Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÚY AN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH
NGÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÚY AN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH
NGÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Ngọc Toàn

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Chính
sách kế toán của các Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình
Dương” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của TS.
Phạm Ngọc Toàn. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn
đầy đủ nguồn, tài liệu tại phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực.
Tác giả

Nguyễn Thúy An


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 3

7. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................. 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 7
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................... 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 18
2.1 Tổng quan về chính sách kế toán và lựa chọn chính sách kế toán .............................. 18
2.1.1 Khái niệm chính sách kế toán ................................................................................... 18
2.1.2 Vai trò của chính sách kế toán .................................................................................. 19


2.1.3 Mục tiêu của chính sách kế toán............................................................................... 19
2.1.4 Việc lựa chọn chính sách kế toán ............................................................................. 20
2.1.5 Các văn bản quy định liên quan đến chính sách kế toán hiện hành tại Việt Nam ... 21
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán ở Doanh nghiệp ................. 22
2.2.1 Thuế .......................................................................................................................... 22
2.2.2 Nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin ....................................................... 23
2.2.3 Trình độ nhân viên kế toán ....................................................................................... 23
2.2.4 Hình ảnh của Doanh nghiệp ..................................................................................... 24
2.2.5 Mức vay nợ ............................................................................................................... 24
2.3 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương tác động
đến lựa chọn chính sách kế toán ........................................................................................ 25
2.4 Các lý thuyết nền có liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán của Doanh nghiệp .. 27
2.4.1 Lý thuyết đại diện ..................................................................................................... 27
2.4.2 Lý thuyết các bên liên quan ...................................................................................... 29
2.4.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .............................................................................. 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 32
3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 32

3.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng................................................ 32
3.1.2. Thiết kế mẫu ............................................................................................................ 33
3.1.3. Thu thập dữ liệu ....................................................................................................... 33
3.1.4. Phân tích dữ liệu. ..................................................................................................... 34
3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 34
3.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ........................................................... 36


3.4 Xây dựng thang đo ...................................................................................................... 39
3.5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia .................................................................................... 44
3.6 Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 49
4.1. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: .......................................................... 49
4.1.1.

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha: ............................... 50

4.1.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Thuế” ................ 50
4.1.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Nhu cầu thông tin
của người sử dụng thông tin” ............................................................................................ 50
4.1.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Trình độ nhân viên
kế toán” .............................................................................................................................. 51
4.1.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Hình ảnh của DN”
........................................................................................................................................... 52
4.1.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Mức vay nợ” ..... 54
4.1.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Lựa chọn chính
sách kế toán ở các Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương” ......................... 54
4.1.2.


Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 55

4.1.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập .......................................................... 55
4.1.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Lựa chọn chính sách kế toán ở các
Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương” ........................................................ 58
4.2.
4.2.1.

Phân tích hồi quy ..................................................................................................... 59
Phương trình hồi quy tuyến tính .......................................................................... 59

4.3 Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ............................ 62


4.3.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. ......................................... 62
4.3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................... 62
4.3.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................................... 63
4.3.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư ................................................................... 63
4.4. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ................................................................ 64
4.4.1.

Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ......................... 64

4.4.2.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ............................................. 65

4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 70

5.1 Kết luận nghiên cứu ..................................................................................................... 70
5.2 Các kiến nghị liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán ở các Doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương ............................................................................................... 70
5.2.1 Hình ảnh của doanh nghiệp ...................................................................................... 70
5.2.2 Trình độ nhân viên kế toán ....................................................................................... 72
5.2.3 Mức vay nợ ............................................................................................................... 72
5.2.4 Thuế .......................................................................................................................... 73
5.2.5 Nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin ....................................................... 74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ...................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 77
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
CSKT: Chính sách kế toán
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
DNSX: Doanh nghiệp sản xuất
PPNC: Phương pháp nghiên cứu
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các yếu tố lựa chọn chính sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hungary .. 5
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài .. 11
Bảng 2.1: Ma trận chính sách kế toán ............................................................................... 20
Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................. 36

Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu......................................................................................... 40
Bảng 3.3 Bảng kết quả đánh giá của chuyên gia đối với thang đo nghiên cứu………….44
Bảng 3.4: Thống kê số lượng bảng câu hỏi thu về hợp lệ ................................................. 46
Bảng 3.5: Kết quả thống kê mẫu khảo sát ......................................................................... 46
Bảng 4.1. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Thuế” .......................................................... 50
Bảng 4.2. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhu cầu thông tin của người sử dụng thông
tin” ..................................................................................................................................... 51
Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ nhân viên kế toán”....................... 51
Bảng 4.4. Kết quả chạy lần 2 độ tin cậy thang đo biến “Trình độ nhân viên kế toán” ..... 52
Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hình ảnh của doanh nghiệp” ...................... 53
Bảng 4.6. Kết quả chạy lần 2 độ tin cậy thang đo biến “Hình ảnh doanh nghiệp ............. 53
Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Mức vay nợ”............................................... 54
Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Lựa chọn chính sách kế toán ở các doanh
nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương” ................................................................... 55
Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ........................................... 56
Bảng 4.10 Bảng phương sai trích ...................................................................................... 57
Bảng 4.11. Ma trận xoay ................................................................................................... 58
Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần .......................................... 58
Bảng 4.13 Phương sai trích ............................................................................................... 59


Bảng 4.14 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .................................................................... 60
Bảng 4.15 Bảng phân tích ANOVA .................................................................................. 60
Bảng 4.16 Bảng kết quả hồi quy ....................................................................................... 61
Bảng 4.17 Kết quả chạy Durbin-Watson ........................................................................... 63
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các nhân tố đến lựa chọn chính sách kế toán ở các doanh
nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương ..................................................................... 70


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016) ......................... 9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 35
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 37
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy............................. 63
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ..................................................... 65
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ................................................. 66


Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Chính sách kế toán của các Doanh nghiệp
sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
TÓM TẮT
Nghiên cứu góp phần trình bày tổng quan các nghiên cứu trước bao gồm trong và
ngoài nước có liên quan đến mảng đề tài về lựa chọn CSKT ở các DN từ phương pháp
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu để làm căn cứ kế thừa kết quả
nghiên cứu của họ và xác định khe hổng nghiên cứu cho luận văn. Các lý thuyết nền có
liên quan như lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết thông tin bất cân
xứng cũng được trình bày về nội dung và vận dụng lý thuyết nền vào mô hình nghiên
cứu. Tác giả trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bằng cách sử dụng
PPNC hỗn hợp, kết hợp PPNC định tính và nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu
cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng gồm: Hình ảnh DN, trình độ nhân viên kế toán, mức vay
nợ, thuế, nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin.
Căn cứ vào mức độ tác động của các nhân tố, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Cuối cùng, tác giả trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề
tài.
Từ khóa: Chính sách kế toán, lựa chọn, doanh nghiệp sản xuất, gạch ngói, Bình Dương.


Factors affecting the selection of Accounting Policies of tile manufacturing

enterprises in Binh Duong province.
ABSTRACT
The study contributes to an overview of previous studies including domestic and
foreign studies related to the topic of accounting policy selection in enterprises from
research methods, research content and research results. rescued as a basis to inherit their
research results and identify research gap for the thesis. Relevant background theories
such as representation theory, stakeholder theory, asymmetric information theory are also
presented about the content and application of background theory to the research model.
The author presents a research model proposing factors affecting the selection of
accounting policies of brick and tile enterprises in Binh Duong province. By using mixed
research methods, combining qualitative research methods and quantitative research,
research results show that there are 5 influencing factors including: Enterprise image,
accounting staff level, debt, tax, information needs of users.
Based on the impact of factors, the author makes recommendations to improve
the efficiency of accounting policy selection of brick and tile production enterprises in
Binh Duong province. Finally, the author presents the limitations and directions for
further research of the topic.
Keywords: Accounting policy, selection, manufacturing enterprises, brick and tile, Binh
Duong.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo VAS 29 (2005) thì CSKT là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán
cụ thể được DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC, khi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, kế toán viên của đơn vị dựa vào các CSKT làm cơ sở để xử lý các nghiệp vụ
theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán, các văn bản pháp luật liên quan và theo các chính
sách của DN. Bên cạnh đó CSKT với DN còn có vai trò vô cùng quan trọng thể hiện ở

