Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ sốt rét tại Việt Nam, giai đoạn 2013 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------------------

Nguyễn Thị Anh

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG
CỦA CÁC VÉC TƠ SỐT RÉT TẠI VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------------------

Nguyễn Thị Anh


NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG
CỦA CÁC VÉC TƠ SỐT RÉT TẠI VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 2013 - 2018
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Trương Xuân Lam
Hướng dẫn 2: TS. Vũ Đức Chính

Hà Nội - 2019


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi và các cộng sự.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Trong thời gian
nghiên cứu tôi chấp hành đúng các quy định về y đức. Nếu có gì sai sót tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Nguyễn Thị Anh


Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Xuân
Lam và TS. Vũ Đức Chính, người Thầy đã tận tâm, động viên và trực tiếp giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học và Công
nghệ đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu nâng
cao trình độ. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của tập
thể lãnh đạo và các đồng nghiệp Khoa Côn trùng đã tạo điều kiện tốt nhất trong
thời gian tôi học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tôi.
Tôi cũng xin được cảm ơn đến các Quý cơ quan y tế địa phương, nơi tôi
thực hiện nghiên cứu, đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành thu thập số
liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh

Tiếng Việt

AChE


Acetylcholinesterase

Alp

Alphacypermethrin

C

Carbamat

CS

Capsule suspension

DDT

Dichloro-diphenyl-trichloroethane

Del

Deltamethrin

EC

Emulsifiable concentrate

GAGB

Gama-aminobutyric acid


GST

Glutathion-S-transferase

Kdr

Knock down resistance

Lam

Lambdacyhalothrin

NN

Neonicotinoid

OC

Organochlorine

Chlo hữu cơ

OP

Organophosphates

Phốt pho hữu cơ

Per


Permethrin

PY

Pyrethroid

P450

Cytochrome monophosphate 450

SC

Suspension concentrate

Huyền phù đậm đặc

WG

Water dispersible granules

Dạng hạt phân tán trong nước

WG-SB

Water dispersible granules in Dạng hạt tan trong nước đóng

Dạng huyền phù

Dạng nhũ tương


Kháng ngã gục

sealed water soluble bags

túi hóa tan

WHO

World Health Orgnization

Tổ chức Y tế Thế giới

WP

Wettable powder

Dạng bột thấm nước

WP-SB

Wettable powder in sealed water Dạng bột thấm nước đóng túi
soluble bags

hòa tan


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Hóa chất phun tồn lưu phòng chống véc tơ sốt rét [14]............... 8

Bảng 1.2. Hóa chất tẩm màn phòng chống véc tơ sốt rét [15] ..................... 9
Bảng 3.1. Tỷ lệ % muỗi An. minimus chết trong các lần thử nghiệm khác
nhau tại các điểm nghiên cứu ..................................................................... 30
Bảng 3.2. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. minimus ......................................................... 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ % muỗi An. dirus chết trong các lần thử nghiệm khác nhau
tại các điểm nghiên cứu .............................................................................. 34
Bảng 3.4. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. dirus............................................................... 35
Bảng 3.5. Tỷ lệ % muỗi An. epiroticus chết trong các lần thử nghiệm ..... 36
Bảng 3.6. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. epiroticus ....................................................... 37
Bảng 3.7. Tỷ lệ % muỗi An. aconitus chết trong các lần thử nghiệm khác
nhau tại các điểm nghiên cứu ..................................................................... 38
Bảng 3.8. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. aconitus ......................................................... 39
Bảng 3.9. Tỷ lệ % muỗi An. jeyporiensis chết trong các lần thử nghiệm
khác nhau tại các điểm nghiên cứu ............................................................. 40
Bảng 3.10. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. jeyporiensis ................................................... 41
Bảng 3.11. Tỷ lệ % muỗi An. maculatus chết trong các lần thử nghiệm
khác nhau tại các điểm nghiên cứu ............................................................. 41
Bảng 3.12. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. maculatus ...................................................... 43
Bảng 3.13. Tỷ lệ % muỗi An. sinensis chết trong các lần thử nghiệm khác
nhau tại các điểm nghiên cứu ..................................................................... 44
Bảng 3.14. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. sinensis .......................................................... 46
Bảng 3.15. Tỷ lệ % muỗi An. vagus chết trong các lần thử nghiệm khác
nhau tại các điểm nghiên cứu ..................................................................... 47

Bảng 3.16. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. vagus ............................................................. 49
Bảng 3.17. Tỷ lệ % muỗi An. subpictus chết trong thử nghiệm tại điểm
nghiên cứu ................................................................................................... 50


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Ống nghỉ đối chứng và thử nghiệm ............................................ 25
Hình 2.2. Ống tiếp xúc đối chứng và thử nghiệm ...................................... 25
Hình 2.3. Gắn ống nghỉ vào ống tiếp xúc ................................................... 26
Hình 2.4 Muỗi tiếp xúc với giấy đối chứng và giấy tẩm hóa chất ............. 26
Hình 3.1. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. minimus .. 51
Hình 3.2. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. dirus ....... 52
Hình 3.3. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. epiroticus 53
Hình 3.4. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. aconitus .. 54
Hình 3.5. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. jeyporiensis .. 55
Hình 3.6. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. maculatus 56
Hình 3.7. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. sinensis ... 57
Hình 3.8. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. vagus ...... 58
Hình 3.9. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. subpictus 59


