Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Khảo sát,kiến thức, thái độ, hành vi ở nhóm bệnh nhân đã có con phá thai từ 13 đến hết 22 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.25 KB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai (PT) khá cao trong
khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ PT/tổng số đẻ chung toàn quốc là 52%[1], tỷ
lệ PT là 83/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản[3] và tỷ suất PT là 2,5
lần/phụ nữ (nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam sẽ có 2,5 lần PT trong cả cuộc
đời sinh đẻ của mình)[4]. PT là biện pháp không mong muốn, cũng như
không khuyến khích vì có nhiều tai biến, biến chứng, nhất là đối với PT từ
13 tuần đến hết 22 tuần nhưng với những lý do khác nhau, trong đó có
những lý do bệnh lý của người mẹ cũng như dị tật bẩm sinh của thai nên
nhiều phụ nữ bắt buộc phải PT ở tuổi thai này.
Có hai phương pháp PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần bao gồm PT nội khoa
và PT ngoại khoa đã và đang được áp dụng. Những phương pháp cổ điển như:
đặt túi nước ngoài buồng ối... hiện nay hầu như không được áp dụng nữa vì ít
hiệu quả và gây nhiều tai biến. Phương pháp PT ngoại khoa bằng nong và gắp
thường chỉ áp dụng cho tuổi thai dưới 18 tuần, chỉ phù hợp với những cơ sở y
tế có trang thiết bị thật tốt và đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao, có thể gặp
những tai biến như: băng huyết, thủng tử cung, rách cổ tử cung, tổn thương
các tạng lân cận phải can thiệp...[1]
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam về kiến thức,
thái độ, hành vi PT được tiến hành. Kết quả của mỗi nghiên cứu phụ thuộc vào
thiết kế nghiên cứu và đặc trưng khác nhau của đối tượng nghiên cứu.
Tại Việt Nam, các yếu tố như tuổi, số con, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
kinh tế thiếu thốn, sử dụng biện pháp tránh thai không đúng làm tăng nguy cơ
PT, nhất là PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần [5],[6],[7]. Sự thiếu hiểu biết về PT
và hậu quả của PT không an toàn, không xem chương trình kế hoạch hoá gia
đình và thông tin BPTT trên truyền hình là yếu tố tăng tỷ lệ PT[6]. Trên thực


2



tế, những nghiên cứu trên ít đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi và những
yếu tố liên quan đến chính nó của người phụ nữ PT, đặc biệt phụ nữ chưa có
con. Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm bởi PT không những
gây biến chứng vô sinh mà còn liên quan đến các thai kỳ về sau[8]. Nếu như
chúng ta xác định được kiến thức, thái độ, hành vi và 1 số yếu tố liên quan
đến PT ở những phụ nữ chưa có con và áp dụng vào chiến lược chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, ngăn ngừa PT thì tỷ lệ, biến chứng do PT sẽ giảm và hạn chế
đáng kể ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần giảm tỷ lệ PT không an toàn
và cải thiện sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khảo sát,kiến thức, thái độ, hành vi ở nhóm bệnh nhân đã có
con phá thai từ 13 đến hết 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”
với 2 mục tiêu:
1.

Một số đặc điểm bệnh nhân đã có con phá thai từ 13 đến hết 22 tuần
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

2.

Mô tả kiến thức thái độ hành vi ở nhóm nghiên cứu .


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các phương pháp phá thai áp dụng cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết
22 tuần

1.1.1. Phương pháp ngoại khoa
1.1.1.1. Nong, nạo và gắp đơn thuần
Tiến hành làm rộng cổ tử cung (CTC) bằng cách sử dụng các nong bằng
kim loại, sau đó dùng kẹp gắp thai và nạo hút lại buồng tử cung (BTC) bằng các
ống hút cỡ 12 - 16 mm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng với
những thai ở giai đoạn đầu của 3 tháng giữa.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm như: nong rộng CTC hay gặp khó
khăn và gây đau, thường gặp các biến chứng như rách CTC, thủng tử cung (TC),
tổn thương các tạng lân cận (ruột hay bàng quang), nhiễm khuẩn và dính BTC,
từ đó dẫn đến vô sinh sau nạo PT.
1.1.1.2. Nong, nạo và gắp có chuẩn bị cổ tử cung
Để dễ dàng hơn cho việc nong CTC, người ta sử dụng các biện
pháp làm mềm và mở CTC là các que nong thấm nước hoặc dùng một
số dược phẩm.
Que nong thấm nước được sử dụng dưới hai dạng laminaria và dilapan.
Sau khi đặt vào CTC, que nong hút nước từ niêm dịch CTC và tăng đường
kính lên gấp 3 đến 4 lần. Laminaria còn tác động lên CTC để tăng giải phóng
PG, giúp CTC mềm và giãn nở. Ưu điểm của phương pháp này là giúp việc
nong CTC nhẹ nhàng và dễ dàng, ít gây sang chấn. Tuy nhiên các tác dụng
phụ của que nong thấm nước là nổi mề đay ÂĐ, đôi khi khó thở, buồn nôn, tụt
huyết áp, nhiễm khuẩn. Hiện nay MSP được sử dụng rộng rãi để làm mềm và
mở CTC trước khi nong và gắp.


