Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Phương pháp dạy học các môn về tự nhiên và xã hội lớp 2 hoăc Zalo 0868696145 50k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.24 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Khoa Giáo dục Tiểu học
--------------------------------------

ĐỀ TÀI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học các môn về tư
nhiên và xã hội

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY
HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TẠI XÃ NẬM BAN, HUYỆN NẬM NHÙN,
TỈNH LAI CHÂU

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
Người thực hiện: Nguyễn Văn Quy
Lớp Đại học Tiểu học K6
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Lai Châu

LAI CHÂU, 2019


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

PHẦN 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2 CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC NẬM BAN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU


3
1. Cơ sở lý luận của việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tư nhiên –
Xã hội lớp 2 3
1.1. Môi trường và giáo dục môi trường

3

1.2. Vị trí và mục tiêu giáo dục môi trường trong trường tiểu học

3

1.3. Đặc trưng của giáo dục môi trường địa phương 4
1.4. Khả năng giáo dục môi trường qua môn tự nhiên – xã hội

4

2. Cơ sở thưc tiễn của việc giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn tư nhiên – xã hội
lớp 2 tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
5
2.1. Thực trạng môi trường tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

5

2.2. Thực trạng về giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2
cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
6
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN –XÃ HỘI LỚP 2 TẠI XÃ NẬM BAN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
11
1. Khái quát chung về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường

1.1. Khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường

11

1.2. Các mức độ tích hợp giáo dục môi trường

11

1.3. Các nguyên tắc và hình thức tích hợp

11

11

2. Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn tư nhiên – xã hội lớp 2 cho học
sinh tiểu học 12
2.1. Những nội dung giáo dục môi trường môn tự nhiên – xã hội lớp 2 xã Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu12
2.2. Một số kế hoạch bài học tích hợp GDMT địa phương trong dạy học
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Nội dung thử nghiệm

17

17

1.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 17
1.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 18
1.2.1. Đánh giá kết quả kết quả trước thực nghiệm
1.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm


19

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

22

18

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

23



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ của hội nhập , công nghệ và sự tiến bộ phát
triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của văn minh
nhân loại, con người đang từng ngày tàn phá chính môi trường sống của chính mình.
Chính sự tàn phá, hủy hoại môi trường là nguyên nhân chính gây nên hàng loạt hiện
tượng thiên tai như động đất, bão lũ, hạn hán, song thần… Mỗi hoạt động của con
người đều tác động tới môi trường xung quanh. Khi các nghành công nghiệp còn kém
phát triển thì sự tác động đó còn chưa lớn nhưng khi các nghành công nghiệp càng phát
triển thì sự tác động đó lại càng mạnh mẽ. Với những tác động tiêu cực đó sẽ làm cho

chất lượng môi trường sống bị giảm sút, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh
thái bị đảo lộn , ô nhiễm nghim trọng… Vì vậy, giáo dục môi trường là vấn đề mang
tính sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trước vấn đề cấp thiết này, con
người đã tìm ra hàng loạt các biện pháp khắc phục. Trong đó, giáo dục là một trong
những biện pháp quan trọng hàng đầu. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi
cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết sâu sắc về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là đối với
thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Giáo dục các em bảo vệ môi trường là biện
pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao dân trí, trang bị những hiểu biết cơ bản về bảo
vệ môi trường… Đối với từng địa phương khác nhau sẽ có những đặc điểm về môi
trường sống, trình độ phát triển kinh tế xã hội, dân trí… khác nhau. Chính vì thế việc
đưa giáo dục môi trường địa phương vào giáo dục cũng sẽ cần thật linh hoạt và phù
hợp với tình hình thực thế của từng địa phương. Như vậy, hoạt động giáo dục môi
trường mới thực sự phát huy tác dụng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục môi trường địa phương trong
dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học tại xã Nậm Ban – Nậm
Nhùn – Lai Châu” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề
tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường địa phương trong
dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2 huyện Nậm Nhùn – Lai Châu.
Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường trường địa phương trong dạy học
môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2 huyện Nậm Nhùn – Lai Châu.
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm
2.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi
trường (GDMT) địa phương trong giảng dạy môn tự nhiên – xã hội (TN-XH) cho học
sinh (HS) lớp 2 trường Tiểu học Nậm Ban huyện Nậm Nhùn – Lai Châu.
3.
Khách thể và đối tượng
Khách thể nghiên cứu: GDMT trong trường Tiểu học

1


Đối tượng nghiên cứu: GDMTĐP trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2
cho HS Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
4.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT địa phương.
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng việc GDMT địa phương ở trường Tiểu học
Nậm Ban - huyện Nậm Nhùn – Lai Châu.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tích hợp GDMT địa phương trong dạy
học môn TN - XH tại trường Tiểu học Nậm Ban – Nậm Nhùn – Lai Châu.Đề tài
cũng góp phần giáo dục ý thức học sinh bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
5.
Phạm vi nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nậm Ban ở Nậm Nhùn – Lai Châu, từ
tháng 3/2018 đến tháng 5/2019.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NẬM BAN,
HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
1. Cơ sở lý luận của việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy
học môn Tư nhiên – Xã hội lớp 2
1.1. Môi trường và giáo dục môi trường
Khái niệm môi trường: Theo khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường ban

hành ngày 29/11/1505 đã quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung
quanh ta, cho chúng ta cở sở để sinh sống và phát triển.
Phân loại môi trường: các phân loại phổ biến là gồm Môi trường đất, môi
trường nước và môi trường không khí.
Khái niệm giáo dục môi trường: Giáo dục môi trường trong nhà trường là một
quá trình nhằm trang bị ch trẻ một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững
của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách
khắc sâu bởi nền tảng đạo lý về môi trường.

