Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quy trình sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty điện lực hai bà trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.12 KB, 13 trang )

QUY TRÌNH SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HAI BÀ TRƯNG

I. GIỚI THIỆU :
1.

Lời giới thiệu:

Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước
chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ, cũng như
vai trò của cán bộ quản lý sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp. Đang còn
quá nhiều tồn tại, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ vấn đề này.
Khi nói đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản
lý thường quan tâm các lĩnh vực phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, với
những kế hoạch marketing tốn kém; nhưng ít ai đặt câu hỏi cái gì tạo ra thương
hiệu, cái gì sẽ cung cấp cho thị trường đã mở rộng mà nếu không có chúng, mọi
chi phí để tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trở nên lãng phí. Đó chính là
những sản phẩm được sản xuất hoặc dịch vụ với một chi phí tốt nhất, chất lượng
phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được thời hạn giao hàng.
Doanh nghiệp cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực
quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất hoặc dịch vụ, cũng như cho cán bộ nghiệp vụ
liên quan, và bản thân các giám đốc doanh nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận
lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. Cần trang bị và hỗ trợ
cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp quản lý phù hợp với tình trạng,
trình độ, năng lực của doanh nghiệp. Năng lực của cán bộ quản lý có được nâng
lên, doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh
tốt hơn.
2.

Mục đích:


Nghiên cứu các khái niệm, phương pháp quản lý về quản trị sản xuất và tác
nghiệp. Từ những lý thuyết kể trên sẽ:
1


1. Lựa chọn một quy trình tác nghiệp thông thường nhất tại doanh nghiệp
hoặc tổ chức của anh/chị mà hiện nay anh/chị đang tham gia vào. Hãy mô tả quy
trình này theo các bước công việc đang được thực hiện hiện nay. Theo anh/chị,
quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho công tác quản lý. Vì sao?
Theo anh/chị quy trình này cần cải thiện như thế nào để việc thực hiện trở nên tốt
hơn.
2. Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác nghiệp này
là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh nghiệp anh/chị hiện
nay? Anh/chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt động gì và
sẽ áp dụng như thế nào?
3.

Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích và xử lý các thông tin trong đề bài, xây dựng phương pháp, ý
tưởng và đề cương.
Tiếp cận và thu thập thông tin về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp hiện đang công tác.
Vận dụng các kiến thức của môn Quản trị Hoạt động để phân tích vấn đề và
đưa ra các giải pháp. Từ đó, áp dụng các kiến thức của môn học vào quá trình sản
xuất kinh doanh của doan nghiệp.
II. PHÂN TÍCH:
1.

Khái quát chung về quản trị sản xuất và tác nghiệp:


Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo
ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là
nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền
mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối
quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động
chuyển hóa của sản xuất.
2


Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó
như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức
năng sản xuất.
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển
hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động
của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học
thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ
làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
2.

Quy trình sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty Điện lực Hai Bà

Trưng:
Hiện tại, tôi đang công tác tại Công ty Điện lực Hai Bà Trưng, một đơn vị
thành viên của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Công ty Điện lực Hai
Bà Trưng là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với

sự phát triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng cũng như đời
sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4kV tới
22kV. Hiện tại, công ty đang quản lý trên 581 trạm biến áp với hơn 95.473 khách
hàng sử dụng điện. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Phân phối điện,
bán buôn điện, bán lẻ điện…
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có rất nhiều các
quy trình được thực hiện để đảm bảo việc cung cấp điện phục vụ khách hàng, từ
quy trình cấp điện, quy trình đầu tư xây dựng, đấu thầu mua sắm vật tư, quy trình
quản lý vật tư thiết bị… tất cả các quy trình này nhằm giúp công ty nâng cao chất
lượng dịch vụ cấp điện. Một trong những quy trình đó là quy trình lập hồ sơ và
triển khai kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định.
3


a. Lưu đồ của quy trình:
Trách nhiệm

Tiến trình

Mô tả

Định hướng KHSCL và đăng ký

- Phòng danh
KHVT
mục SCL
- Phòng Kỹ Thuật

Bước 1


- Các đơnDuyệt
vị KHSCL
- P.Giám đốc KT
Khảo sát lập PAKT

- Phòng Kỹ thuật

Bước 2

- Phòng KH-VT
Phê duyệt PAKT

-Các Đơn vị quản lý

Nộp phê duyệt và PAKT lên
B02, B04

Bước 3

-Phòng kỹ thuật

- GiámLập
đốcvà duyệt TKKT
- TDT

- P Giám đốc KT

- Phòng Kỹ Thuật


Bước 4

Giao nhận thiết kế TDT

Trình xin cấp vốn bằng vật

- Phòng KHVTtư

- Phòng Kỹ Thuật

Bước 5

Bước 6
-Đơn vị tư vấn TKế
-Tổ thẩm định
-Giám đốc
4


- Phòng KH-VT.

