www.VIETMATHS.com
Câu 1: Một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong giảm phân của tế bào sinh
tinh (2n), cá thể này
A. có thể sinh ra một tỉ lệ con bình thường.
B. luôn sinh ra đời con mắc đột bíên dị bội.
C. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống.
D. không thể cho giao tử n + 1.
Câu 2: Câu khẳng định nào dưới đây đúng với các loài sinh sản hữu tính?
A. Loài nào có kích thước nhiễm sắc thể càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú.
B. Loài nào có số lượng gen lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú.
C. Loài nào có lượng ADN càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên (CLTN) càng lớn.
D. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể đơn bội càng lớn thì thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong
phú.
Câu 3: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. II, I, III, IV. B. I, III, IV, II. C. II, I, IV, III. D. I, II, III, IV.
Câu 4: Quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì
A. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. B. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp.
C. tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. D. tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Câu 5: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử
không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể trong trường hợp không có trao đổi chéo? Cho rằng sự kết hợp và phân li
của các nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên
A. 12. B. 64. C. 32. D. 24.
Câu 6: Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen A và a (A trội hoàn toàn
so với a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64. B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,0625.
C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,75. D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,91
Câu 7: Một quần thể người gồm 20 000 người, thống kê thấy có 4 nữ bị máu khó đông. Biết quần thể này ở trạng thái cân
bằng, tỷ lệ nam nữ trong quần thể người trên là 1 : 1. Số nam bị máu khó đông trong quần thể người trên là.
A. 392. B. 200. C. 400. D. 9800.
Câu 8: Khi gen ngoài nhân của tế bào mẹ bị đột biến thì
A. gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
B. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình.
C. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.
D. gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.
Câu 9: Một đột biến gen lặn trên NST thường làm người bệnh (aa) không tổng hợp được enzim chuyển hóa pheninalanin
thành tizorin gây bệnh pheninketo niệu. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất về việc cá thể Aa cũng khoẻ mạnh như cá thể
AA?
A. Lượng enzim tạo bởi cá thể Aa đủ để chuyển hóa pheninalanin.
www.VIETMATHS.com
B. Trong cơ thể dị hợp tử gen A ngăn ngừa sự phiên mã của a.
C. Sản phẩm của alen trội A ức chế hoạt động alen lặn a.
D. Alen lặn mã hoá cho phân tử protein không hoạt động.
Câu 10: Sự mềm dẻo của kiểu hình được hiểu như sau
A. Kiểu gen thay đổi nhưng kiểu hình thì không. B. Kiểu gen và kiểu hình đều thay đổi.
C. Kiểu gen và kiểu hình không thay đổi. D. Kiểu hình thay đổi nhưng kiểu gen thì không.
A. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%. B. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.
C. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%. D. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.
Câu 12: Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau: Trộn vỏ prôtein của
chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi của chủng
B. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc
A. chủng AB. B. chủng B. C. chủng A và chủng B. D. chủng A.
Câu 13: Ở người gen H qui định máu đông bình thường, h qui định máu khó đông nằm trên NST giới tính X. Một
gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai máu khó đông và có hội chứng claifentơ. Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. Mẹ X
H
X
h
, bố X
H
Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
B. Mẹ X
h
X
h
, bố X
H
Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C. Mẹ X
H
X
H
, bố X
h
Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D. Mẹ X
H
X
h
, bố X
H
Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
Câu 14: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là
A. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
Câu 15: Ở một loài bọ cánh cứng: gen A qui định mắt dẹt là trội so với gen a qui định mắt lồi. Gen B qui định mắt xám là
trội so với gen b qui định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi
sinh. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
A. 195. B. 260. C. 65. D. 130.
Câu 16: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt mạch?
A. Nhóm phôtphát. B. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát.
C. Đường. D. Bazơ nitơ.
Câu 17: Ở một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ
là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể
cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số
tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,6; a =0,4; B = 0,7; b =0,3. B. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4.
C. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5. D. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4.
Câu 18: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là
A. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành
phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
B. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục
hình thành cơ thể mới.
C. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi
rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
D. chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào một tế bào xôma , kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình
thành cơ thể mới.
Câu 19: Một phân tử ADN chứa toàn N
15
có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa N
14
. Số phân tử
ADN còn chứa N
15
chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 6,25%.
Câu 20: Có 5 tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đê
́
m đươ
̣
c tô
̉
ng số nhiễm sắc thể kép là
A. 120. B. 80. C. 40. D. 160.
www.VIETMATHS.com
Câu 21: Ở người bộ NST 2n = 46. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo. Tỷ lệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ bất kì
có chứa 23 NST của bà nội là
A. 2
46
. B. 1/2
46
. C. 2
23
. D. 1/2
23
.
Câu 22: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác
nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là
A. 87,36%. B. 81,25%. C. 31,36%. D. 56,25%
Câu 23: Nghiên cứu ở một loài thực vật người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi
chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên
tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể tứ bội. D. thể lệch bội.
