Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Biến động giá dầu và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 33 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

HÀ NỘI, THÁNG 10/2015


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nhóm tác giả:
TS. Phạm Thị Hoàng Anh
ThS. Chu Khánh Lân
Đào Bích Ngọc
Nguyễn Minh Phương
ThS. Trần Huy Tùng

Báo cáo nghiên cứu 15/02
©2015 Báo cáo này thuộc bản quyền của Học viện Ngân hàng. Mọi sự sao chép, lưu hành
và/hoặc xuất bản một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo mà không được sự cho phép
của Học viện Ngân hàng là vi phạm bản quyền.
Quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của các tác giả và không nhất thiết phản
ánh quan điểm của Học viện Ngân hàng và của Ngân hàng Nhà nước.
Xin vui lòng trích dẫn báo cáo như sau: Học viện Ngân hàng (2015). Biến động giá dầu
và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu 15/02.



BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích nguyên nhân dẫn tới sự biến động của giá
dầu thế giới trong thời gian qua và đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu thế giới tới
lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chúng tôi phân chia cú sốc giá dầu theo
phương pháp của Kilian (2009) và sử dụng mô hình VAR để phân tích tác động của các
cú sốc tới giá dầu thế giới giai đoạn 1975-2015 và đánh giá tác động của các cú sốc giá
dầu tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1997-2015. Kết quả mô
hình cho thấy đóng góp chủ yếu vào sự biến động của giá dầu thế giới trong suốt giai
đoạn 1975-2015 là các các cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng, còn cú sốc cung dầu
có ảnh hưởng tương đối thấp tới sự biến động của giá dầu, trừ giai đoạn 1976-1982, và vai
trò này ngày càng giảm xuống. Cú sốc tăng sản lượng dầu, cú sốc tăng tổng cầu có tác
động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong khi cú sốc tăng cầu dự phòng lại làm
giảm tăng trưởng kinh tế. Cú sốc tăng sản lượng dầu làm giảm lạm phát, trong khi cú sốc
tăng tổng cầu và cú sốc tăng cầu dự phòng làm tăng lạm phát của Việt Nam.
Từ khóa: cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu, cú sốc cầu dự phòng về dầu, giá dầu, mô hình
vector tự hồi quy, nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

1


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1

MỞ ĐẦU


Dầu là một trong những nguồn năng lượng đầu vào quan trọng nhất trong hầu hết các hoạt
động kinh tế, do vậy sự biến động của giá dầu có tác động đáng kể tới nền kinh tế. Giá
dầu biến động mạnh trong lịch sử đã gây ra tình trạng lạm phát tăng cao và suy thoái kéo
dài tại một số quốc gia thế giới. Kể từ khi giá dầu tăng kỷ lục lần đầu tiên vào những năm
1970 và có những biến động khó lường vào các giai đoạn sau đó, dầu đã trở thành mối
quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm cố gắng tăng cường hiệu quả
sử dụng dầu và đa dạng hóa nguồn năng lượng đầu vào thay thế cho dầu. Bên cạnh đó, giá
dầu cũng đã trở thành một trong những chỉ báo chính trong các phân tích kinh tế1. Tại
Việt Nam, ảnh hưởng của giá dầu tới nền kinh tế cũng không thể bị xem nhẹ do Việt Nam
là nước xuất khẩu dầu thô nhưng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu và nền kinh tế Việt Nam
ngày càng mở cửa hơn. Dễ thấy nhất là việc giá dầu cùng với giá cả các loại hàng hóa
khác trên thế giới tăng mạnh đã gây ảnh hưởng tới lạm phát nội địa và gây khó khăn cho
nỗ lực kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2008.
Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân biến động của giá dầu thế giới và tác động
tới các nền kinh tế trên thế giới như Mỹ và OECD. Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của giá dầu tới nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu của Le Viet Trung
và Nguyen Thi Thuy Vinh (2011) cho thấy giá dầu tăng lại có ảnh hưởng tích cực đáng kể
tới hoạt động kinh tế được đo bằng chỉ số sản xuất công nghiệp.
Áp dụng phương pháp của Kilian (2009), bài nghiên cứu này tìm hiểu nguyên nhân của sự
biến động của giá dầu thế giới trong giai đoạn 1975-2015 và ảnh hưởng các cú sốc giá
dầu thế giới tới Việt Nam trong giai đoạn 1997-2015. Cụ thể, cú sốc dầu được phân chia
thành ba thành tố từ cả phía cung và cầu như sau: (i) cú sốc về sản lượng dầu (cú sốc
cung); (ii) cú sốc trong chu kỳ kinh tế thế giới thể hiện qua sự thay đổi nhu cầu về các
hàng hóa công nghiệp (cú sốc tổng cầu); (iii) cú sốc do sự thay đổi trong nhu cầu dự
phòng về dầu (cú sốc cầu dự phòng). Cú sốc cung tăng làm giá dầu giảm xuống trong khi
cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng tăng làm giá dầu tăng lên. Kết quả mô hình cho
thấy đóng góp chủ yếu vào sự biến động của giá dầu thế giới trong suốt giai đoạn 19752015 là các các cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng, còn cú sốc cung dầu có ảnh
hưởng tương đối thấp tới sự biến động của giá dầu, trừ giai đoạn 1976-1982, và vai trò
này ngày càng giảm xuống.

Cả ba cú sốc trên cũng được dùng trong mô hình xác định ảnh hưởng tới lạm phát và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả mô hình cho thấy cú sốc tăng sản lượng dầu, cú sốc
tăng tổng cầu có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong khi cú sốc tăng
cầu dự phòng lại làm giảm tăng trưởng kinh tế. Cú sốc tăng sản lượng dầu làm giảm lạm
phát, trong khi cú sốc tăng tổng cầu và cú sốc tăng cầu dự phòng làm tăng lạm phát của
Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng trong hai giai đoạn trước và sau năm 2007 cũng khác nhau.
Phần tiếp theo của bài nghiên cứu được kết cấu như sau. Phần 2 và phần 3 trình bày cơ sở
lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu và tác động của sự biến động giá dầu tới
lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Phần 4 phân tích một cách ngắn gọn biến động của giá
dầu trong giai đoạn 2008-2015 và các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu trong giai đoạn này.
Phần 5 phân tích cú sốc giá dầu và ảnh hưởng của giá dầu tới nền kinh tế Việt Nam. Kết
luận được trình bày ở phần 6. Phần phụ lục tóm tắt kết quả ước lượng các mô hình.
1

Trong nghiên cứu này, giá dầu được hiểu là giá giao ngay dầu thô West Texas Intermediate (WTI) trừ khi chỉ rõ là
khác đi.

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

2


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ DẦU

Sự biến động của giá dầu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động tới cả phía cung và
phía cầu bao gồm: (i) tổng cầu của nền kinh tế thế giới, (ii) sự co giãn của cầu dầu theo

giá, (iii) “tài chính hóa” thị trường dầu, (iv) sự biến động của đồng USD, (v) các sự kiện
địa chính trị, (vi) chính sách của OPEC, (vii) các yếu tố về công nghệ và môi trường, và
(viii) kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường dầu.
Tổng cầu của nền kinh tế thế giới. Mặc dù tỷ lệ sử dụng dầu trong tiêu thụ năng lượng
trên thế giới đã giảm dần từ những năm 1970 và dầu đã dần được thay thế bằng các loại
năng lượng khác, dầu vẫn là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố sản xuất khác như vốn, lao động, đất
đai… Chính vì vậy, tổng cầu của nền kinh tế thế giới có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử
dụng dầu tại các quốc gia. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng
nhiên liệu tăng khiến nhu cầu dầu tăng, làm giá dầu trên thế giới tăng lên. Ngược lại, khi
nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và cắt
giảm, nhu cầu về dầu giảm xuống và làm giảm giá dầu.
Sự co giãn của cầu dầu theo giá và thu nhập. Nhiều nghiên cứu2 đã ước tính và cho thấy
độ co giãn của cầu dầu thô theo giá là rất thấp. Điều này có nghĩa là sự thay đổi của lượng
cầu khi giá thay đổi là rất nhỏ. Khi đó, một cú sốc giảm sản lượng sẽ làm giá dầu tăng
mạnh và một cú sốc tăng sản lượng sẽ làm giá dầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu
cho dầu trong tổng thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu. Khi
tỷ lệ này thấp, giá dầu tăng lên cũng chưa ảnh hưởng tới ngân sách tiêu dùng, do vậy sẽ
chưa ảnh hưởng tới lượng cầu dầu và khiến giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá tăng lên
đến mức khiến tỷ lệ chi tiêu cho dầu trong tổng thu nhập tăng lên quá cao, lượng cầu dầu
sẽ giảm xuống, tác động làm giảm giá dầu.
“Tài chính hóa” thị trường dầu vật chất. Sự “tài chính hóa” thị trường thương phẩm nói
chung và thị trường dầu nói riêng bởi các nhà đầu tư tài chính khi coi dầu là một loại tài
sản đầu tư riêng biệt và hình thành thị trường dầu tương lai từ những năm 1980s đã tác
động tới sự biến động của giá dầu. Sự gia tăng/cắt giảm nguồn vốn đầu tư vào dầu tạo áp
lực làm tăng/giảm giá dầu. Bên cạnh đó, với sự tham gia của nhiều nhà đầu cơ trên thị
trường hơn, mức độ biến động của giá dầu cũng nhanh và mạnh hơn. Nững biến động của
giá dầu còn bị khuếch đại hơn nữa dưới tác động của hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên thị
trường dầu tương lai.
Sự biến động của đồng USD. Đồng USD biến động có thể ảnh hưởng tới giá dầu chủ yếu

là do dầu được coi là một loại tài sản đầu tư ngang hàng với các loại thương phẩm khác
cũng như đồng USD. Khi đồng USD lên giá, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào đồng
USD khiến các loại tài sản khác trong đó có dầu mất giá. Ngược lại, khi đồng USD mất
giá, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào tài sản khác trong đó có dầu làm dầu lên giá.
Bên cạnh đó, tác động của sự biến động của USD tới giá dầu còn mạnh hơn là do dầu
được yết giá bằng đồng USD trên thị trường quốc tế. Đồng USD lên giá so với các đồng
tiền khác làm giảm sức mua của các nước không sử dụng đồng USD, qua đó có thể làm
giảm nhu cầu nhập khẩu dầu của các nước này, từ đó làm giá dầu giảm.
2

Kết quả ước lượng độ co giãn của cầu dầu thô theo giá trong ngắn hạn bởi một số nghiên cứu: 0,07 theo Dahl
(1993), 0,05 theo Cooper (2003), 0,21-0,34 trong giai đoạn 1975-1980 và 0,034-0,077 cho giai đoạn 2001-2006 theo
Hughes và cộng sự (2008).

