Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận Phương pháp dạy học các môn về tự nhiên và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.49 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Khoa Giáo dục Tiểu học
--------------------------------------

ĐỀ TÀI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học các môn về tư
nhiên và xã hội

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY
HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC TẠI XÃ HỒNG THU, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI
CHÂU

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
Người thực hiện:.....................
Lớp Đại học Tiểu học K3
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Lai Châu

LAI CHÂU, 2019

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG..........................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC
MÔN KHOA HỌC LỚP 4 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC XÃ HỒNG THU, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU............5
1. Cơ sở lý luận của việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn khoa học lớp 4.....5


1.1. Vị trí và mục tiêu giáo dục môi trường trong trường tiểu học............................................................5
1.2. Đặc trưng của giáo dục môi trường địa phương..................................................................................6
1.3. Khả năng giáo dục môi trường qua môn khoa học trong chương trình cấp tiểu học.........................6
2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn khoa học lớp 4 cho học
sinh tiểu học tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu............................................................................7
2.1. Thực trạng môi trường tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu................................................7
2.2. Thực trạng giáo dục môi trường địa phương qua môn khoa học cho học sinh tiểu học tại xã Hồng
Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.................................................................................................................8
1. Khái quát chung về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường........................................................................13
1.1. Khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường.......................................................................................13
1.2. Các mức độ tích hợp giáo dục môi trường.........................................................................................13
1.3. Các nguyên tắc và hình thức tích hợp................................................................................................13
2. Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Khoa học lớp 4 cho học sinh tiểu học xã
Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu..........................................................................................................14
2.1. Những nội dung giáo dục môi trường tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cần tích hợp
trong chương trình môn Khoa học............................................................................................................14
2.2. Môt sô kê hoạch bài học tích hợp GDMT địa phương trong dạy học ...............................................14
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................................................24
1. Nội dung thử nghiệm.................................................................................................................................24
1.1. Tổ chức thực nghiệm...........................................................................................................................24
1.2. Đánh giá kêt quả thực nghiêm............................................................................................................25
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................30

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
2



Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất
và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống
gắn liền với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức
xúc và nan giải như: Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, khoáng sản,
động - thực vật… Tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm nguồn nước,
không khí, tiếng ồn xảy ra nghiêm trọng.
Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách
của toàn xã hội. Để khắc phục những hậu quả trên cần một thời gian dài, liên tục, hành
động ngay từ bây giờ, tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên
bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là học sinh, sinh viên. Và nên
bắt đầu từ giáo dục môi trường địa phương để có thể gắn liền với thực tiễn. Hiện nay,
việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa được chú trọng đúng
mức, chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông. Giáo dục môi trường chỉ
được lồng ghép trong các môn học và một số tiết học ngoại khóa. Một số cuộc thi bảo vệ
môi trường đã được tổ chức trong trường học , song còn nặng tính hình thức, vì thế ý
thức bảo vệ môi trường chưa hình thành rõ nét trong học sinh. Việc giáo dục môi trường
địa phương ở nhà trường phổ thông là rất cần thiết giúp các em hiểu biết về thiên nhiên
và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường,
dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. Trong hệ thống phân môn
cấp Tiểu học thì môn Khoa học là môn học phù hợp nhất để lồng ghép Giáo dục môi
trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục môi trường địa phương
trong dạy học môn Khoa học lớp 4 cho học sinh tiểu học tại xã Hồng Thu, huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội
dung, phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường địa phương trong
dạy học môn Khoa học lớp 4 xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Chương 2 : Tích hợp giáo dục môi trường trường địa phương trong dạy học môn
Khoa học lớp 4 tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Chương 3: Thực nghiệm giáo dục
2.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài: nhằm nâng cao chất lượng GDMT địa phương trong giảng
dạy môn KH cho học sinh lớp 4 Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu .
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Khoa
học lớp 4 cho HS Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Khách thể nghiên cứu: GDMT trong trường tiểu học
3


4.

Nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT địa phương
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng việc GDMT địa phương ở trường tiểu học
Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Tiến hành thực nghiệm và đối chiếu kết qủa thực nghiệm giáo dục
Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Khoa học lớp 4 góp
phần giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường địa phương.
- Đề tài giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Khoa học lớp 4 góp
phần tìm ra các phương pháp giáo dục môi trường phù hợp với hoàn cảnh địa
phương.
5.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu,

trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC XÃ HỒNG THU, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH
LAI CHÂU
1. Cơ sở lý luận của việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy
học môn khoa học lớp 4
1.1. Vị trí và mục tiêu giáo dục môi trường trong trường tiểu học
Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật
Khái niệm giáo dục môi trường: Tại hội nghị liên Chính Phủ về GDMT (năm
1977 tại Grudia) UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “GDMT là một quá trình tạo dựng cho
con người những nhận thức và mối quan tâm đối với các vấn đề môi trường, sao cho mỗi
người đều có đủ trình độ kiến thức, thái độ, kiến thức, kĩ năng để có thể nảy sinh trong
tương lai”
Vị trí của giáo dục môi trường trong trường tiểu học: Trong các bậc học, tiểu học
là bậc nền móng của toàn bộ hệ thống giáo dục cao hơn. Giai đoạn này có rất nhiều
những thuận lợi để việc GDMT ở bậc tiểu học đạt hiệu quả cao. Do vậy giáo dục môi
trường trong trường tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng đối với việc hình thành ý thức
bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái cho mỗi học sinh.
Mục tiêu của giáo dục môi trường trong trường tiểu học: GDMT nhằm đem lại
cho đối tượng được GDMT:
- Tri thức, kỹ năng phương pháp hoạt động để nâng cao năng lực trong việc lựa
chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các

nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và
giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ đang sinh sống và làm việc. Đây là mục
tiêu và khả năng hoạt động cụ thể
- Có thái độ, cách cư xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho
mình quan niệm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành
các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ…
Nguyên tắc giáo dục môi trường ở trường học
5


- Nội dung chương trình cần chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng cơ bản
về BVMT.
- Nội dung và mục tiêu , phương pháp của GDMT phải phù hợp với trình độ phát
triển của học sinh cấp học.
- Nội dung chương trình cần phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường địa
phương xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

1.2. Đặc trưng của giáo dục môi trường địa phương
Giáo dục môi địa phương là giáo dục về những vấn địa lí môi trường xã hội... của
địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước,
nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống. Đồng thời
bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường địa phương.
Đặc trưng của môn giáo dục môi trường địa phương vì môn trường luôn luôn thay
đổi, biến động theo không gian và thời gian nên nhiều khi những kiến thức trong sách
giáo khoa (SGK) chưa đủ và mang tính cập nhật nên việc thu thập và xử lí thông tin về
môi trường tại mỗi tỉnh là cần thiết Ví dụ: Khi dạy bài “Đặc điểm khí hậu Việt Nam” sau
khi học xong bài này, GV có thể cho HS về nhà (lên mạng, sách, báo, tivi...) tìm các sự
kiện, số liệu nói lên tính thất thất thường của khí hậu nước ta (các tư liệu, số liệu về các
trận hạn hán, lũ lụt, sương muối...). Mỗi địa phương sẽ có nhưng đặc điểm về môi trường
sống,lịch sử phát triển, trình độ phát triển kinh tế xã hội, dân trí… khác nhau. Chính vì

thế việc đưa giáo dục môi trường địa phương vào giáo dục cũng phải linh hoạt và phù
hợp với tình hình thực thế của từng địa phương. Như vậy, hoạt động giáo dục môi trường
mới thực sự phát huy tác dụng.

1.3. Khả năng giáo dục môi trường qua môn khoa học trong chương trình cấp
tiểu học
Đặc điểm môn học khoa học và khả năng lồng ghép giáo dục môi trường địa
phương vào môn học
Môn TN-XH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò
quan trọng trong việc giúp học sinh (HS) học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở
các cấp cao hơn. Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải
nghiệm thực tế, tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung
quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã
hội. Do vậy, khả năng lồng ghép giáo dục môi trường thông qua các môn TN-XH là rất
cao. Tuy nhiên, ở từng địa phương khác nhau sẽ có những đặc điểm về môi trường sống,
6


lịch sử phát triển, trình độ phát triển kinh tế xã hội, dân trí… khác nhau. Chính vì thế việc
đưa giáo dục môi trường địa phương vào giáo dục cũng sẽ cần thật linh hoạt và phù hợp
với tình hình thực thế của từng địa phương. Như vậy, hoạt động giáo dục môi trường mới
thực sự phát huy tác dụng.
Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với
quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở
nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối
quan hệ trong cuộc sống của các em. Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả
những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong
hành động của trẻ. Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát

triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới. Trí nhớ của các em được xây
dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức.
Do vậy, khả năng ghi nhớ và học tập các môn học nói chung và môn giáo dục môi
trường tự nhiên của các em nếu được đào tạo kỹ lưỡng sẽ đem lại những hiệu quả bước
đầu quan trọng trong quá trình học tập sau này ở những cấp học cao hơn.