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3

1.1. PHÂN BỐ VÉC TƠ SỐT RÉT ............................................................. 3
1.1.1. Phân bố véc tơ sốt rét trên thế giới ..................................................... 3
1.1.2. Phân bố véc tơ sốt rét tại Việt Nam .................................................... 4
1.2. HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHÒNG CHỐNG VÉC TƠ SỐT RÉT ......... 6
1.2.1. Nhóm hoá chất vô cơ .......................................................................... 6
1.2.2. Nhóm chlo hữu cơ .............................................................................. 6
1.2.3. Nhóm phốt pho hữu cơ ....................................................................... 6
1.2.4. Nhóm carbamate ................................................................................ 7
1.2.5. Nhóm pyrethroid ................................................................................. 7
1.2.6. Các hóa chất đang được khuyến cáo sử dụng phòng chống véc tơ sốt
rét .............................................................................................................. 8
1.3. CƠ CHẾ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG ......................... 9
1.3.1. Kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất............................................ 10
1.3.2. Kháng hóa chất do cơ chế thay đổi vị trí đích .................................. 11
1.3.3. Kháng do cơ chế giảm tính thẩm thấu .............................................. 13
1.3.4. Kháng sinh thái ................................................................................. 13
1.4. KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT
................................................................................................................. 13
1.4.1. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới ......... 13
1.4.2. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở Việt Nam ......... 17
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MUỖI KHÁNG HÓA CHẤT .. 20
1.5.1. Phương pháp sinh học....................................................................... 20
1.5.2. Phương pháp sinh hóa....................................................................... 20
1.5.3. Phương pháp sinh học phân tử ......................................................... 20
1.5.4. Giải pháp phòng, chống kháng ......................................................... 21
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU ......................................................................... 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 22
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 22
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 23

2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 24
2.2.6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 24
2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................. 28
2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................... 28


2.2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................ 28
2.2.10. Hạn chế nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số ........... 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 30
3.1. MỨC ĐỘ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ
SỐT RÉT ................................................................................................ 30
3.1.1. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. minimus ........ 30
3.1.2. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. dirus ............. 33
3.1.3. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. epiroticus ........... 35
3.1.4. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. aconitus ........ 38
3.1.5. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. jeyporiensis ........ 39
3.1.6. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. maculatus .......... 41
3.1.7. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. sinensis .............. 44
3.1.8. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. vagus ................. 47
3.1.9. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. subpictus ............ 50
3.2. BẢN ĐỒ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ
SỐT RÉT ................................................................................................ 51
3.2.1. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. minimus ........... 51
3.2.3. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. epiroticus ......... 53
3.2.4. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. aconitus ........... 54
3.2.5. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. jeyporiensis ......... 55
3.2.6. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. maculatus ........ 56
3.2.7. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. sinensis ............ 57
3.2.8. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. vagus ............... 58

3.2.9. Bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. subpictus.......... 59
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 60
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 62


1

MỞ ĐẦU
Bệnh sốt rét được xác định do muỗi Anopheles truyền. Theo thống kê
trên thế giới đã phát hiện được 465 loài muỗi Anopheles, trong đó có 41 loài
là véc tơ chính truyền bệnh sốt rét, và nhiều véc tơ phụ muỗi đốt mồi chủ yếu
vào ban đêm, lúc sáng sớm và lúc mặt trời lặn [1].
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài
muỗi Anopheles từ những năm đầu thế kỷ 20, đến năm 2011 phát hiện được
63 loài Anopheles, trong đó có 3 véc tơ chính truyền sốt rét là An. dirus, An.
epiroticus, An. minimus và các véc tơ phụ là An. aconitus, An. maculatus, An.
jeyporiensis, An. subpictus, An. sinensis, An. vagus [2].
Sử dụng hóa chất diệt côn trùng phun tồn lưu trong nhà hoặc tẩm màn
là biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc và chết
do bệnh sốt rét gây ra. Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới phòng
chống véc tơ sốt rét chủ yếu dựa vào hóa chất diệt côn trùng. Tuy nhiên, sau
nhiều năm sử dụng véc tơ sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng ngày càng trở
nên phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Muỗi Anopheles kháng hóa chất làm
giảm đáng kể hiệu quả phòng chống véc tơ. Đây là một thách thức lớn của
chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét.
Ở Việt Nam, nhiều số liệu nghiên cứu về mức độ kháng hóa chất của các
véc tơ sốt rét đã được công bố. Tuy nhiên, những số liệu này nằm rải rác trong
các nghiên cứu cụ thể, chưa được cập nhật một cách hệ thống trên toàn quốc,
do vậy cần phải được tổng hợp lại trên bản đồ để có bức tranh chung về mức

độ kháng hóa chất của véc tơ góp phần làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện
pháp phòng chống véc tơ trong giai đoạn hiện nay hiệu quả hơn. Từ những lý
do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức độ kháng
hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ sốt rét tại Việt Nam, giai đoạn 2013 2018”.


2

MỤC TIÊU
1. Xác định mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét tại
Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2018.
2. Xây dựng bản đồ kháng hóa chất của các véc tơ sốt rét tại Việt Nam,
giai đoạn 2013 - 2018.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. PHÂN BỐ VÉC TƠ SỐT RÉT
1.1.1. Phân bố véc tơ sốt rét trên thế giới
Reinert (2010) đã thống kê trên toàn thế giới có 3.528 loài muỗi
Anopheles thuộc họ muỗi Culicidae Meigen 1818, họ muỗi này chia thành 2
phân họ là Culicinae Meigen 1818 và Anophelinae Grassi 1900. Phân họ
Anophelinae chia thành 3 giống là Anopheles Meigen 1818, Bironella
Theobald 1905, Chagasia Cruz 1906. Các loài muỗi có khả năng truyền bệnh
sốt rét gọi là véc tơ sốt rét đều thuộc giống Anopheles [3].
Ở các vùng địa lý khác nhau có những loài muỗi truyền bệnh sốt rét
khác nhau. Ở châu Phi véc tơ chính truyền sốt rét là An. gambiae, An.
funestus, An. arabiensis, An. males, An. merus, An. moucheti, An. nili; Ở
Châu Mỹ có An. albimanus, An. albitarsis, An. aquasalis, An. darlingi, An.

