BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG VŨ
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG VŨ
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN
TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin
chịu trách nhiệm về những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận án này
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Quang Vũ
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BCA
- BLHS
- BLTTHS
- CHAPT
- HTTP
- NCTN
-
QLTG-TGD :Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng
- THAHS
:
Thi hành án hình sự
- THAPT
:
Thi hành án phạt tù
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên trong trại
giam, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 2:
Thống kê số lượng và cơ cấu độ tuổi của người chưa thành niên
được tiếp nhận vào trại giam chấp hành án phạt tù, giai đoạn
2012-2018.
Phụ lục 3:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo giới
tính, độ tuổi và trình độ văn hóa, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 4:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo tội
danh, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 5:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo mức
án, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 6:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo tiền
án, tiền sự, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 7:
Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên có tiền
sử nghiện ma túy, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 8:
Thống kê tình hình khen thưởng, kỷ luật, phạm tội mới của phạm
nhân là người chưa thành niên, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 9:
Thống kê số lượng phạm nhân thành niên và phạm nhân là người
chưa thành niên được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá,
giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 10: Danh mục trại giam có phạm nhân là người chưa thành niên.
Phụ lục 11: Thống kê số phạm nhân do phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên
nay đã đủ tuổi thành niên đang chấp hành án phạt tù tại các trại
giam (tính đến ngày 15/12/2018).
Phụ lục 12: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.
Phụ lục 13: Thống kê về cán bộ quản giáo phụ trách các đội phạm nhân là
người chưa thành niên được điều tra bằng bảng hỏi.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt
Danh mục các phụ lục
Mở đầu..................................................................................................................................................... 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................................................... 8
Chương 1: Những vấn đề lý luận và chuẩn mực quốc tế, pháp luật
của một số quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên................................................................................................................... 26
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên....................................................................................................... 26
1.2. Cơ sở của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.............................................................................................................................................. 36
1.3. Nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.............................................................................................................................................. 47
1.4. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên............................................................ 53
Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành
án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam....................68
2.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.............................................................................................................................................. 68
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên....................................................................................................... 79
2.3. Đánh giá về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ở Việt Nam................................................................................................................... 101
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên.......................................................................... 114
3.1. Hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên.................................................................................................................... 114
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên................................................................................ 133
Kết luận.............................................................................................................................................. 152
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là “đầu ra cuối cùng” trong toàn bộ hoạt động của hệ thống tư
1
pháp hình sự , thi hành án hình sự là một hoạt động độc lập, giữ vai trò quan trọng
đối với việc giáo dục người phạm tội trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, hình phạt tù vẫn là
hình phạt được áp dụng phổ biến nhất trong hệ thống hình phạt theo qui định của
luật hình sự Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thi
hành án hình sự, nhất là án phạt tù, nhưng luôn luôn tồn tại một tỉ lệ không nhỏ số
người tái phạm. Theo thống kê, số phạm nhân có tiền án chiếm tỉ lệ 23,5%, số tái
phạm nguy hiểm chiếm 10,8% tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các
2
trại giam . Kết quả thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
cho thấy có 6,9% tái phạm ngay khi còn ở độ tuổi chưa thành niên, có 1,3% phạm
3
nhân là người chưa thành niên có nhiều tiền án, tiền sự ; chưa kể số tái phạm khi đã
bước sang tuổi thành niên và nằm trong con số thống kê phạm nhân có tiền án nêu
trên. Người phạm tội trong trường hợp tái phạm bao giờ cũng nguy hiểm hơn vì họ
có kinh nghiệm phạm tội và có thể họ đã tiêm nhiễm những tính cách, kỹ năng xấu
từ môi trường tập trung phạm nhân trong trại giam trước đây, nhờ đó họ còn có kinh
nghiệm che giấu tội phạm, đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu người tái
phạm đó là người mà trước đây là phạm nhân là người chưa thành niên thì tính chất,
mức độ nguy hiểm còn cao hơn gấp bội bởi vì tuổi đời họ còn trẻ và dễ dàng đi vào
con đường phạm tội chuyên nghiệp.
Trong những năm gần đây, các báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm của ngành Công an đều có chung nhận định: tình hình tội phạm gia
tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội (bạo lực, hung hãn, manh động
hơn), đối tượng phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện gia tăng. Nếu như trước năm 2010, phạm nhân là người chưa
thành niên chiếm số lượng không đáng kể thì những năm gần đây luôn dao động
trong khoảng trên dưới 900 phạm nhân là người chưa thành niên và chiếm tỉ lệ trên
1 Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, HN, tr. 135.
2 Theo Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2017 của Tổng cục Cảnh
sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an (nay là Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng).
3 Xem Phụ lục 6.
2
4
0,8% tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù . Căn cứ vào các qui định của
luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, về miễn giảm hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có thể nhận định rằng phạm nhân là người
chưa thành niên đến khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù sẽ đa số ở trong độ tuổi
dưới 30 tuổi. Đây là độ tuổi có sức lao động sung mãn, có khả năng đóng góp lớn
cho xã hội nhưng đồng thời cũng là độ tuổi có khả năng cao tiếp tục rơi vào con
đường phạm tội nếu người đó chưa thực sự được giáo dục tốt (theo thống kê, nhóm
phạm nhân đông đảo, phổ biến nhất trong cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi chính là số
5
phạm nhân từ 18 đến dưới 30 tuổi, chiếm tỉ lệ 45,2% tổng số phạm nhân ). Như vậy,
nếu việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên không đạt
hiệu quả cao thì sẽ càng làm gia tăng nguồn tội phạm (tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp) và còn gây lãng phí một nguồn lao động
trẻ của xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để những phạm nhân là người
chưa thành niên sau khi chấp hành án xong phạt tù thì không tái phạm và thực sự trở
thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa
nhập cộng đồng thành công?