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

3


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các sự kiện địa chính trị. Nhiều đợt biến động giá dầu lớn trong lịch sử gắn liền với việc
nguồn cung dầu mỏ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các sự kiện chính trị diễn ra tại nhiều khu
vực sản xuất dầu mỏ khác nhau trên thế giới. Theo thứ tự thời gian, có thể kể đến các sự
kiện ảnh hưởng đến giá dầu như cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 kéo theo lệnh
cấm vận dầu mỏ của Ả rập Xê út năm 1973-1974, cuộc Cách mạng Iran năm 1978-1979,
cuộc chiến tranh Iran-Iraq năm 1980-1988, cuộc chiến tranh vịnh Ba tư năm 1990-1991,
cuộc khủng hoảng tại Venezuela năm 2002, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, cuộc nổi dậy
ở Libya năm 2011, và gần đây nhất là chiến sự tại Iran và Syria. Những sự kiện này ảnh
hưởng xấu tới việc sản xuất cũng như vận chuyển dầu mỏ, làm sụt giảm nguồn cung dầu,

qua đó làm giảm giá dầu.
Chính sách của OPEC và các nước sản xuất dầu lớn. Đóng góp một nguồn cung lớn
trong sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu, các nước OPEC và sản xuất dầu lớn có khả năng
tác động tới giá dầu bằng các chính sách của mình. Trước đây, OPEC có truyền thống
điều chỉnh năng lực sản xuất để ảnh hưởng tới nguồn cung và bình ổn giá trong một biên
độ mục tiêu của OPEC. Nếu không có những chính sách điều chỉnh sản lượng của OPEC,
những biến động ngắn hạn trong cung và cầu dầu sẽ có tác động mạnh hơn nhiều tới giá
dầu. Tuy nhiên, các chính sách của OPEC cũng có thể gây ra những biến động mạnh
trong giá dầu khi nhắm tới các mục tiêu khác. Chẳng hạn, giá dầu tăng mạnh trong giai
đoạn năm 1973-1974 là do hồi tháng 10/1973 OPEC tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng dầu
cho đến khi các lực lượng quân sự của Israel “hoàn toàn rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ
của các nước Ả rập bị chiếm đóng từ cuộc chiến tranh tháng 6/1967 và các quyền hợp
pháp của người dân Palestin được phục hồi”. Sự tăng giá dầu kỷ lục giai đoạn 2007-2008
cũng được cho là có sự đóng góp của việc OPEC không tăng sản lượng sản xuất dầu trong
bối cảnh nhu cầu dầu tăng trưởng mạnh. Ngược lại, khi Ả rập xê út không thực hiện chính
sách “đỡ giá” dầu năm 1986 đã làm giá dầu giảm mạnh từ mức 27 USD/thùng xuống còn
14 USD/thùng. Tương tự, cuối năm 2014 khi đứng trước sản lượng gia tăng ở các nước
ngoài OPEC, các nước OPEC đã thay đổi mục tiêu chính sách sang bảo vệ thị phần bằng
cách duy trì mức trần sản lượng ở mức 30 triệu thùng/ngày thay vì cắt giảm sản lượng để
bảo vệ giá.
Các yếu tố về công nghệ và môi trường. Cả cung và cầu dầu đều có thể bị tác động bởi
các yếu tố về công nghệ và môi trường. Về phía cung, do dầu mỏ là một nguồn năng
lượng không thể tái tạo được, các nước trên thế giới đều đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn
dầu mỏ mới cũng như tìm kiếm các cách khai thác dầu mới để đáp ứng nhu cầu về dầu
mỏ. Với kỹ thuật khoan chiều ngang và bẻ gãy bằng sức nước, các nhà sản xuất dầu mỏ
tại Mỹ đã chứng tỏ khả năng chiết xuất dầu từ đá phiến với chi phí thấp hơn trong thời
gian ngắn hơn so với phương pháp khai thác dầu truyền thống. Lượng cung tăng cùng với
chi phí sản xuất thấp hơn đã có tác động làm giảm giá dầu. Về phía cầu, với các cam kết
về việc cắt giảm khí thải CO2 của các nước phát triển trên thế giới, nhiều công nghệ mới
được ra đời nhằm sản xuất ra các thiết bị thân thiện với môi trường, hạn chế việc sử dụng

các loại nhiên liệu hóa thạch trong đó có dầu. Điều này làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm từ dầu, làm giảm nhu cầu về dầu trong dài hạn, qua đó làm giảm giá dầu.
Kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường dầu. Một yếu tố vô cùng quan trọng và có tác
động mạnh tới giá dầu là kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường dầu. Giá dầu hiện tại
phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về tương lai với các kỳ vọng tích cực sẽ làm tăng
giá và ngược lại. Cụ thể, kỳ vọng về rủi ro địa chính trị tác động đến cung dầu, kỳ vọng
về tăng trưởng kinh tế thế giới tác động đến cầu dầu, kỳ vọng về giá dầu hay về sự dư
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

4


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

thừa hay thiếu hụt của cung dầu so với cầu dầu tác động tới cầu dự trữ, qua đó tác động
đến giá dầu. Với thị trường dầu tương lai quy mô lớn và sự tham gia của giới đầu cơ, giá
dầu cũng phản ứng rất nhanh và mạnh trước các thông tin mới trên thị trường. Thông tin
được công bố tốt hơn kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến giá trong khi thông tin xấu hơn kỳ
vọng sẽ làm cho giá dầu diễn biến xấu hơn.

3 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU TỚI LẠM PHÁT VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
Sự biến động của giá dầu có ảnh hưởng tới nền kinh tế thực do dầu mà một nguồn năng
lượng chủ yếu của các hoạt động kinh tế. Biến động của giá dầu có thể ảnh hưởng qua
nhiều kênh:
(i) Một cú sốc tăng giá dầu sẽ có tác động trực tiếp làm tăng lạm phát bởi dầu là một
trong các loại hàng hóa được tính toán trong chỉ số giá tiêu dùng. Khi đó, giá cả gia tăng
đóng vai trò như cú sốc cầu bất lợi do làm giảm sức mua của công chúng và làm giảm
tổng cầu của nền kinh tế;
(ii) Bởi dầu được sử dụng là nguồn nhiên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản

xuất chế biến, giá dầu tăng cũng sẽ làm tăng giá các loại hàng hóa khác. Giá cả gia tăng
đóng vai trò như cú sốc cung bất lợi khiến làm giảm sản lượng đầu ra của nền kinh tế;
(iii) Cú sốc tăng giá dầu còn gây ra hiệu ứng phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế khi
làm dịch chuyển các hoạt động kinh tế sang ngành sử dụng ít năng lượng hơn, chẳng hạn
giảm bớt khu vực sản xuất ô tô. Khi đó, việc dịch chuyển cơ cấu ngành sẽ gây ra sự cắt
giảm trong việc sử dụng vốn và lao động, làm giảm sản lượng thực của nền kinh tế; và
(iv) Sự không chắc chắn trong biến động của giá dầu làm khuếch đại hiệu ứng phân bổ lại
nguồn lực trong nền kinh tế, đồng thời làm gia tăng nhu cầu tiền dự phòng (tiết kiệm) và
làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.
Như vậy, với các kênh tác động như trên, giá dầu tăng sẽ làm tăng lạm phát và làm giảm
các hoạt động kinh tế. Ngược lại, giá dầu giảm sẽ có tác động theo chiều ngược lại tới lạm
phát và tăng trưởng kinh tế.
Mức độ ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều
yếu tố bao gồm (i) độ lớn và mức độ dai dẳng của cú sốc giá dầu, (ii) mức độ phụ thuộc
của nền kinh tế vào dầu và nhập khẩu dầu, (iii) sự phát triển của thị trường phái sinh, (iv)
khả năng điều hành chính sách sách tiền tệ, và (v) chính sách quản lý giá dầu của chính
phủ. Phần tiếp theo sẽ phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố này tới tác động của giá dầu
vào nền kinh tế trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
(i) Độ lớn của cú sốc về giá dầu có thể được xem xét một cách đơn giản ở cả mức tuyệt
đối và tương đối so với các mức giá trước đây. Còn độ dai dẳng của cú sốc lại phụ thuộc
vào các nhân tố tác động đến giá dầu. Độ lớn và độ dai dẳng của cú sốc càng lớn thì tác
động của giá dầu tới nền kinh tế là càng lớn.
(ii) Càng phụ thuộc vào dầu nền kinh tế càng dễ bị tổn thương trước cú sốc tăng giá dầu.
Hầu hết các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc nay đã bớt thâm
dụng năng lượng hơn nhiều so với thời kỳ những năm 1970. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