việc CSKT là cơ sở để nhà quản trị kiểm soát kết quả hoạt động của đơn vị như doanh
thu, chi phí,… từ đó định hướng cho các hoạt động của đơn vị theo các mục tiêu đã xác
định. Các DN được lựa chọn CSKT để áp dụng tại đơn vị sao cho phù hợp với đặc điểm
hoạt động kinh doanh của đơn vị mình đồng thời cũng cần tuân thủ các chuẩn mực đề ra
nhằm đảm bảo mức độ trung thực và hợp lý của thông tin kế toán.
Việc vận dụng CSKT khác nhau thì thông tin trên báo cáo tài chính cũng sẽ khác
nhau. Trên thực tế, CSKT ở mỗi DN bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan với mục đích
tối đa hóa giá trị DN làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính. Vì vậy việc nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT là rất cần thiết, góp phần nâng cao tính
hữu ích của thông tin kế toán trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng BCTC của các
DN Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về vấn đề các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán nhưng đối tượng khảo sát lại quá rộng và
bao quát, không tập trung vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh để áp dụng CSKT cụ thể
hơn và cho ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đối tượng khảo
sát là các DNSX gạch ngói tỉnh Bình Dương vì ít có nghiên cứu nào thực hiện. Thêm nữa
các DNSX gạch ngói tỉnh Bình Dương hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là
các DN nhỏ và vừa, chưa có nhiều kiến thức về quản lý, kế toán nên việc lựa chọn các
CSKT phù hợp để áp dụng cũng gặp nhiều cản trở. Bên cạnh đó, các DNSX gạch ngói
trước thời kỳ đổi mới hoạt động sản xuất, công nghệ cũng đang đặt ra vấn đề về thông tin
kế toán có chất lượng nhằm nhận định, đánh giá đúng thực lực và thu hút, mời gọi đầu tư
để phát triển.


2

Với những lý do đã nêu trên, tác giả xin chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn
tỉnh Bình Dương” để thực hiện nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT
của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ
thể như sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DNSX gạch
ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn CSKT của các
DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các DNSX gạch
ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđ ến việc lựa chọn CSKT của các
DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các DNSX gạch ngói trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2018 đến
tháng 12/2018.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
như sau:

- Phương pháp định tính: tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước trong và
ngoài nước, sử dụng công cụ phỏng vấn đồng thời kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để
xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói
trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ
sở xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát thông qua nội dung trao đổi.
- Phương pháp định lượng: tác giả sẽ dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu
bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến
lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương, sau đó tiếp tục
dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để
kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến lựa chọn CSKT của các
DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các công cụ sử dụng bao gồm
Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và các
kiểm định mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa của đề tài
Vấn đề đặt ra cho đề tài giải quyết đó là xác định và đo lường ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc lựa chọn CSKT của các DNSX gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Về mặt lý thuyết, luận văn tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài các nhân
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN sản xuất gạch ngói, giúp người đọc có
cái nhìn khách quan và rõ hơn về CSKT và DN sản xuất gạch ngói. Dựa vào kết quả
kiểm định mô hình nghiên cứu, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng được tác giả tổng hợp
từ nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, luận văn hoàn thành sẽ bổ sung thêm lý
thuyết mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CSKT của DN sản xuất gạch ngói, làm tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
Về mặt thực tiễn, kết quả kiểm định sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN sản xuất gạch ngói trên địa bàn


4

tình Bình Dương, những kết quả này là cơ sở khoa học hữu ích không chỉ giúp DN trong

việc lựa chọn CSKT nhằm nâng cao chất lượng BCTC mà còn là hỗ trợ các cơ quan quản
lý hành chính tham khảo khi thực hiện thanh tra, rà soát.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Ở chương này, tác giả sẽ trình bày một số các nghiên cứu được thực hiện trong và
ngoài nước có liên quan đến việc lựa chọn CSKT của các DN, cụ thể như sau:
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Bosnyák (2003) với nghiên cứu Számviteli értékelési eljárások hatása a
vállalkozásokvagyoni,

jövedelmi

és

pénzügyi

helyzetére

[The


effect

of

evaluationmethods on the financial position, performance and cash flows of
entites],Doctoral thesis, Budapest Corvinus University, Hungary. (Tạm dịch: Hiệu quả
của phương pháp đánh giá về vị trí tài chính, hiệu suất và dòng tiền của các DN).Tác giả
này đã nghiên cứu ở Hungary việc lựa chọn CSKT của các DN vừa và nhỏ chịu tác động
bởi những nhân tố nào. Phát hiện của tác giả đã xác nhận tác động thực tế của thuế đối
với kế toán, vì yếu tố mạnh nhất là “chi phí thuế”, giải thích 26,17% sự quyết định lựa
chọn CSKT, ngoài ra còn các nhân tố khác tác động đến quyết định lựa chọn CSKT như
hình ảnh của DN, nhu cầu thông tin kế toán, tính nghề nghiệp, cách ghi nhận các nghiệp
vụ kế toán được trình bày trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1.1: Các yếu tố lựa chọn chính sách của các DNNVV ở Hungary
Hệ số

