Tam phủ - Tứ phủ chính là mức phát triển cao về nhiều
mặt từ thờ mẫu thần. Trước hết là ở tính hệ thống: Trong thờ mẫu Tam phủ Tứ phủ cùng với việc tôn xưng thánh mẫu Liễu Hạnh là thần chủ thì đã có sự
nhất quán tương đối về điện thần các phủ như Thiên - Nhạc - Thoải - Địa phủ
và các vị thần linh Ngọc Hoàng, Mẫu, Quan, Chầu, Ông Hoàng, Cô, Cậu,
Ngũ hổ, Thanh Xà, Bạch Xà, còn ở thờ Mẫu thì tính tản mạn, đôi khi rời rạc
còn rất cao. Ở quy mô thờ phụng (trong thờ Tam phủ - Tứ phủ, hệ thống thần
linh đã có sự chắt lọc từ tín ngưỡng đa thần về một số vị nữ thần cơ bản gồm:
Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Địa. Ở nghi
lễ và tổ chức, tín ngưỡng thờ Tam phủ - Tứ phủ bước đầu đã hình thành một
hệ thống tổ chức và nghi lễ thờ cúng tương đối thống nhất có một đội ngũ
chức sắc và tín đồ chuyên nghiệp, có những lễ nghi và lễ hội đã được chuẩn
hóa, chẳng hạn như lễ hầu đồng, lễ tháng ba giỗ Mẹ (giỗ thánh Mẫu Liễu
Hạnh), lễ tháng tám giỗ Cha (giỗ vua cha Bát Hải - Đức Thánh Trần), tiệc cô
Bơ (12/6), tiệc quan Tam phủ (24/6), tiệc ông Hoàng Bảy (17/7)... diễn ra vào
âm lịch hàng năm.
15



Về tính triết lí, tín ngưỡng mẫu Tam phủ bước đầu đã thể hiện được
những quan niệm về thế giới, về nhân sinh, thể hiện được ý thức về cội nguồn
dân tộc, đất nước... Tuy nhiên thờ Mẫu thiếu những tiêu chí cơ bản để cấu
thành một tôn giáo như: thờ mẫu được sáng lập không bởi một vị giáo chủ cụ
thể nào, chưa có hệ thống giáo lý mà tự điều chỉnh tồn tại do nhu cầu thiếu
hụt tâm linh của quần chúng ở các thời kì khác nhau, niềm tin trong thờ mẫu
còn tản mạn dựa vào sự cảm nhận của chủ thể (mỗi người tin theo một cách
khác nhau), chưa có một tổ chức để chi phối mọi việc liên quan...[20].
Tóm lại, tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống niềm tin, sự ngưỡng mộ, tôn
vinh và thờ phụng những vị mẫu thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ,
được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự
sống của con người (như: trời, đất, sông, nước, rừng núi,...): thờ những thái
hậu, hoàng hậu, công chúa, những người khi sống tài giỏi, có công với dân,
với nước, khi mất hiển linh phù trợ giúp dân, giúp nước...
1.1.3. Khái niệm dịch vụ
Giáo sư Maketing nổi tiếng thế giới, người đặt nền móng cho maketing
hiện đại Philip Kotler đã đưa ra khái niệm “dịch vụ” như sau: Dịch vụ là bất
kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể cung cấp cho chủ thể kia, trong đó
đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền
sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể có hoặc không có thể
gắn liền với một sản phẩm vật chất nào [26].
Hay “Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu,
giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở
hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu” [26].
Trong kinh tế học, khái niệm dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hóa, nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm
hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số
là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vụ [27].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho

