BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ THỊ LỆ DIỄM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ THỊ LỆ DIỄM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Tác giả đề tài
năm 2019
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTACT
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: .............................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ..........................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................2
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: ..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM ..................................................................................................4
1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng.....................................................................4
1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng ....................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .....................................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng .................................................................5
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .......................5
1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết nền
kinh tế .....................................................................................................................5
1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài sản
cố định .....................................................................................................................6
1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .......7
1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông
tiền tệ
.....................................................................................................................7
1.2. Tăng trưởng tín dụng: ........................................................................................8
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng ......................................................................8
1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng: ................................................................8
1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng: ................................................10
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô: ..........................................................................................10
1.3.1.1. Tăng trưởng GDP: ......................................................................................10
1.3.1.2. Lạm Phát ....................................................................................................10
1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa ....................................................................................10
1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng: ........................................................................11
1.3.2.1. Huy động vốn .............................................................................................11
1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu ..........................................................................................11
1.3.2.3. Nợ xấu ........................................................................................................11
1.3.2.4. Thanh khoản ...............................................................................................12
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng
và mô hình nghiên cứu đề xuất: ..............................................................................13
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................13
1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài: ..................................................13
1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước: ...................................................14
1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................16
1.5 Tóm tắt chương 1 ..............................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM ...........................................................18
2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .............18
2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: .....................18
2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu: .................................................................................20
2.2. Thực trạng ........................................................................................................20
2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô .................................................................................20
2.2.1.1. Tăng trưởng GDP .......................................................................................20
2.2.1.2. Lạm phát .....................................................................................................21
2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa ....................................................................................22
2.2.2. Thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............23
2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng..................................................................................23
2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP .............................................................................24
2.2.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản ...................................................................25
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu................................................................................................26
2.3 Tóm tắt chương 2 ..............................................................................................27
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ......................28
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................28
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................33
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................33
3.3.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................33
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và các kiểm định thực hiện ................................34
3.4 Tóm tắt chương 3 ..............................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................37
4.1. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng Thương
mại cổ phần Việt Nam.............................................................................................37
4.2. Phân tích dữ liệu ...............................................................................................40
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................................40
4.2.2 Phân tích tự tương quan .................................................................................41
4.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ..................................................................41
4.3.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects
model, Random effects model.................................................................................43
4.3. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................47
4.4. Tóm tắt chương 4: ..............................................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................50
5.1. Kết luận ............................................................................................................50
5.2. Giải pháp ..........................................................................................................52
5.2.1. Về phía ngân hàng thương mại: ....................................................................52
5.2.2. Về phía ngân hàng Nhà Nước .......................................................................53
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..........................................54
5.4 Tóm tắt chương 5 ..............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN
Chi nhánh
NHTM
Ngân hàng thương mại
TMCP
Thương mại cổ phần
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
TP HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng
Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm
Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát (%)qua các năm
Hình 2.4. Lãi suất danh nghĩa qua các năm của Việt Nam
Hình 2.5. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và tăng
trưởng GDP
Hình 2.6. Tỷ lệ dư nợ/GDP của Việt Nam qua các năm
Hình 2.7. Dư nợ tín dụng/tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam
Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2. Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.3. Tổng tài sản các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP qua các năm
Bảng 4.5: Kết quả phân tích tự tương quan của các biến
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với
nhau
Bảng 4.8: Phân tích hồi quy theo Pooled Regression
Bảng 4.9: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model
Bảng 4.10: Phân tích hồi quy theo Fixed effects model
Bảng 4.11: Phân tích hồi quy theo Random effects model
Bảng 4.12: Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized
Least Square (GLS)
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng nhằm tìm hiểu các
yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Sử dụng biến phụ thuộc đại
diện cho tăng trưởng tín dụng, các biến độc lập được sử dụng bao gồm các yếu tố
nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô. Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài
chính của 15 ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
và dữ liệu vĩ mô được thu thập từ ADB Indicator và Tổng Cục Thống kê. Bài
nghiên cứu tìm ra mối quan hệ cùng chiều của các biến tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP đối với tăng
trưởng tín dụng và mối quan hệ ngược chiều của các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ
lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng.
ABSTACT
Applying the regression model on panel data, this paper is the analysis of the
factors affecting on bank credit growth.The dependent variable represents the credit
growth, while the independent ones represent internal bank and macro factors.
