Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

KIếN THứC, THựC HÀNH PHÒNG BIếN CHứNG của NGƯờI BệNH TĂNG HUYếT áp điều TRị tại BệNH VIệN TỉNH XIÊNG KHOảNG lào năm 2019 và yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.67 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

OULA PHOMMAHASAY

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG
CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH XIÊNG KHOẢNG - LÀO
NĂM 2019 VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

OULA PHOMMAHASAY

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG
CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH XIÊNG KHOẢNG - LÀO
NĂM 2019 VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. VŨ KHẮC LƯƠNG
2. TS. TRƯƠNG THỊ THANH QUÝ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các đơn vị, quý thầy cô, các anh chị em đồng
nghiệp người thân trong gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Y
học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn quản lý y tế, Phòng quản lý đào tạo
sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến PGS. TS. Vũ Khắc Lương
và TS. Trương Thị Thanh Quý người thầy cô đã luôn đồng hành, quan tâm,
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh Viện Tỉnh Xiêng Khoảng
đã phối hợp tạo điều kiện cho tôi được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn
và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa, tôi xin gửi lời cảm
ơn các cán bộ để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên lớp
CH 26 - YTCC đã giúp đỡ, chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin vô cùng cảm ơn gia đình đã luôn ở bên và hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bệnh Viện Tỉnh Xiêng Khoảng, ngày 06 tháng 6 năm 2019


Oula PHOMMAHAXAY


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là kiến thức, thực hành phòng biến chứng của
người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh Viện tỉnh Xiêng Khoảng Lào năm
2019 và yếu tố liên quan.
Học viên

Oula PHOMMAHAXAY


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

: Chỉ số khối cơ thể

BYT

: Bộ Y tế

CBYT

: Cán bộ y tế

CHDCND


: Cộng hòa dân chủ nhân dân

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

ISH

: Hội Tăng huyết áp thế giới
(International Society of Hypertension)

JNC

: Liên ủy quốc gia về dự phòng, phát hiện đánh giá và điều trị
tăng huyết áp (Joint National Committee)

STEPS

: Giám sát yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
(STEPwise approach to surveillance of non-communicable diseases)

TBMMN


: Tai biến mạch máu não

THA

: Tăng huyết áp

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới [1].
Nó là gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong, tàn
tật ở các các nước trên thế giới nói chung và các nước kém phát triển nói
riêng [2],[3],[4]. Tình hình THA ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây
gọi tắt là CHDCND Lào) tăng nhanh trong nhiều năm gần đây [5]. Theo số
liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2013), tỉ lệ THA ở người

trưởng thành đã tăng lên đến 20,4% trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 5 người lớn
thì có 1 người bị THA [1]. Bệnh THA còn gây ra nhiều biến chứng và có thể
gây tàn phế, tử vong [6]. Theo ước tính của WHO, các biến chứng trong bệnh
THA liên quan tới 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm, THA gây nên 45% ca tử
vong do các bệnh tim mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ trên thế
giới [1]. Một số nghiên cứu ở CHDCND Lào cũng chỉ ra rằng các biến chứng
của THA cũng rất đa dạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các cơ
quan, nội tạng đặc biệt là tim, não, thận, phổi, mắt, mạch ngoại vi, THA là
nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ [7],[8].
WHO đã xây dựng phương pháp giám sát các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm (gọi tắt là STEPS - STEPwise approach to surveillance of
non-communicable diseases) và theo báo cáo điều tra STEPS của CHDCND
Lào (2008) về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây gần đây cho thấy 83,8%
người bệnh mắc THA không tuân thủ quản lý điều trị, không dùng thuốc
thường xuyên [9]. Tương tự, nghiên cứu khác của Boutsady A. và Vang C.
(2009) cũng chỉ ra rằng các đối tượng đa phần thiếu hiểu biết về các yếu tố
nguy cơ của bệnh cũng như những biến chứng dẫn tới việc thực hành phòng
biến chứng của bệnh THA còn kém, gây tác động nặng nề đến vấn đề sức
khỏe của người dân [10].


