Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lịch sử nhà Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.45 KB, 16 trang )

Nhà Minh
Nhà Minh (Chữ Hán: 明 朝 ; Hán-Việt: Minh
Triều) là tên của triều đại cai trị Trung Quốc từ
1368 đến 1644. Đây là triều đại cuối cùng ở
Trung Quốc do tộc Hán lãnh đạo, thay thế nhà
Nguyên của người Mông Cổ trước khi rơi vào
tay nhà Thanh của người Mãn Châu. Nhà Minh
cai trị toàn bộ Đại Minh Quốc ( 大 明 國 Dà
Míng Guó) hay nước Trung Quốc sau này. Dù
kinh đô nhà Minh, Bắc Kinh, thất thủ năm 1644,
con cháu họ vẫn kế tục ngôi vua và quyền lực
(hiện thường được gọi chung là Nhà Nam
Minh)cho tới tận năm 1662.
Dưới thời nhà Minh, một quân đội với lực lượng
thuỷ quân đông đảo được xây dựng, gồm cả
những chiếc thuyền bốn cột buồm với lượng giãn
nước 1.500 tấn và một đội quân thường trực lên
tới một triệu người. Hơn 100.000 tấn sắt được
sản xuất ra hàng năm tại Bắc Trung Quốc
(khoảng 1 kg trên đầu người), nhiều cuốn sách
được in theo kỹ thuật xếp chữ rời. Đã có những
tư tưởng phán kháng mạnh mẽ trong dân chúng
chống lại sự cai trị của bộ tộc "phi Hán" trong
thời nhà Thanh sau đó, và sự tái lập nhà Minh
luôn được kêu gọi thực hiện cho tới tận thời cận đại.
Mục lục
• 1 Khởi thủy
• 2 Tuyên nố Thiên Mệnh
• 3 Lịch sử
• 4 Chính phủ
• 5 Văn hóa và xã hội


• 6 Khoa học và kỹ thuật
• 7 Khám phá và cô lập
• 8 Chinh phục quân sự
• 9 Xây dựng Vạn lý trường thành
• 10 Ảnh hưởng văn hóa và chính trị
• 11 Chính trị nhà Minh
o 11.1 Chế độ phiên vương
o 11.2 Tập trung quyền lực
 11.2.1 Loại bỏ chức vụ Tể Tướng
 11.2.2 Quan liêu
 11.2.3 Mưu sát công thần
 11.2.4 Mạng lưới chỉ điểm
o 11.3 Hành chính
o 11.4 Luật pháp
1
Bản đồ Đại minh dưới thời Hoàng đế Vĩnh Lạc
o 11.5 Quân sự
o 11.6 Giáo dục và khao cử
o 11.7 Sưu dịch và tô thuế
o 11.8 Đẳng cấp phụ nữ
• 12 Ngoại giao
• 13 Kinh tế
o 13.1 Cách mạng nông nghiệp
o 13.2 Cách mạng thương mại
o 13.3 Thủ công nghiệp
o 13.4 Mạng lưới giao thông vận tải và tiền tệ
• 14 Thời kỳ cường thịnh của triều Minh
• 15 Suy tàn
o 15.1 Những người kế tục Thành Tổ
o 15.2 Hoạn quan nắm quyền

o 15.3 Khó khăn tài chính
o 15.4 Yếu kém quân sự
• 16 Sụp đổ
o 16.1 Sự xuất hiện của Mãn Châu
o 16.2 Lý Tự Thành khởi nghĩa
o 16.3 Nam Minh sụp đổ
o 16.4 Nguyên nhân thất bại
• 17 Kinh đô
o 17.1 Nam Kinh (1368-1421)
o 17.2 Bắc Kinh (1421-1644)
o 17.3 Các kinh đô phụ
• 18 Minh lăng
o 18.1 Hiếu Minh lăng
o 18.2 Thập Tam Lăng
o 18.3 Cây và bia mộ thời Minh
• 19 Dân số
• 20 Di sản
• 21 Các Hoàng đế Nhà Minh
• 22 Sự Kiện
• 23 Xem thêm
• 24 Đọc thêm
Khởi thủy
Hốt Tất Liệt thành lập ra đế quốc Đại Nguyên để cai trị các vùng đất nằm dưới sự thống trị của
người Mông Cổ. Đế quốc được chia thành nhiều Hãn quốc khác nhau, do những hoàng thân trong gia
tộc của Thành Cát Tư Hãn cai trị. Riêng vùng đất phát tích của người Mông Cổ và vùng lãnh thổ
Trung Quốc thuộc quyền quản lý trực tiếp của Đại Hãn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, do sự kỳ thị của
người Mông Cổ với người Hán ở Trung Quốc là nguyên nhân số một dẫn tới sự chấm dứt của triều
đại này. Sự kỳ thị này dẫn tới những cuộc nổi dậy của nông dân buộc nhà Nguyên phải rút lui về các
thảo nguyên Mông Cổ. Tuy nhiên, những nhà sử học như JAG Roberts chưa chấp nhận giả thuyết đó.
Những nguyên nhân khác gồm việc phát hành quá nhiều tiền giấy khiến gia tăng lạm phát lên gấp

