Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

giáo án lớp 5 tuần 1-8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.75 KB, 107 trang )

NguyÔn ThÞ Lan Anh
Tuần 3
Ngày soạn : 15/9/2007
Dạy : Thứ 2 /17/9/2007
Tập đọc: LÒNG DÂN ( Phần 1)
I- Yêu cầu:
- Đọc đúng một văn bản kịch.
- Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm
mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II- Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HTL bài thơ Sắc màu em yêu + Trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Một em đọc lời mở đầu, giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình
huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch, thể hiện đúng lời nói của từng nhân vật
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của màn kịch.
Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (chồng tui…).
Đoạn 2: Tiếp đến lời lính (Ngồi xuống…)
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? (Bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà
dì Năm ).


+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (dì vội đưa cho chú 1
chiếc áo khoác để thay …….làm như chú là chồng dì )
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Năm HS đọc theo 5 vai , 1 em làm người dẫn chuyện ,đọc đoạn mở đầu
– Nhân vật, cảnh trí, thời gian
- Tổ chức cho nhiều nhóm đọc .
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại nội dung.
Trêng TiÓu häc Kim §ång
44
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Luyện đọc phần tiếp theo của bài
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố cách chuyển hỗn số thành PS
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số , so sánh các hỗn
số ( bằng các chuyển về hỗn số về PS rồi so sánh các PS )
II. Lên lớp:
1. Bàì cũ:
Làm bài tập 3 (14) - nhận xét chữa bài
2. Bài mới:
Bài 1: HS nêu cách chuyển hỗn số thành PS – làm vào nháp - chữa bài
Bài 2: hướng dẫn HS cách chuyển các hỗn số về PS rồi so sánh các PS
VD: So sánh 3
10
9
và 2
10

9
nên làm như sau:
3
10
39
10
9
=
; 2
10
29
10
9
=

10
29
10
39
>
nên 3
10
9
2
10
9
>
HS làm các bài còn lại vào vở
Bài 3: HS tự làm bài a , b vào vở - chữa bài .
3. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 3 (c ,d )

Đạo đức: (GV BỘ MÔN)
Mỹ thuật: (GV BỘ MÔN)
Ngày soạn : 16/9/2007
Dạy : Thứ 3, 18/9/2007
Thể dục: Bà i 5
I. Mục tiêu: (SGV - 48)
II. Địa điểm, phương tiện: (SGV - 49)
III. Lên lớp:
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
Trêng TiÓu häc Kim §ång
45
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp các hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ,
quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng.
- Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điêù khiển tập: 3-4 lần, GV quan sát,
nhận xét sửa chữa. Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua thực hiện.
b. Trò chơi vận động:
- Chơi trò chơi: “Bỏ khăn”.
- GV nêu trò chơi, giải thích và quy định cách chơi cho cả lớp, GV quan
sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, giao bài về nhà.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
-Chuyển 1 PS thành PS thập phân

-Chuyển hỗn số thành PS
-Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn , số đo có 2 tên đơn vị đo thành
số đo có 1 tên đơn vị đo .
II. Lên lớp:
1. Bài cũ : Làm bài tập 3 (14) - nhận xét
2. Bài mới :
Bài 1 : Làm vào vở
Cho HS tự làm rồi chữa bài . K hi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để
chọn cách làm hợp lí nhất . Chẳng hạn :

10
2
7:70
7:14
70
14
==
;
1000
46
2*500
2*23
500
23
==
;…….
Bài 2 : Làm vào vở
Cho HS tự làm rồi chữa bài .
Khi chữa bài nên gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thành PS .
Bài 3 : Làm vào phiếu học tập .

GV cho HS tự làm các phần a) ; b) ; c) rồi chữa bài . Nếu HS không tự
làm được thì hướng dẫn như trong SGK . Chẳng hạn :
a) 1dm =
m
10
1
b) 1g =
1000
1
kg c) 1 phút =
60
1
giờ
Bài 4 : Hướng dẫn HS cách chuyển theo mẫu SGK – HS làm vào vở
Trêng TiÓu häc Kim §ång
46
NguyÔn ThÞ Lan Anh
3. Hướng dẫn về nhà : Bài tập 5 (15)
Chính tả : Nhớ - viết : Thư gửi các học sinh
Quy tắc đánh dấu thanh
I .Yêu cầu : SGV ( 85 )
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS chép vần của các tiếng trong 2 dòng thơ đã cho vào mô hình .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu :
b) Hướng dẫn HS nhớ - viết :
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Thư gửi các HS .
- HS viết những từ khó vào bảng con .
- HS tự viết bài và dò bài .

