Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

TÌNH HUỐNG GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.67 KB, 94 trang )

TrÇn V¨n Th¾ng (Chñ biªn)
NguyÔn Trung TÝn – TrÇn Quang TuÊn
T×nh huèng
gi¸o dôc c«ng d©n 12
nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc
B¶n quyÒn thuéc Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc.
283-2008/CXB/101-635/GD M· sè : TZG09H8 - TTS
Lời giới thiệu
Tình huống Giáo dục công dân 12 lần đầu tiên đợc biên soạn theo yêu
cầu đổi mới phơng pháp dạy và học trong nhà trờng phổ thông, nhằm giúp học
sinh khắc sâu nội dung kiến thức bài học trong sách giáo khoa và vận dụng
kiến thức vào vịec lí giải một số hiện tợng, tình huống pháp luật thờng gặp
trong đời sống xã hội.
Cuốn sách này gồm 137 tình huống, đợc biên soạn theo nội dung của 10
bài trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 12. Cuối mỗi tình huống đều có
câu hỏi để học sinh tự trả lời, trong đó ở một số tình huống khó còn có gợi ý t
liệu tham khảo nhằm giúp học sinh có cơ sở để trả lời. Ngoài bài tập tình
huống, sách còn cung cấp một số truyện đọc hoặc thông tin, t liệu có chứa
đựng tình huống để học sinh có thể liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Lần đầu tiên đợc biên soạn, cuốn sách này khó tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Vì vậy, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo, các em học sinh và bạn đọc gần xa sẽ giúp tác giả hoàn thiện hơn cho
những lần xuất bản sau.
các tác giả
Bài 1
pháp luật và đời sống
I tình huống
Tình huống 1
Một học sinh lớp 12 hỏi bạn :
- Theo cậu, để quản lí xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật hay
không ?


Bạn trả lời :
- Có thể không nhất thiết phải là nh vậy ! Vì không có pháp luật thì chủ
trơng, chính sách của nhà nớc cũng đủ để quản lí đất nớc rồi. Mà quản lí bằng
chủ trơng, chính sách lại có vẻ linh hoạt và tiện lợi hơn pháp luật.
Câu hỏi :
1. Theo em, để quản lí xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật
không ?
2. Nếu chỉ có chủ trơng, chính sách mà không có pháp luật thì nhà n-
ớc có thể quản lí xã hội đợc hay không ?
Tình huống 2
Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12 A, một số bạn có ý kiến cho rằng,
Nhà nớc quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nớc ban hành pháp
luật, và nh vậy, pháp luật sẽ đơng nhiên đợc thực hiện trong xã hội mà không
cần phải có hoạt động nào khác nữa.
Câu hỏi :
1. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên đây ?
2. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nớc còn
phải làm gì ?
Tình huống 3
Tân nghe nói, pháp luật rất cần thiết đối với mỗi công dân, vì đây là ph-
ơng tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tân rất băn khoăn : Mình có thấy pháp luật cần thiết cho mình đâu ? Mình cần
gì pháp luật nhỉ ? Không có pháp luật thì mình còn thấy thoải mái, có pháp
luật thì mình lại thấy vớng thêm, gò bó thêm, mất tự do thêm nữa.
Câu hỏi :
1. Em có đồng cảm với điều băn khoăn của Tân không ?
2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho
em không ?
Tình huống 4
Tiến và Tài nói chuyện với nhau về bản chất giai cấp của pháp luật.

- Tiến : Pháp luật nớc nào cũng mang bản chất giai cấp vì pháp luật do
nhà nớc ban hành và bảo đảm thực hiện.
- Tài : Quan niệm nh thế là xa rồi. Pháp luật ngày nay không còn thể
hiện bản chất giai cấp nữa đâu. Pháp luật là của cả xã hội rồi mà.
Câu hỏi :
Em nhận xét thế nào về ý kiến của Tiến và Tài ?
Tình huống 5
Hoà nghe bạn Quỳnh nói, có rất nhiều quy định của pháp luật rất gần
gũi với cuộc sống đời thờng, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, giao
thông đờng bộ, bảo vệ môi trờng. Chẳng hạn, pháp luật về bảo vệ môi trờng
quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải cha đợc xử lí đạt tiêu chuẩn môi
trờng và chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nớc chính
là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn
nớc trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con ngời và của toàn
xã hội.
Vậy mà, có nhiều ngời lại nói, pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp, chỉ
bảo vệ lợi ích của nhà nớc mà thôi. Hoà cứ suy nghĩ mãi mà vẫn cha tìm ra lời
giải đáp.
Câu hỏi :
1. Theo em, quy định của pháp luật trong tình huống này trả lời cho
câu hỏi nào về bản chất của pháp luật ?
2. Pháp luật do nhà nớc ban hành có vì sự phát triển của xã hội hay
không ?
Tình huống 6
Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã đợc hai năm và hai ngời bàn chuyện
kết hôn với nhau. Thế nhng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh
Thanh là ngời cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những
thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền cứ nhất định xin kết hôn
với anh Thiện.
Trình bày mãi với bố không đợc, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói : Nếu