10

Về vấn đề này các nghiên cứu tại CHDCND Lào còn rất ít và hầu như
chưa có nghiên cứu nào tiến hành tại Xiêng Khoảng, một tỉnh có nền kinh tế,
y tế khó khăn và nằm sát biên giới Việt Nam. Ngoài ra, Có nhiều yếu tố liên
quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh THA,
trong đó phần lớn các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được nếu người dân có
hiểu biết đúng và thực hành dự phòng đúng cách [11],[12],[13]. Do đó, đề tài
“Kiến thức, thực hành phòng biến chứng của người bệnh tăng huyết áp

điều trị tại Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng – Lào, năm 2019 và yếu tố liên
quan” được tiến hành với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của
người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng
– Lào, năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng
biến chứng của người bệnh trên đây.


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số định nghĩa, phân loại và biến chứng của tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa về tăng huyết áp
Theo WHO, một người lớn được gọi là THA khi huyết áp tối đa hay
huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu hay huyết
áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày
hoặc có ít nhất đo 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA [9].
THA là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch
tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức HATT và
HATTr [14]. Hội THA thế giới (ISH) cùng với WHO đã quy định huyết áp từ
140/90 mmHg trở lên được gọi là THA (HATT ≥ 140 hoặc HATTr ≥ 90) [7],
[15]. Tại CHDCND Lào, theo Bộ Y tế một người trưởng thành (lớn hơn hoặc
bằng 18 tuổi) được gọi là THA khi HATT lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và
hoặc HATTr lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [5],[8].
1.1.2. Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Theo chương trình mục tiêu Quốc Gia phòng chống THA, các biến chứng
thường gặp của THA đã được đề cập đến như sau: [5],[14],[16],[17],[18],[19].
- Các biến chứng về tim mạch: Cơn đau thắt ngực, dày thất trái, nhồi


máu cơ tim, suy tim.
- Các biến chứng về não: TBMMN (bao gồm cả xuất huyết não, nhũn

não, cơn đột qụy thoáng qua), bệnh não do THA.
- Các biến chứng về thận: Đái ra protein, suy thận.
- Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.
- Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch,

các bệnh động mạch ngoại vi.

1
1


12
1.2. Kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh tăng huyết
áp trên thế giới và tại CHDCND Lào
1.2.1. Trên thế giới
Theo Malik A. và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 209 người bệnh
THA điều trị nội trú của một bệnh viện ở Samarkand, Uzbekistan năm 2012
cho thấy: Có 44% người bệnh theo dõi huyết áp tại nhà, 42,5% theo dõi cân
nặng của mình và 81,8% đã giảm lượng mối ăn hàng ngày, 82,8% hạn chế
uống rượu, 80,9 % không hút thuốc, tỉ lệ nam giới kiểm soát được huyết áp là
26,4% cao hơn nữ giới (21,6%); Có 76,6% xác định đúng mức HATT bình
thường và 78,9% xác định đúng mức HATTr bình thường; Trên 2/3 (65,1%)
biết từ 3 biến chứng trở lên [20].
Theo Awotidebe TO và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 150 người
bệnh THA tại Nigeria, cho thấy: Có 67,3% có kiến thức chưa đạt về việc vận
động hợp lý trong việc kiểm soát THA, 74% có thái độ chưa tốt và 60% thực

hành chưa đạt về việc vận động hợp lý để kiểm soát huyết áp [21].
Một nghiên cứu của Siraj Ahmad và cộng sự tiến hành trên 354 người
bệnh THA tại Ấn Độ, cho thấy: 31,4% vẫn hút thuốc, 15,5% vẫn uống rượu.
Có tới 72,3% có kiến thức chưa đạt, 77,7% có thái độ chưa đạt và 82,8% có
thực hành chưa đạt về dự phòng biến chứng của bệnh THA [22].
Tại Việt Nam, theo điều tra của Nguyễn Lân Việt, không phải ai cũng
biết mình bị THA và có kiến thức và thái độ đúng về nó. Trong số những
người bị THA thì có tới 52% là không biết mình có bị THA; 30% của những
người đã biết bị THA nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64%
những người có THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về
số huyết áp mục tiêu [12].