1.2. Vị trí và mục tiêu giáo dục môi trường trong trường tiểu học
Vị trí của giáo dục môi trường trong trường tiểu học
Trường học được coi là một trong những nơi phù hợp và hiệu quả nhất để
GDMT. Trong đó giáo dục môi trường từ cấp tiểu học sẽ đặt nền móng quan trọng cho
quá trình giáo dục môi trường ở các cấp học cao hơn. Trong giai đoạn nền móng này là
giai đoạn dần định hình về nhân cách, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, do vậy nếu
nhận được quan tâm giáo dục một cách khoa học về môi trường và ý thức đối với môi
trường cho học sinh sẽ để lại ấn tượng và kiến thức sâu sắc trong các giai đoạn sau này
của các em.
Mục tiêu của giáo dục môi trường trong trường tiểu học
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết về:
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và
quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.

3



+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm,
bản làng, phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây;
làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.

1.3. Đặc trưng của giáo dục môi trường địa phương
Giáo dục môi trường địa phương khác với nhiều lĩnh vực giáo dục khác hay các
môn học là nó phụ thuộc vào đặc trưng của môi trường tự nhiên địa phương và các các
hoạt động giáo dục của giáo viên. Giáo dục môi trường địa phương được tiến hành
không thể tách rời với môi trường địa phương – là môi trường gần gũi xung quanh học
sinh. Giáo dục môi trường địa phương yêu cầu sự đồng nhất giữa giáo dục lý thuyết và
gắn với giáo dục môi trường tại địa phương. Nếu giáo dục môi trường địa phương mà
đồng nhất hóa cho mọi địa phương thì không thể mang lại hiệu quả. Vì để tiến hành
GDMT, GV cần sử dụng MTĐP làm mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện
học tập, thực hiện nhiều thao tác sư phạm để làm cho tài liệu học tập phù hợp với giai
đoạn phát triển của HS.

1.4. Khả năng giáo dục môi trường qua môn tự nhiên – xã hội
Từ nội dung về chương trình môn TN-XH cho thấy, môn TN-XH có khả năng
GDMT rất cao. Tích hợp trong cấu trúc chương trình trong môn TN - XH rất phù hợp
với lĩnh vực GDMT. GDBVMT là một trong các mục tiêu của môn TN-XH. Mục tiêu
này được thực hiện không chỉ qua chủ đề MT về tài nguyên thiên nhiên mà giữa cả 3
chủ đề còn lại của môn TN-XH. Vì vậy trong quá trình thực hiện mục tiêu GD BVMT
chương này GV không những có thể mà còn cần thiết phải lồng ghép, tích hợp những

nội dung của MTĐP vào các bài giảng.
Trong nội dung chủ đề về MT và giáo dục môi trường của các môn TN-XH lớp
2, các nội dung truyền thụ cho học sinh hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của xã Nậm
Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu. Một MT bị ô nhiễm, với sự phá rừng để xây dựng nhà
cửa, các công trình kinh tế, làm nương dãy mà không có quy hoạch và quản lý của xã
Nậm Ban – Nậm Nhùn – Lai Châu như hiện nay thì các bài học “Tác động của con
người đến MT không khí và nước” có thể giúp học sinh liên hệ với hiện trạng MT xung
quanh và hiểu rõ về những kiến thức khoa học được cung cấp qua bài học, làm cơ sở
để hình thành những kỹ năng, hành vi cải thiện MT “Tác động của con người đến MT
đất” cùng với những hậu quả của nó là bài học quý giá đối với HS ở xã về việc không
4


xả rác bừa bãi để không gây ô nhiễm MT đất. Để học sinh có những hành động thiết
thực trong việc BVMT xã Nậm Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu thì nội dung bài học “Một
số biện pháp BVMT” giúp các em thể hiện tình yêu quê hương , BVMT Nậm Ban giàu
đẹp bằng các biện pháp của mình.
Vì vậy môn TN – XH có khả năng GDMT rất cao. Quan trọng là đội ngũ GV
truyền tải như thế nào để nội dung GD của môn TN - XH trở thành việc làm thiết thực
BVMT ở các thế hệ học sinh tiểu học xã Nậm Ban.

2. Cơ sở thưc tiễn của việc giáo dục môi trường địa phương trong dạy học
môn tư nhiên – xã hội lớp 2 tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai
Châu
2.1. Thực trạng môi trường tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Môi trường tự nhiên tại xã Nậm Ban - huyện Nậm Nhùn đang chịu sức ép đến
từ các hoạt động dân sinh và các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và chế biến thủy sản, chế biến nông lâm sản thực phẩm và phát triển công
nghiệp. Thêm vào đó, môi trường tại huyện đang phải chịu những tác động trực tiếp
của biến đổi khí hậu, lũ quét, sạt lở đất và vấn đề thiên tai.

Do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng rất lớn của
tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống vùng nông thôn niền
núi. Người dân chưa có ý thức về bảo vệ môi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện
theo thói quen; đó là chăn nuôi gia súc không tập trung dẫn rác thải chăn nuôi không
được xử lý làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Hay tập
quán nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm nặng môi trường sống của các thành
viên trong gia đình. Bên cạnh đó những công trình vệ sinh tạm của người dân được làm
gần nhà cũng gây ảnh hưởng tới môi trường sống, dễ bị rửa trôi khi gặp mưa bị rửa trôi
làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói
riêng còn do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo an toàn; có tình trạng sau
khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc
thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì, chai lọ
chứa hoá chất độc hại được người dân vứt bỏ quanh nhà, quanh mương máng hoặc trên
nương rẫy... Điều đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày
và là tiền đề phát sinh các loại bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy ngay
được.
Ngoài ra, các loại rác thải chưa được thu gom và người dân tự do vứt các loại
rác thải (túi ni nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra

5


môi trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho môi
trường sống thêm ô nhiễm nặng.