bố cứ cản trở con là bố vi phạm pháp luật đấy !
Giật mình, bố hỏi chị Hiền : Tao vi phạm thế nào ? Tao là bố thì tao có
quyền quyết định việc kết hôn của chúng mày chứ !
Khi ấy, chị Hiền trả lời : Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định,
không bên nào đợc ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai đợc cỡng ép hoặc cản
trở. Thế bố cản trở con thì bố có vi phạm pháp luật không nhỉ ?
Câu hỏi :
1. Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng pháp luật không ?
2. Tại sao chị Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết
phục bố ?
3. Trong trờng hợp này, pháp luật có cần thiết đối với công dân
không ?
Tình huống 7
Anh X là nhân viên của Công ti H. Tháng trớc, anh xin nghỉ phép vào
miền Nam để thăm ngời em ruột đang bị ốm. Do trục trặc về vé tàu nên anh
không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làm việc ngay sau khi hết phép đợc.
Anh X đã gọi điện thoại đến Công ti nêu rõ lí do và xin đợc nghỉ thêm 3 ngày.
Sau đó, Giám đốc Công ti H đã ra quyết định sa thải anh X với lí do : Tự ý
nghỉ làm việc ở Công ti. Anh X đã khiếu nại Quyết định của Giám đốc vì cho
rằng, căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006),
Quyết định sa thải anh là không đúng pháp luật.
Câu hỏi :
1. Qua tình huống trên, theo em, pháp luật có vai trò nh thế
nào đối với công dân ?
2. Tại sao anh X lại căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động để
khiếu nại Quyết định của Giám đốc Công ti H ?
3. Nếu không dựa vào quy định tại Điều 85 Bộ luật Lao động,
anh X có thể bảo vệ đợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình
không ?

Tình huống 8
Giôn Lốc, nhà t tởng ngời Anh ở thế kỉ XVII đã từng khẳng định : ở
đâu không có pháp luật, ở đó không có tự do. Vậy mà em nghe một số ngời
khác lại nói rằng : ở đâu có pháp luật, ở đó không có tự do.
Vậy, ai đúng, ai sai đây ? Lan nghĩ mãi mà không hiểu.
Câu hỏi :
Em đồng ý với lời khẳng định của Giôn Lốc hay không ? Vì sao ?
Tình huống 9
Bình hỏi Thanh :
- Có phải pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì pháp luật sau khi
đợc ban hành phải đợc phổ biến cho tất cả mọi ngời không ?
Thanh :
- Đúng đấy ! Các quy phạm pháp luật do nhà nớc ban hành đợc phổ
biến cho tất cả mọi ngời, vì thế mà pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
Câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì về cách hiểu của Bình và Thanh ?
2. Em hiểu thế nào về tính quy phạm phổ biến của pháp luật ?
Tình huống 10
Pháp luật giao thông đờng bộ quy định : Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi
ngợc chiều của đờng một chiều. Quy định này của pháp luật là quy tắc xử sự
chung, phổ biến, ai tham gia giao thông cũng đều phải biết.
Câu hỏi :
1. Em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật trong quy
định trên ?
2. Ngời tham gia giao thông (điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp,...) có thể
không cần biết quy định nà không ?
Tình huống 11
Pháp luật giao thông đờng bộ quy định : Ngời đi xe máy phải đội mũ
bảo hiểm (kể cả ngời điều khiển và ngời ngồi trên xe). Đây là một quy định
chung, do nhà nớc ban hành, bắt buộc đối với tất cả mọi ngời. Vậy mà bạn

