Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

GIÁ TRỊ của PHÂN LOẠI IOTA TRONG SIÊU âm ĐÁNH GIÁ KHỐI u BUỒNG TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.58 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TỪ ĐỨC NGỌC

GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI IOTA TRONG SIÊU ÂM
ĐÁNH GIÁ KHỐI U BUỒNG TRỨNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TỪ ĐỨC NGỌC

GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI IOTA TRONG SIÊU ÂM
ĐÁNH GIÁ KHỐI U BUỒNG TRỨNG

Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
Mã số : 60720166

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. Bùi Văn Lệnh
2. TS. Lê Tuấn Linh

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đặc điểm phôi thai học, giải phẫu và sinh lý buồng trứng......................3
1.1.1. Phôi thai học buồng trứng.................................................................3
1.1.2. Giải phẫu buồng trứng......................................................................4
1.1.3. Sinh lý buồng trứng...........................................................................5
1.2. Đặc điểm đại thể của một số khối UBT..................................................6
1.2.1. Khối u cơ năng – bệnh lý lành tính...................................................6
1.3. Các phương pháp chẩn đoán ubt.............................................................9
1.3.1. Khám lâm sàng..................................................................................9
1.3.2. Xét nghiệm CA125.........................................................................10
1.3.3. Nội soi ổ bụng.................................................................................11
1.3.4. Chẩn đoán hình ảnh.........................................................................12
1.4. Đặc điểm hình ảnh siêu âm ubt.............................................................14
1.4.1. Hình ảnh khối UBT nói chung........................................................14
1.4.2. Các hình ảnh chi tiết của khối UBT................................................15
1.4.3. Phân loại đơn giản khối UBT..........................................................18
1.5. Tình hình nghiên cứu chẩn đoán siêu âm ubt........................................18
1.5.1. Trên thế giới....................................................................................18
1.5.2. Ở Việt Nam.....................................................................................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................24
2.2. Số lượng bệnh nhân nghiên cứu............................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.....................................................................24
2.4. Nội dung và các biến số nghiên cứu.....................................................24
2.4.1. Phương tiện nghiên cứu..................................................................25
2.4.2. Các biến số nghiên cứu...................................................................25
2.4.3. Các loại sai số.................................................................................27
2.4.4. Thu thập số liệu...............................................................................28
2.4.5. Phân tích và xử lí số liệu.................................................................28
2.4.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.................................................28
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................29
3.1. Đặc điểm chung.....................................................................................29
3.2 đặc điểm hình ảnh trên siêu âm..............................................................30
3.3 giá trị của siêu âm..................................................................................31
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................33
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu..........................................................25
Bảng 3.1. Phân loại lành tính – ác tính theo GPB...........................................29
Bảng 3.2. Phân loại cụ thể khối UBT theo GPB.............................................29

Bảng 3.3. Phân bố tuổi....................................................................................29
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí khối u..............................................30
Bảng 3.5. Đặc điểm về ranh giới trên siêu âm của khối u...............................30
Bảng 3.6. Đặc điểm về bờ trên siêu âm của từng loại u..................................30
Bảng 3.7. Đặc điểm về số lượng nhú..............................................................31
Bảng 3.8. Độ nhạy độ đặc hiệu của siêu âm phát hiện UBT...........................31
Bảng 3.9. Độ nhạy độ đặc hiệu của dấu hiệu vị trí BT trên siêu âm...............31
Bảng 3.10. Độ nhạy độ đặc hiệu với kích thước u..........................................31


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ...................................................................4
Hình 1.1 Trống âm..........................................................................................15
Hình 1.2 Kính mờ............................................................................................15
Hình 1.3 Xuất huyết........................................................................................15
Hình 1.4 Hỗn hợp âm......................................................................................15
Hình 1.5 White ball.........................................................................................16
Hình 1.6 Vách hoàn toàn.................................................................................17
Hình 1.7 Vách không hoàn toàn......................................................................17
Hình 1.9 Bóng cản âm.....................................................................................17


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
UBT là bệnh thường gặp trong sản phụ khoa. Theo nghiên cứu, UBT có
nguồn gốc từ một trong ba thành phần là lớp tế bào biểu mô, lớp tế bào mầm
và mô đệm, dây sinh dục. Mỗi loại UBT có diễn biến lâm sàng và tiên lượng
khác nhau tùy theo mức độ lành tính hay ác tính.
UBT có hai dạng là nang và đặc. U dạng nang bao gồm u nang cơ năng