4

Các tai biến có thể gặp gồm có: sót rau hoặc mô thai, nhiễm khuẩn, chảy
máu nhiều, tổn thương các tạng lân cận phải can thiệp…, tuy nhiên tỷ lệ các
tai biến này rất thấp.
1.1.1.3. Mổ lấy thai hoặc cắt tử cung cả khối

Phương pháp mổ lấy thai được chỉ định cho những trường hợp chống chỉ
định với PT đường dưới hoặc PT đường dưới thất bại. Thuận lợi nữa của
phương pháp này là có thể kết hợp thắt hai vòi TC nếu như thai phụ không
muốn có thai nữa….
Phương pháp cắt TC cả khối tức là cắt luôn toàn bộ TC hoặc cắt không
hoàn toàn TC mà không cần lấy bỏ thai ra trước. Phương pháp này thường
được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý của mẹ như: bệnh tim mạch
nặng, hen phế quản nặng hoặc nhiễm khuẩn TC nặng. Bằng cách cắt TC cả
khối sẽ giúp cho bệnh nhân ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là nguy cơ
viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler) sau PT.
1.1.2. Phương pháp nội khoa
Là phương pháp gây sẩy thai bằng cách kích thích để tạo cơn co TC
giống như chuyển dạ để đưa bào thai ra khỏi BTC. Có thể tạm chia các
phương pháp gây sẩy thai nội khoa làm 2 nhóm:
1.1.2.1. Làm tăng thể tích buồng ối
- Bơm chất gây sẩy vào trong buồng ối
Các chất được bơm vào buồng ối để gây sẩy thai rất đa dạng, bao gồm:
dung dịch muối ưu trương, urê, ethacridin lactat, PG….
Các phương pháp này ngày nay không được sử dụng nữa vì hiệu quả PT
thấp, nguy cơ nhiễm trùng cao và gây nhiều tai biến như: hội chứng đông máu
rải rác trong lòng mạch, tăng natri máu có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong,
tắc mạch ối…


5

- Phương pháp Kovacs
Bơm huyết thanh mặn vào khoang ngoài màng ối để kích thích tạo cơn
co TC gây sẩy thai. Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ.
Kết quả thai sẩy chậm, tỷ lệ phải can thiệp để lấy thai ra cao, nguy cơ

nhiễm trùng cao. Vì vậy phương pháp này từ lâu đã không được sử dụng để
PT nữa.
- Đặt túi nước ngoài buồng ối (phương pháp Kovacs cải tiến)
Ở nước ta đây là phương pháp được dùng chủ yếu trong nhiều năm qua
cho tới những năm 90 thế kỷ trước, còn có tên gọi là phương pháp Kovacs cải
tiến, áp dụng cho việc đình chỉ thai nghén không phải là bệnh lý với tuổi thai
từ 18 - 24 tuần.
Dùng 1 ống thông Nélaton cỡ 18 luồn vào trong một bao cao su, buộc cố
định cổ bao vào sonde, đặt vào BTC ngoài màng ối. Bơm vào túi 500 ml
huyết thanh mặn 0,9%, cho kháng sinh toàn thân và chờ cơn co TC xuất hiện.
Sau 12 giờ, tháo nước và rút túi. Truyền oxytocin nhỏ giọt để tăng cường cơn
co TC nếu cần thiết. Thai sẽ sẩy tự nhiên giống như một cuộc đẻ. Sau khi thai
và rau ra, kiểm soát lại BTC bằng tay hoặc nạo lại bằng dụng cụ.
Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ. Tuy nhiên
phương pháp này có nguy cơ thường gặp nhất là nhiễm khuẩn do đặt vật lạ
vào BTC, nhất là sau khi vỡ ối, tỷ lệ thành công không cao lắm.
1.1.2.2. Phương pháp gây sẩy thai bằng thuốc
- Phương pháp truyền oxytocin tĩnh mạch
Oxytocin được sử dụng hết sức rộng rãi trong sản phụ khoa.
Trong trường hợp thai chưa đủ tháng, TC có ít cơ quan cảm thụ
(receptor) hơn các trường hợp thai đủ tháng, vì vậy liều lượng oxytocin sử
dụng cho các trường hợp PT 3 tháng giữa thường cần cao hơn các trường hợp
gây chuyển dạ khi thai đã đủ tháng.


6

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gây sẩy thành công của oxytocin đạt từ
80% đến 90%, tỷ lệ sót rau và thai cần phải nạo ở mức 27%. Thời gian gây
sẩy trung bình dao động trong khoảng từ 8 đến 13 giờ.

Chống chỉ định đối với PT 3 tháng giữa: khối u tiền đạo, TC có sẹo mổ
cũ, rau tiền đạo…
- Phương pháp Stein
+ Phương pháp Stein cổ điển:
Cho bệnh nhân tắm nước ấm, thụt tháo, dùng estrogen và quinine trước
khi truyền oxytocin để gây sẩy thai.
+ Phương pháp Stein cải tiến :
Dùng estrogen, cụ thể là benzogynestryl 10 mg/ngày, trong 3 ngày liền.
Đến ngày thứ 4 truyền oxytocin tĩnh mạch gây cơn co TC. Liều oxytocin
truyền mỗi ngày tối đa là 30 đơn vị, truyền từng đợt trong 3 ngày liền, mỗi
đợt cách nhau 7 ngày cho đến khi thai sẩy.
+ Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ, hiệu quả cao.
Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ và tai biến do truyền oxytocin tĩnh
mạch như hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, ngộ độc nước, vỡ TC.
- Gây sẩy thai bằng Misoprostol đơn thuần
Sử dụng MSP đơn thuần gây sẩy thai 3 tháng giữa là phương pháp PT nội
khoa an toàn và hiệu quả, điều đó từ lâu đã được chứng minh. Tuy nhiên liều dùng
và cách sử dụng thuốc có nhiều phác đồ khác nhau. Hiện nay, nhiều nghiên cứu vẫn
còn đang tiếp tục thực hiện để tìm ra một phác đồ tối ưu nhất.


