Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH HẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH HẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn
của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Mọi dữ liệu được trình bày trong luận
văn là hoàn toàn trung thực với nguồn gốc rõ ràng, xuất phát điểm của đề tài đến từ
tình hình thực tế và sự cần thiết trong quá trình hoạt động, phát triển của hệ thống
tài chính Việt Nam nói chung và khối các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thanh Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1
1.1.

Lí do chọn đề tài................................................................................................1

1.2.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3

1.4.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4

1.6.

Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................4

1.7.

Kết cấu của luận văn .........................................................................................5

Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM ....................................................................................................................7
2.1.

Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các


ngân hàng TMCP Việt Nam........................................................................................7
2.1.1.

Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài .......................................................7

2.1.2.

Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng

TMCP Việt Nam ..................................................................................................9
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu ..................................10

Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................15


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012-2018...........................................................................................16
3.1.

Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .......................................................16

3.2.

3.1.1.


Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam .....................................16

3.1.2.

Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ......18

Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam

giai đoạn 2012-2018 ..................................................................................................21
3.2.1.

Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam

giai đoạn 2012-2018 ...........................................................................................21

3.3.

3.2.2.

Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt

Nam

26

Đánh giá chung về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP

Việt Nam giai đoạn 2012-2018 .................................................................................30
3.3.1.


Những kết quả đạt được ........................................................................30

3.3.2.

Những mặt hạn chế ...............................................................................31

3.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế ..........................................................31

Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................32
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
...................................................................................................................................33
4.1.

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................33

4.2.

Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................35

4.3.

Báo cáo kết quả nghiên cứu ............................................................................36
4.3.1.

Mô tả bộ dữ liệu ....................................................................................36


4.3.2.

Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic .........................................37


4.3.3.

Kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................42

4.3.3.1.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus) .......42

4.3.3.2.

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình.........................................42

4.3.3.3.

Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình .....................42

4.3.4.

Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo trong năm 2019....................43

Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................45
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA GÓP VỐN
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................................................46
5.1.


Định hướng phát triển chung cho ngành ngân hàng Việt Nam của Chính phủ

giai đoạn 2018-2025 ..................................................................................................46
5.2.

Định hướng chiến lược thu hút nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ giai

đoạn 2018-2030 .........................................................................................................47
5.3.

Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của NĐTNN vào các ngân

hàng TMCP Việt Nam ..............................................................................................48
5.3.1.

Giải pháp nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ..................................48

5.3.2.

Giải pháp phát triển hoạt động trên thị trường liên ngân hàng .............52

5.4.

Một số khuyến nghị ........................................................................................54

5.5.

Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................55


Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CĐNN

Cổ đông nước ngoài

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TMCP

Thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng


TCTK

Tổng cục Thống kê

TMCP

Thương mại cổ phần

M&A
UBGSTCQG

Mergers and Acquisitions

Sáp nhập và mua lại
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 3.1. Tỷ lệ sở hữu chung của CĐNN tại các ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018


27

2

Bảng 3.2. Cổ đông chiến lược của một số ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018

29

3

Bảng 4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu

37

4

Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

38

5

Bảng 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy hai biến độc lập
SERVICE và INTERBANK

41

6


Bảng 4.4. Kiểm định Omnibus

42

7

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình

42

8

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình

43

9

Bảng 4.7. Kết quả dự báo của mô hình trong năm 2019

44


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

STT

TRANG


Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 20121

2018

16

2

Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018

17

3

Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018

18

Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn
4

2012-2018

19

Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài
5

giai đoạn 2012-2018


19

Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của
6

các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018

23

Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng
7

TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018

24

Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân
8

hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018

25

Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên thị
9

trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018

26


10

Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

33


TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
Có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một giải pháp mang lại hiệu quả
thiết thực cho các ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tài chính, kỹ
thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy làm thế nào để có được cổ đông nước
ngoài?
Nghiên cứu này tìm ra và phân tích những nhân tố giúp cho một ngân hàng
thương mại cổ phần có được sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra dự báo cần thiết cho năm
2019.
Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã thống kê và thu thập dữ liệu báo cáo
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018 để tính toán
các biến cho mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics.
Kết quả cho thấy, có hai thành phần tác động đến quyết định của nhà đầu tư
nước ngoài đó là Thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động và Số dư
ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng.
Nghiên cứu này giúp các ngân hàng có sự chủ động nếu muốn có được cổ
đông nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược. Đồng thời góp thêm tài liệu để
sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên
cứu về sau thuộc lĩnh vực này.
Từ khóa: Nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần, cổ đông
chiến lược, binary logistic.