Khánh ở lớp 12 B lại nói : Bắt buộc chung là bắt buộc nói chung đấy thôi, còn
nói riêng thì vẫn có ngoại lệ.
Câu hỏi :
1. Em hiểu thế nào về đặc trng này của pháp luật ?
2. Bạn Khánh nói nh vậy có đúng không ? Tại sao ?
Tình huống 12
Hôm trớc, cô giáo giảng về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, trong
đó cô kết luận : Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ gắn bó với nhau. Vậy mà,
một số bạn vẫn băn khoăn vì : Pháp luật và kinh tế là hai lĩnh vực khác nhau,
chẳng có gì liên quan đến nhau cả, pháp luật do nhà nớc ban hành còn việc
phát triển kinh tế lại do các tổ chức, cá nhân thực hiện. Vậy nên hiểu nh thế
nào cho đúng !
Câu hỏi :
Em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa pháp luật ? Vì sao ?
Tình huống 13
Cô giáo yêu cầu mỗi nhóm trong lớp phải tìm đợc từ 1-2 điều luật trong
đó có thể hiện quy tắc đạo đức. Bạn Hơng nêu ra Điều 35 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 : Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo
với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn với cha mẹ, giữ gìn
danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Huyền chợt nghĩ : Đây rõ ràng là
quy định của pháp luật mà sao bạn Hơng lại nói là có gắn với quy tắc đạo đức
nhỉ ?
Câu hỏi :
1. Theo em, quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình có
thể hiện quy tắc đạo đức không ? Tại sao ?
2. Em hãy chứng minh, pháp luật có mối quan hệ với đạo đức.
Tình huống 14
Thảo và Vân trao đổi với nhau về hệ thống các văn bản pháp luật Việt
Nam.
- Thảo : Các văn bản pháp luật ở nớc ta thống nhất với nhau theo thứ

bậc cao thấp. Điều 65 Hiến pháp nớc ta quy định trẻ em đợc gia đình, Nhà n-
ớc và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em quy định Nhà nớc có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa
dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ; có chính sách miễn,
giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em ; bảo đảm
kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dới sáu tuổi.
- Vân : Tớ thấy Điều 65 Hiến pháp và Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em là hai điều luật trong hai văn bản khác nhau, có liên quan gì
với nhau đâu ?
Câu hỏi :
1. Em cho biết nhận xét của mình về ý kiến của Thảo và Vân.
2. Theo em, quy định của Điều 65 Hiến pháp và Điều 27 Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có mối liên hệ gì với nhau không ?
Mối liên hệ này nói lên điều gì ?
Tình huống 15
Chúng ta cùng nghe cuộc trao đổi sau đây giữa Bình và Thanh về vai trò
của pháp luật.
- Thanh hỏi Bình : Giả sử cậu phát hiện thấy một số ngời tiêm chích ma
tuý, cậu sẽ làm gì ?
- Bình : Mình sẽ tố cáo họ với các chú công an.
- Thanh : Nh vậy là cậu dựa vào pháp luật để thực hiện quyền tố cáo rồi
đó. Cậu đã thấy pháp luật cần thiết cho mọi ngời cha ?
- Bình : Không có pháp luật thì mình cũng tố cáo đợc chứ, cần gì phải
có pháp luật.
Câu hỏi :
1. Em suy nghĩ thế nào về cuộc trao đổi của Bình và Thanh ?
2. Pháp luật có vai trò nh thế nào đối với mỗi công dân và đối với
toàn xã hội ?
II truyện đọc, thông tin, t liệu
Thông tin, t liệu

Hiến pháp năm 1992
Điều 2
Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t pháp.
Điều 12
Nhà nớc quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cờng pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan nhà nớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chồng các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và
pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nớc, quyền và lợiních hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật.
Bài 2
Thực hiện pháp luật
I - tình huống
Tình huống 1
Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ti cổ phần T đã tiến hành việc lập
chơng trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Quản trị. Ngời vợ của ông Chủ
tịch đó nói với chồng rằng đây là việc chung của Công ti nên cả Hội đồng
Quản trị phải bàn bạc và cùng nhau xây dựng. Ông Chủ tịch giải thích cho vợ
rằng, theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2005,
công việc này là phải do chính ông xây dựng. Ngời vợ ông không đồng ý với
giải thích trên và cho rằng ông đã làm một việc phi dân chủ, không đúng pháp
luật.
Câu hỏi:

1. Việc ông Chủ tịch tiến hành lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng
Quản trị căn cứ theo mục a khoản 2 Điều 111 Luật Doanh nghiệp có phải là
ông đã đa quy định pháp luật trên vào cuộc sống không ? Hành vi đó của
ông có phải là hành vi thực hiện pháp luật không ?
2. Ngời vợ của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị cho rằng hành vi của
ông là phi dân chủ có đúng không?
Nếu ông thực hiện theo cách mà ngời vợ nói thì hành vi đó có phù hợp
với quy định của pháp luật không ?
3. Theo em có phải vấn đề gì cũng cần bàn bạc xem ý kiến mọi ngời là
dân chủ không ?
Gợi ý : Tham khảo Luật Doanh nghiệp năm 2005 để trả lời câu hỏi 1
Điều 111. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây :
a) Lập chơng trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
Tình huống 2
Anh Hoàng Thanh Tuấn đã tốt nghiệp đại học, không phải là đối tợng
không đợc thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo khoản 2 Điều
13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (các đối tợng này bao gồm : Cán bộ, công
chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức ; sĩ quan, hạ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam ; cán bộ lãnh đạo, quản
lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nớc). Với mục đích
thành lập doanh nghiệp t nhân, anh Tuấn đã nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh
theo quy định của Điều 16 luật này tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm
quyền. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, anh Tuấn đến cơ quan
đăng kí kinh doanh trên yêu cầu cấp cho mình Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh.
Câu hỏi:
1. Việc làm trên của anh Tuấn là hành vi thực hiện pháp luật dới hình

