Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

MODUN 21 BD SC cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 59 trang )

Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bài 1: SỬA CHỮA THÂN MÁY
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy.
2. Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình,
quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong
quá trình thực hiện công việc.
Nội dung của bài:

Thời gian: 12h (LT:5 ; TH:7)

I. Nhiệm vụ
Là nơi gá nắp các cụm chi tiết, các hệ thống của động cơ và tạo dáng cho động cơ.
II. Điều kiện làm việc
- Chịu toàn bộ trọng lượng các chi tiết lắp trên đó, đồng thời chịu tác dụng của lực
khí thể biến đổi theo chu kỳ, có trị số lớn gây rung động và va đập.
- Chịu nhiệt độ cao của khí cháy.
- Vật liệu chế tạo: Yêu cầu vật liệu phải bền, cơ tính cao, nhẹ, chịu nhiệt và truyền
nhiệt tốt. Thường được đúc bằng hợp kim nhôm (động cơ xăng, công suất nhỏ)
hoặc bằng gang hợp kim (động cơ diesel).
III. Cấu tạo (Hình 1.1)

Hình 1.1: Thân máy động cơ 6 xilanh thẳng hàng
1


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền


- Thân máy có loại làm liền với xilanh có loại làm rời xilanh. Trong thân máy loại
xilanh liền có các lỗ xilanh được gia công chính xác và mài bóng. Hiện nay động
cơ thường có thân máy được làm rời với xilanh. Trong thân máy loại này có các
lỗ để lắp các ống xilanh (sơ mi xilanh). Xung quanh xilanh có áo nước làm mát.
- Phía dưới có các vách ngăn, ổ đỡ để lắp trục khuỷu, gọi là các ổ trục chính. Nắp
của các ổ trục chính được lắp với thân bằng 2 bulông. Trong thân động cơ với
trục cam dẫn động bằng bằng bánh răng còn có các gối gối đỡ trục cam và có
khoan đường dầu dẫn tới các ổ trục chính, ổ trục cam, tới nắp máy để bôi trơn
các chi tiết chuyển động gá lắp trên đó.
- Đối với động cơ làm mát bằng gió mặt ngoài thân vùng bao quanh các xilanh có
các cánh tản nhiệt, loại này thường làm bằng hợp kim nhôm.
- Phía trên thân máy được gia công phẳng, nhẵn có gia công các lỗ ren để bắt các
gu-giông, các lỗ dẫn dầu bôi trơn, lỗ dẫn nước từ thân máy lên nắp máy.
- Phía dưới có mặt phẳng liên kết với các te (đáy máy) chứa dầu.
- Phía trước lắp bánh răng hộp phân phối phía sau liên kết với vỏ bánh đà.
- Thân máy còn có các bích để lắp các tai bắt liên kết với khung xe.
IV. Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
1. Hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
- Nứt, vỡ do sự cố của nhóm piston - thanh truyền hoặc đổ nước lạnh đột ngột khi
nhiệt độ động cơ đang cao.
- Vùng áo nước bị ăn mòn hoá học, bám cặn bẩn, tắc đường nước.
- Bị tắc đường dầu bôi trơn do dầu có cặn bẩn.
- Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
- Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bị cong vênh.
- Xi lanh liền thân bị mòn côn, méo do tiếp xúc với vòng găng và piston.
2. Kiểm tra
- Quan sát bằng mắt thường xem có vết nứt, áo nước có bị ăn mòn, dơ bẩn, đường
dầu có bị tắc, các lỗ ren và các xilanh có vết xước không.
- Dùng thước thẳng và căn lá để kiểm tra sự cong vênh mặt phẳng thân máy, độ
cong vênh tối đa là 0,05mm (cách kiểm tra tương tự như kiểm tra mặt phẳng nắp

máy).
- Kiểm tra các chân ren xem có bị hỏng không.
3. Sửa chữa
- Vết nứt ở thân máy có thể khoan chặn hai đầu sau đó hàn với que hàn phù hợp.
Trường hợp không cho phép hàn (có thể gây ra biến dạng hoặc nứt tiếp) thì dùng
phương pháp cấy đinh hay ốp bản. Phương pháp cấy đinh là phương pháp bắt
một chuỗi vít liên tiếp nhau ngay trên vết nứt để lấp lại.Trình tự gồm các bước:

2


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Hình 1.2: Kiểm tra mặt phẳng thân máy

Hình 1.3: Cấy đinh

+ Khoan chặn hai đầu vết nứt xuyên suốt bề dày thân hộp với  = 0,8M (M là
đường kính ren vít từ 8  10 mm), khoảng cách tâm bằng 4/3M trên vết nứt và ta-rô
các lỗ khoan với M đã chọn.
+ Bắt vít vào các lỗ hết bề dày thân.
+ Khoan tiếp các lỗ còn lại trên vết nứt vào khoảng hở giữa các lỗ đã bắt vít, thực
hiện ta-rô ren và bắt vít như trên.
- Mặt phẳng cong vênh sửa chữa như nắp máy.
- Xilanh bị cào xước sâu phải doa lại theo kích thước sửa chữa.
- Đường dầu tắc thông rửa bằng khí nén.
- Ren hỏng sửa chữa như ở nắp máy.
- Các áo nước bám cặn xúc rửa phần hệ thống làm mát.
- Các gối đỡ trục chính, trục cam mòn côn, ô van quá giới hạn phải tiện láng trên
máy tiện chuyên dùng.