- GV chấm , chữa 10 bài . HS đổi vở và chữa bài . GV nhận xét .
c) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2 : Đọc yêu cầu
- GV kẻ mô hình lên bảng : HS lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô
hình .
- Cả lớp làm vào vở .
Bài 3 : Nêu yêu cầu : Cách đánh dấu thanh .
- Nhiều em trả lời và GV kết luận : dấu thanh đặt ở âm chính .
3. Củng cố, dặn dò :
Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN DÂN
I . Yêu cầu :
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ : Nhân dân , biết 1 số thành ngữ ca ngợi
phẩm chất của nhân dân VN .
- Biết dùng từ để đặt câu .
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả ở tiết trước .
- Chấm chữa bài
2.Bài mới :
- Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1 :
Trêng TiÓu häc Kim §ång
47
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- HS đọc yêu cầu .
- GV giải nghĩa từ tiểu thương : người buôn bán nhỏ .
- HS thảo luận nhóm 2 , làm bài vào phiếu .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét .

- Cả lớp làm bài vào vở . VD : công nhân : thợ điện , thợ cơ khí .
Bài 3 :
- Yêu cầu : Đọc truyện và trả lời câu hỏi .
- Cả lớp đọc truyện Con rồng cháu tiên và trả lời câu hỏi : Vì sao người
VN ta gọi nhau là đồng bào ? ( Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ
Âu Cơ ) .
- Hỏi : Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( có nghĩa là cùng ) rồi đặt câu
với những từ đó ?
- Cho HS làm bài vào vở .
- Chấm chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò :
- Làm bài tập 2 ( 27 ) , tìm thêm từ ở bài tập 3 .
Chuẩn bị Luyện tập về từ đồng nghĩa .
Khoa học CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết :
- Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo
mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
- Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình
là phải chăm sóc , giúp đỡ phụ nhữ có thai .
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai .
II. Đồ dùng dạy học
Hình trang 12 , 13 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào ?
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
• Mục tiêu: HS nêu được những việc nen và không nên làm với phụ nữ có
thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ .
• Cách tiến hành:

Bước 1 :
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp :
Trêng TiÓu häc Kim §ång
48
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Quan sát các hình 1 , 2 , 3 ,4 trang 12 SGK để trả lời câu hỏi :
Phụ nữ có thai nên làm gì ? Tại sao ?
Bước 2 : HS trình bày .
Bước 3 : GV chốt ý ghi trên bảng .
Kết luận :
Phụ nữ có thai cần :
a)Ăn uống đủ chất , đủ lượng ;
b)Không dùng các chất kích thích như thuốc lá , thuốc lào , rươuh , ma tuý ..
c)Nghỉ ngơi nhiều hơn , tinh thần thoải mái ;
d)Tránh lao động nặng , tránh tiếp xúc với các chất đọc hoá học như thuốc
trừ sâu , thuốc diệt cỏ ………;
a) Đi khám thai định kì : 34 tháng 1 lần ;
g) Tiêm vắc cin phòng bệnh .
Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp :
• HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong
gia đình là phải chăm sóc , giúp đỡ phụ nữ có thai .
• Cách tiến hành :
- Hs quan sát các hình 5 , 6, 7, trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình
- Cả lớp cùng thảo luận câu hỏi :
Mọi người trong gia đình cần phải làn gì để thể hiện sự quan tâm , chăm
sóc đối với phụ nữ có thai ?
Kết luận: GV chốt ý như trong SGK .
Hoạt động 3 : Đóng vai :
- HS thảo luận câu hỏi trang 13 SGK
- Một số nhóm lên trình diễn trước lớp .

- Các nhóm khác theo dõi , bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với
phụ nữ có thai .
- Nhận xét .
- Kết luận .
3. Củng cố , dặn dò:
- Xem lai bài
-Chuẩn bị bài : “ Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì “
Ngày soạn : 17/9/2007
Dạy: Thứ 4 /19/9/2007
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về
Trêng TiÓu häc Kim §ång
49
NguyÔn ThÞ Lan Anh
-Cộng trừ 2 PS . Tính giá trị của biểu thức với PS
-Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn
vị đo
-Giải bài toán tìm 1 số biết giá trị 1 PS của số đó
II. Lên lớp :
1. Bài cũ : Làm bài tập 5 (15) - chữa bài
2. Bài mới :
Bài 1 : HS làm nháp – lên bảng chữa bài
Bài 3 : HS thực hiện trên phiếu
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng ( khoanh vào c )
HS đổi phiếu chấm bài
Bài 4 : Hướng dẫn làm như mẫu – HS làm vở
9m 5 dm = 9m +
10
5