Banking data were accumulated from the financial statements covering 2011 to
2017 section of 15 Vietnamese Joint Stock Commercial Banks. On the other hand,
macro data were collected from ADB Indicator and General Statistics Office.Taking
credit growth as an axis, this paper aims to manifest the multilateral relationship
betweenit and deposit rate, bad debt rate, capital ratio, liquidity rate, nominal
interest rate, GDP growth, as well as the inverse correlation with bank scale variable
and inflation rate.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vai trò của tín dụng ngân hàng
là không thể phủ nhận. Đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn hệ thống ngân hàng
cung ứng cho nền kinh tế đạt 64,6%. Khu vực ngân hàng tiếp tục là kênh cung ứng
vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại, vì tín dụng tăng trưởng một cách
hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Vì vậy,việc đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng là cần thiết, giúp các
ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng phù hợp, có tác động hiệu
quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng.
Đó là lý do, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Các yếu tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của mình
nhằm góp phần tìm ra cơ sở thúc đây hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Nghiên
cứu cung cấp cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về tăng trưởng tín dụng tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam để tìm ra chính sách tín dụng thích hợp, để cung cấp
được nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cho
vay cá nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Về khía cạnh lý luận: Nghiên cứu phân tích tổng quát về tăng trưởng tín
dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam qua đó làm rõ lý luận về tăng trưởng tín
dụng. Vai trò của việc tăng trưởng tín dụng đối với kết quả kinh doanh của ngân
hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Phân tích các yếu tố và các chỉ tiêu tác động đến tăng trưởng tín dụng tại
ngân hàng TMCP Việt Nam
2
Về khía cạnh thực tiễn: Nghiên cứu xu hướng tác động của một số yếu tố đến
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Qua đó
đề xuất một số kiến nghị đến các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Luận văn trả lời câu hỏi chính: “Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam và mối quan hệ tác động là cùng chiều hay
ngược chiều? Từ đó nên vận dụng các chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam.”
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác
động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
-
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn: 2011- 2017. Đây là giai đoạn
ngân hàng TMCP Việt Nam gặp khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành
công bước đầu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tác gỉa sử dụng phương pháp tổng hợp, hống kê, phân tích để sử lý số liệu
kết hợp đồ thị, bảng biểu minh họa.
Ngoài phương pháp định tính, tác giả còn kết hợp phương pháp định lượng
bằng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và tăng
trưởng tín dụng. Các yếu tố tác giả xem xét được phân thành hai nhóm: nhóm các
yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô. Theo đó, trong nghiên
cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương trình như sau
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit +
β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit
3
Trong đó:
- LGRit : Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam, là biến phụ
thuộc.
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t
- β0 : là hệ số chặn
- β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy
- εit là sai số
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Việt
Nam.
Chương 3: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân
hàng TMCP Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM
1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể
khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà
doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động
vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng
ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt thời
hạn khoản vay. Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều
kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chủ thể tham gia
trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân
cư.
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng
tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền
kinh tế. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài
sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định.
Tín dụng ngân hàng dựa trên lòng tin. Một khoản tín dụng phát sinh dựa trên
niền tin của ngân hàng sẽ thu hồi được gốc lãi đúng thời hạn.
Ngân hàng với vai trò là một trung gian tài chính đòi hỏi khoản cấp tín dụng
ngân hàng phải có thời hạn nhất định để hoàn trả lại vốn huy động.
5
1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng
Một là, cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định
Đây là nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng. Trong thời gian nhất định
như trong thỏa thuận, người vay phải hoàn trả gốc và lãi vay để đảm bảo uy tín và
hoạt động của ngân hàng.
Hai là, cho vay tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo.
Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản, hàng hóa trong kho, bảo lãnh, uy tín
của doanh nghiệp,…. Giá trị đảm bảo là cơ sở của khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế
rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ba là, cho vay có mục đích, theo phương án thỏa thuận từ trước (theo hợp
đồng đã ký kết).
Trong quan hệ tín dụng, khách hàng phải trình bày phương án, biện pháp, cơ
sở thực hiện phương án kinh doanh có lợi nhuận và ngân hàng thẩm định. Hợp đồng
tín dụng thể hiện rõ mục đích vay, thời gian sử dụng vốn. Trong đó ngân hàng giám
sát chặt chẽ sử việc sử dụng món vay theo đúng mục đích, phương án vay.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.3.1. Tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế và điều tiết
nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng cũng góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển
về mặt vốn của công ty cổ phần.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng làm biến đổi điều kiện sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh tế theo hướng tối ưu, góp phần làm cho
chu kỳ vận động của tiền tệ rút ngắn về thời gian, nâng cao vòng quay của tiền tệ.