Câu 24: Ở một loài thú gen A qui định lông đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng nằm trên vùng tương
đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Phép lai thuận giữa con cái đen thuần chủng với con đực trắng được F1, cho F1 ta
̣
p giao,
thu được ở F2 tỉ lệ 3 đen: 1 trắng trong đó con trắng toàn là con đực. Phép lai nghịch sẽ cho kết quả
A. 1 cái đen : 1 cái trắng : 1 đực đen : 1 đực trắng. B. 3 trắng : 1 đen (toàn con đực).
C. 3 đen : 1 trắng (toàn con đực) D. 3 đen : 1 trắng (toàn con cái).
Câu 26: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến và di - nhập gen.
C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 27: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi mô
̣
t số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlynucleotit mới lấy nguyên
liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi
A. 5 lần. B. 6 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Câu 28: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. các cá thể trong quần thể luôn hỗ trợ lẫn nhau. B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
C. các các thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau. D. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
Câu 29: Có 4 loài thuỷ sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1 sống trên mặt đất gần bờ
biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000
mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 30: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E, trong đó:A=
400 kg; B=500kg; C= 4000 kg; D= 40 kg; E= 4kg.Chuỗi thức ăn nào sau đây là bền vững nhất.
A. C → A→ D → E. B. E → D → C → B.
C. E → D →A→ C. D. A→ B → C → D.
Câu 31: Châu chấu cái có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX (2n = 24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n
=23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp không xảy ra đột biến và
trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
A. 2
11
+ 1 loại. B. 2
12
+ 1 loại. C. 2
11
loại. D. 2
12
loại.
Câu 32: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
B. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
C. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính
www.VIETMATHS.com
Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả
đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong
tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến,
tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng ở F1 là:
A. 1% B. 58% C. 17% D. 34%
Câu 34: Trong thực nghiệm người ta tạo ra một loại mARN chỉ có 2 loại nu là A và U với tỉ lệ tương ứng là 4 : 3. Xác
định tỉ lệ các bộ ba có 1 nuclêôtit loại A và 2 nu loại U trên tổng số các bộ ba có thể có của mARN trên?
A. 27/343 B. 1/64 C. 64/343 D. 108/343
Câu 35: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn:
(1) phiên mã; (2) gắn ribôxôm vào mARN; (3) cắt các intron ra khỏi ARN; (4)gắn ARN pôlymeaza vào ADN; (5) chuỗi
pôlipeptit cuộn xoắn lại; (6) mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit. Trình tự đúng là
A. (4) => (1)=>(3)=>(6)=>(5)=>(2) B. (4) => (1)=>(3)=>(2)=>(6)=>(5)
C. (4) => (1)=>(2)=>(6)=>(3)=>(5) D. (1) => (3)=>(2)=>(5)=>(4)=>(6)
Câu 36: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị
nă
̀
m trên NST thươ
̀
ng. Nếu trong 1 cộng đồng người cân bằng di truyền, tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ
chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái
không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97%. B. 9,4%. C. 1,7%. D. 52%.
Câu 38: Ở một loài thực vật, A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, B quy định quả tròn
trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen Ab/aB, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Kết quả
nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 12,25%. B. 7,29%. C. 16%. D. 5,25%.
Câu 39: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì
A. các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.
B. loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
C. loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và
đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
D. loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 40: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, không co
́
đô
̣
t biê
́
n xa
̉
y ra. Phép lai nào sau
đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?
A. AaBb x AaBb. B. AB/ab x AB/ab
C. AaX
B
X
B
x AaX
b
Y D. AaX
B
X
b
x AaX
b
Y
Câu 41: Điều nào dưới đây là không đúng với các các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn?
A. Axit amin metiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
B. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
C. Đều bắt đầu bằng axit amin metiônin.
D. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí đầu tiên thường bị cắt bỏ.
Câu 42: Cho phép lai P: AaBb x aabb
F1: 40 A- B- : 40 aabb : 11 A- bb : 9 aaB-
Hãy cho biết hai gen A và B di truyền theo quy luật nào?
A. Liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 39%.
B. Liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 20%.
www.VIETMATHS.com
C. Liên kết hoàn toàn.
D. Phân li độc lập, 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen nằm trên NST giới tính.
Câu 43: Một đột biến ở ADN ti thể gây bệnh LHON cho người (gây chứng mù đột phát ở người lớn). Phát biểu nào sau
đây là đúng về sự di truyền bệnh này?
A. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ khi người mẹ mắc bệnh.
B. Bệnh chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp (aa).
C. Một người chỉ mắc bệnh khi cả ti thể từ cha và mẹ đều mang đột biến.
D. Bệnh chỉ xuất hiện nữ khi cả bố và mẹ mắc bệnh.
Câu 44: Sử dụng chuỗi thức ăn sau : Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật
tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng
cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. 0,57%. B. 0,42% C. 45,5%. D. 0,92%.
Câu 45: Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A
0
, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ
A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về
gen này trong giao tử là
A. A = T = 975, G = X= 225. B. A = T = 675, G = X = 525.
C. A = T = 1650, G = X =750. D. A = T = 2325, G = X =1275.
Câu 46: Khẳng định nào dưới đây là không đúng về ARN pôlymeaza của sinh vật nhân sơ
A. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'.
B. Chỉ có 1 loại ARN polymerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
C. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen.
D. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
Câu 47: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau
Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu?
A. 0,5. B. 0,33. C. 0,67. D. 0,75.
Câu 48: Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều
như nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn,
được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo
lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là
A. 42%. B. 38%. C. 19%. D. 54%.