Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chân dung xã hội của nhóm nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đường từ góc nhìn công tác xã hội ( nghiên cứu trường hợp trường trung học phổ thông an lão, an lão, hải phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

HOÀNG THỊ THƢƠNG

CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NHÓM NỮ SINH LÀ CHỦ THỂ CỦA
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TỪ GĨC NHÌN CƠNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học phổ thông An Lão –
An Lão – Hải Phịng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

HOÀNG THỊ THƢƠNG

CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NHÓM NỮ SINH LÀ CHỦ THỂ CỦA
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TỪ GĨC NHÌN CƠNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học phổ thông An Lão –
An Lão – Hải Phịng)

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các
thơng tin có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn đƣợc thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu là trung thực
chƣa từng đƣợc ai cơng bố trƣớc đây.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên cao học
Hoàng Thị Thương


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực
khơng ngừng của bản thân tơi cịn nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ,
động viên của thầy cơ, gia đình, bạn bè cũng nhƣ ban giám hiệu và thầy cô
giáo tại trƣờng Trung học phổ thông An Lão.
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Tuấn Anh giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình, định hƣớng chun
mơn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt q trình
nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã
trực tiếp, cũng nhƣ các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành
trong suốt quá trình học tập để tơi có đƣợc nền tảng kiến thức vững chắc để

hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng THPT An Lão đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời đã quan tâm
giúp đỡ và động viên, khuyến khích tơi trong suốt thời gian qua để tơi hồn
thành luận văn đƣợc tốt hơn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên cao học
Hoàng Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 6
3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 12
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ................................................................ 12
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 12
6. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 13
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 15
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................. 16
1.1. Các khái niệm làm việc ............................................................................ 16
1.1.1. Khái niệm học đƣờng ............................................................................ 16
1.1.2. Khái niệm bạo lực ................................................................................. 16

1.1.3. Khái niệm bạo lực học đƣờng ............................................................... 17
1.1.4. Khái niệm bạo lực học đƣờng ở nữ sinh ............................................... 19
1.1.5. Khái niệm chân dung xã hội của nữ sinh .............................................. 19
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...................................................... 20
1.2.1. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura ........................................... 20
1.2.2. Lý thuyết kiểm soát xã hội .................................................................... 21
1.2.3. Thuyết nhận thức - hành vi ................................................................... 22
1.3. Các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh .... 23
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 24
1.4.1. Đặc điểm huyện An Lão ....................................................................... 24
1.4.2. Đặc điểm trƣờng THPT An Lão ............................................................ 26
Chƣơng 2. CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NỮ SINH LÀ CHỦ THỂ CỦA ... 29
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG .............................................................................. 29
2.1. Quan niệm của nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng về bạo lực học đƣờng ..... 29

1


2.2. Đặc điểm về học lực và hạnh kiểm của nhóm nữ sinh là chủ thể của bạo
lực học đƣờng .................................................................................................. 32
2.3. Đặc điểm hồn cảnh gia đình của nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng .. 39
2.4. Mối quan hệ của nữ sinh là chủ thể củabạo lực học đƣờng với bố mẹ .... 52
2.5. Mối quan hệ của nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với bạn bè .. 69
2.6. Sự kết nối giữa nhóm nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với thầy cô giáo .... 76
2.7. Biện pháp giáo dục hạn chế bạo lực học đƣờng trong nhóm nữ sinh ...... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 87
1. Kết luận ....................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 96


2


GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT

BLHĐ

Bạo lực học đƣờng

TVTN

Trẻ vị thành niên

Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo dục- Đào tạo

CTXH

Công tác xã hội

Bộ LĐ, TB&XH

Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội

Viện KSND

Viện Kiểm sát nhân dân


THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

BHYT

Bảo hiểm y tế

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đƣờng là vấn nạn của giáo dục Việt Nam trong những
năm qua và cả hiện tại. Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thƣờng
xuyên xuất hiện tin bài về BLHĐ. Gần đây nhất đó là vụ em Phƣợng học sinh
lớp 7 ở Trà Vinh bị bạn đánh hội đồng [46]. Điều đó phản ánh thực trạng
xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh và giáo
viên. Có những vụ vi phạm nghiêm trọng đạo đức của học sinh và phẩm chất
giáo viên diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Giáo dục để giảm thiểu tiến tới
ngăn chặn hoàn toàn nạn BLHĐ đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành
chức năng, trong đó, có ngành giáo dục, gia đình và tồn xã hội [20, tr.1].

Gần đây tình trạng bạo lực trong trƣờng học đã và đang diễn ra nóng
bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực
học đƣờng không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà cịn cả ở học sinh nữ; khơng
chỉ giữa học sinh với học sinh mà cịn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên
và giáo viên với học sinh. Ở Nhật Bản một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho
thấy các học sinh tại các trƣờng cơng có liên quan tới một số vụ bạo lực năm
2007 - 52.756 trƣờng hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trƣớc đó. Trong đó
có tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tƣợng bị tấn công [56].
Tại Việt Nam, số liệu đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đƣa ra
gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống
kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh
nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9
trƣờng thì có một trƣờng có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đƣờng đã trở
thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trƣờng và là nỗi trăn trở
của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra [8].

