Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NGHIÊN cứu mức độ tác ĐỘNG của các NHÂN tố LIÊN QUAN đến tài CHÍNH gây CHẬM TRỄ TIẾN độ của dự án xây DỰNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.13 KB, 17 trang )

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TÀI CHÍNH GÂY CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
Ở VIỆT NAM
Mai Xuân Việt & Lương Đức Long
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM

TÓM TẮT: Chậm tiến độ trong các dự án xây dựng thường hay xảy ra và chịu nhiều
tổn thất. Sự chậm trễ trong dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm
chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế tổng thể
của Việt Nam nói chung. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố liên
quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng đồng thời đề xuất một số
giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến độ do các yếu tố liên
quan đến tài chính gây ra. Kết quả khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian
từ năm 2005 – 2010 phản ánh mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài
chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng
ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về
thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ. Kết quả
phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với chậm trễ
tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến
độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về tính
không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính.
Từ khóa: dự án trễ tiến độ, trễ tiến độ liên quan đến tài chính, công nghiệp xây dựng,
quản lý dự án.
1. GIỚI THIỆU
Ngành công nghiệp xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Ngành công nghiệp xây dựng
được xem là ngành năng động, nhiều rủi ro và đầy thách thức. Ngành công nghiệp xây
dựng đặt ra một thách thức lớn vì nó là ngành quan trọng trong việc tạo sự giàu có, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế



và nó liên kết với các ngành kinh tế khác để cùng thịnh vượng. Vì vậy, sự chậm trễ trong
dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành
công nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế tổng thể của một quốc gia nói chung.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam phát triển kéo theo nhu cầu đầu
tư xây dựng tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trễ tiến độ của
các dự án xây dựng thường xuyên xảy ra do năng lực tài chính, năng lực quản lý của chủ
đầu tư, nhà thầu… yếu kém. Chậm tiến độ trong các dự án xây dựng thường hay xảy ra
và chịu nhiều tổn thất về nguồn lực, tài chính của cá nhân và xã hội.Việc triển khai thực
hiện dự án theo đúng tiến độ đã được hoạch định và lập trước phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Trong đó, các yếu tố liên quan đến tài chính của dự án là yếu tố ảnh hưởng rất
nhiều đến tiến độ của dự án, là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ tiến độ củng ứng với các hệ số hồi quy có giá trị dương và giá trị thống kê
kiểm định đáp ứng mức ý nghĩa yêu cầu là p<0.01 phù hợp với các giả thuyết H1, H2, H3,
H4 đã nêu ở Mục 3.1 . Mô hình 2: đưa thêm biến tổng mức đầu tư của dự án vào dưới
9


dạng biến giả. Cả 4 nhân tố và biến tổng mức đầu tư đều có quan hệ đồng biến với biến
chậm trễ tiến độ và đáp ứng mức ý nghĩa yêu cầu là p<0.01 các giả thuyết H1, H2, H3, H4,
H5 đã nêu ở Mục 3.1. Mô hình 3: phát triển từ Mô hình 2 bằng cách kết hợp Mô hình 2
với các biến tương tác giữa 4 nhân tố và biến tổng mức đầu tư của dự án. Kết quả cho
thấy nhân tố thanh toán trễ hạn và nhân tố tính không ổn định của thị trường tài chính có
quan hệ đồng biến với biến chậm trễ tiến độ và đáp ứng mức ý nghĩa p<0.01. Còn nhân
tố quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố thiếu nguồn tài chính đồng biến với biến
chậm trễ tiến độ nhưng không đáp ứng mức ý nghĩa p<0.05. Hơn nữa, các biến tương tác
không đáp ứng mức ý nghĩa p<0.05 không phù hợp với các giả thuyết đã nêu.
Tóm lại, cả Mô hình 1 và Mô hình 2 đều giải thích hợp lý các dữ liệu quan sát. Việc
thay đổi mô hình bằng cách thêm biến giả tổng mức đầu tư làm thay đổi hệ số R2 điều
chỉnh từ 32.70% lên 36.90% và đều có ý nghĩa thống kê. Như vậy, Mô hình 2 giải thích
tốt hơn Mô hình 1 mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ

tiến độ của dự án xây dựng.
Qua các phân tích ở trên, Mô hình 2 được lựa chọn. Như vậy, Mô hình 2 giải thích
được 36.90% cho tổng thể về sự liên hệ của 4 nhân tố bao gồm nhóm yếu tố về thanh
toán trễ hạn, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về
quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính và yếu tố tổng
mức đầu tư của nhóm yếu tố về đặc trưng dự án.
Dựa vào các hệ số hồi quy, Mô hình 2 chỉ ra mức độ tác động riêng phần của các
nhân tố nêu trên đến chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng. Cụ thể nhóm yếu tố về thanh
toán trễ hạn với hệ số độ dốc là 2.595 có mối quan hệ mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ.
Tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém (hệ số độ dốc là 1.480),
nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính (hệ số độ dốc là 1.295), nhóm
yếu tố về thiếu nguồn tài chính (hệ số độ dốc là 1.015). Ngoài ra, biến định tính tổng mức
đầu tư của nhóm yếu tố về đặc trưng dự án cũng có mối quan hệ khá mạnh với chậm trễ
tiến độ (hệ số độ dốc là 2.299).
Bên cạnh đó dựa vào các hệ số hồi quy, Mô hình 2 cũng cho biết: Nếu thanh toán trễ
hạn hơn 1 đơn vị thì mức độ chậm trễ tiến độ kéo dài thêm 2.595% trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi. Nếu quản lý dòng ngân lưu dự án kém hơn 1 đơn vị thì mức độ
chậm trễ tiến độ kéo dài thêm 1.480% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nếu thị
10


trường tài chính kém ổ định hơn 1 đơn vị thì mức độ chậm trễ kéo dài thêm 1.295%
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nếu nguồn tài chính thiếu hơn 1 đơn vị thì
mức độ chậm trễ tiến độ kéo dài thêm 1.015% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ do các yếu tố liên quan đến tài
chính gây ra. Tổng mức đầu tư của dự án càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến chậm trễ
tiến độ càng lớn.
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Nhận biết các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ sẽ giảm được việc

chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng đồng thời đảm bảo dự án thực hiện đúng chất
lượng và trong phạm vi ngân sách kế hoạch. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố liên quan
đến tài chính gây chậm trễ tiến độ. Đồng thời cũng xây dựng và kiểm chứng mô hình
mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ với 4 nhân
tố bao gồm nhân tố thanh toán trễ hạn đại diện là chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính;
chủ đầu tư chi trả, thanh toán chậm; nhà thầu đưa ra yêu cầu, đòi hỏi không có căn cứ; tư
vấn chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh toán; mức độ sai khác giữa khối
lượng thanh toán và khối lượng nghiệm thu; hồ sơ thanh toán không đủ tài liệu và thông
tin cần thiết; quá trình xác nhận khối lượng thanh toán phải qua nhiều khâu; tư vấn giám
sát thiếu năng lực và trách nhiệm. Nhân tố 2 là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự
án kém đại diện là năng lực tài chính của nhà thầu yếu; giá trúng thầu thấp; nhà thầu thực
hiện quá nhiều dự án cùng thời điểm; chủ đầu tư thiếu công tác dự báo dòng ngân lưu dự
án thường xuyên; khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng; đọng vốn. Nhân tố 3 là nhóm
yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính đại diện là lãi vay tăng; lạm phát;
giá cả vật liệu xây dựng tăng cao; tỷ giá ngoại tệ tăng. Nhân tố 4 là nhóm yếu tố về thiếu
nguồn tài chính đại diện là mức độ khó khăn trong việc vay vốn; mức độ khó khăn trong
việc huy động vốn từ khách hàng; sự phân bổ của ngân sách chính phủ không đúng lúc.
Tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng do các yếu tố
liên quan đến tài chính gây ra.
Nghiên cứu cũng đã lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố này lên việc chậm
trễ tiến độ bằng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc chậm trễ tiến độ được xác
định là thời gian thực tế thực hiện dự án lớn hơn thời gian kế hoạch, các biến độc lập là 4
11