Phạm nhân là người chưa thành niên là một loại người chấp hành án đặc biệt
trong thi hành án phạt tù. Người chưa thành niên do chưa phát triển đầy đủ và toàn
diện về thể chất, trí lực và tinh thần nên dù là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù
trong trại giam họ vẫn cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục bằng những chế độ đặc
biệt để có thể tiếp tục phát triển về mọi mặt một cách bình thường. Thi hành án phạt
tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đề cao mục tiêu giáo dục, ưu tiên
thực hiện những biện pháp giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm và trở thành người có
ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Trong khi đó, phạm nhân là người chưa thành niên dễ tiếp nhận các tác động giáo
dục hơn so với phạm nhân thành niên. Đúng ra, thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên phải đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn và cần phải
như thế. Tuy vậy, đánh giá một cách tổng quan, có thể nhận thấy:
- Lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
vẫn chưa hoàn thiện và chưa có tính hệ thống, đặc biệt là chưa làm rõ được đặc thù
và sự khác biệt của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
4 Xem Phụ lục 1.
5
Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân (2011-
2016) của Bộ Công an.
3
so với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên và nguồn gốc, cơ sở của
điều đó.
- Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành
niên vẫn còn thiếu nhiều qui định về bảo vệ phạm nhân là người chưa thành niên,
chưa phản ánh đúng mức chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người
chưa thành niên phạm tội bằng những biện pháp và phương thức tổ chức phù hợp
với đặc thù của phạm nhân là người chưa thành niên hoặc tuy đã có qui định nhưng
chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Mặc khác, kể từ ngày 01/01/2018 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có
hiệu lực thi hành và có nhiều qui định mới về chính sách hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
đã và đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả giáo dục chưa cao. Phạm nhân là
người chưa thành niên có tỉ lệ khen thưởng rất ít, chỉ chiếm 1,4%, nhưng tỉ lệ kỷ
6
luật lại cao hơn nhiều, đến 7,5% . So với kết quả thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân thành niên, tỉ lệ phạm nhân là người chưa thành niên được giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù, đặc xá cũng ít hơn phạm nhân thành niên, chỉ chiếm 42,3% (trong
7
khi tỉ lệ này ở phạm nhân thành niên là 60%) mặc dù pháp luật qui định nhiều điều
kiện ưu tiên hơn dành cho phạm nhân là người chưa thành niên. Việc thực hiện chế
độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở vật
chất phục vụ giam giữ, chưa bảo đảm phân hóa phạm nhân, chưa triệt để giam giữ
riêng, tách phạm nhân là người chưa thành niên khỏi ảnh hưởng của phạm nhân
thành niên trong trại giam. Việc thực hiện chế độ lao động, học tập đối với phạm
nhân là người chưa thành niên chưa bảo đảm tính chất và mục đích giáo dục. Các
chế độ chấp hành án khác vẫn chưa bảo đảm chính sách dành những lợi ích tốt nhất
và ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên. Các
hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là việc dạy nghề cho phạm
nhân là người chưa thành niên, còn thiếu chủ động và có nhiều lúng túng. Những
tồn tại, hạn chế nói trên đặt ra nhu cầu cần tổng kết rút kinh nghiệm về thực tiễn thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
6
7
Số liệu thống kê tại Phụ lục 8.
Số liệu thống kê tại Phụ lục 9.
4
- Mặt khác, các điều ước quốc tế có liên quan đến thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên mà Việt Nam đã là thành viên đặt ra nhu cầu
nội luật hóa một cách phù hợp, đồng thời những giá trị, chuẩn mực quốc tế về thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cũng đang tác động
nhất định đến nhu cầu hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam.
Từ những vấn đề trên cho thấy cần phải nghiên cứu, đánh giá về thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên một cách toàn diện, trên nhiều
mặt, nhiều yếu tố được xem là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thi hành
án phạt tù để có cơ sở tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng của nó, góp phần
phòng, chống tội phạm và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Vì thế, nghiên cứu sinh
chọn đề tài “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong
pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu toàn diện về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án sẽ đề ra những giải
pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, Luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận pháp lý về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Nghiên cứu làm rõ quá trình phát triển pháp luật, nội dung các qui định của
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt
Nam hiện nay, tìm ra những hạn chế, bất cập;
- Nghiên cứu những chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về
thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt với pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam;
- Khảo sát thực trạng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, vướng mắc và xác định nguyên nhân.
5
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên;
- Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành
niên;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và nghiên cứu toàn diện
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, trọng
tâm là các vấn đề theo khung lý thuyết nghiên cứu đã xác định, bao gồm: mô hình
quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù, chế độ giam giữ, giáo dục, các chế độ khác và
việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
Luận án nghiên cứu khảo sát thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân
là người chưa thành niên tại các trại giam thuộc Bộ Công an có quản lý giam giữ
phạm nhân là người chưa thành niên.
Các thông tin, số liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập trên phạm vi cả
nước trong thời gian từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành
(từ năm 2012 đến năm 2018).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau. Về mặt phương pháp luận, Luận án được thực hiện dựa trên phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Luận án sử dụng kết hợp những
phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng chương, từng vấn đề nghiên cứu.