ABSTRACT
Investment by foreign investors is one of the measures improving bank’s
financial status, technology and bank management. How to get foreign shareholders
is the question that many banks concern about.
The research will find and analysis the factors leading to the success of Joint
Stock Commercial Bank in getting investment by Foreign investors. So that, I will
suggest some detail methods also forecasts in 2019.
The research based on the financal statement data and some related reports
from Joint Stock Commercial Banks from 2012 to 2018 in order to use for the
research model. Additionally, binary logistic regression analysis is used in the
research.
From the regression results, there are two factors affecting to the decision of
foreign investors, Proportion of income from services on total operating income
(SERVICE) and Net interbank net balance (INTERBANK).
This study helps banks take the initiative if they want to acquire foreign
shareholders, especially strategic shareholders. At the same time, this study also
contributes more materials for students to study related topics and add a theoretical
basis for later studies in this field.
Keywords: Foreign investors, Joint Stock Commercial Bank, strategic
shareholders, binary logistic.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, hợp tác đa
phương đã cho thấy một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình nâng cao vị
thế đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Và tính

tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập được 63 tổ chức trên trường quốc tế.
Điển hình là các tổ chức kinh tế lớn thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á – ASEAN (Năm 1995), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu – ASEM (Năm 1996),
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương – APEC (Năm 1998), Tổ chức
thương mại thế giới – WTO (Năm 2006), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương – TPP (Năm 2015). Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có quan hệ hợp
tác với trên 500 tổ chức phi Chính phủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tiến trình
này đã mang lại những thành tựu nhất định, bên cạnh vấn đề nâng cao tiềm lực
chính trị, tăng trưởng kinh tế đất nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý, … còn có vấn đề đang nhận được nhiều sự
quan tâm của các doanh nghiệp, cơ quan trong nước đó là thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào
nước ta đang ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển kinh tế
đất nước. Tuy nhiên, song song với những mặt đạt được nó cũng đặt ra nhiều thách
thức về phía ta. Đó là, làm sao để tối ưu hóa nguồn vốn này vào mục đích phát triển
kinh tế, nâng cao vị thế để có thể chọn lọc nhà đầu tư phù hợp chứ không phải bất
kỳ nhà đầu tư nào ta cũng chấp nhận, và cuối cùng là hạn chế rủi ro thấp nhất có
thể. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi mà quá trình hội nhập kinh
tế tương lai sẽ diễn ra sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại
nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại cho ta nhiều cơ hội nhưng cũng đi
kèm không ít thách thức, dễ thấy nhất chính là vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh không
chỉ đơn thuần xảy ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là cạnh tranh


2

giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài khi mà các cam kết mở
cửa đã tạo điều kiện cho họ gia nhập vào thị trường Việt Nam và có được môi
trường cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng khác trong nước. Do đó, vấn đề cấp