thức nào sau đây :
Sử dụng pháp luật ; thi hành pháp luật ; tuân thủ pháp luật ; áp dụng
pháp luật.
2. Anh Tuấn có sử dụng đúng đắn các quyền của mình hay không ? Vì
sao ?
Tình huống 3
Một ngời cha nói với con trai rằng, sau này học xong trung học phổ
thông con có quyền lựa chọn các trờng đại học mà con thi vào sao cho phù hợp
với khả năng và nguyện vọng của mình. Theo cha, con nên thi vào các trờng
nh Đại học Khoa học Tự nhiên hoặc Đại học Bách Khoa thì phù hợp với khả
năng của con.
Ngời mẹ không nhất trí với ý kiến ngời cha và cho rằng con mình phải
thi vào Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân, vì chỉ có am hiểu về kinh tế thì mới
có cuộc sống đầy đủ sau này đợc. Ngời con đã không nghe theo cả cha và mẹ
mà quyết định thi vào Trờng Đại học Xây dựng, vì rất ham mê ngành Xây
dựng.
Ngời mẹ cho rằng, việc làm này của con là không nghe theo lời cha mẹ,
là bất hiếu.
Ngời cha đã tôn trọng quyết định của con, và cho rằng, con trai mình
quyết định nh vậy là thực hiện đúng khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, trong đó quy định : Cha mẹ hớng dẫn con chọn nghề ; tôn
trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.
Câu hỏi:
1. Theo em, trong ba ngời trên đây, việc làm của ai là thực hiện đúng
quy định của pháp luật ?
2. Nếu có ngời thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đó là biểu
hiện của hình thức nào (sử dụng pháp luật ; thi hành pháp luật ; tuân thủ
pháp luật hay áp dụng pháp luật) ?
3. Theo em, việc ngời mẹ cho rằng ngời con nh vậy là bất hiếu (vô đạo
đức) có đúng không ? Vì sao ?

Tình huống 4
ở một khu phố nọ có ba gia đình ở cạnh nhà nhau, cùng nằm giáp mặt
đờng. Hai trong số ba gia đình này đã tự ý xây ra phía ngoài đất công để kinh
doanh nớc giải khát, khi không có giấy phép. Còn gia đình ở giữa không xây
thêm, vì cho rằng hành vi trên là vi phạm pháp luật.
Tổ dân phố đã tiến hành họp dân về việc làm trên của hai gia đình xây
dựng ra ngoài đất công khi không đợc phép. Tại cuộc họp có nhiều ý kiến
khác nhau :
- Những ngời theo ý kiến thứ nhất thì cho rằng, hành vi của hai gia đình
đó là không tuân thủ pháp luật, bởi theo quy định của pháp luật là không đợc
tự ý xây dựng vào phần đất mà mình không thuộc quyền sử dụng của mình.
- Những ngời theo ý kiến thứ hai thì cho rằng, hè phố còn rất rộng. Việc
hai gia đình trên có xây ra ngoài một chút cũng không ảnh hởng gì, và nghĩa
vụ của hàng xóm là phải giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Vả lại, hoàn cảnh
hai gia đình trên cũng rất khó khăn về kinh tế.
Ông tổ trởng dân phố đi tới kết luận rằng, xét hoàn cảnh hai gia đình
trên, tổ dân phố đồng ý để hai gia đình trên xây dựng thêm vào phần đất công
và tiếp tục kinh doanh nớc giải khát với điều kiện phải tuân thủ đúng pháp luật
về việc kinh doanh đó. Hai gia đình trên cho rằng ý kiến của ông tổ dân phố là
hợp tình hợp lí. Tuy nhiên sau đó trong tổ dân phố vẫn còn có nhiều ý kiến bất
đồng với kết luận trên.
Câu hỏi:
1. Theo em, hành vi của gia đình nào trong số ba gia đình trên là tuân
thủ pháp luật về xây dựng ?
2. Kết luận của ông tổ trởng dân phố nh trên có phải là hợp tình, hợp
lí không ?
3. Em ủng hộ quan điểm thứ nhất hay quan điểm thứ hai của tổ dân
phố trên ?
Tình huống 5
Chung đi xe máy qua ngã t đờng phố thì bị một cảnh sát giao thông yêu