Lựa chọn đơn vị thi công

Bước 7

Tổ chức bàn giao TSCĐ trước khi
thi công công trình SCL

-Phòng KHVT


Bước 8

Cấp phát vật tư

-Giám đốc
-Phòng
KHVT
Thi công
và giám sát thi công

Bước 9

-Phòng QLĐT
-Phòng KHVT

Nghiệm thu công trình hoàn
thành,xác nhận vật tư chính đưa
-Phòng kỹ thuật
vào công trình

-Đơn vị thiết kế

Bước 10

-Đơnvật
vị tư
thithu
công
Nhập
hồi, vật tư ế thừa

không sử dụng hết
-Đơn vị quản lý
-Phòng KH-VT
-Đơn vị thi công

Đối chiếu vật tư B cấp

Bước 11

-Đơn vị thiết kế
Đơn vị thi công lập quyết toán
-Đơn
vị thi công

Bước 12

-Đơn vị quản lý
-Phòng KHVT

Bước 13

Duyệt quyết toán

-Phòng kỹ thuật
-Đơn vị thiết kế

Báo cáo công trình hoàn thành
5



-Đơn vị thi công
-Đơn vị quản lý
-B thi công
-Tư vấn thiết kế
-Phòng kỹ thuật
-Đơn vị quản lý

Bước 14

-Phòng KHVT
-Giám đốc (P.GĐ KT)
-B thi công
-Phòng KHVT

-B thi công

Bước 15

Bước 16

-Phòng KHVT
-Phòng Kỹ thuật
-Phòng TCKT

Bước 17

-Giám đốc
-Phòng KHVT
-Phòng TCKT


Bước 18

-Giám đốc (P.Giám
đốc KT)

-Phòng
KHVT
Tổng hợp,
báo cáo thực hiện SCL

Bước 19

lên B02

b. Mô tả quy trình:
6


Bước 1. Đăng ký kế hoạch sửa chữa lớn: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch vốn
SCL được cấp và định hướng kỹ thuật cho công tác SCL của năm kế hoạch, dựa
theo kế hoạch khấu hao TSCĐ của đơn vị được quy định và thực trạng thiết bị,
các đơn vị kết hợp cùng Phòng KHVT, Phòng Kỹ Thuật chủ động rà soát các
TSCĐ được giao quản lý tới hạn SCL của đơn vị mình, xây dựng danh mục
KHSCL đăng ký lên phòng KH-VT trước ngày 10/1 năm trước năm kế hoạch.
Bước 2. Duyệt danh mục SCL: Trên cơ sở khảo sát thực trạng TSCĐ và
danh mục KHSCL các đơn vị đăng ký, phòng KHVT cùng phòng Kỹ thuật tổ
chức rà soát trình Giám đốc (P.Giám đốc kỹ thuật) phê duyệt và chuyển B02 trình
Giám đốc Tổng Công ty.
Bước 3. Khảo sát, lập phương án kỹ thuật và dự toán các công trình có
trong thông báo danh mục SCL: Theo danh mục KHSCL các đơn vị đã đăng ký

đã được Giám đốc Công ty duyệt, phòng kỹ thuật, phòng thiết kế phối hợp cùng
các đơn vị quản lý, khảo sát lập phương án kỹ thuật và giá trị khái toán cho từng
hạng mục công trình. Phòng KHVT và phòng Kỹ thuật có trách nhiệm bảo vệ
KHSCL đã đăng ký với Công ty theo kế hoạch hàng năm.
Bước 4. Duyệt PAKT: Phòng kỹ thuật là đơn vị phê duyệt PAKT các công
trình trong danh mục KHSCL trình ký Giám đốc và trình duyệt phương án kỹ
thuật thuộc thẩm quyền Công ty duyệt.
Bước 5. Nộp PAKT lên B02 và B04: Các PAKT trong KHSCL của Điện
lực sau khi duyệt, Phòng kỹ thuật Điện lực tổng hợp nộp cho phòng KH-VT mỗi
công trình 7 bộ và B04 mỗi công trình 1 bộ. Phòng KHVT nộp 1 bộ lên B02 Công
ty mỗi công trình 1 bộ kèm theo phê duyệt trước ngày 5/6 năm trước năm kế
hoạch.
Bước 6. Lập và duyệt Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (TKKT-TDT):
Trên cơ sở PAKT của các công trình đã được duyệt đưa vào kế hoạch (QĐ tạm
giao KHSCL của Công ty), Phòng KHVT Công ty Điện lực tập hợp danh mục
các công trình báo cáo Giám đốc Công ty và lập kế hoạch thuê tư vấn thiết kế.
7