1
2


13
Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (2011) về tuân thủ điều trị
bệnh THA tại cộng đồng ở Hà Nội cũng cho thấy có tới 48,4% số người THA
có kiến thức không đạt về tuân thủ điều trị THA và 55,2% số người bị THA là
có thực hành không đạt về tuân thủ điều trị THA [23].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế (2013) tiến hành trên
người cao tuổi về bệnh và biến chứng của THA cho thấy: Hơn một nửa số đối
tượng điều tra có kiến thức tốt về bệnh (50,4%), tuy nhiên, tỉ lệ kiến thức kém
còn khá cao (20,0%). Về thực hành, tỉ lệ đối tượng điều tra có thực hành tốt
thấp (19,5%), tỉ lệ thực hành kém cao (45,0%); [24].
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Hương Giang (2013) cho thấy: chỉ có
50,4% người bệnh điều trị THA là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống,
vẫn còn 49,6% người bệnh vẫn thực hiện sai nguyên tắc điều trị [25].
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy kiểm soát huyết áp có hiệu quả

cũng làm giảm biến chứng của các bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong. Cụ thể,
việc kiểm soát huyết áp hiệu quả làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và
15% nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhưng tỉ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc
trên thế giới chỉ đạt từ 25 - 40% do THA thường đi kèm những yếu tố nguy cơ
(YTNC) tim mạch khác như là hút thuốc lá, đái tháo đường (ĐTĐ), tăng lipid
máu, béo phì, uống nhiều rượu bia và ăn mặn. Các yếu tố nguy cơ này tồn tại
đan xen, không được phát hiện và phòng tránh một cách đầy đủ, kết quả lại
làm trầm trọng thêm tình trạng THA và biến chứng. So sánh với việc dùng
thuốc tích cực, thay đổi lối sống đơn thuần cũng đã đạt hiệu quả tương tự khi
dùng thuốc [26].
1.2.2. Tại CHDCND Lào
Bệnh THA là một bệnh rất nguy hiểm tuy nhiên các tìm hiểu về kiến
thức, thái độ của người dân nói chung và của người bị THA nói riêng còn

1
3


14
chưa có nhiều, điều đó cho thấy sự quan tâm về bệnh THA của người dân
trong cộng đồng còn chưa cao.
Theo báo cáo điều tra quốc gia (STEPs) của CHDCND Lào (2008) về
việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm gần đây cho thấy
có tới 83,8% người mắc bệnh THA không tuân thủ quản lý điều trị và không
dùng thuốc thường xuyên [9].
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Boutsady A. và Vang C. (2009)
tiến hành trên các người bệnh mắc THA tại Bệnh viện Mahosot của thủ đô
Viêng Chăn, Lào cũng chỉ ra rằng người bệnh THA đều thiếu hiểu biết về
các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như những biến chứng dẫn tới việc thực
hành phòng biến chứng của bệnh THA còn hạn chế. Thể hiện qua các tỉ lệ