m = 9
10
5
m
Bài 5 : Hướng dãn HS tóm tắt bài rồi tự giải vào vở
Các bước : 12:3 = 4 (km)
4  10 = 40 (km )
Đap số : 40 km
3. Hướng dẫn về nhà
Bài 2 (16)
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước .
I . Yêu cầu : SGV ( 91 )
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- Kể lại 1 câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về các anh hùng , danh nhân
của nước ta .
2. Bài mới :
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
- Một em đọc đề bài và phân tích đề : Trọng tâm là một việc làm tốt góp
phần xây dựng quê hương đất nước .
b) Gợi ý kể chuyện :
- HS đọc phần gợi ý SGK .
- GV lưu ý cho HS :
+ Kể chuyện có mở đầu , diễn biến , kết thúc .
+ Giới thiệu người có việc làm tốt : người ấy là ai ? Người ấy có lời nói ,
hành động gì đẹp ? Em nghĩ gì về lời nói và hành động của người ấy ?
Trêng TiÓu häc Kim §ång
50
NguyÔn ThÞ Lan Anh

- HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể .
- HS chuẩn bị dàn ý câu chuyện
c) HS thực hành kể chuyện :
- Từng căpj kể cho nhau nghe chuyện của mình .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Nêu nội dung , ý nghĩa của câu chuyện mình kể .
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay , có câu chuyện hay .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai .
Tập đọc : LÒNG DÂN ( tiếp theo )
I . Yêu cầu : SGV (93 )
II. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc :
- Một HS khá , giỏi đọc phần tiếp của vở kịch .
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch
- Ba, bốn tốp tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp của vở kịch .
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 cuả vở kịch
* Tìm hiểu bài :
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
( Khi bọn giặc ……chứ hổng phải tía)
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
( Dì vờ hỏi …….biết mà nói theo )
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là “ Lòng dân” ?
( Vì vở kịch thể hiện……..với cách mạng )

c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn 1tốp HS đọc diễn cảm 1 đoạn kịch theo cách phân vai ,
mỗi HS đọc 1 vai .
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ màn kịch .
- Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất .
3. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại nội dung đoạn kịch
Trêng TiÓu häc Kim §ång
51
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- GV nhận xét tiết học .
Lịch sử CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu : Hs biết
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và 1
số quan lại yêu nước tổ chức , đã mở đầu cho phong trào Cần vương
(1885 – 18896 )
- Trân trọng , tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ VN
- Hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- Hãy nêu những đề nghị canh tân đát nước của NTT
- Đọc bài học
2. Bài mới :
• Hoạt động 1 : Giao nhiệm vụ
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ
hoà trong triều đình nhà Nguyễn
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ?
- Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế

- Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
• Hoạt động 2 :
Hs thảo luận về các nhiệm vụ học tập
• Hoạt động 3 :
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận – GV tóm tắt – ghi bảng
• Hoạt động 4 :
-Em biết gì vè phong trào Cần vương
- Em biết ở đau có đương phố , trường học ….. mang tên lãnh tụ phong
trào Cần vương
3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu bài học
- Chuẩn bị bài 4
Kỹ thuật: (GV BỘ MÔN)
Ngày soạn : 18/9/2007
Trêng TiÓu häc Kim §ång
52
NguyÔn ThÞ Lan Anh
Dạy : Thứ 5 /20/9/2007
Thể dục: Bà i 6
I. Mục tiêu: (SGV - 50)
II. Địa điểm, phương tiện: (SGV - 50)
III. Lên lớp:
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập
luyện.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình, đội ngũ:

- Ôn: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, vòng phải, vòng trái.
- GV điều khiển lớp tập, chia tổ tập luyện.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ tập luyện tốt.
- Tập cả lớp để củng cố.
b. Trò chơi vận động:
Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. GV nêu tên trò chơi, giải thích, quy định và
cách chơi, Cả lớp cùng chơi, GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng trong
cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS các tổ đi nối nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa thực hiện
động tác thả lỏng, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ, đứng lại mặt quay vào tâm
vòng tròn.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Giao bài về nhà.
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I Mục tiêu :
Giúp HS củng về :
-Nhân , chia 2 PS . Tìm thành phần chưa biết của phép tính với PS .
-Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên
đơn vị đo
Trêng TiÓu häc Kim §ång
53
NguyÔn ThÞ Lan Anh
-Tính diện tích của mảnh đất
II Lên lớp :
1. Bài cũ : Làm bài tập 2 (16) - nhận xét
2. Bài mới :
Bài 1 : HS tự làm vào vở rồi chữa bài
2