freeborni, An. marajoara, An. nuneztovari, An. pseudopunctipennis, An
quadrimaculatus; Ở Châu Âu có An. atroparvus, An. labranchiae, An.
messeae, An. sacharovi, An. sergentii, An. superpictus; Ở Châu Á có An.
aconitus, An. annularis, An. balabacensis, An. barbirostris, An. culicifacies,
An. dirus, An. farauti, An. flavirostris, An. fluviatilis, An. koliensis, An. lesteri,
An. leucophyrus, An. maculatus, An. minimus, An. punctulatus, An. sinensis,
An. stephensi, An. supictus, An. sundicus [4].
Bên cạnh các véc tơ sốt rét chính còn nhiều véc tơ phụ đóng vai trò thứ
yếu truyền sốt rét. Mỗi véc tơ có vùng phân bố nhất định và đóng vai trò
truyền bệnh trong khu vực nào đó. Trong cùng một vùng địa lý có thể có một
vài véc tơ chính cùng với một vài véc tơ phụ. Vai trò chính hay phụ có thể
thay đổi theo thời gian, khu vực địa lý. Sự có mặt của các véc tơ chính và phụ
là yếu tố quyết định có lan truyền sốt rét hay không.
Trên thực tế một số loài muỗi chỉ đóng vai trò véc tơ chính trong điều
kiện môi trường sinh thái nhất định chẳng hạn như ở Ấn Độ có khoảng 58 loài
muỗi Anopheles trong đó loài An. culicifacies giữ vai trò véc tơ chính truyền
bệnh sốt rét trên hầu khắp đất nước này, còn một số loài khác như An.


4

fluviatilis, An. stephensi, An. dirus, An. minimus và An. sundaicus cũng giữ
vai trò chính nhưng ở những vùng sinh thái khác nhau [5].
Một số loài muỗi Anopheles có phân bố rộng nhưng chỉ được coi là véc
tơ sốt rét ở một số vùng nhất định. Chẳng hạn loài An. culicifacies có phân bố
rộng từ Ấn Độ, Pakistan, Banglades… đến Lào, Việt Nam, nhưng chỉ ở
Pakistan và Ấn Độ được coi là véc tơ sốt rét chính còn ở các nước khác lại
không được coi là véc tơ. Tương tự như vậy loài An. maculatus có phân
bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á nhưng chỉ được xác định là véc tơ chính
ở bán đảo Malaysia, một số địa phương ở Lào còn ở một số nước như Việt

Nam, Thái Lan, Myanmar … chỉ được coi là véc tơ phụ [6], [7], [8].
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh cả An.culicifacies và
An.maculatus đều là những phức hợp loài đồng hình và chỉ có một số loài nhất
định trong các phức hợp này có vai trò truyền bệnh sốt rét ở một vùng cụ thể.
1.1.2. Phân bố véc tơ sốt rét tại Việt Nam
Ở Việt Nam (2011) đã xác định có 3 véc tơ sốt rét chính là An.
minimus, An. dirus, An. epiroticus và một số véc tơ sốt rét phụ là An.
aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus, An. sinensis, An. subpictus, An.
vagus. Có thể tóm tắt phân bố các véc tơ chính và véc tơ phụ truyền sốt rét
theo các vùng địa lý ở Việt Nam như sau [2]:
+ Véc tơ chính truyền sốt rét:
- Vùng rừng núi toàn quốc: An. minimus
- Vùng rừng núi từ 20o vĩ Bắc trở vào Nam: An. dirus
- Vùng ven biển nước lợ Nam Bộ: An. epiroticus
+ Véc tơ phụ truyền sốt rét:
- Vùng rừng núi toàn quốc: An. aconitus, An. jeyporiensis, An.
maculatus.
- Vùng ven biển: An. subpictus, An. sinensis, An. vagus.


5

Như vậy vùng miền núi phía Bắc chỉ có một véc tơ chính là An.
minimus, vùng ven biển Nam bộ chỉ có một véc tơ chính là An.
epiroticus nhưng vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam (bao gồm miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số đảo như Phú Quốc, Côn Đảo)
có sự phối hợp truyền bệnh của hai véc tơ chính là An. minimus và An. dirus.
Sự trùng vùng phân bố này đã góp phần gây khó khăn cho công tác phòng
chống véc tơ bởi sinh thái của hai loài này có nhiều đặc điểm khác nhau cho
nên phải áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng loài. Loài An. minimus

truyền bệnh mạnh quanh năm, loài An. dirus có một đỉnh phát triển rất cao
vào cuối mùa mưa. Đây cũng là một trong những lý do khiến tình hình sốt rét
những vùng này khó kiểm soát.
Các loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét tại Việt Nam đã được tổng
kết dựa trên những kết quả của nhiều công trình nghiên cứu. Bằng những kết
quả mổ muỗi trực tiếp tìm thoa trùng trong tuyến nước bọt, kết quả gây nhiễm
thực nghiệm hoặc kết quả thử phản ứng miễn dịch liên kết enzym (Enzyme
Linked Immunosorbent Assay - ELISA), PCR (polymerase chain reaction;
phản ứng chuỗi trùng hợp) các tác giả đã chứng minh được vai trò truyền
bệnh của các véc tơ chính và phụ. Các véc tơ chính thường có tỷ lệ nhiễm
thoa trùng (Sporozoite) cao, nhất là ở nơi có bệnh sốt rét lưu hành nặng hay
vùng đang xảy ra dịch.
Một véc tơ chính có thể dần dần trở thành véc tơ phụ nếu như vai trò
truyền bệnh bị hạn chế. Chẳng hạn loài An. subpictus ở Việt Nam từ năm
1936 Toumanof đã chứng minh là véc tơ truyền sốt rét chính ở ven biển Bắc
Bộ, cho đến 1974 vẫn được coi là véc tơ chính bởi vai trò truyền bệnh sốt rét
của chúng trong thời gian này [9], nhưng đến nay loài muỗi này chỉ được coi
là véc tơ phụ khi tình hình sốt rét ở vùng này đã giảm quá thấp [10].
Các véc tơ sốt rét phụ có tỷ lệ nhiễm thoa trùng thấp hơn do đó phương
pháp mổ trực tiếp tuyến nước bọt rất ít khi phát hiện được thoa trùng. Với các
véc tơ này thường phát hiện bằng phương pháp ELISA với hàng ngàn mẫu
thử. Hoặc kỹ thuật PCR cho phép xác định chính xác loài ký sinh trùng với
mật độ thấp.