2.2. Thực trạng về giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tự
nhiên – Xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn,
tỉnh Lai Châu

Mục tiêu khảo sát: Thu thập số liệu thông tin chính xác cụ thể về GDMT địa
phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Nội dung khảo sát: Thực trạng GDMT địa phương trong dạy học môn TN –
XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh lớp 2 Tiểu học Nậm Ban huyện
Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi cho
GV khối lớp 2
+ Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát hành vi BVMT của học sinh khi
trên lớp.
+ Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình tiến hành quan sát các hành vi của HS
tôi phỏng vấn sâu các GV chủ nhiệm khối lớp 2
Nội dung thưc trạng khảo sát:
Khảo sát trên các tiêu trí về nhận thức của giáo viên GDMT địa phương trong dạy
học môn tự nhiên – xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học, thực trạng mức độ GDMT địa
phương trong dạy học và Thực trạng hiểu biết về giáo dục môi trường địa phương của
học sinh lớp 2 xã Nậm Ban. Cụ thể số liệu khảo sát như sau:
a, Thưc trạng nhận thức của giáo viên GDMT địa phương trong dạy học môn
tư nhiên – xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh
Lai Châu
Để tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GV về GDMT địa phương trong
dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban - Nậm Nhùn – Lai Châu tôi
đã tiến hành phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 2 xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây
Bảng 1.1. Thưc trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của GDMT địa
phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện
Nậm Nhùn, huyện Lai Châu
Mức độ

Số lượng (người)
Xử lý (%)
Quan trọng
12
80%
Không quan trọng
3
20%
6


Trên đây là ý kiến của các giáo viên lớp 2 về GDMT địa phương trong dạy học
môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Trong tổng số 15 GV được khảo sát thì có tới 12/15 GV (80%) nhận thấy GDMT địa
phương cho HS lớp 2 quan trọng, và 3/15 GV ( 20%) cho rằng GDMT địa phương
trong dạy học môn TN –XH lớp 2 cho học sinh tiểu học không quan trọng. Điều này
cho thấy tỉ lệ GV nhận thức về GDMT địa phương là cần thiết cao hơn tỉ lệ GV nhận
thức về GDMT địa phương là không cần thiết.
Khi trao đổi trực tiếp với một số GV không quan tâm tới GDMT địa phương thì
tôi được biết các thầy cô giáo này cho rằng học sinh lớp 2 thì chưa cần phải liên hệ
thực tế với môi trường địa phương mà nên tập trung vào nội dung học tập các môn như
Tiếng Việt…
b, Thưc trạng giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Tư
nhiên – xã hội lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai
Châu
Để tiến hành khảo sát thực trạng mức độ GDMT địa phương trong dạy học môn
TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban huyện Nậm Nhùn – Lai Châu tôi đã tiến
hành phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 2 tiểu học xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn – Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.2 sau đây
Bảng 1.2 Thưc trạng mức độ GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH lớp

2 cho HS tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Mức độ
Số lượng
Xử lý (%)
(người)
Quan tâm
8
53,5%
Quan tâm nhưng không thường xuyên
4
26,6 %
Không quan tâm
3
20,1%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)

7


Trên đây là ý kiến của các giáo viên lớp 2 về GDMT địa phương trong dạy học
môn TN – XH lớp 2 cho HS tiểu học huyên Nậm Nhùn – Lai Châu. Trong tổng số 15
GV được khảo sát thì có tới 8 /15 GV (53,5%) quan tâm tới GDMT địa phương cho
học sinh lớp 2 trong. Có 4/15 GV ( 26,6%) quan tâm nhưng lại không thường xuyên
GDMT địa phương trong dạy học môn TN- XH lớp 2 cho HS tiểu học tại xã Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn – Lai Châu. Trong tổng số 15 GV có tới 3/15 GV chiếm 20,1%
không quan tâm tới việc GDMT địa phương.
Điều này cho thấy GV tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã
được phổ biến về GDMT địa phương trong giảng dạy môn TN- XH. Tuy nhiên, một bộ
phận các thầy cô giáo vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giáo dục này.
Một bộ phận lớn GV tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã quan

tâm và thường xuyên kết hợp giảng dạy, liên hệ mở rộng với GDMT địa phương trong
quá trình giảng dạy nội dung bộ môn TN- XH lớp 2. Việc kết hợp GDMT địa phương
trong dạy học môn TN – XH lớp 2 sẽ giúp HS có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường
tự nhiên thuộc địa bàn huyện, đồng thời trẻ được tiếp nhận thông tin một cách chủ
động và tự nhiên nhất.
Để điều tra thực trạng hình thức GDMT địa phương tôi tiến hành phát phiếu hỏi
cho 15 GV lớp 2 Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và thu được kết
quả ở bảng 1.3 sau đây.
Bảng 1.3. Thưc trạng hình thức GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH
lớp 2 cho học sinh tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Hình thức
Số lượng
8