3


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bài 2: SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ ĐÁY DẦU
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, catte
2. Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và catte đúng
phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn và
chất lượng cao.
Nội dung của bài:

Thời gian: 18h (LT:5 ; TH:13)

I. Nắp máy
1. Nhiệm vụ
- Đóng kín xilanh, cùng với đỉnh piston và thành xilanh tạo thành buồng đốt.
- Là nơi gá lắp các cụm chi tiết của cơ cấu phân phối khí, bugi đánh lửa hoặc vòi
phun, bugi sấy (động cơ diesel).
2. Điều kiện làm việc
- Chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, ăn mòn hóa học, chịu nén do lực siết các bulông
bắt chặt.
- Vật liệu: Được đúc bằng gang, đối với động cơ xăng thường làm bằng hợp kim
nhôm.
3. Cấu tạo (Hình 2.1; Hình 2.2)


a)

b)
Hình 2.1: Dạng nắp máy

- Loại động cơ làm mát bằng gió các xilanh được chế tạo rời từng chiếc mỗi xilanh
có một nắp máy.
- Loại động cơ làm mát bằng nước trong nắp máy có đúc các khoang cho nước lưu
thông để tản nhiệt.
4


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Theo kiểu bố trí xupáp nắp máy có 2 dạng: (Hình 2.1)
+ Dạng (Hình 2.1 a - xupáp đặt): Các xupáp và đế xupáp bố trí một phía trên
khối xilanh, nắp máy có dạng mỏng.
+

Dạng (Hình 1.1 b - xupáp treo): Các suppap và đế xupáp được bố trí trên nắp
máy

Hình 2.2: Cấu tạo nắp máy
(động cơ 4 xilanh, trục cam bố trí trên nắp máy)
- Trên nắp máy có bố trí các buồng đốt, buồng đốt có hình dáng hợp lý để tạo điều
kiện cho khí hỗn hợp cháy nhanh và thoát sạch khí thải (động cơ xăng).
- Ở động cơ diesel buồng cháy có kết cấu phức tạp hơn nhằm thích ứng với lượng
và hình dáng chùm tia phun đồng thời tạo xoáy lốc mạnh trong quá trình hoà trộn
giữa nhiên liệu và không khí. Một số động cơ có kết cấu buồng đốt bố trí trên
đỉnh piston số còn lại được bố trí trên nắp xilanh.

- Buồng đốt động cơ diesel có hai loại: Buồng đốt thống nhất, buồng đốt phân
cách.
+ Buồng đốt thống nhất: (Hình 2.3)
Gồm khoảng không gian duy nhất được bố trí trên đỉnh piston, kết cấu nắp xi
lanh đơn giản, diện tích buồng cháy nhỏ, ít tổn thất nhiệt, dễ khởi động phù hợp
5


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

động cơ có tỷ số nén cao và áp suất lớn (buồng đốt động cơ diesel SKODA,
KAMAZ, D – 18, D -240).
+Buồng đốt phân cách:
Gồm hai khoảng không gian riêng biệt gọi là buồng cháy phụ và buồng cháy
chính. Buồng đốt phụ bố trí trên nắp xilanh. Buồng đốt chính và phụ liên hệ với
nhau bằng các đường thông hẹp. Có 3 loại buồng cháy phân cách:

Hình 2.3: Buồng cháy thống nhất
+ Buồng đốt xoáy lốc: (Hình 2.4a)
Buồng đốt phụ có dạng hình cầu bố trí trên nắp máy hay bên cạnh xilanh liên hệ
với buồng cháy chính bằng đường thông tiếp tuyến. Đặc điểm tạo xoáy lốc mạnh
hoà trộn tốt nhiên liệu và không khí, áp suất phun thấp nhưng tổn thất nhiệt lớn,
khó khởi động, tiêu hao nhiên liệu.