6
Tín dụng ngân hàng góp phần chống lạm phát tiền tệ. Tín dụng là động lực
góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Nhà nước có thể tập trung vốn tín dụng thông qua ngân hàng để đầu tư phát
triển nông nghiệp, thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa biến nền nông nghiệp
lạc hậu tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên cơ sở vật chất hiện
đại.
Thông qua nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay trên cơ sở hoàn trả vốn
và có lãi để các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành
phần kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được những thất thoát vốn đầu tư trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
1.1.3.2. Góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài
sản cố định
Trong điều kiện sản xuất nhỏ, khi mà các kênh tài trợ vốn cho nền kinh tế
như ngân sách, vốn tự tích lũy còn những hạn chế nhất định thì tín dụng trung và
dài hạn của ngân hàng cho các doanh nghiệp còn có ý nghĩa là nuôi dưỡng thị
trường tín dụng cho ngân hàng mở rộng tín dụng ngắn hạn và các dịch vụ ngân hàng
khác.
Nhu cầu về tín dụng trung và dài hạn trong thực tế tập trung từ các khách
hàng doanh nghiệp là chủ yếu. Họ tạo lập mối quan hệ tín dụng đối với ngân hàng
dưới hình thức này nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng
khả năng sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định. Đối với
doanh nghiệp, tài sản cố định là tư liệu sản xuất chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong
tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh… Do đó, việc coi
trọng tài sản cố định là rất cần thiết, là một áp lực đối với sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.
7
Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị tài sản cố định thường cao, nó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tiến hành tích lũy trong khoảng thời gian khá dài mới có đủ khả
năng về tài chính. Khó khăn về sự thiếu hụt tạm thời vốn cố định này của doanh
nghiệp có thể được tài trợ bởi các nguồn vốn khác, nhưng tín dụng ngân hàng trung
và dài hạn là một trong những nguồn vốn tốt nhất.
Thông qua tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thương mại đã giúp các
doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị…
nâng cao giá trị sản lượng, trang bị mới thiết bị cơ sở vật chất có tính năng hiện đại,
nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động… Góp phần quan trọng giúp
doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: lợi nhuận, an toàn và phát triển không
ngừng.
1.1.3.3. Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Dựa trên các nguyên tắc tín dụng, ngân hàng liên tục kiểm tra quá trình sử
dụng vốn. Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3.4. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu
thông tiền tệ
Tín dụng ngân hàng tạo thêm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Vì thông
thường tín dụng ngân hàng được sử dụng sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết vốn
tự có và các nguồn vốn khác. Nếu không có tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp khó
nắm bắt cơ hội đầu tư do thiếu vốn.
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng thêm năng lực tài chính
và do đó tạo khả năng tăng sức mạnh trong cạnh tranh, vươn lên tồn tại và phát triển
trên thương trường. Tín dụng ngân hàng là công cụ của nhà nước được sử dụng để
điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế.
8
1.2. Tăng trưởng tín dụng:
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng tín dụng
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã đề cập tăng trưởng là
khái niệm đo lường sự tăng thêm về giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng tiền cho
các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước. Chẳng hạn, tổng dư nợ cho
vay của năm ngoái là 100 tỷ đồng, năm nay là 130 tỷ đồng thì tăng trưởng tín dụng
năm nay là 30%.
Tăng trưởng tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền ra nền kinh tế tăng
lên, dẫn đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có nhiều nguồn vốn hơn để đầu tư,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước. Và ngược lại,
khi tăng trưởng tín dụng giảm sẽ khiến dòng tiền cung ứng cho nền kinh tế bị thu
hẹp lại, khiến cho tổng cung giảm, nếu không đáp ứng được lượng cầu vốn sẽ gây
khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tăng trưởng tín dụng là một hình
thức mở rộng lượng tiền trong lưu thông, mà ở đây là các bút tệ do các ngân hàng
thương mại tạo ra. Với đặc điểm liên hệ mật thiết với mức cung tiền trong nền kinh
tế như vậy, tăng trưởng tín dụng có những tác động hoặc là trực tiếp, hoặc là gián
tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước.
