Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

giao an dia li 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.4 KB, 117 trang )

LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Phần I
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I:

BẢN ĐỒ
GIÁO ÁN SỐ: 1
BÀI 2 - TIẾT PPCT: 1

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Ngày soạn:15/8/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Phương
pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương
pháp biểu đồ bản đồ thông qua đối tượng, hình thức thể hiện và khả năng thể hiện.
2.Về kĩ năng:
Nhận biết được một số PP phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ và
Atlat: Xác định được các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ tự nhiên và kinh tế.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Đàm thoại gợi mở.
- Đồ dùng trực quan.
- Thảo luận nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Các hình trong SGK.
- Atlat địa lí VN.
- Tập bản đồ.


IV. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Phép chiếu phương vị đứng thường được dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? Vì sao? Hệ
thống kinh, vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
2. Phép chiếu hình nón đứng thường được dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? Vì sao? Hệ
thống kinh, vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
2. Khám phá:
Người ta dùng các phương pháp khác nhau để biểu thị các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về một số phương pháp đó.

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

1


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

3. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm,
thảo luận theo nội dung phiếu học tập :
Nhóm 1: Dựa vào mục 1 SGK và H2.2
thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
Nhóm 2: Dựa vào mục 2 SGK và H2.3
thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
Nhóm 3: Dựa vào mục 3 SGK và H2.4
thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
Nhóm 4: Dựa vào mục 4 SGK và H2.5
thảo luận theo nội dung phiếu học tập.


NỘI DUNG CHÍNH
1. Phương pháp kí hiệu:
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển
động:
3. Phương pháp chấm điểm:
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

Bước 2:
Các nhóm thảo luận trong
thời gian 10 phút
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 4: Các nhóm nhận xét .
Bước 5: GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 2:
GV kết luận, tổng kết bài học
GV có thể cho điểm 1 số HS tích cực.

Nội dung thể
hiện
Đối tượng thể
hiện
Khả năng thể
hiện

Phiếu học tập số 1: Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu
Dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân theo những điểm cụ thể
VD: các điểm dân cư, mỏ khoáng sản, sân bay, bến cảng…

Tên, vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển
của đối tượng.

Phiếu học tập số 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Nội dung thể
Thể hiện hướng di chuyển của các đối tượng địa lí kinh tế - xã hội
hiện
trên lãnh thổ.
Đối tượng thể
VD: Luồng di dân, hướng vận chuyển hành khách, hàng hóa…
hiện
hướng gió, bão, dòng biển……
- Hướng di chuyển.
Khả năng thể
- Khối lượng di chuyển.
hiện
- Tốc độ, cường độ di chuyển.
- Chất lượng đối tượng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

2


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Nội dung thể
hiện
Đối tượng thể
hiện

Khả năng thể
hiện

Phiếu học tập số 3: Phương pháp chấm điểm
Phương pháp chấm điểm
Thể hiện các đối tượng địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ trong không
gian bằng các điểm chấm trên bản đồ lãnh thổ.
VD: các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi…
Số lượng, quy mô của các đối tượng bằng các giá trị điểm chấm

Phiếu học tập số 4: Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Nội dung thể
Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ tương ứng.
hiện
Đối tượng thể
VD: Sản lượng lương thực, sản lượng công nghiệp, diện tích, tổng
hiện
số dân……
Khả năng thể
- Vị trí của đối tượng.
hiện
- Số lương, quy mô tổng cộng của đối tượng.
4. Thực hành/ luyện tập:
1. Quan sát H2.2 cho biết tên phương pháp biểu hiện trên bản đồ. Phương pháp này thể
hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện nội dung nào?
Trên hình 2.3 những nội dung nào được thể hiện bằng phương pháp này.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Đọc trước bài 3


GIÁO ÁN SỐ: 2
BÀI 3 - TIẾT PPCT: 2

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Ngày soạn: 15/8/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Thấy được vai trò, sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ.
2.Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Quản lí thời gian.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thuyết trình tích cực.
- Động não.
- Cặp đôi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

3


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Quan sát H2.2 cho biết tên phương pháp biểu hiện trên bản đồ. Phương pháp này thể
hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện nội dung nào?
Trên hình 2.3 những nội dung nào được thể hiện bằng phương pháp này.
2. Khám phá:
Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? chúng ta cần chú ý gì
trong học tập địa lí khi khác thác bản đồ? Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
vấn đề này.
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1:

Cả lớp

I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG
HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG:
Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu vai trò 1. Trong học tập:
của bản đồ trong học tập?
Bản đồ là phương tiện hiệu quả để:
- Học tập ở trên lớp.
Lấy VD chứng minh ?
- Học tập ở nhà.
GV:
- Tự học và trả lời phần lớn các câu
- Vị trí một thành phố, một địa điểm..

hỏi về địa lí.
- Hình dạng, quy mô lãnh thổ.
- Tình hình phân bố dân cư.
VD:
- Các mối quan hệ địa lí….
2. Trong đời sống:
Dựa vào kiến thức thực tế, em hãy cho biết Bản đồ là phương tiện được sử dụng
vai trò của bản đồ trong đời sống hàng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
ngày?
VD: Địa lí, du lịch, GTVT, dự báo
Lấy VD chứng minh?
thời tiết, NN,CN, quân sự
---------------------------------------------------------------------------------------------II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT
Hoạt động 2:
Cả lớp
TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ:
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong
trong quá trình sử dụng bản đồ chúng ta quá trình học tập địa lí trên cơ sở
cần phải chú ý những gì?
bản đồ:
Tại sao phải chọn bản đồ phù hợp với nội a, Chọn bản đồ phù hợp với nội
dung cần nghiên cứu?
dung cần tìm hiểu:
GV: Khi muốn tìm hiểu vị trí tỉnh Ninh Thuận
thì ta phải dùng loại bản đồ nào?
b, Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

4



LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

BT: Tính 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao
nhiêu km ngoài thực tế?
Cho bản đồ tỉ lệ 1: 6000.000
1cm = 60 km
Cho bản đồ tỉ lệ 1: 2500.000
1 cm = 25 km
Cho bản đồ tỉ lệ 1: 250.000 thì 1 cm = 2,5 km

đồ và các kí kiệu trên bản đồ:
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ xem mỗi cm
trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu
km ngoài thực tế.