Hình 2.4: Buồng cháy phân cách
a) Buồng cháy xoáy lốc; b) Buồng cháy truớc
+ Buồng đốt trước: (Hình 2.4b).
Thể tích buồng đốt phụ khoảng 30% thể tích toàn bộ buồng đốt. Nhiên liệu
được phun vào buồng đốt phụ trước và khoảng 1/3 lượng nhiên liệu bốc cháy
trước, làm tăng áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt phụ và làm bốc hơi số nhiên

liệu chưa cháy kịp nhờ đó sinh ra lực đẩy toàn bộ nhiên liệu này ra buồng đốt
chính và tại đây nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn.
6


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Đặc điểm: áp suất phun thấp và dùng được vòi phun một lỗ nhưng tổn thất nhiệt
lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu và khó khởi động động cơ.
+ Buồng cháy năng lượng: (Hình 2.5)
Buồng năng lượng (chứa gió) chiếm khoảng 20% thể tích chung. Nhiên liệu
phun qua buồng đốt chính, chui vào buồng B, C, nhiên liệu cháy trong hai buồng
này làm tăng áp và đẩy mạnh hỗn hợp cháy ra buồng chính A tạo xoáy lốc mạnh
nhiên liệu hoà trộn tốt và cháy trọn vẹn.
- Giữa nắp máy và thân máy có đệm làm kín bằng amiang có độ bền, chịu nhiệt độ
cao và mềm dẻo.

Hình 2.5: Buồng cháy năng lượng
4. Những hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
a. Hư hỏng
- Cong vênh, nứt do tháo lắp không đúng kỹ thuật, động cơ nóng quá mức, thêm
nước lạnh đột ngột khí động cơ đang nóng.
- Buồng đốt bị cháy rỗ; bám muội than, nguyên nhân do nhiệt độ buồng đốt quá
cao hoặc nhiên liệu cháy không triệt để có nhiều muội than.
- Mối ghép ren mòn hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
b. Tháo nắp máy
(1) Làm sạch bên ngoài nắp máy:
Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí...v.v. để làm
sạch nắp máy.
Yêu cầu: làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo nắp máy và nơi làm việc khô

ráo, sạch sẽ.

7


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

(2) Tháo các bộ phận liên quan:
Tùy theo động cơ cụ thể có thể có:
- Xả nớc làm mát ra khỏi động cơ.
- Tháo két lám mát nớc.
- Tháo bầu lọc không khí.
- Tháo bộ chế hoà khí.
- Tháo đờng ống nạp.
- Tháo đờng ống thải.
- Tháo bugi, delco, dây cao áp
- Tháo vòi phun, ống cao áp

Hình 2.6: Tháo đường ống nạp

- Tháo nắp che giàn cò mổ....v.v.
(3) Tháo nắp máy
- Tháo các bulông, đai ốc siết nắp máy: Sử dụng khẩu và cần siết tháo đều và đối
xứng các bulông, đai ốc siết nắp máy theo thứ tự nh hình vẽ.
Chú ý: Việc tháo bu-lông không theo thứ tự có thể làm vênh hay nứt nắp máy.

Hình 2.7: Tháo nắp che giàn cò mổ

Hình 2.8: Thứ tư tháo bulông nắp máy


- Lấy nắp máy ra ngoài: Sử dụng cẩu, pa-lăng,
cây nạy đa nắp máy ra ngoài và kê đặt nắp
máy chắc chắn trên bàn thợ.
Nếu nắp máy khó nhấc lên, thì dùng cây
nạy để nạy giữa nắp máy và chỗ lồi ra trên
thân máy.
Chú ý: Cẩn thận tránh làm hỏng bề mặt
lắp ghép giữa nắp máy và thân máy.

Hình 2.9: Cẩu nắp máy ra ngoài
- Lấy đệm nắp máy ra ngoài: Sử dụng cây nạy, nạy lấy đệm nắp máy ra ngoài
Chú ý: Cẩn thận không làm xươt mặt phẳng lắp ghép.
8


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

b. Làm sạch nắp máy sau khi tháo
- Làm sạch đỉnh piston và xilanh: Quay trục
khuỷu để đa piston lên điểm chết trên, sử
dụng dao cạo, cạo sạch tất cả muội than trên
đỉnh piston và thành xilanh.
Chú ý: Cẩn thận không làm xớc đỉnh
piston và thành xilanh.