- Đối với phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 1 và tiết thứ nhất
của Chương 2, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như
phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận lôgic để khái quát hóa tình hình nghiên cứu
có liên quan đến Luận án, luận giải các vấn đề mang tính lý luận hay phân tích để
tìm ra những mâu thuẫn, hạn chế trong các qui định pháp luật. Việc đánh giá quá
trình hình thành và phát triển pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam luôn được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, trong
điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc nghiên cứu mức độ tương thích giữa pháp
luật Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi
6
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên không mang tính chất
khen chê hay phân biệt đẳng cấp cao thấp mà chỉ nhằm mục đích tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt, đồng thời từ những điểm khác biệt ấy để định hướng việc
nội luật hóa pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên, bảo đảm phù hợp với những đòi hỏi của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đối với tiết thứ hai của Chương 2, Luận án sử dụng kết hợp các phương
pháp thống kê hình sự, khảo sát thực tế, phương pháp bảng hỏi. Các phương pháp
này có ưu điểm cho phép thu thập những số liệu, dữ liệu mang tính định lượng và
điển hình, phù hợp với nghiên cứu thực trạng về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam. Để đánh giá về thực trạng thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án tiếp tục sử dụng
phương pháp tổng hợp, so sánh, suy luận lôgic dựa trên cơ sở những số liệu, dữ liệu
đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể trước đó.
- Đối với Chương 3, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, suy luận lôgic
để đi từ các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2 đến việc xác định các yêu
cầu và nội dung của nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
Như vậy, Luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm của từng
phương pháp, mang lại hiệu quả nghiên cứu tối ưu.
5. Điểm mới của luận án
- Thứ nhất, Luận án đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm
phạm nhân là người chưa thành niên và thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên; đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở, nguyên tắc của thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Thứ hai, Luận án phân tích các vấn đề pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Thứ ba, Luận án đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt
tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đã
đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân;
- Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật, Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối
7
với phạm nhân là người chưa thành niên, bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên và các giải
pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần đưa ra cơ sở khoa học có giá
trị tham khảo đối với các nhà lập pháp trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự Việt Nam và làm phong phú thêm lý luận về bảo vệ người chưa
thành niên, về thi hành án phạt tù trong luật học.
- Luận án cũng có giá trị tham khảo hữu ích đối với cán bộ làm công tác thực
tiễn trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Việc thực hiện những giải pháp của Luận án về hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự sẽ giúp bảo vệ tốt hơn phạm nhân là người chưa thành niên, bảo
đảm cho họ có điều kiện phát triển bình thường về các mặt thể chất, trí lực và tinh
thần, thể hiện bản chất nhân đạo và tiến bộ của nhà nước ta, đồng thời nâng cao hiệu
quả giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, giúp họ trở thành người biết tuân
theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, Luận án có kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và chuẩn mực quốc tế, pháp luật của một số
quốc gia về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên.
8
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của người chưa thành
niên, từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xử lý tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện, việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội và xây dựng một xã
hội lành mạnh, văn minh, vấn đề tư pháp người chưa thành niên nói chung và thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nói riêng luôn được
quan tâm nghiên cứu trong khoa học tư pháp hình sự ở cả trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học viết về các vấn đề liên quan đến người chưa
thành niên và lĩnh vực thi hành án hình sự. Các công trình này khá đa dạng, phong
phú về nội dung, mục đích nghiên cứu và không chỉ giới hạn trong lĩnh vực luật học
mà còn có cả ở lĩnh vực xã hội học, tâm lý học, giáo dục học.
- Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên có
thể kể đến một số công trình như: luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm
pháp luật ở người chưa thành niên hiện nay (năm 2002) của TSKH. Hồ Diệu Thúy;
chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách” của TS.
Nguyễn Đình Đặng Lục (nhà xuất bản CTQG xuất bản năm 1997 và tái bản năm
2005 và 2013); chuyên khảo “Người chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý
và chính sách xử lý” của TS. Đặng Thanh Nga và TS. Trương Quang Vinh (NXB
Tư pháp, Hà Nội, 2011); luận án “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong
tố tụng hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Minh Thắng (2012) v.v…
- Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thi hành án hình sự
có thể kể đến một số công trình như: chuyên khảo “Một số vấn đề về thi hành án
hình sự” của TS. Trần Quang Tiệp (NXB CAND, HN, 2002); luận án “Hoàn thiện
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự” của TS. Vũ Trọng Hách
(2004); chuyên khảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm
nhân trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện (NXB CAND,
2010); đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Đức Phúc chủ nhiệm (2016); chuyên
khảo “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Việt Nam” của TS. Ngô Văn Trù
(NXB CAND, 2017); luận án “Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt
tù trong thi hành án hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Hữu Trí (2017) v.v…
9
Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên có liên quan đến nội dung của
Luận án này như sau:
Về lý luận:
- Liên quan đến nghiên cứu vấn đề chính sách thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên hiện nay” của TSKH. Hồ Diệu Thúy đã khẳng định tình trạng vi phạm
pháp luật ở người chưa thành niên là một hiện tượng xã hội (tiêu cực) và xã hội phải
chịu trách nhiệm ở phạm vi nhất định về tình trạng này, đồng thời khuyến cáo chính
sách hình sự cần nhân đạo hơn, mang tính giáo dục hơn. Nghiên cứu này đã mang
lại tiền đề lý luận cho việc đánh giá về vai trò, khả năng tác động của pháp luật thi
hành án phạt tù đến việc hiện thực hóa mục đích của việc áp dụng hình phạt tù,
đồng thời cũng là tiền đề lý luận cho việc luận giải về chính sách nhân đạo, đề cao
giáo dục trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân
cách” của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục đã nghiên cứu làm rõ lý luận về sự hình
thành, phát triển nhân cách và vai trò của pháp luật trong sự hình thành, phát triển
nhân cách của người chưa thành niên; những đặc điểm tâm lý, ý thức pháp luật của
người chưa thành niên. Nghiên cứu này đã mang lại tiền đề lý luận cho việc luận
giải chính sách giam giữ, giáo dục và các chính sách chấp hành án khác trong thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Cũng liên quan đến chính sách giam giữ phạm nhân, chuyên khảo “Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai đoạn hiện
nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện đã nghiên cứu, phân tích đặc điểm tâm lý,
đặc điểm về trình độ văn hóa, hiểu biết, tính cách, thái độ của các nhóm phạm nhân
khác nhau (nhóm phạm nhân xâm phạm an ninh quốc gia, nhóm phạm nhân xâm
phạm trật tự an toàn xã hội, nhóm phạm nhân phạm tội lần đầu, phạm nhân nguyên
là cán bộ, nhân dân lao động, nhóm phạm nhân có nhiều tiền án, tiền sự, thực hiện
tội phạm có sử dụng bạo lực), từ đó chỉ ra tính chất cực kỳ phức tạp của môi trường
tập trung phạm nhân trong trại giam, nơi chủ yếu giam giữ các phạm nhân đã thành
niên. Nghiên cứu này cho phép rút ra hệ quả: nếu bộ phận phạm nhân là người chưa
thành niên chiếm thiểu số cũng được bố trí chấp hành án phạt tù chung trại giam với
phạm nhân thành niên thì sẽ không thể tránh khỏi những tác động xấu của môi
10
trường trại giam đa loại phạm nhân. Đây là một tiền đề lý luận để luận giải về chính
sách giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên.