- Dựa vào các kí hiệu bản đồ để nắm
được các đối tượng địa lí thể hiện trên
GV: Để xác định nhanh chóng 1 cm trên bản bản đồ.
đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế ta chỉ
cần dịch chuyển dấu phẩy về bên trái 5 chữ số.
c, Xác định phương hướng trên bản
đồ:
GV cho HS xác định phương hướng ngoài Muốn xác định phương hướng trên
thực tế hoặc trên bản đồ cụ thể.
bản đồ phải dựa vào mạng lưới kinh,
vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng của
bản đồ.
2. Hiểu mối quan hệ của các yếu tố
địa lí trong bản đồ, hoặc atlat địa lí:

Để giải thích chế độ dòng chảy của một con
sông ta phải dựa vào những bản đồ nào?
Để gải thích cơ cấu cây trồng ở một vùng nào
đó ta phải dựa vào những bản đồ nào?
Hoạt động 4:
GV kết luận, tổng kết bài học

KL: Có thể dựa vào một bản đồ hoặc
phối hợp với nhiều bản đồ khác để
phân tích các mối quan hệ và giải
thích đặc điểm của đối tượng địa lí.

4. Thực hành/ luyện tập
1. Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Lấy VD minh họa.
2. Để nêu và giải thích chế độ của một con sông cần phải dựa trên những bản đồ nào?
3. Hãy tính và điền kết quả vào bảng sau:
1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế?
Tỉ lệ bản đồ
1: 120.000
1:250.000
1:1000.000
1: 6000.000
1cm
2,5 cm
3,2 cm
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Đọc trước bài 4

GIÁO ÁN SỐ: 3
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


5


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

BÀI 4 - TIẾT PPCT: 3

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Ngày soạn: 20/8/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2.Về kĩ năng:
- Phân loại được từng phương pháp biểu hiện trên các loại bản đồ khác nhau.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Phóng to các hình: H2.2 , H2.3 và H2.4 trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Lấy VD minh họa.
2. Để nêu và giải thích chế độ của một con sông cần phải dựa trên những bản đồ nào?
3. Hãy tính và điền kết quả vào bảng sau:
1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế?
Tỉ lệ bản đồ
1: 120.000
1:250.000
1:1000.000

1: 6000.000
1cm
2,5 cm
3,2 cm
2. Khám phá:
Bằng các phương pháp khác nhau, các đối tượng địa lí được thể hiện khá rõ nét
các thuộc tính của mình trên bản đồ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
các phương pháp đó.
3. Kết nối:
Bước 1:
GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài thực hành cho cả lớp nghe.
GV: xác định nội dung bài thực hành
Bước 2:
GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận theo nội dung phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Hình: ……..
Tên lược đồ, bản đồ: …………………………………………………
Tên phương pháp
Đối tượng được biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Bước 3:
Các nhóm thảo luận (10’)
Nhóm 1,2: Hình 2.2
Nhóm 3,4: Hình 2.3
Nhóm 5,6: Hình 2.4
Bước 4:
Đại diện các nhóm lên trình bày
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

6



LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Bước 5:
Bước 6:

Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV kết luận, bổ sung, chuẩn kiến thức

Hình: 2.2 :
Tên phương pháp
Đối tượng được
biểu hiện
Khả năng biểu
hiện
Hình: 2.3:
Tên phương pháp
Đối tượng được
biểu hiện

Công nghiệp điện Việt Nam
Kí hiệu điểm
- Nhà máy nhiệt điện.
- Nhà máy thủy điện.
- Nhà máy điện đang xây dựng.
- Trạm biến áp.
- Tên đối tượng.
- Vị trí đối tượng.
- Chất lượng, quy mô đối tượng.

Gió và bão ở Việt Nam
Kí hiệu đường chuyển
động
- Gió .
- Bão

- Tên đối tượng.
- Hướng di chuyển của
Khả năng biểu hiện đối tượng.
- Tần xuất hoạt động .

Kí hiệu đường
- Đường dây 220 KV.
- Đường dây 500 KV.
- Biên giới lãnh thổ.
- Tên đối tượng.
- Chất lượng, quy mô đối
tượng.

Kí hiệu đường
- Đường biên giới.
- Đường bờ biển.
- Đường sông.
- Tên đối tượng.

Hình: 2.4:
Bản đồ phân bố dân cư châu Á
Tên phương pháp
Chấm điểm
- Dân cư

Đối tượng được biểu hiện
Khả năng biểu hiện

- Mật độ dân cư châu Á.
- Vị trí các đô thị đông dân cư.

Kí hiệu điểm
Các thành phố
- Tên đối tượng.
- Vị trí đối tượng.

Kí hiệu đường
- Đường biên giới.
- Đường bờ biển.
- Đường sông
- Tên đối tượng.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
GV nhận xét tinh thần thảo luận của cá nhóm, có thể cho điểm một số cá nhân làm bài
tích cực, có chất lượng.

