Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ ANH ĐÀO

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRI THỨC
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN 3 (EVNPECC3)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ ANH ĐÀO

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRI THỨC
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN 3 (EVNPECC3)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN QUỐC TẤN



TP.Hồ Chí Minh năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với tên đề tài: “Giải pháp hoàn
thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc tại Công
ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3” là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội
dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Phan Quốc Tấn.
Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn nguồn rõ ràng. Các số liệu
trong bài được thu thập từ các nguồn thực tế, hợp pháp. Các báo cáo được đăng trên
các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp.
Tác giả

Trương Thị Anh Đào


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 
1. 

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 


2. 

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................5 

3. 

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................6 

4. 

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 

5. 

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................6 

6. 

Kết cấu luận văn ............................................................................................7 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ......................................................................................8 
1.1.  Trí thức và quản trị tri thức............................................................................8 
1.1.1. 

Khái niệm và phân loại tri thức ...........................................................8 

1.1.2. 


Quản trị tri thức ...................................................................................9 

1.2.  Các nghiên cứu có liên quan về hệ thống quản trị tri thức: .........................10 
1.2.1. 

Mô hình nghiên cứu của Chin-Fu Ho (2014): ...................................10 

1.2.2. 

Mô hình nghiên cứu của Aino Kianto và cộng sự (2016) .................11 

1.2.3. 

Mô hình nghiên cứu của Ra’ed Masa’deh và cộng sự (2017)...........12 

1.2.4. 

Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh (2014) .............................................13 

1.3.  Mô hình nghiên cứu cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 ...........13 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRI THỨC ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 3 (EVNPECC3). .............25 


2.1.  Giới thiệu tổng quan về EVNPECC3 ..........................................................25 
2.1.1.  Quá trình hình thành và phát triển: ..........................................................26 
2.1.2.  Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của EVNPECC3 .......................26 
2.1.3.  Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh: ................................................29 
2.1.4.  Nguồn lực của EVNPECC3: ....................................................................31 

2.2.  Thực trạng của hoạt động quản trị tri thức tác động đến kết quả thực hiện
công việc của nhân viên tại EVNPECC3. .............................................................32 
2.2.1.  Tổng quan kết quả nghiên cứu: ................................................................32 
2.2.2.  Kết quả thực hiện công việc của người lao động tại EVNPECC3...........34 
2.2.3.  Thực trạng hoạt động quản trị tri thức tại EVNPECC3. ..........................38 
2.2.3.1.  Tạo tri thức............................................................................................38 
2.2.3.2.  Sự tích luỹ tri thức ................................................................................43 
2.2.3.3.  Chia sẻ tri thức ......................................................................................48 
2.2.3.4.  Tiếp thu tri thức ....................................................................................55 
2.2.3.5.  Ứng dụng tri thức ..................................................................................62 
2.3.  Đánh giá chung ............................................................................................67 
2.3.1.  Những kết quả đạt được: ..........................................................................67 
2.3.2.  Những vấn đề tồn tại: ...............................................................................67 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRI
THỨC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI
EVNPECC3. ............................................................................................................70 
3.1.  Định hướng và mục tiêu phát triền của EVNPECC3 đến năm 2020 ..........70 
3.1.1.  Định hướng phát triển ..............................................................................70 
3.1.2.  Mục tiêu phát triển đến năm 2020............................................................71 
3.2.  Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực
hiện công việc của nhân viên tại EVNPECC3. .....................................................72 
3.2.1.  Giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo tri thức .............................................72 
3.2.1.1.  Xây dựng cách thức mã hoá và phân loại tri thức: ...............................72 
3.2.1.2.  Phương pháp ghi nhận tri thức được tạo ra: .........................................77 
3.2.2.  Giải pháp cho hoạt động tích luỹ tri thức:................................................79 


3.2.3.  Giải pháp cho hoạt động chia sẻ tri thức: .................................................81 
3.2.3.1.  Xây dựng hệ thống đánh giá tri thức của nhân viên .............................81 
3.2.3.2.  Xây dựng hệ thống hỗ trợ - chia sẻ tri thức: .........................................84 

3.2.4.  Giải pháp cho hoạt động tiếp thu tri thức:................................................85 
3.2.5.  Giải pháp hoạt động ứng dụng trị tri thức ................................................88 
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
CNTT