Tổ thẩm định căn cứ vào KHSCL và PAKT thẩm định dự toán và trình
Giám đốc phê duyệt thiết kế TDT phải hoàn thành trước ngày 15/8 năm trước
năm kế hoạch.
Bước 7. Tổng hợp danh mục nộp B02 Tổng Công ty: Căn cứ vào tổng dự
toán đã được phê duyệt Phòng KHVT tổng hợp lại nộp B02 Công ty.
Bước 8. lập tờ trình cấp vốn : Căn cứ vào đề án thiết kế dự toán đã được
phê duyệt Phòng KHVT làm tờ trình cấp vốn bằng vật tư trình B06, B02
(BM/P05-01-01). Tờ trình cấp vốn bằng vật tư được duyệt chuyển B06 Công ty
để lĩnh vật tư Công ty cấp, 1 bộ giao phòng TCKT Điện lực lập tờ trình cấp vốn
bằng tiền theo quy trình cấp vốn của B05.
Bước 9. Giao kế hoạch thi công và kế hoạch đấu thầu xây lắp: Căn cứ

vào kế hoạch SCL trong năm kế hoạch được Công ty giao. Phòng KHVT căn cứ
vào tính chất hạng mục thi công của từng loại công trình, tổng hợp trình Giám đốc
duyệt để giao cho Đội Đại tu thi công (đối với các công trình tự làm). Đối với các
công trình thuê ngoài lập kế hoạch đấu thầu trình Giám đốc giao Phòng QLĐT
thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công theo quy định.
Bước 10. Tổ chức giao tuyến, thi công và giám sát thi công: Căn cứ vào
KH và tiến độ thi công đã lập, Phòng KHVT tổ chức bàn giao tài sản trước khi thi
công công trình. Thành phần bao gồm: phòng KHVT, phòng KT, đơn vị thiết kế,
đơn vị thi công và đơn vị quản lý.
Trong quá trình thi công công trình, đơn vị quản lý có trách nhiệm giám sát
đơn vị thi công xác nhận vật tư thiết bị đưa vào công trình và thu hồi sau sửa chữa
báo cáo kết quả tiến độ thực hiện công trình về phòng KHVT.
Bước 11. Cấp phát vật tư : Phòng KHVT có trách nhiệm chuẩn bị vật tư
cho các công trình sửa chữa lớn (lấy VTTB từ B6 theo “Đề nghị tạm ứng vốn
bằng vật tư SCL”) giao cho các đơn vị thi công, lập KH đấu thầu mua sắm VTTB

8


cho công trình (đối với những VTTB Tổng Công ty giao cho Công ty Điện lực tự
mua) và đơn vị thi công tự mua trình duyệt Giám đốc theo quy định.
Bước 12. Thi công và giám sát thi công: Trong quá trình thi công công
trình, đơn vị quản lý và chủ nhiệm đề án có trách nhiệm giám sát đơn vị thi công
xác nhận vật tư thiết bị đưa vào công trình và thu hồi sau sửa chữa báo cáo kết
quả tiến độ thực hiện công trình về phòng KHVT.
Bước 13. Nghiệm thu công trình, xác định vật tư chính đưa vào công
trình: Các công trình đã thi công cơ bản hoàn thành, đơn vị thi công đăng ký
nghiệm thu với thường trực hội đồng nghiệm thu. Thường trực hội đồng nghiệm
thu viết lệnh nghiệm thu cùng các đơn vị liên quan: phòng kỹ thuật, chủ nhiệm đề
án, bộ phận quản lý tài sản (đơn vị giám sát công trình) và đơn vị thi công. Sau đó