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

7


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

CHƯƠNG II: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN


ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
GIÁO ÁN SỐ: 4
BÀI 5 - TIẾT PPCT: 4

VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA
TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 20/8/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vũ trụ có kích thước vô cùng rộng lớn, trong đó TĐ và HMT chỉ là một bộ
phận nhỏ của Vũ Trụ.
- Hiểu và trình bày được khái niệm về HMT và vị trí của TĐ trong HMT.
- Nắm được các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ.
2.Về kĩ năng:
- Giải thích được hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Quả Địa Cầu.
- Đèn pin.
- Các hình ảnh về Vũ Trụ, HMT, TĐ..
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Khám phá:
Con người có ý thức tìm hiểu về Vũ trụ từ rất sớm. TĐ rộng lơn, Vũ Trụ bao la chứa
đựng bao bí ẩn thúc giục con người tìm tòi, khám phá để tìm ra những lời lí giải. Trong
bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát về vũ trụ, HMT và TĐ.
2. Kết nối:

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


8


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt
động
1: KHẢI
Cả –lớp

XUÂN
TỔ SỬ- ĐỊA-CD 
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết
Vũ Trụ là gì?
GV: Vũ trụ hình thành cách đây khoảng 5 tỉ
năm, từ một vụ nổ lớn.
Vậy, Thiên hà là gì?
GV: Thiên Hà là một tập hợp khí và bụi
khổng lồ, trong đó có chứa các ngôi sao.
Dải Ngân hà là gì?
Là một thiên hà có chứa HMT.
GV: HMT di chuyển trong Vũ Trụ với vận
tốc 900.000km/h, để đi một vòng quanh Dải
Ngân Hà hết 240 triệu năm. Gọi là năm
Ngân Hà.
Hoạt động 2:
Cả lớp
Dựa vào H5.2 và nội dung SGK hãy cho
biết HMT là gì?

NỘI DUNG CHÍNH

TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ
MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT TRONG
HỆ MẶT TRỜI:
1. Vũ Trụ:
Là khoảng không gian vô tận chứa các
Thiên Hà.

2. Hệ Mặt Trời:
Hệ Mặt Trời là tập hợp các thiên thể
nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
- Mặt Trời ở trung tâm.
GV: Chính lực hấp dẫn giữa MT và các - 8 hành tinh quay xung quanh.
hành tinh đã làm cho các hành tinh chuyển - Các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi,
động quanh MT.
thiên thạch và các đám khí bụi….
Trong HMT các hành tinh chuyển động
như thế nào?
Trong HMT, Trái Đất có vị trí như thế 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
nào? Vị trí đó có ý nghĩa gì?
- Nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự dần xa
Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ TĐ đến
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết MT là 149,5 triệu km.
TĐ có những chuyển động chính nào?
- Chuyển động theo hình elip, chiều từ
Tây sang Đông.
GV: Nhờ có khoảng cách hợp lí kết hợp với - Chuyển động tự quay quanh trục và
các chuyển động của mình giúp TĐ nhận quay quanh Mặt Trời.

được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự
sống tồn tại và phát triển.
----------------------------------------------------------------------------------------------Hoạt động 3: Cặp/ nhóm
II. HỆ QUẢ CHUỂN ĐỘNG TỰ
Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI
em hãy cho biết tại sao trên TĐ là có hiện ĐẤT:
tượng ngày đêm luân phiên nhau?
1. Sự luân phiên ngày đêm:
Ngày – Đêm luân phiên nhau trên TĐ.
GV: Dùng đèn Pin để chiếu vào quả địa Do:
cầu, xoay quả địa Cầu từ T Đ cho HS + TĐ hình cầu nên ở mọi thời điểm TĐ
chỉ được chiếu sáng một nửa, còn một
thấy được ngày đêm luân phiên nhau.
nửa khuất trong bóng tối.
+ Do TĐ tự quay quanh truch nên ngày
và đêm luân phiên nhau.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI
9
2. Giờ trên TĐ và đường chuyển
ngày quốc tế:


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

3. Thực hành/ luyện tập:
1. Trình bày khái niệm về Vũ Trụ, HMT và TĐ trong Hệ Mặt Trời.
2. Trình bày các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Đọc trước bài 6
SỐ LIỆU THAM KHẢO CỦA CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
K/C đến Thời gian tự

Thời gian quay quanh
Số vệ
Hành tinh
MT (Tr
quay quanh
Mặt Trời
tinh
km)
trục
( ngày)
Thủy Tinh
59,2
58 ngày
88
0
Kim Tinh
108
234,2 ngày 224,7
0
Trái Đất
149,6
23h56’
365,25
1
Hỏa Tinh
21
24h37’
686,98
(1,88)
2

Mộc Tinh
776
8h50’
4332,59
(11,86)
16
Thổ Tinh
1428
10h40’
10.759,21 (29,5)
19
Thiên Vương Tinh
2859
17h15’
30.685,00
( 84)
15
Hải Vương Tinh
5886
15h08’
60.188,00 (164,7)
6

GIÁO ÁN SỐ: 5
BÀI 6 - TIẾT PPCT: 5

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH
MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 25/8/2017
Ngày dạy:....../......./2017

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Hiểu và giải thích được các hệ quả sinh ra do sự chuyển động quanh Mặt trời của TĐ.
+ Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Hiện tượng mùa.
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ và theo mùa.
2.Về kĩ năng:
Biết sử dụng tranh, hình ảnh, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả của sự
chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự nhận thức, tự tin khi trình bày các hiện tượng tự nhiên. (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Phản hồi lắng nghe tích cực.(HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.(HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Làm chủ bản thân. (HĐ2, HĐ3)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Động não.
- Cặp đôi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

10


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

-

Thuyết trình tích cực
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Các hình trong SGK.
- Quả địa cầu.