Công nghệ thông tin

CNXNKS

Chi nhánh Xí nghiệp khảo sát

CNMT

Chi nhánh miền Trung

EVNPECC3

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3

KHKD

Kế hoạch kinh doanh


KT&QLCL

Kỹ thuật & Quản lý chất lượng

MT

Môi trường

TCKT

Tài chính kế toán

TC&NS

Tổ chức & Nhân sự

TTNĐ&NLM

Trung tâm nhiệt điện & Năng lượng mới

TKT

Thiết kế trạm

TKĐD

Thiết kế đường dây

TKTĐ


Thiết kế thủy điện

TVĐB

Tư vấn đền bù


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0.1: Bảng tổng hợp so sánh doanh thu và chi phí năm 2015 -2017...................2 
Bảng 0.2: Bình quân tăng trưởng doanh thu trên đầu người năm 2015 -2017 ...........3 
Bảng 0.3: Bảng thống kê sản phẩm lỗi sản phẩm .......................................................3 
Bảng 1.1. Thang đo yếu tố sáng tạo tri thức .............................................................15 
Bảng 1.2. Thang đo yếu tố tích luỹ tri thức ..............................................................17 
Bảng 1.3. Thang đo yếu tố chia sẻ tri thức................................................................18 
Bảng 1.4. Thang đo yếu tố ứng dụng tri thức ...........................................................20 
Bảng 1.5. Thang đo Tiếp thu tri thức ........................................................................21 
Bảng 1.6. Thang đo yếu tố kết quả thực hiện công việc ...........................................23 
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017............................30 
Bảng 2.2. Tình hình nhân lực giai đoạn 2015 - 2017...............................................32 
Bảng 2.3: Bảng thống kê mô tả .................................................................................33 
Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha........................................................34 
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát của yếu tố kết quả thực hiện công việc ........................35 
Bảng 2.6: Kết quả xếp loại của người lao động giai đoạn 2015 -2017 ....................36 
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát của yếu tố tạo tri thức ..................................................38 
Bảng 2.8: Thống kê sáng kiến cải tiến mới tại EVNPECC3 ....................................39 
Bảng 2.9. Tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học đã phê duyệt...........................40 
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát của yếu tố tích lũy tri thức .........................................44 
Bảng 2.11: Thống kê hệ thống lưu trữ tri thức ........................................................46 
Bảng 2.12: Bảng quy định địa chỉ lưu trữ của EVNPECC3 ....................................47 

Bảng 2.13: Bảng quy định cập nhật và tiếp nhận tài liệu tri thức ............................47 
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát của yếu tố chia sẻ tri thức ..........................................49 
Bảng 2.15: Thống kê số chương trình đào tạo nội bộ giai đoạn 2015-2017 ............51 
Bảng 2.16: Bảng nội dung văn hóa và quy tắc ứng xử EVNPECC3 ......................52 


Bảng 2.17. Thống kê điểm trung bình đánh giá: “Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức:
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tài liệu để thực hiện” ...............................54 
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát của yếu tố tiếp thu tri thức .........................................56 
Bảng 2.19. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .....................................57 
Bảng 2.20. Nhu cầu đào tạo của PECC3...................................................................58 
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát của yếu tố ứng dụng tri thức ......................................63 
Bảng 2.22: Bảng chi phí thù lao/ khen thưởng cho sáng kiến ..................................64 
Bảng 2.23: Các chương trình phần mềm để giao và theo dõi công việc ................65 
Bảng 3.1. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo tri thức .......................................72 
Bảng 3.2. Bảng cách thức mã hóa và phân loại tri thức. ..........................................73 
Bảng 3.3. Một số nhóm chỉ tiêu bổ sung ..................................................................74 
Bảng 3.4. Bảng mô tả tri thức mới tạo ra ..................................................................74 
Bảng 3.5. Kế hoạch chi tiết triển khai giải pháp xây dựng bộ mã hoá .....................76 
Bảng 3.6. Bảng ghi nhận ý tưởng mới ......................................................................77 
Bảng 3.7. Các chương trình ghi nhận tri thức từ bên ngoài ......................................78 
Bảng 3.8. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động chia sẻ tri thức. ................................81 
Bảng 3.9. Cấp độ tri thức được đánh giá qua 5 mức độ............................................82 
Bảng 3.10. Chức năng cho hệ thống đào tạo trực tuyền E-Learning ........................86 


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình quy trình quản trị tri thức và kết quả thực hiện công việc .........11 
Hình 1.2: Các thành phần quản trị tri thức và sự hài lòng với công việc .................12 

Hình 1.3: Các thành phần quản trị tri thức tác động đến sự hài lòng, kết quả công
việc ............................................................................................................................12 
Hình 1.5: Mô hình ứng dụng cho EVNPECC3 .........................................................13 
Hình 2.1. Logo của Công ty ......................................................................................25 
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 ..........................27 
Hình 2.3. Cách thức tổ chức hệ thống tài liệu EVNPECC3 .....................................61 


TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển và sử dụng rộng rãi của Internet
và công nghệ thông tin trong những năm gần đây kiến thức ngày càng trở thành
trọng tâm của các doanh nghiệp hiện đại và các nhà quản lý đang phải đối mặt với
thách thức tối ưu hóa việc tích hợp các nguồn lực tổ chức để đảm bảo phát triển,
truyền tải và lưu giữ hiệu quả kiến thức quan trọng. Do đó, quan điểm dựa trên tài
nguyên, bao gồm vốn tri thức, cho thấy các doanh nghiệp cần xem xét công nghệ,
con người, cơ sở hạ tầng và cơ cấu tổ chức khi phát triển, triển khai và quản lý hệ
thống quản trị tri thức để gặt hái chiến lược dài hạn lợi ích. Công ty cổ phần Tư vấn
xây dựng điện 3 (EVNPECC3) chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng với
các giải pháp khả thi và hiệu quả nhất cho ngành năng lượng điện Việt Nam. Vì thế,
tài sản quan trọng nhất đối với EVNPECC3 là con người và vốn trí tuệ (bao gồm
kiến thức, kỹ năng và thái độ). Do đo thách thức lớn nhất đối với EVNPECC3 là
làm thế nào để quản lý vốn tri thức của nhân viên đang làm việc và làm sao giúp họ
làm giàu thêm vốn tri thức đó trong tương lai giúp họ làm việc hiệu quản và gián
tiếp gia tăng giá trị doanh nghiệp. Đó là lý do chọn tác giả chọn đề tài “Giải pháp
hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc
của nhân viên tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3)”
Mục đích nghiên cứu: Tác giả đã thông qua việc kết hợp của hai mô hình:
Chin-Fu Ho (2014) và Ra’ed Masa’deh và cộng sự (2017). Xác định được các hoạt
động chủ yếu của hệ thống quản trị tri thức bao gồm năm thành phần: Sáng tạo tri
thức, tích lũy tri thức, chia sẻ tri thức, tiếp thu tri thức và sử dụng tri thức tác động

đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đó đề xuất
được giải pháp hoàn hiện công tác quản tri tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện
công việc cho EVNPECC3.
Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn nhóm tập trung để xác định các thành
phần của quản trị tri thức ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên
tại EVNPECC3. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các tài liệu thứ cấp nhằm


phân tích thực trạng về hoạt động quản trị tri thức của EVNPECC3. Thông qua
bảng câu hỏi để khảo sát định lượng.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu theo hướng phân tích từng hoạt động cụ
thể làm rõ thực trạng công tác quản trị tri thức tại EVNPECC3. Tổng hợp những kết
quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản trị tri thức
tại EVNPECC3, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri
thức tại EVNPECC3. Từ đó giúp cho hệ thống quản trị tri thức của EVNPECC3
ngày càng hoàn thiện và hoạt động hiệu quả trong việc quản lý và khai thác vốn tri
thức cũng như hiệu quả ứng dụng vốn tri thức của nhân viên nhằm nâng cao kết quả
thực hiện công việc.
Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu này này góp phần vào sự hiểu biết của các
doanh nghiệp về ảnh hưởng của hệ thống quản trị tri thức đến kết quả thực hiện
công việc của người lao động.
Keywords: Kết quả thực hiện công việc, Hệ thống quản trị tri thức.


ABSTRACT
Reason to choose the study: Coupled with the development and wide use of
the internet and information technology in recent years, knowledge is increasingly
at the heart of modern enterprises, and managers are faced with the challenge of
optimizing the integration of organizational resources to ensure effective
development, transmission, and retention of critical knowledge. Thus, as the

resource-based view of knowledge management suggests that firms need to
consider the technology, the people, and the organizational infrastructure when
developing, implementing, and managing knowledge management systems to reap
long-term strategic benefits. Electricity Construction Consulting Joint Stock
Company 3 (EVNPECC3) is providing consulting services to customers with
feasible and most effective solutions for the electric power industry. The most
important asset for EVNPECC3 is people and intellectual capital (including
knowledge, skills and attitudes). By measuring the biggest challenge for
EVNPECC3 is how to manage the intellectual capital of employees who are
working and how to help them enrich that knowledge in the future and thereby
increase business value. That is the reason to choose: "Solutions to improve
knowledge management in order to improve the job performance at EVNPECC3”
Purpose: This study, The author has adopted a combination of two models
of Chin-Fu Ho (2014) and Ra'ed Masa'deh and colleagues (2017) to identify the
main activities of Knowledge management system affects job

performance,

including five: Knowledge creation, knowledge accumulation, knowledge sharing,
knowledge acquisition and knowledge utilization consciousness affects the job
performance. Since then, propose solutions to complete knowledge management to
improve job performance.
Methodology: This study use group interviews to identify components of
knowledge management affecting the job performance at EVNPECC3. Using
descriptive statistical methods from secondary documents to analyze the status of
knowledge management of EVNPECC3. Use a questionnaire to survey.