4


BLHĐ đang ngày càng gia tăng đến mức báo động, nó xuất hiện ở rất
nhiều trƣờng học ở thành phố Hải Phịng nhƣ: “Đầu tháng 10-2014, tại thơn
Mức, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên) xảy ra vụ xô xát giữa hai nhóm học
sinh cùng Trƣờng THPT Nam Triệu, Trần Xuân Sơn, 16 tuổi, học sinh khối
lớp 11 đâm trọng thƣơng Lại Thanh Lâm, 15 tuổi, học sinh khối 10 và Lâm tử
vong tại bệnh viện. Trƣớc đó, trên địa bàn thành phố cũng xảy ra một số vụ
học sinh cố ý gây thƣơng tích do mâu thuẫn. Nhƣ cuối tháng 7 – 2014, tại
Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến, thị trấn Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo), em
Phạm Văn Dƣơng, học sinh lớp 11B4 bị Phạm Văn Quang, học sinh lớp 10
cùng trƣờng đâm trọng thƣơng gây tử vong. Nguyên nhân đƣợc xác định từ

mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh cũ và học sinh mới nhập trƣờng, dẫn đến
hậu quả đau lòng” [37].
Hiện nay, có khá nhiều tác phẩm của các tác giả nƣớc ngoài viết về vấn
đề BL và BLHĐ, nhƣng vấn đề “chân dung xã hội của nhóm nữ sinh là chủ
thể của BLHĐ từ góc nhìn cơng tác xã hội” vẫn chƣa có nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu thực trạng kết quả học tập cũng nhƣ
hạnh kiểm của nữ sinh và những tác động từ mối quan hệ giữa nữ sinh với gia
đình, bạn bè, thầy cơ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hành vi BLHĐ ở nữ sinh
trƣờng THPT An Lão- huyện An Lão- Thành phố Hải Phịng, từ đó có những
biện pháp giáo dục nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng BLHĐ ở nữ
sinh và giảm thiểu hậu quả tác động đến nữ sinh là chủ thể của BLHĐ tại đây,
tôi đã quyết định chọn chủ đề nghiên cứu "Chân dung xã hội của nhóm nữ
sinh là chủ thể của Bạo lực học đường từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên
cứu trường hợp trường THPT An Lão- huyện An Lão- Thành phố Hải
Phòng)” cho luận văn thạc sĩ cơng tác xã hội của mình.

5


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Có rất nhiều nghiên cứu về BLHĐ đã đƣợc triển khai trên thế giới
chúng ta có thể điểm qua một số nghiên cứu đáng lƣu ý sau đây:
Theo một cuộc nghiên cứu của đại học Yale, những nạn nhân bị ăn
hiếp thƣờng hay nghĩ đến cái chết hay tự tử. Theo một cuộc nghiên cứu khác
của Anh quốc, trong số những thanh thiếu niên tự tử hàng năm, ít nhất một
nửa là nạn nhân bị ăn hiếp [51].
Theo những báo cáo của ABC News gần 30% học sinh Mỹ trong các
trƣờng trung học là nạn nhân bị bắt nạt, 30% là kẻ thích bắt nạt và phần cịn

lại thì đứng ngồi cuộc. Mỗi ngày có khoảng 160 ngàn học sinh cáo ốm
khơng đến trƣờng vì sợ bị ức hiếp [51].
Bài viết của Jessie Crews và Milly Kaiser - các nhân viên của Văn
Phòng Giáo Dục Thanh Thiếu Niên và Gia Ðình, thuộc trƣờng Ðại Học
Illinois, Hoa Kỳ, bài viết đã đƣa ra những nguyên nhân, hình thức, các biện
pháp cải thiện nạn bắt nạt trong trƣờng học. Bài viết phần nào giúp chúng ta
kịp thời ngăn chặn đƣợc hậu quả tai hại của tệ nạn này đối với học sinh [25].
Bài viết “Strategies to prevent violence in schools” (Chiến lƣợc ngăn
chặn bạo lực trong học đƣờng) của GS- TS tâm lý Amal Sedky Winter: Tác
giả đã chỉ ra những nguyên nhân của BLHĐ nhƣ cảnh bạo lực trong phim
ảnh, game, bạo lực gia đình, bạo lực trong xã hội và tính phổ biến của các
dạng BLHĐ trong đó có BL học sinh trong các trƣờng học Mỹ. Bài viết đã
cung cấp một cái nhìn tồn cảnh về vấn đề và chiến lƣợc ngăn chặn BLHĐ,
đó là mở rộng chƣơng trình tuyên truyền vận động giáo dục, cải cách luật
pháp và hành động chống bạo lực học sinh [28].
Nhà tâm lý học tội phạm Đonvonga (Liên Xô cũ) cho biết: Ảnh hƣởng
của nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực đến hành vi phạm pháp của trẻ em
đƣợc thể hiện qua điểm sau: một là, các nhóm tiêu cực là cơ sở hình thành
6


quan điểm và định hƣớng dẫn đến hành vi phạm pháp; hai là, trẻ vị thành niên
tuân theo những quyết định của nhóm dù bản thân có quan điểm riêng [2, tr.3-4].
Một cơng trình nghiên cứu của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt,
tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trƣờng tiểu học” với mục tiêu
xác định tỷ lệ bắt nạt trong trƣờng tiểu học và mối liên quan của nó với nhà
trƣờng, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm
giác buồn, an toàn, và phụ thuộc. “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở
học sinh trung học Nam Phi” là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học