4
1
 3
5
2
=
4
9

5
17
=
20
153

1
5
1
: 1
3
1
=
5
6
:
3
4
=
5
6


20
18
4
3
=
=
10
9
Bài 2 : HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết , tự làm phần a , d vào
vở rồi chữa bài
Bài 3 : Hướng dẫn cách viết các số đo độ dài ( theo mẫu ) – HS làm nháp
Bài 4 : Cho HS tính ở vở nháp rồi trả lời miệng .
(Khoanh vào b )
3. Hướng dẫn về nhà :
Làm các phần bài tập còn lại
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I .Yêu cầu :
- Qua phân tích bài văn Mưa rào , hiểu thêm về cách quan sát và chọn
lọc chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh .
- Biết chuyển những điều đã quan sát được về 1 cơn mưa thành 1 dàn ý
với các ý thể hiện sự quan sát riêng của mình ; biết trình bày dàn ý
trước các bạn rõ ràng , tự nhiên .
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
- GV kiểm tra vở HS , xem làm lại BT 2 .
2 Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1 :

- GV mời 1 HS đọc toàn bộ nội dung của bài tập 1 . Cả lớp theo dõi
trong SGK .
- HS cả lớp đọc thầm lại bài Mưa rào .
- HS thảo luận nhóm 4 .
- HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải .
- Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến :
+ Mây : nặng , đặc xịt .
+ Gió : thổi giật
Trêng TiÓu häc Kim §ång
54
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc
cơn mưa
+ Tiếng mưa : Lúc đầu : lẹt đẹt …
+ Hạt mưa : Những giọt nước lăn xuống mái phên …….
- Những từ ngữ tả cây cối , con vật ,bầu trời trong và sau trận mưa :
+ Trong mưa : Lá đào , lá na , lá sói vẫy tai run rẩy …….
+ Sau trận mưa : Trời rạng dần ……..
- Tác giả quan sát cơn mưa bằng các giác quan nào ?
+ Bằng mắt .
+ Bằng tai nghe
+ Làn da
+ Mũi ngửi
Bài tập 2 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài văn .
- GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học .
- Dựa trên kết quả quan sát , mỗi HS tự lạp dàn ý vào vở hoặc VBT .
- Một số HS tiếp nối nhau trình bày . Cả lớp và GV nhận xét . GV chấm
điểm những dàn ý tốt
3 Củng cố , dặn dò :

- GV nhận xét tiết học .
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh .
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I . Yêu cầu :
- Luyện tập sử dụng đúng chỗ 1 số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn ,
đoạn văn .
- Biết thêm 1 số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa : nói về tình cảm
của người Việt đối với đất nước quê hương .
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
- GV kiểm tra 2 – 3 HS làm lại bài tập 3 , 4b , 4c trong tiết LTVC tuần
trước .
2 Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1 :
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS cả lớp đọc thầm nội dung của bài tập , quan sát tranh minh hoạ
trong SGK , làm vào vở hoặc VBT .
Trêng TiÓu häc Kim §ång
55
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Một , hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp vào những ô
trống : Lệ đeo ba lô , Thư xách túi đàn , Tuấn vác thùng giấy , Tân và
Hưng khiêng lều trại , Phượng kẹp báo .
Bài tập 2 :
- HS đọc nội dung bài tập 2 .
- GV giải nghĩa từ cội trong câu tục ngữ Lá rụng về cội .
- Một HS đọc lại 3 ý đã cho ( làm người …….nơi ở cũ )
- Cả lớp trao đổi , thảo luận , đi đến lời giải đúng : Gắn bó với quê hương

là tình cảm tự nhiên .
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ .
Bài tập 3 :
- HS đọc yêu cầu BT 3 , suy nghĩ , chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em
yêu để viết thành 1 đoạn văn miêu tả .
- GV mời 1 HS khá , giỏi nói 1 vài câu làm mẫu .
- HS làm bài vào vở hoặc VBT .
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình .
- Cả lớp và GV nhận xét .
3 Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS viết đoạn văn ở bài tập 3 chưa đạt về
nhà viết lại đoạn văn để đạt chất lượng cao hơn
Địa lí: KHÍ HẬU
I Mục tiêu : HS :
- Trình bày đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta .
- Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc và
Nam .
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của
nhân dân ta .
II Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN .
- Quả Địa cầu .
III Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1 Bài cũ :
- Nêu đặc điểm địa hình nước ta .
- Kể tên 1 vài khoáng sản nước ta .
2 Bài mới :
a) Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa :
• Hoạt động 1 : ( Làm việc theo nhóm 4 )
Trêng TiÓu häc Kim §ång