Findings: This study research and analyze each specific activity to clarify
the status of knowledge management at EVNPECC3. Summarizing the achieved

results as well as the remaining limitations in knowledge management activities at
EVNPECC3, as a basis for proposing solutions to improve knowledge management
at EVNPECC3. Since then, the knowledge management system of EVNPECC3 has
become more and more perfect and effective in managing and exploiting knowledge
capital as well as the efficiency of knowledge capital application of employees to
improve implementation results. task.
Conclusions and implications: This study contributes to the understanding
of companies about the impact of knowledge management systems on the job
performance.
Keywords: Job performance, Knowledge management


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức ngày càng được coi là một công cụ sống còn trong môi trường năng
động và cạnh tranh (Laudon, 2000). Do đó, có nhu cầu cấp bách trong mọi tổ chức
chuyên sâu về kiến thức để kiến thức được quản lý tốt để đối phó với những thiếu
sót phát sinh từ sự phân bố kiến thức không đồng đều chung trong các tổ chức này.
Điều này được lặp lại bởi Nissen (2004, trang 186), người nhấn mạnh rằng ''Luồng
kiến thức hiệu quả là rất quan trọng đối với hiệu suất doanh nghiệp''. Mặc dù vai
trò của kiến thức được đánh giá rất quan trọng, nhưng nó thường không được quản
lý một cách có hệ thống, và sự đóng góp của nó cho sự thành công vững chắc
thường bị bỏ qua. Một số các công ty vẫn chưa có niềm tin rằng việc đầu tư vào các
quy trình quản trị tri thức có đủ khả năng thúc đẩy kinh doanh của họ tạo ra lợi
nhuận tài chính tương xứng.
Hoạt động quản trị tri thức đóng vai trò to lớn trong các hoạt động sáng tạo, cải
tiến và làm tuôn trào những ý tưởng trong hoạt động sản xuất. Nó giúp gia tăng
doanh thu từ đó góp phần gia tăng giá trị cho Doanh nghiệp. Hoạt động quản trị tri

thức cũng đóng góp gia tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp bởi những
hoạt động tạo tri thức, chia sẻ tri thức và những nỗ lực của họ trong các hoạt động
này được động viên, khen thưởng đúng đối tượng, kịp thời.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 3 (EVNPECC3) là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên môn sâu là một trong những đơn vị sử
dụng vối tri thức chuyên môn nhằm cung cấp và tư vấn cho khách hàng các giải
pháp trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn xây dựng liên quan đến các công trình nguồn
và lưới điện cụ thể: Các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, đường dây tải điện,
trạm biến áp, công trình năng lượng tái tạo và các công trình công nghiệp khác.
Công ty đã và đang thực hiện những mục tiêu chiến lược nhằm gia tăng vị thế của
Công ty với Tầm nhìn: "EVNPECC3 sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết
kế, xây dựng công trình năng lượng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng uy tín, chuyên
nghiệp tại Việt Nam và khu vực" và với Sứ mệnh "EVNPECC3 cung cấp các giải


2

pháp xây dựng hiệu quả và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp với đội ngũ có
năng lực cao, tinh thần đồng đội, góp phần phát triển kinh tế đất nước".
Từ nhiệm vụ chính của EVNPECC3 là cung cấp các dịch vụ cho khách hàng
bằng những giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất, với Công ty sử dụng vốn
tri thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì có thể thầy được tài sản quan trọng
nhất đối với EVNPECC3 là con người và vốn trí tuệ (bao gồm kiến thức, kỹ năng
và thái độ). Do đo thách thức lớn nhất đối với EVNPECC3 là làm thế nào để quản
lý vốn trí tuệ của những con người đang làm việc tại Công ty mình và làm sao giúp
họ làm giàu thêm vốn kiến thức đó trong tương lai và từ đó gia tăng giá trị doanh
nghiệp, gia tăng doanh thu. Nhìn vào Bảng 0.1. có thể thấy doanh thu của
EVNPECC3 qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2015 tăng 22%; năm 2016 tăng 17%,
năm 2017 tăng 30%, năm 2017 đột biến tăng gấp 2 lần so với năm 2016.
Bảng 0.1: Bảng tổng hợp so sánh doanh thu và chi phí năm 2015 -2017