đƣờng đƣợc Liang H và cộng sự tiến hành tại Anh năm 2007. Nghiên cứu
nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị thành niên đang
học lớp 8 (tuổi trung bình 14.2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17.4 tuổi) ở 72
trƣờng học ở Cape và Durban, Nam Phi. Làm rõ mối liên quan giữa những hành
vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên [27].
Vấn đề BLHĐ cũng đƣợc đề cập nhiều trong các báo cáo của các nƣớc
trên thế giới: Theo trung tâm thống kê quốc gia về giáo dục Mỹ, năm 2007,
trong 2 cuộc điều tra của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh cho
thấy 5.9% học sinh mang theo vũ khí đến trƣờng, 12% học sinh từng tham gia
đánh nhau, đặc biệt, tỉ lệ bạo lực liên quan tới nữ sinh ngày càng cao [56].
Tại Ba Lan, năm 2006, sau một vụ tự tử của một cơ gái bị quấy nhiễu
tình dục tại trƣờng, Bộ Giáo dục đã phải thực hiện một cuộc cải cách “không
khoan nhƣợng” nhằm ngăn chặn BLHĐ gia tăng [56].
Trong báo cáo của Bộ Giáo dục Nam Phi chỉ rõ 40% trẻ em đƣợc
phỏng vấn cho rằng chúng từng là nạn nhân của tội phạm trƣờng học. Hơn 1/5
số vụ tấn công tình dục vào trẻ em đƣợc phát hiện diễn ra trong trƣờng học [56].
Các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nƣớc đƣợc kể trên đã chỉ ra rằng
BLHĐ là một vấn đề nghiêm trọng, mang tính chất quốc tế và đang trở thành

7


vấn nạn trong nền giáo dục toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là thực trạng bạo lực ở
nhóm nữ sinh ở Việt Nam nhƣ thế nào là điều chúng ta cần nghiên cứu.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tuy BLHĐ đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, nhƣng vấn đề này mới
đƣợc quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây, và trên thực tế có rất ít
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Chúng ta có thể kể đến một số cơng trình
đáng lƣu ý sau:
Đề tài “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học

cơ sở Lê Lai, Quận 8 TP. HCM năm 2009”, do Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia
Kiên thực hiện: Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính, đề tài nghiên cứu và
tìm hiểu đƣợc nhận thức, thái độ của học sinh và những biện pháp liên quan
đối với vấn đề BLHĐ. Đồng thời, cũng chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến BLHĐ là “xu hƣớng muốn chứng tỏ mình của các em, anh chị quan tâm
đến em mình khơng đúng cách, phụ huynh và nhà trƣờng cịn dùng bạo lực
đối với các em, bên cạnh đó phụ huynh cịn khuyến khích các em thực hiện
hành vi bạo lực khi có ngƣời khác xúc phạm” [16].
Đề tài “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” của Hoàng Thị Thỏa: Với phƣơng
pháp tiếp cận dựa trên quan điểm xã hội học, tác giả cho rằng BLHĐ là những
hành vi sai lệch có thể phát triển thành hành vi phạm tội và ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội [50].
Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng BLHĐ hiện nay (Nghiên cứu tại trường
THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh)” của Trần Thị Thúy, Bùi
Hải Yến và Hoàng Văn Tuyến. Đề tài đã chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả
và biện pháp để cải thiện tình hình BLHĐ tại trƣờng THPT Bãi Cháy. Đặc
biệt đề tài đã chỉ ra vai trị vơ cùng quan trọng của giáo viên chủ nhiệm, gia
đình, xã hội, các mạng thơng tin đại chúng đối với học sinh và con em của
mình [20].
8


Đề tài: "Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ
(TP.Vinh- Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường" của Nguyễn Thị Thuỳ
Dung: Đề tài tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đƣờng của học
sinh lứa tuổi Phổ thông trung học (PTTH) và làm rõ các khái niệm cơ bản của
đề tài nhƣ: Khái niệm nhận thức; Khái niệm Bạo lực học đƣờng; Một số đặc
điểm tâm- sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH. Khảo sát thực trạng nhận thức
của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Trƣờng Tộ (TP.Vinh- Nghệ An) về bạo

lực học đƣờng với các nội dung: Nhận thức về khái niệm bạo lực học đƣờng;
Nhận thức về hình thức bạo lực học đƣờng; Nhận thức về nguyên nhân bạo
lực học đƣờng; Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đƣờng; Nhận thức về
cách phòng tránh bạo lực học đƣờng; Mối quan hệ của nhận thức với thái độ
và hành vi của học sinh đối với bạo lực học đƣờng. Đề xuất một số khuyến
nghị nhằm ngăn chặn hiện tƣợng bạo lực học đƣờng cho học sinh trƣờng
THPT Nguyễn Trƣờng Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đƣờng
hiện nay. Tuy nhiên vấn đề BLHĐ ở nữ sinh THPT thì đề tài chƣa đề cập đến [2].
Bài viết “Bạo lực học đường và những hậu quả” của Tác giả Thạc sĩ
Nguyễn Thị Cẩm đã đƣa ra khái niệm về BLHĐ và toàn cảnh về hậu quả của
BLHĐ giúp chúng ta có thể hiểu biết thêm về những ảnh hƣởng của BLHĐ
đối với gia đình, nhà trƣờng, xã hội và đặc biệt là các em học sinh có hành vi
bạo lực [36].
Bài viết “Bạo lực học đường nhìn từ góc độ văn hóa - giáo dục” của
TS. Trần Viết Lƣu đã đƣa ra khái niệm BLHĐ từ góc độ văn hóa và giáo dục.
Từ góc độ văn hóa, thì BLHĐ là một hiện tƣợng phản văn hóa, thể hiện lối
ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thƣờng luật pháp, đi ngƣợc lại và làm “hoen
ố” những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xã hội và nhà trƣờng. Từ
góc độ giáo dục, thì BLHĐ là sự phản ánh kết quả giáo dục không đƣợc nhƣ
mong muốn, là thƣớc đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lƣợng ngƣợc
chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo
9