(người)
12
5

GDMT địa phương thông qua các tiết học TN- XH ở trên lớp
Giáo dục thông qua các tiết học TN – XH ngoài thiên nhiên , ở môi
trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
GDMT địa phương qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp
12
học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
GDMT địa phương với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
12
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Thông qua điều tra và phát phiếu hỏi cho các GV tôi nhận thấy hầu như GV chỉ
thường xuyên lựa chọn hình thức GDMT địa phương thông qua các tiết học TN – XH ở

trên lớp (12/15 GV) ,12/15 GV sử dụng hình thức giáo dục thông qua việc thực hành
làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp, thực hành giữ trường lớp học sạch đẹp,
12/15 GV sử dụng hình thức giáo dục với cả lớp hoặc nhóm HS , và chỉ có 5/15 GV sử
dụng hình thức giáo dục thông qua tiết học TN - XH ngoài thiên nhiên.
Trao đổi và phỏng vấn với GV tôi nhận thấy việc tổ chức theo hình thức giáo
dục thông qua các tiết học TN – XH ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường
lớp như môi trường ở địa phương thường đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, khi tiến
hành GV gặp phải rất nhiều các vấn đề khó khăn để tổ chức các tiết học ngoài thiên
nhiên như : đội ngũ giáo viên quản lý bị thiếu, kinh phí tổ chức hạn hẹp, đặc điểm địa
hình hiểm trở dễ gây nguy hiểm cho GV và HS. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm để tổ
chức các hoạt động GDMT trong dạy học môn TN – XH GV và nhà trường phải rất
cân nhắc, tìm hiểu kỹ về địa hình, cũng như dự trù nguồn kinh phí, nhân lực.
c, Thực trạng hiểu biết về giáo dục môi trường địa phương của học sinh lớp 2
xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Để điều tra thực trạng hiểu biết của học sinh lớp 2 về môi trường địa phương tôi
tiến hành khảo sát 52 HS lớp 2 tiểu học Nậm Ban - huyên Nậm Nhùn – Lai Châu và
thu được kết quả ở bảng 1.4 sau đây.
Bảng 1.4. Thực trạng hiểu biết về BVMT địa phương của học sinh lớp 2 xã Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu

BVMT địa phương là gì

Số lượng Xử lý (%)
(người)
Không biết
18
34,6%
Là bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
34
65,5%

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Qua khảo sát tôi thu được kết quả, số học sinh hiểu biết về BVMT địa phương là
34/52 HS ( chiếm 65,4% ), trong khi đó số học sinh không hiểu biết về BVMT tự nhiên
cũng chiếm khá cao 18/52 HS (chiếm 34,6%). Điều này chứng tỏ nhận thức của HS
khối lớp 2 về BVMT địa phương đang chỉ ở mức trung bình.
9


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục môi trường địa phương trong
dạy học môn TN XH lớp 2 Tiểu học Nậm Ban huyện Nậm Nhùn – Lai Châu tôi đã đưa
ra một số kết luận như sau :
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật
- Giáo dục môi trường trong nhà trường là một quá trình nhằm trang bị cho trẻ
một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh
giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi nền tảng đạo lý về môi
trường.
- Môn TN-XH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò
quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5.
Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế,
tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động GDMT địa phương
trong dạy học môn TN – XH lớp 2 cho học sinh Tiểu học Nậm Ban huyện Nậm Nhùn –
Lai Châu chưa cao, chưa được quan tâm đúng mức.
- Học sinh địa phương còn thiếu hiểu biết về GDMT địa phương , chưa hiểu rõ
về BVMT cũng như tầm quan trọng của hệ sinh thái xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn,

tỉnh Lai Châu

10


CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN –XÃ HỘI LỚP 2 TẠI XÃ NẬM
BAN, HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
1. Khái quát chung về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường
1.1. Khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường
Tích hợp giáo dục môi trường: là giáo dục những kiến thức về môi trường
thông qua từng môn học và chương trình học các môn tự nhiên – xã hội phù hợp với
học sinh tiểu học. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên
hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học tự nhiên – xã hội.

1.2. Các mức độ tích hợp giáo dục môi trường
Để tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học tại cấp tiểu học, giáo viên có
thể tích hợp thông qua các môn học với mức độ:
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong sách giáo khoa
nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức
GDMT.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung GDMT được thể hiện
bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn
toàn với nội dung GD BVMT.

1.3. Các nguyên tắc và hình thức tích hợp
Các nguyên tắc cơ bản: tích hợp nội dung GDMTĐP trong dạy học môn tự
nhiên – xã hội tuân theo các nguyên tắc sau
- Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến

bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào
chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh
nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với môi
trường.
Như vậy, các kiến thức GDMT khi đưa vào bài dạy phải có hệ thống, tránh sự
trùng lặp, phải thích hợp với trình độ học sinh, không gây quá tải cho học sinh.
Các hình thức tích hợp
- Giáo dục thông qua hoạt động dạy và học trên lớp
- Giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

11


2. Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn tư nhiên –
xã hội lớp 2 cho học sinh tiểu học
2.1. Những nội dung giáo dục môi trường môn tự nhiên – xã hội lớp 2 xã
Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Nội dung kiến thức trong môn Tư nhiên – Xã hội lớp 2: Chương trình môn
Tự nhiên và xã hội lớp 2 được cấu trúc thành 3 chủ đề:
- Chủ đề "Con người và sức khỏe": Giúp học sinh nhận biết được các bộ phận
bên ngoài của cơ thể, vai trò của các giác quan, các hệ cơ quan trong cơ thể và những
ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe con người...
- Chủ đề "Xã hội": Giúp học sinh nhận biết được các thành viên cũng như các
hoạt động trong gia đình, trường học, quê hương và các mối quan hệ với cuộc sống
xung quanh...
- Chủ đề "Tự nhiên": Giúp cho học sinh biết được đặc điểm, lợi ích các loài thực
vật, động vật gần gũi cũng như các điều kiện sống và mối quan hệ của chúng...
Nội dung GDMT cần giáo dục tích hợp trong môn TN –XH lớp 2: nội dung