- Liên quan đến nghiên cứu về nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên:
Chuyên khảo “Người chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý và chính
sách xử lý” của TS. Đặng Thanh Nga và TS. Trương Quang Vinh đã xác định một
số nguyên tắc cơ bản về tư pháp người chưa thành niên. Chuyên khảo “Một số vấn
đề về thi hành án hình sự” của TS. Trần Quang Tiệp đã nghiên cứu làm rõ về khái
niệm, nhiệm vụ, các nguyên tắc của pháp luật thi hành án hình sự. Chuyên khảo
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai
đoạn hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện đã làm rõ những nội dung cơ bản
về triết lý giáo dục cải tạo phạm nhân của Việt Nam, làm rõ những vấn đề lý luận
chung về giáo dục phạm nhân, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục phạm nhân. Những nghiên cứu nói trên đã tạo ra tiền đề lý luận cho Luận
án trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu lý luận về nguyên tắc thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên, đặc biệt là những nguyên tắc đặc thù.
Về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật:
- Liên quan đến nghiên cứu về mô hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Luận án “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình
sự” của TS. Vũ Trọng Hách (2003) đã chỉ ra mô hình quản lý, tổ chức thi hành án
phạt tù ở Việt Nam theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù 1993, theo đó hệ thống trại
giam được chia thành ba loại trại giam (loại I, loại II và loại III) khác nhau về đối
tượng giam giữ, về tổ chức cán bộ, đặc thù quản lý, giam giữ phạm nhân, trong đó
21 trại giam loại III trên toàn quốc là những trại giam có tổ chức giam giữ phạm
nhân là người chưa thành niên. Tuy nhiên, kể từ năm 2007 mô hình này đã thay đổi,
không còn phân chia ba loại trại giam nữa. Vì vậy, vấn đề mô hình quản lý, tổ chức
thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cần phải được
nghiên cứu, khảo sát lại. Hơn nữa, TS. Vũ Trọng Hách nghiên cứu mô hình quản lý,
tổ chức thi hành án phạt tù từ góc độ quản lý nhà nước chứ chưa tiếp cận từ góc độ
đáp ứng yêu cầu đặc thù của giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Đánh giá về đội ngũ cán bộ trại giam, thông qua nghiên cứu việc bảo vệ và
tổ chức thực hiện các quyền con người của người bị kết án phạt tù, luận án “Bảo
đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù trong thi hành án hình sự ở Việt
11
Nam” của TS. Lê Hữu Trí (2017) đã phát hiện một số hạn chế về phẩm chất, trình
độ, năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành án phạt tù nói chung. Chuyên khảo
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai
đoạn hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện cũng đánh giá đội ngũ cán bộ
quản giáo và các cán bộ khác ở trại giam không có chuyên môn sư phạm, tâm lý cần
thiết cho hoạt động giáo dục phạm nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu
đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm
nhân là người chưa thành niên.
- Liên quan đến nghiên cứu về chế độ giam giữ, chế độ giáo dục và các chế
độ khác đối với phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật
thi hành án hình sự ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Đức Phúc chủ nhiệm (2016) đã
khảo sát thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam.
Đối với pháp luật thi hành án phạt tù, đề tài đã khảo sát, đánh giá về trình tự, thủ tục
thi hành án phạt tù, chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân và việc thực hiện
một số quyền cơ bản của phạm nhân, từ đó chỉ ra một số hạn chế đáng chú ý: có lúc,
có nơi còn tình trạng giam chung phạm nhân là người chưa thành niên với phạm
nhân thành niên; pháp luật chưa qui định cụ thể chế độ sinh hoạt của phạm nhân
(như mẫu thiết kế, diện tích thư viện, khu vui chơi, sân thể thao cho phạm nhân),
chưa qui định chi tiết nội dung học tập, học nghề, chế độ lao động đối với từng loại
phạm nhân; hoạt động học tập của phạm nhân chưa được quan tâm đúng mức, chưa
chú trọng chất lượng, hiệu quả và có biểu hiện hình thức. Những nghiên cứu này
được tiến hành cách đây không lâu và có độ tin cậy cao nhưng chưa đi sâu vào các
chế độ áp dụng với phạm nhân là người chưa thành niên, tiếp cận từ góc độ xem xét
các quyền của phạm nhân nhưng chưa chú trọng đặt các quyền đó trong mối liên hệ
với mục đích giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên nhận thức và sửa chữa
sai lầm, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực hóa hành vi xử sự.