mười lần ở thời Thuận Đế, cùng với tình trạng lũ lụt của sông Hoàng Hà, hậu quả của tình trạng bỏ
bê các dự án tưới tiêu. Cuối thời nhà Nguyên, nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người
dân bị bắt đi làm phu tại sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Một số nhóm người Hán Trung Quốc
nổi loạn, cuối cùng nhóm do Chu Nguyên Chương lãnh đạo được giới trí thức ủng hộ trở nên lớn
2
Minh Thái Tổ(1368 - 1398)
mạnh nhất. Cuộc nổi dậy thành công và nhà Minh được thành lập ở Nam Kinh năm 1368. Chu
Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là Hồng Vũ, đặt quốc hiệu là Minh, xác lập quyền
thống trị quốc gia cho gia tộc Chu.
Những người Mông Cổ ở Trung Quốc cai trị với nhiều quan lại, binh lính và những người hầu hạ -
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập, một ít người Âu, Nữ Chân và Ba Tư. Người Mông Cổ theo truyền thống của
mình ủng hộ nhiều tôn giáo – không chỉ Phật giáo mà cả Hồi giáo, Đạo giáo và Thiên chúa giáo cùng
được tôn thờ bởi những người Mông Cổ ở Trung Quốc. Và dưới sự cai trị của Mông Cổ, sự ảnh
hưởng của Khổng giáo trong triều đình giảm sút.
Vua Mông Cổ cai trị Trung Hoa là Hốt Tất Liệt, chết năm
1294 ở tuổi bảy mươi chín. Cháu nội của ông, Nguyên Thành
Tông, kế tục ông, hoà bình với Nhật Bản và tiếp tục giữ được
sự thịnh vượng đáng có. Nguyên Thành Tông là người chu
đáo và có năng lực, nhưng các ông vua tiếp sau ông sau khi
ông chết sớm vào năm 1307 lại yếu kém hơn ông và Hốt Tất
Liệt. Trong hai sáu năm từ 1307 đến 1333 có bảy ông vua cai
trị.
Cháu trai của Nguyên Thành tông, Khaisah cai trị từ 1308.
Ông chỉ định những người bất tài vào các vị trí chính phủ,
gồm cả các tu sỹ Phật giáo và Đạo giáo, và ông chi tiền vào
các đền đài và cung điện hoang phí và tăng gấp ba nguồn cung
tiền giấy. Sau cái chết của ông năm 1311, em trai ông,
Ayruabarwada, nắm quyền lực ở tuổi hai sáu. Tuy nhiên
Ayrubarwada có trình độ cai trị đối lập nổi lên chống lại ông
trong triều đình vì coi ông là quá thân thiện với người Trung