giáo dục cần khắc phục được thực trạng giáo dục môi trường địa phương đã đề cập tại
chương 1. Các nội dung GDMT cần tích hợp gồm các chủ đề “Con người và sức
khỏe”, “Xã hội” và “Tự nhiên”. Mỗi chủ đề nói trên đều có thể tích hợp nội dung giáo
dục môi trường một cách thuận lợi.
- Chủ đề "Con người và sức khỏe": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên
hình thành cho học sinh có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường xung
quanh...
- Chủ đề "Xã hội": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học
sinh thái độ tôn trọng, lòng thương yêu và có trách nhiệm giữ gìn môi trường sạch đẹp
trong cộng đồng...
- Chủ đề "Tự nhiên": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho
học sinh ý thức thân thiện với môi trường và biết cách bảo vệ chúng...
- Dựa trên phân phối chương trình TN –XH lớp 2 (Theo công văn số
9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tôi
đã đề ra một số hoạt động lồng ghép GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH lớp 2
cho học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

Tuần

Tên bài học

1

Cơ quan vận động: bộ xương và hệ cơ

2

Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?

Hoạt động lồng ghép

- Liên hệ thực tiễn về địa hình đồi
núi của địa phương - xã Nậm Ban
làm ảnh hưởng tới cơ quan vận
động của con người.
- Tổ chức hoạt động cắm trại, hoặc
leo núi.
12


3

Gia đình và môi trường

4

Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở

5

Thực hành: Giữ trường học sạch , đẹp

6

Đường giao thông

7

Cuộc sống xung quanh

8


Cuộc sống xung quanh (tt)

9

Ôn tập : Xã hội

10

Cây sống ở đâu?

11

Một số loài cây sống trên cạn

12

Một số loài cây sống dưới nước

13
14

Loài vật sống ở đâu?
Một số loài vật sống trên cạn

15

Một số loài vật sống dưới nước

16


Nhận biết cây cối và con vật

17

Mặt trời và phương hướng

18

Mặt trăng và các vì sao

19

Ôn tập: tự nhiên

- Liên hệ thực tiễn với môi trường
giáo dục gia đình của đồng bào các
dân tộc trên địa phương.
- Tổ chức hoạt động thu dọn vệ sinh
trường lớp, đường phố, khu di
tích…
- Tổ chức chăm sóc bồn hoa, cây
cảnh….
- Liên hệ thực tiễn về địa hình của
huyện, từ đó làm rõ mối liên hệ với
các bài học về tham gia giao thông
cho phù hợp với địa hình địa
phương.
- Tổ chức hoạt động tìm hiểu về các
trò chơi dân gian của một số các

dân tộc cư trú trên địa bàn xã

- Tổ chức hoạt động quan sát một
số thực vật có trên địa bàn xã
- Liên hệ thực tiễn một số loài cây
có độc trên địa bàn huyện.
- Liên hệ thực tiễn một số loài cây
ăn quả, quả dại… ở xã Nậm Ban.
- Tổ chức quan sát mặt trời
+ Mặt trời mọc
+ Mặt trời lặn
+ Quan sát hiện tượng Nhật thực
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về tự
nhiên

13


2.2. Một số kế hoạch bài học tích hợp GDMT địa phương trong dạy học
Quy trình xây dưng kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung GDMTĐP vào
dạy học môn tư nhiên – xã hội 2:
Căn cứ vào các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT ở phần 1 ta có quy trình
xây dựng kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung GDMTĐP trong dạy học môn tự
nhiên – xã hội lớp 2 gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu sách giáo khoa và sách GV để xác định loại bài và khả
năng đưa nội dung GDMT vào bài học.
Bước 2: Xác định nội dung của bài học xem những nội dung GDMT nào đã
được tích hợp vào bài học, những nội dung nào cần tích hợp thêm trong quá trình dạy
học.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học, trong đó xác định rõ các mục tiêu về kiến

thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được của bài học chính và mối liên hệ với mục tiêu về
kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt của GDMT.
Bước 4: Xác định, chuẩn bị các phương tiện và tài liệu dạy học hỗ trợ cho quá
trình dạy học các môn học và GDMT.
Bước 5: Xác định phương pháp dạy học tích hợp, lồng ghép hay liên hệ với
GDMT cho từng nội dung cụ thể của bài học
Bước 6: Thiết kế kế hoạch bài học thể hiện phương pháp GDMT trong quá trình
dạy học môn học.
Một số bài được lưa chọn để tích hợp GDMT:
Qua nghiên cứu nội dung SGK môn TN – XH lớp 2, tôi thấy rằng nhiều nội
dung bài học có khả năng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh rất lớn. Ở đây, tôi
chỉ chọn một số bài tiêu biểu cho mỗi lớp như:
- Bài 06: Tiêu hóa thức ăn
- Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước
Trên đây chỉ là một số bài tiêu biểu cho việc tích hợp GDMT ở môn TN – XH
lớp 2. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài có khả năng tích hợp GDMT khác nhau. Do đó,
khi lập kế hoạch dạy học cho từng bài ở mỗi lớp, GV cần có sự nghiên cứu chuẩn bị
cho từng nội dung bài giảng phù hợp, để rút ra các kiến thức cần GDMT cho học
sinh. Cần lưu ý, GV không nên quá đi sâu vào vấn đề tích hợp làm ảnh hưởng đến thời
gian tiết dạy và nội dung bài học…
Ví dụ : Bài 6: Tiêu hóa thức ăn
Nội dung bài này giúp cho học sinh hiểu sơ lược về: Sự biến đổi thức ăn ở
khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Qua đó, giúp cho học sinh có ý thức: Ăn
chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện...