và u nang thực thể. U nang cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn do rối
loạn trong quá trình phát triển, kích thước thường nhỏ, dưới 6cm. U nang cơ
năng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chừng 3 tháng rồi thoái triển. U
nang cơ năng chỉ cần theo dõi trên lâm sàng và siêu âm , không có chỉ định
phẫu thuật. U nang thực thể hình thành từ những tổn thương của nhu mô BT
bình thường, u tiến triển âm thầm kéo dài vài tháng đến vài năm. U nang thực
thể chia thành nhiều dạng, trong đó có 3 dạng chủ yếu hay gặp là u nang dịch,
u nang nhầy, và u nang bì, mỗi dạng có lành tính và ác tính với tỷ lệ khác
nhau, trong đó u ác tính hay gặp nhất là ung thư biểu mô dạng tuyến.
Khám lâm sàng có thể phát hiện sự tồn tại cả khối UBT, nhưng khó có
thể xác định khối u đó bản chất lành hay ác bởi triệu chứng bệnh rất mơ hồ,
không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh tiết niệu, tiêu
hóa, u vùng tiểu khung, u di căn... Theo một số nghiên cứu, có khoảng 10%
phụ nữ bị UBT có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, 2% ra máu bất thường, 20%
phát hiện bệnh tình cờ và 40% phát hiện bệnh khi u đã lớn hơn 10cm.
Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cho giá trị chẩn đoán bệnh UBT
rất có giá trị, đặc biệt trong chẩn đoán UTBT, nhưng chi phí xét nghiệm cao
nên phạm vi sử dụng các phương pháp này còn hạn hẹp.
Phương pháp chẩn đoán GPB với tiêu bản trong phẫu thuật hoặc sinh
thiết khối u có thể xác định chính xác bản chất khối UBT, song xét nghiệm
GPB thường quy còn chưa được triển khai rộng rãi.


2

Siêu âm là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán
UBT bởi siêu âm cho kết quả khá chính xác, nhanh, lặp lại được nhiều lần, chi
phí hợp lý. Siêu âm không những phát hiện được sớm bệnh UBT, mà còn có
thể theo dõi được liên tục sự phát triển của khối u để qua đó đưa ra các xử trí
kịp thời đối với khối u. Nhờ chẩn đoán của siêu âm, người bệnh có nhiều điều

kiện để áp dụng các phương pháp điều trị tốt nhất, giảm thiểu những những
rủi ro đáng tiếc. Tuy vậy việc chỉ ra những hình ảnh hay gặp trên siêu âm với
những đặc điểm trong từng loại UBT, việc đánh giá giá trị của từng hình ảnh
đó nói riêng và giá trị của siêu âm trong chẩn doán UBT nói chung chưa
thống nhất. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giá
trị của phân loại IOTA trong siêu âm đánh giá khối u buồng trứng” với
hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm của khối UBT.
2. Áp dụng phân loại u buồng trứng IOTA để chẩn đoán phân biệt UBT
ác tính và UBT lành tính.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm phôi thai học, giải phẫu và sinh lý buồng trứng [1],[2], [3]


3

1.1.1. Phôi thai học buồng trứng
Sự phát triển bình thường của buồng trứng trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tuyến sinh dục chưa biệt hóa: từ tuần lễ thứ 1 đến 7 của
quá trình phát triển phôi.
- Giai đoạn biệt hóa: bắt đầu vào tuần lễ thứ 8 của đời sống bào thai.
- Giai đoạn nhân lên và trưởng thành nguyên bào noãn.
-

Giai đoạn hình thành nang.

Sự phát triển của hệ niệu sinh dục được hình thành rất sớm, vào khoảng
tuần thứ 5 của thời kỳ thai nghén. Vết tích sinh dục đầu tiên được tìm thấy ở

túi noãn hoàng nằm ở bề mặt phần bụng của tổ chức phôi thai, thuộc phân
đoạn đốt sống từ ngực 8 đến thắt lưng 4, có hình dáng giống như 1 nụ chồi,
được bao phủ bởi 1 lớp biểu mô của khoang cơ thể, gọi là lớp biểu mô mầm.
Giai đoạn này chưa có sự biệt hóa tuyến sinh dục, nghĩa là về mặt hình thái,
tuyến sinh dục chưa phân biệt được tinh hoàn hay buồng trứng.
Vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 thời kỳ thai nghén thì hình thành ruột hoàn
chỉnh với mạc treo. Các tế bào từ vết tích sinh dục đầu tiên này di chuyển đến
mạc treo ruột cuối và sau đến phần trung mô ở thành sau của cơ thể nằm ở
khoang đốt sống ngực 10. Tại đây, bắt đầu có sự biệt hóa giới tính sinh dục.
Các tế bào mầm giai đoạn này tăng sinh rất mạnh, các tế bào thuộc vùng trung
thận kế cận và biểu mô khoang cơ thể hình thành ụ sinh dục. Sự phát triển của
cơ quan sinh dục phụ thuộc một cách tuyệt đối vào sự tăng sinh này. Các tế
bào sau khi tăng sinh sẽ bao quanh và nuôi dưỡng các tế bào mầm, nếu không
có các tế bào này, tế bào mầm sẽ bị thoái hóa. Như vậy, khi tế bào biệt hóa có
rất nhiều nang trứng nguyên thủy phát triển, vỏ của BT gồm nhiều nang trứng
nguyên thủy nằm trong một mô đệm liên kết rất đặc. Xung quanh các nang
trứng nguyên thủy là một lớp biểu mô vuông khối thấp, đó là màng hạt. Khi
nang trứng thuần thục to ra dưới ảnh hưởng của hormon kích thích nang của
tuyến yên, các tế bào hạt trở lên vuông khối hơn và phát triển thành nhiều lớp.


4

Một hố trung tâm xuất hiện trứng nằm ở một cực và được bao bọc bởi một
vành tế bào hạt, xung quanh nang noãn là một lớp biểu mô liên kết chuyên
biệt gọi là lớp vỏ trong, tiếp theo là lớp vỏ ngoài.
1.1.2. Giải phẫu buồng trứng
Buồng trứng là một tạng nằm trong ổ phúc mạc, hai buồng trứng nằm sát
hai thành bên của chậu hông bé, sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hình
hạnh nhân hơi dẹt, màu hồng nhạt. Hình dáng kích thước của buồng trứng

thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
Về lâm sàng, điểm buồng trứng là điểm giữa của đường nối gai chậu
trước trên tới khớp vệ.
Mặt ngoài liên quan với động mạch chậu ngoài, động mạch chậu trong
và động mạch tử cung. Mặt trong liên quan với manh tràng, ruột thừa, ruột
non ở bên phải và đại tràng sigma ở bên trái.

Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ
(Trích trong Atlas - Giải phẫu người của Frank H. Netter)
Buồng trứng được định vị bởi 4 dây chằng. Các dây chằng này treo giữ
buồng trứng một cách tương đối:
+ Dây chằng tử cung - buồng trứng.
+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng.
+ Mạc treo buồng trứng.


5

+ Dây chằng vòi trứng - buồng trứng.
Mạch máu và thần kinh buồng trứng:
* Động mạch: Buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn
- Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang mức
các động mạch thận. Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài, động mạch
buồng trứng chia làm 3 nhánh ở đầu trên của buồng trứng gồm: nhánh vòi
ngoài, nhánh buồng trứng ngoài và nhánh nối.
- Động mạch tử cung: tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của
động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng.
* Tĩnh mạch: Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới,
tĩnh mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái.
* Hệ thống bạch huyết: Dẫn lưu vào các thân bạch mạch lớn hơn để tạo

thành đám rối ở rốn buồng trứng, chúng đi qua mạc treo buồng trứng để dẫn
lưu tới các hạch quanh động mạch, các nhánh khác dẫn lưu vào các hạch chậu
trong, chậu ngoài, giữa động mạch chủ, động mạch chậu chung và hạch bẹn.
* Thần kinh: Tách ra từ đám rối liên mạc treo và đám rối thận.
1.1.3. Sinh lý buồng trứng.
Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, nó có hai chức năng quan trọng:
chức năng ngoại tiết sinh ra noãn, chức năng nội tiết là tiết ra các hormon, dưới
sự tác động trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết.
Hoạt động chức năng sinh dục – sinh sản nữ chịu sự điều khiển của trục
nội tiết: vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Rối loạn hoạt động của trục
nội tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà ảnh hưởng
đến các sự phát triển về hình thái – cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ.
Chính vì buồng trứng luôn có những thay đổi rõ rệt về mặt hình thái cũng
như chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ nên những thay đổi đó có thể
dẫn đến những rối loạn không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là sự


6

hình thành các khối u.
1.2. Đặc điểm đại thể của một số khối UBT
1.2.1. Khối u cơ năng – bệnh lý lành tính
Bệnh lý lành tính của buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ độ tuổi
hoạt động sinh dục, bao gồm những nang cơ năng hoặc những khối u tân sinh
lành tính. Xử trí các bệnh lý này phụ thuộc vào tình trạng khối u khi chẩn
đoán. Đa số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, khối u chủ
được phát hiện tình cờ và thường thoái triển tự nhiên sau một thời gian. Tuy
nhiên bệnh nhân vẫn cần được theo dõi và đánh giá lại sau 6 tuần. Trường hợp
khối u vẫn tồn tại sau thời gian này cần được xem xét lại.
1.2.1.1. Buồng trứng đa nang (loạn dưỡng buồng trứng)

Đây là hội chứng được Stein – Leventhel mô tả lần đầu vào năm 1935 nên
còn được gọi là hội chứng Stein – Leventhel. Hội chứng này bao gồm nhiều
triệu chứng như vô kinh, tăng thể trọng, rậm lông và buồng trứng có nhiều
nang nhỏ, đi kèm với hiện tượng mất cân bằng về hình thái học và chức năng
của buồng trứng thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Những triệu chứng lâm sàng thường có những đợt bùng phát hoặc thoái
triển. Những dấu hiệu rối loạn thường xuất hiện ở những phụ nữ trẻ và có thể
kéo dài suốt nhiều giai đoạn hoạt động sinh dục.
Về mặt giải phẫu bệnh, người ta tìm thấy ở bệnh lý này những đặc điểm sau:
-

Buồng trứng tăng kích thước : gặp trong 50% trường hợp.

-

Tăng sản mô đệm.

-

Nhiều nang nhỏ nằm dưới lớp vỏ buồng trứng.

-

Vỏ bao trứng dày.

1.2.1.2. U nang cơ năng
Là những nang sinh lý phát triển trong mỗi chu kì kinh nhưng do điều
kiện ngẫu nhiên nào đó mà chúng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển to lên
trong những chu kì kinh tiếp theo. U nang cơ năng là một nang chứa dịch
trong, có bờ mỏng, thành nhẵn, kích thước dao động từ 30 – 60mm và tồn tại