chuẩn mực văn hóa. Đồng thời, tác giả cũng đã đƣa ra hậu quả của BLHĐ và
những giải pháp để khắc phục BLHĐ từ góc độ văn hóa và giáo dục [10].
Mã Ngọc Thể với cơng trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn
khơng chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” (1998), đã nói lên sự nhức
nhối của các nhà nghiên cứu và tồn xã hội trƣớc tình trạng gia tăng hành vi
phạm pháp của các em tuổi vị thành niên [17].

Đề tài: “Tác động của nhóm khơng chính thức đến hành vi bạo lực thể
chất trong học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu trường hợp trường
THPT Lê Viết Thuật, Thành phố Vinh, Nghệ An)” của Ông Thị Mai Thƣơng
cũng đã đề cập đến chân dung của nhóm học sinh gây ra bạo lực bao gồm cả
nam và nữ ở các khía cạnh nhƣ: tuổi, giới tính, năm học, số lƣợng thành viên
trong nhóm, hồn cảnh gia đình, hoạt động thƣờng ngày, về ngoại hình, ngơn
ngữ, học lực, hạnh kiểm, phƣơng tiện sử dụng để đánh nhau. Tuy nhiên, vấn
đề về mối quan hệ của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ với gia đình, bạn bè, thầy
cô vẫn chƣa đƣợc đề cập đến [21].
Theo thống kê của Viện KSND Tối cao về tỉ lệ ngƣời phạm tội ở
tuổi vị thành niên tại Việt Nam: năm 1986 có 3.607 ngƣời; năm 1996 có
11.726 ngƣời. Tệ nạn trong giới học đƣờng theo chiều mũi tên đi lên, năm
2004 có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi
(1.234 ngƣời) [33].
Theo thống kê của Bộ GD& ĐT tại Hội thảo quốc gia “Phòng chống
bạo lực, xâm hại trẻ em” do Bộ LĐ, TB&XH phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ
chức: Từ đầu năm 2009 - 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra gần
1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng học. Các nhà trƣờng
đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc
thơi học có thời hạn 735 học sinh. Tính theo tỉ lệ, cứ 5.260 học sinh thì
xảy ra một vụ đánh nhau; 9 trƣờng thì có 1 vụ học sinh đánh nhau; 10.000
học sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách; 5.555 học sinh thì có 1
10


học sinh bị cảnh cáo vì đánh nhau; 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị
buộc thơi học [32].
Bộ GD&ĐT cũng đƣa ra đánh giá, tình trạng học sinh đánh nhau mang
tính chất bạo lực, trong đó có tình trạng nữ sinh tham gia các vụ ẩu đả có xu
hƣớng gia tăng, và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu kể trên cho thấy bức tranh
tồn cảnh về BLHĐ nói chung, đã phân tích đƣợc thực trạng, nguyên nhân
của nạn BLHĐ, và đƣa ra các giải pháp khắc phục. Điều này phản ánh đƣợc
những lo lắng, băn khoăn chung của các nhà nghiên cứu trƣớc sự gia tăng của
BLHĐ và mức độ cấp thiết địi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu giúp
phịng, chống BLHĐ. Và “Để khắc phục tình trạng bạo lực học đƣờng, cần
phải có sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng, nhà trƣờng, gia đình và tồn thể xã hội. Đặc biệt, là sự
tham gia từ phía nhà trƣờng, gia đình và chính quyền địa phƣơng, cơ sở…”
(ơng Nguyễn Đình Mạnh, Phó Vụ trƣởng Vụ Cơng tác Học sinh sinh viên Bộ
GD&ĐT) [42].
Ngồi những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, cịn có một số bài
viết, những loạt bài chuyên khảo và các bài báo tại các hội nghị, hội thảo về
BLHĐ… đã đăng tải trên các báo và tạp chí nhƣ: Báo Ngƣời lao động, tạp chí
Xã hội học, tạp chí Ban tuyên giáo đã phần nào cho thấy tình hình chung của
nạn BLHĐ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tất cả những cơng
trình nghiên cứu trên chỉ mang tính tổng thể, chung chung, vì thế mà những
giải pháp chƣa đƣợc áp dụng và chƣa đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, những
cơng trình nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu tình trạng BLHĐ nói
chung (bao gồm BLHĐ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh,
giữa phụ huynh và giáo viên, và ngƣợc lại), ở mọi lứa tuổi khác nhau (lứa tuổi
học sinh tiểu học, THCS, THPT. Nhằm tìm hiểu BLHĐ sâu sắc và cụ thể
chúng ta cần quan tâm đến “chân dung xã hội của nhóm nữ sinh là chủ thể
11