6

Sự có mặt của hai hay nhiều véc tơ ở cùng một vùng (trùng vùng phân
bố) càng làm tăng nguy cơ lan truyền sốt rét cho vùng đó nhất là khi các véc
tơ chính có vùng phân bố trùng nhau. Ở vùng rừng núi Miền Trung, Tây

Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam và một số vùng rừng núi các nước Đông
Nam Á khác có sự phân bố của cả An. minimus và An. dirus là 2 véc tơ truyền
sốt rét chính đã gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống sốt rét ở các
vùng này.
1.2. HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHÒNG CHỐNG VÉC TƠ SỐT RÉT
1.2.1. Nhóm hoá chất vô cơ
Điển hình trong nhóm này là xanh Pari (Paris green) đây là một hợp
chất thạch tín dùng rộng rãi từ những năm 1921 đến 1940 bằng cách thả
xuống nước để diệt ấu trùng của một số loài côn trùng, đặc biệt là ấu trùng
Anopheles có đặc tính kiếm ăn trên mặt nước. Hiện nay, các hoá chất nhóm
vô cơ hầu như không được sử dụng [2].
1.2.2. Nhóm chlo hữu cơ
Nhóm chlo hữu cơ là nhóm các bua hidro có liên kết với ít nhất một
nguyên tử chlo. Điển hình là hoá chất dichloro-diphenyl-trichloethane (DDT).
Trong phòng chống véc tơ sốt rét, DDT chủ yếu sử dụng để phun tồn lưu
trong nhà góp phần quan trong trong công cuộc thanh toán sốt rét trên Thế
giới trong thế kỷ 20. Nhược điểm của các hoá chất này là có độc tính cao với
người và động vật, tồn lưu lâu trong môi trường nên gây ô nhiễm môi trường,
nhiều loài côn trùng đã kháng với DDT và một số hoá chất cùng nhóm. Vì
vậy, các hoá chất nhóm này hiện nay rất ít được sử dụng, thậm chí nhiều nước
cấm sử dụng DDT [2].
1.2.3. Nhóm phốt pho hữu cơ
Nhóm phốt pho hữu cơ là tên chung cho những este của axít
Phosphoric. Nhóm này có các hoá chất Malathion, Fenitrothion, Diazinon,
Dichlorodivinylphosphat, Pirimiphos-methyl, Fenthion, Temephos…Các hoá
chất này có hiệu lực diệt côn trùng mạnh, nhanh, có một số hoá chất vừa có
tác dụng diệt tiếp xúc vừa có tác dụng xông hơi. Hiệu lực diệt tồn lưu của các


7


hoá chất nhóm này ngắn (thường không quá 3 tháng). Nhóm hóa chất này
được sử dụng nhiều để diệt côn trùng nông nghiệp [11]. Trong phòng chống
véc tơ sốt rét đã có một số thử nghiệm, tuy nhiên nhóm này ít được cộng đồng
chấp nhận do có mùi hôi khi phun trong nhà [2].
1.2.4. Nhóm carbamate
Hiệu lực diệt côn trùng của carbarmat dựa trên khả năng ức chế
acetylcholinesterase (AChE) trong hệ thần kinh và cũng có thể ức chế một số
esterase khác [12]. Phổ diệt côn trùng của nhóm này tương đối rộng nên được
sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Ưu điểm của nhóm hóa chất này là độ độc
với người thấp, nhưng nhược điểm là thời gian tồn lưu ngắn. Đại diện tiêu
biểu cho nhóm carbamate là propoxur. Propoxur có tác dụng diệt cả bằng
đường tiếp xúc và xông hơi, hiệu lực diệt cao song thời gian tồn lưu ngắn, độc
tính cao với người. Bendiocarb dùng để phun tồn lưu trong nhà phòng chống
muỗi, ruồi [2].
1.2.5. Nhóm pyrethroid
Pyrethroid tổng hợp là dẫn xuất của este cacboxylat có nguồn gốc tự
nhiên từ cây hoa họ cúc Chrysanthemum cinerariefolium và C. roseum, chứa
hoạt chất pyrethrin có độc tính cao với côn trùng nhưng có độc tính thấp với
động vật máu nóng [13].
Trong những năm gần đây, các hoá chất nhóm pyrethroid được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực y tế và gia dụng vì các ưu điểm sau đây: Hiệu lực diệt
côn trùng nhanh, mạnh. Ít độc với người, ít gây ô nhiễm môi trường. Tác
dụng tồn lưu kéo dài. Hình thức sử dụng phong phú [2].
Một số hóa chất đã và đang được sử dụng phòng chống véc tơ sốt rét
trên thế giới và tại Việt Nam là permethrin, deltamethrin, lambdacyhalothrin,
alphacypermethrin [2]. Các hóa chất này sử dụng bằng cách phun tồn lưu
trong nhà hoặc tẩm màn. Những năm gần đây nhiều nơi đã nghiên cứu và sản
xuất màn tẩm hóa chất tồn lưu dài chủ yếu sử dụng deltamethrin gắn trong sợi
màn. Những loại màn này có ưu điểm là hóa chất tồn lưu dài, màn chịu được

nhiều lần giặt.