Năm 2015
Số tiền
tỷ lệ %
(Trđ)
15/14

Năm 2016
Số tiền tỷ lệ %
(Trđ)
16/15

Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

260.715

122,11

307.540

117,96 400.545

130,24

Giá vốn hàng bán

202.678

128,95


237.153

117,01 316.448

133,44

Lợi nhuận thuần

13.969

83,92

15.581

111,53

17.691

113,55

Lợi nhuận sau
thuế

10.480

82,07

12.897


123,06

13.961

108,25

Nội dung

Năm 2017
Số tiền tỷ lệ %
(Trđ)
17/16

(Nguồn: Báo cáo nội bộ EVNPECC3)
Tuy nhiên, cũng ở Bảng 0.1 cũng có thể thấy chi phí giá vốn cũng tăng theo tỷ lệ
tăng của doanh thu, cụ thể: Chi phí giá vốn năm 2015 tăng 28%; năm 2016 tăng
17% và năm 2017 tăng 33%. Đặc biệt chi phí giá vốn năm 2017 tăng cao hơn tỷ lệ
tăng doanh thu đến 3%. Đó là lý do làm tỷ lệ lợi nhuận không thể gia tăng hơn mặc
dù doanh thu tăng, cụ thể năm 2015 lợi nhuận thấp hơn năm 2014 chỉ đạt 83%;
Năm 2016 lợi nhận tăng 11% và năm 2017 cũng tăng hơn 11%. Như vậy có thể
thấy mặc dù doanh thu tăng nhưng tỷ lệ chi phí cũng tăng nhanh và bằng mức độ


3

tăng doanh thu. Thêm vào đó, ngoài chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận EVNPECC3
với chiến lược 5 năm giai đoạn 2013 – 2017 với mục tiêu tăng trưởng doanh thu
bình quân đầu người tăng từ 15% đến 25% mỗi năm, nhưng kết quả đạt được không
như mục tiêu chiến lược đặt ra cho giai đoạn này xem chi tiết Bảng 0.2.
Bảng 0.2: Bình quân tăng trưởng doanh thu trên đầu người năm 2015 -2017

Năm

Nội dung
Doanh thu kế hoạch (tỷ đồng)
Doanh thu thực hiện (tỷ đồng)
Số lượng nhân viên (người)
DTKH/đầu người (tỷ đồng/người)
DTTH/đầu người (tỷ đồng/người)
Tăng trưởng DTKH/đầu người (%)
Tăng trưởng DTTH/đầu người (%)

2015
2016
2017
215
245
267
216,21
253,92
267
508
514
503
0,42
0,48
0,53
0,43
0,49
0,53
19

13
11
17
16%
7
(Nguồn: Báo cáo nội bộ EVNPECC3)

Trên những báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo năng suất lao động của
người lao động được đánh giá chưa đạt theo mục tiêu chiến lược đặt ra, Ban Giám
đốc đã có những công tác điều tra, tìm hiểu những nguyên nhân đã làm cho chi phí
tăng và năng suất lao động chưa đạt theo mục tiêu chiến lược. Từ các báo cáo, Ban
Giám đốc đã thấy được một vài nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất của người
lao động không thể hiệu quả, chi phí giá vốn tăng. Bằng các báo cáo sản phẩm lỗi
giai đoạn 2015-2017 ở bảng 0.3., Ban Tổng giám đốc thấy xu hướng sản phẩm lỗi
tăng rất cao.
Bảng 0.3: Bảng thống kê sản phẩm lỗi sản phẩm
Năm
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017

Nội dung
Sản phẩm
(hồ sơ thiết kế)
1007
779
794

Số lỗi


Tỷ lệ Lỗi/SP (%)

236
23,44
248
31,84
476
59,95
(Nguồn: Báo cáo nội bộ EVNPECC3)


4

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân của việc các sản phẩm lỗi của giai đoạn 20152017, có thể thấy tập trung những lỗi về các công tác dự toán tính toán chi phí thiết
kế, thiết kế bị điều chỉnh làm đi làm lại nhiều lần làm trễ tiến độ với khách hàng.
Thứ nhất, Kỹ sư thiết kế dùng số liệu thô cho thiết kế ban đầu, trong một số trường
hợp khi có hồ sơ khảo sát hoàn chỉnh không kịp cập nhật; Thứ hai, không đủ thời
gian và nhân lực để vừa đáp ứng tiến độ công việc vừa thực hiện nghiêm túc công
tác kiểm tra nội bộ; Thứ ba, thiếu thời gian dành cho công tác nghiên cứu, cụ thể để
đáp ứng yêu cầu thiết kế thì đòi hỏi rất nhiều về kiến thức chuyên môn rộng, nhiều
nội dung đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu; đòi hỏi người thiết kế phải nghiên cứu: các
quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, văn bản pháp quy và cập nhật liên tục khi có thay
đổi; Thứ tư, người thiết kế khi sử dụng phần mềm thiếu kiểm tra đánh giá số liệu
đầu vào và cũng như kết quả đầu ra; Thứ năm, Kỹ sư thiết kế trẻ còn thiếu kiến thức
đọc, hiểu các ghi chú trong bản vẽ thiết kế, người kiểm tra thực hiện kiểm tra chưa
đầy đủ.
EVNPECC3 là doanh nghiệp sử dụng vốn tri thức để cung cấp dịch vụ tư vấn
giải pháp khả thi đến khách hàng. Dịch vụ cung cấp đến khách hàng còn lỗi và xu
hướng gia tăng nguyên nhân chủ yếu từ việc số liệu thiếu cập nhật, tiến độ trễ, thiếu
tài liệu để nghiên cứu và cập nhật kiến thức. Qua đó có thể thấy các hoạt động quản