Tên

% Giải thích phương sai

1

Chi phí thuế

26.174

2

Hình ảnh của DN


14.468

3

Nhu cầu thông tin kế toán

9.583

4

Tính nghề nghiệp

6.706

5

Cách ghi nhận nghiệp vụ kế toán

6.147

Tổng

63.078
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Christos Tzovas (2006) với nghiên cứu “Factors influencing a firm's accounting
policy decisions when tax accounting and financial accounting coincide”, Managerial
Auditing Journal, Vol. 21 Issue: 4, pp.372-386. (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định CSKT của DN khi kế toán thuế và kế toán tài chính trùng khớp). Nghiên cứu
này được thực hiện với mục đích là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định



6

CSKT của các DN tại Hy Lạp. Đồng thời nhấn mạnh nhận thức của nhà quản lý trong
việc lựa chọn CSKT, ảnh hưởng đến số liệu kế toán cung cấp, qua đó ảnh hưởng đến việc
ra quyết định và ý kiến của các bên liên quan. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả
đã tiến hành khảo sát các nhà quản lý tài chính của 200 công ty ở Hy Lạp. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng bởi nhận thức và quyết định của các bên liên quan, theo
đuổi các mục tiêu liên quan đến lợi nhuận, mục tiêu giảm thiểu trách nhiệm pháp lý của
công ty là các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT ở các công ty này. Nghiên cứu này
cung cấp bằng chứng thực nghiệm liên quan đến việc lựa chọn CSKT của các DN hoạt
động tại Hy Lạp và ở các nước có môi trường tương tự như của Hy Lạp (do môi trường
kế toán ở Hy Lạp tương tự như ở nhiều nước châu Âu nên nghiên cứu này có thể cung
cấp một cái nhìn sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DN
hoạt động ở các nước này). Ngoài ra, những phát hiện của nghiên cứu này có thể tạo
thuận lợi cho các chuyên gia thực hiện phân tích tài chính quốc tế.
Szilveszter Fekete (2010) với nghiên cứu “Explaining Accounting Policy Choices
of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation Methods”. Tạm dịch: Giải thích
lựa chọn các CSKT của SME: Một nghiên cứu thực nghiệm về các phương pháp đánh
giá. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT ở các
DN bao gồm: thuế, nhu cầu thông tin của người dùng, hình ảnh của DN, chủ sở hữu, hình
ảnh của DN với bên thứ ba, các nguyên tắc cơ bản về kế toán. Dữ liệu cho nghiên cứu
được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trong đó người trả lời được yêu cầu cho biết
mức độ mà mỗi yếu tố được liệt kê trong bảng câu hỏi ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT
của họ. Sau khi kiểm soát kích thước mẫu, tác giả áp dụng kỹ thuật phân tích thành phần
chính trong việc xác định tác động của các yếu tố. Qua nghiên cứu tác giả khẳng định
thuế vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến lựa chọn CSKT của DN, tuy nhiên nhận
thức của DN trong tính đúng đắn và công bằng khi thực hiện nghĩa vụ về thuế vẫn còn
hạn chế.

Okpala, Kenneth Enoch (2016) với nghiên cứu “Factors influencing accounting
policy choices under IFRS in Airline-GSA companies”. Ilorin Journal of Accounting
(IJA). Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến các lựa chọn CSKT theo IFRS trong các công


7

ty hàng không-GSA. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn các CSKT trong các công ty Đại lý bán hàng hàng không (GSA) với
mẫu khảo sát gồm 101 nhân viên. Dữ liệu được thu thập bằng phiếu khảo sát gửi đến các
đối tượng, tiếp đó phân tích bằng phương pháp phân tích tương quan và ANOVA một
chiều. Kết quả đã kết luận rằng quy mô của DN không có mối quan hệ đáng kể với lựa
chọn CSKT. Động cơ thu nhập; và mục tiêu trách nhiệm thuế của công ty có mối quan hệ
đáng kể với lựa chọn CSKT. Từ kết quả đã nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số kiến
nghị như: CSKT được các công ty GSA áp dụng và áp dụng phải được công bố một cách
rõ ràng; bất kể động cơ đằng sau việc lựa chọn CSKT là gì thì quản lý GSA cần lưu ý đến
quan điểm đúng đắn và công bằng của thông tin trình bày trên BCTC. Các mục tiêu quản
lý và trách nhiệm thuế cần phải được xem xét trong việc lựa chọn CSKT.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Hoàng Tâm Vân Anh (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn CSKT của các DNSX phần mềm trên địa bàn TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
trường đại học kinh tế TP.HCM. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng PPNC hỗn
hợp, trong đó có sự kết hợp giữa PPNC định tính và nghiên cứu định lượng, chọn mẫu
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Nghiên cứu này trước hết góp phần
hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lựa chọn CSKT của các DN, đồng thời hệ thống các
nghiên cứu thuộc trong và ngoài nước trước đây có liên quan đến việc lựa chọn CSKT.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn CSKT của DNSX phần mềm trên địa bàn TP.HCM và đưa ra các đề xuất
kiến nghị đối với DN và cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề lựa chọn CSKT nhằm nâng
cao chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn CSK chịu sự tác động