7

Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu về PT ba tháng giữa bằng phác đồ MSP đơn
thuần của một số tác giả trên thế giới
Tác giả
chính

n


60
Ramsey
(2004) [9]

66
112

Tang
(2004) [10] 112
Dilbaz
250
(2004) [11]
100
Edwards
(2005) [12]

47

Tuổi thai

Phác đồ

600mcg MSP ÂĐ, sau
đó 400mcg MSP ÂĐ
mỗi 4h, tối đa 5 liều
Ba tháng
10mg PGE2 mỗi 6h, tối
giữa
đa 4 liều, kết hợp với
oxytocin liều tăng dần

400mcg MSP ÂĐ mỗi
12 - 20 3h, tối đa 5 liều
tuần
400mcg MSP dưới lưỡi
mỗi 3h, tối đa 5 liều
200mcg MSP ÂĐ, sau
12 - 20
đó 100mcg MSP uống
tuần
mỗi 2h
200mcg MSP ÂĐ mỗi
12h đến khi tống xuất
13 - 27 thai
tuần
400mcg MSP ÂĐ mỗi
6h đến khi tống xuất thai

Hiệu quả

Thời gian
khởi pháttống xuất
(h)

24h: 95%

12

24h: 85%

17


24h: 85%
48h: 95%
24h: 64%
48h: 91%

12,0
13,8

24h: 98%

/

24h: 54%

22,5

24h: 81%

13,3

Các kết quả nghiên cứu cũng đã thể hiện rõ, với liều MSP thấp hơn và
khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc dài hơn thì hiệu quả gây sẩy thai của
MSP sẽ giảm đi. Ngược lại nếu tăng liều MSP hoặc rút ngắn khoảng cách
giữa các lần dùng thuốc thì khả năng thành công sẽ cao hơn khá nhiều, trong
khi đó tác dụng không mong muốn và tai biến không thay đổi rõ rệt.
Việc sử dụng MSP đặt ÂĐ, ngậm dưới lưỡi, uống và ngậm cạnh má đều
đã được báo cáo trong y văn. Đường ngậm cạnh má đang trở nên thông dụng
trong các phác đồ PT bằng thuốc kết hợp với MFP trên thế giới. Mặc dù
đường ngậm cạnh má cho nồng độ huyết thanh thấp hơn đường ÂĐ, nhưng

trương lực và hoạt động của cơ TC là tương đương nhau, tác dụng phụ tương
đương nhau và sự chấp nhận cả hai đều cao. Mặt khác phụ nữ thường thích


8

dùng thuốc đường miệng hơn là đặt ÂĐ. Eric và cộng sự (2005) [13] đã
nghiên cứu so sánh giữa MSP ngậm cạnh má và ngậm dưới lưỡi, cho thấy
hiệu quả gây sẩy thai 3 tháng giữa gần tương đương nhau, tỷ lệ sẩy thai trong
24 giờ là 96,2% ở nhóm ngậm cạnh má và 91,3% ở nhóm ngậm dưới lưỡi.
Để đánh giá tác dụng MSP gây sổ rau tự nhiên mà không cần nạo lại BTC
một cách hệ thống, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ rõ rằng tỷ lệ nạo BTC
sau sẩy không cao, chỉ dao động trong khoảng 8% - 20%.
Nhiều tác giả cũng đánh giá PT nội khoa bằng MSP có độ an toàn cao, ít
tai biến và ít tác dụng phụ. Năm 2001, Gilbert [14] đã nghiên cứu 55 trường
hợp PT ba tháng giữa bằng MSP uống và đặt ÂĐ, liều 400 mcg MSP khởi
điểm, sau đó 200 mcg MSP mỗi 4 giờ trong 32 giờ, không có trường hợp tai
biến nào. Năm 2004, Saipin Ponsatha [15] cũng không tìm thấy trường hợp
tai biến nào trong số 63 bệnh nhân thai chết lưu ba tháng giữa, được sử dụng
phác đồ 400 mcg MSP mỗi 4 giờ đến khi thai sẩy. Năm 2005, Edwards [12]
nghiên cứu 147 trường hợp PT ba tháng giữa, sử dụng phác đồ 200 mcg MSP
ÂĐ mỗi 12 giờ và 400 mcg MSP đặt ÂĐ mỗi 6 giờ đến khi thai sẩy, có 1
trường hợp tai biến vỡ TC, chiếm tỷ lệ 0,68 %. Như vậy tỷ lệ tai biến của PT
nội khoa bằng MSP là rất thấp.
Khi lựa chọn một phác đồ MSP tối ưu về liều và khoảng cách, nên dùng
liều thấp nhất, đồng thời tăng cường tối đa hiệu quả và giảm đến tối thiểu thời
gian tống xuất thai. Phác đồ MSP 400 mcg cho mỗi 3 giờ đã chứng minh
được tỷ lệ tống xuất thai cao ở thời điểm 24 giờ (khoảng 85% - 95%) và thời
gian tống xuất thai ngắn (khoảng 12 - 17 giờ) khi so với liều thấp hơn và
khoảng cách giữa các liều dài hơn. Phác đồ MSP này cũng được khuyến cáo

sử dụng khi kết hợp với 200 mg MFP.
Như vậy, qua những nghiên cứu trên ta có thể nhận thấy PT ba tháng
giữa nếu có sự chuẩn bị trước bằng MFP tỷ lệ thành công cao hơn, thời gian tống


9

xuất thai kể từ khi dùng MSP sẽ được rút ngắn lại rất nhiều, liều MSP cũng sẽ
giảm đi và do đó sẽ giảm bớt những tác dụng phụ và biến chứng do thời gian gây
sẩy quá dài mang lại, đồng thời sẽ được phụ nữ chấp nhận nhiều hơn.
Hướng dẫn quốc gia năm 2009 [2] đã cho phép các bệnh viện tuyến
trung ương và tuyến tỉnh được áp dụng phác đồ PT ba tháng giữa bằng MSP
với liều 1 viên 200 mcg/4 giờ đối với thai nhỏ hơn 18 tuần và và liều 1 viên
200 mcg/6 giờ đối với thai lớn hơn 18 tuần, tổng thời gian dùng thuốc không
quá ba ngày.
Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu về phá thai ba tháng giữa bằng phác đồ
MSP đơn thuần của một số tác giả trong nước
Tác giả chính

n

Tuổi thai

Lê Hoài
Chương
90 17 - 22 tuần
(2005) [16]
Phan Thành
5512
Nam (2006)

Quí II
[17]
Bunxu
284
Inthapatha
17 - 24 tuần
(2007) [18]
Phan Thanh
154 17 - 22 tuần
Hải (2008) [19]
100
Nguyễn Huy
Bạo (2009)
[20]