của BLHĐ”. Trong giới hạn luận văn này chúng tôi nghiên cứu chân dung xã
hội của nhóm nữ sinh là chủ thể của BLHĐ ở trƣờng THPT An Lão - huyện
An Lão.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn đã mở rộng sự hiểu biết về đặc điểm của nhóm nữ sinh là chủ
thể của BLHĐ trên các phƣơng diện nhƣ: Kết quả học tập, hạnh kiểm; hồn
cảnh gia đình; mối quan hệ của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ với cha mẹ, thầy
cô và mạng lƣới bạn bè của họ.
3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn đã cung cấp những thông tin số liệu giúp cho các nhà quản lý có
thêm cơ sở để đƣa ra chính sách và phƣơng pháp giáo dục nhằm hạn chế, phòng
chống và đẩy lùi BLHĐ ở nữ sinh, giảm thiểu hậu quả đối với nữ sinh bị BLHĐ
góp phần giáo dục thái độ, hành vi, lối sống cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh
THPT nói riêng.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chân dung xã hội của nhóm nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng
từ góc nhìn cơng tác xã hội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên chủ nhiệm trƣờng THPT An Lão - Huyện An Lão - Hải Phòng.
- Nhân viên bảo vệ trƣờng
- Học sinh nữ có hành vi BLHĐ
- Học sinh nữ
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chân dung xã hội của nữ sinh là chủ
thể của BLHĐ, thực trạng về mối quan hệ giữa chân dung nữ sinh với mạng
12


lƣới bạn bè, gia đình, nhà trƣờng và xã hội ở nữ sinh trƣờng THPT An Lão huyện An Lão- Hải Phịng, từ đó tìm hiểu ngun nhân và đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy lùi BLHĐ ở nữ sinh THPT.
5.2. Về mặt khơng gian

Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên học sinh nữ
gây bạo lực; những nữ sinh nói chung; giáo viên chủ nhiệm; nhân viên bảo vệ
trong trƣờng THPT An Lão- huyện An Lão- Hải Phòng.
5.3. Về mặt thời gian
Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014
6. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu kết quả học lực và hạnh kiểm của nữ sinh là chủ thể của bạo
lực học đƣờng ở trƣờng THPT.
- Tìm hiểu hồn cảnh gia đình của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ.
- Tìm hiểu mạng lƣới bạn bè của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ.
- Tìm hiểu sự kết nối giữa nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với
thầy cô giáo ở trƣờng.
- Làm rõ sự kết nối giữa nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với
bố mẹ và ngƣời thân trong gia đình.
- Đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm hạn chế, phòng chống và đẩy lùi
BLHĐ ở nữ sinh, góp phần giáo dục thái độ, hành vi và lối sống cho thế hệ trẻ
nói chung và học sinh trƣờng THPT nói riêng để hƣớng tới mơi trƣờng học
đƣờng lành mạnh, an toàn.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng có kết quả học lực và đƣợc
đánh giá hạnh kiểm nhƣ thế nào?
- Nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng có hồn cảnh gia đình nhƣ thế nào?
- Nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng có mạng lƣới bạn bè nhƣ thế nào?

13


- Sự kết nối giữa nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với thầy cô
giáo ở trƣờng nhƣ thế nào?

- Sự kết nối giữa nữ sinh là chủ thể của bạo lực học đƣờng với bố mẹ
và ngƣời thân trong gia đình nhƣ thế nào?
- Từ góc nhìn cơng tác xã hội cần có những phƣơng pháp giáo dục nào đối
với vấn đề bạo lực học đƣờng trong nhóm nữ sinh PTTH?
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng kết hợp trong quá trình trực
tiếp phỏng vấn sâu và trong suốt quá trình nghiên cứu vấn đề nhằm quan sát
thái độ, hành vi của những nữ sinh có hành vi BLHĐ. Bên cạnh đó, chúng tơi
tìm hiểu rõ hơn thơng tin ngƣời trả lời và phân tích những thơng tin đó của
học sinh và giáo viên xem có phản ánh đúng sự thật hay khơng.
8.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích các tài liệu có liên quan nhƣ
sách, báo, tạp chí, đề tài, luận văn… về tình hình chung BLHĐ trên thế giới
và Việt Nam; thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của hành vi BLHĐ ở học sinh
và những biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu hành vi BLHĐ, cũng nhƣ các
nghiên cứu khác có liên quan đến hành vi BLHĐ.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong khuôn khổ nghiên cứu này 25 phỏng vấn sâu đã đƣợc tác giả
thực hiện. Trong số các phỏng vấn sâu đó, tác giả đã phỏng vấn 15 học sinh
nữ có hành vi BLHĐ bao gồm cả những em có bạo lực về thể chất, tinh thần
và bạo lực tƣợng trƣng; 5 giáo viên chủ nhiệm lớp; 1 nhân viên bảo vệ; 4 học
sinh nữ. Để phỏng vấn sâu đƣợc 15 nữ sinh có hành vi BLHĐ tác giả đã thông
qua các nguồn thông tin khác nhau đó là từ bạn bè, thầy cơ giáo chủ nhiệm và
bảo vệ của trƣờng. Cụ thể, tác giả nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu với
những nội dung nhƣ sau:
14


Đối tƣợng


Số

phỏng vấn

lƣợng

Mục đích
Tìm hiểu suy nghĩ của các em về BLHĐ.
Tìm hiểu học lực và hạnh kiểm của các em.
Tìm hiểu hồn cảnh gia đình các em.