thiết cần được giải quyết ở đây chính là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng trong nước, không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam mà các ngân
hàng cần có tầm nhìn xa hơn nữa là ra được thị trường quốc tế.
Mặt khác, thời gian qua ta có thể thấy được lộ trình tăng vốn mà Chính phủ đã
đặt ra cho phía các ngân hàng thương mại Việt Nam là 3,000 tỷ đồng vào năm 2010
theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Sau đó là Quyết định 2020/QĐ-NHNN thành lập
Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó
hướng sửa đổi này là nâng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5,000
tỷ đồng trong năm 2012 và sau đó là lên 10,000 tỷ đồng trong năm 2015. Nhưng
điều kiện thực tế cho thấy diễn biến tình hình kinh tế không khả quan nên chưa thực
hiện được hướng đi này. Thay vào đó, định hướng tới năm 2020 của Chính phủ là
tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo chuẩn mực
Basel II, với chuẩn mực này rủi ro sẽ được lượng hóa thành con số cụ thể và nhiệm
vụ của ngân hàng là chuẩn bị mức vốn đủ để bù đắp được rủi ro này. Đây là một sự
chuẩn bị nền tảng để ngân hàng có thể ứng phó được trước những biến động khôn
lường của thị trường tài chính. Qua đó ta có thể thấy được quyết tâm cùng kỳ vọng
mà Chính phủ đặt ra ở hiện tại và giai đoạn tới là sự ổn định, lành mạnh của hệ
thống tài chính. Các ngân hàng thương mại cần có động thái chuẩn bị cho mình
những bước đi cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nếu muốn trụ
vững và cạnh tranh được với đối thủ trong và ngoài nước trước áp lực cạnh tranh
gay gắt như hiện tại.
Xuất phát từ những khó khăn cùng thách thức nêu trên, một trong những giải
pháp đã cho thấy được hiệu quả thiết thực mà nó mang lại chính là ngân hàng đi tìm
kiếm cho mình các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tác chiến lược để nhận được
sự đầu tư từ họ. Vậy ngân hàng cần làm gì để thu hút được sự đầu tư góp vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài


3


“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để tiến hành hoạt động nghiên cứu của
mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Một là, tìm và phân tích sâu hơn những nhân tố góp phần mang lại sự thành
công cho ngân hàng trong vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng nước ta chủ động hơn trong việc
trang bị cho mình những yếu tố cần thiết đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Hai là, đưa ra các dự báo cần thiết cho năm 2019 để có cái nhìn chung nhất về
diễn biến và khả năng ngân hàng nào sẽ có được cổ đông nước ngoài.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước
ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam?
Thứ hai, giải pháp giúp các ngân hàng TMCP trong nước có được cổ đông nước
ngoài là gì? Khả năng các ngân hàng TMCP có được cổ đông trong năm 2019 ra
sao?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu
tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong hệ thống 29 ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là một vấn đề cần thiết để biết
được nhà đầu tư ngoại quan tâm đến khía cạnh nào nhiều hơn khi thực hiện quyết


4


định đầu tư. Trên cơ sở này, các ngân hàng có sự chủ động để chuẩn bị cho mình
nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là các cổ đông chiến lược.
Góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở
lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Để thực hiện mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân
hàng TMCP Việt Nam, tác giả đã thống kê danh sách các ngân hàng TMCP còn
hoạt động và thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo
bạch của những ngân hàng này. Như các chỉ số về lợi nhuận, tổng tài sản, tỷ lệ nợ
xấu,… để tính toán các biến cần có cho việc thực hiện mô hình nghiên cứu. Danh
sách các ngân hàng TMCP được lấy từ website của NHNN Việt Nam và các báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch thì được tác giả lấy từ website của
các ngân hàng này.
Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS
Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được.
1.6. Những đóng góp mới của đề tài
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến những lý thuyết cơ bản về hoạt
động góp vốn của NĐTNN vào các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngân
hàng nói riêng làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này trong hệ
thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Từ các dữ liệu thu
thập được, tác giả xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic về nhân tố ảnh hưởng
đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt
Nam dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistics. Kết quả có được từ mô hình hồi quy
sẽ là cơ sở nền tảng để tác giả xây dựng các giải pháp cho các ngân hàng TMCP
trong nước chủ động hơn trước vấn đề tìm kiếm đối tác và có được đối tác đầu tư từ
nước ngoài. Qua đó mỗi ngân hàng sẽ biết mình cần chuẩn bị gì để đáp ứng được



