Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT THU gọn vú sử DỤNG vạt TRỤC MẠCH MANG QUẦNG núm vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THU GỌN VÚ
SỬ DỤNG VẠT TRỤC MẠCH MANG QUẦNG NÚM VÚ

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THU GỌN
VÚ SỬ DỤNG VẠT TRỤC MẠCH MANG QUẦNG NÚM VÚ

Chuyên ngành: Phẫu thuật tạo hình
Mã số:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TRẦN THIẾT SƠN

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN :

Bệnh nhân

BV :

Bệnh viện

PTTH:

Phẫu thuật tạo hình

QNV:

Quầng núm vú

MSBA:

Mã số bệnh án

ĐM


Động mạch


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuyến vú là một tuyến ngoại tiết ở người và các động vật có
vú khác sản xuất ra sữa để nuôi con non, ở người phụ nữ, ngoài thể hiện thiên
chức làm mẹ cao quý bầu vú còn là đặc tính sinh dục thứ phát, thể hiện sự nữ
tính, nét đẹp của người phụ nữ. Các chuyên gia tình dục học còn gọi vú là “cơ
quan sinh dục thứ hai”.
Phì đại vú là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thế tích vú trên
mức bình thường do sự phát triến của tuyến vú kèm theo sự thâm nhiễm của
tổ chức mỡ. Phì đại vú được thế hiện bởi sự thay đổi hình dạng và thể tích vú
đặc biệt là sự chuyến dịch xuống thấp của phức hợp QNV. Theo nhiều nhà

nghiên cứu, vú được coi là bình thường khi thể tích vú nằm trong khoảng 200
– 250ml. Khi thể tích vú tăng trên 300ml thì được coi là vú phì đại. Tình trạng
này gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người phụ nữ như gây mất cân
đối về thẩm mỹ, đau vùng cổ, vùng ngực và vùng xương đòn do sức nặng ở
bầu vú, trở ngại khi mặc áo, vân động hay những biến đổi về tư thế (gù do
gập vai để cố giấu ngực…) [1], [2].
Điều trị phì đại vú nhằm đem lại cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống
tốt hơn. Có nhiều phương pháp điều trị phì đại vú, trong đó điều trị nội
khoa với việc sử dụng hormon, vật lý trị liệu thường không mang lại kết quả
khả quan. Phẫu thuật thu gọn vú là phương pháp giải quyết triệt để
tình trạng phì đại vú [1], [2], [3].
Từ trước tới nay có rất nhiều kỹ thuật thu gọn vú, nhưng về cơ bản có
hai loại phẫu thuật: thu gọn vú có ghép QNV và thu gọn vú không ghép QNV.
Sự thay đổi phát triển của các phương pháp là kỹ thuật dịch chuyển phức hợp
QNV, dù là kỹ thuật nào, ba yếu tố quyết định chính để lựa chọn phương pháp
thu gọn vú là sự cấp máu cho QNV, cảm giác của QNV và đảm bảo chức
năng cho con bú[1].


9

Kỹ thuật thu gọn vú phì đại có ghép QNV được thực hiện năm
1922, lần đầu tiên tác giả Thorek mô tả phương pháp thu gọn vú và chuyển
QNV đến vị trí mới như một mảnh ghép da dày toàn bộ [5].
Các kỹ thuật thu gọn vú không ghép QNV được sự quan tâm nhờ những
ưu điểm vượt trội về chức năng và thẩm mỹ. Vào năm 1930, Schwartzmann đã
mô tả kỹ thuật phẫu thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt có mang QNV để dịch
chuyển QNV đến vị trí mới [6]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều phương pháp phẫu
thuật tạo hình thu gọn vú ra đời với nhiều loại cuống vạt mang đơn vị QNV khác
nhau: Cuống kép dọc, cuống trên, cuống dưới, cuống kép ngoài, cuống trong