Nữ sinh có
hành vi

15

BLHĐ

Mức độ quan tâm của cha mẹ với con cái và sự
hiểu biết của cha mẹ với tâm tƣ tình cảm của
con theo sự cảm nhận của các em.
Tìm hiểu tâm tƣ tình cảm của các em với gia
đình, bạn bè, thầy cơ.
Tìm hiểu mức độ quan tâm của giáo viên với
học sinh trong lớp.
Những hình thức xử phạt khi học sinh có hành

Giáo viên
chủ nhiệm


5

vi bạo lực.
Các hoạt động trợ giúp của giáo viên với
những học sinh có hành vi bạo lực.
Những đề xuất để việc giáo dục nhà trƣờng có
hiệu quả hơn.

Nhân viên
bảo vệ

1

Học sinh nữ 4

Những nhận xét trong quá trình làm việc của nhân
viên bảo vệ về hành vi bạo lực của học sinh nữ.
Nhận xét về mối quan hệ bạn bè của học sinh nữ có
hành vi BLHĐ với những bạn nữ sinh khác.

Tổng số phỏng vấn sâu : 25
9. Cấu trúc của luận văn
Đề tài gồm có phần mở đầu, phần kết luận và 2 chƣơng trong đó:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và địa bàn của nghiên cứu và Chƣơng 2: Chân dung
xã hội của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ.
15


NỘI DUNG CHÍNH

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm làm việc
1.1.1. Khái niệm học đường
Học đƣờng là trƣờng học, là nơi diễn ra hoạt động dạy và học của giáo
viên và học sinh. Trƣờng Trung học phổ thơng là một loại hình đào tạo chính
quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18, không kể một số trƣờng hợp
đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ
giáo dục này, học sinh đƣợc nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học
[3,tr.12].
1.1.2. Khái niệm bạo lực
Có nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực, chúng tơi xin trích dẫn một
số khái niệm tiêu biểu sau:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là sức mạnh để trấn áp chống lại lực
lƣợng đối lập hay lật đổ chính quyền” [12, tr.41].
Theo chuyên ngành Chính trị học: Bạo lực thƣờng đƣợc hiểu theo góc
độ chính trị học. Tuy nhiên bạo lực khơng chỉ đƣợc hiểu bó hẹp theo chuyên
ngành chính trị học mà đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Bạo lực là việc đe dọa hay
dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với ngƣời khác hoặc một nhóm ngƣời,
một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thƣơng, tử vong, tổn hại về
tâm lý, ảnh hƣởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát” [4, tr.7].
Theo tác giả Lê Thị Qúy: “Bạo lực là một hiện tƣợng xã hội. Nó là
phƣơng thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong
lịch sử” [13, tr.2].
Theo từ điển xã hội học (G. Endruweit và G. Tromstorff): “Bạo lực là
các hành vi có khuynh hƣớng hủy diệt nhƣ một phƣơng tiện tối hậu để thực
thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên dƣới một chiều dựa trên ƣu thế
bên ngồi khơng có sự thừa nhận của ngƣời yếu thế” [26, tr.22].
16



Các khái niệm về bạo lực trên dù có những điểm khác nhau nhƣng có
một số điểm chung nhƣ: Thứ nhất, là việc dùng sức mạnh để giải quyết một
vấn đề nào đó; thứ hai, là hành vi nhằm thực thi quyền lực; thứ ba, là phƣơng
thức tồn tại lâu trong lịch sử.
Nhƣ vậy, Bạo lực là một hiện tƣợng xã hội tồn tại lâu dài trong lịch sử.
Nó bao gồm tất cả những hành vi gây tổn hại về các mặt vật chất, thể chất,
tinh thần đối với ngƣời khác không loại trừ việc ngăn cản ngƣời khác thực
hiện các quyền lợi của mình.
1.1.3. Khái niệm bạo lực học đường
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về BLHĐ, có thể kể đến một số
khái niệm sau:
Theo tác giả Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên: “Bạo lực học đƣờng
là những hành vi nhƣ kết băng nhóm hăm he bạn bè, ăn hiếp ngƣời nhỏ hoặc
yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác, thậm chí có thể do
ghét nhau lâu ngày dẫn đến đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí.
Bạo lực học đƣờng khơng phải là hành vi chửi nhau và hành vi hiếp dâm”
[16, tr.10].
Theo Tác giả Trần Viết Lưu, ông đã đưa ra khái niệm BLHĐ: Bạo lực
học đƣờng là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa,
khủng bố ngƣời khác (thƣờng xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trị hoặc
ngƣợc lại), để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt
là gây tổn thƣơng đến tƣ tƣởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm lý cho những đối
tƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trƣờng, cũng nhƣ
đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục [10, tr.5].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Dung đã đưa ra khái niệm BLHĐ: “Bạo
lực học đƣờng là hành vi cố ý của học sinh hay/và giáo viên diễn ra trong hay
ngoài phạm vi nhà trƣờng mà gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với học sinh hay/và giáo viên khác” [2, tr.9].
17