5

những yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài và sau đó là tiến trình chọn lọc lại đối
tác. Đồng thời, kết quả từ phân tích hồi quy cùng những dữ liệu tài chính có được từ
các ngân hàng tác giả tiến hành tính toán và đưa ra dự báo cho năm tiếp theo để
người đọc phần nào có cái nhìn chung nhất về khả năng có được cổ đông nước
ngoài mỗi ngân hàng ra sao và của ngân hang nào cao hơn ngân hàng nào.
1.7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3: Thực trạng hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Tóm tắt chương 1
Ở chương này, tác giả đề cập đến tính cấp thiết cần có một nghiên cứu cụ thể
cho thực trạng vấn đề đang ngày càng được quan tâm không chỉ của các cấp, cơ
quan ban ngành mà còn của các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại
trong nước nói riêng đó là vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào
ngân hàng TMCP Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ
liệu tác giả đã thu thập và tính toán được, tác giả đã tìm ra và phân tích sâu hơn các
nhân tố tác động đến sự tham gia góp vốn này, từ đó đưa ra các dự báo cho năm


6


2019 cùng những giải pháp nâng cao khả năng ngân hàng có được cổ đông nước
ngoài ở những năm sau, đặc biệt là cổ đông chiến lược.


7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào
các ngân hàng TMCP Việt Nam
2.1.1.

Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài (Foreign investment): “là khái niệm dùng để chỉ các khoản
đầu tư của cư dân (Cá nhân, công ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế)
thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào nền kinh tế trong nước và của cư dân trong
nước ra nước ngoài” (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Với định nghĩa này thì đầu tư nước
ngoài được hiểu bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào.
Theo đó, hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động
đầu tư từ nước ngoài vào.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước
ngoài được đề cập đến như sau:
Theo Luật đầu tư (2005): “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động đầu tư”. Và nêu rõ “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ
vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà trong đó,
nhà đầu tư nước ngoài (Bao gồm tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài

và cá nhân có quốc tịch nước ngoài) đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước bằng
việc góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp. Trong đó cũng có quy định rõ “Góp
vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp
vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã
được thành lập.”
Có hai hình thức đầu tư nước ngoài:


8

Một là, đầu tư trực tiếp:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được hiểu là hình thức đầu tư mà ở đó, nhà
đầu tư của một nước (tức nước chủ đầu tư) có tài sản tại nước khác (tức nước thu
hút đầu tư) và quyền quản lý tài sản này. (Tổ chức thương mại thế giới – WTO,
1994).
Hay như đầu tư trực tiếp là hạn mục đầu tư quốc tế phản ánh sự quan tâm đến
lợi ích lâu dài của một tổ chức trong một nền kinh tế (tức nhà đầu tư) đối với một
doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây chính là sự tồn tại mối
quan hệ bền chặt giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, và cả mức độ ảnh hưởng đáng
kể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. (Quỹ tiền tệ Quốc tế – IMF, 2007).
Hai là, đầu tư gián tiếp:
“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế
tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Định nghĩa từ một số tổ chức khác về đầu tư gián tiếp cũng mang ý nghĩa tương
tự, nhấn mạnh đến yếu tố “không trực tiếp tham gia quản lý”.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các

ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cách phân
biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì thực tế khi thực hiện hoạt động góp vốn, mua
cổ phần hoặc phần vốn góp trong một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói
riêng thì NĐTNN đã có các quyền để tham gia hoạt động quản lý và điều hành
tương ứng với số cổ phần hay phần vốn góp mà họ nắm giữ. Mặt khác, như thế nào
là “trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” thì trong hệ thống các văn bản pháp
luật không đưa ra hướng dẫn cụ thể và Luật Đầu tư năm 2014 cũng không có phân


9

biệt rõ khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà chỉ nói chung là đầu tư
nước ngoài.
2.1.2.

Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng

TMCP Việt Nam
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực ngân hàng, do có những quy định ràng buộc từ
phía Chính phủ về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam nên đến thời
điểm hiện tại, các thương vụ góp vốn mua cổ phần của NĐTNN vào các ngân hàng
TMCP diễn ra chỉ mang tính chất mua lại một phần với mục đích đầu tư là chính,
không mang tính chất thâu tóm. Sau đây là một số nội dung cơ bản về hình thức
mua và tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam đã được đề cập
trong Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014):
Một là, hình thức mua cổ phần đối với NĐTNN:
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của TCTD cổ phần, mua cổ
phần trong trường hợp TCTD cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ
phiếu quỹ, hay TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý thành TCTD cổ phần. (Điều 6,
Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014).

Hai là, tỷ lệ sở hữu cổ phần (bao gồm sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp) đối
với NĐTNN:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần (tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết) của một cá
nhân nước ngoài không vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD, còn của một tổ chức
nước ngoài thì không vượt quá 15% và giới hạn 20% là dành cho một nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị định này cũng nêu rõ, nhà
đầu tư chiến lược nước ngoài là “tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có
cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ
chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công
nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính,
quản trị, điều hành”.


10

Ngoài ra, giới hạn cho một NĐTNN và người có liên quan của NĐTNN đó
không được vượt quá 20% vốn điều lệ. Và tổng mức sở hữu cổ phần của các
NĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. (Điều 7, Nghị định số
01/2014/NĐ-CP, 2014).
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu
Đã có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối tương quan nhất định
giữa việc xem xét ra quyết định đầu tư của NĐTNN với một doanh nghiệp nói
chung hay ngân hàng trong nước nói riêng.
2.2.1. Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội
Nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987) cho thấy rằng
các tập đoàn đa quốc gia có những lợi thế riêng nên giúp họ vượt qua những trở
ngại về chi phí, sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trước khi đưa ra được
quyết định có đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó hay không, họ quan tâm vấn đề
chọn nơi đầu tư có các điều kiện về lao động và chính trị thuận lợi phát huy được
lợi thế đặc thù của họ như về quy mô vốn và công nghệ để tận dụng nguồn nguyên

liệu, nhân công rẻ và thị trường có tiềm năng để phát triển tại nước được đầu tư.
Romer (1986) và Lucas (1988) đã xây dựng nên lý thuyết liên quan đến hành vi
đầu tư của nhà đầu tư, kết quả cho thấy rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư bị chi
phối bởi nhiều yếu tố bao gồm cả phát sinh từ nội tại doanh nghiệp lẫn môi trường
tại nơi doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp gồm có
nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; liên quan đến môi
trường hoạt động có mức độ phát triển của hệ thống tài chính, các quy định về thủ
tục, sự minh bạch thông tin và đầu tư công.
Bên cạnh đó, điều kiện tại nước sở tại cũng tác động phần nào đến khả năng
ngân hàng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Điển hình như các ngân hàng đến từ các
quốc gia có ngành ngân hàng phát triển thì khả năng có mặt ở nước ngoài sẽ cao
hơn (Magri và Rossi, 2005; Forcarelli và Pozzolo, 2001 và 2007). Hay như những
quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển thì các ngân hàng ở các quốc gia đó ít


11

có khả năng mở rộng ra nước ngoài hơn vì họ đã có cơ hội kinh doanh trong nước
với lợi nhuận lớn hơn (Margi và cộng sự, 2005). Hoặc các ngân hàng ở các nước có
GDP cao hơn thường có khả năng đầu tư ra nước ngoài cao hơn (Ter Wengel,
1995).
Xét riêng tình hình tại Việt Nam, từ lâu nước ta được biết đến là một quốc gia
có nền chính trị ổn định, hòa bình qua nhiều năm. Theo bảng xếp hạng của Viện
Kinh tế và Hòa bình (Institute for Economics and Peace) năm 2018 về Chỉ số hòa
bình toàn cầu (Global Peace Index) thì Việt Nam đứng thứ 60 trong tổng 163 quốc
gia trên toàn thế giới được đưa vào đánh giá, đây được xem là ở mức cao. Điều này
góp phần tạo điều kiện thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì sự ổn định lâu
dài cùng với việc chỉ giới hạn xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam, tác giả không đưa vào phân tích yếu tố chính trị cũng như những yếu tố vĩ mô
khác trong nghiên cứu của mình mà chỉ tập trung xem xét yếu tố nội tại xuất phát từ