8

1.2.6. Các hóa chất đang được khuyến cáo sử dụng phòng chống
véc tơ sốt rét
Năm 2018 WHO khuyến cáo sử dụng một số hóa chất phun tồn lưu
trong nhà phòng chống véc tơ sốt rét (bảng 1.1) [14]:
Bảng 1.1. Hóa chất phun tồn lưu phòng chống véc tơ sốt rét [14]

TT

Dạng hóa chất và công thức1

Nhóm2

Hàm lượng
(g hoạt chất/m2)

Thời gian
duy trì hiệu
lực (tháng)

1

DDT WP

OC


1-2

>6

2

Malation WP

OP

2

2–3

3

Fenitrothion WP

OP

2

3–6

4

Pirmiphos - methyl WP, EC

OP


1-2

2–3

5

Pirmiphos - methyl CS

OP

1

4–6

6

Bendiocarb WP, WP-SB

C

0,1 - 0,4

2–6

7

Propoxur

C


1-2

3–6

8

Alphacypermethrin WP, SC

PY

0,02 - 0,03

4–6

9

Alphacypermethrin WG-SB

PY

0,02 - 0,03

4

10 Bifenthrin

PY

0,025 - 0,05


3–6

11 Cyfluthrin WP

PY

0,02 - 0,05

3–6

12 Deltamethrin SC-PE

PY

0,02 - 0,025

6

13 Deltamethrin WP, WG,WG-SB

PY

0,02 - 0,025

3–6

14 Etofenprox WP

PY


0,1 - 0,3

3–6

15 Lambdacyhalothrin WP, CS

PY

0,02 - 0,03

3–6

16 Clothianidin WG

NN

0,03

3–8


9

Ghi chú: CS: Dạng huyền phù, EC: Dạng nhũ tương, SC: Huyền phù đậm đặc, WG: Dạng
hạt phân tán trong nước, WG-SB: Dạng hạt phân tán trong nước được đóng túi hòa tan,
WP: Dạng bột thấm nước, WP-SB: Dạng bột thấm nước đóng túi hòa tan, OC:
Organochlorine, OP: Organophosphate, C: Carbamate, PY: Pyrethroid, NN:
Neonicotinoid.

Năm 2016 WHO khuyến cáo sử dụng một số hóa chất tẩm màn phòng

chống véc tơ sốt rét (bảng 1.2) [15]:
Bảng 1.2. Hóa chất tẩm màn phòng chống véc tơ sốt rét [15]
TT

Dạng hóa chất

Công thức1

Hàm lượng2

1

Alphacypemethrin

SC 10%

20 – 40

2

Cyfluthrin

EW 5%

50

3

Deltamethrin


SC 1%, WT 25%

15 – 25

4

Etofenprox

EW 10%

200

5

Lambdacyhalothrin

CS 2,5%

10 – 15

6

Permethrin

EC 10%

200 – 500

Ghi chú: CS: Dạng huyền phù, EC: Dạng nhũ tương, EW: Dạng sữa, dầu trong nước, SC:
Dạng huyền phù đậm đặc, WT: Dạng viên tan trong nước. 2: Milligram hoạt chất/m2 màn.


Tại Việt Nam, Chương trình Phòng chống và Loại trừ sốt rét hiện nay
đang sử dụng Fendona (alphacypermethrin) 10SC để phun tồn lưu trong nhà
với liều 30mg hoạt chất/ m2 bề mặt phun. Sử dụng Fendona 10SC và ICON
(lambdacyhalothrin) 2,5 CS để tẩm màn với liều tương ứng là 25 mg hoạt
chất/ m2 màn và 20 mg hoạt chất/ m2 màn [2].
1.3. CƠ CHẾ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG
Sử dụng hóa chất diệt côn trùng trong thời gian dài dẫn đến sự kháng
hóa chất. Hiện nay đã phát hiện một số cơ chế kháng hóa chất của côn trùng,
nhưng có hai cơ chế quan trọng nhất là kháng trao đổi chất và kháng thay đổi
vị trí đích. Ngoài ra còn có một số cơ chế kháng khác như sự giảm thẩm thấu


10

hóa chất qua biểu bì vào bên trong cơ thể, hoặc kháng sinh thái (thay đổi tập
tính tiếp xúc hóa chất của côn trùng) [16].
Hiện tượng đa kháng (multi-resistance) hay kháng chéo (crossresistance) do một cơ chế có thể gây ra kháng với vài nhóm hóa chất hoặc
cùng một lúc có hai hoặc nhiều cơ chế kháng trong cùng một cá thể côn trùng,
đang phát triển rất nhanh khi sử dụng liên tiếp lớp hóa chất này sau lớp hóa
chất kia [17].
1.3.1. Kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất
Kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất là một nhóm các enzym hoặc họ
các enzym đã làm tăng sự đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đào thải độc tố có
thể do xuất hiện một số enzym mới (do đột biến gen), hoặc sản xuất quá nhiều
các enzym đã biết do hiện tượng khuyếch đại gen [18]. Sự thải độc tố trong cơ
thể được tiến hành bởi những họ enzym hydrolyse, oxidise và biến đổi chất
độc hại thành chất ít độc hại hơn hoặc không độc, hoặc thành các sản phẩm dễ
tan trong nước có thể nhanh chóng bị thải ra khỏi cơ thể. Một trong những
enzym thải độc quan trọng có chức năng hỗn hợp là P450 - oxidase (còn gọi