1.2.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng:
Ngày nay ngân hàng đã trở thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành
của nền kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, được biểu hiện
qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, nó có ý nghĩa khá quan trọng (Phạm Thị Hồng Ly,
2013).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất và xã hội
phát triển. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng góp phần tài trợ cho các doanh
nghiệp, tố chức kinh tế bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, hay mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới
tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đẩy
9
nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế được toàn cầu
hóa hiện nay, một quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, do đó tín
dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng, giúp cho
việc liên kết chuyển giao công nghệ, trao đổi giữa các nước trên thế giới được
nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian phát triển. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng
gia tăng làm lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nếu như nguồn vốn này được vận
hành theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra lực lượng sản xuất.
Tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của quá trình tích tụ và tập trung. Tín dụng
ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn lớn, đầu tư vào các
công trình, dự án lớn, hiệu quả cao. Đồng thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
cũng nhờ tín dụng ngân hàng mà có khả năng mở rộng sản xuất, rút ngắn được thời
gian tích lũy vốn. Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh
tế nhận được nguồn vốn làm cơ sở để tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp và tổ chức này ngày càng lớn
mạnh dần lên. Còn các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi dẫn đến phá sản, từ đó
liên kết với nhau, tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn. Như vậy, tín
dụng ngân hàng đã giúp cho quá trình tập trung sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tình hình điều hòa nguồn vốn hiệu
quả, điều hành chính sách tiền tệ, phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối lại vốn hiệu quả,
giúp dịch chuyển vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu
quả hơn, góp phần làm tốc độ luân chuyển hàng hóa và trao đổi tăng lên, tạo sự phát
triển đồng đều trong các ngành. Bên cạnh đó, thông qua các ưu đãi tín dụng và các
định hướng tín dụng chung, chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển
các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kỳ… do vậy đã
kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, miền, ngành trọng điểm
trong diện ưu tiên của chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát
triển cân đối trong cả nước.
10
1.3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng:
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô:
1.3.1.1. Tăng trưởng GDP:
GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng
cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu
tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh
tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nợ xấu của ngân hàng
tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng.
1.3.1.2. Lạm Phát
Trong nền kinh tế có lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ bị giảm khiến người
dân không còn tin tưởng vào việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy huy động vốn
trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp. Vì vậy
mà nguồn vốn dành cho hoạt động cấp tín dụng bị hạn chế. Thêm vào đó, lạm phát
cao khiến lãi suất huy động tăng cao để bù đắp lạm phát và thu huy nguồn tiền gửi
dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, điều nảy làm giảm nhu cầu tín dụng của các cá
nhân cũng như tổ chức do chi phí lãi tăng cao. Vì vậy, có thể thấy, CPI có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
1.3.1.3. Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất tác động trực tiếp đến khối lượng tiền lưu thông. Là một trong
nhưng công cụ giúp ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt.
Lãi suất danh nghĩa được theo dõi chi tiết và chặt chẽ. Việc tăng hoặc giảm khối
lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động
vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân
hàng.
11
1.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng:
1.3.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn là quá trình ngân hàng nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có
giá…, tiền vay của ngân hàng và các ngân hàng khác. Năng lực huy động vốn của
một ngân hàng là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu
cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Do vậy năng lực huy động vốn của ngân
hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách
hàng, sự phù hợp giữa các kì hạn huy động vốn với các kì hạn cho vay, từ đó ảnh
hưởng tới tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. với đặc thù là của các ngân hàng
thương mahi cổ phần Việt Nam là cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt
động của ngân hàng thương mahi cổ phần thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc
vốn cho hoạt động cấp tín dụng sẽ dồi dào hơn. Vì vậy, tăng trưởng tiền gửi thường
kéo theo tăng trưởng tín dụng.
1.3.2.2. Vốn chủ sở hữu
Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại cổ phần thường được thể
hiện qua nguồn vốn, trước hết là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến
khả năng kinh doanh, thanh khoản và uy tín của ngân hàng. Nhằm đảm bảo hoạt
động ngân hàng an toàn, Ngân hàng Trung ương đã ban hàng rất nhiều quy định về
giới hạn huy động vốn, giới hạn cấp tín dụng. Do đó nếu vốn chủ sở hữu quá nhỏ
ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng ngột ngạt khó tăng trưởng.
1.3.2.3. Nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu cao buộc các ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ xấu và tài sản
thu hồi nợ cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn
chế phát sinh nợ xấu mới. Hệ quả là các tổ chức tín dụng thay vì tăng cấp tín dụng
cho khu vực doanh nghiệp, đã tìm đến kênh trái phiếu chính phủ ngay cả khi mức
lãi suất thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lãi vay trung bình cho doanh nghiệp.