cuống ngoài, cuống trên ngoài, cuống trung tâm.
Từ việc nghiên cứu giải phẫu cấp máu vùng ngực và vú, các phẫu thuật
viên đưa ra kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch mang quầng núm vú. Vạt này
được sử dụng dưới dạng cuống liền hay vạt tự do. Vào những năm 80 của thế
kỷ trước, một số tác giả điến hình là Claude. Le-Quang [7] đề nghị sử dụng
vạt ngực ngoài có mang phức hợp QNV này dưới dạng vạt tự do trong tạo
hình vú. Trên cơ sở đó, kỹ thuật sử dụng vạt trục mạch mang phức hợp QNV
cuống mạch liền được thực hiện trong phẫu thuật thu gọn vú phì đại.
Ớ Việt Nam nói chung và tại BV Xanh Pôn nói riêng đã áp dụng nhiều
kỹ thuật thu gọn vú, trong đó kỹ thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt trục
mạch mang phức hợp QNV khoảng ba thập kỷ nay đã được áp dụng thường
xuyên. Tuy nhiên, trong các công trình đã công bố, chưa có một đánh giá
chuyên biệt nào về sức sống của vạt trục mạch mang phức hợp QNV trong
tạo hình thu gọn vú phì đại.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật
thu gọn vú sử dụng vạt trục mạch mang quầng núm vú” với mục tiêu :
1. Mô tả kỹ thuật thu gọn vú phì đại sử dụng vạt trục mạch mang quầng

núm vú.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thu gọn vú sử dụng vạt trục mạch

mang quầng núm vú.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý - bệnh học của vú
1.1.1. Phôi thai học vú

Tuyến vú được coi là tuyến phụ thuộc da, đặc biệt ở động vật có vú
và chỉ phát triển mạnh, đầy đủ ở giống cái để nuôi con. Nguồn gốc của
tuyến vú là hai dải ngoại bì, chạy theo một đường gọi là đường vú, kéo dài
từ nách đến bẹn. Tuyến vú bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 6 dưới dạng các
mào biểu bì đi xuống và tiến vào các trung mô ở bên dưới. Các mào này trở
thành các mào vú (mammary ridge, milk ridge) có dạng dây biểu bì dày
hơn và chia nhánh tạo thành một cặp, các mào vú chạy theo đường vú kéo
dài từ nách đến bẹn. Các mào vú xuất hiện vào tuần lễ thứ 6, sẽ tạo ra các
nụ vú, sau sinh chỉ tồn tại duy nhất ở vùng ngực, nơi hình thành vú [8], [9].

Hình 1.1. Đường vú
Các nụ vú phân chia cho ra nhiều nụ nhỏ hơn (mầm vú) và phát triển
thành các ống sữa và các nhánh của ống sữa (có khoảng 16 - 25 mầm của
những ống dẫn sữa). Mô liên kết và mô mỡ xung quanh các ống sữa có xuất
nguồn từ trung mô.


11

Cuối thai kỳ, nơi tuyến vú xuất phát, biểu bì hơi lõm xuống tạo nên
miệng tuyến vú (mammary pit). Tuyến vú ở nam và nữ khá giống nhau lúc
mới sinh. Ớ nữ giới, vú bắt đầu phát triển nhanh khi tới tuổi dậy thì và hoàn
tất trong quá trình mang thai và cho con bú [10], [11].
Dị tât bẩm sinh của tuyến vú được hình thành trong giai đoạn phôi thai,
bao gồm hai loại là dị tât không có vú và bất thường về số lượng vú. Dị tât
không có vú do ngừng phát triển mào vú được biểu hiện trên lâm sàng bằng
việc không tồn tại tuyến vú cũng như QNV. Nhiều vú do rối loạn của quá
trình thoái hoá bình thường xuất hiện thêm từ 01 đến 04 cặp vú trên thành
ngực ở một hoặc cả hai bên. Hội chứng Poland biểu hiện bằng thiểu sản vú
kèm theo thiểu sản thành ngực cùng bên [12].

1.1.2. Sự phát triển của vú qua các thời kỳ
- Thời kỳ sơ sinh: Ở sơ sinh, núm vú phát triển kém và hơi bị lõm

xuống. Ngay sau sinh, vú bé trai và bé gái khá giống nhau, và thường to thêm
sau đó một ít, có thể có một ít sữa. Sự tiết sữa nhất thời này là do ảnh hưởng
của nội tiết tố từ người mẹ (nồng độ estrogen cao) trong thai kỳ truyền qua
bánh nhau đến máu của thai nhi, sẽ biến mất trong vài tuần sau sinh. Khi trẻ
sinh ra chỉ các ống sữa chính được hình thành, và vú vẫn còn trong tình trạng
chưa phát triển cho tới sau tuổi dậy thì [9].
-