là oxigenase) [19]. Kháng hóa chất diệt côn trùng bằng cơ chế trao đổi chất có
thể xảy ra các hình thức dưới đây liên quan đến các enzym mono-oxygenase
P450 hoặc esterase hoặc GST.
Sự kháng DDT được gây ra bởi GST là kháng trao đổi chất không liên
quan đến đột biến gen và không kháng chéo với nhóm pyrethroid. Kháng phốt
pho hữu cơ được ghi nhận ở những khu vực sử dụng malathion rộng rãi để
phun tồn lưu như ở Sri Lanka và Pakistan. Kháng carbanmat do thay đổi hoạt
tính acetylcholinesterase phát hiện ở muỗi An. albimanus tại một số vùng
Trung Mỹ và muỗi An. sacharovi tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kháng nhóm pyrethroid do
cơ chế trao đổi chất được phát hiện ở An. funetus tại Mozambique và Nam Phi
liên quan đến enzym mono-oxygenases nên tại đây đã ngừng sử dụng
pyrethroid và quay lại dùng DDT.


11

1.3.1.1. Tăng oxy hóa của hóa chất bởi mono-oxygennase P450 của ti thể
Hiện tượng này có thể dẫn đến côn trùng kháng với các nhóm hóa chất.
Các oxidase chức năng hỗn hợp cytochrom P-450 dựa trên các monooxygenase hoặc các oxidase chức năng hỗn hợp là một nhóm các enzym oxy
hóa [20]. Tác động của các oxidase này lên cơ chất tạo ra các sản phẩm dễ
hòa tan trong nước do đó có thể dễ đào thải.
1.3.1.2. Tăng thủy phân hoặc bao vây hóa chất bởi esterase
Hiện tượng này có thể gây kháng nhóm phốt pho hữu cơ và pyrethroid.
Cơ sở di truyền của tăng hoạt tính esterase là sự khuyếch đại gen ảnh hưởng
đến esterase. Sự kháng hóa chất diệt côn trùng do hoạt tính esterase không
đặc hiệu tăng có thể nhận biết bằng sử dụng chất hỗ trợ DEF (C12H27OPS3)
trong thử nghiệm sinh học, hoặc thử hoạt tính esterase quan sát trên các bản
gel điện di trong thử nghiệm sinh hóa [21].
1.3.1.3. Tăng hoạt tính của glutation - S – transferase (GST)
GST là một họ enzym liên quan đến khử độc, nhờ một số chất đệm

phản ứng kết hợp với các chất nội sinh như các peroxide lipid qua nhóm
sulfuhdryl hay phá hủy các xenobiotic. Các GST cũng có thể giữ các chất độc
với vai trò như những protein vận chuyển [22]. Lớp enzym này rất quan trọng
trong sự kháng đối với các chất diệt côn trùng có nguồn gốc phốt pho hữu cơ
và chlo hữu cơ. Ví dụ như phản ứng của GST làm chuyển hóa DDT thành
DDE (Dichloro diphenyl dichloro ethylene) ít độc hơn.
1.3.2. Kháng hóa chất do cơ chế thay đổi vị trí đích
Hiện tượng này liên quan đến sự thay đổi cấu trúc gen thường là đột
biến điểm dẫn đến sự thay đổi cấu trúc protein do gen đó tổng hợp. Các đột
biến gen này có khả năng duy trì cho các thế hệ con cháu và làm cho muỗi
kháng với một hay vài nhóm hóa chất. Các gen kháng có thể có sẵn trong
quần thể hoặc sinh ra do đột biến. Những cá thể trong quần thể mang gen
kháng có khả năng sống sót khi tiếp xúc với hóa chất và truyền lại những gen
kháng của chúng cho thế hệ sau. Việc sử dụng hóa chất kéo dài sẽ loại bỏ dần
các cá thể nhạy, tỷ lệ gen kháng tăng lên [18].


12

Năm 1998 tại các nước Châu Phi phát hiện đột biến kdr (Knock down
resistance) ở muỗi An. gambiae. Đột biến này thay thế một nucleotide của gen
vận chuyển Natri ở muỗi An. gambiae (TTA thành TTT) làm cho Luecine
thành Phenylalanine gây kháng chéo hóa chất nhóm pyrethroid và DDT. Ở
Tây Phi như Bờ Biển Ngà, Burkia Fasso và Mali tần suất đột biến gen có nơi
cao tới 90 % [18]. Ở Đông Phi đột biến kháng kdr lại do Luecine thay bằng
Serine (TTA thành TCA) trên cùng vị trí đột biến ở Tây Phi [23].
1.3.2.1. Đột biến trong kênh vận chuyển Natri
Đột biến này gọi là kháng “ngã gục” (Knock down resistance-kdr), gây
kháng DDT và nhóm pyrethroid. Các hóa chất nhóm pyrethroid đã làm thay
đổi động học của các kênh vận chuyển Natri có vai trò truyền các xung thần