12
Nợ xấu theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là nợ nhóm 3 trở
đi tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu tăng đồng
nghĩa với việc lãi hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu được, ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, nợ xấu tăng
cao làm các khoản trích lập rủi ro dự phòng của ngân hàng cũng tăng, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nợ xấu cao còn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
do không thu hồi được vốn và lãi. Tất cả những tác động này đều làm ảnh hưởng
đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do nợ xấu tác động xấu đến nguồn vốn
kinh doanh của ngân hàng trong đó có nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng đồng
thời làm mất uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Vì vậy,
nợ xấu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng.
1.3.2.4. Thanh khoản
Thanh khoản ngân hàng là khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian và
chi phí thấp nhất. Có một thực trạng ở Việt Nam hiện nay đó là sự lệch pha về kỳ
hạn cho vay và huy động: các ngân hàng lấy vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho
vay dài hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn trên cho vay dài hạn này cao dẫn đến tình trạng mất
thanh khoản của ngân hàng khi các khoản vốn huy động đến hạn trả nợ hoặc khi
ngân hàng không huy động được vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay lớn.
Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không thể thực hiện cho vay
các hợp đồng tín dụng do không đủ tiền để đáp ứng các khoản vay. Vì vậy, thanh
khoản thấp khiến tăng trưởng tín dụng giảm và ngược lại. Khi thanh khoản của
ngân hàng ở mức cao, ngân hàng có nguồn tiền dồi dào để đáp ứng các nhu cầu kinh
doanh trong đó có cấp tín dụng, vì vậy mà tăng trưởng tín dụng cao hơn.
13
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng và mô hình nghiên cứu đề xuất:
1.4.1. Tình hình nghiên cứu
1.4.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Tarimisa và Igan (2007) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng của ngân hàng thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu.
Tác giả tập hợp số liệu của 217 nân hàng thương mại trong các nước mới nổi Châu
Âu giai đoạn 1995- 2004 . Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu
và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng :
các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế như GDP, tính chất sở hữu của ngân
hàng, khả năng thanh khoản và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Crowley J. (2008) Tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và
Trung Á. Tác giả chỉ ra sự khác nhau trong tăng trưởng tín dụng của khu vực tư
nhân ở các quốc gia và ở các nhóm nước. Xem xét một số yếu tố có khả năng làm
tăng tín dụng khu vực tư nhân trong nước bao gồm xuất khẩu dầu từ các nước và
khu vực xung quanh. Phân tích các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng. Tác giả
tìm ra các yếu tố đồng biến như: GDP, biến động giả (Giá trị tuyệt đối của lạm phát
đo bằng đồng tiền của quốc gia), tăng trưởng thương mại và tài khoản vốn.
Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Tác giả tập hợp số liệu của 72
ngân hàng tại 10 quốc gia trọng gia đoạn 1988-2005. Nghiên cứu này đã phân tích
tới các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và đồng biến với biến phụ thuộc bao gồm tính
chất sở hữu của các ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa
lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
P.K.Gupta-Ashima Jain (2010), Mô hình hóa các yếu tố tác động đến vấn đề
cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Tác giả sử dụng mẫu là 24
14
ngân hàng từ năm 2001 đến 2009. Sử dụng Stata 9.2, tác giả tìm ra các yếu tố tác
động như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục đầu tư, chi phí hoạt
động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở rộng chi nhánh.
Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền
kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000- 2010. Tác giả nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng
tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý
nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng
chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng.
Goudong Chen và Yi Wu ( 2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng và
tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi giai đoạn trong và sau khủng hoảng
2008- 2011. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 900 ngân hàng tại 24 quốc gia tại khu
vực Mỹ Latinh, Trung- Đông Âu, Châu Á. Các biến được đề xuất có tác động là: sở
hữu ngân hàng, GDP, thanh khoản, quy mô ngân hàng.
1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Các nhân tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng.
Tác giả sử dụng mẫu là tập hợp 84 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có 5 Ngân
hàng thương mại nhà nước, 16 Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động tại thị
trường Việt Nam. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3
năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đồng biến ở các biến huy động
vốn, thanh khoản và xuất hiện tác động nghịch biến trong biến chênh lệch lãi suất.
Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả tập
trung nghiên cứu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn năm 2008-2013. Các nhân tố tác
động được tác giả chia thành 3 nhóm. Các yếu tố từ phía ngân hàng gồm: quy trình