Quốc. Ông chết năm 1320, và con trai cả của ông, Shidebala, kế tục, ở tuổi mười tám. Shidebala đưa
ra các cải cách chống tham nhũng, ủng hộ những người Phật giáo Tây Tạng chống lại Hồi giáo và bị
ám sát năm 1322. Ông được kế tục bởi Yesun Temur, người có phong cách truyền thống Mông Cổ
nhất. Những người ủng hộ ông tham dự vào việc ám sát Shidebala, và ông tự tách mình khỏi họ và
quay trở lại truyền thống của Mông Cổ đối xử với mọi tôn giáo công bằng. Yesun Termur chết năm
1328 và con trai út của ông Khaishan, hai tư tuổi cầm quyền trong một tháng trước khi thoái vị
nhường ngôi cho người anh lớn hơn, Khoshila, và quay lại nắm quyền một năm sau khi Koshila chết
– có thể là một vụ ám sát. Tugh Temur giỏi tiếng Trung Quốc. Ông là một hoạ sỹ, ủng hộ giáo dục,
sống đạm bạc và sa thải 10,000 quan chức triều đình. Tugh Temur chết năm 1332.
Nối ngôi Tugh Temur năm 1333 là một chú bé mười ba tuổi, Toghon Temur, có tiếng đồn là con của
Koshila. Từ đầu thời gian cai trị của mình, các quan của Toghan Temur đã điều hành mọi hoạt động
nhà nước. Vị tể tướng của ông lo lắng vì ông thấy sự yếu kém của Mông Cổ ở Trung Quốc. Ông tái
áp đặt sự chia để trị giữa người Mông Cổ và người Trung Quốc, ra lệnh người Trung Quốc không
được học tiếng Mông Cổ, tịch thu vũ khí của người Trung Quốc và các công cụ bằng sắt, đặt ra ngoài
vòng pháp luật nghệ thuật ca hát và kể chuyện của người Trung Quốc, và coi việc huỷ diệt đa phần
dân số Trung Quốc.
Sự chống đối của người Trung Quốc với sự cai trị Mông Cổ tăng lên. Người Mông Cổ không chỉ
khác người Trung Quốc ở ngôn ngữ mà còn ở cách ăn mặc và các thói quen khác, và người Trung
Quốc coi người Mông Cổ là mọi rợ. Họ không thích cách ăn uống của người Mông Cổ, và họ coi
người Mông Cổ bốc mùi (vì bẩn).
Bộ máy quân sự Mông Cổ đã suy sút. Các đội quân thông thường của Mông Cổ đã bị đưa vào làm
3
Hốt Tất Liệt.
các việc trồng cấy để tự nuôi mình – có sử dụng nô lệ. Trong nhiều thập kỷ hoà bình khả năng chiến
đấu của chiến binh Mông Cổ đã bị giảm. Một số chiến binh Mông Cổ cũng không thành công trong
việc làm ruộng và mất ruộng đất. Một số thành những kẻ lang thang, trong khi các sĩ quan Mông Cổ
vẫn là một tầng lớp quý tộc ăn lương tách biệt khỏi những binh sĩ thông thường.
Khó khăn đã nổ ra giữa những người Mông Cổ ở Crimea năm 1347, và khó khăn tàn phá người
Mông Cổ ở Trung Quốc. Các trận lũ lụt tàn phá Trung Quốc. các lực lượng quân đội đồn trú Mông
Cổ tiếp tục chiếm giữ các điểm chiến lược ở Trung Quốc, nhưng người Mông Cổ kém số lượng rất

nhiều và không được chuẩn bị để chiến đấu với cuộc nổi dậy vĩ đại.
Các sỹ quan chỉ huy Mông Cổ bắt đầu điều khiển chính phủ, và Toghon Temur chuyển qua hình thức
bán nghỉ hưu. Người ta bảo ông chỉ thích các chú bé đồng tính và cầu nguyện với các vị sư Phật giáo
ở Tây Tạng. Sự truỵ lạc của Toghon Temur và sự sùng bái của ông đối với Phật giáo Tây Tạng càng
làm tăng sự bất bình của các nhà Nho. Và những sự chống đối Toghon Temur nổi lên cả bên trong
Phật giáo. Một giáo phái Phật giáo bí mật, Bạch Liên (Sen trắng), bắt đầu
tổ chức nổi loạn và tiên đoán sự xuất hiện của một đấng cứu thế Phật
giáo.
Mới đầu cuộc nổi loạn diễn ra ở quanh Quảng Châu năm 1352. Một nhà
sư Phật giáo và là một chú bé cựu ăn mày, Chu Nguyên Chương, quẳng
áo lễ, gia nhập nổi loạn, và trí thông minh khác người của mình đã giúp
ông dẫn đầu đội quân khởi nghĩa. Tới năm 1355 cuộc nổi loạn đã lan rộng
ra đa phần Trung Quốc, dẫn tới tình trạng vô chính phủ. Chu Nguyên
Chương được lòng dân chúng bởi ông cấm quân lính cướp bóc. Năm
1356, Chu Nguyên Chương chiếm được Nam Kinh và biến nó thành thủ
đô của ông, và ở đó ông được một trí thức Khổng giáo giúp đỡ tung ra các
tuyên bố cho ông và tổ chức các lễ nghĩ tuyên bố Mệnh Trời. Và ông
đánh bại các đội quân làm loạn khác.
Trong lúc ấy, người Mông Cổ đánh lẫn
nhau, làm giảm sút khả năng đàn áp nổi loạn
của họ. Năm 1368, Chu Nguyên Chương mở
rộng quyền kiểm soát tới Quảng Châu, cùng
năm đó vị vua cai trị người Mông Cổ
Toghan Temur bỏ chạy đến Karakorum. Chu
Nguyên Chương và quân đội vào thủ đô cũ
của Mông Cổ, Bắc Kinh và năm 1371 quân
của ông đến Tứ Xuyên. Năm 1387 – sau hơn
ba mươi năm chiến tranh – Chu Nguyên
Chương đã giải phóng toàn bộ Trung Quốc.
Ở triều Hồng Vũ, tầng lớp nho sĩ Khổng