7

không quá 3 chu kì kinh
1.2.1.3. U thanh dịch
Chiếm từ 20-50% tổng số khối u, trong đó lành tính 70%, giáp biên 510% và ác tính 20-25%. U thanh dịch giáp biên và u xâm lấn chiếm 35-40%
tổng số UTBT
- U thanh dịch lành tính: u có kích thước từ nhỏ đến lớn, trên 50% có
đường kính > 150 mm, có nhiều thùy, nhiều múi; vỏ u mỏng, mềm, trong, nhẵn
bóng; dịch u trong suốt hoặc có màu vàng nhạt hoặc màu nâu
- Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch: 30% trường hợp bị cả hai bên. Khối
u thường nửa đặc nửa nang, có nhiều nhú sùi không nhẵn, bóng, trong, màu
trắng đục, sần sùi. Trên diện cắt thấy mô u mềm, mủn, xen lẫn những ổ hoại
tử chảy máu
1.2.1.4. U nang nhầy
Chiếm từ 15-25% tổng số UBT, trong đó lành tính chiếm 85%, giáp biên
6% và ung thư xâm lấn chiếm 9%. Ung thư biểu mô nhầy chiếm 6-10% tổng số
ung thư biểu mô BT.
U nhầy là loại lớn nhất trong tất cả các khối UBT, có nhiều ngăn, thành
mỏng, mặt ngoài u trơn, dịch trong u nhầy đặc và quánh. U hai bên gặp khoảng
5% u lành, 10-20% u giáp biên và u xâm lấn.
- U biểu mô nhầy lành tính: u có kích thước từ 15-30 cm, có nhiều thùy
chứa dịch nhầy.
- Ung thư biểu mô chế nhầy: u có kích thước to, mặt ngoài gồ ghề, trên
mặt cắt có nhiều hình thái phức tạp.
1.2.1.5. U tế bào mầm
Chiếm 20% u nguyên phát của BT, 90-95% là u quái dạng nang lành
tính, điển hình là u nang bì. U nang bì có thể gặp ở một hoặc hai bên BT,
đường kính từ vài cm đến hàng chục cm. U phát triển trong hố phúc mạc

hoặc trong dây chằng rộng, vỏ u màu trắng hoặc xanh, mặt ngoài nhẵn trong,


8

nhiều múi, chỗ chắc, chỗ bùng nhùng. Khi bổ u thấy có nhiều ngăn chứa bã
đậu lổn nhổn, mặt trong u có chỗ nhẵn, chỗ sần sùi, trên mặt có ít lông tóc.
Trong u nang bì thường thấy có khối mô lồi vào lòng nang gọi là polyp, trong
giống như một mảnh da. Bổ polyp ra thấy có xương, răng, một hoặc nhiều
ngón tay hoặc một phần hàm răng...
1.2.1.6. U dạng nội mạc tử cung
U dạng nội mạc tử cung chiếm 5% tổng số UBT, các u lành dạng nội mạc
tử cung (u xơ tuyến) ít gặp, ung thư dạng nội mạc tử cung chiếm 15 - 25 %
tổng số UBT, các u ác tính giúp biên hiếm gặp và tiêu chuẩn cho chẩn đoán
chưa được áp dụng rộng rãi. Ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung khó có thể
phân biệt với các UTBT khác. Ở hai bên BT chiếm 30 % số trường hợp, lạc nội
mạc tử cũng có thể xác định thấy trong 10 - 20 % số trường hợp, hoặc là tại BT
hoặc là tại tiểu khung. U có hình thái đa dạng, từ thể đặc, mềm, mùn nát hoặc
xơ cứng cho tới dạng nang mỏng, vách mịn, hoặc những nhu mếm, hoặc dấm
tổ chức sùi dạng nấm, không có hạt canxi, có thể có chất nhầy trong u. Nang
chứa dịch màu nâu sẫm hoặc dịch nhầy. Ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung
thường là u đặc, ít khi là u nang
1.2.1.7. Khối lạc nội mạc tử cung trên BT
Lạc nội mạc tử cung là sự có mặt lạc chỗ của nội mạc tử cung, bao gồm cả
tuyển và lớp tử cung đệm bào. Nội mạc tử cung có đặc tính gắn liền với lớp cơ
không rõ ranh giới, có thể rời khỏi tử cung và sinh sản tại nơi mới, đó là lạc nội
mạc tử cung ra ngoài. Cấu trúc lạc nội mạc tử cung phát triển thành khối và có
tính giả u, ở trên BT, khối lạc nội mạc tử cũng giống như khối u xơ lổi lên,
không đều và có thể có ổ chảy máu, đa dạng về màu sắc và kích thước, chúng
được bao bọc bởi lớp vỏ dày, dính, bên trong chứa đầy dịch nâu, trong tuổi sinh

đẻ khối phát triển tăng dần sau mỗi chu kỳ kinh, nhưng đến khi mãn kinh sẽ
thoái triển do các thành phản nội mạc tử cung teo đi. Khi ở nông, khối lạc nội