2. Cơ sở thưc tiễn của việc giáo dục môi trường địa phương trong dạy học
môn khoa học lớp 4 cho học sinh tiểu học tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu
2.1. Thực trạng môi trường tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Giới thiệu về xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu: là
một xã thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Xã Hồng Thu có diện tích
63,9 km², dân số năm 1999 là 2770 người, mật độ dân số đạt 43 người/km².
Thưc trạng môi trường tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu: Ở
xã Hồng Thu - Sìn Hồ tồn tại một số vấn đề về môi trường như sau:
- Tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng do hiện tượng chặt phá rừng
- Không có khu xử lý rác thải, rác bị chất đống bên đường gây mất mỹ quan cũng
như gây ô nhiễm môi trường.
- Rác thải rắn không có nơi tập kết và xử lý mà bị đổ ở những nơi hẻo lánh hoặc
đổ ngay bên đường.
- Ô nhiễm nước phát sinh trong sinh hoạt của con người, không có khu xử lý nước
thải, nước trực tiếp đổ ra các sông suối gần nhà. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và ảnh hưởng tới nguồn ngầm sinh hoạt của người dân.
7


- Tình trạng nước đọng sau lũ, rác thải, xác động vật chết sau lũ… chưa được xử
lý kịp thời nên rất hay xảy ra bệnh dịch sau mỗi đợt lũ quét.
- Trên 80% hộ dân chưa có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Người dần vẫn giữ thói quen
nuôi vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà… dưới gầm sàn nhà. Rất mất vệ sinh và nhiều bệnh

tật.
- Du lịch phát triển kèm theo đó là lượng rác thải không phân hủy rất nhiều, mà
địa phương thì chưa có khu xử lý rác thải không phân hủy nào. Lượng rác này trôi nổi
gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
- Khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng bừa bãi, không có giấy phép. Việc
khai thác không quy hoạch ảnh hưởng tới nền địa chất và có thể gây ra hiện tượng sạt lở
đất đá.

2.2. Thực trạng giáo dục môi trường địa phương qua môn khoa học cho học
sinh tiểu học tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Về nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục môi trường địa phương thông
qua môn tư nhiên xã hội
Để tiến hành khảo nhận thức của GV về GDMT địa phương trong dạy học môn
khoa học lớp 4 cho HS tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tôi đã tiến
hành phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 4 Trường Tiểu học Hồng
Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây
Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của GDMT địa phương
trong dạy học môn khoa học lớp 4 cho HS tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu
Mức độ
Số lượng(người)
Xử lý (%)
Rất cần thiết
10
76,9%
Cần thiết
2
15,4%
Không cần thiết
1

7,7%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)

8


Biểu đồ 1.1. Mức độ cần thiết của GDMT địa phương trong dạy học môn Khoa học
lớp 4 cho học sinh tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Kết quả trong bảng khảo sát 2.1 cho thấy nhận thức về mức độ cần thiết của
GDMT địa phương của các thầy cô giáo khối lớp 4 rất cao. Trong tổng số 13 GV được
khảo sát có 10/13 GV cho rằng GDMT địa phương trong dạy học môn KH là rất cần
thiết. Có 2/13 GV cho rằng GDMT địa phương trong dạy học môn KH cần thiết. Số GV
cho rằng GDMT địa phương trong dạy học môn KH là không cần thiết chỉ có 1/13 GV
lựa chọn.
Tỉ lệ các ý kiến cho rằng GDMT địa phương trong dạy học môn TN – XH là rất
cần thiết rất cao chiếm tới 76,9%. Tỉ lệ các ý kiến cho rằng GDMT địa phương trong dạy
học môn KH cần thiết chiếm 15,4%. Còn tỉ lệ GV cho rằng GDMT địa phương trong dạy
học môn KH là không cần thiết chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé là 7,7%.
Điều này cho thấy các thầy cô giáo khối lớp 4 rất quan tâm tới vấn đề giáo dục
môi trường địa phương trong dạy học môn KH
Hoạt động GDMT ở Trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu
Để tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục môi trường địa phương trong dạy học
môn KH lớp 4 cho HS Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, tôi đã tiến hành
phát phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên tiểu học khối lớp 4 Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1.2 , 1.3, 1.4 và 1.5.
9


Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên GDMT địa phương trong dạy học môn Khoa

học cho HS trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Tần suất áp dụng
Giáo viên (người )
Tỉ lệ (%)
Thường xuyên
9
69,2%
Thỉnh thoảng
3
23,1%
Không bao giờ
1
7,7%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Thông qua các số liệu thu thập được từ việc khảo sát , tôi nhận thấy có 9/13 GV
thường xuyên áp dụng GDMT địa phương trong dạy học môn Khoa học lớp 4, có 3/13
GV thỉnh thoảng mới áp dụng, và chỉ có 1/13 GV không bao giờ áp dụng GDMT địa
phương trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .Tỉ lệ GV thường xuyên GDMT địa phương
trong dạy học chiếm tỉ lệ cao nhất 76,9%, thỉnh thoảng mới GDMT địa phương là 15,4%,
còn tỉ lệ GV không bao giờ GDMT địa phương chỉ chiếm 7,7 %. Điều này cho thấy GV
đã quan tâm trú trọng tới việc GDMT ĐỊA PHƯƠNG thông qua môn Khoa học.
Để tìm hiểu mức độ phù hợp của các nội dung GDMT ĐỊA PHƯƠNG khi tích
hợp với môn Khoa học chúng tôi đã khảo sát và cho ra kết quả ở bảng 1.3 sau đây:
Bảng 1.3. Mức độ phù hợp của các nội dung GDMT địa phương tích hợp với
môn Khoa học
Mức độ
Phù hợp
Chưa phù hợp

Lựa chọn

Tỉ lệ (%)
11
84,6%
2
15,4%
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)

10


Qua bảng số liệu và biểu đồ 1.1 chúng tôi nhận thấy các thầy cô giáo đã áp dụng
những nội dung GDMT ĐỊA PHƯƠNG phù hợp với tình hình thức tế của địa phương xã
Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Trong quá trình GDMT ĐỊA PHƯƠNG trong dạy học môn Khoa học lớp 4 các thầy
cô giáo còn thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Điều này được thể
hiện trong bảng số liệu 1.4 sau đây.
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cưc các nội dung GDMT
ĐỊA PHƯƠNG tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ

Lựa chọn
9
3
1

Tỉ lệ (%)
69,2%

23,07%
7,73%

Việc thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
môn khoa học mang lại hiệu quả tốt, HS sẽ hứng thú và tham gia bài học một cách tích
cực. Điều này được thể hiện trong bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5. Hứng thú của học sinh khi tham gia học tập môn Khoa học có nội dung
GDMT ĐỊA PHƯƠNG xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Mức độ
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú

Lựa chọn
12
1
0

Tỉ lệ (%)
92,3%
7,7%
0%
11


(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)
Tỉ lệ giáo viên đánh giá học sinh hứng thú với môn Khoa học trong GDMT ĐỊA
PHƯƠNG rất cao, tỉ lệ này chiếm tới 93,3%. Trong quá trình dạy học môn KH thì GV
nhận thấy việc GDMT địa phương nhận được sự hưởng ứng lớn của học sinh, phần lớn
các em đều cảm thấy rất thích thú bởi những vấn đề môi trường quen thuộc tại địa

phương mình cư trú.
Tóm lại , Một bộ phận lớn GV tại Trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu đã quan tâm và thường xuyên kết hợp giảng dạy, liên hệ mở rộng với GDMT
địa phương trong quá trình giảng dạy nội dung bộ môn KH lớp 4. Việc kết hợp GDMT
địa phương trong dạy học môn KH sẽ giúp HS có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường
tự nhiên thuộc địa bàn huyện, đồng thời trẻ được tiếp nhận thông tin một cách chủ động
và tự nhiên nhất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục môi trường địa
phương trong dạy học môn KH lớp 4 cho học sinh tiểu học xã Hồng Thu - huyện Sìn Hồ
– Lai Châu tôi đã đưa ra một số kết luận như sau: Giáo dục môi địa phương là những vấn
đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,... của địa
phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm
trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những
vấn đề của quê hương.
- Giáo dục môi trường địa phương đã được các thầy cô quan tâm chú ý tích hợp trong quá
trình giảng dạy môn Khoa học cho HS lớp 4.
Thông qua kết quả khảo sát với 13 giáo viên khối lớp 4 trên địa bàn xã Hồng Thu huyện Sìn Hồ – Lai Châu tôi nhận thấy:
- Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động GDMT ĐỊA
PHƯƠNG trong dạy học môn KH cho học sinh tiểu học huyện Sìn Hồ – Lai Châu rất
tốt. Giáo viên tại huyện Sìn Hồ – Lai Châu đã được phổ biến về GDMT ĐỊA PHƯƠNG
trong giảng dạy môn KH.
- Trong quá trình giảng dạy GV nhận thấy HS rất hào hứng tham gia các hoạt động
GDMT địa phương do thầy cô tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình GDMT địa phương các
thầy cô giáo lại gặp rất nhiều những khó khăn về kinh phí cũng như thiếu sự phối hợp, hỗ
trợ của các bộ phận, ban nghành địa phương.
12



CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
XÃ HỒNG THU, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
1. Khái quát chung về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường
1.1. Khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường
Tích hợp giáo dục môi trường là thông qua các môn tự nhiên xã hội để lồng ghép
và liên hệ trong các nội dung giảng dạy về môi trường và bảo vệ môi trường cho các đối
tượng mục tiêu. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các các
môn học tự nhiên xã hội sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu và có ý thứ bảo vệ môi trường.

1.2. Các mức độ tích hợp giáo dục môi trường
Các mức độ tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học tại cấp tiểu học có các
mức độ như sau:

- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường.
- Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường.
1.3. Các nguyên tắc và hình thức tích hợp
Nguyên tắc tích hợp
- Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến
bài học của bộ môn thành giáo dục môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào
chương, mục nhất định không tràn lan, tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh
nghiệm thực tế của các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với
môi trường.

Hình thức tích hợp
- Phát huy tính tích cực, chủ động của HS qua một số trò chơi, thảo luận nhóm, dự
án, đóng vai... trong dạy học nội khóa
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
13


2. Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học môn Khoa học
lớp 4 cho học sinh tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
2.1. Những nội dung giáo dục môi trường tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu cần tích hợp trong chương trình môn Khoa học
Xuất phát từ yêu cầu giáo dục về môi trường và thực trạng môi trường địa phương
xã Hồng Thu - huyện Sìn Hồ– Lai Châu, các nội dung giáo dục môi trường địa phương
cần tích hợp trong chương trình các môn môn khoa học lớp 4 gồm:
- Giáo dục về ô nhiễm nước phát sinh trong sinh hoạt của con người, nguyên nhân và
ảnh hưởng tới nguồn ngầm sinh hoạt của người dân.
- Rác thải rắn và xử lý rác thải rắn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái
- Khai khác khoáng sản và sạt lở đất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
- ….

2.2. Một số kế hoạch bài học tích hợp GDMT địa phương trong dạy học
Một số nội dung co thể tích hợp GDMT ĐỊA PHƯƠNG trong dạy học thông qua
môn khoa học lớp 4 như sau:
Bài học
Ô nhiễm nước
và phòng ô
nhiễm nước

Nội dung cần tích hợp về GDMT
Nguyên nhân và biện pháp hạn chế

ô nhiềm nguốn nước

Phương thức tích hợp
Giáo dục thông qua các tiết học
lý thuyết về môi trường địa
phương trên lớp học.

Rác thải rắn và
xử lý rác thải
rắn nhằm bảo vệ
môi trường sinh
thái
Tài nguyên địa
phương

Nguyên nhân và biện pháp hạn chế
rác thải rắn

Giáo dục qua việc thực hành
làm vệ sinh môi trường lớp học
và tại trường…

Khai thác khoáng sản gắn với bảo
vệ và giữ gìn môi trường sinh thái

- Khai thác gián tiếp qua bài đọc
và tham quan thực tế

Ánh sáng và
việc bảo vệ đôi

mắt

Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh để
bảo vệ đôi mắt, cung cấp đủ ánh
sáng trong quá trình học tập

Giáo dục dựa trên hoạt động
học tập và sinh hoạt thực tế của
HS

Phương pháp tích hợp cho một số bài đã chọn:
- Phương pháp điều tra, phương pháp trực quan,phương pháp khai thác trải nghiệm thực
tế,phương pháp thảo luận nhóm,phương pháp nêu gương,phương pháp đóng vai,phương
pháp thực hành.
14


Hình thức tổ chức dạy học: Sử dụng các hình thức dạy học linh hoạt và phù hợp với nội
dung bài học trong phân phối chương trình Khoa học lớp 4 là:dạy học cả lớp,dạy học
theo nhóm,dạy học cá nhân,dạy học ngoài thiên nhiên,dạy học tham quan
Những nội dung GDMT ĐỊA PHƯƠNG , cũng như các phương pháp hình thức tổ
chức dạy học sẽ được thể hiện trong một số kế hoạch bài học tích hợp GDMT ĐỊA
PHƯƠNG sau đây:
Tiết 49:Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I.Mục tiêu
Giúp HS:
-KT:Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một
phần, vật cản ánh sáng, … để bảo vệ mắt.
-KN:Hiểu và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
-TĐ:Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.