Hình 2.10: Vệ sinh nắp máy
- Làm sạch mặt phẳng thân máy.: Sử dụng dao cạo sạch vật liệu đệm dính trên mặt
phẳng thân máy.
Chú ý: Cẩn thận không làm xước mặt phẳng thân máy.
- Dùng gió nén thổi sạch muội than và dầu ở các lỗ bu-lông

Chú ý: Đeo kính bảo hộ khi thổi.
- Làm sạch vật liệu đệm: Sử dụng dao cạo
sạch vật liệu đệm trên bề mặt đờng ống
nạp, thải và nắp máy.
Chú ý: Cẩn thận không làm xước bề
mặt lắp đệm.
- Làm sạch buồng cháy:
Sử dụng chổi sắt chải sạch muội than ở
buồng cháy.
- Làm sạch nắp máy: Sử dụng dung dịch
làm sạch, chổi và khí nén làm sạch nắp
máy.
Hình 2.11: Làm sạch buồng đốt
c. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nắp máy:
(1) Kiểm tra tổng quát: Dùng mắt quan sát tổng quát nắp máy, nếu có h hỏng lớn thì
loại bỏ nắp máy.
(2) Kiểm tra độ phẳng của nắp máy: Sử dụng thớc đo thẳng và căn lá để đo độ vênh
của mặt phẳng tiếp xúc với thân máy và các đờng ống.
Độ vênh lớn nhất:
Mặt tiếp xúc với thân máy: 0,15mm
Mặt tiếp xúc với đường ống: 0,20mm

9


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Hình 2.12: Kiểm tra nắp máy

Hình 2.13: Vị trí kiểm tra nắp máy


(3) Kiểm tra vết nứt của nắp máy:
 Sử dụng chất thấm màu phun vào buồng cháy, các đường ống nạp, ống xả, mặt
phẳng nắp máy rồi lau sạch để phát hiện vết nứt.
 Ngâm nắp máy trong dầu sạch, lau khô rồi bôi bột màu lên chỗ nghi ngờ bị nứt,
sau đó dùng búa gõ nhẹ lên nắp máy. Nếu nắp máy bị nứt thì bột màu sẽ bị ướt
theo hình dạng vết nứt.
(4) Kiểm tra rỗ mặt phẳng lắp ghép: Dùng kính lúp quan sát sự cháy rỗ của bề mặt
nắp máy.
(5) Kiểm tra các bộ phận ren: Dùng dưỡng đo ren hoặc quan sát bằng mắt để kiểm tra
độ mòn của các bộ phận ren.
d. Sửa chữa
 Nắp máy nứt có thể hàn lại bằng que hàn cùng loại hoặc thay mới.

 Nếu cong vênh của nắp máy và mặt bích lắp cụm hút, xả quá giới hạn 0,15 mm
thì phải mài trên máy mài phẳng.

 Vùng cong vênh nhỏ hơn 0,15 mm dùng phương pháp cạo mặt phẳng hoặc rà
bằng bột rà chuyên dùng. Chú ý khi cạo rà cần tiết kiệm lượng kim loại nếu
không sẽ làm giảm thể tích buồng đốt Vc gây kích nổ.

 Độ không phẳng sau khi sửa chữa: 0,02 ÷ 0,05 mm.
 Lỗ ren hỏng: hàn đắp và gia công ren mới, hoặc ta rô ren có kích thước lớn hơn,
cấy bulông mới tương ứng.

 Đệm nắp máy: thay mới.
5. Lắp nắp máy:
(1) Làm sạch nắp máy, thân máy, xilanh, piston, ống nạp, ống xả...v.v.
(2) Đặt đệm nắp máy lên đúng vị trí trên thân máy.
Chú ý: Chiều và vị trí lắp của tấm đệm.

(3) Đặt nắp máy lên tấm đệm trên thân máy.
Chú ý: Tránh làm biến dạng mặt phẳng lắp ghép và đệm nắp máy.
10


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

(4) Lắp các bulông đai ốc: Sử dụng khẩu và cần siết, siết đều và đối xứng các bulông
đai ốc theo thứ tự như hình vẽ.
II. Sửa chữa đáy dầu
1. Nhiệm vụ
- Bao kín khoang hộp trục khuỷu.
- Chứa dầu bôi trơn cho động cơ.
2 Cấu tạo

Hình 2.14: Catte dầu
- Có dạng hộp, thường được dập bằng thép lá, bằng plastic, hay đúc bằng hợp kim
nhôm, bên trong có ngăn để khi xe chạy trên đường dốc, phanh xe hay tăng tốc
dầu không dồn về một phía.
- Được lắp ghép với phía dưới thân máy nhờ các bulông, ở giữa có đệm làm kín để
tránh rò rỉ dầu. Đáy máy có nút xả dầu, có gắn nam châm để lọc các mạt sắt lẫn
trong dầu bôi trơn.
3 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
- Trong quá trình sử dụng đáy máy có thể bị bẹp, bị méo do vật cản hoặc va vào đá.
Tác hại: có thể làm thanh truyền va vào đáy máy hoặc chảy dầu.
- Các hư hỏng có thể phát hiện bằng quan sát. Nếu hư hỏng bẹp, méo nhẹ có thể gó
nắn lại hình dáng ban đầu. Các vách ngăn lỏng ra được hàn lại. Két làm mát dầu
thủng ở tấm lưới chắn phải thay tấm mới.
4. Sửa chữa đáy dầu
a. Làm sạch bên ngoài đáy dầu

Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí...v.v. để làm
sạch bên ngòai đáy dầu.
Yêu cầu: làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo đáy dầu và nơi làm việc khô ráo,
sạch sẽ.