14


Dựa vào phần kết luận ở hoạt động 2 (SGV), GV bổ sung thêm để tích hợp GDMTĐP
cho các em như sau: "Chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định, không đi bừa

bãi ..." và có thể hỏi thêm:" Tại sao chúng ta không nên đi đại tiện bừa bãi...". Tùy
theo trình độ của học sinh, GV có thể hỏi bằng nhiều câu hỏi khác nhau... Qua đó sẽ
giúp cho các em ý thức được rằng: Đi đại tiện bừa bãi sẽ làm nhiễm bẩn môi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe trong cộng đồng...GV mở rộng phạm vi liên hệ tới một số hộ
dân trong xã vẫn chưa có nhà vệ sinh, còn nuôi nhốt vật nuôi, gia súc, gia cầm dưới
gầm nhà gây ảnh hưởng tới môi trường tại xã Nậm Ban.
- Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước
Nội dung bài này giúp cho học sinh biết được một số loài vật sống ở nước ngọt,
nước mặn... Sau khi cho học sinh kể tên và nêu lợi ích của một số con vật trong SGK.
GV đưa ra câu hỏi để tích hợp GDMT địa phương cho các em như: “Chúng ta phải
làm gì để các con vật sống dưới nước (cá, cua...) không bị dịch bệnh? (gợi ý: không
vứt rác thải, chất độc hại…vào môi trường sống của nó). Như vậy, qua câu hỏi trên sẽ
giúp cho các em có ý thức rằng: chúng ta muốn có cá, cua... để ăn hằng ngày mà
không sợ mắc bệnh, thì phải bảo vệ môi trường sống của nó (nước) trong sạch…
Phương pháp tích hợp cho một số bài đã chọn:
Phương pháp điều tra : Ví dụ: Bài “ Nhận biết cây cối và con vật”. Chia lớp
thành 4 nhóm để tiến hành điều tra. Việc điều tra được thực hiện trước bài học, mỗi
nhóm có 5 HS
+ Nhóm 1: Điều tra một số loài cây trên địa bàn xã Nậm Ban
+ Nhóm 2: Điều tra một số loài cây có trong vườn trường Tiểu học Nậm Ban
+ Nhóm 3: Điều tra một số loài vật trên địa bàn xã Nậm Ban
+ Nhóm 4: Điều tra một số con vật có trong vườn trường Tiểu học Nậm Ban
(nếu có có thể sưu tầm thêm tranh ảnh, video...)
Phương pháp trưc quan: Ví dụ: Bài “Một số loài vật sống dưới nước”: GV tổ
chức cho HS quan sát những hình ảnh trên máy chiếu, ti vi về tình hình phá rừng trên
thế giới và xã Ma Ly Chải.
Phương pháp khai thác trải nghiệm thưc tế: Ví dụ: Bài “ Mặt trời và phương
hướng”. GV tổ chức cho HS quan sát thực tế mặt trời và hướng dẫn HS xác định
phương hướng trong điều kiện thực tế.
Phương pháp thảo luận nhóm

Là phương pháp, trong đó GV tổ chức đối thoại giữa HS và GV hoặc giữa HS
và HS .
Ví dụ: Bài “ Một số loài cây sống trên cạn”
Phương pháp nêu gương
Ví dụ: Bài “ An toàn khi đi các phương tiện giao thông” GV nêu gương những
bạn tham gia giao thông đúng luật, tuyên dương những hành động đúng và phê bình
một số hành vi tham gia giao thông chưa đúng.
15


Phương pháp đóng vai :Ví dụ: “ An toàn khi đi các phương tiện giao thông”
GV đưa ra tình huống về an toàn giao thông để HS đóng vai xử lý các tình huống GV
đưa ra.
Hình thức tổ chức dạy học: Sử dụng các hình thức dạy học linh hoạt và phù
hợp với nội dung bài học trong phân phối chương trình TN – XH lớp 2:dạy học cả lớp,
dạy học theo nhóm, cá nhân, dạy học ngoài thiên nhiên. Các hình thức dạy học cần phù
hợp với tình hình thực tế của xã Nậm Ban.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua kết quả khảo sát với HS lớp 2 và GV trên địa bàn xã Nậm Ban huyện
Nậm Nhùn – Lai Châu tôi nhận thấy:
- Phương pháp GDMT địa phương còn nghèo nàn do chưa được quan tâm, đầu
tư của GV cũng như nhà trường.
- Các nội dung đề xuất tích hợp phù hợp với thực trạng môi trường và giáo dục
môi trường tại xã Nậm Ban.

