BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
o0o
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
B
o0o
ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Dương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 3
1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro 3
1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng 4
1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng 4
1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 7
1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng 7
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế 7
1.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng 8
1.2.1 Các yếu tố vĩ mô 8
1.2.1.1 Môi trường kinh tế 8
1.2.1.2 Môi trường pháp lý 9
1.2.2 Các yếu tố vi mô 9
1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay 9
1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay …11
1.3 Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng 12
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 12
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 14
1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 16
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 24
2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu 24
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 24
2.1.2 Quá trình phát triển trong hoạt động kinh doanh 24
2.1.2.1 Trước 2012 25
2.1.2.2 Sau năm 2012 26
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 27
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 27
2.2.2 Hoạt động tín dụng 28
2.2.3 Tổng tài sản – Tổng lợi nhuận 29
2.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu 31
2.3.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NH TMCP Á Châu 31
2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng 31
2.3.1.2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng 32
2.3.1.3 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng 35
2.3.1.4 Chất lượng tín dụng 36
2.3.2 Một số trường hợp rủi ro tín dụng tiêu biểu tại NH TMCP Á Châu 38
2.3.2.1 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco) 38
2.3.2.2 Công ty TNHH Thương mại - Chế biến Thực phẩm Phú An Sinh… 39
2.3.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á
Châu …………………………………………………………………………… 40
2.3.2.1 Các yếu tố từ nền kinh tế………………………………………… ….40
2.3.2.2 Các yếu tố từ khách hàng vay……………………………….……… 40
2.3.2.3 Các yếu tố từ ngân hàng…………………………………………….…41
2.4 Kiểm định sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Á Châu 42
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1.1 Mô hình nghiên cứu 42
2.4.1.2 Thiết kế nghiên cứu 43
2.4.1.3 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu 44
2.4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 45
2.4.1.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 45
2.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 46
2.4.2.1 Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh 46
2.4.2.2 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh ngành
nghề chính 47
2.4.2.3 Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo 48
2.4.2.4 Cơ cấu mẫu theo tần suất kiểm tra, giám sát sau giải ngân 49
2.4.2.5 Cơ cấu mẫu theo sử dụng vốn vay 49
2.4.3 Kết quả mô hình Logistic 50
2.4.3.1 Kiểm định sự tự tương quan giữa các biến 50
2.4.3.2 Kết quả ước lượng hồi quy Logistic 50
2.4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ACB 53
Kết luận chương 2 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 58
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ACB 58
3.2 Định hướng hoạt động tín dụng của ACB 58
3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ACB 59
3.3.1 Về chính sách tín dụng đối với các ngành nghề ưu tiên cho vay 59
3.3.2 Về khả năng tài chính của người vay 61
3.3.3 Về kinh nghiệm của người vay 61
3.3.4 Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 62
3.3.5 Về sử dụng vốn vay 63
3.3.6 Về kiểm tra, giám sát khoản vay 64
3.4 Giải pháp hổ trợ của Ngân hàng Nhà nước 64
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp lý 65
3.4.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin 65
3.4.3 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với
hoạt động ngân hàng 66
Kết luận chương 3 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ACB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2. CIC –
Trung tâm thông tin tín dụng
3. CN – Chi nhánh
4. KH – Khách hàng
5. KHCN – Khách hàng cá nhân
6. KHDN – Khách hàng doanh nghiệp
7. NH – Ngân hàng
8. NHNN – Ngân hàng Nhà nước
9. NHTM – Ngân hàng thương mại
10. NH TMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần
11. RRTD – Rủi ro tín dụng
12. PGD – Phòng Giao Dịch
13. TP.HCM – Thành phố Hồ Chí Minh
14. TCTD – Tổ chức tín dụng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 – Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề trong giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.2 – Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay trong giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.3 – Thu nhập từ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.4 – Tỷ lệ nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.5 – Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.6 – Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc/hoạt động kinh doanh của