trị tri thức trong EVNPECC3 chưa hiệu quả, cụ thể: Với hoạt động chia sẻ tri thức:
thái độ đối với hợp tác trong dự án chưa tốt nên dữ liệu cung cấp chưa đồng nhất,
việc tuân thủ một số công đoạn trong quy trình sản xuất bị bỏ sót, một số dự án bị
lỗi chưa được đúc kết và phổ biến đến người lao động; Với hoạt động lưu trữ kiến
thức: thiếu khả thi trong hoạt động truy cập, khai thác cũng như cập nhật, hoặc cách
thức lưu trữ khó tìm kiếm; Và với hoạt động ứng dụng tri thức và tiếp thu tri thức:
còn những bất cập nên còn sai sót trong sản xuất trong quá trình vận dụng tri thức
đã tiếp thu trong thiết kế chưa hiệu quả ngay từ ban đầu phải làm đi làm lại nhiều
lần làm tốn năng suất và chi phí khắc phục.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy, trong lĩnh vực tư vấn thiết kế tài sản
quan trọng nhất là với kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp tác của người kỹ sư trong


5

EVNPECC3 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của
EVNPECC3 thông qua xây dựng cho mình một năng lực ứng phó với sự thay đổi
của môi trường, năng động trong hoạt động sáng tạo và nâng cao kỹ năng, năng lực
cũng như làm giàu kiến thức cho người lao động tăng năng suất lao động. Từ đó
nâng cao năng lực đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế cho EVNPECC3, đặc biệt là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thì việc tích lũy vốn tri thức, chia sẻ
tri thức cũng như khai thác vốn trí là hoạt động rất quan trọng. Đó chính là lý do
tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng
cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng
điện 3 (EVNPECC3)” nhằm phát hiện ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp
trong công tác quản trị tri thức tại EVNPECC3 để từ đó xây dựng các giải pháp và
kế hoạch chi tiết cho việc hoàn thiện công tác này nhằm nâng cao kết quả công việc
của nhân viên và từ đó phát triển đội ngũ nhân lực và cũng gián tiếp gia tăng hiệu
quả hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh của EVNPECC3.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính là đề xuất được giải pháp hoàn thiện công tác quản
trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại
EVNPECC3.
Để thực hiện được điều này thì cần phải thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
-

Xác định các yếu tố thành phần của quản trị tri thức ảnh hưởng đến kết quả
công việc của nhân viên.

-

Phân tích thực trạng của các thành phần của quản trị tri thức này ảnh hưởng
đến kết quả công việc của nhân viên tại EVNPECC3.

-

Để xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết
quả thực hiện công việc của nhân viên tại EVNPECC3.

Từ đó có được nhận định ưu điểm và hạn chế của hệ thống quản trị tri thức hiện
hữu của EVNPECC3 để làm cơ sở xây dựng các giải pháp khả thi nhằm nâng cao
kết quả công việc của nhân viên và gián tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.


6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các thành phần của quản trị tri thức và kết quả thực hiện

công việc của nhân viên tại EVNPECC3.
Đối tượng khảo sát: Người lao động trong EVNPECC3.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3)
Thời gian tháng 06/2018 – 12/2018
Các số liệu thứ cấp dùng để phân tích thực trạng từ năm 2015 đến năm 2017.
Các số liệu sơ cấp khảo sát từ tháng 6/2018 đến hết tháng 12/2018.
Giải pháp xây dựng được áp dụng đến năm 2020.
4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể như sau:
Phỏng vấn nhóm tập trung được thực hiện phỏng vấn thông qua thảo luận với
các lãnh đạo để xác định các thành phần của quản trị tri thức ảnh hưởng đến kết quả
thực hiện công việc của nhân viên tại EVNPECC3. Đồng thời điều chỉnh thang đo
cho phù hợp với thực tế của EVNPECC3. Phương pháp này cũng được sử dụng để
xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức của Công ty.
Đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê trong quá trình thực hiện phân tích,
thống kê mô tả từ các tài liệu thứ cấp như báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo
hoạt động nhân sự và các báo cáo khác liên quan được thu thập từ năm 2015 đến
năm 2017 nhằm phân tích thực trạng về hoạt động quản trị tri thức của EVNPECC3.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm kiểm định độ tin