kinh. Kháng “ngã gục” liên quan đến các đột biến gen tổng hợp các protein có
vai trò vận chuyển Natri qua màng tế bào ở một số loài côn trùng. Kết quả
kháng này là một Leucine được thay thế bởi một Phenylalanin ở đoạn S6
thuộc miền (domain) thứ 2 của alen kdr (L1014F), hoặc thay thế Leucine
bằng Serine ở vị trí tương tự (L1014S). Kháng chéo giữa DDT và pyrethroid
là một dấu hiệu của cơ chế kháng kdr [18].
1.3.2.2. Đột biến acetylcholinestarase
Các hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm phốt pho hữu cơ và carbamate
là nhứng hóa chất gây độc thần kinh, các chất này ức chế enzym
acetylcholinestarase (AchE). Nhiều côn trùng và các động vật chấn khớp khác
đã phát triển tính kháng với các hợp chất này thông qua việc cải biến cấu trúc
enzym AchE của chúng. Enzym AchE ở các cá thể kháng trở nên kém nhạy
cảm hơn so với AchE ở các cá thể nhạy với các hóa chất diệt côn trùng. Một
số nghiên cứu ở muỗi và ruồi ở locus AchE có 2 alen AchE1 và AchE2 [24].
1.3.2.3. Đột biến làm biến đổi chất cảm thụ gama-aminobutyric acid
Do thay đổi một nucleotit trong bộ ba mã hóa của gen tổng hợp nên thụ
thể gama-aminobutyric acid (GABA), đã làm giảm độ nhạy của thụ thể GABA
với hóa chất. Các hóa chất mạch vòng có thể kết hợp với thụ thể GABA của tế


13

bào thần kinh trên kênh vận chuyển chloride của các màng thần kinh sau synap
gây ra kháng cyclodienes còn gọi là kháng mạch vòng đôi [18].
1.3.3. Kháng do cơ chế giảm tính thẩm thấu
Cơ chế này hiếm gặp và thường là thứ yếu hoặc không được nhắc tới ở
muỗi, nhưng nếu phối hợp với cơ chế kháng khác, nó có thể tạo nên sự kháng
cao. Những thay đổi của lớp biểu bì của côn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu
của hóa chất gây nên sự kháng đối với một số hóa chất diệt. Nếu chỉ đơn
thuần tính thấm giảm thì chỉ gây ra sự kháng ở mức độ thấp [21].

1.3.4. Kháng sinh thái
Là hậu quả thay đổi tập tính ở côn trùng gây ra do tác động của hóa
chất. Ví dụ, một loài muỗi có tập tính trú đậu trong nhà, nhưng khi phun hóa
chất diệt muỗi thì loài muỗi này chuyển ra trú đậu ngoài nhà. Kháng sinh thái
cũng được nghiên cứu về An. nimimus ở Việt nam, tác giả gọi là hiện tượng
“tránh hóa chất” [25].
1.4. KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT
1.4.1. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới
1.4.1.1. Kháng DDT
Trên thế giới đến nay có nhiều bệnh được xác định do côn trùng truyền.
Để phòng chống có nhiều biện pháp, một trong số đó là sử dụng hóa chất để
làm giảm mật độ hoặc tiêu diệt các véc tơ. Từ những năm 1970 trở về trước
trên thế giới chủ yếu sử dụng DDT để phòng chống véc tơ. Tuy nhiên sau
nhiều năm sử dụng đã phát hiện các véc tơ kháng hóa chất ở nhiều nơi. Thống
kê tới năm 1988 đã có 504 loài côn trùng và ve bét kháng với một hoặc nhiều
nhóm hoá chất. Trong số các loài này có khoảng 60% là côn trùng nông
nghiệp còn 40% là côn trùng y học và kí sinh trùng thú y [26].
Đến năm 1992 WHO đã công bố 72 loài muỗi kháng hoá chất, trong đó
69 loài kháng DDT, 38 loài kháng photpho hữu cơ, 17 loài kháng cả 3 loại
hoá chất trên. Sự kháng hoá chất của muỗi ngày càng tăng cả về số lượng loài,
mức độ và kháng chéo với nhiều hoá chất.


14

Đến năm 2000 đã có khoảng 100 loài muỗi kháng hoá chất trong đó
hơn 50 loài Anopheles [18]. Một trong những lý do dẫn đến sự kháng hoá
chất ngày càng nhanh, trầm trọng và lan rộng hơn là việc sử dụng hoá chất
tràn lan trong nông nghiệp và trong y tế.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy mức độ kháng hóa chất của

véc tơ sốt rét. Baruah K (2004) thử nghiệm tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ muỗi An.
minimus chết khi tiếp xúc với giấy thử DDT là 97,5% tại tỉnh Sonitpur, 98,3%
tại tỉnh Darang, 96,3% tại tỉnh Kamrup, tại 3 tỉnh này muỗi An. minimus có
thể kháng với DDT [27].
Zeng L. H (2011) thử nghiệm tại đảo Hải Nam, Trung Quốc kết quả
cho thấy tỷ lệ muỗi An. dirus chết với DDT là 100%. Tỷ lệ muỗi An. minimus
chết với DDT là 96,3%. Tỷ lệ muỗi An. sinensis chết với DDT là 19,8% [28].
Sumarnrote A. (2017) thử nghiệm tại tỉnh Ubon Ratchathai,
Đông Bắc Thái Lan cho thấy nhóm An. hycanus đã kháng với DDT 45%,
muỗi An. barbirostris kháng với DDT tỷ lệ muỗi chết là 69% [29].
Marcombe S. (2017) thử nghiệm tại Lào tỷ lệ muỗi An. maculatus chết
khi thử với DDT là 80% ở tỉnh Luang Prabang, muỗi An. nivipes và An.
philippinensis chết khi thử với DDT là 0% và 33%, ở tỉnh Kammouane các
loài muỗi này đã kháng với DDT [30].
Sivabalakrishnan K. (2019) tại Sri Lanka thử nghiệm muỗi An.
sundaicus với DDT ở Kilinochchi tỷ lệ muỗi chết là 30,9%, muỗi đã kháng; ở
Jaffna tỷ lệ muỗi chết là 91,2%, muỗi có thể kháng [31]
Sự kháng DDT của các véc tơ sốt rét làm cho biện pháp phòng chống
véc tơ không đạt hiệu quả. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu hóa chất
thuộc nhóm perythroid để phòng chống véc tơ.
1.4.1.2. Kháng nhóm pyrethroid
Từ cuối những năm 1980, các nước trên thế giới chuyển sang sử dụng
hóa chất thuộc nhóm pyrethroid như permethrin, alphacypermethrin,
lambdacyhalothrin, deltamethrin... để phun tồn lưu trong nhà hoặc tẩm màn