đơn vị thi công cùng đơn vị quản lý và chủ nhiệm đề án cùng nhau xác định khối
lượng vật tư chính đưa vào công trình.
Bước 14. Nhập vật tư thu hồi, vật tư ế thừa không sử dụng hết: Sau khi
nghiệm thu và xác định khối lượng vật tư chính đưa vào công trình, đơn vị thi
công làm thủ tục nhập vật tư thu hồi, ế thừa theo quy định.
Bước 15. Đối chiếu vật tư B cấp: Đơn vị thi công có trách nhiệm đối
chiếu vật tư với phòng KHVT (bộ phận viết phiếu) những vật tư đưa vào công
trình (vật tư B cấp).
Bước 16. Đơn vị thi công lập quyết toán: Đơn vị thi công tập hợp đầy đủ
hồ sơ lập quyết toán và nộp về phòng KHVT.
Bước 17. Duyệt quyết toán: Phòng KHVT trên cơ sở quyết toán đơn vị thi
công lập cùng với phiếu vật tư nhập, xuất và khối lượng vật tư đưa vào công trình
có trách nhiệm tập hợp đối chiếu vật tư Tổng Công ty cấp (đối chiếu A cấp) với
B02 và B06. Duyệt định mức nhân công quyết toán.
Sau khi duyệt xong định mức nhân công, phòng KHVT chuyển quyết toán
sang phòng kỹ thuật kiểm tra lại khối lượng. Khi phòng kỹ thuật kiểm tra xong

9


khối lượng, phòng KHVT nhận lại và giao phòng tài chính kế toán duyệt đơn giá
và hoàn tất quyết toán trình Giám đốc duyệt quyết toán công trình hoàn thành
(thời gian duyệt tối đa không quá 3 ngày).
Bước 18. Báo cáo công trình hoàn thành: Trên cơ sở phê duyệt quyết toán
hoàn thành phòng TCKT lập bản danh sách báo cáo các công trình đã quyết toán
hoàn thành trình ký Giám đốc nộp lên B05 để báo cáo, 1 bản chuyển Phòng
KHVT báo cáo B02.
Bước 19. Tổng hợp báo cáo thực hiện SCL nộp B02: Phòng kế hoạch vật
tư tổng hợp làm báo cáo ước thực hiện và báo cáo chính thức với B02 công ty
hàng tháng, quý, năm, trên cơ sở đó làm căn cứ để kiểm điểm công tác SCL hàng

tháng.
c. Những bất cập của quy trình đối với công tác quản lý và giải pháp
khắc phục:
Từ cuối năm 2008, Công ty Điện lực Hai Bà Trưng đã xây dựng quy trình
ISO2000 cho công ty. Đến cuối năm 2009, công ty đã được cấp chứng chỉ quản lý
ISO về chất lượng. Từ khi áp dụng quy trình ISO đối với công tác sửa chữa lớn
đến nay bên cạnh những thuận lợi nhất định vẫn còn tồn tại một số những bất cập
của quy trình đối với công tác quản lý. Theo quy trình trên Phòng kế hoạch vật tư
là đơn vị thay mặt chủ đầu tư để quản lý dự án từ khi nhận được quyết định đầu tư
và thiết kế kỹ thuật đã được tổ thẩm định phê duyệt do đó còn một số tồn tại, bất
cập trong công tác lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán và thẩm tra dự toán, các đề
án thiết kế thường không sát với thực tế thi công tại hiện trường, công tác thẩm tra
đề án thiết kế cũng không bán sát với thực tế cần thi công dẫn đến tình trạng khi
thi công xong còn thừa quá nhiều vật tư phải nhập ế gây lãng phí lớn đến chi phí
sửa chữa lớn, hoặc thiếu vật tư cần phải bổ xung thiết kế cũng gây lãng phí chờ
đợi của công nhân khi phải chờ mua vật tư bổ xung.
Một khó khăn nữa cho công tác quản lý dự án, phòng kế hoạch là đơn vị
quản lý dự án thay chủ đầu tư nhưng phòng kỹ thuật lại là đơn vị giám sát công
10


trình, cũng là đơn vị xác định khối lượng vật mới được đưa vào công trình. Do đó,
trong công tác quản lý ở công ty, phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật lại là đơn vị
đồng cấp nên đôi khi đơn vị quản lý dự án lại không điều hành được đơn vị giám
sát, đơn vị quản lý dự án đôi khi không kiểm soát được khối lượng vật tư mới đưa
vào công trình gây khó khăn cho công tác quyết toán công trình, vì khối lượng vật
tư đưa vào công trình do phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm phê duyệt.
Trên đây là hai trong nhiều những bất cập của quy trình sửa chữa lớn ở công
ty, để khắc phục những bất cập trên tôi có đề ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất về công tác thiết kế và thẩm định đề án thiết kế, trong khâu thẩm