của các nhân tố như nhu cầu thông tin ( =0.388), hình ảnh DN ( =0.344), ghi nhận kế
toán ( =0.473); đặc điểm DN phần mềm ( =0.337).
Bùi Thị Thu Lan (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
trường đại học kinh tế TP. HCM. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các mục
tiêu như: Xác định các nhân tố, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc


8

lựa chọn CSKT của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm giúp các DN nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn CSKT. Cụ thể kết
quả nghiên cứu việc lựa chọn CSKT của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu
ảnh hưởng bởi kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý ( =0.276 ), mức vay nợ ( =0.276
), khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ ( = 0.291), thuế ( =0.230 ), nhu cầu thông tin của
người sử dụng thông tin ( = 0.151), trình độ nhân viên kế toán ( =0.439), và quy mô
của DN không ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho mức độ
phù hợp của mô hình là 58.7%, như vậy còn 41.3 % sự thay đổi củaviệc lựa chọn CSKT
của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là do các nhân tố khác quy định chưa
được nghiên cứu trong đề tài này, do đó các nghiên cứu sau này có thể mở rộng mô hình
nghiên cứu cho phù hợp hơn.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn chính sách kế tóan - bằng chứng thực nghiệm tại các DN trên địa bàn TP.
Đà Lạt”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. HCM.Trước hết, dựa trên
tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến sự lựa chọn CSKT của các DN, cũng
như cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài này, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN. Tiếp đó thông qua PPNC định
tính và định lượng, tác giả giải quyết những mục tiêu nghiên cứu như xác định và đo
lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT của các DN. Dựa trên kết
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn CSKT

đối với các DN trên địa bàn TP. Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo mô hình
dưới đây:


9

Người làm kế toán (= 0.403)

Mục tiêu (= 0.349)

Đặc trưng (= 0.361)

Nguyên tắc (= 0.293)

Sự lựa chọn
chính sách kế
tóan - bằng
chứng thực
nghiệm tại các
DN trên địa bàn
TP. Đà Lạt

Thông tin (= 0.191)

Nhu cầu (= 0.159)

Hình 1.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn CSKT của các DN chịu ảnh hưởng của
các nhân tố như: người làm kế toán, mục tiêu, đặc trưng, nguyên tắc, thông tin, nhu cầu.

Trong đó nhân tố người làm kế toán ảnh hưởng mạnh nhất và nhân tố nhu cầu ảnh hưởng
yếu nhất đến sự lựa chọn chính sách kế tóan - bằng chứng thực nghiệm tại các DN trên
địa bàn TP. Đà Lạt.
Lê Thị Mai Chi (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT của DN nhỏ và vừa – nghiên cứu đối với DNSX ngành dệt may trên địa
bàn TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. HCM. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi như: những nhân tố nào tác động đến việc lựa
chọn CSKT của DN nhỏ và vừa ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM, mức độ tác động
của chúng như thế nào.Nghiên cứu này cũng áp dụng PPNC hỗn hợp, như phân tích nhân