còn rất thấp, so với các nghiên cứu trong khu vực, từ đó ta có thể thấy bệnh
THA gây tác động nặng nề đến vấn đề sức khỏe của người bệnh và nhân dân
nói chung [10].
Năm 2010, tác giả Vang C. Khi tiến hành nghiên cứu gánh nặng bệnh tật
do bệnh THA gây ra với người dân của CHDCND Lào trên 787 đối tượng đã
cho thấy tỉ lệ đối tượng tuân thủ điều trị bệnh THA thường xuyên để ổn định
số đo THA là rất thấp (chưa đến 20%) [5],[27].
Năm 2015, nghiên cứu của tác giả Phatsady V. đã tiến hành điều tra trên
340 đối tượng mắc bệnh THA của CHDCND Lào cũng cho thấy chỉ có 18,6%
người bệnh có thực hành đạt về dự phòng THA [28].
Cũng trong năm 2015, theo báo cáo của Viện Y tế công cộng Quốc Gia,
Bộ Y tế của CHDCND Lào (2015) về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây
nhiễm nói chung và bệnh THA nói riêng của hơn 2500 đối tượng đã chỉ đưa
ra kết quả có tới 66,3% đối tượng không quản lý điều trị dự phòng bệnh THA
và có số đo huyết áp cao, 14,9% có quản lý điều trị dự phòng tuy nhiên số đo

1
4


15
huyết áp vẫn ở mức cao. Và chỉ có 18,8% đối tượng tuân thủ điều trị thuốc dự
phòng và có chỉ số HATT dưới 140mmHg và HATTr dưới 90mmHg [29].
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tại CHDCND Lào còn rất ít và mới
chỉ nghiên cứu bước đầu, còn chưa nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy
nhiên, các kết quả này đều đưa ra nhận định chung là phần lớn người bệnh
của thủ đô Viêng Chăn đều thiếu kiến thức về phòng chống bệnh THA và
cũng như chưa có nhiều đối tượng có khả năng thực hành tốt về dự phòng
biến chứng của bệnh THA. Ngoài ra, các tỉnh khác còn chưa có nhiều nghiên
cứu, báo cáo về vấn đề này.

1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dự phòng biến
chứng trong bệnh tăng huyết áp
1.3.1. Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tân (2014) tiến hành trên 600 người
bệnh mắc THA từ 25-64 tuổi tại hai xã đảo Nhơn Châu, Nhơn Hội, thành phố
Quy Nhơn, Bình Định cho thấy: Có sự khác biệt giữa thực hành phòng chống
THA với giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người bị THA và kiến
thức phòng chống THA của người bệnh. Cụ thể, nam giới thực hành đúng
thấp hơn chỉ bằng 0,3 lần so với nữ (p<0,05). Những người bệnh lao động trí
óc và nghề khác như nội trợ, buôn bán tự do và nghỉ hưu có tỉ lệ thực hành
phòng THA cao hơn người bệnh lao động chân tay (p<0,05). Những người
gia đình có người bị THA, có tỉ lệ thực hành đúng cao hơn gấp 1,2 lần so với
gia đình không có người bị THA (p<0,001). Những người bệnh nghiên cứu có
kiến thức đúng thì thực hành đúng gấp 1,8 lần so với người có kiến thức chưa
đúng về phòng THA (p<0,05) [30].
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng (2015) tiến hành trên 204
người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tân Yên, Bắc
Giang năm 2015 cho thấy: Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến
1
5


16
chứng THA bao gồm thời gian bị THA, tiền sử gia đình bị THA. Những
người bị THA từ 5 năm trở lên thì có kiến thức đạt cao gấp 4,23 lần so với
những người bị THA dưới 5 năm (p<0,05). Những người mà tiền sử gia đình
có người bị THA thì có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 1,83 lần so với
những người không có tiền sử gia đình bị THA. Có mối liên quan giữa thực
hành phòng biến chứng của THA với giới, mức độ huyết áp hiện tại và kiến
thức dự phòng biến chứng của người bệnh. Nữ giới có thực hành đạt cao gấp