56
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Quan sát quả Địa cầu , hình 1 và đọc nội dung SGK .
+ Chỉ vị trí của VN trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí
hậu nào ? Ở đới khí hậu đó , nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta .
+ Hoàn thành bảng sau :
Thời gian gió
mùa thổi
Hướng gió chính
Tháng 1
Tháng 7
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung .
- GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- GV gọi 1 số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7
trên bản đồ Khí hậu VN
Kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao gió và mưa
thay đổi theo mùa .
b.Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau :
• Hoạt động 2 :
- HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch mã trên bản đồ .
- GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và
miền Nam .
- Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK , hãy tìm sự khác biệt giữa khí hậu
miền Bắc và miền Nam :
+ Về sự chênh lệch niệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 .
+ Về các mùa khí hậu .
+ Chỉ trên hình 1 , miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng
quanh năm .

- HS trình bày kết quả .
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận như trong
SGK .
C, Ảnh hưởng của khí hậu :
• Hoạt động 3 :
- Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta như
thế nào ? ( Thuận lợi : cây cối phát triển , xanh tốt quanh năm . Khó
khăn : có năm mưa lớn gây lũ lụt , có năm ít mưa gây hạn hán , bão có
sức tàn phá lớn ….)
3 Củng cố , dặn dò :
- Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta .
Trêng TiÓu häc Kim §ång
57
NguyÔn ThÞ Lan Anh
- Đọc bài học .
- Chuẩn bị bài : “ Sông ngòi “
Ngày soạn : 19/9/2007
Dạy: Thứ 6, 21/9/2007
Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu :
-Giúp HS ôn tập , củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4:
--Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số đó .
II. Lên lớp :
1.Bài cũ : tính :
6
5
2
1
3
2

−+
đổi ra hỗn số : 8 dm 9 cm ; 12 cm 5 mm
2.Bài mới :
-HS nhắc lại cách tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó
-HS lần lượt thực hiện bài toán 1, bài toán 2 SGK để ôn lại cách làm
-Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Dựa vào bài mẫu,HS tự làm bài tập a,b vào vở nháp,
-2 em lên bảng trình bày, mỗi em làm 1 phần.
Bài 2 : HS đọc đề - tóm tắt bằng sơ đồ - hướng dẫn cách giải – HS làm
vào vở.
Bài giải : ta có sơ đồ : Loại 1 :
Loại 2 :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
3 – 1 = 2 (phần )
Số lít nước mắm loại 1 là :
12 : 2  3 = 18 (l)
Số lít nước mắm loại 2 là :
18 –12 = 6 (l)
ĐS : 18 l và 6 l
3.Hướng dẫn về nhà :
Bài tập 3 (18).
Chú ý : tổng ở trong bài là nửa chu vi
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Trêng TiÓu häc Kim §ång
58
NguyÔn ThÞ Lan Anh
I . Yêu cầu :
- Biết hoàn chỉnh đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn .
- Biết chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa thành 1 đoạn
văn miêu tả chân thực , tự nhiên .

II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
- GV kiểm tra , chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả 1 cơn mưa .
2 Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài tập 1 :
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 .
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài : tả quang cảnh sau cơn mưa
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn
+ Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay
+ Đoạn 2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa .
+ Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa .
+ Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa .
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn
- HS làm vào vở hoặc VBT .
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm . Cả lớp và GV nhận xét . GV khen
ngợi những HS viết hoàn chỉnh rất hợp lí , tự nhiên các đoạn văn .
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- Hướng dẫn dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài tả cơn mưa để viết
- HS cả lớp viết bài .
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết . Cả lớp và Gv nhận
xét. .GV chấm điểm 1 số đoạn viết hay .
3 Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa .
Khoa học: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
I. Yêu cầu: (SGV-33)
II. Đồ dùng dạy học: (SGV-33)