5



BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

đầu tiên vào đầu những năm 1970 đã khiến các nước này thực thi các chính sách nhằm
tăng hiệu quả sử dụng dầu và tận dụng các nguồn năng lượng khác, qua đó đa dạng hóa
nguồn năng lượng và bớt phụ thuộc vào dầu. Vì vậy, các nước này chịu ảnh hưởng ít hơn
từ cú sốc tăng giá dầu so với các nước phụ thuộc vào dầu. Còn với các nước đang phát
triển như Việt Nam, công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất thường hao tốn năng
lượng hơn nên tỷ trọng chi phí cho đầu vào là năng lượng và nhiên liệu (điện, xăng dầu)
thường ở mức cao và lượng năng lượng và nhiên liệu cần thiết để tạo ra 1 đồng GDP cũng
ở mức cao. Điều này khiến mức độ ảnh hưởng của cú sốc tăng giá dầu vào lạm phát và
GDP lớn hơn.
(iii) Sự phát triển của thị trường phái sinh sẽ giúp các doanh nghiệp sẵn có các sản phẩm
và công cụ để bảo hiểm bớt rủi ro giá nguyên nhiên liệu đầu vào gia tăng, qua đó làm
giảm tác động của biến động giá đầu vào tới lạm phát và GDP.
(iv) Khả năng điều hành chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới tác động của cú sốc giá
dầu tới nền kinh tế. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, mặt bằng giá thế giới sẽ có ảnh
hưởng rất lớn vào giá trong nước nếu chính sách tiền tệ không chủ động và không có khả
năng neo kỳ vọng lạm phát của công chúng. Khi đó, một cú sốc tăng giá dầu làm tăng lạm
phát hiện tại ở mức độ lớn hơn và có tác động lớn hơn tới mức giá trong tương lai, làm
sản lượng giảm mạnh hơn.
(v) Chính sách quản lý giá dầu của chính phủ khiến cú sốc tăng giá dầu thế giới không thể
truyền dẫn trực tiếp tới mức giá dầu nội địa. Tuy nhiên, khi giá dầu tăng quá mạnh vượt
quá khả năng sử dụng quỹ bình ổn để cân đối cân đối giữa giá nhập khẩu và giá nội địa,
giá dầu nội địa sẽ bị điều chỉnh tương ứng và tác động làm tăng lạm phát.

4
BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2008 –
2015 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1


Biến động của giá dầu giai đoạn 2008 - 2015

Biến động của giá dầu giai đoạn 2008 – 2015 được chia thành bốn giai đoạn:
(i) Giai đoạn tháng 12/2007 – 07/2008: giá dầu tăng nhanh;
(ii) Giai đoạn tháng 08/2008 – 02/2009: giá dầu giảm mạnh;
(iii) Giai đoạn tháng 03/2009 – 05/2014: giá dầu tăng trở lại và dao động ổn định;
(iv) Giai đoạn tháng 06/2014 – 09/2015: giá dầu giảm mạnh.
Giá dầu tăng liên tục từ giữa năm 2007 đạt ngưỡng 105,45 USD/thùng vào tháng 03/2008.
Sau đó, giá dầu thô tiếp tục tăng nhanh và đạt mức giá 133,88 USD/thùng vào tháng
6/2008. Tuy nhiên, mức giá này không được duy trì lâu, trong 6 tháng liên tiếp sau, giá
dầu thô đã liên tục giảm tới 69,28% xuống còn 41,12/USD thùng (tương đương với mức
giá tháng 07/2004). Sang năm 2009, giá dầu tăng trở lại và dao động trong khoảng từ 70 –
110 USD/thùng trong hai năm tiếp theo. Từ tháng 06/2014 giá dầu liên tiếp giảm mạnh và
chạm mức đáy 47,22 USD/thùng vào tháng 01/2015.

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

6


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giá dầu thô thế giới giai đoạn năm 2000 – 2015
(USD/thùng)
140

WTI

120
100

80
60
40
20
Thg1-2000
Thg8-2000
Thg3-2001
Thg10-2001
Thg5-2002
Thg12-2002
Thg7-2003
Thg2-2004
Thg9-2004
Thg4-2005
Thg11-2005
Thg6-2006
Thg1-2007
Thg8-2007
Thg3-2008
Thg10-2008
Thg5-2009
Thg12-2009
Thg7-2010
Thg2-2011
Thg9-2011
Thg4-2012
Thg11-2012
Thg6-2013
Thg1-2014
Thg8-2014

Thg3-2015

0

Nguồn: International Energy Agency

4.2
4.2.1

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu
Giai đoạn tháng 01/2007 – 07/2008
Diễn biến cung – cầu dầu thô

Tổng cung trong giai đoạn này tăng từ 84,51 triệu thùng/ngày lên 86,19 triệu thùng/ngày.
Trong đó, mức tăng cao nhất thuộc về khối các quốc gia OPEC với mức 1,61 triệu
thùng/ngày, từ 30,48 triệu thùng/ngày lên 32,09 triệu thùng ngày. Trái lại, sản lượng các
quốc gia không thuộc OPEC giảm không đáng kể, giữ ở mức dưới 50 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu của OPEC và ngoài OPEC
trong giai đoạn Q1/2007-Q2/2008
(Triệu thùng/ngày)

OPEC
OPEC NGLs NFC Oil
Ngoài OPEC
Tổng cung

Quý
1/2007
30,48
4,22

49,82
84,51

Quý
2/2007
30,61
4,35
49,48
84,44

Quý
3/2007
31,05
4,40
49,00
84,45

Quý
4/2007
31,73
4,62
49,53
85,88

Quý
1/2008
32,07
4,44
49,66
86,17


Quý
2/2008
32,09
4,60
49,49
86,19

Nguồn: OPEC

Tổng cầu về dầu thô đến quý 2/2008 đạt 85,4 triệu thùng/ngày cao hơn 0,75 triệu
thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, và 0,5 triệu thùng so với cuối năm 2006. Đóng góp
về sự tăng trưởng về cầu là sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu tiêu thụ về dầu ở các quốc
gia: Trung Quốc (5,9%), Trung Đông (4,67%), Ấn Độ (4,5%). Trái lại, ở các quốc gia
OECD, sản lượng OECD giảm 0,3%, một phần nguyên nhân là do sự nóng lên khí hậu.

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

7


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Tăng trưởng cầu về dầu giai đoạn tháng 1/2007 – 07/2008
8%
6%
4%
2%
0%
-2%


Trung
Quốc

Trung
Đông

Ấn Độ

Các quốc
gia khác

OECD

Nguồn: OPEC

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu
Sự gia tăng mạnh giá dầu trong giai đoạn này bắt nguồn chủ yếu từ ba nguyên nhân: nhu
cầu về dầu tăng vượt quá nguồn cung; tình trạng đầu cơ giá lên trên thị trưởng dầu phái
sinh; xung đột chính trị.
(i) Do nhu cầu về năng lượng tăng nhanh trên toàn thế giới. Đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển đã đóng góp 71% vào mức tăng trưởng trong tổng cầu. Trong khi đó, lượng
cung tăng chậm chạp. Mức tăng sản lượng dầu của OPEC trong giai đoạn này không thể
đáp ứng được nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới. Hơn nữa, có một số ý kiến cho rằng việc
không tăng sản lượng là do OPEC muốn tận dụng cơ hội giá cao gia tăng lợi nhuận. Mặt
khác cũng có ý kiến cho rằng việc tăng sản lượng không thể diễn ra trong thời gian ngắn
(Khan, 2009).
(ii) Góp phần sự gia tăng về giá trong giai đoạn này là sự đầu cơ giá lên trên thị trường
phái sinh. Yếu tố đầu cơ trong giai đoạn này thể hiện trong việc hợp đồng phi thương mại
chiếm tới 55% khối lượng giao dịch. Theo Báo cáo về “Các nhân tố ảnh hưởng tới giá

dầu” của Cơ quan năng lượng quốc gia Canada, với việc nắm giữ các hợp đồng giao dịch
dầu mỏ phái sinh có số lượng lên tới 69 triệu thùng/ngày, các nhà đầu cơ đã góp phần đẩy
giá dầu lên cao. Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư này là do
xu hướng giảm giá liên tục của đồng Đô la Mỹ.
Thị trường phái sinh dầu mỏ
giai đoạn 1999 – 2009

Chỉ số USD và giá dầu
giai đoạn 01/2007 – 07/2008

Thg7-2008

Thg5-2008

Thg3-2008

Thg1-2008

Thg11-2007

Thg9-2007

Thg7-2007

Thg5-2007

Thg3-2007

90
85

80
75
70
65
60

Thg1-2007

140
120
100
80
60
40

Giá dầu USD/thùng (Cột trái)
Chỉ số USD (Cột phải)

Nguồn: Medlock và các cộng sự (2009)

Nguồn: Investingdata
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

8


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Thứ ba, xung đột và bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới cũng là một trong
những nguyên nhân khiến giá dầu tăng lên cao. Đơn cử là cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran

xung quanh chương trình hạt nhân của Iran làm gia tăng quan ngại về khả năng sụt giảm
cung dầu trong tương lai. Ngoài ra, bất ổn về chính trị tại Nigeria khiến quốc gia này phải
giảm sản lượng từ mức 2,13 triệu thùng/ngày xuống 1,86 triệu thùng ngày.