+ Trong chuyên khảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo
dục phạm nhân trong giai đoạn hiện nay”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện coi chế độ
lao động là một nội dung của giáo dục phạm nhân (giáo dục thông qua lao động) và
chỉ ra những hạn chế trong giáo dục lao động đối với phạm nhân là nặng về lao
động sản xuất, coi nhẹ tính chất và mục tiêu giáo dục. Kết quả nghiên cứu này cần
được kế thừa trong Luận án. Việc coi lao động là một nội dung của giáo dục phạm
nhân đã gợi mở một cách tiếp cận nghiên cứu mới, có nhiều ưu điểm để áp dụng
12
trong nghiên cứu pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về chế độ lao động của
phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Chuyên khảo “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Việt Nam” của TS.
Ngô Văn Trù (2017) đã nghiên cứu sâu về hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm
nhân dưới góc độ giáo dục học và đã phát hiện ra một số hạn chế trong hoạt động
này, như: cán bộ giáo dục thiếu và trình độ không đồng đều, kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm kém; người học (phạm nhân) có trình độ kém và phân hóa cao, phức tạp về
nhân thân và tâm lý, thái độ nhưng trong tổ chức thực hiện việc dạy học chưa sàng
lọc, phân loại cho phù hợp; còn nặng tính hình thức, không thực chất về chất lượng,
hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào đối tượng giáo dục là phạm
nhân là người chưa thành niên nên Luận án cần coi kết quả nghiên cứu này là nền
tảng để trên cơ sở đó tiếp tục khảo sát sâu về giáo dục pháp luật cho phạm nhân là
người chưa thành niên.
- Liên quan đến nghiên cứu về việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho
phạm nhân là người chưa thành niên:
Luận án “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở
Việt Nam” (năm 2012) của TS. Lê Minh Thắng đã nghiên cứu tất cả các quyền của
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự kể từ khi bắt đầu quá trình xử lý vụ án
hình sự cho đến thi hành án hình sự; đối tượng nghiên cứu gồm hai loại người là
người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên là người làm chứng,
người bị hại. Luận án đã nghiên cứu các qui định về chế độ chấp hành án phạt tù
của phạm nhân là người chưa thành niên và rút ra một số hạn chế nhất định trong
chế độ dạy nghề đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Chuyên khảo “Người
chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý” của TS. Đặng
Thanh Nga và TS. Trương Quang Vinh (năm 2011) đã chỉ ra một số hạn chế của
chính sách hình sự trong hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng và đánh giá các
trại giam chỉ chú trọng lao động bắt buộc mà không có khả năng đào tạo nghề cho
các em. Nhìn chung, những nghiên cứu này tiến hành đã lâu, phạm vi nghiên cứu
rộng nên chưa nghiên cứu, đánh giá toàn diện về việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng
đồng cho phạm nhân và chưa đi sâu vào phạm nhân là người chưa thành niên với tư
cách là một loại người chấp hành án đặc biệt.
Ngoài các luận án tiến sĩ, công trình chuyên khảo kể trên, còn có nhiều bài
báo khoa học có nội dung liên quan đến luận án. Các bài báo liên quan đến chính
sách thi hành án hình sự mà luận án cần nghiên cứu, như: bài “Một số đặc điểm tâm
13
lý của người chưa thành niên phạm tội” của Đặng Thanh Nga đăng trên tạp chí
Luật học số tháng 1/2008, bài “Tư pháp phục hồi trong việc xử lý người chưa thành
niên vi phạm pháp luật” của Đỗ Hoàng Yến đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 136 (tháng 12/2008), bài báo “Xã hội hóa công tác thi hành án theo tinh thần cải
cách tư pháp” của Lưu Bình Nhưỡng đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
7/2015 v.v… Các bài báo liên quan đến các chế độ chấp hành án đối với phạm nhân
là người chưa thành niên mà luận án cần nghiên cứu, như: bài “Quyền của người
chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của Vũ
Thị Thu Quyên đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5/2012, bài “Thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên” của Hoàng Thị Minh Sơn
đăng trên tạp chí Luật học số 9/2015, bài “Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho
người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại trại giam và các trường giáo dưỡng –
thực trạng và giải pháp” của Trương Quang Vinh đăng trên tạp chí Luật học số
4/2006, bài “Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh
phòng, chống người chưa thành niên phạm tội” của Trần Quang Tiệp đăng trên tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 201 tháng 1/2005, bài “Điều kiện đảm bảo hiệu quả
hoạt động thi hành án hình sự” của Bùi Kiên Điện đăng trên tạp chí Luật học số
tháng 6/2007 v.v…
Nhìn chung, các bài báo nói trên đã phản ánh sự quan tâm và những kết quả
nghiên cứu mang tính thời sự của nhiều tác giả trong nước. Mỗi bài báo trong khuôn
khổ giới hạn của nó đã nêu lên một hoặc một số vấn đề hạn chế của pháp luật hay
vướng mắc trong thực hiện pháp luật có liên quan đến vấn đề người chưa thành niên
và vấn đề thi hành án hình sự, đồng thời phản ánh quan điểm khoa học của cá nhân
tác giả. Các vấn đề được nêu ra và các quan điểm khoa học đó sẽ là nguồn tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách
chuyên khảo, tài liệu tham khảo, giáo trình, báo cáo khoa học… Các công trình này
khá đa dạng, phong phú về nội dung, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề
nghiên cứu, song có thể rút ra một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến Luận án
như sau:
14
Về lý luận:
- Liên quan đến nghiên cứu vấn đề đặc điểm của thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên:
Sách A Human Rights Approach to Prison Management (tạm dịch là Cách
tiếp cận về quyền con người để quản lý nhà tù) của Giáo sư Andrew Coyle, Trung
tâm nghiên cứu quốc tế về nhà tù (International Centre for Prison Studies), Vương
quốc Anh, tái bản lần thứ 2 vào năm 2009, nhấn mạnh đến một số vấn đề, như là:
+ Phạm nhân là người chưa thành niên là đối tượng dễ tiếp nhận những tác
động tích cực từ sự huấn luyện và giáo dục;
+ Đối xử với phạm nhân là người chưa thành niên cần hạn chế tối thiểu
những yếu tố cưỡng bức, chỉ sử dụng yếu tố mang tính cưỡng bức đến mức cần thiết
để huấn luyện và phát triển nhân tính;
+ Cần chống bệnh nghề nghiệp và xây dựng các kỹ năng cần có của nhân
viên nhà tù người chưa thành niên: nhân viên nhà tù thường có thói quen đối xử
nghiêm khắc với phạm nhân như là một biện pháp phòng hộ, kể cả với phạm nhân
là người chưa thành niên. Nhân viên nhà tù người chưa thành niên cần tránh điều
này và phải tài giỏi, có những kỹ năng khác với khi ở nhà tù người thành niên. Thực
ra, môi trường nhà tù người chưa thành niên là môi trường làm việc căng thẳng,
phạm nhân là người chưa thành niên là những người hay đổi thay, khó đoán, khó
lường, không hề kém nguy hiểm. Vì thế, nhân viên nhà tù người chưa thành niên
cần có khả năng chế ngự những cảm xúc, phản ứng tự nhiên không phù hợp trong
tình huống làm việc với phạm nhân là người chưa thành niên. Họ cần phải có kỹ
năng kết hợp những yêu cầu an toàn và biết lựa chọn cách xử lý tối ưu với lòng
quan tâm giáo dục, giúp đỡ phạm nhân là người chưa thành niên tiến bộ.