100
100

13 - 22
tuần

100
Hillary B., N T
N Ngọc (2012)
[21]

75
76

14 – 28

tuần

Phác đồ

Hiệu quả

200mcg MSP ÂĐ mỗi 6
24h: 64,44%
giờ
KSTC:100%
200mcg MSP ÂĐ, mỗi
6h

15,56 ± 6,28

96,5%

200mcg MSP ÂĐ mỗi
24h: 38,6%
6h
48h: 84,2%
200mcg MSP ÂĐ mỗi
6h
200mcg MSP ÂĐ mỗi
6h
200mcg MSP ngậm má
mỗi 6h
400mcg MSP ÂĐ mỗi
3h, tối đa 5 liều
400mcg MSP ngậm má

mỗi 3h, tối đa 5 liều
100mcg MSP ngậm má
mỗi 6h, tối đa 8 liều
200mcg MSP ngậm má
mỗi 6h, tối đa 8 liều

Thời gian
khởi pháttống xuất (h)

46,2

95,4%

40,05 ± 13,22

84%

24,9 ± 17,2

89%

23,5 ± 16,3

97%

22,2 ± 12,3

98%

18,5 ± 8,9


66,7%
86,8%

23,8
18,8


10

Có thể nhận thấy hầu hết các nghiên cứu trong nước đều sử dụng phác
đồ dùng 200 mcg MSP mỗi 6 giờ để gây sẩy. Gần đây tác giả Nguyễn Huy
Bạo [20] đã áp dụng rất thành công phác đồ 400 mcg MSP đặt ÂĐ hoặc ngậm
cạnh má mỗi 3 giờ, tối đa 5 liều, tỷ lệ thành công đạt 97% - 98% [11]. Đây
cũng là phác đồ mà nhiều tác giả trên thế giới khuyến cáo nên sử dụng vì đã
chứng minh được tỷ lệ tống xuất thai cao ở thời điểm 24 h (khoảng 85% 95%) và thời gian tống xuất thai ngắn (khoảng 12h - 17h) khi so với liều thấp
hơn và khoảng cách giữa các liều dài hơn. Tuy nhiên phác đồ này hay được sử
dụng hơn đối với thai dưới 18 tuần. Đối với thai trên 18 tuần nên cân nhắc sử
dụng nhắc lại sau mỗi 6 giờ, vì TC nhạy cảm với MSP ở tuổi thai lớn hơn và
vì lo ngại vỡ TC nên một số người cung cấp dịch vụ khuyến nghị nên kéo dài
khoảng cách giữa các liều MSP đối với thai từ 18 tuần trở lên.
1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi phá thai
1.2.1. Kiến thức về phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của Perera và cộng sự [22], tiến hành trên 210
phụ nữ tại Sri Lanka cho thấy thấy 96% các trường hợp đến PT không biết
các ảnh hưởng của PT; 80% các trường hợp không biết như thế nào là PT an
toàn. Một nghiên cứu khác của tác giả Jagnayk tại Ấn Độ [23] trên 150 phụ
nữ tuổi từ 15- 45 cho thấy, về khái niệm PT, có 38,33% các trường hợp đạt
mức rất tốt, 15% các trường hợp đạt mức khá, 44,17% đạt mức trung bình và
2,5% đạt ở mức kém; về kiến thức những lý do có thể PT, có 15% các trường

hợp đạt mức tốt, 24,17% các trường hợp đạt mức khá, 44,17% các trường hợp
đạt mức trung bình và 16,66% các trường hợp ở mức kém; về kiến thức các
bệnh cần phải PT có 18,33% các trường hợp ở mức tốt, 20,83% các trường
hợp ở mức khá, 41,67% các trường hợp ở mức trung bình và 19,17% các
trường hợp ở mức kém và cuối cùng, về kiến thức các phương pháp PT, có


11

16,67% các trường hợp đạt mức tốt, 25,83% các trường hợp ở mức khá,
47,50% các trường hợp ở mức trung bình và 10% các trường hợp ở mức kém.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nguyễn Khánh Trang năm
2004 [6] tại thành phố Hồ Chí Minh trên 168 phụ nữ PT cho thấy 20,6% các
trường hợp cho biết PT không phải là biện pháp KHHGĐ và 8% các trường
hợp cho biết PT có tác hại đối với sức khoẻ. Nghiên cứu khác của Trịnh Hữu
Vách và cộng sự năm 2003 [24] tại tỉnh Tiền Giang về thực trạng cung cấp và
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy, có 16,2% các trường
hợp không biết các hậu quả cụ thể của PT, có khoảng 51,4% các trường hợp
phụ nữ biết PT dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, 22,4% các
trường hợp biết rằng có thể bị vô sinh nếu PT và 15,7% các trường hợp phụ
nữ cho rằng PT có thể gây tử vong. Ngoài ra, có 88,1% các trường hợp phụ
nữ và 64,3% các trường hợp nam giới biết nơi PT là cơ sở y tế nhà nước và
26,7% các trường hợp phụ nữ và 8,1% các trường hợp nam giới biết nơi PT là
cơ sở y tế tư nhân. Số đối tượng không biết nơi nào có thể PT an toàn còn
chiếm khoảng 1/5, trong đó tỷ lệ phụ nữ chiếm 10,5% và tỷ lệ tương ứng ở
nam giới là 33,8%.
Nghiên cứu về kiến thức xem các BPTT như là 1 phần kiến thức về
phòng tránh PT cho thấy hầu hết các trường hợp nghiên cứu có thể kể tên ít
nhất 1 BPTT hiện đại trong các nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của
Chhun Long, Neang Ren và cộng sự năm 2001 [25] tại Campuchia tiến

hành trên 600 phụ nữ từ 15 - 45 tuổi, có 74,3% các trường hợp nghiên cứu
biết ít nhất 3 BPTT, thuốc tránh thai uống và tiêm là kiến thức phổ biến
nhất về BPTT. Đối với thuốc tránh thai uống, 75% các trường hợp nghiên
cứu có nghe nói tới, trong số đó có 30,9% các trường hợp nghiên cứu biết
cần phải uống hàng ngày, 29,8% các trường hợp nghiên cứu biết cần phải
uống thuốc tiếp tục càng sớm càng tốt sau khi uống hết vỉ thuốc trước và