nhóm nhân tố thu được từ phân tích nhân tố. Mô hình nghiên cứu giải thích được 36.90%
cho tổng thể về mối liên hệ của 4 nhân tố bao gồm thanh toán trễ han, quản lý dòng ngân
lưu dự án kém, tính không ổn định của thị trường tài chính, thiếu nguồn tài chính, tổng
mức đầu tư của dự án với mức độ chậm trễ tiến độ đồng thời các nhân tố này quan hệ
đồng biến với mức độ chậm trễ tiến độ. Nếu thanh toán càng trễ hạn, quản lý dòng ngân

lưu dự án càng kém , thị trường tài chính càng không ổn định, nguồn tài chính càng thiếu
và tổng mức đầu tư dự án càng lớn thì mức độ chậm trễ tiến độ càng kéo dài.
Nghiên cứu cũng chỉ ra độ mạnh ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ của các nhóm yếu
tố, cụ thể nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ
của dự án xây dựng, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém,
nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn
tài chính.
6.2 KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chủ đầu tư, các nhà
thầu, các nhà quản lý dự án trong việc quản lý tài chính, tiến độ của dự án để đảm bảo dự
án thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và trong ngân sách kế hoạch. Các nhà quản lý dự
án có thể lượng hóa yếu tố nào liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ để từ đó có
thể hoạch định, điều chỉnh quá trình thực hiện dự án nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến
độ do các yếu tố liên quan đến tài chính mang lại. Nghiên cứu xác định các nhân tố quan
trọng liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến dộ của dự án xây dựng là nhóm yếu tố về
thanh toán trễ hạn đại diện là chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư chi trả/
thanh toán chậm, nhà thầu đưa ra yêu cầu/ đòi hỏi không có căn cứ, tư vấn chậm trễ trong
việc xác nhận khối lượng thanh toán, mức độ sai khác giữa khối lượng thanh toán và
khối lượng nghiệm thu, hồ sơ thanh toán không đủ tài liệu và thông tin cần thiết, quá
trình xác nhận khối lượng thanh toán phải qua nhiều khâu, tư vấn giám sát thiếu năng lực
và trách nhiệm. Nhân tố 2 là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém đại diện
là năng lực tài chính của nhà thầu yếu, giá trúng thầu thấp, nhà thầu thực hiện quá nhiều
dự án cùng thời điểm, chủ đầu tư thiếu công tác dự báo dòng ngân lưu dự án thường
xuyên, khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng, đọng vốn. Nhân tố 3 là nhóm yếu tố về tính
không ổn định của thị trường tài chính đại diện là lãi vay tăng, lạm phát, giá cả vật liệu
xây dựng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng. Nhân tố 4 là nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài
12


chính đại diện là mức độ khó khăn trong việc vay vốn, mức độ khó khăn trong việc huy