9

mạc nối gó lên và có thể vỡ ra, dễ nhầm với u hoàng tuyển. Khi ở trong sâu,
chúng có thể xâm nhập vào các mô và khuếch tán như một tổ chức ác tính, thực
tế rất hiếm gặp thoái hoá ác tính của lạc nội mạc tử cung
1.3. Các phương pháp chẩn đoán ubt
1.3.1. Khám lâm sàng
Phần lớn các khối UBT khi còn nhỏ không gây ra triệu chứng gì đặc biệt,
bệnh nhân vẫn có kinh và vẫn có thể sinh đẻ bình thường. Bệnh được tình cờ
phát hiện ra khi người phụ nữ đi khám phụ khoa, đi chữa vô sinh, hoặc khi có
cảm giác nặng vùng bụng dưới, đau ở hố chậu, đái rắt, băng huyết. Theo
Nguyễn Thị Ngọc Phương, triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, chiếm
43,7% UBT lành, 44,2% UTBT; tiếp là triệu chứng bụng to nhanh, chiếm
29,4 % trong UTBT. Theo Fleischer, các triệu chứng trên là hai trong số các
triệu chứng thường gặp nhất (u lành tính 17,9% đau bụng, 7% bụng to ra, u ác
tính có 29,4% bụng to ra, 9,8 % dau bụng).
Khám lâm sàng, khi khối u nhỏ thấy khối u biệt lập với tử cung, mật độ
căng hoặc chắc; di động dễ, hạn chế hoặc dính; có đau hoặc không đau. Khi
khối u to, chúng nằm ngay vùng hạ vị hoặc thượng vị, mặt nhắn hoặc lổn
nhổn, bờ không rõ ràng, u dính hoặc di động. Triệu chứng đau chiếm 2 %, đau
do chèn ép xảy ra khi khối u đã phát triển và lan tràn trong ổ bụng, triệu
chứng này thường xuất hiện muộn khi bệnh nhân đã bị suy kiệ . Đau do xoắn
xảy ra khi khối u có cuống với đặc điểm là đau bụng vùng hạ vị, nôn hoặc
buồn nôn, choáng, khám thấy khối u nằm bên cạnh tử cung căng , đau và
không di động. Theo nghiên cứu của Trịnh Hùng Dũng trên 394 bệnh nhân có
UBT, tỷ lệ UBT xoắn là 58/394 (14,7%) , theo các tác giả khác tỷ lệ này là

dao động từ 3,5-16%.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt gặp trong UBT chủ yếu là tình trang
cường kinh, rong kinh hoặc quá sản niêm mạc tử cung. UBT dạng nang không


10

gây rối loạn kinh nguyệt, ngược lại u dây sinh dục - mô đệm đứng đầu trong
các khối u thực thể gây rối loạn kinh nguyệt. Về tỷ lệ sống, vì khối UBT
thường nằm trong sâu, thường chỉ khi u to, gây chèn ép hoặc gây rối loạn
chức năng thì mới phát hiện được, khi đó 80% đã ở giai đoạn muộn, do đó
nếu là UTBT tỷ lệ sống rất thấp. Ở phụ nữ mãn kinh, nếu kích thước u<50
mm, tỷ lệ ác tính là 5%; ở khoảng 50-100 mm là 12% và >100 mm là 60%.
Nếu ở cả hai BT đểu có u, khả năng ác tính gấp 2 lần khi khối u chỉ ở một bên
BT. Theo Đinh Thế Mỹ [20], nếu khối u ở một bên BT có kích thước <30
mm, khả năng sống sau 5 năm là 70%, nếu khối u >30 mm, hoặc ở cả hai bên
BT tỷ lệ này chỉ còn là 30%. Theo William Helm C và cộng sự, tỷ lệ sống 5
năm ở bệnh nhân UTBT nói chung là 41,6 %.
1.3.2. Xét nghiệm CA125
CA125 là chất đánh dấu khối u tốt nhất trong UTBT. Nếu sử dụng riêng
lẻ, có thể thấy CA125 tăng cả trong ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử
cung, ung thư đại tràng và ung thư vú. Về giá trị chẩn đoán sớm của chất đánh
dấu CA125 đối với khối UBT nói chung, nhiều tác giả cho rằng ít có giá trị
phát hiện. Trong nghiên cứu của Lý Thị Bạch Như đã trích dẫn Jacobs dùng
CA125 như một test để sàng lọc cho 1.010 phụ nữ sau mãn kinh và thấy 1
trường hợp UTBT, giá trị tiên đoán (+) của thử nghiệm là 1,72%; Einhom
dùng CA 125 kết hợp với siêu âm ổ bụng cho 5.550 phụ nữ trên 40 tuổi phát
hiện được 9 ca UTBT, giá trị tiên đoán (+) là 3,43%.
Tuy nhiên, CA125 có tác dụng định hướng cho bác sỹ. Lê Thanh Bình sử
dụng CA125 trên 58 bệnh nhân UBT điều trị tại Bệnh viện Sản Hải Phòng

thấy giá trị tiên đoán (+) là 53,8%, giá trị tiên đoán (-) là 86,7%, khả năng
chẩn đoán đúng Ac = 79,3%. Trong 86,7% ca u nang BT lành tính có CA125
trong giới hạn bình thường <35UI/ml, 53,9% ca UTBT có CA125 >35 UI/ml.