giáo, bị kìm hãm trong gần một thế kỷ dưới
triều Nguyên, một lần nữa lại chiếm được
vai trò chủ chốt trong việc điều hành đế chế.
Người Trung Quốc đã có được ảnh hưởng
trên toàn vùng Turkestan. Các quốc gia châu
Á ven biển đã gửi các phái bộ mang theo đồ
nộp cống tới Hoàng đế Trung Quốc. Bên
4
Minh Thái Tổ
Đây là mảnh duy nhất còn lại trên thế giới của một đồ
vật sơn mài lớn được chế tạo tại "Xưởng sơn mài
Hoàng gia" tại Bắc Kinh ở đầu thời nhà Minh. Với
trang trí rồng và phượng, nó được chế tạo để sử dụng
trong hoàng cung. Có lẽ ở khoảng thời Minh Tuyên
Tông (1426-1435). Hiện được trưng bày tại Bảo tàng
Victoria và Albert ở Luân Đôn.
trong nước, Đại Vận Hà được mở rộng ra đến giới hạn xa nhất chứng minh tác dụng kích thích của
nó đối với thương mại.
Tuy nhiên, cuộc thám hiểm đáng ngạc nhiên nhất thời kỳ này là chuyến ra khơi trên 317 chiếc tàu
thủy của Trịnh Hoà, đi ngang qua Ấn Độ Dương và các quần đảo tại Đông Nam Á. Là một hoạn
quan Hồi giáo đầy tham vọng, một nhân vật tài trí không xuất thân từ tầng lớp trí thức Khổng giáo,
Trịnh Hòa đã chỉ huy bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 tới 1433, sáu chuyến trong số đó diễn ra ở
thời Vĩnh Lạc. Có lẽ ông đã đi tới tận Mũi Hảo Vọng và có thể cả châu Mỹ theo giả thuyết 1421.
Chuyến đi năm 1403 của Trịnh Hòa với một đội ngũ tàu biển là một thắng lợi trong việc tìm kiếm
những con đường trên biển cho mục đích thúc đẩy thương mại, chứ không phải để kiếm lợi nhuận.
Những lợi ích của các con đường thương mại và lợi ích của
những con đường tôn giáo cũng gắn kết với nhau. Cả hai đều
mang lại cảm giác bất an cho tầng lớp trí thức Khổng giáo
mới: Các con đường tôn giáo thúc đẩy thương mại và khám
phá và những lợi ích do chúng mang lại sẽ khiến nguồn vốn

của nhà nước được đầu tư vào đó chứ không phải vào những
nỗ lực chống lại giới tăng lữ của giới trí thức nho giáo.
Chuyến thám hiểm đầu tiên năm 1405 gồm 317 chiếc thuyền
và 28,000 người --thời ấy là hạm đội thám hiểm lớn nhất trên
thế giới. Những chiếc tàu nhiều lớp boong của Trịnh Hòa chở
tới 500 quân và cả hàng hóa xuất khẩu, đa số là hàng tơ và đồ
sứ, và chở về nước những đồ xa xỉ nước ngoài như gia vị và
các loại gỗ nhiệt đới.
Động cơ kinh tế của những chuyến thám hiểm vĩ đại này có
thể chiếm phần quan trọng, và nhiều chiếc tàu có những cabin
riêng lớn dành cho các thương gia. Nhưng mục đích tối cao có lẽ vẫn là chính trị; nhằm khám phá
thêm các quốc gia khác và đưa họ vào danh sách chư hầu nộp cống cho Trung Quốc cũng như đánh
dấu sự thống trị của Đế quốc Trung Hoa. Tính chất chính trị của những cuộc thám hiểm của Trịnh
Hòa cho thấy ảnh hưởng to lớn của tầng lớp quan lại cấp cao. Dù có sức mạnh to lớn và chưa từng
có, nhưng những chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa không giống với những thám hiểm của Châu Âu
diễn ra sau đó trong thế kỷ 15, chúng không được thực hiện với ý định mở rộng chủ quyền của Trung
Quốc ra bên ngoài. Biểu thị sự cạnh tranh bên trong tầng lớp quan lại cao cấp, những cuộc thám hiểm
đó cũng đã ngày càng trở thành những vấn đề tranh chấp chính trị. Trịnh Hòa được các hoạn quan
cấp thấp trong triều ủng hộ nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ từ phía các quan lại theo Khổng giáo. Sự
phản kháng lớn tới mức trên thực tế họ đã tìm
cách tịch thu bất kỳ một văn bản sử nào của
triều đình có ghi chép về các chuyến viễn du
đó. Và cũng phải công nhận rằng, những
cuộc tấn công của người Mông Cổ diễn ra đã
khiến cán cân nghiêng về phía các quan lại
Khổng giáo.
Tới cuối thế kỷ 15, các thần dân của đế quốc
bị cấm chế tạo các con thuyền có thể đi biển
hay rời khỏi đất nước. Một số nhà sử học cho
rằng biện pháp này được đưa ra để chống lại