11


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

b. Tháo đáy dầu
- Xả dầu bôi trơn: Sử dụng Clê, cần siết, khẩu tháo ốc xả dầu, xả hết dầu bôi trơn,
đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Nới lỏng các bu lông lắp ghép: Sử dụng khẩu và cần siết nới đều và đối xứng các
bu-lông, đai ốc siết đáy dầu vào thân máy theo thứ tự như hình vẽ.
Chú ý: Việc tháo bu-lông không theo thứ tự có thể làm vênh đáy dầu.
- Tách đệm: Sử dụng lưỡi thép tách đệm đáy dầu về một phía.
Chú ý: Tránh làm rách đệm và trầy xước mặt lắp ghép.
- Tháo các bu-lông lắp ghép: Sử dụng khẩu và tay quay nhanh tháo các bu-lông bắt
đáy dầu vào thân máy và lấy các bu-lông ra ngòai.
Chú ý: Chừa lại hai con đối xứng dễ tháo nhất để giữ đáy dầu.
- Đưa đáy dầu ra ngoài: Dùng tay, xe bàn
vận chuyển, đòn kê nâng đáy dầu lên rồi
tháo hai bulông còn lại lấy đáy dầu ra
ngoài.
Cẩn thận: Tránh làm rơi đáy dầu.
- Dùng lưỡi thép tách lấy đệm ra ngòai.
Cẩn thận: Tránh làm rách đệm.

Hình 2.15: Tách đệm catte

c. Làm sạch đáy dầu sau khi tháo
- Làm sạch vật liệu đệm: Sử dụng dao cạo sạch vật liệu đệm trên bề mặt lắp ghép.
Chú ý: Cẩn thận không làm xước bề mặt lắp đệm.
- Làm sạch bên trong đáy dầu: Sử dụng dung dịch làm sạch, chổi và khí nén làm
sạch đáy dầu.
5. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của đáy dầu
- Kiểm tra sự móp méo:Dùng mắt quan sát sự móp méo của đáy dầu.
- Kiểm tra sự nứt thủng của đáy dầu: Sử dụng kính lúp, phấn, dầu, giẻ lau để kiểm
tra sự nứt thủng của đáy dầu tương tự như kiểm tra vết nứt của nắp máy.
- Kiểm tra bề mặt lắp ghép: Sử dụng thước thẳng và căn lá để kiểm tra độ cong
vênh của bề mặt lắp ghép đáy dầu với thân máy tương tự như phương pháp kiểm
tra độ cong vênh của nắp máy.
Yêu cầu kỹ thuật: Độ cong vênh < 0,1mm/ 100mm chiều dài
- Kiểm tra ren ốc xả dầu: Dùng mắt và dưỡng đo ren để kiểm tra ren ốc xả dầu.
6. Sửa chữ đáy dầu
- Đáy dầu bị móp méo thì dùng búa gò lại.
- Đáy dầu bị nứt, thủng thì hàn lại hoặc thay mới.
12


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Bề mặt lắp ghép với thân máy bị cong vênh thì gò lại hoặc mài lại.
- Lỗ ren ốc xả dầu bị hư hỏng thì hàn đắp rồi làm ren lại.
7. Lắp đáy dầu
- Lắp đệm vào đáy dầu:Thoa một lớp keo
mỏng lên bề mặt lắp ghép, rồi dán đệm
lên đảm bảo đúng vị trí lỗ bulông.
- Lắp đáy dầu vào thân máy:
Sử dụng con đội, đòn bẩy nâng đáy dầu

vào thân máy rồi gá tất cả các bu lông
vào.
Cẩn thận: Tránh làm rơi đáy dầu và làm
rách đệm lắp ghép.
Hình 2.16: Vị trí bôi keo silicon lên đệm
- Siết các bu-lông đáy dầu: Sử dụng khẩu và cần siết, siết đều và đối xứng các bu
lông bắt đáy dầu.
- Đổ dầu bôi trơn vào đáy dầu đảm bảo đúng số lượng và chất lượng.