định đề án thiết kế tổ thẩm định cũng cần phải phối hợp với đơn vị quản lý dự án
để thẩm tra đề án thiết kế tại hiện trường, khi đó đề án thiết kế sẽ bán sát với thực
tế cần thi công hơn. Cũng cần phải nâng cao trách nhiệm của đơn vị thiết kế bằng
cách quy định nếu vật tư cấp mới bị nhập về do không thi công hết chiếm 10%
tổng số vật tư mới cấp ra cho công trình theo đề án thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế
sẽ phải giải trình với chủ đầu tư và bị trừ đi một phần số tiền tư vấn thiết kế.
Giải pháp khắc phục cho công tác giám sát là phòng kế hoạch sẽ làm lệnh
giám sát được giám đốc phê duyệt giao cho một nhân viên cụ thể của phòng kỹ
thuật giám sát công trình để nâng cao trách nhiệm của người giám sát, quy định rõ
cán bộ giám sát phải chịu sự điều hành của cán bộ quản lý dự án trong khi triển
khai dự án.
3. Áp dụng kiến thức môn học quản trị sản xuất và tác nghiệp vào thực
tiễn công việc tại Công ty Điện lực Hai Bà Trưng:
Sau khi học môn quản trị hoạt động sản xuất và tác nghiệp, có rất nhiều
những kiến thức có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty, từ việc hoạch định chính sách, nhận diện các lãng phí và đề ra các giải
pháp để loại bỏ các lãng phí. Nhưng có một kiến thức của môn học mà tôi có thể
áp dụng được ngay vào hoạt động thực tiễn tại công ty đó là xác định số lượng
mua hàng tối ưu cho cáp PVC Cu2x10mm2, cáp này được sử dụng để làm dây
11


sau công tơ cho các khách hàng lắp đặt công tơ mới. Số lượng khách hàng phát
triển hàng năm của công ty theo thống kê vào khoảng 120 công tơ/ tháng, trung
bình mỗi một công tơ sử dụng khoảng 20m dây cáp PVC Cu 2x10mm 2. Vậy có
thể xác định được nhu cầu sử dụng dây cáp PVC Cu 2x10mm 2 hàng năm của
công ty là: D =120x12x20 = 28.800m. Giả sử chi phí đặt hàng là S và chi phí dự
trữ là H thì ta có thể xác định được số lượng đơn đặt hàng tối ưu:
Q* =


2.D.S
H

Do ở công ty từ trước đến nay chưa hạch toán cần mất bao nhiêu chi phí để
đấu thầu mua một lô hàng hóa và chi phí để dự trữ nên trong bài viết này tôi chưa
thể đưa ra được con số cụ thể là bao nhiêu cho một lần mua sắm cáp PVC Cu
2x10mm2 là tối ưu. Trong thời gian sắp tới, công ty sẽ thống kê, xác định hai chi
phí kể trên để đưa ra được số lượng tối ưu cho một lần mua sắm. Đồng thời tôi sẽ
áp dụng xác định thời điểm đặt phải mua sắm vật tư kể trên.
Bài học thực tiễn: Ở công ty hiện nay, việc mua sắm vật tư phục vụ công tác
lắp đặt công tơ mới số lượng bao nhiêu phục thuộc vào cảm tính của ông trưởng
phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào những số liệu thống kê của các năm trước. Việc
thừa hoặc thiếu vật tư thường xuyên diễn ra tại công ty, việc mua bổ xung vật tư
không xác định thời điểm rõ ràng, khi nào cán bộ quản lý thông báo với trưởng
phòng kế hoạch số lượng tồn kho của công ty còn bao nhiêu thì trưởng phòng lại
cân nhắc cho mua vật tư với một số lượng nhất định, phụ thuộc vào kinh nghiệm
của trưởng phòng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình cấp điện cho khách
hàng, việc cấp điện không đúng thời hạn của quy trình thường diễn ra. Ảnh hưởng
xấu đến chất lượng của dịch vụ cung cấp điện.
III.

KẾT LUẬN :
Quản trị sản xuất và tác nghiệp là một môn học hay giúp chúng ta có những

kiến thức để tối ưu quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ của công ty nhằm tiết
kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy,
12


chúng ta cần nắm vững kiến thức của môn học để áp dụng được nhiều hơn nữa

những kiến thức này vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1/ 2010, Giáo trình môn Quản trị Hoạt động - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản
trị kinh doanh – Griggs University.
2/ 2010, Slide đào tạo môn Quản trị Hoạt động - Chương trình đào tạo thạc sỹ
Quản trị kinh doanh – Griggs University.
3/ 2010, GS. TS Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị Sản xuất và Dịch vụ - Nhà
xuất bản Lao động và Xã hội .
------------------o0o------------------

13



×