Dậy thì: Ở người nữ, các tuyến vú tăng trưởng nhanh chóng trong suốt
thời kỳ dậy thì, chủ yếu là mô mỡ và mô liên kết. Sự tăng trưởng của
các ống sữa là do nồng độ estrogen máu tăng. Kích thích đầu tiên để vú
phát triển là các nội tiết tố buồng trứng, nội tiết tố này sau đó sẽ dẫn
đến sự phát triến của vú. Đáp ứng với estradiol, tế bào biếu mô ống
tuyến tăng sinh và các nhánh ống phát triển. Estrogen, progesterone,
prolactin, insulin, cortisol, thyroxine và nội tiết tăng trưởng cần cho sự
biệt hóa đầy đủ của vú bao gồm cả quá trình tiết sữa.


12

-

Những thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt: ngay sau khi vú bắt đầu phát
triển, chu kỳ kinh nguyệt cũng được thiết lập và cơ thể người con gái
chuẩn bị để sinh sản. Vú ở người trưởng thành đáp ứng với các thay đổi
nồng độ nội tiết tố xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn
nang noãn, các ống và nhu mô vú tăng sinh. Trong giai đoạn hoàng thể,

sự giãn rộng của các ống, sự gia tăng hoạt động tiết dịch trong ống và
sự phù nề giữa các tiểu thùy dưới ảnh hưởng của progesteron dẫn đến
sự gia tăng thể tích vú. Điều này thấy rõ trong chu kỳ kinh nguyệt, vú
căng, đau, nhạy cảm đau,...

-

Thai kỳ và thời kỳ cho con bú: như đã mô tả ở trên, mặc dù vú đã
trưởng thành nhưng vẫn chưa hoạt động cho đến khi có thai, đây là lúc
xảy ra sự biệt hóa hoàn toàn của các tế bào nang tận cùng trong các tế
bào tạo sữa. Vú to ra là một trong những dấu hiệu gián tiếp đầu tiên
của có thai, đây là kết quả của sự tăng sinh tuyến. Nồng độ prolactin
tăng từ lúc mang thai 08 tuần cho đến khi thai đủ tháng. Estrogen từ
nhau kích thích tuyến yên sản xuất và giải phóng prolactin.
Vú sẽ không trưởng thành hoàn toàn cho đến khi sinh con và bắt đầu

tiết sữa, vú của phụ nữ chưa sinh đẻ vẫn duy trì mức phát triển ở giai đoạn
đầu cho đến khi mãn kinh.
-

Sự thay đổi của vú trong thời kỳ mãn kinh: ở thời kỳ mãn kinh, mô vú
cũng được nghỉ ngơi do giảm kích thích từ các hormone buồng trứng.
Sau
mãn kinh, mô tuyến teo nhỏ dần và được thay thế bởi mô mỡ [8], [13],
[11].

1.1.3. Đặc điếm giải phẫu của vú
1.1.3.1. Cấu tạo của tuyến vú



13

Ớ phụ nữ trưởng thành, vú được giới hạn ở phía trên là xương sườn thứ
hai, phía dưới là xương sườn thứ sáu, phía trong là bờ ngoài xương ức, phía
ngoài là đường nách trước ra hai bên. Khi đứng núm vú ngang với khoang
gian sườn thứ bốn. Vú nằm trên cân ngực, ở dưới là cơ ngực lớn, trên các cơ
răng trước ở hai bên và được bao quanh bởi lớp nông và sâu của cân dưới da.
Từ nông đến sâu vú được cấu tạo bởi da, nhu mô mỡ, mô tuyến và to chức
liên kết. Tỷ lệ các thành phần này phụ thuộc vào tuổi, tình trạng hormone,
cân nặng của từng cá thể [14], [2], [15].