II.Đồ dùng dạy học
-Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).
-Kính lúp, đèn pin.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Ổn định
-Hs hát
2.KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về -3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi
nội dung Tiết 48.
sau:
Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời
sống của:
+Con người.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
+Động vật.
3.Tiết mới
+Thực vật.
a.Giới thiệu Tiết:
Con người không thể sống được nếu không có
ánh sáng. Nhưng ánh sáng quá mạnh hay quá yếu
sẽ ảnh hưởng đến mắt như thế
nào ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều
đó.
15



 Hoạt động 1: Khi nào không được nhìn trực
tiếp vào nguồn sáng ?
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 -HS thảo luận cặp đôi.
và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi,
-HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ
thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào sung.
+Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt
Mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được
chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và
còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn
trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt,
chói mắt. Anh lửa hàn rất mạnh, trong ánh
lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt,
+Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng
chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
+Những trường hợp ánh sáng quá manh cần
-Gọi HS trình bày ý kiến.
tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng
-GV kết luận: Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá
hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ mạnh, đèn pha ô-tô, …
có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu -HS nghe.
xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có
tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta
không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử
ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là
ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa

nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh
ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá
mạnh chiếu vào mắt.
 Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để
tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ?
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
-Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 -HS thảo luận nhóm 4, quan sát, thảo luận ,
SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc
16


như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay
không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá
mạnh gây ra.
-GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:
+Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô
khi trời nắng ?
+Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác
dụng gì ?
+Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng
vào mắt bạn ?
+Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
-Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ
sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời
thoại.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về
các kiến thức khoa học và diễn kịch hay.
-Dùng kính hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi
vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:
+Em đã nhìn thấy gì ?


nên hay không nên làm để tránh tác hại do
ánh sáng quá mạnh gây ra.

-Các nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi,
nhận xét, bổ sung.

+HS nhìn vào kính và trả lời: Em nhìn thấy
một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp.
-HS nghe.

-GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận
tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh
sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt,
có thể làm tổn thương mắt.
 Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để
đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
-Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang
99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo
đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?
-Gọi đại diện HS trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi
HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến
khác bổ sung.

-HS thảo luận cặp đôi quan sát hình minh
hoạ và trả lời theo các câu hỏi:
+H5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học
của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và

ánh Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào
mắt được.
+H6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình
vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya
17


như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại
cho mắt.
+H7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng
tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ
làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
+H8: Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía
bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện
không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo
bóng tối khi đọc hay viết.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay -HS lắng nghe.
ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li
khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang
nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc
lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được
chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía
trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ
ánh sáng khi viết.
4.Liên hệ GDMT địa phương
-Hỏi: Ở địa phương em
-HS trả lời.
+Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc
đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu

+Theo em, không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
5.Dặn dò
-Nhắc nhở HS luôn luôn tực hiện tốt những việc
nên làm để bảo vệ mắt.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 53:Các nguồn nhiệt
I.Mục tiêu
Giúp HS:
-KT:Kể được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sốn và nêu được vai trò của
chúng.

18


-KNBiết thực hiện những nguyên tắc đơn giản để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro
khi sử dụng các nguồn nhiệt.
TĐ:Có ý thức sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
BVMT: Những ảnh hưởng đến môi trường của nhiệt( Sự ô nhiễm môi trường)
II.Đồ dùng dạy học
-Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng).
-Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi
sử dụng nguồn nhiệt

Cách phòng tránh

III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
1.Ổn định
2.KTBC

-Gọi 3 HS lên bảng.
+Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng
dụng của chúng trong cuộc sống.
+Hãy mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí
có tính cách nhiệt.
-Nhận xét câu trả lời cùa HS và cho điểm.
3.Tiết mới
+ Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào ?
a.Giới thiệu Tiết:
Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các
vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn
nhiệt. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các
nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và
những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết
kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
 Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của
chúng
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.