V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Trình bày khái niệm về Vũ Trụ, HMT và TĐ trong hệ Mặt Trời.
2. Trình bày các hệ quả vận động tự quay quanh trục cảu Trái Đất?
2. Khám phá:
Có lẽ từ nhỏ chúng ta ai cũng đã từng được nghe câu ca dao:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
Vì sao lại có sự như vây? Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1:
Cả lớp
Chuyển động biểu kiến là gì?

I, CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG
NĂM CỦA MẶT TRỜI:

Dựa vào H6.1, hãy cho biết:
- Những nơi nào trên TĐ có hiện
tượng MT lên thiên đỉnh?
GV: Vùng nội chí tuyến
- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh diễn
ra như thế nào?
- Những khu vực nào trên TĐ trong 1
năm có 2 lần MT lên thiên đỉnh, 1 lần
và không có lần nào?
GV:
+ Vùng nội Chí tuyến: 2 lần

+ Tại CTB và tại CTN: 1 lần.
+ Vùng ngoại chí tuyến : 0 lần
Vì sao ở vùng ngoại chí tuyến MT lại
không bao giờ lên thiên đỉnh?
GV:
TĐ chuyển động quanh MT, trục TĐ
luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo
một góc là 66033’ và không đổi phương.
-------------------------------------------------Hoạt động 2:
Cả lớp

Kết luận:
Hàng năm:
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động
không có thực, được quan sát thấy bằng
mắt.
- Hiện tượng MTLTĐ: Là hiện tượng vào
lúc 12h trưa Mặt Trời chiếu thẳng góc với
mặt đất.
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến giữa hai
CTB và CTN.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần
lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên
Chí Tuyến Bắc (22/6)
--------------------------------------------------II, CÁC MÙA TRONG NĂM:
1. Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau về
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết thời gian:
mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra mùa - Mùa là khoảng thời gian trong năm.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


11


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

trong năm?

- Nguyên nhân: Lượng nhiệt nhận được trái
ngược nhau ở 2 bán cầu.

Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu cách 2. Cách chia mùa:
phân chia mùa trong năm?
a, Chia 2 mùa nóng và lạnh:
- Sau 21/3 đến 23/9:
+ BCB là mùa nóng.
+ BCN là mùa lạnh.
- Sau 23/9 đến trước 21/3:
+ BCB là mùa lạnh
+ BCN là mùa nóng
b, Chia ra thành 4 mùa theo dương lịch:
Tại Bán Cầu Bắc:
- Từ 21/3 đến 22/6 là mùa Xuân.
- Từ 22/6 đến 23/9 là mùa Hạ
GV: Các ngày Xuân phân, Hạ Chí, Thu - Từ 23/9 đến 22/12 là mùa Thu.
phân, Đông chí là ngày khởi đầu cho các - Từ 22/12 đến 21/3 là mùa Đông.
mùa trong năm. Ở VN khởi đầu cho mùa
thường là các ngày lập Xuân, lập hạ, lập
Thu và lập Đông sớm hơn so với các
ngày trên khoảng 45 ngày.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm

III, NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm
MÙA:
Dựa vào nội dung SGK và H6.3 em hãy 1. Ngày đêm dài ngắn theo mùa:
thảo luận theo nội dung sau:
- Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9
Nhóm 1,2: Tìm hiểu hiện tượng ngày + BCB có ngày dài hơn đêm.(ngày 22/6 có
đêm dài ngắn theo mùa.
ngày dài nhất, đêm ngắn nhất)
+ BCN có ngày ngắn hơn đêm.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu hiện tượng ngày
đêm dài ngắn theo vĩ độ.
- Trong khoảng từ 23/9 đến 21/3:
+ BCB có ngày ngắn, đêm dài
Bước 2: Các nhóm thảo luận
+ BCN có ngày dài, đêm ngắn (ngày 22/12
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất)
quả thảo luận.
Bước 4: Các nhóm còn lại bổ sung
- Ngày 21/3 và 23/9 ngày dài = đêm ở mọi
Bước 5: GV bổ sung, chuẩn kiến thức. nơi trên TĐ.

Hoạt động 4:
GV kết luận, tổng kết bài học

2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ:
- Tại XĐ luôn có ngày dài = đêm = 12h
- Càng xa XĐ, độ chênh lệch ngày đên càng
lớn.
- Từ vòng cực trở lên cực có hiện tượng

ngày hoặc đêm dài suốt 24h.
+ Càng gần cực số ngày đó càng tăng.
+ Tại cực có 6 tháng là ngày và 6 tháng là

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

12


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

đêm.
4. Thực hành/ luyện tập.
1. Bằng kiến thức địa lí hãy giải thích câu ca dao sau:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
2. Hãy cho biết những nơi nào trên TĐ trong một năm có :
2 lần MT lên thiên đỉnh.
1 lần MT lên thiên đỉnh.
MT không bao giờ lên thiên đỉnh.
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Công thức tính góc nhập xạ lúc 12h trưa vào các ngày đặc biệt:
a. Ngày 21/3 và 23/9 MT lên thiên đỉnh tại XĐ:
b. Ngày 22/6 MT lên thiên đỉnh tại CTB:
- Từ XĐ  CTB: h = 900 – 23027’ + ф
- Từ CTB  CB: h = 900 – ф + 23027’
- Từ XĐ  CN: h = 900 – 23027’ – ф
c. Ngày 22/12 MT lên thiên đỉnh tại CTN:
- Từ XĐ  CB: h = 900 – 23027’ – ф

- Từ XĐ  CTN: h = 900 – 23027’ + ф
- Từ CTN  CN : h = 900 – ф + 23027’

h = 900 – ф

CHƯƠNG III:

CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN
CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
GIÁO ÁN SỐ: 6
BÀI 7 - TIẾT PPCT: 6

CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN,
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Ngày soạn: 1/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Cấu trúc của Trái Đất và đặc điểm của mỡi lớp bên trong của TĐ.
- Khái niệm Thạch quyển, Phân biệt được Vỏ TĐ với Thạch quyển.
- Nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
2.Về kĩ năng:
- Quan sát và trình bày được cấu trúc của TĐ trên bản đồ.
- Quan sát và trình bày được các mảng kiến tạo của TĐ trên bản đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Bản đồ cấu tạo TĐ.
- Bản đồ các mảng kiến tạo trên TĐ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

13



LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Bằng kiến thức địa lí hãy giải thích câu ca dao sau:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
2. Hãy cho biết trên TĐ trong một năm có :
Hai lần MTLTĐ, một lần MT lên thiên đỉnh và MT không bao giờ lên thiên đỉnh?
2. Khám phá:
Làm thế nào để nghiên cứu được TĐ, TĐ có cấu tạo ra sao? Thuyết kiến tạo mảng
là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong bài học hôm nay.
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cả lớp
Vì sao không thể nghiên cứu trực tiếp
các lớp sâu trong lòng TĐ đươc?
GV:
Do TĐ có kích thước rất lớn, BK = 6370
km
Trong khi lỗ khoan sâu nhất cũng mới chỉ
đạt 15 km.
Vậy, dựa vào đâu để nghiên cứu cấu trúc
của TĐ ?
GV: Phương pháp địa chấn là phương pháp
nghiên cứu cấu trúc của các lớp đất, đá
dưới sâu dựa vào tính chất lan truyền của

các loại sóng do sự rung động đàn hồi của
vật chất trong lòng đất sinh ra.
Dựa vào H7.1 em hãy cho biết cấu trúc
của TĐ?
---------------------------------------------------Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT:

Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ cứng bên ngoài.
- Lớp Manti ở giữa.
- Lớp nhân ở trong cùng
-------------------------------------------------1. Vỏ Trái Đất:
- Độ dày: 5-70 km
Bước 1: GV Chia lớp thành 6 nhóm
- Trạng thái: Rất cứng
Dựa vào nội dung SGK và H7.1 và H7.2 - Cấu tạo: Có 3 tầng
em hãy thảo luận theo nội dung sau:
+ Trầm tích
Nhóm 1,2: Tìm hiểu cấu trúc của Vỏ TĐ.
+ Granit
+ Bazan
- Vỏ TĐ gồm 2 bộ phận là :
+ Vỏ lục địa có độ dày lớn hơn và đủ 3
lớp.
+ Vỏ đại dương mỏng hơn và thường
không có tầng Granit
Nhóm 3,4: Tìm hiểu cấu trúc của lớp 2. Lớp Manti:
Manti.
- Độ dày: Gần 2900 km

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

14


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

GV: Thạch quyển là gì?

Nhóm 5,6: Tìm hiểu cấu trúc của lớp Nhân
.
Bước 2: Các nhóm thảo luận ( thời gian 5’)
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
Bước 4: Các nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung
Bước 5:
GV bổ sung, chuẩn kiến thức.

- Thể tích: chiếm 80% thể tích và 68,5%
khối lượng của TĐ.
- Cấu tạo gồm 2 lớp:
+ Lớp Man Ti trên (15-700km) tồn tại ở
trạng thái quánh dẻo (Keo)
+ Lớp ManTi dưới (700-2900km)
* Thạch quyển:
Là bộ phận bao gồm lớp vỏ Trái Đất và
phần trên của bao Manti đến độ sâu
khoảng 100km.
3. Lớp nhân:

- Độ dày : 2900 – 6370km (3470km)
- Thành phần chủ yếu là Ni, Fe…
Cấu tạo gồm 2 lớp:
- Nhân ngoài (2900 – 5100km) có nhiệt
độ khoảng 50000C, P = 1,3 – 3,1 Triệu
atm. Vật chất tồn tại ở thể lỏng.
- Nhân trong: (5100 – 6370km) có nhiệt
độ > 50000C, P = 3 – 3,5 Triệu atm. Vật
chất tồn tại ở thể rắn.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
II. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG:
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết
Thuyết kiến tạo mảng là gì?
GV:
Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình
thành và phân bố các lục địa, đại dương
trên TĐ. Học thuyết được xây dựng trên
thuyết trôi dạt lục địa và sự tách dãn đại
dương.
Quan sát H7.3, cho biết trên TĐ có mấy 1. Các mảng kiến tạo:
mảng kiến tạo lớn, kể tên các mảng đó?
- TBD
- Ấn Độ - Autrâylia
- Âu – Á
- Phi
- Bắc Mĩ
- Nam Mĩ
- Nam Cực
Bước 1: GV Chia lớp thành 6 nhóm

2. Các trường hợp tiếp xúc của các
Dựa vào nội dung SGK và H7.3 em hãy mảng kiến tạo:
thảo luận theo nội dung sau:
a, Tiếp xúc tách dãn:
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về hiện tượng tách Tạo ra nứt vỡ  Măcma phun trào 
dãn.
núi ngầm ở đại dương.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

15


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Nhóm 3,4: Tìm hiểu về hiện tượng dồn ép.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về hiện tượng trượt
ngang .
Bước 2: Các nhóm thảo luận ( thời gian 5’)
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
Bước 4: Các nhóm nhận xét, bổ sung
Bước 5:
GV bổ sung, chuẩn kiến thức.

b, Tiếp xúc dồn ép:
Tạo thành các núi cao đồ sộ, các vực biển
sâu, núi lửa, động đất, sóng thần..
c, Tiếp xúc trượt ngang:
Tạo thành những hẻm vực sâu..và các đứt
gãy dọc theo đường tiếp xúc.