khách hàng vay
Bảng 2.7 – Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/tài sảm đảm bảo
Bảng 2.8 – Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay
Bảng 2.9 – Cơ cấu mẫu theo mẫu theo sử dụng vốn vay
Bảng 2.10 – Kết quả Variables in the Equation
Bảng 2.11 – Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients
Bảng 2.12 – Kết quả Model Summary
Bảng 2.13 – Kết quả Classification Table
Bảng 2.14 –Tác động biên của các biến độc lập X
i
lên xác suất xảy ra rủi ro P
i
Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2009-2013
Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.3 – Tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.5 – ROE, ROE trong giai đoạn 2009 – 2013
Đồ thị 2.6 – Tăng trưởng dư nợ theo khu vực năm 2013
Đồ thị 2.7 – Cơ cấu dư nợ phân theo tín dụng theo ngành nghề năm 2013
Đồ thị 2.8 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay năm 2013
Đồ thị 2.9 – Cơ cấu thu nhập từ tín dụng năm 2013
Đồ thị 2.10 – Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu năm 2013
Đồ thị 2.11 – Tỷ lệ nhóm nợ phân theo loại khách hànng giai đoạn 2011 - 2013
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng không còn là
vấn đề quan tâm của riêng giới tài chính mà còn là vấn đề của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và cả nền kinh tế. Với tình hình mức độ nợ xấu ngày càng tăng, rủi ro tín
dụng ngày càng lớn, mức độ ngày càng nghiêm trọng đã làm giảm lòng tin ở khách
hàng – người gửi tiền và làm tăng sự lo ngại của ngân hàng – người cho vay. Rủi ro
tín dụng là không thể tránh khỏi do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố nằm
ngoài kiểm soát của con người. Tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng để có
hướng giải quyết phù hợp là một công việc phải làm một cách triệt để, song song
với hoạt động tín dụng. Đó là lí do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận diện các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động lên rủi ro tín dụng
tại NH TMCP Á Châu
- Xây dựng mô hình đo lường sự tác động của những yếu tố lên rủi ro tín dụng
- Đề xuất các giải pháp khuyến nghị kiểm soát rủi ro tín dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện tại NH TMCP Á Châu. Do trụ sở chính và
các Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB tập trung tại khu vực TP.HCM là lớn
nhất trong toàn hệ thống nên bài nghiên cứu tiến hành khảo sát tại khu vực
TP.HCM, các số liệu được lấy để phân tích trong bài nghiên cứu là trong giai
đoạn 2009-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phối hợp hai phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu
với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động
đến rủi ro tín dụng.
2
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic
nhị phân với những số liệu thu thập từ thực tế để ước lượng xác suất rủi ro tín
dụng sẽ xảy ra tại NH TMCP Á Châu.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu?
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng là như thế nào?
- Làm gì để hạn chế rủi ro tín dụng?
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín
dụng.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Trong thực tế có
rất nhiều định nghĩa rủi ro khác nhau:
Rủi ro tín dụng (Theo Hiệp ước Basel) là rủi ro do không chắc chắn hay sự
sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được thỏa thuận và qui định
trong hợp đồng.
Theo thông lệ quốc tế thì rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về
khả năng trả nợ của khách hàng.
Theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 24/04/2007 của Thống đốc NHNN
Việt Nam thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản
lỗ được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách
hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng
cấp cho họ.
Theo Khan và Ahmed cho rằng rủi ro tín dụng trong ngân hàng là xác suất bên
đi vay không thực hiện việc cam kết trả tiền của mình.
Ông Prof. Rekha Arunkumar trong bài nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cho rằng rủi ro tín dụng là sự không trả được nợ của
người vay, nó vẫn là rủi ro quan trọng nhất cần được quản lý cho đến ngày nay. Rủi
ro tín dụng là được phản ánh trong thành phần vốn của nền kinh tế, ngân hàng được
yêu cầu phải kiểm soát nó để ngăn chặn chống lại những rủi ro khác.
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Phân theo nguồn gốc hình thành rủi ro
Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình
giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi
4
ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung.
1.1.2.2. Phân theo tính chất của rủi ro tín dụng
Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích,… dẫn đến thất
thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các
qui định về quản lý và sử dụng khoản vay.
Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi vay do vô
tình hoặc cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay. Đối với rủi ro chủ quan nếu có
những biện pháp hợp lý có thể khắc phục hoặc hạn chế được loại rủi ro này.