12

16,3% các trường hợp nghiên cứu biết rằng phải làm thế nào nếu bỏ quên
thuốc 1 ngày. Tìm hiểu kiến thức về BCS cho kết quả là 68,2% các trường
hợp nghiên cứu đã được nghe nói về BCS, trong đó 33,5% các trường hợp
nghiên cứu biết rằng BCS chỉ được sử dụng 1 lần, 73% các trường hợp
nghiên cứu không biết thời điểm dùng BCS, 92,2% các trường hợp nghiên
cứu không biết sử dụng BCS như thế nào. Cũng theo nghiên cứu của Trịnh
Hữu Vách và cộng sự [24] tại Tiền Giang, hai biện pháp tránh thai hiện đại
được đa số đối tượng phỏng vấn biết là BCS (86,7%) và thuốc uống tránh thai
(84,8%). Các BPTT hiện đại còn lại, tỷ lệ người biết không nhiều, thậm chí có
loại rất thấp như thuốc tránh thai uống khẩn cấp (0,8%).
1.2.2. Thái độ về phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cesar và cộng sự năm 1997 [26]
tại Miền nam Brazil, trong số 1456 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho thấy có
30% các trường hợp nghiên cứu đồng ý chấp nhận PT trong bất cứ tình huống
nào, 53% các trường hợp nghiên cứu đồng ý được phép PT vì lý do tài chính,
17% các trường hợp nghiên cứu đồng ý là việc PT được chấp nhận có thể
giảm thiểu các trường hợp PT “chui”, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người
mẹ. Trong những phụ nữ không chấp nhận được phép PT, 26% các trường
hợp nghiên cứu cho rằng PT không phải là biện pháp để KHHGĐ, 20% các
trường hợp nghiên cứu coi đó như tội ác.

Nghiên cứu khác của tác giả Weiss JA và cộng sự [27] tại Cộng hoà Séc
năm 1998, trong số 862 nam và 857 nữ trên 15 tuổi trả lời nghiên cứu thái độ
đối với PT cho thấy, 6,1% các trường hợp nghiên cứu nữ và 6,8% các trường
hợp nghiên cứu nam trên 60 tuổi và 5,4% các trường hợp nghiên cứu nữ,
5,2% các trường hợp nghiên cứu nam lứa tuổi 15 - 17 cho rằng PT là không
được phép. Có 7% các trường hợp nghiên cứu nam và 7,2% các trường hợp
nghiên cứu nữ tín đồ Thiên chúa giáo không bày tỏ thái độ trong phỏng vấn


13

này, nhưng lại có tới 35,5% các trường hợp nghiên cứu nam và 31,4% các
trường hợp nghiên cứu nữ nghĩ rằng có thể PT vì lý do sức khoẻ trong khi có
12,3% các trường hợp nghiên cứu nam và 13,6% các trường hợp nghiên cứu
nữ không theo tôn giáo đồng ý với ý kiến đó.
1.2.3. Hành vi về phá thai
* Các nghiên cứu hành vi số lần phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự năm
2002 tại Hà Nội, có 47,5% các trường hợp nghiên cứu chưa PT lần nào, 28%
các trường hợp nghiên cứu PT 1 lần và 14% các trường hợp nghiên cứu PT 2
lần trước thời điểm nghiên cứu [28]. Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách và
cộng sự tại Tiền Giang, có 23,4% các trường hợp nghiên cứu đã từng PT,
19% các trường hợp nghiên cứu PT lần đầu, 3,3% các trường hợp nghiên cứu
PT 2 lần, và 2,4% các trường hợp nghiên cứu đã từng PT 3 lần trở lên [24].
* Các nghiên cứu về hành vi tuổi thai khi thực hiện phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của Perera và cộng sự tại bệnh viện Colombo,
SriLanka, có 96% số phụ nữ đến thực hiện PT có tuổi thai dưới 12 tuần [22].
Trong nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến năm 2002 tại Nam Định, tỷ lệ
phụ nữ đến PT nhiều nhất ở tuổi thai 6 tuần (43.8%), còn ở 7 tuần và 8 tuần
thì tỷ lệ tương ứng là 31.4% và 13.9%. Tỷ lệ phụ nữ PT dưới 5 tuần tuổi và 9

- 12 tuần tuổi chiếm tỷ lệ dưới 10% [28].
* Các nghiên cứu hành vi về địa điểm phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của Machungo F và cộng sự năm 1997 tại
Môzămbíc cho thấy, có 49% trường hợp PT ngoài cơ sở y tế là tự PT, có 38%
các trường hợp nghiên cứu được thực hiện bởi những người có chuyên môn y
tế [29]. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai và cộng sự về
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nạo hút thai tại các cơ sở y tế tại Việt
Nam, có 91,5% các trường hợp nghiên cứu đã chọn các cơ sở y tế nhà nước


14

để PT, còn lại 8,5% các trường hợp nghiên cứu đã PT ở các cơ sở tư nhân [7]. Tại
Tiền Giang, có 78,4% các trường hợp nghiên cứu đã PT tại cơ sở y tế nhà nước và
21,6% các trường hợp nghiên cứu PT tại cơ sở y tế tư nhân [24].
* Các nghiên cứu hành vi về lý do phá thai
Theo kết quả nghiên cứu của Bankole J và cộng sự năm 1998 tại 27
quốc gia đã đưa ra kết quả về những lý do dẫn đến PT: 25,5% các trường hợp
nghiên cứu chưa muốn có con vào thời điểm đó, 7,9% các trường hợp nghiên
cứu không muốn có con thêm, 1,8% các trường hợp nghiên cứu do ảnh hưởng
đến học tập và công tác, 14,1% các trường hợp nghiên cứu chồng không
muốn có thêm con, 2,8% các trường hợp nghiên cứu do nguy hiểm đến sức
khoẻ mẹ, 3,3% các trường hợp nghiên cứu do ảnh hưởng sức khoẻ của con
[30]. Nghiên cứu tại Hà Nội cho kết quả là 62,2% các trường hợp nghiên cứu
đến PT với lý do không muốn đẻ nhiều, đẻ dày, 15% các trường hợp nghiên
cứu không muốn vi phạm chính sách 2 con, 4,5% các trường hợp nghiên cứu
chưa muốn có con vào thời điểm đó, lý do kinh tế khó khăn chiếm 2,7% và do
sức khoẻ yếu chiếm 1,3% [28].
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi phá thai
PT và các BPTT là nội dung truyền thông được phổ biến trên rất nhiều