- Liên quan đến nghiên cứu vấn đề chính sách thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Bộ báo cáo khoa học toàn diện về tư pháp hình sự Mỹ trong thế kỷ XX của
Học viện Tư pháp Quốc gia Mỹ mang tựa đề Criminal Justice 2000 (tạm dịch là Tư
pháp hình sự 2000) đã đánh giá những tri thức, chính sách hình sự, những thành tựu
của tư pháp hình sự Mỹ hơn 100 năm qua và đưa ra những định hướng lớn khi bước
vào thế kỷ XXI. Criminal Justice 2000 gồm có 4 tập, trong đó tập một mang tựa đề
The Nature of Crime: continuity and change (tạm dịch là Bản chất của tội phạm: sự
tiếp nối và biến đổi) bao gồm 10 báo cáo chuyên đề, trong đó chuyên đề thứ tám
mang tựa đề A Century of Juvenile Justice (tạm dịch là Một thế kỷ của tư pháp chưa
15
thành niên) do Philip W. Harris, Wayne N. Welsh và Frank Butler trình bày. Trong
chuyên đề khoa học này, các tác giả đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu rằng: điều gì đã
tạo nên tình trạng phạm tội của người chưa thành niên – do bản năng xấu xa của cá
nhân người phạm tội hay do sự non nớt trong nhân cách? Việc xử lý tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện nên đặt trọng tâm vào việc xử lý đối với hành vi
phạm tội hay vào việc tập trung bù đắp những mảng còn thiếu trong phẩm chất cá
nhân của người chưa thành niên? Kết quả nghiên cứu đã đi đến một số kết luận đáng
chú ý sau đây: nhìn chung tội phạm ở người chưa thành niên chủ yếu là tội phạm
xâm phạm sở hữu và tội phạm ít nghiêm trọng (tội phạm bạo lực ở người chưa
thành niên là không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 4% tổng số tội phạm bạo lực).
Nguyên nhân chủ yếu của tội phạm chưa thành niên ở Mỹ trong thế kỷ XX là những
yếu tố liên quan đến sự suy giảm năng lực của các thiết chế quản lý xã hội, sự bùng
nổ thông tin, sự biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, tôn giáo, cộng đồng dân
cư… trong xã hội Mỹ hiện đại đã làm lệch lạc tâm lý và hành vi của người chưa
thành niên phạm tội. Khi bị đưa vào quá trình xử lý của hệ thống tư pháp chưa
thành niên, họ ở trong trạng thái vừa trong sạch vừa thối rữa, vừa liêm khiết vừa
tinh ranh, vừa thiên thần vừa hung bạo. Vì thế, điều quan trọng trong chính sách xử
lý người chưa thành niên phạm tội là phải dành những điều tốt nhất cho họ để chỉnh
sửa những phẩm chất cá nhân sai lệch.
+ Trong quyển sách Juvenile Justice: an introduction (tạm dịch là Tư pháp
chưa thành niên: bước đầu tìm hiểu), ấn phẩm tái bản lần thứ 7 của nhà xuất bản
Elsevier năm 2013, các tác giả John T. Whitehead và Steven P. Lab đã nghiên cứu
một cách khá toàn diện về tư pháp chưa thành niên, khái quát lịch sử tư pháp chưa
thành niên kể từ khi lần đầu tiên một trại cải tạo (Bridewell Institution) dành riêng
để xử lý trẻ em ăn xin được thành lập ở Anh quốc vào đầu năm 1555 cho đến nay,
nghiên cứu hệ thống các cơ sở cải huấn, các chương trình giáo dục đối với người
chưa thành niên phạm tội và phạm pháp ở Mỹ và nêu lên một số xu hướng hiện nay
trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, như:
* Cách tiếp cận cân bằng (The Balanced Approach): xử lý người chưa thành
niên phạm tội trên cơ sở bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển thể chất, trí
lực, tinh thần, ý thức về trách nhiệm cá nhân đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
với nhu cầu bảo đảm an toàn của cộng đồng, xã hội và nhu cầu khắc phục thiệt hại
do tội phạm gây ra. Từ đó, quan điểm này nhấn mạnh việc tổ chức cho người chưa
thành niên phạm tội bồi thường thiệt hại và lao động phục vụ cộng đồng.