2,53 lần so với nam giới (p<0,05). Những người bệnh có huyết áp hiện tại
<độ 1 thì có thực hành đạt cao gấp 2,48 lần so với người bệnh có huyết áp
hiện tại > độ 1 (p<0,05). Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng
biến chứng của THA, những người có kiến thức đạt về phòng biến chứng của
THA thì có khả năng có thực hành phòng biến chứng của THA đạt cao gấp
2,63 lần so với những người có kiến thức không đạt về phòng biến chứng của
THA. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [19].
Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa (2012) tiến hành nghiên cứu trên
170 người bệnh THA nguyên phát, trên 25 tuổi được quản lý tại phòng khám bệnh
viện E Hà Nội năm 2012 cho thấy về kiến thức: Những người từ 40 -59 tuổi có

kiến thức về phòng tránh biến chứng của THA đạt cao gấp 1,9 lần những
người trên 60 tuổi; Những người có trình độ trên cấp 3 có kiến thức thực hành
phòng tránh biến chứng THA đạt cao hơn gấp 2,8 lần những người có trình độ từ
cấp 3 trở xuống; Những người bị THA trên 5 năm có kiến thức đạt cao hơn 5,5

lần so với những người bị THA không quá 5 năm (p<0,05). Nhóm có tiền sử
từng gặp biến chứng THA có kiến thức đạt cao hơn 3,2 lần nhóm chưa từng
gặp biến chứng. Về thực hành, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thực
hành giữa nam và nữ, phụ nữ có khả năng thực hành phòng tránh biến chứng
của THA đạt cao hơn nam gấp 2,1 lần. Nhóm có tiền sử gặp biến chứng THA
có thực hành đạt cao hơn 28,2 lần nhóm chưa từng gặp biến chứng (p<0,001).
Những người có kiến thức về phòng tránh biến chứng của THA đạt thì thực
1
6


17
hành phòng biến chứng của THA đạt cao gấp 4,8 lần những người có kiến
thức không đạt (p<0,05) [31].

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Hương Giang (2015) tiến hành trên 275
người bệnh THA điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Ninh Bình năm 2015 cho thấy: Những người bệnh được cán bộ y tế
(CBYT) giải thích rõ về bệnh và cách phòng tránh biến chứng trong bệnh
THA có thực hành đạt cao gấp 2,93 lần những người bệnh không được CBYT
giải thích rõ, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những người
bệnh tiếp cận từ 3 nguồn thông tin trở lên có thực hành phòng biến chứng cao
gấp 3,76 lần so với nhóm người bệnh tiếp cận ít hơn 3 nguồn thông tin
(p<0,05). Kiến thức phòng biến chứng trong bệnh THA đạt hay không đạt
liên quan đến thực hành phòng biến chứng của THA với tỷ suất chênh khá
cao. Với nhóm người bệnh có kiến thức phòng biến chứng của THA đạt có
thực hành phòng biến chứng gấp 6,68 lần so với nhóm người bệnh có kiến
thức không đạt [18].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch (2015) tiến hành trên 320
người bệnh THA đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
cho thấy: Những người bệnh có trình độ học vấn dưới cấp 3 có thực hành
phòng chống không đạt cao hơn 2,45 lần so với nhóm trình độ trên cấp 3
(p<0,05). Những người có nghề nghiệp khác không phải là cán bộ hưu trí thì
có thực hành không đạt cao hơn 2,06 lần so với cán bộ hưu trí (p<0,05).
Những người bệnh THA có người thân trong gia đình bị THA hoặc các biến
chứng do THA có thực hành đạt cao hơn 2,4 lần so với nhóm không có người
thân bị THA (p<0,05). Những người bệnh có kiến thức phòng chống THA
không đạt thì thực hành không đạt cao hơn 7,48 lần so với những người bệnh
có kiến thức đạt [32].