Hình 1.2. Cấu tạo tuyến vú
1.1.3.2 Hệ thống cấp máu cho vú
* Động mạch:


14

Hình 1.3. Các nguồn cấp máu chủ yếu cho vú [16]
-

Tuyến vú: Tuyến vú được cấp máu bởi một hệ thống mạch máu rất
phong phú từ ba hệ mạng mạch: mạng mạch da - tuyến, mạng mạch
trong tuyến, mạng mạch sau tuyến. Các mạng mạch trên được tạo nên
bởi sáu nguồn động mạch cấp máu cho vú, cụ thể: động mạch vú trong,
động

mạch

ngực trên, nhánh trước và sau của các động mạch liên sườn (liên sườn

3

-

6),

động mạch cùng vai ngực, động mạch ngực nông, động mạch ngực
ngoài



động mạch ngực ngoài phụ. Trong đó 3 nguồn chính là động mạch vú
trong,
động mạch liên sườn và hệ động mạch ngực ngoài.
-

Phức hợp quầng - núm vú: bốn nguồn mạch cung cấp máu cho tuyến
vú bao gồm: nhánh trung tâm, vú trong, vú ngoài và liên sườn, từ đây


15

các
mạng mạch cho các nhánh thông nối với nhau tạo nên sự cấp máu dồi
dào cho phức hợp quầng - núm vú. Từ mạng mạch sâu, đi theo các ống
tuyến sữa đến cấp máu cho phức hợp quầng - núm vú, và từ mạng
mạch dưới da nằm rất nông, dày đặc xung quanh phức hợp QNV [17],
[18].

Hình 1.4. Cấp máu cho phức hợp QNV [19]

* Tĩnh mạch:

Tĩnh mạch dẫn lưu máu cho tuyến vú hoàn toàn không có van và có 03
hệ thống hồi lưu tĩnh mạch là hệ thống nông, sâu và nối tiếp.
+ Hệ thống tĩnh mạch nông: phong phú, nằm ngay dưới da, đặc biệt là
phần trên của vú. Hệ thống này được chia làm hai nhóm, nhóm những tĩnh
mạch dẫn lưu máu đo vào các tĩnh mạch nông vùng cổ ở phía trên, các tĩnh
mạch nông vùng bụng phía dưới.
+ Hệ thống tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch đi tùy hành với các động mạch,
mỗi động mạch thường có 02 tĩnh mạch đi kèm. Ớ phía ngoài dẫn lưu máu đổ
vào tĩnh mạch vú ngoài rồi đổ vào tĩnh mạch nách, còn ở phía trong sau khi đó
vào tĩnh mạch vú trong thì đổ vào thân tĩnh mạch vô danh. Ngoài ra, còn có các
tĩnh mạch đi kèm với các nhánh xiên của động mạch liên sườn trước đổ vào
quai Azygos và sau đó đổ vào tĩnh mạch chủ trên [2], [20], [21], [22].
+ Hệ thống tĩnh mạch nối tiếp: nằm gần như vuông góc giữa hai hệ
thống tĩnh mạch nông và sâu, đi qua tuyến chếch từ trong ra ngoài.


16

* Bạch mạch: gồm 02 hệ bạch huyết

+ Hệ bạch huyết da: ở nông, dày đặc quanh quầng vú tạo thành mạng
bạch huyết quanh quầng vú.
+ Hệ bạch huyết tuyến: ở sâu.
Hai hệ này dẫn bạch huyết về hai nhóm hạch chủ yếu là nhóm hạch
nách và nhóm hạch ngực trong, sau đó đó về các hạch dưới đòn. Đôi khi có
đường dẫn lưu bạch huyết trực tiếp từ vú về các hạch dưới đòn [15].

Hình 1.5. Hệ bạch mạch của vú [21]

1.3.1.4 Thần kinh chi phối cảm giác cho vú
Phần trên tuyến vú do dây thần kinh trên đòn chi phối. Dây này được
tạo thành do sự kết hợp của nhánh thứ ba và thứ bốn của đám rối cổ. Phần
giữa vú bao gồm cả phức hợp QNV do các nhánh bì trước của các dây thần
kinh liên sườn từ hai đến bảy chi phối, đặc biệt cảm giác cho núm vú do các
dây liên sườn trước ba, bốn, năm chi phối.
Phần ngoài của vú do các nhánh bì ngoài của các dây thần kinh liên
sườn từ ba đến sáu chi phối, đặc biệt chi phối cho núm vú do nhánh bì ngoài
của dây thần kinh liên sườn thứ bốn [23], [24].