cầu dừng xe và ghi biên lai xử phạt về hành vi vợt đèn vàng. Chung cho rằng,
hành vi của cảnh sát giao thông là hành vi thực hiện sai pháp luật, còn hành vi
của mình là thực hiện đúng pháp luật.
Trên thực tế, Chung đã vi phạm pháp luật vì đã vợt đèn vàng không
đúng quy định của Luật Giao thông đờng bộ. Điểm c, khoản 3 Điều 10 Luật
Giao thông đờng bộ quy định : Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu. Khi
đèn vàng bật sáng, ngời điều khiển phơng tiện phải cho xe dừng lại trớc vạch
dừng, trừ trờng hợp đã đi quá vạch dừng thì đợc đi tiếp.
Câu hỏi:
1. Theo em, hành vi của ngời cảnh sát giao thông có phải là
hành vi thực hiện pháp luật không ? Nếu phải thì đó là hành
vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ?
2. Hành vi vợt đèn văng không đúng quy định của Chung là
hành vi gì ?
Tình huống 6
Công ti A kí hợp đồng với Công ti B. Theo đó, Công ti A bán cho Công
ti B một số lợng thép theo giá cả, chất lợng và các điều khoản cơ bản khác đợc
các bên quy định rõ trong hợp đồng.
Theo đúng quy định trong hợp đồng, Công ti A có quyền nhận một
khoản tiền Công ti B chuyển đến qua hệ thống ngân hàng và có nghĩa vụ giao
đúng số lợng thép cho Công ti B tại địa điểm và thời điểm thoả thuận.
Cũng theo đúng các quy định cả hợp đồng trên, Công ti B có quyền
nhận số lợng thép theo đúng thoả thuận về chất lợng tại địa điểm và thời điểm
thoả thuận trên và có nghĩa vụ trả cho Công ti A một khoản tiền mua thép qua
hệ thống ngân hàng.
Câu hỏi:
1. Theo em, giai đoạn nào trong tình huống trên là giai đoạn các bên
(Công ti A và Công ti B) thiết lập quan hệ xã hội (quan hệ mua bán thép) đ-
ợc pháp luật điều chỉnh ?
2. Giai đoạn nào là giai đoạn các bên tham gia quan hệ pháp luật

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ?
3. Theo em, nếu không có giai đoạn 1, liệu có giai đoạn 2 không ?
4. Theo em, có thể có trờng hợp chỉ có giai đoạn 1 mà không có giai
đoạn 2 không ?
Tình huống 7
Công ti A đăng kí kinh doanh xây dựng tại cơ quan đăng kí kinh doanh
có thẩm quyền. Sau một thời gian hoạt động, Công ti A đã tiến hành hoạt động
kinh doanh vật liệu xây dựng (hoạt động trên không có trong đăng kí kinh
doanh của Công ti này).
Câu hỏi :
1. Hành vi tiến hành hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng không
đúng giấy phép kinh doanh có phải là hành vi trái pháp luật không ?
(Biết rằng hoạt động trên theo quy định của pháp luật là hoạt động
cần có giấy phép kinh doanh).
2. Theo em, hành vi vi phạm pháp luật đó là hành động hay là không
hành động?
Tình huống 8
Từ mấy năm nay, Công ti Cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Hoà Minh
vẫn đợc đánh giá là làm ăn nghiêm chỉnh. Thế mà, hôm trớc Công ti bị Thanh
tra môi trờng lập biên bản xử phạt hành chính. Thì ra, Công ti này đã không áp
dụng các biện pháp bảo vệ môi trờng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi :
1. Theo em, hành vi không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trờng
của Công ti Hoà Minh có phải là hành vi trái pháp luật không ? Hành vi đó
là hành động hay không hành động ?
2. Hành vi xử phạt của Thanh tra môi trờng là biểu hiện của hình thức
nào trong các hình thức thực hiện pháp luật ?
Tình huống 9
Hậu năm nay 19 tuổi, đến nhà Quang, là học sinh lớp 12, cha đủ 18
tuổi.