16
* Tư pháp phục hồi (Restorative Justice): cho rằng tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện có bản chất là hành vi chống lại và gây thiệt hại cho con người
và cộng đồng, cho nên trong xử lý tội phạm cần tập trung vào việc tổ chức cho
người phạm tội thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hòa giải với người bị hại.
Trừng phạt không mang lại hiệu quả trong việc thay đổi hành vi và thậm chí còn cản
trở sự tái hòa nhập cộng đồng.
* Sứ giả hòa giải (Peacemaking): cho rằng trong thi hành hình phạt và các
biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và phạm pháp cần phải đề
cao mục tiêu chính là xây dựng đội ngũ cán bộ cải huấn, nhân viên tư vấn trong nhà
tù, nhân viên quản chế có những đức tính trung thực, dũng cảm, nhân hậu và hài
hước để có khả năng làm cho đối tượng giáo dục cải tạo của mình cảm thấy thoải
mái tư tưởng và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
* Tư pháp cộng đồng (Community Justice): nhấn mạnh cộng đồng phải có
trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm giáo dục người chưa thành niên phạm tội,
không được phó thác trách nhiệm đó cho đội ngũ nhân viên cải huấn.
Bên cạnh đó, các tác giả của Juvenile Justice: an introduction cũng chỉ ra
hạn chế của những xu hướng tư pháp nói trên, như là: tư pháp phục hồi chỉ có thể
thực hiện được đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và không
phải là tội phạm bạo lực; việc hòa giải giữa người phạm tội với người bị hại trên
thực tế không đơn giản; người chưa thành niên phạm tội thường không có thiện chí,
không tự nguyện, tự giác khi đưa vào các chương trình giáo dục hòa giải v.v…
Về thực tiễn:
- Liên quan đến nghiên cứu vấn đề mô hình quản lý, tổ chức thi hành án phạt
tù và chế độ giam giữ đối với phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Trong quyển Guidance Notes on Prison Reform (tạm dịch là Hướng dẫn
cải cách nhà tù) của Giáo sư Andrew Coyle, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về nhà
tù Vương quốc Anh, xuất bản năm 2004, tác giả cho rằng người chưa thành niên khi
bị đưa vào nhà tù thì rất dễ bị tổn thương, họ không đủ nhận thức để hình dung và
đón nhận sự tồi tệ mà mình phải gánh chịu do việc bị kết án tù và thi hành án phạt
tù, quá trình thi hành án phạt tù cần phải đối xử phục hồi với họ. Tác giả đưa ra
quan điểm cho rằng nhà tù dành cho phạm nhân là người chưa thành niên nên là
một thể chế không hoàn toàn đến mức nhà tù đúng nghĩa, nếu có thể được. Thể chế
đó nên là một thể chế mang tính giáo dục và nâng đỡ để họ chuẩn bị cho cuộc sống
tương lai sau khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù. Bằng cấp đạt được do học tập
17
trong nhà tù không nên biểu thị những thông tin cho thấy họ đã có được nó do học
tập trong nhà tù. Tác giả cũng nhấn mạnh cần phải quan tâm cải thiện điều kiện
giam cầm; nhân viên nhà tù phải đối xử đúng đắn với phạm nhân là người chưa
thành niên, chú trọng thực hiện các chương trình văn hóa, giáo dục kỹ năng sống,
tạo dựng mối liên hệ với gia đình và thế giới bên ngoài, đồng thời cần phải nổ lực
hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
+ John T. Whitehead và Steven P. Lab (tác giả quyển sách Juvenile Justice:
an introduction đã đề cập ở trên) cũng khẳng định việc giam cầm người chưa thành
niên trong các nhà tù người lớn là không hiệu quả trong việc ngăn chặn tội phạm
trong tương lai bởi vì họ sẽ bị tổn thương và rất ít có hy vọng phục hồi hành vi, cải
tạo tốt trong một đời sống tù hãm và chịu định kiến của các nhân viên nhà tù (xu
hướng chỉ nhìn thấy sự nguy hiểm do hành vi phạm tội của phạm nhân chưa thành
niên hơn là nhận thức được về sự phát triển chưa đầy đủ của họ). Các tác giả nhấn
mạnh nên tập trung đầu tư cho giáo dục người chưa thành niên phạm tội thay vì lại
đi quan tâm giáo dục cải tạo đối tượng phạm tội là người thành niên, đối tượng
phạm tội chuyên nghiệp vốn dĩ hiệu quả thấp và không có nhiều ý nghĩa.
+ Trong cuốn Exploring Corrections in America (tạm dịch là Khám phá Cải
huấn ở Mỹ) của John T. Whitehead, Mark Jones và Michael C. Braswell, tái bản lần
thứ 2 vào năm 2008 bởi nhà xuất bản Anderson Publishing, các tác giả đã nghiên
cứu lịch sử cải huấn ở Mỹ, đánh giá thực tiễn công tác cải huấn, vấn đề đội ngũ cán
bộ cải huấn, quản lý cải huấn, vấn đề thi hành án phạt tù, tử hình tại Mỹ và nhận
định về tương lai của cải huấn Mỹ. Về vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân
là người chưa thành niên, các tác giả nêu lên thực trạng khó khăn về cơ sở vật chất,
điều kiện tổ chức giam giữ loại đối tượng này. Ở những tiểu bang nào không có cơ
sở dành riêng cho phạm nhân là người chưa thành niên, cơ quan thi hành án buộc
phải đưa họ vào nhà tù dành cho người lớn. Mặc dù Đạo luật tư pháp chưa thành
niên và phòng ngừa phạm pháp năm 1974 (The Juvenile Justice and Delinquency
Prevention Act) qui định phạm nhân là người chưa thành niên đưa vào trong nhà tù
dành cho người thành niên phải bảo đảm họ được tách biệt về âm thanh và tầm nhìn
với phạm nhân thành niên, song thực tế nhà tù không thể đáp ứng yêu cầu này. Từ
đó, tác giả khuyến cáo rằng tốt nhất là qui định cấm hẳn việc để phạm nhân là người
chưa thành niên chung môi trường một nhà tù với phạm nhân thành niên. Đồng thời,
các tác giả cũng nêu lên cách tiếp cận mới trong cải huấn người chưa thành niên
phạm tội, gọi là xu hướng xử lý hỗn hợp, đó là thực tiễn ở tiểu bang Texas, người
18
chưa thành niên phạm tội bạo lực hoặc phạm tội thường xuyên, mức án dài từ 10
năm tù trở lên thì đưa đi thi hành án trong nhà tù dành cho người thành niên, còn lại
các trường hợp khác thì đưa đi thi hành án ở các cơ sở cải huấn dành riêng cho
người chưa thành niên.