Bài 3: SỬA CHỮA XI LANH
13


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương
pháp kiểm tra, sửa chữa xilanh.
2.Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của xilanh đúng phương pháp, đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn.
Nội dung của bài:

Thời gian: 18h (LT:5 ; TH:13)

I. Nhiệm vụ
Cùng với piston và nắp máy tạo thành buồng đốt và là nơi để dẫn hướng cho
piston chuyển động lên, xuống.
II. Điều kiện làm việc
- Chịu lực nén biến đổi của khí cháy, chịu lực ngang tác dụng biến đổi của piston

trong quá trình chuyển động.
- Chịu ma sát mài mòn với vòng găng, piston.
- Chịu nhiệt độ cao do khí cháy tạo ra và sự ăn mòn hoá học.
- Khả năng bôi trơn kém
III. Phân loại
Lót xilanh có 2 loại:
- Xilanh liền : là loại xi lanh đợc đúc liền với thân máy.
- Xilanh rời : Xilanh đợc chế tạo rời với thân máy. Xilanh rời có hai loại:
+ Xilanh khô : Xilanh không trực tiếp tiếp xúc với nớc làm mát.
+ Xilanh ớt : Xilanh tiếp xúc trực tiếp với nớc làm mát.
IV. Cấu tạo (Hình 3.1.a)

Hình 3.1: Cấu tạo lót xi lanh
a) Lót xilanh và vòng cao su làm kín; b) Lót xilanh ướt; c) Lót xilanh khô
- Là một ống bằng vật liệu chịu nhiệt, có khả năng chịu mài mòn cao, truyền nhiệt
tốt, không bị biến dạng, thường được làm bằng gang hợp kim crôm – niken.
Đường kính phía ngoài được gia công chính xác để lắp ghép với lỗ trên thân máy,
14


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

lỗ trong xilanh được gia công chính xác và đánh bóng gọi là mặt gương. Phía trên
xilanh chế tạo có vai để định vị khi lắp với thân.
- Ống lót xilanh được ép chặt vào lỗ gia công chính xác trên thân máy. Thân máy
bằng hợp kim nhôm thường dùng lót xilanh bằng gang hợp kim.
1. Xilanh liền
- Xilanh đúc liền với thân máy
- Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ chế tạo, nước làm mát không bị rò.
- Nhược điểm: Vật liệu làm thân máy phải tốt nên không kinh tế, khó sửa chữa.

2. Lót xilanh khô
Mặt ngoài của lót xilanh không trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát mà được ép
chặt vào vách của thân máy.
Đặc điểm:
 Độ cứng vững cao, có thành mỏng, không gây rò rỉ
 Gờ của lót xilanh nhô lên khỏi bề mặt lắp ghép của thân máy từ 0.02  0.03 mm
( độ găng mặt xilanh)
 Làm mát chưa hoàn thiện.
3. Lót xi lanh ướt
Mặt ngoài của ống trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát. Đỉnh của ống tạo dạng
vai, phần cuối có lắp các gioăng cao su làm kín ngăn nước lọt xuống đáy catte.
Đặc điểm:
 Độ cứng vững kém, ống lót dày, dễ rò rỉ nước và phải có đệm làm kín.
 Vai gờ của lót xi lanh nhô cao khỏi bề mặt thân từ 0,03  0,1 mm
 Hiệu quả làm mát tốt, được sử dụng rộng rãi, nhất là trong động cơ Diesel, khi
mòn hỏng có thể thay thế dễ dàng.
V. Hư hỏng, kiểm tra. sửa chữa
1. Hư hỏng
 Bị cháy rỗ, ăn mòn hoá học do tiếp xúc với khí cháy.
 Bị cào xước do mạt kim loại, các chất bẩn trong dầu bôi trơn, hoặc do xéc măng
gẫy, thanh truyền cong.
 Bị rạn, nứt do kẹt piston, tháo lắp không đúng kỹ thuật, hoặc do nhiệt độ thay đổi
đột ngột.
 Xilanh bị mòn theo côn theo chiều dọc , phần trên ứng với vòng găng hơi số 1 ở
ĐCT mòn nhiều nhất do ma sát lớn, áp suất, nhiệt độ cao và bôi trơn kém, độ
mòn giảm dần xuống phía dưới dọc theo hành trình của piston. Độ côn được xác
định bằng hiệu số đường kính đo được ở hai vị trí dọc theo đường sinh a I và aII (vị
trí mòn nhiều nhất I và vị trí mòn ít nhất II ).  = aI - aII .
 Xilanh bị mòn ô van (mòn méo) theo hướng vuông góc với đường tâm động cơ.
Do kỳ nổ piston bị ép mạnh về thành bên trái và kỳ nén bị ép mạnh về thành bên

15


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

phải. Ngoài ra với xilanh có xupáp đặt, bên phía đối diện xupáp hút mòn nhiều
hơn do khí hỗn hợp có bột mài và màng dầu bôi trơn bị thổi mất. Độ ô van được
xác định bằng hiệu hai kích thước vuông góc đo tại một mặt cắt ngang.  = aI –
bI.