cướp biển. Nhưng ở giai đoạn giữa thế kỷ 16,
5
Thuyền của Trịnh Hòa so với thuyền
của Columbus's
Chậu hoa thời nhà Minh này là một ví dụ về [đồ gốm]
men ngọc Long Tuyền (
龙泉青瓷
). Nó được trưng bày
tại Viện Smithsonian ở Washington, D.C.
thương mại đã được tái khởi động lại khi bạc thay thế vị trí tiền giấy. Giá trị của bạc tăng lên nhanh
chóng so với các loại hàng hóa khác trên toàn thế giới, và cả thương mại và lạm phát đều tăng lên khi
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu bạc.
Các nhà sử học ở thế kỷ 17 như John Fairbank III và Joseph Levinson đã cho rằng sự phát triển
thương mại này một lần nữa lại rơi vào tình trạng đình trệ, và rằng khoa học và triết học bị hạn chế
trong những khuôn khổ truyền thống chặt chẽ ngăn chặn mọi nỗ lực phát kiến cái mời. Các nhà sử
học tán thành giả thuyết này cho rằng trong thế kỷ 15, theo nghị định của triều đình các tàu đi biển
loại lớn đã bị giải giới; việc chế tạo các tàu đi biển cũng bị ngăn cấm; công nghiệp sắt dần tàn lụi.
Chinh phục quân sự
Sự khởi đầu của nhà Minh được đánh dấu bởi
những chiến dịch quân sự khi họ tìm cách củng cố
và mở rộng quyền lực.
Trong những năm cầm quyền đầu tiên của mình, vị
vua đầu tiên nhà Minh, Chu Nguyên Chương, đã
đưa ra những chỉ dẫn như những huấn thị cho các
thế hệ sau này. Chúng gồm những lời khuyên cho
rằng các nước ở phương bắc là rất nguy hiểm và là
một mối đe dọa đối với chính thể nhà Minh. Trái
lại, ông cho rằng các nước phương nam không phải
là một mối đe doạ, vì thế cũng không phải là một
mục tiêu cần tấn công. Đúng vậy, dù tuân theo hay

không tuân theo những chỉ dẫn này, chính các
nước phương nam là mục tiêu xâm lấn và mở rộng
của nhà Minh trong những thế kỷ tiếp sau. Sự dính
líu tới các nước phương nam như Đại Việt, Miến
Điện mà không mang lại lợi ích cụ thể nào rõ ràng
đã làm nhà Minh suy yếu.
Xây dựng Vạn lý trường thành
Sau khi quân đội nhà Minh bị đánh bại tại trận Thổ Mộc
và phải chịu đựng những cuộc cướp phá do người Mông
Cổ dưới sự lãnh đạo của vị hãn mới, Altan Khan (Yêm
Đáp Hãn), tiến hành nhà Minh đã phải chấp nhận một
chiến lược mới để đối phó với những kị sĩ phương bắc đó:
một bức tường thành vĩ đại và không thể xâm nhập.
Hầu như khoảng 100 năm trước (1368) nhà Minh đã bắt
đầu xây dựng một pháo đài mới với kỹ thuật tiên tiến mà
ngày nay chúng ta gọi là Vạn lý trường thành. Được xây
dựng với một chi phí khổng lồ, bức tường chạy dọc theo
các biên giới của đế chế Minh. Phải chấp nhận lùi bước
tránh vùng đất thuộc quyền kiểm soát của người Ordos
Mông Cổ, phía nam Hoàng Hà, bức thành chạy dọc theo
biên giới phía bắc hiện nay của các tỉnh Sơn Tây và Thiểm
Tây hiện nay. Chi phí cho việc xây dựng vượt quá rất
6
Quan hệ nước ngoài của nhà Minh năm 1580
Nghệ thuật hội họa đời Minh miêu tả
những phụ nữ- Khoảng năm 1580

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×