16


CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Nội dung thử nghiệm

1.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Mục đích thưc nghiệm: Tích hợp GDMT địa phương thông qua môn TN – XH
lớp 2 cho HS Tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Nội dung thưc nghiệm: GDMT địa phương xã Nậm Ban huyện Nậm Nhùn –
Lai Châu vào bài học: “ Cây sống ở đâu?” và “ Loài vật sống ở đâu?”
Tổ chức thưc nghiệm
Thời gian thực nghiệm: từ tuần 24 đến tuần 30 năm học 2018 - 2019
Địa bàn thực nghiệm: Trường Tiểu học Nậm Ban, xã Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Đối tượng thực nghiệm : HS lớp 2A và lớp 2B trường Tiểu học Nậm Ban
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Số lượng HS tham gia thực nghiệm :
- Lớp thực nghiệm: 20 HS – Lớp 2A tại Trường Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu
- Lớp đối chứng : 20 HS – Lớp 2B tại Trường Tiểu học Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu
Phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Chúng tôi lập 2 kế hoạch bài học cụ thể. Sau đó phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm lớp 2A - lớp thực nghiệm về cách thức tổ chức dạy học và những nội dung của
hai bài dạy thực nghiệm sau đó nhờ họ tiến hành thực nghiệm. Từ đó, cùng GV chủ
nhiệm đánh giá kết quả học tập của HS tại Trường Tiểu học Nậm Ban, tỉnh Lai Châu
Phương pháp đánh giá
- Tiến hành 2 bài kiểm tra (cùng một đề) trước và sau khi dạy thực nghiệm để
kiểm tra sự tiến bộ của HS sau khi được tham gia học tập.
- Dùng thang điểm 10 để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS.
- Cách xếp loại : Loại giỏi (9-10 điểm), Loại Khá (7-8 điểm), loại Trung Bình
(5-6 điểm), loại yếu (dưới 5 điểm). Cách chấm điểm cụ thể như sau:
+ Câu 1: Kiểm tra kiến thức: 10 điểm. (Chọn mỗi ý được 2,5 điểm)
+ Câu 2,3: Kiểm tra kỹ năng: 10 điểm
 Câu 2: Chọn ý d được 4 điểm, chọn các ý a,b,c được mỗi ý 2 điểm
 Câu 3: Mỗi ý HS viết được 1-2 tên loài vật sẽ được 2,5 điểm
+ Câu 4: Kiểm tra thái độ: 10 điểm. Chọn ý a ,b mỗi ý 1 điểm. Chọn ý c được 5

điểm, chọn ý d và viết được mỗi ý kiến riêng là 1 điểm.
- Đối chiếu so sánh kết quả trên 3 mặt kiến thức, kỹ năng , thái độ của lớp 2A và
2B tại Trường Tiểu học Nậm Ban – Nậm Nhùn – Lai Châu.

17


1.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
1.2.1. Đánh giá kết quả kết quả trước thực nghiệm
Mục đích: Nhằm xác định trình độ ban đầu của HS ở 2 lớp thực nghiệm và đối
chứng, sự tương quan giữa các trình độ đó.
Nội dung kiểm tra: Nội dung GDMT có liên quan đến vấn đề MT ở địa phương,
nội dung kiểm tra trên cả 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Phương pháp đánh giá: Phân tích - so sánh, sử dụng toán thống kê để tính tỷ
lệ giỏi, khá, trung bình, yếu (cách cho điểm theo thang đánh giá) của từng lớp, tính giá
trị trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Kết quả.
a. Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục )
Bảng 1: Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm
Số
Điểm
Tần
số
kiểm
tra
cụ
thể
H
TB
S 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

cộng
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
20 0 0 5 5 2 3 4 1 0 0 6,05%
Lớp 2B (Lớp đối chứng)
20 0 0 5 5 1 5 2 1 1 0 5,95 %
Qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Số HS đạt điểm khá ở hai lớp chiếm 50% , số HS đạt điểm trung bình dao động
từ 25% (lớp thực nghiệm) đến 30% (lớp đối chứng). Điểm trung bình cộng của hai lớp
chỉ đạt trung bình khá dao động từ 5,95% (lớp đối chứng ) đến 6,05% (lớp thực
nghiệm). Kết quả kiểm tra kiến thức của hai lớp là trung bình và khá cao hơn nghiêng
về lớp thực nghiệm.
b. Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm
Lớp

Số
Điểm
Tần
số
kiểm
tra
cụ
thể
H
TB
S 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
cộng
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
20 0 0 4 3 5 4 3 1 0 0
5,9%

Lớp 2B (Lớp đối chứng)
20 0 0 3 6 4 4 2 1 0 0 6,05 %
Qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy kỹ năng của hai lớp đạt
loại trung bình. Điểm trung bình cộng của hai lớp chỉ đạt trung bình, dao động từ 5,9%
(lớp thực nghiệm) đến 6,05% (lớp đối chứng). Kết quả kiểm tra kỹ năng nghiêng về
lớp đối chứng.
c. Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm
Bảng 3: Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm
Lớp

18


Lớp
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
Lớp 2B (Lớp đối chứng)

Số
H
S
20
20

Tần số kiểm tra cụ thể
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
2
1

3 3 2 5 5 0 0 0 0
4 4 3 4 4 0 0 0 0


Điểm
TB
cộng
7%
7,15 %

Thái độ của HS đạt ở mức khá. Biểu hiện rõ nét ở:
+ Điểm trung bình cộng của HS đạt mức độ khá, dao động không đáng kể từ 7%
(lớp thực nghiệm) đến 7.15% (lớp đối chứng). Điểm cao hơn nghiêng về lớp đối
chứng.
Tóm lại, qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 lớp ở mức trung bình và
tỷ số cao hơn nghiêng về lớp đối chứng.