III. Lên lớp:
1. Bài cũ : Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai?
Trêng TiÓu häc Kim §ång
59
NguyÔn ThÞ Lan Anh
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm
được.
GV yêu cầu HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã
sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp: Em bé là ai? Mấy tuổi? Biết làm gì?
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 3, chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
• Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3
tuổi; Từ 3 đến 6 tuổi; từ 6 đến 12 tuổi.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi (SGV - 34).
- HS chơi, GV yêu cầu HS đưa ra đáp án để đánh giá kết quả các nhóm.
Hoạt động 3 : Thực hành:
• Mục tiêu: Nêu được đặc điểm và tần quan trọng của tuổi dậy thì đối với
cuộc đời của mỗi người.
- HS đọc thông tin (SGK - 15) trả lời câu hỏi: “Tại sao nói tuổi dậy thì đặc biệt
quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người?”
-GV Kết luận (SGV - 34).
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc: (GV BỘ MÔN)
Sinh hoạt lớp
I. Yêu cầu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Lập kế hoạch tuần tới.
- Giáo dục ý thức phê và tự phê.

II. Lên lớp:
- Sinh hoạt văn nghệ.
- Lớp trưởng nhận xét,đánh giá chung về các mặt.
- Các ttổ nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra kế hoạch
a. Tiếp tục ổn định sỉ số.
b. Vệ sinh sạch sẽ, trang phục gọn gàng.
c. Phát huy công tác sinh hoạt đầu giờ.
Tuần 4
Ngày soạn: 22/9/2007
Ngày giảng: Thứ hai, 24/9/2007
Trêng TiÓu häc Kim §ång
60
NguyÔn ThÞ Lan Anh
Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I . Yêu cầu :
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài .
- Đọc diễn cảm .
- Hiểu ý chính của bài : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng
sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới .
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân và trả lời c/âu hỏi về nội dung ,
ý nghĩa của vở kịch .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc :

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình đã hướng dẫn .
- HS quan sát tranh Xa- da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm .
- Có thể chia làm 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
+ Đoạn 2 : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra .
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki .
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô –si-ma .
- Giải nghĩa các từ khó đã chú giải trong SGK .
* Tìm hiểu bài :
- Xa- da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào ? ( Từ khi Mĩ ném 2 quả
bom nguyên tử xuống Nhật Bản )
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? ( Bằng cách ngày
ngày gấp sếu ….phòng khi em khỏi bệnh )
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?
( Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-
da-cô )
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?( Khi Xa-da-cô chết
…….mãi mãi hoà bình )
- Nếu được đúng trước tượng đài , em sẽ nói gì với Xa-da-cô ? ( Chúng tôi căm
ghét chiến tranh ……)
- Câu hỏi bổ sung : câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? ( Tố cáo tội ác
chiến tranh hạt nhân ….thế giới )
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn của bài văn .
3. Củng cố , dặn dò :
- HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói .
- GV nhận xét tiết học . Tiếp tục luyện đọc bài văn .
Trêng TiÓu häc Kim §ång
61
NguyÔn ThÞ Lan Anh

Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu :
-Giúp HS qua ví dụ cụ thể , làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ
- Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ : - Giải bài tập 3 (18)
- Nhận xét ,chữa bài.
2. Bài mới :
a.Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
- GV nêu ví dụ trong SGK để HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ,2 giờ,
3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.

Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ
Quảng đường đi được 4 km 8 km 12 km
-Cho HS quan sát bảng sau đó nêu nhận xét ( như SGK )
-GV chưa đưa ra khái niệm , thuật ngữ “ tỉ lệ thuận “
b. Giới thiệu bài toán và cách giải
-GV nêu bài toán (SGK)
+Có mấy cách giải bài toán? (HS nêu được 2 cách giải đã học : Rút về đơn vị -
Tìm tỉ số.)
-Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán :
2 giờ: 90 km
4 giờ :…km?
-Gọi 2 em lên bảng giải bài toán theo 2 cách đã nêu
-lớp làm vào nháp rồi nhận xét
- GV lưu ý cho HS : tuỳ theo từng trường hợp , bài toán được giải theo cách 1
hoặc cách 2.
c.Luyện tập :
Bài 1: HS đọc đề - Tóm tắt -Hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị
+Tìm số tiền mua 1m vải