1
7


18

Nghiên cứu của Đinh Văn Sơn (2012), Ngô Thị Hương Giang (2013)
cũng chỉ ra rằng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) những người
sống cùng gia đình có thực hành đạt phòng biến chứng trong bệnh THA cao
hơn so với những người sống một mình [25],[33]. Những người có kiến thức
về phòng tránh biến chứng THA không đạt thì có nguy cơ thực hành phòng
biến chứng không đạt cao gấp 7 lần những người có kiến thức đạt [33].
1.3.2. Tại CHDCND Lào
Theo Báo cáo của Viện Y tế công cộng Quốc Gia, Bộ Y tế của CHDCND
Lào (2015) về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm trên hơn 2500
đối tượng, chỉ có 18,8% đối tượng tuân thủ điều trị thuốc dự phòng và có chỉ
số HATT dưới 140mmHg và HATTr dưới 90mmHg. Nghiên cứu này cũng đã
chỉ ra tỉ lệ nữ giới tuân thủ điều trị và dự phòng THA cao hơn so với nam giới
[29].
Nghiên cứu của Phatsady V. (2015) cũng chỉ là mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa thực hành dự phòng biến chứng THA với một số yếu tố như:
Nữ thực hành đúng cao hơn 1,48 lần so với nam; Những người có trình độ
học trung cấp trở lên thực hành tốt hơn 2,1 lần so trình độ học vấn thấp hơn
trung học phổ thông; Những đối tượng có nghề nghiệp (làm việc với nhà
nước, các công ty tư nhân) tốt hơn 2,1 lần so với người nông dân và những
người làm nghề buôn bán; những người bệnh đã kết hôn thực hành tốt hơn 1,8
lần so với đối tượng có tình trạng độc thân, ly hôn; những đối tượng có thu
nhập trong gia đình cao hơn 6.600.000 kịp sẽ thực hành tốt hơn 3,5 lần so với
những đối tượng có thu nhập gia đình thấp hơn số tiền đó 3,5 lần; những đối
tượng có thời gian bị THA cao kéo dài hơn 10 năm sẽ có khả năng thực hành
tốt hơn 3,7 lần so với đối tượng bị tăng huyết áp cao thấp hơn 9 năm và
những người bị nhiễm mỡ máu sẽ thực hành tốt hơn 1,5 lần so với người bị
tiêu đường, bệnh hen, viêm xương khớp [28].
1
8



19
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu kể trên đã chỉ ra rằng các yếu tố liên
quan đến kiến thức dự phòng biến chứng của THA bao gồm: Tuổi tác, trình
độ học vấn, thời gian mắc THA..vv. Còn các yếu tố liên quan đến thực hành
dự phòng biến chứng THA bao gồm: Giới tính, trình độ học vấn; nghề
nghiệp; mức độ và thời gian mắc THA; tiền sử người bệnh đã bị biến chứng
của THA, CBYT giải thích rõ về bệnh và cách phòng biến chứng; người thân
nhắc nhở, hỗ trợ trong điều trị phòng biến chứng.
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh nằm ở miền Bắc của CHDCND Lào,
cách thủ độ Viêng Chan 390 cây số. Với diện tích 15,880 km2, tổng dân số là
266.839 người và có địa giới phía đông giáp với tỉnh Nghệ An (Việt Nam) dài
165 km, phía tây giáp tỉnh Luang Pha Bang dài 100 km, phía Nam giáp tỉnh
Bolikhamxay và tỉnh Xaysomboun có chiều dài 220 km và phía Bắc giáp tỉnh
Huaphan dài 160 km.

Địa hình phần lớn là vùng núi cao chiếm 90% của tổng diện tích. Tỉnh
bao gồm 7 đơn vị hành chính như: Thị xã Peak huyện Khoun, huyện Kham,
huyện Nong Het, huyện Moc, huyên Phoukhut, huyện Phaxay. Đời sống của
người dân còn nhiều khó khăn, nhất là về y tế.
1
9