1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng:
Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, đó là khả năng
khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, hoặc không đúng hạn cả gốc và lãi
cho ngân hàng. Có nhiều tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu
- Nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm
RRTD là khả năng không trả được nợ của khách hàng nên các Ngân hàng cần
phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, thuộc cảnh báo sớm. Khách hàng phá sản,
lừa đảo, châu ỳ trong trả nợ vay là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ
không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ
nợ khác nhau. Nhiều ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả
được, thì các khoản nợ khác của cùng một chủ thể chưa đến hạn cũng được coi là có
rủi ro tiềm ẩn. Trường hợp dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng
tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi
cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro tín dụng. Những thước
5
đo RRTD cho thấy rủi ro tín dụng ở độ rộng đối với nhiều mức độ khác nhau. Điều
này cho thấy, RRTD không chỉ thể hiện ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp.
Trong đề tài này, RRTD được đo lường thông qua chất lượng thông qua chất
lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ của khách hàng. Theo
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/04/2007, Thông tư 02/2013 /TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
Thống đốc NHNN thì các khoản vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm:
- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn;
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá và là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 1;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 1.
- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 2;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 2;
+ Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (nhóm 2) ở một số trường hợp.
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Nợ gia hạn lần đầu;
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
6
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 3;
+ Các khoản nợ đặc biệt khác.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày
mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 4;
+ Các khoản nợ đặc biệt khác.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ha trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị
quá hạn;
+ Khoản nợ quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày
mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn
7
và tài sản;
+ Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ
nhóm 5.
1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Đối với ngành Ngân hàng
Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng
và tăng trưởng tín dụng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho ngân hàng
mất cân đối trong thanh toán, làm cho ngân hàng có nguy cơ thua lỗ, hoặc mức độ
cao hơn có thể dẫn đến phá sản nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng
trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy
tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc
biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao sẽ làm giảm
lòng tin khách hàng đối với ngân hàng. Ở những ngân hàng có rủi ro tín dụng cao
thì khách hàng gửi tiền sẽ rút tiền gửi và gửi sang những ngân hàng có rủi ro tín
dụng thấp hơn. Tình trạng này kéo dài lâu thì ngân hàng sẽ không còn nguồn vốn để
cho vay và hoạt động kinh doanh bị giảm sút.
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động
vốn của những người có vốn nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay lại. Hoạt
động tín dụng của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các
doanh nghiệp nhở, vừa và lớn; đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nên khi
có rủi ro thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền, người
có nhu cầu vay tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng có thể làm phá sản một vài ngân
8
hàng và có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngân hàng còn lại và tạo tâm lý bất an
trong dân chúng. Khi đó, dân chúng sẽ cùng đến ngân hàng rút tiền gửi trước hạn,
nguy cơ gây ra sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng, toàn bộ hệ thống ngân hàng
bị ảnh hưởng.
Rộng hơn là khi rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao làm cho uy tín ngân
hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng không thực hiện được chức năng trung gian
tài chính thì ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân,
doanh nghiệp, nền kinh tế bị trì trệ, kém phát triển, sức mua giảm, thất nghiệp tăng,
xã hội mất ổn định.
1.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, với các tác giả như Ahlem Selma
Messai and Fathi Jouini (2013), Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis & Vasilios
L. Metaxas (2011), John M. Chapman and associates (1940), ….Và qua thực tế cho
thấy các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, tác giả có thể chia thành hai
nhóm: Các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô.
1.2.1 Các yếu tố vĩ mô
1.2.1.1 Môi trường kinh tế
- Chu kỳ kinh tế
Một trong những yếu tố khá phỗ biến dẫn đến rủi ro tín dụng là xuất phát từ
việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh
hưởng của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh
doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp. Ngược lại,
vào thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy
ra rủi ro đặc biệt là những khoản trung dài hạn.
- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương
khi lạm phát vượt qua mức độ cho phép. Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt
buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế bội số tín dụng của các NHTM,
gián tiếp tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
9
Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả
năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối
lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, lãi suất tăng bao gồm
lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng
vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn.
Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng
khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm so với
trước. Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho NH, xác suất xảy ra rủi
ro tín dụng giả. Tuy nhiên khi lãi suất vay giảm, khối lượng tín dụng tăng lên và có
trong dài hạn sẽ dẫn đến lãi phát tăng cao.
1.2.1.2 Môi trường pháp lý
Đây là yếu tố gây rủi ro phỗ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế
không ổn định. Những thay đồi về chính sách thuế, quy định về kinh doanh bất
động sản… sẽ làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh
của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của người vay suy yếu cũng như rủi ro tín dụng có khả năng cao hơn.
Các yếu tố vĩ mô, khách quan như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý
cũng như chính trị - xã hội có mức độ tác động khác nhau đến từng ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh do những đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề. Những ngành
nghề khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị thường, của các yếu tố khách quan như
chứng khoán, bất động sản, xây dựng,…và có những ngành nghề ít hoặc không chịu
tác động của sự thay đổi môi trường bên ngoài như y tế, giáo dục, hàng tiêu dùng,…
Vì thế đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đến rủi ro tín dụng khi thực
hiện cho một khách hàng vay là cần đánh giá trong điều kiện cụ thể của từng ngành
nghề kinh doanh.
1.2.2 Các yếu tố vi mô
1.2.2.1 Các yếu tố thuộc về khách hàng vay
- Tiềm lực tài chính của khách hàng vay
Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng.
10
Không có giao dịch nào là không có rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính
mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả
năng trả nợ, nếu tài chính của khách hàng yếu thì khi có một giao dịch không thành
công thì lập tức có ảnh hưởng đến khách hàng cũng như là ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng.
- Sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng
cho khách hàng. Mọi phương án vay vốn khi được gửi cho ngân hàng đều thể hiện
rõ mục đích vay vốn của mình để được xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân
hàng. Khi đánh giá mục đích vay cũng như là phương án vay vốn của khách hàng
thì ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc
phục. Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan
trọng đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vào
mục đích khác, không đúng với phương án đã gửi ngân hàng thì có khả năng xảy ra
những rủi ro nằm ngoài những phương án dự phòng và khả năng khách hàng không
trả được nợ và dễ xảy ra.
Khách hàng luôn có những biện pháp để kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân
như: yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn
trước hoặc sau giải ngân, kiểm tra thực tế Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường
hợp khách hàng cố ý sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau làm tăng rủi ro mà
ngân hàng không thể kiểm soát được. Và cũng có nhiều trường hợp những ngân
hàng thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm soát giải ngân dẫn đến việc khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích.
- Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng
Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro ngân hàng. Bằng nhiều thủ
đoạn tinh vi hoặc lợi nhuận sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay,
chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để
ngân hàng phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa
11
chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao.
- Năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ
vay. Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên doanh nghiệp, cá nhân có
kinh nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những doanh
nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành
thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm. Đối với một
doanh nghiệp thì năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
sự tồn tại của một doanh nghiệp.
- Uy tín, lịch sử trả nợ
Xem xét lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá khứ là quan trọng bởi đây là
tín hiệu cho biết khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính không và có ý định
thiện chí trả nợ không. Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng
sẽ tiếp diễn hiện tượng đó trong tương lai.
1.2.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng cho vay
- Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một
chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng
quản trị rủi ro sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín
dụng hiệu quả là phải được cập nhật phù hợp với những thay đổi của các nhân tố
trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị. Ngân hàng phải làm tốt công tác dự báo
và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế.
- Qui trình kiểm soát nội bộ
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn so với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là ở
tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu
sát của người kiểm soát viên, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên trong suốt
quá trình khách hàng vay. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát trong khi
cho vay và kiểm tra định kỳ sau cho vay, bao gồm kiểm tra việc thực hiện sự tuân
12
thủ các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan
trong hoạt động cho vay. Nếu hoạt động kiểm soát không hoạt động chặt chẽ thì sẽ
dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng. Và điều này có thể
dẫn đến việc kiểm soát vốn vay không chặt chẽ, hệ lụy là khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro
phát sinh.
- Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng
Cán bộ tín dụng không đảm bảo chuyên môn và đạo đức bị tha hóa thì có thể
dẫn đến việc cho vay những khách hàng có phương án vay kém hiệu quả, rủi ro cao,
các điều kiện kiểm soát rủi ro lỏng lẽo và chấp nhận cho vay những khách hàng
kém uy tín. Những trường hợp cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì lợi ích cá
nhân và cấu kết với khách hàng vay, cố ý giả mạo hồ sơ và trình cho khách hàng
vay. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như gây thất thoát tài sản của ngân hàng.
- Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay
Mục tiêu của việc giám sát, quản lý sau cho vay là kiểm tra việc thực hiện các
điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện
những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của
khách hàng. Việc ngân hàng không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sau
giải ngân sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện và xử lý kịp thời những
rủi ro phát sinh sau giải ngân.
1.3. Một số nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
* Mô hình nghiên cứu các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu
Inekwe, Murumba (2013) đã xây dựng mô hình đo lường mối quan hệ giữa
GDP thực và nợ xấu ở Nigeria. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa
GDP thực và nợ xấu, GDP thực là một biến quan trọng ảnh hưởng đến nợ xấu. Tác
giả cũng đưa ra kiến nghị để giảm bớt nợ xấu thì Chính phủ cần thực hiện các chính
sách tạo ra môi trường thuận lợi để cải thiện GDP thực của đất nước. Điều này bao
gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lãi suất trung bình, tỷ giá hối đoái; đồng thời
13
cần cải thiện qui trình của các cơ quan có liên quan để bảo đảm rằng quá trình và
nguyên tắc cho vay được tuân theo một cách nghiêm chỉnh.
Hashim Khan & Rehman Rasli
(
2010) nghiên cứu về rủi ro chính trị và những
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng ở Pakistan. Các yếu tố từ phía
ngân hàng bao gồm qui mô ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ cho vay, biên độ lợi
nhuận ròng và tỷ lệ huy đổng/tổng tài sản là những yếu tố chính tác động đến nợ
xấu tại Pakistan. Trong các yếu tố vĩ mô thì rủi ro chính trị là một vấn đề lớn mà các
ngân hàng cần quan tâm trước khi mở rộng danh mục cho vay của của các ngân
hàng ở Pakistan. Các yếu tố vĩ mô còn lại như tỷ lệ lãi suất thực có tác động đến rủi
ro tín dụng và tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng không đáng kể.
Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Indian. Trong đó các yếu
tố vi mô ảnh hưởng lớn là tốc độ tăng trưởng tín dụng, danh mục cho vay nhiều rủi
ro có tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng; các yếu tố vi mô khác như phát triển văn
phòng chi nhánh, tỷ lệ chi phí hoạt động/ biên độ sinh lời ảnh hưởng không đáng kể
đến rủi ro tín dụng. Đồng thời trong các yếu tố vĩ mô thì yếu tố tăng trưởng GDP là
có ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro tín dụng.
* Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân
Phân tích của John M. Chapman (1940) đã cho thấy bốn yếu tố chính tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể là đặc điểm cá nhân của người vay (tuổi
tác, giới tính, tình trạng gia đình); đặc điểm nghề nghiệp (ngành nghề kinh doanh,
tư cách kinh doanh, kinh nghiệm nghề nghiệp); tài chính của người vay (thu nhập
hàng năm, số tiền nợ vay/thu nhập hàng năm, tài sản – nghĩa vụ pháp lý); đặc điểm
của khoản vay (số tiền vay, sự an toàn của khoản vay, thời kỳ trả nợ và mục đích
của khoản vay).
* Các mô hình nghiên cứu khác
Vistor Castro (2012) đã nghiên cứu và kết luận ngoài các yếu tố vĩ mô như tốc
độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá chứng khoản, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất và tăng
14
trưởng tín dụng; tỷ giá hối đoái thực thì yếu tố khủng hoảng tài chính cũng tác động
đến rủi ro tín dụng gia một cách đáng kể.