những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [24,
tr.256].
16


Trong bài viết “Dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn lý thuyết
mạng lưới xã hội” (Nghiên cứu trường hợp đồng thầy Nguyễn Tất Kim
Hùng) của tác giả Nguyễn Văn Thắng [15, tr.18] khái niệm về dịch vụ được
hiểu như sau: dịch vụ là một khái niệm công cụ, được dùng rộng rãi trong
ngành kinh tế học với cách hiểu là dùng những thứ tương tự như: hàng hóa
gắn với các loại hình giáo dục, y tế, tài chính, du lịch... Tuy nhiên, cùng với
sự phát triền của xã hội, bên cạnh những loại hình dịch vụ truyền thống, nhiều
loại hình dịch vụ mới xuất hiện như dịch vụ tư vấn, dịch vụ an ninh, dịch vụ
bảo vệ môi trường, nhất là sự xuất hiện của hàng loạt các dịch vụ văn hóa mới
như: dịch vụ Internet, dịch vụ hôn nhân, dịch vụ tang ma, dịch vụ thờ cúng tổ
tiên, dịch vụ phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu...
Trên cơ sở các quan niệm trên, tác giả xin đưa ra khái quát về khái
niệm dịch vụ theo cách hiểu của mình như sau: Dịch vụ là những sản phẩm
tương tự như hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của con người,
trong đó có các dịch vụ truyền thống như y tế, giáo dục, du lịch... cho đến các
dịch vụ mới như dịch vụ hôn nhân, dịch vụ tang ma hay dịch vụ trong tín
ngưỡng thờ Mẫu...Trong đó, dịch vụ phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu được tác
giả chú ý hơn cả. Trong trường hợp mà tác giả nghiên cứu thì hoạt động
thương mại thường tách riêng khỏi phạm trù dịch vụ, các dịch vụ trong tín
ngưỡng thờ Mẫu cũng sẽ chỉ giữ vai trò cung ứng và nhiều khi mang tính chất
phục vụ hơn là tính chất thương mại bán mua. Trong những hoạt động dịch vụ
để phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu như: dịch vụ cung văn, dịch vụ hầu dâng,
dịch vụ chấp tác... thì việc cung ứng các loại lễ vật dâng cúng hay khăn áo
cũng được coi là một loại hình dịch vụ mà tác giả sẽ trình bày cụ thể trong
chương 2 của khóa luận.

1.2. Cơ sở lý thuyết của khóa luận
1.2.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Khái niệm mạng lưới xã hội (Social Netword) đã được đề cập và phân
tích trong các nghiên cứu của ngành nhân học gắn với tên tuổi của Barnes
17


(1954), Mitchell (1956,1971)... Thực ra quan điểm về mạng lưới xã hội
(MLXH) đã xuất hiện cuối thế kỷ XIX trong nghiên cứu của các nhà nhân học
Émile Durkheim và Ferdinand Tonnies. Đầu thế kỷ XX, những nền tảng đầu
tiên của lý thuyết mạng xã hội đã được định hình trong nghiên cứu của các
nhà nhân học Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe - Brown, và một nhóm
bao gồm các nhà nhân học tại trường Manchester: John A. Barnes, Clyde
Mitchell và Elizabeth Bott Spillius. Nhóm này đã nghiên cứu thực địa, tiến
hành điều tra mạng lưới cộng đồng ở miền nam Châu Phi , Ấn Độ và Vương
quốc Anh. Trên cơ sở đó, nhà nhân học S.F. Nadel đã hệ thống hóa thành một
lý thuyết về cấu trúc xã hội. Lý thuyết này đã ảnh hưởng lớn trong phân tích
mạng lưới xã hội sau đó. Sau thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế học, xã hội học, tâm lý xã hội, nhân học...
tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng, bổ sung hệ thống lý thuyết MLXH
với các quan điểm đa chiều [15, tr.11-12].
Tuy nhiên, về cơ bản các nhà nhân học tương đối đồng thuận trong
quan niệm: “Hiểu một cách chung nhất, mạng lưới xã hội (Social Netword) là
một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các actor.
Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các
nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các công ty, xí nghiệp và cả quốc gia.
Các mối quan hệ giữa các actor cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau
từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa, trao đổi các
dịch vụ...” [13, tr.66-67].
Thuyết mạng lưới cho rằng, thứ nhất các liên hệ giữa các actor (chủ

thể) thường có tính đối xứng cả về nội dung và cường độ. Các actor cung ứng
cho nhau những thứ khác nhau và họ làm như thế với cường độ mạnh hoặc
yếu hơn. Thứ hai, các liên hệ giữa các cá thể phải được phân tích trong bối
cảnh cấu trúc của các mạng lưới lớn hơn. Thứ ba, tính cấu trúc của các liên hệ
xã hội dẫn tới nhiều loại mạng lưới xác định khác nhau. Một mặt, các mạng
lưới có tính chất kéo theo: nếu có một liên hệ giữa A và B, giữa B và C, có
18