15

phòng chống véc tơ sốt rét [2]. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng hóa chất
đến nay đã phát hiện kháng hóa chất ở nhiều nơi.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy mức độ kháng hóa chất của
véc tơ sốt rét. Baruah K. (2004) thử nghiệm tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ muỗi An.
minimus chết khi tiếp xúc với giấy thử deltamethrin là 100% tại tỉnh Sonitpur,
tỉnh Darang, tỉnh Kamrup [27].
Dash S. thử nghiệm tại Ấn Độ (2012) muỗi An. fluviatilis và An.
minimus còn nhạy với deltamethrin tại Odisha, tỷ lệ muỗi chết là 100% [32].
Dhiman S. (2016) thử nghiệm tại Assam, Ấn Độ muỗi An. vagus có khả
năng kháng với lambdacyhalothrin, tỷ lệ muỗi chết là 97,3% [33].
Zeng L. H (2011) thử nghiệm tại Hainan, Trung Quốc tỷ lệ muỗi An.
dirus chết deltamethrin và malation là 100%. Tỷ lệ muỗi An. minimus chết với
deltamethrin và cyfluthrin là 99% và 100%. Tỷ lệ muỗi An. sinensis chết với
deltamethrin và cyfluthrin là 22,9% và 43,8% [28].
Xu T. (2014) thử nghiệm tại Anhui và Hunan, Trung Quốc muỗi An.
sinensis đã kháng với deltamethrin, tỷ lệ muỗi chết là 47,6% và 24,9% [34].
Sun D. (2017) tại Hainan, Trung Quốc thử nghiệm muỗi An. sinensis có
thể kháng với deltamethrin, tỷ lệ muỗi chết tại Baisha và Qiongzhong là 94%
và 95% [35].
Sumarnrote A (2017) tại tỉnh Ubon Ratchathai, Đông Bắc Thái Lan thử
nghiệm cho thấy nhóm An. hycanus đã kháng với permethrin, và deltamethrin
tỷ lệ muỗi chết từ 45 đến 87%. Muỗi An. dirus và An. maculatus còn nhạy với
các hóa chất này tỷ lệ muỗi chết là 100% [29].
Chaumeau V. (2017) tại biên giới Thái Lan và Myanmar thử nghiệm
cho thấy tỷ lệ muỗi An. babirostris chết khi thử với deltamethrin và
permethrin là 72% và 84%; tỷ lệ muỗi An. hycanus chết khi thử với
deltamethrin và permethrin là 33% và 48%, tỷ lệ muỗi An. maculatus chết khi
thử với deltamethrin và permethrin là 85% và 97%, tỷ lệ muỗi An. minimus
chết khi thử với deltamethrin là 92%. Các loài muỗi này hầu hết đã kháng với
các hóa chất thử [36].



16

Marcombe S. (2017) tại Lào thử nghiệm với permethrin muỗi An.
minimus còn nhạy tỷ lệ muỗi chết là 100% ở 4 điểm thử nghiệm. Muỗi An.
maculatus có thể kháng 2/4 điểm thử nghiệm. Nhóm An. hycanus còn nhạy ở
4 điểm thử nghiệm. Muỗi An. vagus nhạy 1/5 điểm, có thể kháng 2/5 điểm,
kháng 2/5 điểm [30].
Kisinza W. N (2017) tại Tanzania thử nghiệm sinh học với muỗi An.
arabiensis tại 20 điểm đã xác định với permethrin có 7/20 điểm kháng, 4/20
điểm có thể kháng; với deltamethrin có 10/20 điểm kháng, 1/20 điểm có thể
kháng. Tại Arumeru có bằng chứng cho thấy hoạt tính GST cao, nhưng không
phát hiện ở enzym esterase và oxidase. Tại Kilombero và Konda phát hiện
hoạt tính enzym oxidase cao ở muỗi An. arabiensis [37].
Awolola T.S. (2018) tại Nigeria thử nghiệm cho thấy muỗi An.
gambiae s.l. đã kháng với permethrin và deltamethrin tại Lagos, Ogun, Edo,
Anambra, Niger, Kwara tỷ lệ muỗi chết dưới 90% ở tất cả các điểm thử
nghiệm. Kết quả cũng cho thấy sự kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất của
enzym cytochrom P450 và glutation - S - transferase (GST) [38].
Wanjala C. L (2018) tại Tây Kenya thử nghiệm cho thấy muỗi An.
gambiae đã kháng với nhóm pyrethroid và DDT ở tất cả các điểm nghiên cứu.
Có bằng chứng cho thấy enzym monoxygenases và esterase tăng hoạt động
trong quần thể muỗi An. gambiae kháng khi muỗi tiếp xúc với
lambdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin và DDT nhưng không có bằng
chứng với enzym GST. Tần số alllen L1014S cao trong quần thể An.
gambiae, nhưng không phát hiện ở An. arabiensis [39].
Tchigossou G (2018) thử nghiệm tại Benin phát hiện cơ chế kháng của
muỗi An. funestus là trao đổi chất qua enzym cytochrom P450 và GST.
Không phát hiện đột biến kdr ở L1014F hoặc L1014S [40].
Fodjo B. K (2018) thử nghiệm tại Bờ Biển Ngà muỗi An. gambiae
kháng với DDT, deltamethrin nhưng nhạy với malathion. Gen kháng kdr-East

(L1014S), kdr-West (L1014F) và Ace1 (G119S) được xác định xuất hiện ở
muỗi An. gambiae [41].


×