Hậu và Quang đã thoả thuận bằng văn bản về việc Hậu mua của Quang
một chiếc ti vi màu của gia đình Quang. Bố mẹ biết chuyện đã phản đối và yêu
cầu Hậu trả lại chiếc ti vi trên vẫuin đợc nhận lại số tiền mà Quang đã nhận.
Hậu không chịu, vì cho rằng việc mua bán đã có thoả thuận đàng hoàng. Gia
đình Quang phản đối ý kiến trên, vì cho rằng B cha đủ năng lực hành vi dân sự
để kí thoả thuận trên. Biết rằng, theo các quy định của pháp luật hiện hành để
thoả thuận trên có hiệu lực thì một trong các điều kiện cần và đủ là thoả thuận
trên phải đợc kí kết giữa những ngời từ 18 tuổi trở lên.
Câu hỏi:
1. Nếu Quang không đủ năng lực hành vi dân sự để kí hợp đồng trên
thì việc kí hợp đồng bán chiếc vô truyến trên có phải là hành vi vi phạm
pháp luật dân sự không ?
2. Theo em, có phải là kí thoả thuận một cách tự nguyện thì thoả
thuận đó là hợp pháp ?
Tình huống 10
Nguyễn Văn A đi xem máy trên đờng phố bị một cành cây rơi xuống
làm A không tự chủ đợc tay lái, nên cả ngời và xe văng trên đờng. Nguyễn
Văn B đi xe máy sau một đoạn đâm vào xe máy của A làm xe máy của B h hại
một số bộ phận và bản thân B bị thơng nhẹ. B đòi A bồi thờng thiệt hại về sức
khoẻ và tài sản. A không chịu bồi thờng vì cho rằng việc B bị thơng và xe bị h
hại là không phải do mình mà do cành cây gẫy gây ra. Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết vụ việc trên đã ra quyết định bác yêu cầu của B với lí do A không
có lỗi trong việc B bị thiệt hại (biết rằng kết luận việc A không có lỗi là phù
hợp với quy định của pháp luật).
Câu hỏi:
1. Theo em, nếu hành vi của A gây thiệt hại cho B là hành vi không có
lỗi thì A có vi phạm pháp luật không ?
2. Em hãy cho biết, vì sao trong trờng hợp nêu trên có thể cho rằng A
hoàn toàn không có lỗi trong việc B bị thiệt hại. Mặc dù trên thực tế hành vi
của A đã gây thiệt hai cho B và A đã đủ năng lực hành vi trong việc thực

hiện hành vi trên ?
Tình huống 11
C đi xe máy vợt đèn đỏ ở mỗi ngã t đờng phố và đã đâm vào xe máy
của D đang đi đến từ phía đờng tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của D bị hỏng
nặng còn D chỉ bị xây xát nhẹ. C và D đã thoả thuận với nhau về giải quyết vụ
việc trên. C đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho D một số tiền
mà D yêu cầu. Ngoài ra, C còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vợt
đèn đỏ.
C cho rằng, mình đền bù D theo thoả thuận là đợc rồi, còn việc phạt của
cảnh sát là không phù hợp với lẽ công bằng.
Câu hỏi:
1. Theo em, việc C đền bù thiệt hại cho D do hành vi vi phạm pháp
luật của mình gây ra có phải là hành vi gánh chịu trách nhiệm pháp lí dân
sự không ?
2. Việc cảnh sát giao thông phạt C do lỗi vợt đèn đỏ có phải là hành
vi truy cứu trách nhiệm pháp lí hành chính của C không?
3. Theo định nghĩa về trách nhiệm pháp lí trong bài, em hãy xác định
trách nhiệm pháp lí của C ?
Tình huống 12
Ông Bình đã xây dựng nhà trên đất công. Cơ quan có thẩm quyền đã lập
biên bản về hành vi vi phạm của ông và yêu cầu ông tự dỡ bỏ, khôi phục lại
nguyên trạng phần đất công mà ông lấn chiếm trớc khi xây dựng. Sau thời gian
quy định, ông Bình không thực hiện nghĩa vụ của mình, cơ quan có thẩm
quyền đã áp dụng biện pháp cỡng chế là dỡ bỏ công trình trên và phạt ông
Bình phải đền bù chi phí dở bỏ này.
Câu hỏi:
1. Hành vi trên của cơ quan có thẩm quyền có phải là hành vi truy
cứu trách nhiệm pháp lí không ?
2. Nếu đó là việc truy cứu trách nhiệm pháp lí thì mục đích của việc
truy cứu trên là gì ?

3. Theo em, việc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền vừa dỡ bỏ công trình
của ông Bình, vừa bắt buộc phải bồi thờng chi phí dỡ bỏ có quá mức không ?
Tình huống 13
Ông H cho ông G vay một khoản tiền. Việc vay trên đợc ông G viết
giấy biên nhận, trong đó có hẹn ngày sẽ trả.
Đúng đến ngày hẹn, ông G đến nhà ông H và đề nghị trả số tiền này,
nhng ông G không trả với lí do cha có và hẹn ngày khác.Ông H đã đánh ông G
gây thơng tích. Sau đó, Toà án đã xét xử vụ trên và ra quyết định với hình phạt
ông H ba năm tù giam. Ông C chứng kiến việc xét xử trên, khi về nhà đã nói
với ngời bạn rằng, nếu cho ai vay mà không trả tiền đúng hạn chỉ cần làm đơn
kiện ra toà là đợc. Còn cách xử sự của ông H nh vậy là vi phạm pháp luật và
phải gánh chịu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi:
1. Theo em, việc Toà án xét xử ông H về tội gây thơng tích cho ông G
có phải là hành vi truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm
pháp luật không ?
2. Quyết định này của Toà án có ý nghĩa gì với ông G và những ngời
khác ?
Tình huống 14
X đến nhà Y chơi, Thấy Y đi vắng mà cửa nhà không đóng, X liền vào
nhà và lấy trộm một chiếc xe đạp. Việc làm trên của X đã bị cơ quan có thẩm
quyền phát hiện và tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với X trên cơ sở
các quy định trong Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi:
1. Theo em, hành vi vi phạm pháp luật của X là hành vi vi phạm pháp
luật gì ?
2. X phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?
Tình huống 15
M đi xe máy đến một ngã t, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhng vẫn
không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị một

cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. M đã xuất trình
đầy đủ giấy tờ cần thiết, song ngời cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu
cầu nộp phạt. M nói với ngời cảnh sát rằng, anh ta xử lí nh vậy là không có
tình, có lí, vì thứ nhất : Thực tế đờng khi đó rất vắng M không gây tai nạn giao
thông ; thứ hai : M đã xuất trình đầy đủ giấy tờ một cách hợp pháp.
Câu hỏi:
1. Theo em, việc làm trên của ngời cảnh sát giao thông có đúng pháp
luật không ?
2. ý kiến của M nh vậy có đúng không ?
3. Nếu nh có hành vi vi phạm pháp luật ở đây thì hành vi đó là loại
hành vi vi phạm pháp luật gì ?
Tình huống 16
Ông Quốc và ông Hải kí kết với nhau một hợp đồng mua bán nhà. Theo
đó, ông Quốc bán cho ông Hải một ngôi nhà của mình với một khoản tiền theo
thoả thuận.
Hai bên đã kí một hợp đồng đặt cọc cho việc mua bán trên. Theo đó,
ông Hải đa cho ông Quốc một khoản tiền, với điều kiện đến thời hạn theo thoả
thuận Quốc không bán cho Hải thì Quốc phải trả lại cho Hải số tiền đặt cọc
cộng với một khoản tiền bằng khoản tiền đó (nghĩa là số tiền bằng hai lần số
tiền đặt cọc). Nếu khi đó Hải không mua nữa thì Quốc giữ lại số tiền đặt cọc
trên mà không phải trả lại.
Đến thời hạn thoả thuận, ông Quốc đã trả lời là không bán nữa và đã
bán cho ngời khác rồi và trả lại ông Hải số tiền đặt cọc. Ông Hải không chịu
và đã đòi ông Quốc trả lại cho mình gấp đôi số tiền đặt cọc theo nh thoả thuận
đã kí kết. Ông Quốc cho rằng mình làm nh vậy là có lí, Ông Hải không chịu
và tuyên bố sẽ yêu cầu cơ quan có thầm quyền giải quyết.
Câu hỏi:
1. Theo em, hành vi của ông Quốc có là hành vi vi phạm pháp luật
không ?
2. Quan điểm của ông Quốc có đúng hay không ?

3. Nếu hành vi của ông Quốc là vi phạm pháp luật thì hành vi đó thộc
loại vi phạm pháp luật gì ?
II - Truyện đọc, thông tin, t liệu
Thông tin, t liệu
1. Xử phạt 770 phơng tiện chở quá tải
Sau hai tuần ra quân, lực lợng Cảnh sát giao thông và giao thông Công
chính đã lập biên bản xử lí 891 phơng tiện chở quá khổ, quá tải, với tổng số
tiền xử phạt trên 1,5 tỉ đồng và tạm giữ 58 phơng tiện. Trong số phơng tiện bị
xử phạt có đến 770 trờng hợp vi phạm lỗi chở quá tải, trong đó có những xe
chở gấp đôi tải trọng cho phép.
(Theo Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14-4-2008)
Câu hỏi :
Việc Cảnh sát giao thông và giao thông Công chính xử lí vi phạm là
biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật ?
2. Tháo dỡ xong các công trình vi phạm
tại Công viên Tuổi trẻ thủ đô trong tháng 7-2008
Ngày 5-6-2008, Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội đã ra thôgn báo kết luận
của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP. Nguyễn Văn Khôi tại cuộc họp ngày
30-5-2008 về việc xử lí những vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.
Thời gian qua, hàng chục công trình xây dựng sai quy hoạch và sai phép
đã mọc lên tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô cùng với các vi phạm về quản lí, sử
dụng đất khác, gây bức xúc trong d luận. Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi giao
Uỷ ban nhân dân quận Hai Bà Trng chủ trì, phối hợp với Công ti Thơng mại và
Đầu t phát triển Hà Nội - đơn vị trực tiếp quản lí Công viên Tuổi trẻ Thủ đô
lập kế hoạch và thông báo công khai tiến độ, thời gian tháo dỡ các công trình
vi phạm tại Công viên này. Trong tháng 6, việc tháo dỡ những hạng mục, công
trình vi phạm phải đợc triển khai và phấn đấu hoàn thành trong tháng 7-2008.
(Theo Báo Hànộimới, ngày 02-6-2008)
Câu hỏi :
Theo em, việc xử lí vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô là hình thức