Hoạt động 4:
GV kết luận, tổng kết bài học
4. Thực hành/ luyện tập:
1. Dựa vào nội dung bài học, hãy hoàn thành bảng so sánh sau:
Nội dung so sánh
Lớp Vỏ
Lớp ManTi
Vị trí
Độ dày
Các lớp cấu tạo
Trạng thái vật chất
2. Thế nào là mảng kiến tao? Thuyết kiến tạo mảng là gì?
3. Nêu các cách tiếp xúc giữa các địa mảng và hậu quả của nó?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Đọc trước bài 8

Lớp nhân

GIÁO ÁN SỐ: 7
BÀI 8 - TIẾT PPCT: 7

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ
MẶT TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 1/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Biết được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
- Hiểu và trình bày được tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bầ mặt TĐ.

2.Về kĩ năng:
Quan sát và nhận xét tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua
tranh ảnh, hình vẽ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự nhận thức, tự tin khi trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Làm chủ bản thân.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thuyết trình tích cực.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

16


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Một số hình ảnh hoặc băng hình thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ.
V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Dựa vào nội dung bài học, hãy hoàn thành bảng so sánh sau:
Nội dung so sánh
Lớp Vỏ
Lớp ManTi
Lớp nhân
Vị trí
Độ dày
Các lớp cấu tạo

Trạng thái vật chất
2. Thế nào là mảng kiến tao? Thuyết kiến tạo mảng là gì?
3. Nêu các cách tiếp xúc giữa các địa mảng và hậu quả của nó?
2. Khám phá:
Địa hình đa dạng trên bề mặt TĐ hiện nay là do kết quả tác động lâu dài của rất
nhiều nguyên nhân – các nguồn lực khác nhau. Đó là nguồn lực nào? Cơ chế tác động ra
sao? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay?
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cả lớp
I, NỘI LỰC:
Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết nội Định nghĩa:
lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
- Nội lực là lực phát sinh bên trong TĐ.
GV: Nội lực có ảnh hưởng rất lớn đến địa - Nguyên nhân sinh ra nội lực là do
hình bề mặt TĐ mà chúng ta sẽ nghiên cứu nguồn năng lượng trong lòng đất.
trong mục II sau .
+ Sự phá hủy các chất phóng xạ.
+ Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo
trọng lực.
+ Các phản ứng hóa học.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

II, TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC:
1. Vận động theo phương thẳng
Bước 1: GV Chia lớp thành 6 nhóm
đứng:
Dựa vào nội dung SGK và H8.1 , H8.2 em - Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ
hãy thảo luận theo nội dung sau:

TĐ.
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về vận động theo - Diễn ra rất chậm chạp trên một diện
phương thẳng đứng.
tích rộng.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về vận động uốn nếp.
- Kết quả có thể sinh ra các hiện tượng.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về vận động đứt gãy .
+ Biển tiến.
+ Biển thoái.
+ Mắcma xâm nhập vỏ TĐ hoặc phun
thẳng đứng
trào ra mặt thành núi lửa.
VĐ nằm ngang
Nội

dung
Uốn
Đứt
2. Vận động theo phương nằm ngang:
nếp
Gãy
a, Hiện tượng uốn nếp:
N. Nhân
Kết luận:
H. thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

17



LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các
lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng không
pha vỡ tính chất liên tục của chúng.
b, Hiện tượng đứt gãy:
- Xảy ra khi vận động ngang diễn ra tại
các vùng đá cứng.
- Tạo ra:
+ Các hẻm vực, thung lũng…
+ Các địa lũy.
Hoạt động 3: GV tổng kết bài học:
Nội lực là tác nhân làm thay đổi địa hình bề + Các địa hào
mặt TĐ. Các quá trình của nội lực co thể
diễn ra khác nhau nhưng đều có chung kết
quả là làm cho bề mặt đất trở nên gồ ghề, lồi
lõm như hiện nay.
4. Thực hành/ luyện tập:
1. Thế nào là nội lực? nguồn gốc sinh ra nội lực?
2. Hoàn thành bảng so sánh các vận động kiến tạo sau đây:
Vận động theo phương thẳng
Vận động theo phương nằm
Nội dung
đứng
ngang
Nguyên nhân
Hình thức
Kết quả
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
Kết quả

Bước 2: Các nhóm thảo luận ( thời gian 5’)
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
Bước 4: Các nhóm còn lại bổ sung
Bước 5:
GV bổ sung, chuẩn kiến thức.

GIÁO ÁN SỐ: 8
BÀI 9 - TIẾT PPCT: 8

TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ
MẶT TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 15/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Biết khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực và các tác nhân ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm quá trình phá hủy, quá trình phong hóa.
- Trình bày được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ.
2.Về kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét tác động của QTPH đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh, ảnh…
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Các hình ảnh SGK và các tranh ảnh về bề mặt TĐ điển hình.
IV. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


18


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

1. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là nội lực? nguồn gốc sinh ra nội lực?
2. Vận động theo phương thẳng đứng diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
2. Khám phá:
Để tạo nên địa hình, ngoài tác động của nội lực còn có sự tác động của ngoại lực.
ngoại lực là gì và cơ chế hoạt động của ngoại lực ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này
trong bài học hôm nay.
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cả lớp
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết
nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội
lực?