10

tố, phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố như thuế, tính
trung thực hợp lý BCTC, đáp ứng yêu cầu các đối tượng bên trong, sự tin cậy của các đối
tượng bên ngoài DN có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của DN nhỏ và vừa ngành
dệt may trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số gợi ý về lựa
chọn CSKT cho các DN.
Trần Thị Hoài Thương (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
trường đại học kinh tế TP. HCM. Qua nghiên cứu, luận văn này cũng xác định được các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn TP. HCM
gồm: thuế và chi phí khác của DN, chỉ tiêu tài chính phục vụ công tác đấu thầu, đặc điểm
thị trường của DN, thông tin trên BCTC phản ánh trung thực và hợp lý. Tuy nhiên, tác
giả này nhận định nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như: lấy mẫu theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện phi xác suất nên tính tổng quát của đề tài chưa cao; bên cạnh những
nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu thì vẫn còn nhiều nhân tố tác động đến lựa
chọn CSKT chưa được nghiên cứu nên các nghiên cứu sau này có thể mở rộng mô hình
nghiên cứu, hoặc không chỉ nghiên cứu các DN xây lắp mà còn có thể thực hiện nghiên
cứu ở các loại hình DN khác,…

Trần Quốc Dũng (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến lựa chọn
CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận DN tại TP. Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường
đại học kinh tế TP. HCM. Việc thực hiện nghiên cứu này giúp giải quyết các câu hỏi như:
thực trạng sự lựa chọn CSKT của các DN trên địa bàn TP. Cần Thơ như thế nào; nhân tố
nào và mức độ tác động của nó đến sự lựa chọn CSKTnhư thế nào, các kiến nghị nào có
thể thực hiện để lựa chọn CSKT cho phù hợp. Qua lược khảo các nghiên cứu trước, và
tổng hợp cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến lựa
chọn CSKT gồm: quy mô DN, hợp đồng nợ, tài chính nội bộ, thuế, thâm dụng vốn và tỷ
lệ sở hữu nhà nước. Tiếp đó bằng việc sử dụng PPNC hỗn hợp và thu thập dữ liệu nghiên
cứu từ BCTC của 153 DNSX kinh doanh trên địa bàn TP. Cần Thơ, tác giả đã giải quyết
được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Cụ thể, nghiên cứu đã tìm ra 3 nhân tố tác động đến
sự lựa chọn CSKT, đó là: Thuế (=– 0,971), Hợp đồng nợ (=0,035) và Quy mô DN (=


11

– 0,001), tuy nhiên mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu này chỉ khoảng trên 30%,
như vậy còn khoảng 70% sự thay đổi của lựa chọn CSKT là do các nhân tố khác quyết
định nhưng chưa được nghiên cứu trong đề tài này.
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Trước hết tác giả xin trình bày hệ thống hóa các kết quả của các nghiên cứu trước
thực hiện trong và ngoài nước theo bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài


12

STT


Tác giả

Nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1

Bosnyák

The effect of evaluation methods on the Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT gồm: Chi

(2003)

financial position, performance and cash phí thuế; Hình ảnh của DN; Nhu cầu thông tin kế toán;
flows of entites. Tạm dịch:Hiệu quả của Tính nghề nghiệp; Cách ghi nhận nghiệp vụ kế toán.
phương pháp đánh giá về vị trí tài chính, hiệu
suất và dòng tiền của các DN.

2

Christos

Factors influencing a firm's accounting policy Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng bởi nhận thức

Tzovas

decisions when tax accounting and financial và quyết định của các bên liên quan, theo đuổi các mục


(2006)

accounting coincide. Tạm dịch: Các yếu tố tiêu liên quan đến lợi nhuận, mục tiêu giảm thiểu trách
ảnh hưởng đến quyết định CSKT của DN khi nhiệm pháp lý của công ty là các nhân tố ảnh hưởng
kế toán thuế và kế toán tài chính trùng khớp.

3

đến lựa chọn CSKT ở các công ty Hy Lạp.

Szilveszter Explaining Accounting Policy Choices of Qua nghiên cứu các tác giả khẳng định thuế vẫn là yếu
FEKETE

SME’s: An Empirical Research on the tố ảnh hưởng mạnh nhất đến lựa chọn CSKT của DN,

(2010)

Evaluation Methods. Tạm dịch: Giải thích lựa tuy nhiên nhận thức của DN trong tính đúng đắn và
chọn các CSKT của SME: Một nghiên cứu công bằng khi thực hiện nghĩa vụ về thuế vẫn còn hạn
thực nghiệm về các phương pháp đánh giá.

4

chế.

Okpala,

Factors influencing accounting policy choices Kết quả đã kết luận rằng quy mô của DN không có mối

Kenneth


under IFRS in Airline-GSA companies. Tạm quan hệ đáng kể với lựa chọn CSKT. Động cơ thu

Enoch

dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến các lựa chọn nhập; và mục tiêu trách nhiệm thuế của công ty có mối


×