4.2.2

Giai đoạn tháng 08/2008 - 02/2009
Diễn biến cung – cầu dầu thô

Tổng cung đã sụt giảm 2,59 triệu thùng/ngày, từ mức 86,19 triệu thùng/ngày xuống 83,6
triệu thùng/ngày. Trong đó, OPEC là khu vực có mức cắt giảm sản lượng lớn nhất. Cụ
thể, trong vòng 4 tháng cuối năm 2008, OPEC đã hai lần thông báo cắt giảm sản lượng
khai thác với mức là 3,89 triệu thùng/ngày, từ 32,35 triệu thùng ngày xuống còn 28,5 triệu
thùng. Đây là, mức cắt giảm lớn nhất kể từ khi tổ chức được thành lập. Trái lại, sản lượng
sản xuất các quốc gia không thuộc OPEC lại duy trì ổn định trong suốt giai đoạn này và
có xu hướng tăng từ 49,34 triệu thùng/ngày lên 51 triệu thùng/ngày tương đương với mức
tăng 1,66 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu của OPEC và ngoài OPEC
giai đoạn Q1/2008-Q1/2009
(Triệu thùng/ngày)

OPEC
OPEC NGLs NFC Oil
Ngoài OPEC
Tổng cung

Quý
1/2008
32,07
4,44

49,66
86,17

Quý
2/2008
32,09
4,60
49,49
86,19

Quý
3/2008
32,35
4,64
48,67
84,96

Quý
4/2008
31,16
4,75
49,34
85,46

Quý
1/2009
28,5
4,2
51
83,6

Nguồn: OPEC

Mặc dù lượng cung đã được giảm nhưng lại chưa thể bất kịp được với sự sụt giảm nhanh
chóng của lượng cầu, nên thị trường luôn ở trong trạng thái dư thừa. Sự suy giảm cầu
trong thời gian này là hệ quả của cuộc khủng hoảng 2008 và giá dầu cao ở khoảng thời
gian trước. Tổng cầu về dầu thô quý 1/2009 là 84 triệu thùng/ngày giảm 2,68 triệu
thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, tương đương với sản lượng cầu tại năm 2005. Cụ
thể là, cầu dầu ở Bắc Mỹ giảm 1,2 triệu thùng/ngày, đối với khu vực châu Âu và các quốc
gia Thái Bình Dương là 0,7 triệu thùng/ngày, ở các quốc gia không thuộc OECD giảm 0,8
triệu thùng ngày.
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu
(i) Suy thoái toàn cầu đã kìm hãm sự các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nhu cầu tiêu
thụ về dầu giảm. Những quốc gia tiêu thụ dầu lớn trên thế giới như là OECD giảm 2,3
triệu thùng/ngày tại thời điểm quý 1/2009 so với cùng kỳ năm 2008, từ mức 48,9 triệu
thùng/ngày xuống 46,6 triệu thùng/ngày. Trung Quốc cũng chứng kiến sự sụt giảm từ
7,97 triệu thùng/ngày xuống còn 7,6 triệu thùng/ngày. Mặc dù lượng cung được các nhà
sản xuất cắt giảm tuy nhiên lại không thể bắt kịp đươc sự sụt giảm mạnh của cầu dầu.
Điều này đã gây nên sự dư cung trên thị trường, đẩy giá xuống thấp trong giai đoạn này.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

9


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

(ii) Việc đầu cơ thao túng thị trường của các nhà đầu tư trong giai đoạn này đã khiến giá
dầu sụt giảm nhanh chóng. Theo Morgan Stanley, nếu như năm 2002 khối lượng giao
dịch hợp đồng tương lai dầu trong ngày chỉ cao gấp 4 lần tổng cầu, thì đến năm 2008 con
số này đã là 15. Với lượng lớn dầu mỏ đang nắm giữ, khi khủng hoảng tài chính xảy ra,
các nhà đầu tư đã lo ngại bán ồ ạt hàng hóa, khiến cho giá càng sụt giảm mạnh.


4.2.3

Giai đoạn tháng 03/2009 – 05/2014
Diễn biến cung – cầu dầu thô

Trong giai đoạn này, lượng cung về dầu thế giới tăng từ mức 83,5 triệu thùng/ngày lên 91,7
triệu thùng/ngày, khoảng 9,8%. Lượng tăng về cung chủ yếu đến từ các quốc gia không
thuộc OPEC như Mỹ, Canada, Mexico… Sản lượng dầu sản xuất tại các quốc gia này đã
tăng từ 50,7 triệu thùng/ngày vào quý 2/2009 lên mức 56,1 triệu thùng/ngày vào quý
2/2014. Các quốc gia OPEC và các quốc gia khác không có sự tăng đáng kể về lượng cung.
Cung về dầu thô giai đoạn Q2/2009 – Q2/2014
(Triệu thùng/ngày)
OPEC
OPEC NGLs và
NFC Oil
Non-OPEC
Tổng cung

OPEC
OPEC NGLs và
NFC Oil
Non-OPEC
Tổng cung

OPEC
OPEC NGLs và
NFC Oil
Non-OPEC
Tổng cung


Q2/2009
28,5

Q3/3009
28,9

Q4/3009
29,0

Q1/2010 Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010
29,2
29,1
29,3
29,3

4,3

4,5

4,5

4,7

4,8

5,2

5,0


50,7
83,5

50,9
84,2

51,5
85,0

52,1
86,0

52,1
86,0

51,9
86,4

52,9
87,2

Q1/2011
29,6

Q2/2011
29,2

Q3/2011
29,9


5,1

5,3

5,4

5,4

5,5

5,7

5,8

52,7
87,4

52,0
86,5

52,1
87,4

52,7
88,5

53,2
89,9

52,6

89,8

52,4
89,4

Q4/2012
30,6

Q1/2013
30,2

Q2/2013
30,6

5,6

5,8

5,8

5,8

5,9

5,7

5,8

53,8
90,0


53,7
89,7

53.6
90,0

54,1
90,3

55,2
90,8

55,8
91,4

56,1
91,7

Q4/2011 Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012
30,4
31,2
31,5
31,2

Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014
30,4
29,7
29,9
29,8


Nguồn: OPEC

Nếu như tốc độ tăng trưởng về lượng cung trong giai đoạn quý 2/2009 – quý 2/2014 chỉ
đạt 9,8% thì lượng cầu có mức tăng cao hơn, 11,5%. Lượng cầu đã tăng từ mức 83,2 triệu
thùng/ngày vào quý 2/2009 lên mức 90,2 triệu thùng/ngày vào quý 2/2014. Đóng góp vào
sự tăng lên của lượng cầu về dầu chủ yếu từ Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển.
So với quý 2/2009, lượng cầu về dầu tại Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển tăng
lên với các mức lần lượt là 26% và 15% trong quý 2/2014, đưa Trung Quốc trở thành
quốc gia có lượng dầu tiêu thụ lớn nhất thế giới (OPEC, 2010). Các quốc gia thuộc khối
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

10


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

OECD, Bắc Mỹ và đặc biệt là Tây Âu và Châu Âu có tốc độ tăng trưởng trong lượng cầu
về dầu thô thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong nhiều quý.
Lượng cầu về dầu
giai đoạn Q2/2009-Q2/2014
10%
5%
0%
-5%
-10%
-15%
-20%

Q2/2014


Q4/2013

Q2/2013

Q4/2012

Q2/2012

Q4/2011

Q2/2011

Q4/2010

Q2/2010

Q4/2009

OECD
Q2/2009

92
90
88
86
84
82
80
78


Tăng trưởng của lượng cầu về dầu
giai đoạn Q2/2010-Q2/2014

Q2/2010

Bắc Mỹ

Q2/2011

Tây Âu Các nước Các nước Trung
đang phát Châu Âu Quốc
triển
khác
Q2/2012

Q2/2013

Nguồn: OPEC

Q2/2014

Nguồn: OPEC

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu
Nhân tố chính khiến giá dầu tăng mạnh từ tháng 03/2009 đến tháng 04/2011 là sự tăng lên
của nhu cầu tiêu thụ dầu. Nhu cầu về dầu thô gia tăng trong giai đoạn này chủ yếu đến từ
Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển. Trong khi các nền kinh tế khác như các quốc
gia tại OPEC có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong năm 2010, nền kinh tế Trung
Quốc lại chứng kiến mức tăng trưởng cao khi từ mức 8,7% trong năm 2009 lên mức

10,3% năm 2010. Nhờ sự nới lỏng tín dụng và các gói kích thích kinh tế được triển khai
từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2010, hoạt động đầu tư của Trung Quốc tăng trưởng
nhanh, kéo theo nhu cầu và giá dầu thô tăng. Ngoài ra, tại các quốc gia Châu Á như Ấn
Độ, Đài Loan, Singapore, Malaysia, tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt trong năm 2010 đã làm
tăng nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Sau khoảng thời gian tăng mạnh từ tháng 03/2009 đến tháng 04/2011, giá dầu bắt đầu dao
động ổn định trong giai đoạn từ tháng 05/2011 đến tháng 05/2014. Nhân tố khiến giá dầu
không tăng như trong giai đoạn trước đó là do tốc độ tăng trưởng kinh tế tại hầu hết các
quốc gia giảm xuống một phần do khủng hoảng nợ công Châu Âu và một phần do thời
gian áp dụng các gói kích thích kinh tế tại một số quốc gia như Trung Quốc đã kết thúc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và một số khu vực từ 2010 - 2014
12%
10%
8%

2010

6%

2011

4%

2012

2%

2013

0%

-2%

OECD

Châu Âu Các nước Châu Phi Châu Mỹ Châu Áđang phát
Latinh và Thái Bình
triển
Caribe
Dương

OPEC

Trung
Quốc

Thế giới

2014

Nguồn: OPEC
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

11


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

4.2.4

Giai đoạn tháng 06/2014 – 09/2015

Diễn biến cung – cầu dầu thô

Trong giai đoạn từ giữa năm 2014 đến quý 3/2015, lượng cung dầu thô giảm từ mức 92,5
triệu thùng/ngày trong quý 3/2014 xuống mức 81,54 triệu thùng/ngày trong quý 3/2015.
Điểm nổi bật trong giai đoạn này là, từ quý 2/2014 đến quý 4/2014, lượng cung dầu thô
tăng mạnh, từ mức 91,7 triệu thùng/ngày lên mức 94 triệu thùng/ngày. Sự tăng lên này
chủ yếu đến từ các quốc gia không thuộc khối OPEC khi các quốc gia này đã tăng sản
lượng khai thác từ mức 56,1 triệu thùng/ngày vào quý 2/2014 lên mức 57,7 triệu
thùng/ngày vào quý 4/2014.
Cung về dầu thô thế giới giai đoạn 06/2014-09/2015
(Triệu thùng/ngày)
OPEC
OPEC NGLs+NFC Oil
Non-OPEC
Tổng cung