Tác giả Mwanza Nkusu (2011) và Ahlem Selma Messai (2013) cũng đưa ra
kết quả tương tự trong nghiên cứu về các yếu tố vi mô và vĩ mô quyết định nợ xấu.
Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis, Vasilios L. Metaxas (2011) đã nghiên cứu
“Các yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại của ngân hàng quyết định nợ xấu ở Hy Lạp”.
Các tác giả đã đưa ra các yếu tố vĩ mô đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ cho vay; yếu tố nợ công cũng làm ảnh hưởng đến nợ xấu; Và yếu tố
nội tại của ngân hàng như là chính sách của mỗi ngân hàng, đặc biệt là việc cải
thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng và sự quản lý rủi ro cũng sẽ tác động đến nợ
xấu.
Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (2003) đã nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng hồi giáo (Malaysia). Hai ông đã
đưa ra giả thuyết các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là: Hiệu quả quản lý; tỷ lệ
vốn vay trên tổng vốn; dư nợ cho vay những ngành có tính rủi ro; qui định về vốn;
khoản trích lập dự phòng, chi phí vốn; tài sản có tính rủi ro cao, Giá trị logarit của
tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả quản lý,
tài sản có rủi ro cao và qui mô của tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Hồi giáo trong khi tại những NH khác thì những rủi ro tín
dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những yếu tố như khoản cho vay trong lĩnh vực có
tính rủi ro cao, vốn điều lệ, việc cho vay sai qui định và tài sản thế chấp có tính rủi
ro.
Wheelock và Wilson (1999) đã tiến hành nghiên cứu bao gồm nhiều biến khác
nhau đó là chất lượng tài sản bảo đảm nợ vay, EPS, tỷ lệ thanh khoản, thể loại ngân
hàng, hiệu quả quản lý và qui mô tài sản, mục đích là để mà tìm ra những nguyên
nhân chính gây ra nợ xấu. Họ cũng chỉ ra rằng những ngân hàng không hiệu quả sẽ
có nhiều nợ có rủi ro. Họ cũng tìm thấy một mối quan hệ quan trọng giữa tăng tỷ lệ
vốn chủ sở hữu/tài sản và khả năng ngân hàng được khôi phục
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
15
Đỗ Huỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) có bài “Phân tích thực tiễn về
những yếu tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” và đưa
ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu: Một là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng
trưởng GDP và lạm phát; hai là các yếu tố vi mô bao gồm tỷ lệ nợ xấu của năm
trước, sự thiếu hiệu quả, quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh
doanh (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Đó là những yếu tố mà hai tác giả đã xem
xét, có sự kế thừa một phần từ các nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Hạn chế
của mô hình là tác giả thu thập dữ liệu từ 10 ngân hàng để qui ra kết quả cho các
ngân hàng thương mại và chỉ kiểm định với các Ngân hàng trên địa bàn TPHCM.
Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát và lấy số liệu từ 10 ngân hàng, nó sẽ
không đúng ở mỗi ngân hàng và do đó không phát hiện được các khác biệt nhất
định về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng.
Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của các NHTM Nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nghiên cứu đã
đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đó là: Khả năng tài chính của người vay, đảm
bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám sát
nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người vay. Hạn chế của
nghiên cứu này là kết quả chỉ kiểm định với các NHTM Nhà nước trên khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó kết quả chỉ đúng ở khía cạnh nào đó, chưa mang
tính khái quát cao.
Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương CN TP Cần Thơ”, Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị
Tuyết (2011) cũng đã có kết quả tương tự. Tuy nhiên kết quả cho thấy ngoài những
yếu tố đã nêu ra ở bài nghiên cứu trước đó (2010) thì có thêm 2 biến khác cũng ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng đó là việc sử dụng vốn vay của khách hàng và biến đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh nhưng lại không có biến ngành nghề kinh doanh
chính. Cũng tương tự bài nghiên cứu chỉ mới kiểm định tại NHTMCP Ngoại
Thương Chi nhánh TP Cần Thơ, tuy nhiên nó lại phản ánh tương đối đúng về thực
tế của NH Ngoại thương Chi nhánh TP Cần Thơ.