khả năng là có một liên hệ giữa A và C. Kết quả là có khả năng là có một
mạng lưới bao gồm A, B và C. Mặt khác, có sự hạn chế về số lượng bao nhiêu
liên hệ có thể tồn tại và cường độ của chúng ra sao? Kết quả là có khả năng để
phát triển các cụm mạng lưới với các ranh giới riêng biệt phân cách giữa cụm
này và cụm khác. Thứ tư, sự tồn tại của các cụm dẫn tới việc có thể có các
liên kết chéo giữa các cụm cũng như giữa các cá thể. Thứ năm, có các liên hệ
phi cân xứng giữa các yếu tố trong một hệ thống, mà kết quả là các nguồn lực
hiếm hoi được phân bố một cách không đồng đều. Cuối cùng sự phân bố
không đồng đều giữa các nguồn lực đó dẫn tới cả sự cộng tác và sự cạnh
tranh. Một số nhóm liên kết với nhau để chiếm hữu các nguồn lực hiếm hoi,
trong khi các nhóm khác cạnh tranh và xung đột với nhau vì các nguồn lực
đó. Như vậy, thuyết mạng lưới có một phẩm chất mang tính năng động, với
cấu trúc của hệ thống biến đổi theo các khuôn mẫu chuyển biến của các liên
minh và xung đột [3,tr.62].
Ý nghĩa của thuyết MLXH đó là, bằng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa
một cá nhân đối với người khác, chúng ta có thể đánh giá được vốn xã hội của
cá nhân đó bởi vì vốn xã hội liên quan đến vị trí mạng lưới của khách thể và
bao gồm khả năng đạt được các nguồn lực có trong các thành viên của mạng
xã hội. Nói cách khác, mạng lưới các quan hệ là sản phẩm của các chiến lược
đầu tư, của cá nhân hoặc tập thể , có ý thức hay không có ý thức nhằm thiết
lập hoặc tái tạo các quan hệ xã hội được sử dụng trực tiếp trong giai đoạn

ngắn hạn hoặc lâu dài [3,tr.63].
Từ những khái niệm trên, tác giả xin đưa ra cách hiểu của mình về
mạng lưới xã hội như sau: Mạng lưới xã hội là tập hợp các mối quan hệ giữa
các chủ thể, thông qua những mối quan hệ này các chủ thể có thể giúp đỡ
nhau về tinh thần cũng như vật chất... nhằm đáp ứng cho nhu cầu của cuộc
sống của mình.
1.2.2. Hướng tiếp cận lý thuyết của khóa luận
Để tiến hành thực hành cung ứng các dịch vụ trong tín ngưỡng thờ
Mẫu, ta cần hiểu yếu tố mạng lưới xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Vì mạng
19


lưới xã hội được hình thành chính là dựa trên cơ sở của các mối quan hệ xã
hội. Trong đó các chủ thể (actor) trong mạng lưới xã hội là những người sẽ
thực hiện hành vi tương tác, duy trì, phát triển mối quan hệ xã hội này và các
mối quan hệ xã hội giữa các actor trong mạng lưới xã hội thông qua cung ứng
các dịch vụ hoạt động phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu với mục tiêu trao đổi
nhiều nội dung về các vấn đề từ thông tin, tri thức, hàng hóa, dịch vụ cho đến
tương trợ hay tình cảm... Từ việc trao đổi đó các hoạt động cung ứng dịch vụ
trong tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và lợi ích của
các chủ thể trong MLXH. Chính vì bản chất của MLXH chính là các quan hệ
xã hội, nên các mối quan hệ đó có thể là mối quan hệ ruột già máu mủ hay
quan hệ liên kết về tâm linh giữa các actor, do đó phương pháp luận của phân
tích MLXH (Social Network Analysis – SNA) sẽ khác với phương pháp phân
tích biến số (Variable Analysis). Vì phương pháp phân tích biến số chủ yếu
nhấn mạnh đến: tuổi tác, giới tính, học vấn... để quy định nên MLXH. Trong
khi đó, phương pháp luận của phân tích MLXH lại nhấn mạnh đến mối quan
hệ xã hội sẽ là cơ sở cũng như yếu tố chi phối và quyết định đến hành vi của
các actor.
Từ định hướng nghiên cứu này, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu

chính như: Các thành viên trong xã hội của tín ngưỡng thờ Mẫu được kết nối
với nhau như thế nào? Các dịch vụ cung ứng trong tín ngưỡng thờ Mẫu được
liên kết bởi những thành tố nào? Những thành tố đó có khác với tín ngưỡng
thờ tổ tiên hay hay không? Các chủ thể trong mạng lưới xã hội tại sao lại liên
kết với đồng thầy thông qua các dịch vụ cung ứng phục vụ tín ngưỡng thờ
Mẫu? Những lợi ích mà các actor đạt được khi tham gia vào các hoạt động
dịch vụ mà đồng thầy sử dụng là gì? Vì vậy, tác giả đã vận dụng những quan
điểm lý thuyết có liên quan để làm sáng tỏ cho khóa luận của mình.
Đó là quan điểm của J.Miller McPherson và Lynh Smith – Lovin về Sự
đồng dạng (homophily), quan điểm của Mark S.Grannovetter về Sức mạnh
của những kết nối yếu (the strength of weak) và quan điểm của Ronald Burt
về các Lỗ hổng cấu trúc (structural holes).
20


Trước hết là quan điểm của J.Miller McPherson (Khoa Xã hội học, Đại
học Arizona, Hoa Kỳ) và Lynh Smith – Lovin cùng các cộng sự của mình chỉ
ra rằng sự tương đồng tạo ra các liên kết, nghĩa là mạng lưới xã hội liên kết
với nhau dựa trên những đặc điểm tương đồng nhất định. Sự tương đồng đó
có thể là về chủng tộc, tộc người, giới tính và giới, nhóm tuổi, vị thế xã hội,
tôn giáo, giáo dục, nghề nghiệp và giai cấp xã hội, vị trí trong mạng lưới,
hành vi, thái độ, khả năng, niềm tin và khát vọng. Các yếu tố này được phân
định thành 2 loại đồng dạng: nền tảng (baseline homophily) và khác biệt
(inbreeding homophily). Đồng dạng nền tảng chủ yếu nhấn mạnh những mối
quan hệ liên quan đến nhân khẩu học, chẳng hạn yếu tố chủng tộc và tộc
người, nhóm tuổi và những bối cảnh xã hội mang tính giới hạn như những lớp
học, những công ty hoặc giai cấp xã hội. Còn đồng dạng khác biệt nhấn mạnh
đến tính duy lý của cá nhân hình thành những nhóm, tổ chức theo sở thích
riêng của mình. Những yếu tố hình thành nên đồng dạng khác biệt có thể thấy
như giới tính và giới, giáo dục, nghề nghiệp. Hai loại đồng dạng này có quan

hệ mật thiết với nhau: đồng dạng khác biệt hình thành từ nền tảng của đồng
dạng nền tảng, và còn nhiều yếu tố kết hợp cả hai dạng thức này, chẳng hạn
như tôn giáo [9].
Dựa vào các yếu tố như trên, khóa luận sẽ nghiên cứu những yếu tố mà
các actor tham gia vào MLXH với tư cách là những người cung ứng dịch vụ
cho đồng thầy và kết nối với đồng thầy dựa trên cơ sở cùng chung một tín
ngưỡng.
Tiếp theo là quan điểm của Mark S.Grannovetter (Khoa Xã hội học,
Đại học Stanford, Hoa Kỳ) về Sức mạnh của những kết nối yếu trong việc
phân tích, lý giải mối quan hệ giữa các actor trong nguyên tắc vận hành của
MLXH này. Theo Mark S. Grannovetter khi tiến hành phân tích mạng lưới,
nhà nghiên cứu cần phải phân biệt các mối quan hệ (mạnh/yếu) trong mạng
lưới theo các tiêu chí như sau: Độ dài của mối quan hệ: ở đây nhà nghiên cứu
sẽ chú ý đến hai yếu tố là “thâm niên” của mối quan hệ và thời gian sinh hoạt
21


×