cậy Cronbach’s Alpha thông qua bảng khảo sát được thu thập qua bảng câu hỏi
khảo sát định lượng. Phiếu hỏi được thu thập qua nhiều kênh khác nhau như: email
và trực tiếp qua mạng lưới nội bộ của EVNPECC3.
5.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài phân tích, đánh giá về thực trạng của hoạt động quản trị tri thức ảnh

hưởng đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên, từ đó thấy được những điểm


7

mạnh, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc công việc của nhân viên chưa đạt hiệu
quả thông qua kết quả khảo sát về kết quả thực hiện công việc của nhân viên và các
số liệu thứ cấp tại EVNPECC3. Đó là cơ sở khoa học và khách quan cho các nhà
quản trị hoàn thiện công tác quản trị tri thức tại EVNPECC3 cải thiện công tác
quản trị vốn tri thức và làm giàu kho tàng tri thức cho EVNPECC3, cho người lao
động làm tiền đề cho các hoạt động quản lý, khai thác, tích lũy cũng như chia sẻ tri
thức trong EVNPECC3.
6.

Kết cấu luận văn
Cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến quản trị tri thức và kết quả thực hiện

công việc
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị tri thức tại Công ty cổ phần
Tư vấn xây dựng điện 3
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tri thức nhằm nâng cao kết
quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

Phụ lục


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.1. Trí thức và quản trị tri thức
1.1.1. Khái niệm và phân loại tri thức
Khái niệm tri thức
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tri thức. Năm 1998, trong nghiên của
mình, Davenport và cộng sự, coi tri thức là một tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá
trị, thông tin và sự hiểu biết mà có thể giúp cá nhân đánh giá và thu nhận thêm kinh
nghiệm và thông tin mới. Hay tri thức là sự pha trộn của kinh nghiệm, các giá trị và
thông tin theo ngữ cảnh. Như vậy, trong một tổ chức tri thức không chỉ được thể
hiện trong các văn bản và tài liệu mà còn hiện diện trong các thủ tục, quy trình,
nguyên tắc và các thông lệ. Tương tự Davenport và cộng sự, (1998), Bender và
cộng sự (2000) định nghĩa tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay
kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục và đúc kết kinh nghiệm.
Cũng có nghiên cứu coi tri thức là trạng thái của nhận thức, đối tượng, quy trình,
điều kiện truy cập thông tin hay khả năng của con người (Champika và cộng sự,
2009).
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về tri thức, nhưng đều có chung
nhận định: Tri thức là kiến thức và kỹ năng. Những kiến thức và kỹ năng có thể tồn
tại dưới dạng dữ liệu, thông tin, kiến thức thu nhận từ quá trình đào tạo hay kinh
nghiệm đúc kết được từ thực tiễn.
Phân loại tri thức
Dựa trên nhiều quan điểm khác nhau sẽ có những cách phân loại khác nhau.
Sự khác nhau của các loại tri thức này bằng nguồn từ môi trường bên ngoài và môi
trường bên trong của tổ chức, chúng có các tương tác và theo các cách khác nhau,

chúng kết hợp một cách đa dạng để sáng tạo nên những nguồn tri thức mới (Chu
Keong Lee; Schubert Foo; Dion Goh, 2006).
Tri thức cho dù là ẩn hay hiện đều là tri thức của cá nhân hoặc tri thức của tổ
chức. Khác với các nghiên cứu của Grant (1996); Boisot (1998); Choo (2002) và