Q3/2014
30,3
5,9
56,4
92,5

Q4/2014
30,3
5,9
57,7
94,0

Q1/2015
25,03

N/A
57,96
82,99

Q2/2015 Q3/2015
24,89
24,62
N/A
N/A
57,65
56,92
82,54
81,54
Nguồn: OPEC

Trong giai đoạn từ 06/2014 – 01/2015, cầu về dầu có xu hướng ổn định, tổng cầu dao
động trong khoảng từ 92 đến 93 triệu thùng/ngày. Xu hướng ổn định về lượng cầu về dầu
xảy ra tại hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Cầu về dầu giai đoạn Q3/2014 - Q3/2015
(Triệu thùng/ngày)
100
80
60

Q3/2014

40

Q4/2014
Q1/2015


20

Q2/2015

0
Tổng cầu

OECD

Bắc Mỹ

Tây Âu

Các nước Các nước Trung Quốc
Châu Á- đang phát
Thái Bình
triển
Dương

Q3/2015

Nguồn: OPEC

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá dầu trong giai đoạn từ tháng 06/2014 đến tháng 09/2015
bao gồm: lượng cung tăng nhờ sản lượng khai thác dầu thô từ công nghệ phi truyền thống;
OPEC thay đổi chiến lược kinh doanh từ mục tiêu về giá sang mục tiêu về thị phần; căng
thẳng chính trị gia tăng và sự lên giá mạnh của đồng USD.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


12


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

(i) Giá dầu thô tăng và ổn định trong thời gian dài trước đó đã thu hút các quốc gia tìm
kiếm, khai thác nguồn dầu thô bằng những công nghệ mới, qua đó, làm tăng cung về dầu
thô. Chi phí nhập khẩu cao đã tạo động lực cho các quốc gia nhập khẩu tự đầu tư để khai
thác nguồn dầu thô. Từ năm 2013, sản lượng dầu thô tại Mỹ liên tục tăng mạnh, từ mức
trung bình khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm 2013 lên mức gần 12 triệu thùng/ngày
năm 2014 và tăng lên xấp xỉ 13 triệu thùng/ngày trong năm 2015. Chi phí khai thác dầu
thô giảm nhờ công nghệ mới3 dẫn đến sự cạnh tranh về giá dầu. Giá dầu từ mức 95
USD/thùng vào thời điểm tháng 06/2014 xuống mức 50 USD/thùng vào tháng 01/2015
(Barreff và cộng sự, 2015). Nhờ tăng sản lượng khai thác bằng công nghệ mới, Mỹ và
một số quốc gia khác như Canada, Mexico đã cắt giảm sản lượng nhập khẩu dầu thô và
tạo ra dư cung về dầu thô. Lượng nhập khẩu dầu thô vào Mỹ năm 2014 đã giảm tới 42%
so với năm 2008, khoảng 12 triệu thùng/ngày xuống dưới 5 triệu thùng/ngày4 (Currie,
trích dẫn bởi Holodny, 2014).
Sản lượng dầu thô sản xuất tại Mỹ
(Triệu thùng/ngày)

Thay đổi sản lượng dầu thô trên thế giới
(Triệu thùng/ngày)

78.0
77.5
77.0
76.5
76.0

75.5

Thg5-2014

Thg4-2014

Thg3-2014

Thg2-2014

Thg1-2014

Thg12-2013

Thg11-2013

Thg9-2013

Thg10-2013

Thg8-2013

Thg7-2013

Thg6-2013

Thg5-2013

Thg4-2013


Thg3-2013

Thg2-2013

74.5

Thg1-2013

75.0

Nguồn: Barreff và cộng sự (2015)

Nguồn: Barreff và cộng sự (2015)

(ii) Các quốc gia OPEC thay đổi chiến lược kinh doanh, từ mục tiêu về giá sang mục tiêu
về thị phần. Chiến lược của OPEC trong thời gian gần đây đã thay đổi khi các quốc gia
này đã không cắt giảm sản lượng dầu thô trong bối cảnh giá dầu liên tiếp giảm nhanh kể
từ giữa năm 2014 đến tháng 01/2015. Do Mỹ và một số quốc gia khác như Mexico,
Canada đã khai thác được dầu thô từ công nghệ mới dẫn đến dư cung về dầu thô, các quốc
gia sản xuất dầu thô trong khối OPEC như Ả Rập Xê Út, Nigeria hay Algeria không còn
là những nhà sản xuất có thể dễ dàng chi phối thị trường dầu mỏ như trong quá khứ.
Từ tháng 11/2012 đến tháng 05/2014, OPEC vẫn có động thái can thiệp làm giảm sản lượng
dầu. Tuy nhiên, từ tháng 06/2014 đến tháng 05/2015, động thái này đã dần biến mất. Thay
vào đó một số nước trong khối OPEC như Ả Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất5 vẫn muốn duy trì sản lượng dầu thô với mục đích không để thị phần rơi vào
các quốc gia khác, đặc biệt là Iran và Nga. Thậm chí, nhằm tránh thị phần có thể rơi vào các
quốc gia xuất khẩu dầu khác, các thành viên thuộc khối OPEC đã giảm giá dầu cho các
quốc gia nhập khẩu dầu tại Châu Á từ quý 3/2014 (Baffes và cộng sự, 2015). Sự thay đổi về
mặt chiến lược kinh doanh của một số quốc gia có tầm ảnh hưởng trong OPEC có thể cho
3


Kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến.
Đã trừ đi cả lượng nhập khẩu từ Canada và Mexico.
5
Theo E.L (2014), Ả Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập vẫn có thể chịu đựng được mức giá dầu thấp trên thị
trường khi chi phí khai thác chỉ là 5-6 USD/thùng.
4

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

13


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

thấy vị thế của OPEC trong việc quyết định đến thị trường dầu thô đã giảm xuống khá rõ
rệt. Điều này lý giải nguyên nhân khiến sản lượng dầu cung cấp trên thị trường không giảm
và càng hỗ trợ cho sự đi xuống của giá dầu từ tháng 06/2014 đến nay.
So sánh sự khác biệt về chiến lược của OPEC theo thời gian

Nguồn: Durden, 2015

(iii) Bất ổn chính trị trên thế giới gia tăng nhưng lượng cung về dầu vẫn được duy trì. Bất
ổn chính trị tác động phức tạp đối với chiều biến động của giá dầu. Từ giữa năm 2014,
các bất ổn chính trị xuất hiện nhiều hơn với những căng thẳng tiếp tục nảy sinh giữa
Trung Đông và Đông Âu, Libya và Iran. Khi bất ổn chính trị gia tăng thì những dự báo,
kỳ vọng về lượng dầu khai thác sẽ giảm. Tuy nhiên, dù xảy ra những bất ổn như vậy, sản
lượng dầu khai thác vẫn không bị ảnh hưởng lớn. Tại Lybia và Iran, sản lượng dầu thô
vẫn đạt 4 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, tại Irắc – nơi tổ chức tự xưng IS đang hoạt động sản lượng dầu thô vẫn được duy trì ở mức 3,3 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2014 (mức
cao nhất kể từ năm 1979 khi đạt 3,5 triệu thùng/ngày). Như vậy, mặc dù căng thẳng chính

trị gia tăng nhưng sản lượng sản xuất dầu thô không những giảm mà còn tăng lên. Tuy
vậy, sự ảnh hưởng của yếu tố bất ổn chính trị tới chiều biến động của giá dầu vẫn còn là
chưa thực sự rõ ràng.
(iv) Sự lên giá của đồng USD là một nhân tố khiến giá dầu giảm. Trong khi nền kinh tế
Mỹ tăng trưởng tốt, hầu hết các nền kinh tế mạnh khác như Trung Quốc, Nhật hay Châu
Âu vẫn đang gặp khó khăn. Điều này đã khiến đồng USD tăng giá 10% kể từ tháng
08/2014 đến tháng 01/2015. Đồng USD lên giá khiến chi phí của các mặt hàng yết giá
bằng đồng USD trong đó có dầu thô tăng lên dẫn đến chi phí nhập khẩu dầu thô tăng. Nhu
cầu nhập khẩu dầu thô giảm đã làm giảm giá dầu.
Mối tương quan giữa giá trị đồng USD và giá dầu đã được nghiên cứu của các tác giả như
Zhang và cộng sự (2008) hay Akram (2009). Trong các kết quả định lượng, các tác giả
thường chỉ ra tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và đồng USD. Akram (2009)
kết luận rằng đồng USD cứ lên giá 10% thì giá dầu giảm trong khoảng tin cậy từ 3% đến
10%. Tuy mức độ tương quan này đã giảm đi đáng kể khi lượng dầu thô nhập khẩu vào
Mỹ đã giảm mạnh so với thời điểm năm 2008 nhưng kỳ vọng về mối quan hệ này vẫn còn
tồn tại. Đây cũng có thể là một nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chiều đi xuống của giá dầu
trong giai đoạn từ giữa năm 2014.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

14


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Sự biến động giữa giá trị EUR/USD và giá dầu WTI
120