kênh khác nhau bao gồm cả thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp.
Nghiên cứu tại Kenya về thông tin, giáo dục, truyền thông cho kết quả 75%
nhận được thông tin chăm sóc sức khoẻ sinh sản từ các phương tiện thông tin
đại chúng, có 27% nam và 33% nữ không hề thảo luận với bạn đời/bạn tình
SKSS trong vòng 1 năm qua. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu
của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang năm 2004 cho thấy, có 54% các trường hợp
nghiên cứu đến chưa bao giờ thảo luận với người khác về KHHGĐ, 21,4%
các trường hợp nghiên cứu thảo luận với chồng/bạn tình. Nghiên cứu cũng


15

cho kết quả rằng không xem chương trình liên quan đến KHHGĐ trên truyền
hình là yếu tố nguy cơ của PT [6].
Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy mức độ kiến thức của ĐTNC về PT có
liên quan chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê với tuổi (p<0,01), trình độ học vấn
(p=0,05), nghề nghiệp (p=0.01) [23].
Các nghiên cứu về tình hình PT trước đây cũng cho thấy có một số yếu
tố liên quan đến hành vi PT là kiến thức về PT, BPTT đang sử dụng, tuổi, số
con, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Nghiên cứu tại Campuchia cho kết quả
là kiến thức về BPTT, sử dụng BPTT và PT liên quan có ý nghĩa thống kê với
5 yếu tố: giới, tuổi, trình độ học vấn, số con, nơi cư trú [25].
Kiến thức của phụ nữ về PT chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới
hành vi PT, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hiểu biết về PT chính là
nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và phải kết thúc bằng việc PT.
Nghiên cứu trên 87 phụ nữ PT và 81 phụ nữ nhóm chứng tại thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy không biết gì về các tai biến, tác hại của PT là yếu tố nguy
cơ dẫn đến PT (OR= 10.26) [6].
Tỷ lệ PT thường đi đôi với tỷ lệ áp dụng các BPTT và tỷ lệ thất bại của
các BPTT. Mặt khác, hiệu quả áp dụng các BPTT còn phụ thuộc vào kiến

thức, thái độ, hành vi của những cặp vợ chồng và cá nhân trong độ tuổi sinh
đẻ về BPTT. Mức độ hiểu biết càng cao thì việc áp dụng BPTT càng tốt và tỷ
lệ có thai ngoài ý muốn càng giảm. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu chỉ ra rằng,
có 39.3% phụ nữ đang sử dụng 1 biện pháp tránh thai bất kỳ đã có thai, trong
đó có hơn một nửa (57,8%) sử dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo [30].
Nghiên cứu tại Bắc Ninh cho thấy có 1 tỷ lệ đến PT là do thất bại của BPTT
đang sử dụng, trong đó nhiều nhất là 45.8% sử dụng xuất tinh ngoài âm đạo,
tỷ lệ sử dụng biện pháp tính vòng kinh là 14,7%, thuốc tránh thai là 16,5%,
BCS là 11,8% và DCTC là 11,2%. Có 83% các trường hợp nghiên cứu không


16

sử dụng BPTT do sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ [7]. Đối với nghiên cứu 4 tỉnh
năm 2002 của Trần Thị Phương Mai, kết quả sử dụng BPTT của ĐTNC:
32,8% các trường hợp nghiên cứu dùng BCS, 26,9% các trường hợp nghiên
cứu dùng thuốc tránh thai uống, 13% các trường hợp nghiên cứu xuất tinh
ngoài âm đạo, 7,4% các trường hợp nghiên cứu dùng DCTC và 0,4% các
trường hợp nghiên cứu dùng thuốc tránh thai tiêm. Trong tổng số 138 các
trường hợp nghiên cứu không sử dụng BPTT, có 36,2% muốn có con thêm,
30,4% chủ quan do ít quan hệ tình dục, 16,7 % sợ các tác dụng của BPTT,
6,5% không biết nơi cung cấp các BPTT, 3,6% do sức khoẻ không tốt nên
không dùng BPTT, 2.2% do đang cho con bú, 2,2% do chồng hoặc bạn tình
phản đối [7].
Tỷ lệ PT theo độ tuổi có sự khác nhau giữa các quốc gia, phần lớn phụ
thuộc vào tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, sự tiếp cận dễ dàng các
dịch vụ PT, pháp luật và nền văn hoá của các quốc gia đó. Tại bệnh viện
Colombo, Srilanka trên 80% phụ nữ PT trong độ tuổi từ 20 đến 40 […]. Tại
Việt Nam, 1 nghiên cứu năm 2002 cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến PT
chiếm tới 88.6% trong độ tuổi từ 21- 40, trong đó cao nhất ở nhóm tuổi 2125 (34.1%) [22].

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỷ lệ PT ở những người có trình
độ học vấn (TĐHV) từ THCS trở xuống cao hơn những người có TĐHV
THPT trở lên. Nhưng lại có sự khác biệt đối với những nghiên cứu ở vùng
đô thị, trình độ càng cao thì tỷ lệ PT càng cao. Theo kết quả điều tra nhân
khẩu học năm 1994, nhóm đối tượng PT có 84.7% mù chữ và TĐHV dưới
cấp 2; 15.3% là tỷ lệ PT của nhóm có TĐHV cấp 3 trở lên. Nghiên cứu của
Trần Thị Phương Mai năm 2002, nhóm đối tượng TĐVH cấp 3 trở lên PT
chiếm 72% cao hơn rất nhiều so với nhóm có TĐHV dưới cấp 2 [7].