11

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả cho rằng không nên lạm dụng
CA125 như là biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán sớm UTBT, bởi giá trị
CA125 chỉ có tính định hướng trong chẩn đoán, theo dõi, đánh giá kết quả
điều trị, khả năng tái phát và di căn.
Tuy độ đặc hiệu của CA125 thấp, không có giá trị chẩn đoán sớm đối với
UTBT ở phụ nữ trẻ, nhưng ở phụ nữ mãn kinh, giá trị chẩn đoán tính chất ác
tính của CA125 là 100 % khi lượng CA125 >65 UI/ml. Vì vậy nên sử dụng
CA125 phối hợp với các marker khác hoặc với siêu âm để nâng cao hiệu quả
chẩn đoán.
1.3.3. Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng xác định tương đối chính xác bản chất khối u, song
phương pháp này có nhược điểm là phải gây mê và khi tiến hành thủ thuật có
nguy cơ làm vỡ khối u làm tế bào u lan tràn vào ổ bụng. Phương pháp nội soi
ổ bụng chỉ được sử dụng sau khi đã được cân nhắc kỹ càng giữa giá trị chẩn
đoán và tai biến của chúng, do đó chúng được áp dụng một cách hạn chế so
với các phương pháp khác Nếu là u ác tính, nội soi thấy bề mặt u sần sùi, gồ
ghề, có nhú, có nhiều mạch máu tăng sinh và có dịch trong ổ bụng; còn nếu là
u lành tính thấy bề mặt trơn nhẵn, không có nốt sùi, không có dịch ở bụng.
Hiện nay, việc chọc hút khối u hoặc nang BT dưới sự hướng dẫn của siêu
âm hay trong phẫu thuật nội soi được coi là một phương pháp chẩn đoán có
giá trị, nhất là trong chẩn đoán phân biệt khổi UBT với các tổn thương khác
như ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung.
1.3.4. Chẩn đoán hình ảnh

- X quang
Chụp tử cung - vòi trứng, chụp bụng không chuẩn bị hoặc chụp hệ tiết
niệu bằng phương pháp chụp thận tĩnh mạch ( Urographie intraveineuse - UIV
) có thể thấy các hình ảnh gây chèn ép niệu quản khi u đã quá to, hình cản


12

quang của mảnh xương răng, các vết vôi hóa của u - nang bì; hoặc hình ảnh
lắng đọng canxi của các khối u ác tính. Chụp tim phổi cũng là xét nghiệm cần
thiết trong chẩn đoán UBT vì tim phổi là vị trí di căn thường gặp trong ung
thư biểu mô BT. Trong hội chứng De Mons - Meigs có thể thấy hình ảnh tràn
dịch màng phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính ( CT scane ):
Là phương pháp hiện đại cho phép nhìn thấy toàn diện ổ bụng, nghiên
cứu được u, hạch cạnh sống, hạch cạnh động mạch chủ và hạch vùng khung
chậu cũng như đo được tỷ trọng chất chứa trong u để phân biệt mỡ, xương,
dịch. Trên cắt lớp vi tính, u tế bào mầm có khối đặc, có thể có một phần dịch,
tỷ trọng từ 10 - 20 HD, cấu trúc loang lổ do có thể có những vùng ngấm ít
thuốc hoặc vùng hoại tử không ngấm thuốc; u mô đệm dây sinh dục có nhiều
múi và ngoài phần đặc còn thấy vùng dịch, vùng hoại tử, hình thoái hoá và
vôi hoá; UBT ác tính có thành dày mỏng không đều, có vôi hoá, dịch trong tu
có tỷ trọng >15 HU. Chụp CT scan là phương pháp chẩn đoán không can
thiệp, cho giá trị chẩn đoán rất cao cả về chẩn đoán thể bệnh cũng như chẩn
đoán giai đoạn bệnh, hữu ích cho bác sĩ lâm sàng để đưa ra phương pháp điều
trị và tiên lượng bệnh. Tuy vậy, việc trang bị máy CT scan đến nay còn hạn
chế và giá chụp còn quá cao nên phương pháp này chưa được sử dụng phổ
biến trong chẩn đoán khối UBT.
- Siêu âm:
Siêu âm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các khối UBT, có khả

năng lặp lại nhiều lần nên siêu âm là chỉ định đầu tay của các bác sĩ khi thăm
khám khối UBT. Bên cạnh đó, siêu âm cũng rất có giá trị trong theo dõi diễn
biến khối UBT và có giá trị nhất định trong dự đoán khá năng ác tính. Siêu
âm quan sát được BT khá rõ ràng, phát hiện khối u và cung cấp các đặc điểm
và số đo chính xác đến vài mm; siêu âm còn giúp thăm dò các vị trí khác để


13

tìm dịch ổ bụng, tìm dấu hiệu di căn và loại trừ khối u không thuộc BT. Trong
siêu âm, nếu thấy hình ảnh khối u bờ không đều, nham nhở không phân biệt
rõ với tổ chức lân cận, u có vách, có nhú ở trong hay mặt ngoài u, kèm theo
dịch cổ trướng, nên hướng tới chẩn đoán ác tính.
- Siêu âm doppler
Doppler phát hiện được những mạch máu tăng sinh bất thường xung
quanh và trong lòng khối u. Qua đánh giá chỉ số trở kháng RI và chỉ số xung
PI của dòng máu người ta có thể nhận định tốc độ, hướng dòng chảy, mức độ
tăng sinh của mạch máu để dự đoán tính chất ác tính của khối u. Doppler màu
trên u thanh dịch có thể thấy mạch máu trong vách hoặc thành khối u; còn
doppler trên u nhẩy không có mạch bên trong u,...
Một số hình ảnh doppler dự đoán khối UBT ác tính :
-

Mạch máu xâm nhập nhiều ở vùng trung tâm khối u.

-

Mạch máu nhánh có kích thước to hơn mạch máu chính.

-


Có nhiều mạch tắt giữa động mạch và tĩnh mạch.

-

Cuối mạch máu phình to thành hổ huyết.