0.95

100


0.90
0.85

80

0.80
60

0.75

WTI

Thg5-2015

Thg3-2015

Thg1-2015

Thg11-2014

Thg9-2014

Thg7-2014

Thg5-2014

Thg3-2014

Thg1-2014


Thg11-2013

Thg9-2013

Thg7-2013

0.65
Thg5-2013

20
Thg3-2013

0.70

Thg1-2013

40

EUR/USD

Nguồn: EIA, 2015 và Federal Reserve Bank of St Louis, 2015

5 PHÂN TÍCH CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
5.1

Phân tích các cú sốc giá dầu thế giới

5.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình SVAR được sử dụng trong nhiều nghiên cứu phân tích tác động của giá dầu tới
nền kinh tế (xem Bernanke và cộng sự, 1997; Lee và Ni, 2002; Peersman, 2005; Lippi và
Nobili, 2008; Kilian, 2009; Peersman và Van Robays, 2009; Fukunaga và cộng sự, 2010).
Mô hình SVAR có thể được sử dụng để phân tách các cú sốc giá dầu thành cú sốc cung và
cầu dầu như trong nghiên cứu của Kilian (2009), Peersman và Van Robays (2009), và
Baumeister và Peersman (2013). Kilian (2009) tách cú sốc giá dầu thành cú sốc sản
lượng, cú sốc nhu câu tiêu thụ và cú sốc dự phòng trước khi cho các cú sốc này tác động
tới nền kinh tế. Trong khi đó, Baumeister và Peersman (2013) và Peersman và Van
Robays (2009) áp đặt dấu (sign restrictions) cho các tham số đo lường phản ứng của các
biến số kinh tế vĩ mô trước các cú sốc cung và cầu dầu.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp của Kilian (2009) để phân chia cú sốc dầu thành các
cú sốc cung và cú sốc cầu như sau:
(i) cú sốc về sản lượng dầu (cú sốc cung);
(ii) cú sốc trong chu kỳ kinh tế thế giới thể hiện qua sự thay đổi nhu cầu về các hàng hóa
công nghiệp (cú sốc tổng cầu);
(iii) cú sốc do sự thay đổi trong nhu cầu dự phòng về dầu (cú sốc cầu dự phòng).
Theo đó, cú sốc cung phản ánh những thay đổi trong sản lượng dầu sản xuất trên thế giới
mà không phải bắt nguồn từ những thay đổi từ phía cầu về dầu, trong vòng một tháng. Cú
sốc cầu dự phòng phản ánh những thay đổi trong giá dầu không bắt nguồn từ cú sốc cung
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

15


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

và cú sốc tổng cầu. Thay vào đó, cú sốc cầu dự phòng đo lường những quan ngại về sự
sụt giảm trong sản lượng dự kiến so với nhu cầu dự kiến (phản ánh mối quan hệ giữa ích
lợi của việc nắm giữ dầu trong kho trong trường hợp xảy ra gián đoạn về nguồn cung dầu
với chi phí lưu kho và chi phí cơ hội). Sự gián đoạn có thể bị gây ra bởi những quan ngại

về sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu tiêu thụ dầu và/hoặc sự giảm xuống đột ngột trong
lượng dầu cung ứng.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả áp dụng mô hình SVAR bao gồm các biến sau:
(i) sản lượng dầu đo bằng sản lượng dầu thô toàn thế giới (nghìn thùng/ngày), kí hiệu
dprod;
(ii) tình trạng nền kinh tế thế giới đo bằng chỉ số hoạt động kinh tế thực (index of global
economic activity) do Kilian (2009) xây dựng, kí hiệu rea;
(iii) giá dầu thực được đo bằng giá dầu thô West Texas Intermediate (USD/thùng) đã điều
chỉnh bằng chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, kí hiệu rpo.
Mô hình VAR cấu trúc có dạng sau:


(1)

Trong đó: yt = (prodt, reat, rpot)’; εt là vector các cú sốc cấu trúc với E(εt) = 0; E(εt εs’) =
I khi s = t và E(εt εs’)=0 khi s ≠ t. Ma trận A0 phản ánh mối quan hệ tức thời giữa các biến
trong vector yt. Ma trận
mô tả cú sốc cấu trúc tác động tới yt có dạng như sau:
[
Nhân cả hai vế của phương trình (1) với

]
ta được:


Trong đó: β =

α; Φi =

Ai; ut =


(2)
εt.

Phương trình (2) trở thành mô hình VAR dạng rút gọn với ut là vector sai số dạng sau:

(

)

[

](

)

Mô hình giả định một đường cung dầu thẳng đứng trong ngắn hạn, cú sốc cung về dầu sẽ
làm dịch chuyển đường cung sang bên phải hoặc bên trái trong khi một sự thay đổi trong
cầu về dầu (gây ra bởi một trong hai hoặc cả hai cú sốc cầu) sẽ dẫn đến sự thay đổi ngay
lập tức trong giá dầu. Như vậy, cú sốc cung được hiểu là sự biến động không dự đoán
trước được của sản lượng dầu thế giới. Sản lượng dầu được giả định không phản ứng lại
các cú sốc cầu (cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng) trong vòng một tháng. Giả định
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

16


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

các quốc gia xuất khẩu dầu phản ứng chậm chạp với các cú sốc về cầu dựa trên lập luận

về chi phí phải bỏ ra để điều chỉnh lại sản lượng và quan ngại về tình hình thiếu ổn định
của thị trường dầu.
Những biến động kinh tế thế giới không phải do cú sốc cung dầu gây ra được giả định là
cú sốc tổng cầu (phản ánh hoạt động của nền kinh tế thế giới). Sự tăng lên của giá dầu
không ảnh hưởng ngay lập tức tới hoạt động của nền kinh tế thế giới mà có độ trễ dựa trên
giả định là các chủ thể kinh tế cần thời gian để thích ứng, ít nhất là trong vòng một tháng.
Cú sốc giá dầu không phải do cú sốc cung và cú sốc tổng cầu được giả định sẽ phản ánh
những thay đổi trong nhu cầu dự phòng về dầu. Cú sốc này mô tả những quan ngại của
các chủ thể kinh tế về khả năng cung ứng dầu trong tương lai so với nhu cầu dự kiến.

5.1.2 Dữ liệu nghiên cứu
Số liệu dprod và oilp được thu thập và tính toán từ U.S. Energy Information
Administration và Federal Reserve Bank of St.Louis; số liệu rea được thu thập từ website
của Kilian. Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 1 năm 2015. Kiểm định
Augumented Dickey - Fuller được thực hiện để kiểm tra tính dừng của các chuỗi thời
gian. Kết quả kiểm định cho thấy các biến đều dừng với mức ý nghĩa 1%.
Nhóm tác giả lựa chọn độ trễ là 24 tháng. Kiểm định nghiệm đơn vị cho các nghiệm đều
nhỏ hơn 1, đồng nghĩa với việc mô hình ổn định về mặt thống kê.

5.1.3 Kết quả nghiên cứu
Diễn biến các cú sốc cung và cầu dầu
Phụ lục 1 cho thấy diễn biến các cú sốc cung và cầu dầu (đã được tính bình quân theo
năm) trong giai đoạn 1975 – 2015. Tại bất kỳ thời điểm nào, giá dầu luôn chịu tác động
của các cú sốc khác nhau với độ lớn và chiều hướng khác nhau.
Nghiên cứu nguyên nhân của sự tăng giá dầu trong năm 1979 cho thấy cuộc cách mạng
Iran trong năm này không dẫn tới sự sụt giảm trong nguồn cung dầu trên toàn thế giới (do
mức giảm đã được bù đắp bằng việc gia tăng sản lượng từ các quốc gia xuất khẩu dầu
khác). Tuy nhiên, chính sự gia tăng trong nhu cầu tiêu thụ dầu do tăng trưởng kinh tế thế
giới và nhu cầu dự phòng về dầu lại là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng mạnh trong
năm này. Cuộc cách mạng và khủng hoảng con tin tại Iran, cuộc chiến tranh Soviet –

Afghanistan đã làm gia tăng quan ngại về khả năng cung ứng dầu của khu vực Trung
Đông, gây ra cú sốc cầu dự phòng về dầu.
Trái lại, năm 1980 chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong sản lượng dầu do cuộc chiến tranh
Iran – Iraq nổ ra. Giá dầu sụt giảm năm 1997 và 1998 không xuất phát từ sự thay đổi
trong sản lượng dầu sản xuất, đặc biệt là khi OPEC đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính và đưa ra quyết định tăng mức quota từ 25 triệu thùng/ngày lên
27,5 triệu thùng/ngày. Sự đi xuống của giá dầu trong giai đoạn này bắt nguồn chủ yếu từ
sự suy giảm kinh tế và sụt giảm trong nhu cầu dự phòng về dầu ngay kể cả khi OPEC đã
có những phản ứng điều chỉnh như cắt giảm quota 1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 4 và
thêm 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 8 năm 1998.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

17


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Sự sụt giảm của giá dầu từ cuối năm 2008 đến phần lớn từ sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu
thụ và dự phòng về dầu khi cuộc khủng hoảng tài chính – suy thoái kinh tế thế giới xảy ra.
Việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng 4,2 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2009, cuộc
nội chiến tại Libya, lệnh cấm vận của Mỹ vào Iran, sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức
Hồi giáo tự xưng tại khu vực Trung Đông, và sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số nền
kinh tế mới nổi đã tạo điều kiện cho giá dầu phục hồi và duy trì ổn định từ năm 2009 đến
giữa năm 2014.
Kể từ tháng 6/2014, sự suy giảm của một vài nền kinh tế lớn trên thế giới và nhu cầu dự
phòng về dầu đi xuống là nguyên nhân căn bản dẫn tới sự sụt giảm mạnh của giá dầu.
Trong giai đoạn này sản lượng dầu vẫn gia tăng nhờ việc một số quốc gia tại Bắc Mỹ đã
ứng dụng thành công công nghệ mới khai thác dầu thô và việc OPEC quyết định không
cắt giảm sản lượng để duy trì thị phần dầu của mình.