I. NGOẠI LỰC:
1. Định nghĩa:
Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên
ngoại TĐ hoặc bên trên bề mặt TĐ.
2. Nguyên nhân:
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ
yếu là năng lượng bức xạ Mặt Trời.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC:

Bước 1: GV Chia lớp thành 6 nhóm
1. Quá trình phong hóa:
Dựa vào nội dung SGK và H9.1 , H9.2 và H
9.3 em hãy thảo luận theo nội dung sau:
Phiếu học tập
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về phong hóa lí học.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về phong hóa hóa học.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về phong hóa sinh học.
QTPH

P.H Lí
học

PH Hóa
học

PH Sinh
học

K. niệm
Tác
nhân
Kết quả
Bước 2: Các nhóm thảo luận ( thời gian 5’)
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
Bước 4:Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 5: GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cả lớp
1. Vì sao phong hóa lí học lại sảy ra mạnh

nhất ở miền có khí hậu khô nóng hoặc vùng
có khí hậu lạnh?
2. Kể tên một vài địa hình Catxơ mà em
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

19


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

biết.
Hoạt động 4:
GV kết luận, tổng kết bài học
Quá trình phong hóa
Tiêu chí

Khái
niệm

Nguyên
nhân

Kết quả

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

- Là sự phá hủy đá thành các
khối vụn có kích thước to nhỏ

khác nhau mà không làm thay
đổi màu sắc, thành phần khoáng
vật của đá.

Là quá trình phá
hủy đá, chủ yếu làm
thay đổi thành phần,
tính chất hóa học
của đá và khoáng
vật.

- Sự dao động nhiệt độ quá lớn.
- Sự đóng và tan băng.
- Tác động của ma sát.
- Sự va đập của gió.
- Sóng vỗ, nước chảy.
- Hoạt động sản xuất của con
người.

- Nước và các hợp
chất hào tan trong
nước.
- Khí cacbonic
- Khí oxi
- Axit hữu cơ của
sinh vật.

Làm cho đá bị vỡ vụn thành Các hang
những viên có kích thước to nhỏ catxo
khác nhau.


Phong hóa sinh
học
- Là sự phá hủy
đá và các khoáng
vật dưới tác động
của sinh vật.

- Rễ cây
- Nấm mốc.
- Các axit hữu cơ.
- Vi khuẩn.

động Đá và khoáng vật
bị phá hủy cả về
mặt cơ giới và
hóa học.

4. Thực hành/ luyện tập:
1. Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng
lượng từ bức xạ Mặt Trời.
2. So sánh sự khác nhau giữa PH lí học, PH hóa học và PH sinh học.
3. Quá trình phong hóa diễn ra mạng nhất ở đâu? Vì sao?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài 10

GIÁO ÁN SỐ: 9
BÀI 9 - TIẾT PPCT: 9

TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ
MẶT TRÁI ĐẤT

Ngày soạn: 15/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

20


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

- Biết được khái niệm xâm thực, mài mòn, vận chuyển, bồi tụ và tác động của các
quá trình này đến địa hình bề mặt TĐ.
- Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình: Phá hủy, vận chuyển và bồi tụ.
2.Về kĩ năng:
- Biết quan sát và nhận xét tác động của các quá trình xâm thực, mài mòn, vận
chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh, ảnh, hình vẽ..
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự tin khi trình bày các vấn đề.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình tích cực
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
Tranh ảnh, băng hình về các dạng địa hình do tác động của nước, sóng biển, gió,
băng hà tạo nên…
V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng

lượng từ bức xạ Mặt Trời.
2. So sánh sự khác nhau giữa PH lí học, PH hóa học và PH sinh học.
2. Khám phá:
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một tác động khác của ngoại
lực – Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ các vật liệu trên bề mặt TĐ. Các hoạt
động đó diễn ra như thế nào? Tạo nên các dạng địa hình gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu.
3. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
2. Quá trình bóc mòn:
Bước 1:
3. Quá trình vận chuyển:
GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận về quá 4. Quá trình bồi tụ:
trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và hoàn
thành phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Nhóm 1,2: Tìm hiểu quá trình bóc mòn.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu quá trình vận chuyển.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu quá trình bồi tụ.
Bước 2: Các nhóm thảo luận the nội dung
phiếu học tập.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: GV kết luận.
Hoạt động 2:
Phân tích mối quan hệ của 3 quá trình này?
Địa hình bề mặt Trái Đất được hình thành
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


21


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

như thế nào ?
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?
Hoạt động 3:
GV kết luận, tổng kết bài học
Thông tin phản hồi phiếu học tập
Quá trình
Khái niệm
Nhân tố tác động
Là quá trình chuyển dời - Do nước chảy trên
các sản phẩm phong hóa mặt.
Bóc mòn
khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Do gió thổi.
- do sóng biển, băng
hà chuyển động.
Là quá trình vận chuyển - Trực tiếp: Trọng
vật liệu từ nơi này đến nới lực.
Vận chuyển
khác.
- Gián tiếp: Nước,
gió, sóng cuốn đi.
Là quá trình tích tụ các vật
Bồi tụ
liệu bị phá hủy


Kết quả
- Xâm thực.
- Thổi mòn.
- Mài mòn.
Sự tiếp tục của quá
trình bóc mòn
Đồng bằng châu
thổ, cồn cát, đụn
cát..