thực hiện pháp luật nào ?
Bài 3
công dân bình đẳng trớc pháp luật
I - tình huống
Tình huống 1
Ngọc Anh và Tú là đôi bạn thân của nhau từ lớp 1 cho đến bây giờ. Do
khả năng và kết quả học tập khác nhau nên hai bạn không cùng thi vào một tr-
ờng trung học phổ thông. Ngọc Anh học giỏi nên đăng kí thi và thi đỗ vào một
trờng có uy tín hơn trờng của Tú.
Hôm hai bạn đăng kí thi vào hai trờng khác nhau, Tú nói với Ngọc
Anh : Thế là tớ và bạn không bình đẳng với nhau đâu nhé ! Bạn đợc xã hội u ái
hơn mình rồi, bất bình đẳng rồi đấy ! Thấy thế, Ngọc Anh phản đối : Dù thi
vào hai trờng khác nhau, nhng chúng mình vẫn đợc bình đẳng với nhau chứ !
Câu hỏi :
1. Em nhận xét thế nào về suy nghĩ của Tú ?
2. Trong trờng hợp này, Ngọc Anh và Tú có bình đẳng với nhau trong
việc hởng quyền không ?
Tình huống 2
Tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn bè trong lớp mỗi ngời một ngả. Có
đến gần 20 bạn đợc vào đại học, tiếp tục thực hiện đợc ớc mơ học đờng. Còn
những ngời khác thì ngời vào trung cấp chuyên nghiệp, ngời theo học nghề,
ngời vào làm việc trong nhà máy, ngời làm kinh doanh,... Từ đó, nhiều bạn suy
nghĩ : Bạn bè ta nay đâu còn đợc bình đẳng nh nhau nữa ! Ngời đợc vào đại
học sao có thể nói là bình đẳng với ngời vào trung cấp ; ngời phải lao động
chân tay đâu có thể bình đẳng với ngời ngồi ở học đờng ! Mong sao chúng ta
trở lại tuổi học trò để cùng đợc nh nhau nhng những tháng năm qua !
Câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì qua tâm sự trên của các bạn sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông ?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa học sinh tốt nghiệp trung

học phổ thông trong việc vào các trờng đại học, trung cấp
chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất ?
Tình huống 3
Trờng Trung học phổ thông N có một lớp chọn toàn các bạn học sinh
giỏi. Điều kiện để vào lớp đó ngặt nghèo lắm : Phải là học sinh giỏi ở lớp 10
và lớp 11 mới đợc dự thi và phải thi đạt điểm rất cao mới đợc tuyển vào. Nhiều
bạn muốn đợc vào lớp này để có điều kiện học tập tốt hơn, nhng khi thi thì
không đỗ. Các bạn này nói, họ không đợc bình đẳng với các bạn đợc tuyển vào
lớp chọn. Nhiều bạn khác băn khoăn vì không hiểu nên suy nghĩ nh thế nào
cho đúng !
Câu hỏi :
1. Theo em, giữa các bạn thi đỗ, đợc tuyển vào lớp chọn với các
bạn không thi đỗ có sự bình đẳng với nhau không ?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng về quyền của học sinh trong
việc thi và tuyển vào lớp chọn ?
Tình huống 4
Vào giờ tan học buổi chiều, ngời ta thấy một chú cảnh sát giao thông
yêu cầu bốn học sinh đang đi xe đạp phải dừng lại. Thì ra, các bạn học sinh
này đã đi vào đờng ngợc chiều. Hai học sinh lớp 12 (17 tuổi) bị chú cảnh sát
giao thông phạt tiền với mức mỗi ngời là 20.000 đồng. Hai học sinh lớp 10 (15
tuổi) thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản.
Khi về nhà, hai học sinh lớp 12 kể lại cho bố mẹ câu chuyện này. Bố mẹ
hai em tức lắm, vì cho rằng chú cảnh sát giao thông xử phạt nh vậy là không
công bằng : Cùng đi xe đạp vào đờng ngợc chiều mà ngời thì bị phạt tiền, ngời
thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
Câu hỏi :
1. Theo em, tại sao trong trờng hợp này, đối với cùng một vi
phạm nh nhau mà chú cảnh sát giao thông lại áp dụng các
hình thức xử phạt khác nhau ?
2. Việc xử phạt của chú cảnh sát giao thông có trái với nguyên

tắc Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí hay
không ? Vì sao ?
Tình huống 5
Tại một phiên toà hình sự, hai bị cáo bị buộc tội là đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí. Hai bị cáo này

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×