1.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
Mục đích: Thông qua việc so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, để đánh
giá tính khả thi và hợp lý của các biện pháp GDMT. Sự so sánh thể hiện ở ba tiêu
chí:Trung bình cộng,Tỷ lệ điểm giỏi, khá, trung bình và yếu, độ lệch chuẩn.
Nội dung : Nội dung GDMT trên cả ba mức độ: kiến thức, kỹ năng và thái độ
hành vi được thực hiện qua các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDMT.
Phương pháp đánh giá: Phân tích - so sánh, sử dụng toán thống kê tính tỷ lệ
điểm giỏi, khá, trung bình, yếu (cách cho điểm theo thang đánh giá) của từng lớp, tính
giá trị trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Đánh giá kết quả
a) Kết quả về kiến thức sau thực nghiệm
Bảng 4: Kết quả kiểm tra kiến thức sau thực nghiệm
Lớp
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
Lớp 2B (Lớp đối chứng)


Số
H
S
20
20

Tần số kiểm tra cụ thể
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
3
0

2 3 5 4 3 0 0 0 0
1 5 5 1 8 0 0 0 0

Điểm
TB
cộng
7,3%
6,5 %

Qua thực nghiệm chúng tôi thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm
(7.3%) cao hơn lớp đối chứng (6.5%).Tỷ lệ điểm của lớp thực nghiệm chủ yếu nằm ở
mức độ khá và giỏi, không có điểm yếu.Điểm của lớp đối chứng tỷ lệ lớn nằm ở mức
trung bình và khá, không có điểm yếu.
So sánh kết quả về kiến thức của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:
Điểm trung bình cộng tăng lên đáng kể từ 6,05% trước thực nghiệm lên 7,3% sau thực
19


nghiệm. Tỷ lệ điểm Giỏi tăng từ 0% lên đến 25%, tỷ lệ điểm yếu giảm từ 25% xuống

0%. Qua phần kiểm tra kiến thức chúng tôi nhận thấy các em đã có những kiến thức cơ
bản về môi trường sống của động vật, thực vật trong tự nhiên nói chung và động thực
vật ở địa phương xã Nậm Ban nói riêng.
b) Kết quả về kỹ năng sau thực nghiệm
Bảng 5: Kết quả kiểm tra kỹ năng sau thực nghiệm
Lớp
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
Lớp 2B (Lớp đối chứng)

Số
H
S
20
20

Tần số kiểm tra cụ thể
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
2
0

1 4 6 3 4 0 0 0 0
1 2 6 7 4 0 0 0 0

Điểm
TB
cộng
7,05%
6,45 %

Điểm trung bình cộng giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch

từ 6.45% (lớp đối chứng) lên 7.05% (lớp thực nghiệm). Về tỷ lệ điểm: Lớp thực
nghiệm tỷ lệ điểm khá, giỏi chiếm tỷ lệ lớn (15% điểm giỏi và 50% điểm khá), Điểm
trung bình chiếm 35%, không có điểm yếu. Lớp đối chứng tuy điểm yếu không còn
nhưng tỷ lệ điểm giỏi rất thấp, tỷ lệ điểm khá và trung bình vẫn chiếm phần rất lớn.
So sánh kết quả về kỹ năng của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:
Điểm trung bình cộng về kỹ năng tăng lên đáng kể từ 5,9% lên 7,05%. Về tỷ lệ điểm
giỏi cũng tăng lên từ 0% trước thực nghiệm lên 15% sau thực nghiệm, tỷ lệ điểm khá
tăng từ 35% trước thực nghiệm lên 50% sau thực nghiệm, tỷ lệ điểm trung bình giảm
từ 45% trước thực nghiệm xuống 35% sau thực nghiệm, và đặc biệt tỷ lệ điểm yếu
giảm từ 20% xuống 0%.
c) Kết quả về thái độ sau thực nghiệm
Bảng 6: Kết quả kiểm tra thái độ sau thực nghiệm
Số
Điểm
Tần
số
kiểm
tra
cụ
thể
H
TB
S 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
cộng
Lớp 2A (Lớp thực nghiệm)
20 4 4 1 5 5 1 0 0 0 0
7,7%
Lớp 2B (Lớp đối chứng)
20 2 3 4 4 3 4 0 0 0 0 7,25%
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của hai lớp có sự

thay đổi và nghiêng về lớp thực nghiệm 7,7% còn lớp đối chứng chỉ có điểm trung bình
cộng là 7,25%. Tỷ lệ điểm giỏi của lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng.
So sánh kết quả về thái độ của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm: Điểm
trung bình cộng có sự thay đổi đáng kể tăng từ 7% trước thực nghiệm lên 7,7% sau

20


thực nghiệm. Tỷ lệ điểm Giỏi tăng từ 25%trước thực nghiệm lên 40%. Và đặc biệt tỷ lệ
điểm Yếu sau thực nghiệm chỉ còn 0%.
Kết luận về kết quả thưc nghiệm
Dựa vào kết quả phân tích trên cả ba mặt : Kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi
thông qua việc giảng dạy môn TN – XH cho học sinh lớp 2 chúng tôi rút ra kết luận
sau:
- Kết quả kiểm tra cho thấy HS lớp 2 có sự thay đổi tích cực sau khi tiến hành
thực nghiệm.
- Qua thực nghiệm còn cho thấy HS có thái độ học tập rất nghiêm túc, thể hiện rõ
ràng sự phấn khởi khi tự mình được tìm hiểu về môi trường động vật và thực vật.
Tóm lại, qua việc tiến hành thực nghiệm lớp 2A và 2B trường tiểu học Nậm Ban,
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả rất cao trong công tác GDMT
địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, để thực hiện GDMT địa phương trong dạy học môn TN- XH lớp 2 cho
học sinh tiểu học xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu thì nhà trường cần
phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác chuẩn bị các hoạt động ngoại khóa
như giao lưu văn hóa các dân tộc, hội chợ quê, hội chợ ẩm thực… Trong công tác
giảng dạy, các thầy cô giáo cần thường xuyên liên hệ thực tế tình hình địa phương. Sử
dụng các phương pháp dạy học phù hợp và hấp dẫn để giảng dạy về BVMT địa
phương.


21


×