động vốn từ khách hàng, sự phân bổ của ngân sách chính phủ không đúng lúc. Đồng thời
tổng chi phí xây lắp và thiết bị của dự án có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ của dự án
xây dựng do các yếu tố liên quan đến tài chính gây ra.
Đối với các chủ đầu tư, kiến nghị cần phải có chính sách nghiên cứu cấu trúc thị
trường, phân khúc thị trường để từ đó điều chỉnh việc phát triển dự án tránh tình trạng
phát triển các dự án quá mức, không đúng thời điểm làm cho việc phân bổ nguồn vốn,
sắp xếp tài chính cho dự án, huy động vốn từ khách hàng gặp khó khăn. Cần chú trọng
công tác dự báo dòng ngân lưu dự án thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh cho phù
hợp trong quá trình triển khai dự án đồng thời phải có chính sách đào tạo nâng cao năng
lực quản lý tài chính dự án cho nhân viên. Chủ đầu tư khi chọn nhà thầu cũng cần chú
trọng xem xét năng lực tài chính của nhà thầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải tính toán
đến các chi phí dự phòng phù hợp để ứng phó với thị trường khi có biến động lớn về giá
cả, lãi vay.
Đối với nhà thầu, kiến nghị nên dự trù và dự báo trước các thay đổi có thể xảy ra với
thị trường như lãi vay tăng, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhân công, vận chuyển
tăng để có thể giảm thiểu tác động của các nhân tố này đến chậm trễ tiến độ thông qua
việc tính toán mức chi phí dự phòng rủi ro phù hợp với dự toán hay sử dụng các công cụ
pháp lý như hợp đồng thi công xây lắp. Trong hợp đồng nên có các ràng buộc về điều
chỉnh trượt giá vật tư khi thị trường có biến động quá lớn hoặc các điều khoản thưởng
phạt do chậm thanh toán. Nhà thầu cũng nên chọn các chủ đầu tư có tiềm lực về tài chính
để thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho việc chi trả, thanh toán đúng hạn. Nhà thầu cũng
cần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, ban quản lý dự án của chủ đầu tư trong quá
trình thực hiện dự án để giảm thiểu sự chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh
toán. Nhà thầu cũng không nên thực hiện quá nhiều dự án cùng thời điểm, vượt quá khả
năng quản lý cũng như năng lực tài chính làm cho việc quản lý, sử dụng nguồn lực không
đạt hiệu quả cao.
Trên đây là những kiến nghị được rút ra từ nghiên cứu, có thể sẽ không phù hợp với
tất cả các dự án xây dựng, song tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu góp phần vào việc
giảm thiểu mức độ chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng do các yếu tố liên quan đến tài
chính gây ra.

13


5.3 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu dừng lại ở phân tích hồi qui đa biến, chưa tiến hành phân tích tác động
giữa các nhóm biến độc lập với nhau. Ngoài ra, mô hình cũng chỉ giải thích được 36.90%
khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, một hạn chế của nghiên cứu nữa là chỉ
đưa một biến định tính là biến tổng mức đầu tư vào phân tích.

ABSTRACT: Delay in construction projects is a common phenomenon and a costly
problem. Delay in construction project lead to serious consequences that may retard th
development of the construction industry and influence the overall economic condition of
in Viet Nam. Therefore, the objective of the research was to identify factors related to
financial causes delay the progress of construction projects and some solutions are
recommended

in mitigating financial-related delays are provided accordingly. The

result of analyzing 200 construction projects completed from 2005-2010 indicate 4 main
factors varying delay of construction: late payment, poor cash flow management,
financial market instability and insufficient financial resource. Therefore, result reveal
that late payment is the most significant factor that leads to a project's delay, followed by
poor cash flow management, financial market instability and insufficient financial
resources. The results of multiple linear regression model confirmed the relationship
between these above 4 factors and contruction delay with the theories are supported at
the statistically significant level of 0.05
Keywords: Project delay, financial-related delay, construction industry, project
management.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdul-Rahman, H., Berawi, M.A., Berawi, A.R., Mohamed, O., Othman, M. &
Yahya, I.A (2006). Delay mitigation in the Malaysian construction industry. Journal of
Construction Engineering and Management.
2. Ahmed, S. M., Azhar, S., Kappagntula, P. & Gollapudial, D. (2003). Delays in
construction: A brief study of the Florida construction industry. Proceeding of the 39th
Annual ASC Conference, Clemson University, Clemson, SC.
14