Hàm phản ứng của sản lượng dầu, hoạt động nền kinh tế thế giới và giá
dầu trước các cú sốc cung và cầu dầu
Phụ lục 2 cho thấy hàm phản ứng của sản lượng dầu, diễn biến nền kinh tế thế giới, và giá
dầu trước các cú sốc cung và cầu.
Sự tăng lên đột ngột trong sản lượng dầu toàn cầu sẽ được điều chỉnh giảm xuống một
nửa trong khoảng sáu tháng. Kết quả này phù hợp với lập luận sự tăng lên của sản lượng
sản xuất dầu thô tại một quốc gia sẽ dẫn đến sự điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất của
các quốc gia xuất khẩu dầu khác để duy trì mức giá mục tiêu. Sự tăng trưởng đột ngột của
nền kinh tế thế giới sẽ thúc đẩy sản lượng dầu gia tăng trong vòng hơn một năm trước khi
giảm xuống sau đó. Điều này phản ánh việc các quốc gia xuất khẩu dầu có xu hướng giảm
nhẹ sản lượng trong bối cảnh nhu cầu dầu gia tăng nhằm có được lợi thế trong các thỏa
thuận mua bán dầu. Lập luận này được củng cố thông qua bằng chứng sản lượng dầu phản
ứng khá chập chạp với mức độ nhẹ khi có cú sốc tăng giá. Điều này cũng cho thấy chi phí
thực tế và chi phí cơ hội của việc tăng sản lượng dầu trước các cú sốc giá dầu là khá lớn,
khiến cho các quốc gia xuất khẩu dầu hạn chế tăng sản lượng.
Một sự tăng lên đột biến trong sản lượng dầu sẽ làm giá dầu giảm xuống sau một tháng và
kéo dài tới tận tám tháng sau đó mặc dù mức độ ảnh hưởng là không lớn. Điều này cho
thấy phản ứng của thị trường đối với thông tin về việc cắt giảm sản lượng dầu là không
quá nhanh và mạnh như kỳ vọng thông thường. Một cách giải thích cho hiện tượng này là
việc sụt giảm sản lượng tại một quốc gia, một khu vực có thể được bù đắp lại bằng việc
điều chỉnh tăng sản lượng tại một quốc gia hay một khu vực khác, giúp giảm thiểu một
phần sự sụt giảm sản lượng trước đó. Kết quả này có được củng cố dựa trên bằng chứng
là ảnh hưởng của cú sốc cầu dự phòng tới giá dầu diễn ra rất nhanh và mạnh ngay trong
tháng đầu tiên và kéo dài trong thời gian dài sau đó. Đơn cử, một cú sốc cung dầu có thể
dẫn tới quan ngại về sản lượng dầu khó đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, và kéo
theo sự gia tăng ngay lập tức của giá dầu. Cũng phản ứng gần như tương tự, giá dầu tăng
ngay từ tháng đầu tiên và tiếp tục duy trì trong giai đoạn sau đó khi nền kinh tế tăng
trưởng mạnh hơn dự kiến. Điểm đáng chú ý nữa là mức độ tăng cao của giá dầu sau cú
sốc về cầu dự phòng được điều chỉnh giảm nhẹ trong các tháng sau đó, là bằng chứng rõ
ràng của hiệu ứng tăng vọt giá dầu trước cú sốc cầu dự phòng.

Ảnh hưởng của cú sốc tổng cầu tới tăng trưởng kinh tế thế giới rất nhanh và mạnh. Tương
tự, cú sốc cầu dự phòng về dầu kéo theo sự gia tăng các hoạt động trong nền kinh tế.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

18


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Phân rã phương sai ảnh hưởng của cú sốc cung và cầu dầu tới giá dầu
Phụ lục 3 cho thấy cú sốc cung dầu có ảnh hưởng tương đối thấp tới sự biến động của giá
dầu, trừ giai đoạn 1976 – 1982, và vai trò này ngày càng giảm xuống. Trái lại, đóng góp
vào sự biến động của giá dầu trong suốt giai đoạn 1975 – 2015 là các các cú sốc tổng cầu
và cú sốc cầu dự phòng. Trong khi cú sốc tổng cầu gây ra sự biến động trong trung hạn tới
dài hạn thì những biến động manh tính chất ngắn hạn được gây ra bởi các cú sốc cầu dự
phòng.
Dễ dàng nhận thấy sự gia tăng mạnh của giá dầu vào cuối cũng năm 1979 và đầu năm
1980 xuất phát từ sự tăng lên sẵn có của tổng cầu và sự tăng đột biến trong cú sốc cầu dự
phòng do những lo ngại về khả năng cung ứng dầu trong tương lai.
Tương tự, sự đi xuống của nền kinh tế thế giới trước và trong cuộc khủng hoảng tiền tệ
Châu Á 1997 – 1998 cùng với sự đi xuống đột ngột và mạnh mẽ của nhu cầu dự phòng về
dầu từ nửa cuối năm 1996 cho tới cuối năm 1998 là nguyên nhân dẫn tới giá dầu sụt giảm
mạnh mẽ trong giai đoạn này.
Sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến tranh tại Afghanistan tại Mỹ không ngay lập tức tạo ra
sự gia tăng giá dầu do nhu cầu dự phòng về dầu giảm, sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và
sự gia tăng sản lượng của các quốc gia xuất khẩu dầu ngoài OPEC.
Sự gia tăng mạnh và liên tục của giá dầu giai đoạn 2002 – 2008 phần nhiều là do quá trình
tăng trưởng nóng của nền kinh tế thế giới hơn là bị gây ra bởi các cú sốc cung và cú sốc
cầu dự phòng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính – suy thoái kinh tế thế giới năm 2008,
cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng là nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống mạnh mẽ của

giá dầu.
Giai đoạn giá dầu diễn biến ổn định tới tháng 6/2014 do sự trung hòa ảnh hưởng của cú
sốc tổng cầu làm giảm giá dầu và cú sốc cầu dự phòng làm tăng giá dầu. Từ đó tới nay, sự
sụt giảm của giá dầu xuất phát từ cả cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng và một phần
nhỏ từ cú sốc cung dầu.

5.2

Phân tích ảnh hưởng của giá dầu thế giới tới nền kinh tế Việt Nam

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng các cú sốc trong nội dung phân tích cú sốc giá dầu để làm cú sốc
tác động tới nền kinh tế Việt Nam thông qua hai biến số vĩ mô là tổng sản phẩm quốc nội
và chỉ số giá tiêu dùng. Mô hình hồi quy ảnh hưởng của các cú sốc cung và cầu dầu tới
nền kinh tế Việt Nam như sau:


̂

j = 1, 2, 3

(3)



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

19



BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


Trong đó,



̂

j = 1, 2, 3

(4)

là các cú sốc giá dầu.

Trong hai mô hình trên, hệ số hàm phản ứng tại thời điểm h là các hệ số hồi quy

. Độ trễ của mô hình là 12 quý. Hai mô hình không bị khuyết tật tự tương quan,
phương sai sai số thay đổi, và phân dư có phân phối chuẩn.

5.2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nền kinh tế Việt Nam về tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng trong
giai đoạn 1997Q1 – 2015Q1 được lấy từ Tổng cục Thống kê. Do không có số liệu tổng
sản phẩm quốc nội với tần suất theo tháng mà chỉ có số liệu theo quý nên nhóm tác giả lấy
bình quân các cú sốc cung và cầu dầu trong vòng ba tháng liên tiếp để tạo nên dữ liệu
theo quý cho các cú sốc này.
Theo Kilian (2009), giả định trong vòng một quý, các cú sốc trong nền kinh tế (như nền
kinh tế Việt Nam) không có tác động tới các cú sốc cung và cầu dầu (do sự chậm trễ về
thu thập và công bố thông tin và Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, với sản lượng sản xuất
và tiêu thụ dầu chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với sản lượng và nhu cầu toàn thế giới), các cú

sốc cung và cầu dầu ̂ được coi như là đã biết trước và được sử dụng để phân tích tác
động tới nền kinh tế Việt Nam.
̂

∑ ̂

j = 1, 2, 3

Trong đó, ̂ là phần dư được ước lượng từ phương trình (1) cho cú sốc thứ j vào tháng
thứ i của quý thứ t.

5.2.3. Kết quả nghiên cứu
Phụ lục 4 mô tả phản ứng của tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Việt Nam trước
ba cú sốc cung và cầu. Cú sốc sản lượng dầu và tổng cầu góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế Việt Nam trong khi cú sốc cầu dự phòng làm giảm tăng trưởng kinh tế một cách rõ
ràng từ quý thứ hai trở đi. Giả định cú sốc tăng giá dầu danh nghĩa không đi kèm với sự
thay đổi giá cả chung của nền kinh tế thế giới thì 1% tăng giá dầu danh nghĩa làm tốc độ
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,0159% sau bốn quý. Lạm phát trong nước phản ứng
lại trước các cú sốc câu dầu mạnh và nhanh hơn cú sốc cung dầu. Sản lượng dầu gia tăng
đột ngột chỉ làm lạm phát trong nước giảm xuống rõ rệt từ quý thứ ba trở đi. Giá dầu danh
nghĩa tăng 1% làm lạm phát trong nước tăng theo, đạt mức tăng 0,1694% sau bốn quý.
Nhận định có sự thay đổi cấu trúc trong nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn gia nhập
WTO, nhóm tác giả tiến hành kiểm định thay đổi cấu trúc Chow với thời điểm quý
1/2007. Kiểm định Chow Breakpoint test phủ định giải thuyết “không có sự thay đổi cấu
trúc tại quý 1 năm 2007” ở mức ý nghĩa 1%. Nhóm tác giả tách giai đoạn nghiên cứu
thành hai giai đoạn nhỏ là từ quý 1/1997 đến quý 4/2006 và quý 1/2007 đến quý 1/2015
và tiến hành hồi quy lại phương trình (3) và (4) (xem phụ lục 5). Nhiều nghiên cứu trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