Hình 3.2 Hao mòn xilanh
a) Mòn hình côn; c) Mòn ô van; b) Lực ngang
2. Kiểm tra
 Quan sát bằng mắt các vết rạn, nứt,
xước, cháy rỗ.
 Dùng đồng hồ so và panme đo đường
kính xi lanh ở các vị trí I, II, III theo
hai phương vuông góc. So sánh với
kích thước tiêu chuẩn.
 Xác định độ côn, ô van của xilanh:
+ Độ mòn ôvan là hiệu số lớn nhất của
hai đường kính vuông góc đo được trên
cùng một mặt phẳng vuông góc với đường
tâm xilanh.

 = aI - bI .
Độ ô van cho phép ≤ 0,02 mm
Hình 3.3: Đo độ côn, ô van xilanh
bằng đồng hồ so


16


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

+ Độ mòn côn là hiệu số lớn nhất của hai đường kính đo được trên cùng một
đường sinh.
 = aI - aII . Độ côn cho phép ≤ 0,01 mm.
Có thể dùng đồng hồ so để xác định độ côn, độ van của xilanh bằng cách so sánh
hai kích kích thước cần đo từ phép đo mà không cần xác định kích thước thực của
chúng (không cần panme).
 Kiểm tra gờ mòn vòng găng, gờ mòn xác định bằng một nửa hiệu số giữa đường
kính lớn nhất của xilanh (do ở vị trí I) và đường kính xilanh ở cốt đang sử dụng.
Gờ mòn cho phép ≤ 0,2 mm.
 Khi thay xilanh mới cần kiểm tra độ nhô cao của gờ xilanh, độ nhô cao cho phép
từ 0,03  0,1 mm tuỳ thuộc nhà chế tạo quy định. Độ không đồng đều nhô cao
của các xi lanh không quá 0,03 mm. Dựa vào độ nhô cao này để chọn đệm nắp
máy cho phù hợp với quy định.
3. Sửa chữa
 Xilanh rạn nứt thay mới, nếu cháy, rỗ, xước nhẹ có thể đánh bóng lại bằng máy
mài bóng chuyên dùng. Nếu vết cháy, xước sâu phải doa lại và đánh bóng.
 Khi độ côn và độ ô van lớn hơn 0,02 mm thì phải doa lại xilanh, sau khi doa
xilanh phải đánh bóng.
 Kiểm tra gờ mòn vòng găng, nếu vượt quá 0,2 mm thì phải doa phần trên xilanh
cho hết gờ bằng doa tay.
Sau khi sửa chữa xong cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:
+ Độ ô van, độ côn  0,01 mm.
+ Độ lệch tâm so với tâm cũ  0,05/ 100 mm đường kính.
+ Độ bóng bề mặt: Rz = 0,032  0,08 m.
Có 6 tiêu chuẩn phục hồi xilanh (cốt sửa chữa), hiện nay chỉ thực hiện 3 đến 4 cốt

sửa chữa. Đối với động cơ xăng và diesel có đường kính xilanh trên 40 đến 100mm
mỗi cốt sửa chữa là 0,25mm, đối với động cơ Diesel có có đường kính trên 100 mm
mỗi cốt sửa chữa là 0,5 mm.

 Khi xilanh mòn quá trị số tối đa cần thay xilanh mới, với sơ mi xilanh ướt cần
phải thay đệm làm kín nước mỗi khi tháo hoặc thay thế xilanh.

a)

b)

Hình 3.4: Gờ vòng găng ( a) và doa gờ vòng găng ( b)
17


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bài 4: THÁO

LẮP, NHẬN DẠNG CƠ CẤU TRỤC
KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1.Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền và nhóm piston
2.Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston đúng quy trình, quy phạm
và đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận chuyển động của động cơ.
Nội dung của bài:


Thời gian: 18h (LT:3 ; TH:15)

I. Nhiệm vụ - sơ đồ cấu tạo
1. Nhiệm vụ
 Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền là cơ cấu chính của động cơ đốt trong. Nó có
các nhiệm vụ chính sau:
 Nhận và truyền áp lực của khí hỗn hợp ở thời kỳ sinh công, biến chuyển động
thẳng tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu đưa công suất
ra ngoài.
 Dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ.
2. Sơ đồ cấu tạo chung (Hình 4.1)
Cơ cấu gồm:
 Nhóm trục khuỷu: Trục khuỷu,
bánh đà, bạc lót.
 Nhóm thanh truyền: Piston,
vòng găng, chốt piston, vòng
hãm, thanh truyền.

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền
18


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

II. Qui trình tháo rời chi tiết động cơ

Lưu ý: Lựa trọn vị trí thích hợp để
đặt động cơ trước khi tháo động cơ.