+Tìm số tiền mua 7m vải
HS làm vào vở
Bài 2 : HS đọc đề -Tóm tắt – HS nêu cách giải
Trình bày vào vở -1 em lên bảng làm theo cách 1 hoặc cách 2
Chấm ,chữa bài.
3.Hướng dẫn về nhà : Bài tập 3 (19)
Tóm tắt và giải tương tự.
Đạo đức: ( GV BỘ MÔN )
Trêng TiÓu häc Kim §ång
62
NguyÔn ThÞ Lan Anh
Mỹ thuật: ( GV BỘ MÔN )
Ngày soạn: 23/9/2007
Ngày giảng: Thứ ba, 25/9/2007
Thể dục: Bài 7
I.Mục tiêu: - Ôn đội hình đội ngũ.
- Chơi trò chơi “ Hoàng Anh Hoàng Yến”
II. Địa điểm, phương tiện: (SGV - 52)
III. Lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay.
- Chơi trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, vòng phải, vòng trái, đổi
chân khi đi sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập, chia tổ tổ trưởng điều khiển tập luyện.
- GV quan sát, sửa sai, nhận xét.
- Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua thực hiện, GV quan sát, nhận xét, đánh

giá, biểu dương các tổ tập tốt.
b. Chơi trò chơi vận động:
Chơi trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến”:
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích và qui
định cách chơi. Cho cả lớp chơi 2 lần.
3. Phần kết thúc:
- Cho cả lớp chạy đều, nối thành một vòng lớn rồi thành vòng tròn nhỏ.
- Tập động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Giao bài về nhà.
Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố, rèn khả năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
Trêng TiÓu häc Kim §ång
63
NguyÔn ThÞ Lan Anh
II. Lên lớp :
1.Bài cũ :
Hai em làm bài tập 3 - Chấm bài.
2.Bài mới : * Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
Luyện tập về giải toán
Bài 1 : yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải vào vở bằng cách rút về đơn vị.
Tóm tắt :
12 quyển : 24 000 đồng
30 quyển : ………đồng ?
Bài giải :
Giá tiền 1 quyển vở là:
24000: 12 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:

2000  30 = 60000 (đồng )
Đáp số: 60000 đồng
Bài 2 : Hướng dẫn tương tự- HS làm vào vở
Lưu ý cho HS : 2 tá bút chì là 24 bút chì
Bài 3 : Gợi ý cho HS giải bằng cách rút về đơn vị
HS tự giải rồi chữa bài
3.Hướng dẫn về nhà :
Làm bài tập 4 (20)
Chính tả : (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gỗc Bỉ
Quy tắc đánh dấu thanh
I . Yêu cầu :
- Nghe - viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
- Tiếp tục củng cố về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong
tiếng .
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS viết vần của các tiếng chúng – tôi – mong - thế - giới – này – mãi – mãi –
hoà – bình vào mô hình cấu tạo vần .
2. Bài mới :
a) Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc toàn bài chính tả . HS theo dõi SGK .
- HS đọc thầm lại .
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 :
- HS đọc nội dung bài tập .
- Hai HS lên bảng làm bài trên phiếu ; Nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng .
- Nhận xét , chữa bài .
Bài 3 :
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình đã hướng dẫn
- Quy tắc :

Trêng TiÓu häc Kim §ång
64
NguyÔn ThÞ Lan Anh
+ Trong tiếng nghĩa ( không có âm cuối ) : Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi
nguyên âm đôi .
+ Trong tiếng chiến ( có âm cuối ) : Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên
âm đôi .
3. Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia / iê
Luyện từ và câu : TỪ TRÁI NGHĨA
I . Yêu cầu :
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa ,tác dụng của từ trái nghĩa .
- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt với những từ trái nghĩa .
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật trong bài Sắc màu
em yêu .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Phần nhận xét :
* Bài 1 :
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa , phi nghĩa .
- Chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ có ý nghĩa trái ngược nhau . Đó là những từ
trái nghĩa .
* Bài 2 :
- Hướng dẫn , HS làm vào nháp .
* Bài 3 :
- Thảo luận nhóm , trình bày .
c) Ghi nhớ :

- HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK .
d) Phần luyện tập :
Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu của bài tập , tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ ,
tục ngữ .
- GV mời 4 HS lên bảng - mỗi em gạch chân những từ trai nghĩa trong mỗi
thành ngữ , tục ngữ .
Bài 2 :
- Cách tổ chức tương tự bài 1 .
- Lời giải : hẹp / rộng , xấu / đẹp , trên / dưới .
Bài 3 :
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi , rồi thi tiếp sức .
- Các nhóm trình bày .
- Ghi điểm thi đua .
3. Củng cố , dặn dò :
- Làm bài tập 4 .
Trêng TiÓu häc Kim §ång
65
NguyÔn ThÞ Lan Anh

Khoa học: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu :
Sau bài học , HS biết :
d) Nêu 1 số đặc diểm chung của tuổi vị thành niên , tuổi trưởng thành , tuổi
già .
e) Xác định bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời
II. Đồ dùng dạy học :
f) Thông tin và hình trang 16 , 17 SGK
g) Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác
nhau