các ngân hàng trong nước với đầy đủ hơn các cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Về sau, khi đất nước có nhiều điều kiện phát triển hơn, nhiều chỉ tiêu
đo lường hơn và phản ánh được đầy đủ thông tin hơn thì những vấn đề vĩ mô cần
được xem xét đưa vào quá trình nghiên cứu.
2.2.2. Yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước
Một nghiên cứu khác nữa của Dunning (1977) có nêu ra những điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều kiện đầu tiên là doanh
nghiệp tại nước được đầu tư phải có được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác
trong nước về quy mô, công nghệ, hiệu quả hoạt động và khả năng tiếp cận nguồn
vốn với chi phí thấp. Xét về yếu tố hiệu quả hoạt động, có nhiều nghiên cứu khác
cho thấy mối tương quan giữa quy mô và hiệu quả hoạt động. Như Macedo và
Barbosa (2009), các tác giả này tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ có hiệu quả hoạt
động không cao bằng nhóm các ngân hàng lớn. Nghiên cứu của Tschoegel (1983)
cũng cho thấy kết quả tương tự. Điều này có thể liên quan đến động lực đa dạng hóa


12

tài sản hoặc do ngân hàng lớn thì khả năng cao có nhiều khách hàng lớn, khi các
khách hàng này thực hiện đầu tư sang nước khác thì họ cũng kỳ vọng ngân hàng
phục vụ họ có hoạt động tại quốc gia đó (William, 1988; Forcarelli và Pozzolo,
2005). Tuy nhiên nghiên cứu của Périco và cộng sự (2016) cho rằng yếu tố quy mô
của ngân hàng không phải là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả, do tác giả nghiên
cứu trong phạm vi của Braxin, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng vừa và
nhỏ tại quốc gia nghiên cứu đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng
lớn.
Xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiêm trên và thực tiễn nghiên cứu hiện tại,
có thể thấy được rằng, yếu tố nội tại xuất phát từ phía các doanh nghiệp hay ngân
hàng trong nước có tương quan đến khả năng nhận được sự quan tâm đầu tư góp

vốn của NĐTNN đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư cao hơn
các doanh nghiệp khác trong cùng phạm vi lãnh thổ hoạt động. Yếu tố hiệu quả hoạt
động được thể hiện qua các giả thuyết sau:
Thứ nhất, yếu tố quy mô. Các nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và
Barbosa (2009), Tschoegel (1983), Forcarelli và Pozzolo (2001) đều đưa ra kết quả
chung cho rằng quy mô của doanh nghiệp tương quan cùng chiều với khả năng nhận
được sự đầu tư của NĐTNN. Mặc dù Périco và cộng sự (2016) lại không ủng hộ giả
thuyết này, vì tác giả nghiên cứu tình hình tại Braxin không cho thấy điều đó. Tuy
nhiên, xét về quy mô thì có thể thấy, một doanh nghiệp có quy mô lớn kéo theo
nhiều lợi ích riêng đi cùng là mạng lưới hoạt động, năng lực cạnh tranh, sự tín
nhiệm của khách hàng và khả năng xử lý rủi ro của nó. Do đó, nghiên cứu này đặt
ra giả thuyết:
H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận
được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ hai, yếu tố khả năng sinh lời. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động
của một doanh nghiệp thì một yếu tố nữa cần được xem xét đến chính là khả năng
sinh lời của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng


13

cho thấy mối tương quan của yếu tố này đến quyết định đầu tư của NĐTNN. Tuy
nhiên vì các tác giả này xem xét đến động cơ xuất phát từ cả hai phía trong một
thương vụ M&A xuyên biên nên cho rằng những ngân hàng chủ động sẽ hoạt động
tốt hơn và mua lại các ngân hàng nhỏ, hiệu quả kém để tái cấu trúc và tận dụng
được nguồn khách hàng sẵn có với chi phí huy động vốn rẻ hơn này, do đó tiêu chí
về khả năng sinh lời tác giả này cho rằng có tương quan âm với quyết định mua lại
từ ngân hàng chủ động. Trong khi đó, nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và
Barbosa (2009) lại gián tiếp ủng hộ giả thuyết khả năng sinh lời có tác động đến khả
năng một doanh nghiệp nhận được sự đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác khi

cho rằng NĐTNN quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp họ
muốn đầu tư trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác. Mặc khác, xét về góc độ
đánh giá hiệu quả hoạt động thì chỉ tiêu khả năng sinh lời thể hiện được doanh
nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không (Josette Peyrard, 2005). Do đó, giả thuyết
sau được xem xét:
H2: Tỷ suất sinh lời có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được
sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ ba, yếu tố thu nhập từ dịch vụ. Macedo và Barbosa (2009) cũng cho thấy
sự tác động của hiệu quả hoạt động đến khả năng có sự tham gia của NĐTNN. Thực
tế cũng cho thấy rằng, các tập đoàn hay ngân hàng đa quốc gia, lợi thế của họ chính
là mảng dịch vụ, điều này dễ thấy hơn khi so sánh giữa ngân hàng trong nước với
ngân hàng nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:
H3: Thu nhập từ dịch vụ có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận
được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ tư, yếu tố chi phí sử dụng vốn. Kết quả nghiên cứu của Dunning (1977)
cho thấy có sự tương quan dương giữa chi phí sử dụng vốn tại doanh nghiệp với khả
năng nhận được sự đầu tư từ NĐTNN. Trong trường hợp này nghiên cứu của
Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng cho cùng kết quả. Mặc khác, chi phí sử dụng vốn


14

cũng phản ánh được phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết thứ
tư như sau:
H4: Chi phí sử dụng vốn có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng
nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ năm, yếu tố nợ xấu. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cho thấy
có tương quan giữa nợ xấu của ngân hàng bị động và quyêt định của NĐTNN,
nhưng là tương quan dương, như đã phân tích, vì tác giả xem xét khía cạnh về động
cơ của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này, tác giả phân

tích bên mua là những ngân hàng hoạt động hiệu quả và không có kỳ vọng gì về dấu
cho tác động của nợ xấu đến quyết định của bên mua, vì tác giả cho rằng nếu danh
mục có rủi ro cao đồng nghĩa với việc khả năng thu về lợi nhuận cũng cao nếu như
có sự quản lý tốt. Điều này lại trở nên hợp lý khi đặt trong tình huống này và xem
xét đến tính hiệu quả hoạt động trong thu hút vốn đầu tư (Dunning, 1977). Giả
thuyết thứ năm như sau:
H5: Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự
tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ sáu, yếu tố chi phí lao động. Đối với yếu tố này, nhiều nghiên cứu đồng
loạt cho thấy có sự tương quan với quyết định của NĐTNN như nghiên cứu của
Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987), Romer (1986) và Lucas (1988).
Giả thuyết thứ sáu được xây dựng:
H6: Chi phí lao động tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được
sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Cuối cùng, yếu tố vị thế trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố này cũng
được Forcarelli và Pozzolo (2001) đề cập đến trong nghiên cứu của họ. Lưu ý rằng,
hiệu quả hoạt động là yếu tố thu hút NĐTNN. Nên trong trường hợp này, đối với
nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) ta xem xét đến những ngân hàng hoạt
động hiệu quả, bỏ qua vị thế bên mua hay bên bán. Thì có thể thấy, một ngân hàng
hoạt động tốt sẽ có vị thế “đi vay” trên thị trường liên ngân hàng (Tức tổng cho vay


×