Theo Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Mỹ: “Bạo lực học
đƣờng là những hành vi bạo lực diễn ra trong trƣờng học, đó là sự tấn cơng
(vật lý và lời nói) về thể chất, tinh thần và cả tình dục đƣợc thực hiện bởi học
sinh và giáo viên, khơng loại trừ bạo lực từ phía phụ huynh” [3].
Theo tác giả Hoàng Thị Thỏa: “Bạo lực học đƣờng là hình thức khá
phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trƣờng giáo dục. Bạo lực học
đƣờng là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể, thi hành có ý đồ giữa các
học sinh trong và ngồi trƣờng. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng
hay giễu cợt đã làm cho ngƣời bị hại cảm thấy bất tiện cũng đƣợc xem là bạo
lực học đƣờng” [50, tr.4].
Theo tác giả Ths Nguyễn Thị Cẩm đưa ra khái niệm BLHĐ: "Bạo lực
học đƣờng là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh
hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những ngƣời khác và
ngƣợc lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần,
bạo lực về tình dục, bạo lực ngơn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những
hành vi khác có thể gây ra nhƣng tổn thƣơng về mặt tinh thần hoặc thể xác
cho ngƣời bị hại” [36].
Mỗi tác giả có cách trình bày khác nhau về BLHĐ, tuy nhiên ta vẫn có
thể thấy có các điểm chung nhƣ sau: BLHĐ là một hiện tƣợng xã hội; BLHĐ
là hệ thống các lời nói, hành vi bạo lực về thể chất và tinh thần, ngôn ngữ bao
gồm cả sự xâm hại tình dục; BLHĐ xảy ra giữa giáo viên với giáo viên, giáo
viên với học sinh, học sinh với học sinh, phụ huynh với giáo viên, và ngƣợc
lại… trong trƣờng họ; BLHĐ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng: tổn
thƣơng về thể chất, tinh thần, thậm chí tính mạng…
Trên cơ sở các khái niệm về BLHĐ của các tác giả và trong giới hạn
nghiên cứu của đề tài này chúng tôi xin đƣa ra một khái niệm về BLHĐ nhƣ
sau: BLHĐ là một hiện tƣợng xã hội. Nó là hành vi sử dụng sức mạnh của
một học sinh hay một nhóm học sinh này đối với học sinh khác gây tổn
18



thƣơng về vật chất, thể chất và tinh thần, thậm chí là tính mạng của những học
sinh ấy dƣới nhiều hình thức khác nhau diễn ra trong và ngồi mơi trƣờng
trƣờng học.
1.1.4. Khái niệm bạo lực học đường ở nữ sinh
Hiện chƣa có một khái niệm cụ thể về BLHĐ ở nữ sinh, tuy nhiên dựa
trên khái niệm BLHĐ có thể đƣa ra khái niệm BLHĐ ở nữ sinh nhƣ sau:
BLHĐ ở nữ sinh THPT là một hiện tƣợng xã hội, và là một dạng thức của
BLHĐ. Nó là việc các nữ sinh vận dụng sức mạnh để giải quyết vấn đề nào
đó, bao gồm hệ thống những lời nói, hành vi bạo lực của một hay nhiều nữ
sinh đối với một hay nhiều nữ sinh khác ở độ tuổi 15-18 diễn ra trong và ngoài
trƣờng học, gây tổn thƣơng về thể chất và tinh thần, thậm chí là cả tính mạng.
1.1.5. Khái niệm chân dung xã hội của nữ sinh
Nghiên cứu chân dung xã hội của một nhóm xã hội là một kiểu đặt vấn
đề nghiên cứu trong xã hội học. Nó có thể đƣợc xem là một phƣơng pháp
nghiên cứu và trình bày thơng dụng trong xã hội học, trong đó chỉ ra đƣợc
một tập hợp các đặc trƣng xã hội của nhóm. Các đặc trƣng xã hội có thể rút ra
từ các dữ liệu thống kê, định lƣợng và định tính. Các đặc trƣng xã hội này
đƣợc đo lƣờng, đƣợc so sánh và phân tích trong mối liên hệ của chúng với các
biến số khác. Tùy thuộc các cơng trình nghiên cứu khác nhau ngƣời ta có thể
xác định một tập hợp nhất định các đặc trƣng xã hội của nhóm cần nghiên
cứu, chẳng hạn nhƣ những đặc trƣng nhân khẩu học (Tuổi, giới tính, hơn
nhân, học vấn…) nguồn gốc xã hội nghề nghiệp và các đặc trƣng kinh tế xã
hội khác. Nhằm đạt tới một trình độ phân tích xã hội học nhất định. Các cơng
trình nghiên cứu thuộc loại này cần phản ánh đƣợc hiện trạng cũng nhƣ xu
hƣớng của chức năng, vai trò và vị thế xã hội của nhóm [5, tr.12].
Hiện nay chƣa có một khái niệm cụ thể nào về “chân dung xã hội của nữ
sinh”, tuy nhiên có thể đƣa ra một khái niệm về chân dung xã hội của nữ sinh
nhƣ sau: Chân dung xã hội của nữ sinh là chủ thể của BLHĐ là toàn bộ những