20



BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

thế giới cũng đã tách giai đoạn nghiên cứu nhằm phản ánh sự khác biệt trong đặc điểm
của nền kinh tế sẽ làm ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu là không hoàn toàn giống nhau
(nghiên cứu của Blanchard và Gali (2007), Hamilon (2008), Cunado và các cộng sự
(2015)).
Giai đoạn từ quý 1/1997 đến quý 4/2006:
Cú sốc đối với sản lượng dầu sản xuất tăng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong vòng 3 quý đầu tiên trước khi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng lại không đáng kể
trong quý thứ 4. Cú sốc giá dầu dự phòng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất
trong quý đầu tiên vào mức 0,0051% nhưng sau đó mức độ tác động giảm dần và xấp xỉ
bằng 0% vào quý thứ 4.
Trong giai đoạn này, chiều hướng và mức độ tác động của cú sốc tăng sản lượng dầu đối
với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là tương đối giống cú sốc cho cả giai đoạn 1997 – 2015.
Tương tự, cú sốc giá dầu khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng ngay trong quý đầu tiên và đạt
mức tăng 0,1933% sau một năm.
Giai đoạn từ quý 1/2007 đến quý 1/2015:
Khác với giai đoạn trước khi gia nhập WTO, cú sốc sản lượng dầu làm tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong vòng nửa năm trước khi làm giảm mạnh tốc độ tăng
trưởng. Sự khác biệt giữa hai giai đoạn có thể được lý giải là do nền kinh tế Việt Nam
ngày một phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô nên việc phần còn lại của thế giới gia tăng sản
lượng sản xuất dầu sẽ làm giảm giá dầu và tương ứng là nguồn thu từ xuất khẩu dầu bị
giảm xuống. Cú sốc giá dầu dự phòng cũng làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế với
độ trễ vào khoảng 1 quý. Sau khoảng 1 năm, giá dầu danh nghĩa tăng 1% làm tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm khoảng 0,01765%. Mức giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn gấp 3 lần tốc độ giảm của giai đoạn trước, phản ánh sự ngày càng phụ thuộc vào dầu
mỏ cho hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.
Khác với giai đoạn trước, cú sốc tăng sản lượng dầu làm tăng tỷ lệ lạm phát trong nước

trong ba quý đầu tiên trước khi làm giảm mạnh từ quý thứ 4 trở đi. Ảnh hưởng của cú sốc
giá dầu là làm cho tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, đạt mức tăng 0,1717% sau 1 năm với mỗi
1% tăng giá dầu.
Kết quả nghiên cứu này tương đối giống với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về
mức độ ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu tới nền kinh tế. Nghiên cứu của Cunado và
cộng sự (2015) chỉ ra đối với quốc gia xuất khẩu dầu như Indonesia, sự sụt giảm trong sản
lượng dầu mỏ trên thế giới có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi khuyến khích sự
phát triển ngành công nghiệp dầu trong nước nhằm bù đắp sự thiếu hụt trong sản lượng
thế giới. Nghiên cứu của Lippi và Nobili (2008) cũng cho thấy kết quả tương tự đối với
nền kinh tế Mỹ. Trái lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ là
chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trước sự cắt giảm đột
ngột trong sản lượng dầu (Cunado và cộng sự, 2015).
Trái lại, cú sốc giá dầu tăng làm tăng tỷ lệ lạm phát tại đa phần các quốc gia. Nghiên cứu
của Abdullah (2007) cho thấy cả 4 quốc gia được nghiên cứu là Malaysia, Indonesia (các
quốc gia sản xuất dầu) lẫn Hàn Quốc, Đài Loan (các quốc gia không sản xuất dầu) đều có
tỷ lệ lạm phát tăng trước cú sốc giá dầu tăng. Các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản,
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

21


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Hàn Quốc, Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng tương tự nhưng đối với Indonesia, tỷ lệ lạm phát
giảm xuống trước cú sốc cầu dự phòng (xem Cunado và cộng sự, 2015). Abeysinghe
(2001) chỉ ra 10 quốc gia châu Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Hong
Kong, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản) lẫn Mỹ đều chịu ảnh
hưởng tiêu cực từ cú sốc giá dầu tăng, ngay cả các quốc gia xuất khẩu dầu như Indonesia
và Malaysia.


6

KẾT LUẬN

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã khái quát diễn biến giá dầu, phân tích cung
cầu, và đánh giá các nhân tố tác động tới giá dầu trong giai đoạn từ năm 2008 cho tới nay.
Phù hợp với những phân tích lý thuyết, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy giá dầu
trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau như tổng cầu của nền kinh
tế thế giới, “tài chính hóa” thị trường dầu vật chất, sự biến động của đồng USD, các sự
kiên địa chính, các chính sách của OPEC…
Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các cú sốc cung và cầu tới giá dầu, nhóm tác giả áp
dụng phương pháp của Kilian (2009) với các cú sốc dầu được chia thành cú sốc cung, cú
sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy tại bất kỳ
thời điểm nào, giá dầu luôn chịu tác động của ba cú sốc kể trên với độ lớn và chiều hướng
không giống nhau. Việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng vào đầu năm 2009, bất ổn
chính trị tại Trung Đông, và sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi đã
tạo điều kiện cho giá dầu phục hồi và duy trì ổn định từ năm 2009 đến giữa năm 2014.
Trong khi đó, sự suy giảm của một vài nền kinh tế lớn trên thế giới, nhu cầu dự phòng về
dầu đi xuống là nguyên nhân căn bản dẫn tới sự sụt giảm mạnh của giá dầu kể từ tháng
6/2014 trở lại đây.
Một số kết luận nổi bật rút ra từ hàm phản ứng bao gồm: sự tăng lên của sản lượng sản
xuất dầu thô tại một quốc gia sẽ dẫn đến sự điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất của các
quốc gia xuất khẩu dầu khác để duy trì mức giá mục tiêu. Phản ứng của thị trường đối với
thông tin về việc cắt giảm sản lượng dầu là không quá nhanh và mạnh như kỳ vọng thông
thường do sụt giảm sản lượng có thể được bù đắp lại bằng việc điều chỉnh tăng sản lượng
tại một quốc gia hay một khu vực khác. Quan ngại về khả năng cung ứng dầu trong tương
lai không đáp ứng được nhu cầu sẽ làm giá dầu tăng mạnh và nhanh trước khi điều chỉnh
lại sau đó, thể hiện bằng chứng rõ ràng của hiệu ứng tăng vọt giá dầu.
Phân rã ảnh hưởng tích lũy của các cú sốc tới giá dầu có thể thấy cú sốc cung dầu có ảnh
hưởng tương đối thấp tới sự biến động của giá dầu và vai trò này ngày càng giảm xuống.

Trái lại, đóng góp vào sự biến động của giá dầu trong suốt giai đoạn 1975 – 2015 là các
các cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng. Trong khi cú sốc tổng cầu gây ra sự biến
động trong trung hạn tới dài hạn thì những biến động manh tính chất ngắn hạn được gây
ra bởi các cú sốc cầu dự phòng.
Khác với các nghiên cứu khác về tác động của giá dầu tới nền kinh tế Việt Nam chỉ sử
dụng giá dầu là một biến ngoại sinh, nghiên cứu này đã tách tác động của giá dầu thành
các cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu và cú sốc cầu dự phòng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các cú sốc cung và cầu dầu có ảnh hưởng không đáng kể tới tăng trưởng kinh tế
nhưng lại có ảnh hưởng mạnh tới lạm phát. Giá dầu tăng do cú sốc cung và cú sốc tổng
cầu sẽ ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng trong khi cú sốc cầu dự phòng làm giảm tốc độ
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

22


BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

tăng trưởng kinh tế. Cú sốc cầu dự phòng sẽ có tác động làm tăng lạm phát nhanh hơn là
các cú sốc cung và cú sốc tổng cầu.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với mức độ thâm dụng năng lượng cao, đặc
biệt là các nguồn năng lượng từ như xăng, dầu. Ngoài ra, mức độ phụ thuộc vào giá dầu
cũng khá lớn khi Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu lớn cho
ngân sách nhà nước và cũng là một nước nhập khẩu các sản phẩm từ dầu để phục vụ cho
hoạt động sản xuất, tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, thị trường phái sinh, đặc biệt là các
sản phẩm phái sinh về dầu, lại chưa phát triển, khiến cho khả năng phòng ngừa rủi ro của
các chủ thể kinh tế trước biến động giá dầu là rất thấp.
(i) Kết quả nghiên cứu trên gợi ý cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam
trước hết phải nhận diện được nguồn gốc của cú sốc giá dầu. Thông qua mô hình mà
nhóm tác giả đang áp dụng, các cơ quan quản lý có thể phân loại các cú sốc cung và cầu
dầu để tách riêng từng cú sốc làm biến số đại diện cho ảnh hưởng từ bên ngoài vào nền

kinh tế trước khi đưa ra các quyết định can thiệp.
(ii) Phản ứng của nền kinh tế trước cú sốc cầu dự phòng đòi hỏi Chính phủ phải hết sức
linh hoạt nhằm cùng lúc duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và kiểm
soát được lạm phát gia tăng nhanh trong ngắn hạn. Ngoài ra, giá dầu tăng do kinh tế thế
giới tăng trưởng mạnh hơn mong đợi sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nên
Ngân hàng Nhà nước không nhất thiết cần triển khai các chính sách vĩ mô nhằm hạn chế
ảnh hưởng bất lợi của việc tăng giá dầu. Trong bối cảnh giá dầu sụt giảm phần lớn do cú
sốc tổng cầu và cầu dự phòng như hiện nay thì mức độ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
là không đáng kể trong khi góp phần làm giảm tỷ lệ lạm phát Việt Nam.

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

23


×