4. Thực hành/ luyện tập:
1. Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên các dạng điạ hình hình thành do quá trình bóc mòn.
2. Phân tích mối liên hệ giữa 3 quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ.
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: chuẩn bị bài thực hành

GIÁO ÁN SỐ: 10
BÀI 10 - TIẾT PPCT: 10

THỰC HÀNH:
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG
ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
Ngày soạn: 20/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Xác định được vị trí các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ trên bản đồ.
- Giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế
giới, nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo.
2.Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, xac định được vị trí các vành đai động đất, núi lửa và các vùng

núi trẻ trên thê giới.
- Trình bày và giải thích được sự liên quan giữa các khu vực nói trên bằng bản đồ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Phản hồi lắng nghe tích cực
- Thể hiện sự cảm thông với những nạn nhân động đất, sóng thần.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

22


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

- Tìm kiếm và xử lí thông tin trên bản đồ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thuyết trình tích cực.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ
V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng điạ hình hình thành do quá trình bóc
mòn.
2. Phân tích mối liên hệ giữa 3 quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ.
2. Khám phá:
Trên thế giới các hiện tượng động đất, núi lửa, và địa hình núi trẻ thường được
phân bố ở những vùng nhất định. Đó là những vùng nào và các vùng đó có liên quan gì
đến các mảng kiến tạo không? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ vấn đề này.
3. Kết nối:

NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1:
Cả lớp
GV: Cho HS đọc yêu cầu của BT1
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân
biệt núi già và núi trẻ.
GV:
- Núi già:
- Núi trẻ:
GV cho lần lượt 3 – 4 HS lên xác định các
vành đai núi lửa, núi trẻ và các vành đai
động đất trên bản đồ.

1. XÁC ĐỊNH CÁC VÀNH ĐAI
ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA, VÀ CÁC
VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ:
a, Các vùng núi lửa, động đất:
- Vành đai TBD.
- Khu vực ĐTH.
- Khu vực Đông Phi.
b, Các vùng núi trẻ tiêu biểu:
+ Hi-ma-lay-a
+ Cooc-đi-e
+ An-đét
+ An-pơ, Cap-ca, Pi-rê-nê..

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

2. NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC

VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA
VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN
Bước 1: GV Chia lớp thành 6 nhóm
ĐỒ:
Dựa vào kiến thức đã học và H10 SGK em - Sự phân bố nui lửa, động đất, các vùng
hãy thảo luận theo nội dung sau:
núi trẻ thường phân bố trùng khớp với
Nhóm 1,2: Nhận xét và giải về sự phân bố nhau.
các vành đai động đất, núi lửa và các vùng
núi trẻ trên thế giới.
- Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ
thường nằm ở các vúng tiếp xúc của các
Nhóm 3,4: Nhận xét và giải về sự phân bố mảng kiến tạo thạch quyển.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

23


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

các vành đai động đất, núi lửa và các vùng
núi trẻ trên thế giới.
Nhóm 5,6: Nhận xét và giải về sự phân bố - Giải thích:
các vành đai động đất, núi lửa và các vùng Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô
núi trẻ trên thế giới.
chờm vào nhau hoặc tách dãn nhau thì tại
các vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi
Bước 2: Các nhóm thảo luận ( thời gian 5’) sảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa,
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết các hoạt động tạo núi….
quả thảo luận.

Bước 4: Các nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung
Bước 5: GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3:
GV kết luận, tổng kết bài học, nhận xét
tinh thần học tập của lớp
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Thu một số bài thực hành để chấm điểm.

GIÁO ÁN SỐ: 11
BÀI 11 - TIẾT PPCT: 11

KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG
KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
Ngày soạn: 25/9/2017
Ngày dạy:....../......./2017
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Các khối khí và tính chất của chúng. Các Frông, sự di chuyển của các Frông và tác
động của chúng.
- Nhiệt độ cung cấp cho tầng đối lưu chủ yếu là do nhiệt độ của bề mặt TĐ bức xạ lên.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi nhiệt độ không khí trên TĐ.
2.Về kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ.
- Nhận biết được nội dung kiến thức dựa vào việc quan sát phân tích hình ảnh,
bảng thống kê, biểu đồ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự nhận thức về vai trò của khí quyển.
- Giao tiếp, phản hồi lắng nghe tích cực.
- Làm chủ bản thân, đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI

24


LÊ XUÂN KHẢI – TỔ SỬ- ĐỊA-CD  TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY – HỌC:
- Thuyết trình tích cực.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Phóng to các hình trong SGK.
- Bảng 11
- Bản đồ khí hậu thế giới.
V. TIỂN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Khám phá:
Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với TĐ của chúng ta. Trong bài học hôm nay
chúng ta cùng nghiên cứu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt TĐ.
2. Kết nối:
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cả lớp
Khí quyển là gì? Vai trò của khí quyển?

I. KHÍ QUYỂN:
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh
TĐ.
- Vai trò: có vai trò rất quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên

TĐ.
Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu đặc 1. Các khối khí:
điểm của các khối khí trên TĐ.
* Trong tầng đối lưu ở mỗi bán cầu có 4
khối khí cơ bản:
- Địa cực (A) rất lạnh.
- Ôn đới (P) lạnh
- Chí tuyến (T) Rất nóng
- Xích Đạo (E) nóng , ẩm.
* Trong mỗi khối khí lại phân biệt thành
kiểu lục địa (c) và kiểu hải dương (m)
* Riêng khối khí XĐ chỉ có kiểu hải
dương
----------------------------------------------------- -------------------------------------------------Hoạt động 2: Cả lớp
2. Frông:
a, Khái niệm:
Frông là gì?
Frông (F) là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí
có nguồn gốc, tính chất vật lí khác nhau.
Trên mỗi bán cầu có các F cơ bản nào?
b, Trên mỗi bán cầu có:
- Hai frông cơ bản : ( FA, FP)
Tại sao ở nơi có F hoặc dải hội tụ nhiệt - Ở XĐ hình thành dải hội tụ nhiệt đới
đới đi qua thường có mưa nhiều?
chung cho cả 2 bán cầu.
- Nơi có F hoặc dải hội tụ nhiệt đới hoạt
động thời tiết thường thay đổi đột ngột.
II. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10-CB  MỖI NGÀY LÊN LỚP LÀ MỘT NIỀM VUI


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×