III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Nêu 1 số đặc điểm của trẻ em ở từng lứa tuổi ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : LÀm việc với SGK
• Mục tiêu : HS nêu được 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên , tuổi trưởng
thành , tuổi già .
• Cách tiến hành :
- HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGKvà thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của
từng giai đoạn lứa tuổi .
- GV theo dõi , hướng dẫn .
- Làmviệc cả lớp : Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
Hoạt động 2: Trò chơi : “ Ai ? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời ? “
• Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên , tuổi trưởng thành , tuổi già
đã học ở phần trên.
- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời
• Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia lớp thành 4 nhóm . Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình . Yêu cầu các em
xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu
đặc điểm của giai đoạn đó.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
Kết luận : như SGK
3 Củng cố , dặn dò :
- Ở tuổi dậy thì có đặc điểm gì ?
- Chuẩn bị bài mới : “ Vệ sinh ở tuổi dậy thì “
Trêng TiÓu häc Kim §ång

66
NguyÔn ThÞ Lan Anh
Ngày soạn: 24/9/2007
Ngày soạn: Thứ tư, 26/9/2007
Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tt)
I. Mục tiêu :
Giúp HS qua ví dụ cụ thể làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ và giải bài toán liên quan
đến quan hệ tỉ lệ đó.
II. Lên lớp :
1.Bài cũ : làm bài tập 4 (20) - Nhận xét.
2.Bài mới :
a,Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
-GV nêu ví dụ ( Kẻ lên bảng )

Số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao 5 kg 10 kg 20 kg
Số bao gạo 20 bao 10 bao 5 bao
-Lần lượt cho HS tìm kết quả số bao gạo có được khi chia đều 100 kg gạo vào
mỗi bao đựng 5 kg, 10 kg, 20 kg rồi điền vào bảng
-HS nêu nhận xét (như SGK)
*Lưu ý :GV không đưa khái niệm và thuật ngữ “tỉ lệ nghịch”
b, Giới thiệu bài toán và cách giải :
-Gv nêu bài toán (SGK)
-Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán lên bảng.
2 ngày : 12 người
4 ngày : ….người?
+Có mấy cách giải bài toán? (HS nêu được 2 cách giải đã học :Rút về đơn vị -
Tìm tỉ số )
-Gọi 2 em lên bảng giải theo 2 cách trên .
-Lớp làm vào nháp rồi nhận xét.
C,Luyện tập : Vận dụng 2 cách giải trên hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 : HS đọc đề - Tóm tắt - Gợi ý cho HS giải bằng cách Rút về đơn vị
Tóm tắt :
7 ngày : 10 người Bài giải:
5 ngày : …. người? Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần:
10  7 = 70 (người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần:
70 : 5 = 14 (người)
Đáp số : 14 người
Bài 3 : Hướng dẫn Hs giải bằng cách Tìm tỉ số
HS làm vào vở - 1 em lên bảng chữa bài .
3.Hướng dẫn về nhà :
Bài tập 2 (21)
-Gợi ý giải bằng cách Rút về đơn vị.
Trêng TiÓu häc Kim §ång
67
NguyÔn ThÞ Lan Anh
Kể chuyện : TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I . Yêu cầu :
- Rèn kĩ năng nói , kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai ; kết hợp lời
kể với điệu bộ , net mặt 1 cách tự nhiên .
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện .
- Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK .
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- HS kể việc làm tốt xây dựng quê hương đất nước của 1 người mà em biết .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu truyện phim
b) GV kể chuyện ( 2 –3 lần )

- GV kể lần 1 , kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày , tháng , tên riêng kèmtheo
chức vụ , công việc cuae những lính Mĩ .
- GV kể lần 2 , kết hợp chỉ từng hình ảnh minh hoạ phim SGK .
c) Hướng dẫn HS kể chuyện : Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- KC theo nhóm : HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm . Cả nhóm trao đổi
cùng các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
- Thi KC trước lớp : Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : Chuyện giúp bạn hiểu
điều gì ? Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ? Hành động của những người lính
Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ?
3. Củng cố , dặn dò :
- Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những
người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ cua quân đội Mĩ
trong cuộc chiến tranh xâm lược VN .
- GV nhận xét tiết học .
Tập đọc : BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I . Yêu cầu :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo
vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Thuộc lòng bài thơ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HS đọc lại bài Những con sếu bằng giấy và trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- 1 em đọc toàn bài.
Trêng TiÓu häc Kim §ång
68

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×