17

1.4. Các yếu tố tác động đến phá thai tại Việt Nam
- Chính sách dân số
Chính sách dân số của Nhà nước Việt Nam là khuyến khích mỗi gia đình
có 2 con và giữ qui mô gia đình nhỏ, vì vậy phần lớn các gia đình đã có 2 con.
Năm 2003, Chính phủ Việt Nam thông qua Pháp lệnh Dân số khẳng định mỗi
gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Nếu những cán bộ viên chức Nhà nước có thêm con
thứ 3 sẽ bị kỷ luật do cơ quan quản lý hoặc là của tổ chức Đảng, còn nếu là
những người ngoài các tổ chức thì thuộc sự quản lý của chính quyền xã phường.
Đó cũng là một áp lực để cho người phụ nữ có con thứ 3 phải đi PT.
- Yếu tố xã hội
Mặt khác, do phong tục Á Đông, vẫn còn nhiều bất bình đẳng trong
giới tính trọng nam khinh nữ cho nên nhiều gia đình đã có 2 con nhưng lại là
con gái vẫn mong muốn có con trai. Chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào chứng minh được lý do PT do giới tính, nhưng thực tế dường như PT
do lựa chọn giới tính đang hình thành rõ rệt. Nghiên cứu những yếu tố tác
động đến nạo PT ở phụ nữ chưa chồng và chỉ có con gái ở một số bệnh viện
phụ sản và Trung tâm chăm sóc SKSS, Vương Tiến Hoà và cộng sự [1] thấy
có 2,89% nạo PT vì biết rõ giới tính là thai nữ và 7,58% nạo PT vì sợ lại đẻ ra

con gái, chứng tỏ có sự lựa chọn giới trong nạo PT ảnh hưởng của một áp lực
nữa đó là do "hội đồng gia đình" chỉ muốn có con trai để nối dõi tông đường.
Thất bại do các biện pháp KHHGĐ mà không phát hiện và xử lý kịp thời để
thai to đặc biệt hay gặp ở những người có thai lần đầu và chưa có chồng. Có
tới 68,95% PT là do chưa kết hôn.
Những áp lực do công ăn việc làm, nhiều người trẻ tuổi kiếm được
những việc làm nhưng với những cam kết trong một thời gian nhất định
không sinh con, vì vậy khi bị vỡ kế hoạch họ phải giải quyết thai để đảm bảo
sự cam kết với cơ quan tuyển dụng và không bị mất việc làm. Vương Tiến
Hoà và cộng sự thấy nguyên nhân này chiếm từ 1,44% đến 4,21%[1].


18

- Yếu tố kinh tế
Một lý do nữa là do kinh tế. Do kinh tế phát triển, những người trẻ
muốn có một vị trí tốt, hoặc là có kinh tế ổn định, cơ sở kinh tế tốt rồi mới có
con vì vậy khi có thai họ lưỡng lự nửa muốn giữ lại, nhưng sau khi suy nghĩ
họ quyết định PT thì lúc đó đã muộn vì thế làm tăng số lượng PT to. Lý do
khó khăn về kinh tế hoặc chưa thoả mãn với kinh tế hiện tại của bản thân,
chưa đủ điều kiện nuôi con, chiếm 10,53% đến 19,49%.
- Bệnh của mẹ
Trong một số trường hợp khi mang thai người mẹ mắc những bệnh mà
phải có những can thiệp y tế (chụp Xquang, dùng thuốc...) ảnh hưởng đến sự
phát triển của thai nên phải PT đi.


19

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ có thai từ 13 đến hết 22 tuần tự nguyện xin PT tại Khoa Điều trị
theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương được lựa chọn và đồng ý tham
gia vào nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi thai từ 13 đến hết 22 tuần tính theo ngày kinh cuối cùng đối với
các trường hợp kinh nguyệt đều, có chu kỳ 28 ± 2 ngày.
- Đường kính lưỡng đỉnh trên siêu âm từ 20 mm đến 52 mm (tương
đương thai từ 13 đến hết 22 tuần).
- Đã có con
- Tự nguyện xin PT, đồng ý ký giấy cam kết.
- Thực hiện đầy đủ các qui định về PT to của pháp luật và của bệnh viện.
- Sẵn sàng tình nguyện tham gia nghiên cứu và thực hiện theo phác đồ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không chấp thuận tham gia nghiên cứu.
- Tuổi thai dưới 13 tuần tính theo kinh cuối cùng hoặc đường kính
lưỡng đỉnh < 20 mm trên siêu âm.
- Mẹ mắc một số bệnh lý: bệnh tâm thần, trí tuệ chậm phát triển…
- Thai bất thường
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Điều trị theo yêu cầu bệnh viện Phụ sản
Trung ương.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2017 đến hết tháng 09/2018.


20

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:

Z12  / 2  p.q
n
d2
n: Cỡmẫu
Z: Sai lầm loại 1 ở mức 1-/2
α: Mức có ý nghĩa thốngkê (α = 0,05)
p: Tỷ lệ phụ nữ đã từng phá thai to theo nghiên cứu của Lương Đức Ngư
(2015) là 28,5% (p = 0,285) [35].
d: Độ chính xác mong muốn, với sai số 0,1
Cỡ mẫu tối thiểu n = 79, thực tế thu thập n = 92 (phụ nữ mang thai từ 13 đến
22 tuần) tự nguyện phá thai
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
* Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu, ghi chép câu trả lời
vào phiếu phỏng vấn.
* Công cụ thu thập thông tin
Phiếu phỏng vấn được thiết thiết kế sẵn. Các câu hỏi được tham khảo từ
bộ câu hỏi về tình hình PT của Tổ chức y tế thế giới và từ các nghiên cứu
trước để có cơ sở so sánh và bàn luận.
* Tổ chức thực hiện thu thập số liệu


21

Học viên cùng với Thầy hướng dẫn trực tiếp tham gia phỏng vấn và điền
vào bệnh án nghiên cứu.