- Liên quan đến nghiên cứu về chế độ giáo dục đối với phạm nhân là người
chưa thành niên:
Tom Tyler, giáo sư tâm lý học tại Đại học Tổng hợp New York, đã chỉ ra yếu
tố cốt lõi tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
đối với người phạm tội. Trong bài viết Obeying the Law in America: Procedural
Justice and the Sense of Fairness (tạm dịch là Việc tuân thủ pháp luật ở Hoa Kỳ:
thủ tục tố tụng và những nguyên tắc công bằng) đăng tại Tạp chí điện tử của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ, số chuyên đề về các vấn đề dân chủ, 7/2001, Tom Tyler đặt vấn
đề: bằng cách nào, một xã hội có thể duy trì được trật tự thông qua các thể chế
đã đặt ra? Phải chăng trật tự này được duy trì dựa trên cơ sở nỗi lo sợ khi bị trừng
phạt hay vì yếu tố nào khác? Tác giả đã đưa ra quan điểm cho rằng: động cơ cốt lõi
của việc tuân thủ pháp luật chính là yếu tố đạo đức trong nhân cách mỗi cá nhân và
hai yếu tố cấu thành then chốt của vấn đề này là tâm lý pháp luật và đạo đức. Tom
Tyler đã viện dẫn những công trình khoa học và đưa ra những căn cứ để chứng minh
mối liên hệ thuận chiều giữa tính công bằng, đúng đắn của pháp luật và việc thực
hiện pháp luật với niềm tin và ý thức tuân thủ pháp luật. Kết quả nghiên cứu của
Tom Tyler có liên quan trực tiếp đến vấn đề mục đích của thi hành án phạt tù và vấn
đề nội dung, phương pháp giáo dục phạm nhân.
Ngoài những tài liệu, công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên, vẫn còn có
nhiều báo cáo khoa học, sách tham khảo, bài báo khác có liên quan đến vấn đề thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cả về mặt lý luận, pháp
luật và thực tiễn, như là: bộ báo cáo Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống
tư pháp ở năm nước chọn lọc (Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn
Quốc và Liên bang Nga), bản dịch tiếng Việt của Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP) tại Việt Nam năm 2010; sách tham khảo Prison Rules – A Working
Guide của Nancy Loucks xuất bản năm 2000 bởi Prison Reform Trust; sách tham
khảo English Prison Law của Sally Ramage do nhà xuất bản iUniverse xuất bản
năm 2009, bài báo Restorative Justice and the Practice of Imprisonment của Giáo
sư Gerry Johnstone đăng trên tạp chí Prison Service Journal số 174, tháng 11/2007
v.v… Đồng thời, chắc chắn ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có những kết quả
19
nghiên cứu nhất định có liên quan đến vấn đề thi hành án phạt tù đối với phạm nhân
là người chưa thành niên. Tuy nhiên, sự phong phú của các ngôn ngữ trên thế giới là
rào cản không cho phép người làm Luận án này có thể khảo cứu được tất cả. Song,
nhìn chung các kết quả nghiên cứu của những công trình nói trên cơ bản đã phản
ánh những quan điểm phổ quát và những thành tựu nghiên cứu chủ yếu đã đạt được
trong lĩnh vực này.
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ sự khảo cứu tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên
quan đến nội dung luận án, có thể rút ra một số đánh giá tổng quan sau đây:
- Thứ nhất, Luận án có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã đạt được ở
các công trình nghiên cứu trước đây.
+ Trong nghiên cứu về đặc điểm của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên, Luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu của Giáo sư
Andrew Coyle trong quyển sách A Human Rights Approach to Prison Management
về đặc điểm phạm nhân là người chưa thành niên dễ tiếp thu sự giáo dục, yêu cầu
hạn chế yếu tố cưỡng bức trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên và đội ngũ cán bộ nhà tù phải có những kỹ năng nghiệp vụ phù hợp
với tâm lý phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Trong nghiên cứu lý luận về chính sách thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên, Luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu của
TSKH. Hồ Diệu Thúy (luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở
người chưa thành niên hiện nay”) về bản chất xã hội của tình trạng người chưa
thành niên phạm tội và khuyến cáo chính sách nhân đạo, đề cao giáo dục trong xử lý
vấn đề này; kế thừa lý luận về sự hình thành, phát triển nhân cách và kết luận về
tính chất phức tạp của môi trường trại giam ở các công trình nghiên cứu của TS.
Nguyễn Đình Đặng Lục (chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình
thành nhân cách”), PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện (chuyên khảo “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai đoạn hiện nay”) để
phục vụ việc xây dựng lý luận về chính sách giam giữ, giáo dục, các chính sách
chấp hành án phạt tù khác đối với phạm nhân là người chưa thành niên. Đồng thời,
Luận án cũng có thể kế thừa kết quả nghiên cứu ở công trình A Century of Juvenile
Justice của Philip W. Harris, Wayne N. Welsh và Frank Butler về đề xuất chính sách
dành những điều tốt đẹp nhất cho người chưa thành niên phạm tội. Chính sách