Hoạt động của HS
Hát
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

+Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có vật tỏa
nhiệt và vật thu nhiệt.
-Lắng nghe.

-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi,
19



-Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thảo luận để trả lời câu hỏi.
thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:
-Tiếp nối nhau trình bày.
+Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi
+Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật ấm, phơi khô tóc, lúa, ngô, quần áo,
xung quanh ?
nước biển bốc hơi nhanh để tạo thành
+Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ?
muối, …
-Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo +Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu
vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.
chín thức ăn, đun sôi nước, …
+Lò sưởi điện làm cho không khí nóng
lên vào mùa đông, giúp con người sưởi
ấm, …
+Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo,

+Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn
vào mùa đông, …
+Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ?
+Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun
nấu, sấy khô, sưởi ấm, …
+Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì
nhiệt nữa không ?
ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn
-Kết luận: Các nguồn nhiệt là:
nguồn nhiệt nữa.
+Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, -Lắng nghe.
củi, dầu, nến, ga, … giúp cho việc thắp sáng và đun

nấu.
+Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động
giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng +Khí Biôga (khí sinh học) là một loại
chảy một vật nào đó.
khí đốt, được tạo thành bởi cành cây,
+Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời rơm rạ, phân, … được ủ kín trong bể,
là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với thông qua quá trình lên men. Khí
sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện
vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn nay đang được khuyến khích sử dụng
không bị lạnh đi.
rộng rãi.
 Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro,
nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ?

-Trả lời:
20


+Em còn biết những nguồn nhiệt nào
khác ?
- Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.
-Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách
phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn
điện.
-GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS
nào cũng hoạt động.
-Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ
sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu

đúng, nhiều cách phòng tránh.
-Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng
nguồn nhiệt
-Bị cảm nắng.

+Ánh sáng Mặt Trời, bàn là điện, bếp
điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy
sấy tóc, lò sưởi điện ...
+Lò nung gạch, lò nung đồ gốm …
-4 HS một nhóm, trao đổi, thảo luận,
và ghi câu trả lời vào phiếu.

-Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu
và đọc kết quả thảo luận của nhóm
mình. Các nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc lại phiếu.
Cách phòng tránh

-Đội mũ, đeo kính khi ra đường.
Không nên chơi ở chỗ quá nắng vào
buổi trưa.
-Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp -Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp
than, bếp củi, …
than, bếp điện đang sử dụng.
-Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
-Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra
khỏi nguồn nhiệt.
-Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
-Không để các vật dễ cháy gần bếp

than, bếp củi.
-Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.
-Để lửa vừa phải.
+Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi +Đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra
nguồn nhiệt ?
xung quanh một nhiệt lượng lớn. Nhiệt
đó truyền vào xoong, nồi. Xoong, nồi
làm bằng kim loại, dẫn nhiệt rất tốt.
Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng
lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn
nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền
vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị
21


bỏng, hỏng đồ dùng.
+Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc +Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy
khác ?
không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất
mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm
việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy
những đồ vật xung quanh nơi là.
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu Tiết, nhớ các kiến -Lắng nghe.
thức đã học để giải thích một cách khoa học. Chặt chẽ
và lôgíc
 Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng
-Lắng nghe.
nguồn nhiệt
-GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt -Tiếp nối nhau phát biểu.
Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo * Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm

kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn khi sử dụng nguồn nhiệt:
kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm +Tắt bếp điện khi không dùng.
các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người +Không để lửa quá to khi đun bếp.
+Đậy kín phích nước để giữ cho nước
học tập.
nóng lâu hơn.
-Gọi HS trình bày.
+Theo dõi khi đun nước, không để
nước sôi cạn ấm.
+Cời rỗng bếp khi đun để không khí
lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà
không cần thiết cho nhiều than hay củi.
+Không đun thức ăn quá lâu.
+Không bật lò sưởi khi không cần
-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết thiết.
tiết kiệm nguồn nhiệt
4.Liên hệ GDMT ĐỊA PHƯƠNG
+Sử dụng nguồn nhiệt bừa bãi sẽ gây nên hậu quả gì
cho môi trường xã Hồng Thu?
+Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ?
5.Dặn dò
-Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên
truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực
22


hiện và chuẩn bị Tiết sau.
-Nhận xét tiết học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, trong quá trình GDMT địa phương cho HS lớp 4 tại xã Hồng Thu, huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu GV cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình để lựa
chọn những nội dung GDMT phù hợp với chương trình Khoa học khối lớp 4.
- Môn KH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò quan
trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4,
5. Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội ở các cấp học trên.
- Những vấn đề môi trường thực tiễn yêu cầu cấp bách GDMT địa phương phải được tiến
hành rộng rãi và đi sâu.