20
Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng là một Bênh viện đa khoa nằm Ở bản
Phonesaat huyện Peak, tỉnh Xiêng Khoảng. Bệnh viện gồm có 20 khoa phòng
và một trung tâm tim mạch là một bệnh viện quy mô 100 giường bệnh nội trú,
120 lượt người bệnh khám mỗi ngày. Cơ cấu, Bệnh viện có 7 khoa/phòng

khám chữa bệnh, tổng cán bộ là 204 người. Trong đó bao gồm: 17 bác sĩ
chuyên khoa I, 05 thạc sĩ, 73 bác sĩ đa khoa, điều dưỡng có 75 người và cán
bộ ngành khác 34 người. Bệnh viện có 5 nhiệm vụ như sau:
1. Điều trị và phục hồi chức năng;
2. Giáo dục dự phòng và truyền thông sức khỏe;
3. Tập huấn và đào tạo CBYT;
4. Nghiên cứu khoa học y tế;
5. Hỗ trợ bệnh viện cấp dưới làm chăm sóc sức khỏe.

2
0


21

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Xiêng Khoảng, Lào.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Những người bệnh được chẩn đoán THA, đang điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Xiêng Khoảng thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. Ngoài ra, sử dụng
sổ khám bệnh để hồi cứu các thông tin.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người bệnh được chẩn đoán THA, đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Xiêng Khoảng, Lào.
- Có quốc tịch Lào.
- Có đầy đủ hồ sơ, sổ khám bệnh theo quy định
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh có tiền sử hoặc các dấu hiệu về rối loại tâm thần, tinh
thần bất thường.
- Người bệnh không hợp tác nghiên cứu
- Sổ khám bệnh rách nát, không nhìn rõ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và các chọn mẫu
2
1


22
 Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính tỉ lệ % như
sau [34]:

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
- p: Tỉ lệ người bệnh có kiến thức và thực hành đạt yêu cầu về phòng

biến chứng THA theo nghiên cứu trước đó tại CHDCND Lào, chọn p
= 0,186 [28].
- Z2(1-α/2): Độ tin cậy, ở mức xác suất 95% với α = 0,05 thì Z2(1-α/2)=1,962.
- d: Mức độ sai số tuyệt đối của kết quả nghiên cứu từ mẫu so với quần

thể sử dụng giá trị thường dùng trong các nghiên cứu y học sinh học là
d = 0,05.
Thay vào công thức, cỡ mẫu nghiên cứu là n = 230 (người). Ước tính
thêm 10% để loại trừ các phiếu không hợp lệ và người bệnh từ chối tham gia

nghiên cứu, do vậy làm tròn là 260 người bệnh.
 Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu sau khi được hội đồng đề cương
thông qua và phỏng vấn người bệnh trong tất cả các ngày trong tuần. Hàng
ngày nghiên cứu viên và điều tra viên ngồi tại phòng khám bệnh THA của
Bệnh viện Xiêng Khoảng từ thứ 2 đến thứ 6. Bất kỳ người bệnh nào đến xếp
sổ khám bệnh THA đều được hỏi bệnh, mời tham gia vào nghiên cứu, nếu có
đủ tiêu chuẩn sẽ được chọn để phỏng vấn cho đến khi đủ số lượng người bệnh
nghiên cứu thì dừng lại chọn liên tiếp cho đến khi đủ cỡ mẫu 260 người bệnh.

2
2


23
Những người bệnh được lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu khi
được CBYT đo huyết áp, kê đơn và cấp thuốc xong sẽ được điều tra viên mời
vào tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Kết thúc quá trình phỏng vấn những người
bệnh này được tặng hoa quả để trả công cho quá trình trả lời phòng vấn.
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin.
Công cụ thu thập số liệu:
Đo lường kiến thức, thực hành của người bệnh về phòng biến chứng do
THA được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn. Các người bệnh nghiên
cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục 1). Bộ câu
hỏi đã được đánh giá thử nghiệm trước khi thu thập số liệu. Các điều tra viên
được tập huấn kỹ năng hỏi trước khi tiến hành điều tra. Người bệnh tham gia
nghiên cứu được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu. Sau khi phỏng vấn
xong, nghiên cứu viên trực tiếp kiểm tra phiếu phỏng vấn để đảm bảo không
có thông tin nào để trống.
 Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thành công cụ nghiên cứu:


+ Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào các khái
niệm, các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, các biến chứng, cách phòng
biến chứng của THA được tham khảo từ các nghiên cứu tương tự
[18],[19],[35].
+ Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi sau khi
xây dựng xong được điều tra thử trên 50 người bệnh THA sau đó
chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho phù hợp, in thành 260 bộ
phục vụ điều tra và tập huấn.
 Tập huấn điều tra viên:

+ 2 điều dưỡng làm việc tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện
Xiêng Khoảng có kinh nghiệm làm việc thấp nhất 5 năm tại phòng
khám có khá năng nói thành thạo và rõ ràng.
2
3


24
+ Nội dung tập huấn: Mục đích, kế hoạch cuộc điều tra, kỹ năng phỏng
vấn và ghi phiếu thu thập số liệu, kỹ năng tiếp xúc và làm việc với
cộng đồng.
+ Thời gian và địa điểm: 01 ngày tại hội trường và tiến hành điều tra
thử tại khoa khám bệnh của Bệnh viện
 Các bước tiến hành thu thập số liệu:

+ Bước 1: Tiếp cận người bệnh cần thu thập số liệu: Điều tra viên
giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, giải thích cho
người bệnh được nghiên cứu về tính bảo mật của thông tin mà
người bệnh cung cấp.

+ Bước 2: Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi cho
người bệnh được nghiên cứu nghe và trả lời.
+ Bước 3: Kiểm tra phiếu để kịp thời bổ sung khi thiếu hoặc bị sai sót.
 Thu thập phiếu điều tra:

Các giám sát viên quan sát trực tiếp điều tra viên phỏng vấn các người
bệnh để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra. Sau mỗi ngày
điều tra các điều tra viên nộp phiếu điều tra cho giám sát viên để kiểm tra lại
các phiếu phỏng vấn. Giám sát viên tổng hợp lại các phiếu điều tra từng ngày
và làm sạch phiếu điều tra, địa điểm phòng vấn người bệnh chọn phòng riêng
yên tĩnh và thuận lợi để phòng vấn điều tra viên phải mặc ăn bình thường
không mặc áo blouse trắng đồng phục, thái độ thuận tiện cởi mở.
2.4. Các chỉ số nghiên cứu và một số tiêu chuẩn đánh giá
2.4.1. Các chỉ số nghiên cứu
Sau khi tham khảo nhiều nghiên cứu trước đây [18],[19],[28],[36], dựa
trên các quy ước, thang đo tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu khoa
học và dựa trên quyết định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh THA của Bộ Y
tế (BYT) [35], đề tài bao gồm các chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu như sau:

2
4


25
Bảng 2.1. Chỉ số nghiên cứu chung của người bệnh được nghiên cứu

TT

Chỉ số


(1)
(2)
Chỉ số, biến số chung
1
Tỉ lệ giới tính
2
3
4
5

Tỉ lệ nhóm tuổi
Tỉ lệ trình độ học vấn (TĐHV)
Tỉ lệ nghề nghiệp
Tỉ lệ điều kiện kinh tế gia đình

Định nghĩa/cách tính

(3)
Tỉ lệ người bệnh giới bằng:
Tỉ lệ người bệnh nhóm tuổi x bằng:
Tỉ lệ người bệnh có TĐHV x bằng:
Tỉ lệ người bệnh nghề nghiệp x bằng:
Tỉ lệ người bệnh có ĐKKTGĐ x bằng:

(ĐKKTGĐ)
6
7

Tỉ lệ đang sống cùng ai hiện tại


Phương
pháp, công
cụ thu
thập cho
cột 3
(4)

Tỉ lệ người bệnh đang sống cùng x bằng:

Tỉ lệ các nguồn thông tin được

Tỉ lệ người bệnh tiếp cận về nguồn thông

tiếp cận về THA

tin x bằng:

2
5

Phỏng vấn
người bệnh
bằng bộ
câu hỏi


×