9

Berg (2012), nghiên cứu của Kogut và cộng sự (1992); Cook và cộng sự (1999) chia
tri thức làm hai loại: tri thức cá nhân và tri thức nhóm. Trong đó tri thức cá nhân đề
cập đến các tri thức do các cá nhân làm chủ. Tri thức nhóm là loại tri thức được các
cá nhân chia sẻ chung trong nhóm. Các tác giả còn cho rằng, một trong những hình
thức phổ biến nhất của tri thức nhóm là tri thức tổ chức. Tri thức tổ chức là việc một
tổ chức tạo lập, chia sẻ tri thức, đồng thời đưa những tri thức này vào sản phẩm,
dịch vụ và hệ thống của tổ chức. Tri thức tổ chức cũng có thể hiểu là nguyên tắc
hoạt động, công nghệ sản xuất, cơ sở dữ liệu thông tin, bí quyết kinh doanh, tận
dụng các lợi thế cạnh tranh (Kogut và cs 1992).
Tóm lại, các nghiên cứu chia tri thức thành các loại khác nhau, nhưng phổ
biến là chia 2 loại sau: Tri thức hiện và tri thức ẩn. Tri thức hiện: là tri thức được hệ
thống hoá trong các văn bản, tài liệu hoặc báo cáo, chúng có thể được chuyển tải
trong những ngôn ngữ chính thức và có hệ thống. Tri thức ẩn: là tri thức không thể
hoặc rất khó được hệ thống hoá trong các văn bản, tài liệu. Các tri thức này là bản
thân các cá nhân, gắn liền với một bối cảnh và công việc cụ thể. Mặc dù khó hình
thành và hệ thống hoá trong các tài liệu, văn bản, nhưng tri thức ẩn lại có tính vận
hành cao trong bộ não của con người. Mỗi cá nhân đều có tri thức ẩn và tri thức
hiện khác nhau nhưng nhà quản trị cần có chính sách để vừa khuyến khích phát
triển tri thức cá nhân vừa tích hợp tri thức cá nhân thành tri thức tổ chức. Hai quá
trình chuyển hóa tri thức cá nhân thành tri thức tổ chức cần thực hiện một cách đồng
thời và liên tục.
1.1.2. Quản trị tri thức

Quản trị tri thức là một khái niệm mới và hiện còn nhiều tranh luận giữa các
nhà nghiên cứu. Lý do cho những định nghĩa khác nhau về quản lý tri thức có thể là
do quản trị tri thức được nhìn nhận khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, phương pháp
và cấu trúc của tổ chức (Chang và Lee, 2007). Một số khái niệm về quản trị tri thức
được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:
Quản trị tri thức là tập hợp các hoạt động mà tổ chức áp dụng để sáng tạo,
lưu trữ, sử dụng và chia sẻ tri thức (Probst và cộng sự, 2000), nhận được thông tin


10

chính xác cho đúng người vào đúng thời điểm, và giúp mọi người tạo ra kiến thức
chia sẻ và hành động dựa trên thông tin theo những các đã chứng minh được sẽ cải
thiện hiệu suất làm việc.
Trung tâm Năng suất và chất lượng Hoa kỳ - trích dẫn bởi Serban và Luan
(2002, trích trong Nguyễn Hưu Lam, 2007) định nghĩa quản lý tri thức là một quá
trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, chuyển tải những thông tin và tri
thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện mình.
Tóm lại, quản trị tri thức là quá trình thông qua đó mà tổ chức rút ra giá trị từ
tài sản trí tuệ của họ (Kaplan, 1988) thu thập, chia sẻ, phổ biến và thực hiện cả hai
dạng tri thức ẩn và tri thức hiện bên trong và bên ngoài ranh giới của tổ chức với
mục đích đạt được mục tiêu tập thể một cách hiệu quả nhất (Magnier-Watanabe và
Senoo, 2008, trích trong Nonaka và cộng sự, 2008).
Để thành công trong quản trị tri thức, Ghosh và Scott (2007) phân chia các
yếu tố thành công quan trọng vào hai nhóm như năng lực cơ sở hạ tầng và năng lực
quá trình. Trong năng lực cơ sở hạ tầng bao gồm cấu trúc, công nghệ, tổ chức và
các tài sản văn hoá; Còn trong năng lực quá trình bao gồm các thành phần thu thập
tri thức, chuyển đổi tri thức và ứng dụng tri thức vào các yếu tố chủ yếu.
Theo Lee và cộng sự (2005), quá trình quản trị tri thức bao gồm năm (05)
hoạt động cơ bản: sáng tạo tri thức (Knowledge Creation), tích luỹ tri thức

(Knowledge Accumulation), chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing), sử dụng tri thức
(Knowledge Utiliztion), và tiếp thu tri thức (Knowledge Internalizion).
Tóm lại, quản trị tri thức có thể được có năm (05) thành phần chính: thu
nhận tri thức, chia sẻ tri thức, sáng tạo tri thức, tích lũy tri thức và ứng dụng tri thức.
Mặc dù trong các thành phần này, ở một mức độ nào đó, có liên quan và chồng chéo
nhau, và được liên kết theo quy trình, chúng có thể phân biệt riêng biệt bởi các hình
thức khác nhau.
1.2.
1.2.1.

Các nghiên cứu có liên quan về hệ thống quản trị tri thức:
Mô hình nghiên cứu của Chin-Fu Ho (2014):


×