23


CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Nội dung thử nghiệm
1.1. Tổ chức thực nghiệm
Mục đích thưc nghiệm: Tích hợp GDMT địa phương thông qua môn KH lớp 4 cho
HS Tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Nội dung thưc nghiệm: GDMT địa phương xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu vào bài học : “Trao đổi chất ở thực vật”
Thời gian thực nghiệm : từ tuần 24 đến tuần 30 năm học 2018 – 2019
Địa bàn thực nghiệm: Trường Tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Đối tượng thực nghiệm: 50 HS lớp 4A và lớp 4B trường Tiểu học Hồng Thu,
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Số lượng HS tham gia thực nghiệm :
- Lớp thực nghiệm : 25 HS – Lớp 4A trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu.
- Lớp đối chứng : 25 HS – Lớp 4B trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu.
Phương pháp tiến hành thưc nghiệm
- Chúng tôi lập 2 kế hoạch bài học cụ thể. Sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm

lớp 4A - lớp thực nghiệm về cách thức tổ chức dạy học và những nội dung của hai bài
dạy thực nghiệm sau đó nhờ họ tiến hành thực nghiệm. Từ đó, cùng GV chủ nhiệm đánh
giá kết quả học tập của HS.
Phương pháp đánh giá
- Tiến hành 2 bài kiểm tra (cùng một đề) trước và sau khi dạy thực nghiệm để kiểm
tra sự tiến bộ của HS sau khi được tham gia học tập.
- Dùng thang điểm 10 để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS.
- Cách xếp loại : Loại giỏi (9-10 điểm), Loại Khá (7-8 điểm), loại Trung Bình (5-6
điểm), loại yếu (dưới 5 điểm). Cách chấm điểm cụ thể như sau:
+ Câu 1,2: Kiểm tra kiến thức: 10 điểm.
• Câu 1: Mỗi ý chọn được 1 điểm
• Câu 2: Chọn ý d và b mỗi ý được 2,5 điểm, chọn các ý còn lại được 0 điểm
+ Câu 3: Kiểm tra kỹ năng: 10 điểm . Chọn ý a được 1 điểm, các ý còn lại được 3
điểm
+ Câu 4,5: Kiểm tra thái độ: 10 điểm
24


• Câu 4: Chọn ý b được 2,5 điểm, chọn ý a được 0 điểm
• Câu 5: Chọn mỗi ý được 2,5 điểm
- Đối chiếu so sánh kết quả trên 3 mặt kiến thức, kỹ năng , thái độ của lớp 4A và
4B tại Trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

1.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
1.2.1. Đánh giá kết quả kết quả trước thực nghiệm
Mục đích: Nhằm xác định trình độ ban đầu của HS ở 2 lớp thực nghiệm và đối
chứng, sự tương quan giữa các trình độ đó.
Nội dung kiểm tra
- Nội dung GDMT có liên quan đến vấn đề MT ở địa phương.
- Nội dung kiểm tra trên cả 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Phương pháp đánh giá
- Phân tích - so sánh
- Sử dụng toán thống kê để tính tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu (cách cho điểm
theo thang đánh giá) của từng lớp, tính giá trị trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm.
Kết quả.
a. Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục )
Bảng 1: Kết quả kiểm tra kiến thức trước thực nghiệm
Số
Điểm
Lớp
Tần số kiểm tra cụ thể
H
TB
S 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
cộng
Lớp 4A (Lớp thực nghiệm)
25 0 0 5 5 4 3 3 5 0 0 5,64%
Lớp 4B (Lớp đối chứng)
25 0 0 6 5 3 5 6 0 0 0
6,0%
Qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Số HS đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm 40%, ở lớp đối chứng là 44%, số HS
đạt điểm trung bình dao động từ 28% (lớp thực nghiệm) đến 32% (lớp đối chứng). Điểm
trung bình cộng của hai lớp chỉ đạt trung bình, dao động từ 5,64% (lớp thực nghiệm) đến
6,0% (lớp đối chứng) . Kết quả kiểm tra kiến thức của hai lớp là trung bình và khá cao
hơn nghiêng về lớp đối chứng.
b. Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm (Bài kiểm tra phần phụ lục)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra kỹ năng trước thực nghiệm
Lớp


Số
HS

Tần số kiểm tra cụ thể

Điểm
TB
25


×