(1) Tháo các bộ phận, chi tiết còn gá bắt

trên thân động cơ như:
- Bộ chế hoà khí hay cụm kim phun
nhiên liệu, ống góp hút, thoát.

- Tháo rời cụm mâm ép và đĩa ép (không
tháo bánh đà).

19


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Lưu ý:
Tìm hiểu kỹ đặc điểm cấu tạo của động cơ:
phương pháp bắt ghép các chi tiết, các dấu trên
động cơ, loại động cơ, loại bulông; đai ốc số
lượng; kích thước

- Tháo puli bơm nước

- Tháo cụm giá đỡ máy phát

- Tháo puli cốt máy

- Tháo cụm bơm nước

20


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền


- Tháo chụp chặn nhớt trên nắp máy

- Tháo mặt nạ phía trước động cơ .
Lưu ý : Kiểm tra dấu ĐCT và dấu
đánh lửa sớm

- Tháo cụm căng sên hay đai răng và tấm
đỡ sên

Lưu ý : Trước khi tháo sên cam hay dây
đai phải kiểm tra dấu cân cam. Nếu
không có phải đánh dấu trước khi tháo
Ví dụ:
Cách đánh dấu cân cam của loại động
cơ sử dụng dây đai

Cách đánh dấu cân cam của loại hai
bánh răng ăn khớp trực tiếp.

21


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

(2) Tháo nắp máy
Lưu ý:

 Tùy theo loại cơ cấu phối khí (treo hay
đặt) mà ta lựa chọn phương pháp tháo

cho hợp lý
 Nhưng với loại hai trục cam đặt trên nắp
máy thì ta phải kiểm tra dấu ăn khớp của
hai bánh răng.
 Tháo các ổ bắt trục cam và lấy trục cam
ra ngoài
Lưu ý:
Tháo các ổ đỡ theo qui trình từ ngoài
vào trong theo chiều xoắn ốc hoặc đan chéo.
Lúc đầu cần tháo lòng mỗi con bulông nửa
vòng. Nhằm tránh sự cong vênh của trục cam.
 Tháo nắp máy:
Lưu ý :
 Lựa chọn dụng cụ tháo là nụ và cần xiết
chính xác (thông thường là nụ 17, 19,
21)
 Tiến hành tháo tuần tự từ ngoài vào
trong như đối với các ổ đỡ trục cam.

 Tháo gioăng quy lát

(3) Tháo catte chứa nhớt, lọc nhớt thô

22


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Lưu ý:
 Khi tháo, có thể các bề mặt sẽ dính chặt

vào nhau thì ta phải dùng búa cao su gõ
nhẹ trước rồi mới lấy ra.

 Còn nếu quá chặt thì ta dùng vít dẹt kích
vào các khoảng hở có sẵn trên thân động

Ví dụ: Các vị trí khoảng hở trên động cơ để
tháo cácte nhớt

Lưu ý :
 Cần phân biệt sự khác giữa bulông nắp
máy và bulông khác trong động cơ.
 Nắm vững qui định về lực xiết bulông

(4) Tháo cụm píttông thanh truyền bạc xéc
măng ra khỏi động cơ:
Lưu ý:
 Kiểm tra dấu trên quả piston theo thứ tự và
chiều. Nếu chưa có thì phải đánh dấu trước
khi tháo để tránh nhầm lẫn khi ráp.
 Tháo từng cụm piston-thanh truyền hay có
thể tháo theo phương pháp song hành.
23


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

 Các chi tiết của cơ cấu xupáp:
1234567-


Nắp chụp đầu xupáp;
Móng hãm;
Chén chận lò xo xupáp;
Lò xo xupáp;
Phốt cao su;
Đế lò xo;
Xupáp.


12345-

Các chi tiết nhóm piston:
Xéc măng khí;
Xéc măng dầu;
Piston;
Chốt piston;
Thanh truyền.

 Dụng cụ tháo xéc măng và
chốt piston:
1- cây lói;
2- piston;
3- chốt piston;
4- thanh truyền;
5- kềm tháo xéc măng;
6- xéc măng

 Dùng bàn chải cước làm
sạch piston.


24


Modun 21 Bảo dưỡng – sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

 Thứ tự xắp xếp nhóm piston –
thanh truyền:
1. Piston – thanh truyền;
2. Bu-lông thanh truyền;
3. Đai ốc thanh truyền;
4. Nắp đầu to thanh truyền.

Lưu ý:
Phải kiểm tra dấu trên đầu lớn
thanh truyền (nón thanh truyền) theo thứ
tự và chiều lắp.

- Sau khi tháo cần phải sắp xếp các các
cụm chi tiết gọn gàng, riêng biệt để
tránh hư hỏng không cần thiết do tháo
ráp.

(5) Tháo trục khuỷu
Lưu ý:
25


×