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0
- Các thuật toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu gồm:
+ Các biến rời rạc được mô tả dưới dạng tần suất %.
+ Các biến liên tục được mô tả dưới dạng trị số trung bình.
+ Mô tả số liệu: sử dụng thuật toán thống kê mô tả, các số liệu trình
bày theo bảng biểu số liệu và các biểu đồ.
+ Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p < 0,05; p <
0,01 và p < 0,001.
+ Sử dụng mô hình hồi quy Logistics để phân tích mối liên quan giữa
một số yếu tố với kiến thức, thực hành.
2.6. Các biến số và một số khái niệm/qui ước dùng trong nghiên cứu
- Kiến thức về PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần:
+ Khái niệm PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Tuổi thai PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Các phương pháp PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Tai biến PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Các trường hợp bắt buộc PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Phòng tránh PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
- Thái độ về PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Quan niệm về PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Xu hướng gia tăng PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần trong cộng đồng.
+ Pháp luật về PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
- Hành vi về PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Số lần PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.


22

+ Tuổi thai đối với lần PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần gần nhất,

+ Lý do PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Người có ảnh hưởng đến quyết định PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Địa điểm PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+ Phương pháp sử dụng PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
+Ảnh hưởng thể chất và tinh thần sau PT từ 13 tuần đến hết 22 tuần.
CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PHÁ THAI
STT
1
2
3
4
5
6

Câu hỏi
B3
B4
B5
B6+B7
B8
B9+B10

Phương án trả lời
Kể được ý 1 hoặc ý 2 hoặc cả 2
Kể được 1 trong 3 ý
Kể được ý 2
Ý 1 câu B6 và 4 trong 7 ý B7
Kể được ý 1
Kể được 3 BPTT trở lên


Số điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1điểm
1 điểm
1 điểm

Thang điểm với tổng số tối đa là 6 điểm cho 6 câu trả lời đúng. Đạt yêu
cầu trả lời đúng khoảng 60% số điểm của các câu hỏi.
+ Tổng số điểm < 4  Kiến thức không đạt
+ Tổng số điểm ≥ 4  Kiến thức đạt
CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HÀNH VI VỀ PHÁ THAI
STT
Câu hỏi
Phương án trả lời
Số điểm
1
D5
Kể được ý 1 hoặc ý 2 hoặc cả 2 ý
1 điểm
2
D6
Kể được 1 trong 3 ý
1 điểm
3
D8
Kể được ý 3 trở lên
1 điểm
4

D9
Kể được 1 trong 2 ý
1 điểm
5
D10
Kể được trên 3 ý
1 điểm
6
D11
Kể được > 4 ý
1 điểm
Thang điểm với tổng số tối đa 6 điểm cho 6 câu trả lời đúng. Đạt yêu
cầu trả lời đúng khoảng 60% số điểm của các câu hỏi.
+ Tổng số điểm <4  Hành vi không đạt
+ Tổng số điểm ≥ 4  Hành vi đạt


23

- Một số yếu tố liên quan: Kiến thức và hành vi về PT biến đổi theo
đặc điểm nhân khẩu học và điều kiện kinh tế xã hội.
2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể
về mục đích, nội dung của nghiên cứu để đối tượng tự nguyện, cung cấp
thông tin 1 cách chính xác nhất.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu khi các đối tượng tham gia nghiên cứu ký
vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả các thông tin thu được chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, không nhằm mục đích gì khác
- Đề tài chỉ được tiến hành khi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức của
Bệnh viện Phụ sản Trung ưong và Trường Đại học Y Hà nội chấp nhận thông qua.

- Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này đều tuân thủ các
qui định và nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt
Nam và quốc tế.


24

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

THCS trở xuống

22

23,91

PTTH

32

34,78

TC, CĐ, ĐH


38

41,30

CNVC

24

26,09

HSSV

5

5,43

Nông dân

19

20,65

Nội trợ - Tự do

44

47,83

Thành thị


88

95,65

Nông thôn

4

4,35

Độc thân

11

11,96

Có chồng

79

85,87

Góa

02

2,18

TĐHV


Nghề nghiệp

Nơi sống

Hôn nhân

Nhận xét:
Trong 92 phụ nữ phá thai:
-Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ lớn nhất là những người học trung cấp, cao
đẳng, đại học có đến 38 người chiếm tỷ lệ 41,30%; tiếp theo đó là tỷ lệ học
hết THPT có đến 32 người chiếm 34,78%; tỷ lệ học từ THCS trở xuống chiếm
tỷ lệ thấp nhất chỉ có 22 người chiếm tỷ lệ 23,91%.


25

- Nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ - tự do có đến 44 người chiếm 47,83%;
tiếp đó đến công nhân viên chức có đến 24 người chiếm 26,09%; tiếp đó đến
nông dân có 19 người chiếm 20,65%. Lứa tuổi học sinh sinh viên trong
nghiên cứu này có 5 người chiếm 5,43%.
- Nơi sinh sống chủ yếu là ở thành thị chiếm đến 95,65% với 88/92
người; chỉ có 4,35% sống ở khu vực nông thôn.
- Tình trạng hôn nhân chủ yếu là đang sống chung cùng chồng, với 79
người chiếm 85,87%. Độc thân có 11 người chiếm 11,96%; góa có 02 trường
hợp chiếm 2,18%.
Phân bố nhóm tuổi
60

53.26


50
40
30

26.09

20

15.22

10

5.43

0

Nhóm tuổi
dưới 20

20 - 29

30 - 39

40 - 49

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của nghiên cứu
Nhận xét:
Độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 30 – 39 tuổi có 49 người chiếm 53,26%;
độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất có 05 người chiếm 5,43%. Tuổi

thấp nhất là 16 tuổi cao nhất là 49 tuổi; độ tuổi trung bình của nghiên cứu là
32,96 ± 6,71 tuổi


×