19


đặc trƣng xã hội của nhóm nữ sinh. Các đặc trƣng xã hội này đƣợc đo lƣờng,
đƣợc so sánh và phân tích trong mối liên hệ của nữ sinh có hành vi BLHĐ với
các biến số khác. Nó bao gồm các đặc điểm về học lực, hạnh kiểm, mối quan
hệ với gia đình, ngƣời thân, bạn bè, thầy cơ và các mối quan hệ xã hội khác
để tạo nên chân dung của nữ sinh một cách tồn diện.
Hay nói cách khác chân dung xã hội của nữ sinh là một tập hợp những
đặc điểm xã hội nhƣ: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm về nguồn gốc xã hội,
đặc điểm về các mối quan hệ xã hội... của nữ sinh đó.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura
Albert Bandura sinh ngày 4 tháng 12 năm 1925 tại thành phố Nundare
phía bắc Alberta, nƣớc Canada. Ông tốt nghiệp cử nhân tâm lý ở Trƣờng đại
họcBritish Columbia năm 1949. Ông tiếp tục học ở trƣờng đại học Iowa và
nhận đƣợc bằng tiến sĩ vào năm 1952. Năm 1953, ông bắt đầu dạy tại trƣờng
Đại học Standford. Ở đó, ơng cộng tác với ngƣời học trị đầu tiên của mình là
Richard Walters, kết quả là họ đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên: Nổi Loạn
Nơi Tuổi Dậy Thì (Adolescent Agression) vào năm 1959. Bandura cho rằng
môi trƣờng xã hội sẽ dẫn đến việc tạo nên những hành vi của một cá nhân.
Học thuyết của ông đƣợc ngƣời ta biết đến qua một cái tên khác: Thuyết học
tập xã hội [48].
Thuyết học tập xã hội nhấn mạnh rằng hành động của cá nhân là kết
quả của sự bắt chƣớc và quan sát xã hội. Tiếp cận hành vi từ góc độ xã hội
cho thấy hành vi gây hấn, hành vi tội phạm đều là do tiếp thu các mẫu ứng xử
sai lệch trong xã hội [4].
Cá nhân trong xã hội sẽ tiếp thu những hành vi vi phạm chuẩn mực
không chỉ bằng việc từng trải qua và chịu hậu quả mà nó gây ra, mà cịn bằng
việc quan sát ngƣời khác. Cũng giống nhƣ hầu hết các hành vi xã hội, cá nhân

lĩnh hội đƣợc nhiều điều về hành vi sai lệch thông qua việc xem xét ngƣời
20


khác hành động và lƣu ý đến những hậu quả của những hành vi đó. Nếu đứa
trẻ sống trong mơi trƣờng thiếu giáo dục thì việc a dua theo chúng bạn đánh
nhau để chứng tỏ bản thân, để giải tỏa bức xúc là điều khó tránh khỏi. Nếu bố
mẹ, thầy cơ tỏ ra hung hãn thì trẻ sẽ mau chóng bắt chƣớc và cảm thấy hành
vi đó là bình thƣờng [4, tr.33].
Thuyết này cũng giải thích về các hiện tƣợng lây lan tâm lý từ cá nhân
này sang cá nhân khác. Điều này lý giải tại sao khi các em học sinh nữ đánh
nhau thƣờng đánh theo hội đồng và xung quanh có rất nhiều bạn bè tán dƣơng
ủng hộ, đứng xem mà khơng có hành động gì để can ngăn [4, tr.33].
Các nhà tâm lý học theo thuyết học tập xã hội cũng khẳng định phim
ảnh, game bạo lực có tầm quan trọng trong việc hình thành và củng cố các
hành vi gây hấn ở trẻ vị thành niên do các em đồng nhất mình với nhân vật
trong phim.
1.2.2. Lý thuyết kiểm soát xã hội
Đại diện tiêu biểu của trƣờng phái kiểm soát xã hội là Anbert J. Reiss,
Walter C.Reckless, Travis Hirschi, Michael R. Gotfredson và John Hagan.
Lập luận chính của thuyết kiểm sốt xã hội là sự sự lệch chuẩn bắt nguồn sâu
xa từ sự yếu kém trong khả năng tự kiểm soát hành vi của cá nhân và thiếu
vắng các biện pháp kiểm soát phù hợp từ phía xã hội. Albert J. Reiss (1951)
đã lý giải rằng sự hƣ hỏng ở tuổi vị thành niên là do cá nhân khơng tự kiểm
sốt đƣợc hành vi cũng nhƣ họ khơng bị chi phối bởi sự kiểm sốt từ phía xã
hội [19, tr.65].
Lý thuyết kiểm sốt xã hội đã lý giải hành vi bạo lực học đƣờng là do
thiếu vắng tính kiểm sốt của bản thân, gia đình và nhà trƣờng. Điều này đã
đƣợc kiểm định bằng các nghiên cứu trƣớc đây. Chen (2008) đã kết luận rằng,
tình trạng bạo lực ở học sinh liên quan đến đặc điểm tiêu cực của cá nhân

(thái độ đối với bạo lực, kiểm sốt tính bốc đồng, tính hung hăng), sự giám sát
của cha mẹ, sự kém tuân thủ quy định ở nhà trƣờng, sự ngƣợc đãi (chứng kiến
21


×