-

Độ trở kháng RI thấp ( RI < 0,4), tốc độ dòng máu PI cao ( PI > 1).
Theo Robbin, khi nghiên cứu hình ảnh siêu âm doppler cho thấy độ trở

kháng tưới máu khối u có RI < 0,4 thì tỷ lệ ác tính với độ nhạy 96% , độ đặc
hiệu 99,8%
Năm 1996, Fleischer AC [43], qua nghiên cứu 62 trường hợp nhận xét:
với doppler khả năng chẩn đoán đúng UTBT là 83%, độ nhạy 92%, độ đặc
hiệu 80%.
1.4. Đặc điểm hình ảnh siêu âm ubt
1.4.1. Hình ảnh khối UBT nói chung
Đa số các tác giả đều mô tả hình ảnh BT, bình thường khi siêu âm BT
nằm ở hố BT, sát thành bên tiểu khung, ở dưới tĩnh mạch chậu trong và trước
của hệ thống mạch hạ vị, nhưng vị trí này có thể thay đổi khi người phụ nữ đã


14

đẻ nhiều lần, có một khối u khác, có nang trứng nhỏ, người quá béo hoặc BT
bị bao quanh bởi các quai ruột. Vì vậy nên sử dụng kết hợp các phương pháp
siêu âm đường trên bụng và qua đường âm đạo để xác định chính xác vị trí
BT và có thể thấy rõ các tổn thương ở BT. Hình ảnh cấu trúc BT trên siêu âm

thường phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của nang trứng và tuỳ theo từng thời
điểm của chu kỳ kinh. Nếu ở giai đoạn đầu của chu kỳ, cấu trúc BT sẽ hơi ít
âm, hoặc đồng âm so với tử cung; còn nếu ở giữa chu kỳ sẽ tăng âm vì ở giai
đoạn này phần vỏ BT trở nên dày.
Vào giữa chu kỳ kinh sẽ thấy BT có nhiều nang, nhưng thường là nang
cơ năng với những kích thước khác nhau, từ 20 - 30 mm, đôi khi từ 40 - 50
mm nếu nàng đã tồn tại 2, 3 chu kỳ.
Khi BT có u, bên BT có u, thường phần tuỷ BT tăng âm hơn so với BT
bình thường. BT bình thường đôi khi có phần đặc vôi hóa hình chấm hoặc có
hình vệt dạng vỏ trứng, tương ứng với tiến triển cuối cùng của sẹo hóa thẻ
vàng. Khi mãn kinh kích thước BT teo nhỏ, tăng âm và trở nên khó quan sát
hơn, nếu vẫn thấy kích thước to nên lưu ý đến bất thường BT. Theo Lý Thị
Bạch Như cho rằng những BT có tổn thương ác tính là những BT có thể sờ
thấy sau thời kỳ mãn kinh.
Trên siêu âm u nang cơ năng thường có kích thước nhỏ (dưới 6 cm), bờ
đểu, giới hạn rõ ràng, thành nang mỏng, dịch nang là vùng trống âm đồng
nhất, nàng thường tự mất đi sau khoảng hai, ba chu kỳ kinh.
UBT thực thể thường có kích thước lớn, luôn tồn tại khi chưa được điều
trị. Mật độ, cấu trúc âm bên trong u tùy thuộc vào bản chất khối u. Khối u
càng tăng âm và cấu trúc âm càng không đồng nhất thì khả năng ác tính càng
cao. UBT thực thể được xếp làm hai dạng là u dạng nang với cấu trúc dịch, có
thể xen lẫn cấu trúc tăng âm và u dạng đặc với các cấu trúc tăng âm có thể
đồng nhất hoặc không đồng nhất, có thể có cấu trúc, dịch.
1.4.2. Các hình ảnh chi tiết của khối UBT


15

1.4.2.1. Kích thước u
Đo kích thước u 3 chiều trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau.

1.4.2.2. Thành phần trong nang
Phản âm trong nang có thể có nhiều dạng, bao gồm: trống âm, phản âm
kém, phản âm dạng kính mờ, phản âm dạng xuất huyết hoặc hỗn hợp âm.

Hình 1.1 Trống âm

Hình 1.3 Xuất huyết

Hình 1.2 Kính mờ

Hình 1.4 Hỗn hợp âm

1.4.2.3. Phần đặc
Là phần tăng âm, thể hiện sự hiện diện của mô.
Chồi: phần mô đặc từ thành nang nhô vào lòng nang và có chiều cao
≥3mm.
Phần đặc được chẩn đoán phân biệt với một số thành phần tăng âm trong
nang như:


16

- White ball: u bì, thể hiện sự lành tính, không được tính vào phần đặc

Hình 1.5 White ball
- Cục máu đông: khi nghi ngờ giữa phần đặc và cục máu đông, ta sử
dụng phương pháp đẩy đầu dò/ thay đổi tư thế bệnh nhân để xem sự di chuyển
vị trí của phần đặc nghi ngờ. Hoặc ta sử dụng Doppler màu để xem xét tín
hiệu dòng chảy trong phần đặc. Phần đặc thực sự thường sẽ có tín hiệu mạch
bên trong. Nếu sử dụng hai cách trên vẫn không phân biệt được thì ta coi đó là

phần đặc.
1.4.2.4. Vách
Vách là những dải mô mỏng xuất phát từ một thành và chạy ngang qua
lòng nang. Có hai loai vách:
- Vách hoàn toàn: xuất phát từ một thành và chạy sang thành đối diện
-