3. Aibinu, A.A. & Jagboro, G.O. (2002). The effects of construction delays on project
delivery in Nigerian construction industry. International Journal of Project Management.
4. Arditi, R.D., Akan, G.T. & Gurdamar, S. (1985). Reasons for delays in public projects
in Turkey. Construction Management and Economics.
5. Assaf, S.A. & Al-Hejji, S. (2006). Causes of delay in large construction projects.
International Journal of Project Management.
6. Bramble, B. & Callahan, M.T. (1987). Construction delay claims. New York: John
Wiley.
7. Chan, W.M. & Kumaraswamy, M.M. (1998). Contributors to construction delays.
Construction Management and Economics.
8. Frimpong, Y. & Oluwoye, J. (2003). Significant factors causing delay and cost
overruns in construction of groundwater projects in Ghana. Journal of Construction
Research.
9. Kaming, P., Olomolaiye, P., Holt, G. & Harris, F. (1997). Factors influencing
construction time and cost overruns on high-rise projects in Indonesia. Construction
Management and Economics (1997).
10. Pollaphat Nitithamyong, 2006. Key Success/Failure Factors and Their Impacts on
System Performance of Web-Based Project Management Systems in Construction.
School of the Built and Natural Environment, Glasgow Caledonian University.
11. Sambasivan, M., & Yau, W.S. (2007). Causes and effects of delays in Malaysian

construction industry. International Journal of Project Management.
12. Long Duy Nguyen, Stephen O. Ogunlana and Do Thi Xuan Lan (2004). “A study on
project success factors in large construction projects in Viet Nam”.
Bảng 3. Vai trò của đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát

Tần suất

Phần trăm

Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

40

20.00%

Nhà thầu

79

39.50%

Tư vấn

50

25.00%

Ngân hàng


31

15.50%

200

100.00%

Tổng

15


Bảng 4. Loại hình dự án khảo sát
Loại hình dự án

Tần suất

Phần trăm

Công trình dân dụng
Công trình công nghiệp
Công trình giao thông
Công trình hạ tầng kỹ thuật

108
45
19
28


54.00%
22.50%
9.50%
14.00%

Tổng

200

100.00%

Bảng 5. Hình thức pháp lý của chủ đầu tư dự án
Hình thức chủ đầu tư

Tần suất

Phần trăm

33
110
20
12
25

16.50%
55.00%
10.00%
6.00%
12.50%


200

100.00%

Doanh nghiệp nhà nước
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Liên doanh
Doanh nghiệp nước ngoài
Tổng

Bảng 6. Mức độ chậm trễ tiến độ của dự án khảo sát
Mức độ chậm trễ tiến độ
Không xảy ra
Từ 1% - 5%
Từ 5% - 10%
Từ 10% - 15%
Từ 15% - 20%
Lớn hơn 20%
Tổng

Tần suất

Phần trăm

10
2
40
106
33

9

5.00%
1.00%
20.00%
53.00%
16.50%
4.50%

200

100.00%

16


Bảng 7. Tổng mức đầu tư của dự án khảo sát
Tần suất

Phần trăm

Nhỏ hơn 1 triệu USD

43

21.50%

Từ 1 – 2.5 triệu USD

72


36.00%

Từ 2.5 – 5 triệu USD

45

22.50%

Từ 5 – 10 triệu USD

28

14.00%

Lớn hơn 10 triệu USD

12

6.00%

Tổng

100

100.00%

Tổng mức đầu tư

Bảng 8. Chức vụ người được phỏng vấn

Chức vụ người được phỏng vấn
Giám đốc/phó giám đốc quản lý dự án
Trưởng/phó phòng
Chỉ huy trưởng/chỉ huy phó/giám sát trưởng
Kỹ sư quản lý khối lượng
Tổng

17

Tần suất

Phần trăm

12
18
25
145

6.00%
9.00%
12.50%
72.50%

200

100.00%




×