Vách không hoàn toàn: xuất phát từ một thành và chạy không sang

hết thành đối diện trên một mặt cắt


17

Hình 1.6 Vách hoàn toàn

Hình 1.7 Vách không hoàn toàn

1.4.2.5. Bóng cản âm
Khi xuất hiện bóng cản âm phía sau gợi ý đến sự lành tính

Hình 1.9 Bóng cản âm
1.4.2.6. Doppler màu
Khi sử dụng Doppler màu, ta thấy được tín hiệu dòng chảy thể hiện sự
cấp máu. Dựa vào tín hiệu mạch, ta chia ra 4 độ:
-

Độ 1: không thấy tín hiệu dòng chảy trên thành, phần đặc

-


Độ 2: chỉ phát hiện được tín hiệu dòng chảy tối thiểu

-

Độ 3: tín hiệu dòng chảy vừa phải

-

Độ 4: tín hiệu dòng chảy rất cao

1.4.2.7. Thành


18

Bề mặt thành và độ dày thành là những dấu hiệu quan trọng để đánh giá
tính chất lành hay ác tính của khối UBT.
1.4.2.8. Các dấu hiệu khác
- Dịch ổ bụng
- Hạch ổ bụng
- Di căn phúc mạc
1.4.3. Phân loại đơn giản khối UBT
Dựa vào các đặc điểm đã mô tả ở phần 1.4.2, ta chia khối u buồng trứng
thành 5 nhóm:
- Nang đơn thùy: nang có dạng một thùy, không có vách, không có phần
mô đặc hay nhú
- Nang đơn thùy đặc: nang có dạng một thùy, không có vách, có phần mô
đặc hoặc nhú
- Nang đa thùy: nang có dạng nhiều thùy, có tối thiểu 1 vách hoàn toàn,

không có phần mô đặc hoặc nhú
- Nang đa thùy đặc: nang có dạng nhiều thùy, có tối thiểu 1 vách hoàn
toàn, có phần mô đặc hoặc nhú
- Nang đặc: phần mô đặc chiếm >80% toàn bộ khối UBT
1.5. Tình hình nghiên cứu chẩn đoán siêu âm ubt
1.5.1. Trên thế giới
Kể từ khi siêu âm được ứng dụng trong Y khoa như một phương pháp
chẩn đoán, trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng siêu âm nhằm nghiên cứu,
khảo sát UBT, để rồi sau đó xếp loại các khối UBT theo các cách khác nhau
với mong muốn giúp cho các bác sĩ lâm sàng đánh giá đúng bản chất khối
UBT và sử dụng phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời và tiên lượng sát
diễn biến bệnh.
Năm 1983, Goswamy (Mỹ) nghiên cứu 1.083 bệnh nhân bằng phương


19

pháp siêu âm nhìn hình ảnh tức thì RT chẩn đoán, phát hiện 3% phụ nữ có
vùng âm vang lạ ở tiểu khung, trong đó có trên 30% là UTBT. Năm 1989,
Campbell đã sử dụng phương pháp siêu âm nghiên cứu trên 5.000 phụ nữ
phát hiện 9 trường hợp UTBT, trong đó có 5 trường hợp nguyên phát và 4
trường hợp do di căn. Theo Andoft, siêu âm là một phương tiện phát hiện sớm
UTBT. Ông đã tiến hành điều tra trên 800 phụ nữ có nguy cơ và phát hiện
thấy 5% có khối âm lạ ở tiểu khung, 24 trường hợp là u biểu mô, trong đó có
8 trường hợp không phát hiện được bằng các triệu chứng lâm sàng.
Năm 1991, tại Bệnh viện Sloane, New York (Mỹ), bác sĩ Margherite
Sassone cùng cộng sự đã nghiên cứu trên tổng số 1.000 bệnh nhân bằng hệ
thống tính điểm cho hình ảnh siêu âm các tổn thương BT nhằm phân biệt tối
đa giữa các tổn thương lành tính và ác tính. Để kiểm tra hệ thống tính điểm,
nhóm bác sỹ đã áp dụng phương pháp hổi cứu đối với hàng loạt trường hợp

UBT trong bệnh viện. Qua nghiên cứu cho thấy, hệ thống tính điểm này của
Sassone có ích cho việc nhận dạng khối u lành tính với khối u ác tính, với tỷ
lệ độ đặc hiệu đạt 83% và độ nhạy 100%; giá trị tiên đoán âm tính là 37% và
dương tính là 100%, Theo hệ thống tính điểm của Sassone, dựa vào 4 nhóm
đặc điểm hình ảnh của khối UBT để tính điểm: Nếu khối u đạt dưới 5 điểm
chắc chắn UBT lành tính; nếu khối u từ 5 - 9 điểm nghĩ tới UBT lành tính;
nếu khối u trên 9 điểm nghĩ tới UBT ác tính, khoảng 9 điểm là điểm giới hạn
để đánh giá tính chất ác tính của khối u.
Trường đại học Tokyo ( Nhật Bản ) đã tiến hành nghiên cứu trên bệnh
nhân có UBT và đề xuất bảng phân loại dưa trên đặc tính phản âm bên trong
(dạng nang hoặc đặc) của khối UBT trên siêu âm. Theo bảng phân loại của
Trường đại học Tokyo, khối UBT được chia thành 6 loại chính gồm 15 nhóm
nhỏ và tuỳ thuộc vào 4 yếu tố sau :
- Cấu trúc phản âm bên trong khối u


×