17

Hình 1.6. Sự phân bố thần kinh [21]
1.1.4. Các bất thường của vú
Các bất thường hay gặp trong sự phát triển của vú được xếp thành hai
nhóm là những bất thường thấy rõ từ khi mới sinh (nhiều núm vú, không vú,
và các bệnh lý bẩm sinh khác) và những bất thường chỉ thấy rõ ở tuổi dậy thì
(thiểu sản tuyến vú, vú phì đại, sa trễ vú), nhóm này phổ biến hơn [9], [11].
1.1.4.1. Không có vú
Hiếm gặp, có thể xảy ra một bên hay hai bên, nguyên nhân có thể do
không có mào vú hay mào vú phát triển bất hoàn. Từ lúc sinh ra đã không có
núm vú. Tât không có núm vú thường liên quan đến vẹo cột sống và biến
dạng xương sườn, đặc biệt một số phụ nữ hoàn toàn không có mô tuyến vú
gọi là hội chứng Poland. Hội chứng này không những liên quan đến vú mà
còn liên quan đến cả cơ ngực, xương sườn và trong một số trường hợp còn có
bất thường ở cánh tay [8], [11].J t
1.1.4. Nhiều núm vú, núm vú phụ
- Tật nhiều núm vú thường gặp hơn tật không có núm vú. Những núm


vú này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào dọc theo đường vú. Khoảng 5 - 10%
tật đa vú gặp ở phụ nữ có mẹ cũng bị đa vú. Thường các núm vú ở dưới vú và
người phụ nữ không biết là chúng ở đó vì trông giống những nốt ruồi. Một


18

biến thể của tật đa vú là thừa mô vú (tuyến vú phụ) không có núm vú và
thường hay gặp ở dưới nách.

Hình 1.7. Tật nhiều vú [ZG]
Hình l.8. Tuyến vú phụ [ZS]
Ngực không phát triển do hai nhóm nguyên nhân chính:
+ Bẩm sinh: như teo tuyến vú, thiểu sản tuyến vú, rối loạn cân bang nội
tiết sinh dục nữ,... [27].
+ Mắc phải: thiểu sản tuyến vú sau sinh đẻ, do chiếu xạ hoặc dùng hóa
chất, hoặc sau phẫu thuật tim đi đường ngực,...[11], [24].

Hình 1.9. Thiểu sản vú sau sinh [28]

Hình 1.10. Thiểu sản vú sau
xạ trị [29]

1.1.4.3. Vú thể củ
Vú thể củ được đặc trưng bởi chức năng bình thường cũng như sinh lý
học của mô ngực, nhưng hình dạng thuộc giải phẫu không bình thường. Vú
thể củ có thể chỉ bị một bên hoặc hai bên và đặc trưng cổ điển bao gồm một
số hoặc toàn bộ bệnh nhân sẽ có triệu chứng như: thiếu da ngực, giảm sản



19

ngực và tuyến vú, ngực hai bên không đối xứng, ngực hình nón, thoát vị đầu
vú, phức hợp quầng vú lớn bầu vú bị thắt [25].

Hình 1.11. Vú thể củ [ZS]
1.1.4.5. Phì đại vú
Phì đại vú là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích
của vú trên mức bình thường, gây ra bởi sự phát triển của tuyến vú kèm theo
sự thâm nhập tổ chức mỡ. Tuy nhiên, khái niệm vú bình thường rất khác nhau
theo chủng tộc, địa lý và quan niệm thẩm mỹ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vú
được coi là bình thường khi thể tích vú nằm trong khoảng 200 - 250ml. Khi
thể tích vú tăng trên 300ml thì được coi là vú phì đại.
Theo phân loại của Lalardrie [30], phì đại vú được chia làm các mức độ
như sau:
+ Phì đại vừa phải: thể tích vú từ 350 - 500ml.
+ Phì đại nhiều: thể tích vú từ 500 - 1000 ml.
+ Phì đại rat nhiều: thể tích vú từ 1000 - 1500ml.
+ Phì đại khổng lồ: thể tích vú lớn hơn 1500ml.
Phì đại vú có thể xảy ra ở tuổi dậy thì hay sau thời kỳ chửa đẻ. Tình
trạng vú quá khổ gây cho bệnh nhân những khó chịu tại chỗ như loét nếp vú,
trở ngại khi mặc áo, vạn động, hay những biến đổi về tư thế (gù do gập vai để
cố giấu ngực... ) [1].


20

Hình 1.12. Vú phì đại mức độ khổng lồ [3l]
1.1.4.6. Vú sa trễ
Vú sa trễ không phải là tình trạng bệnh lý, đó chỉ là hâu quả về hình

thái của một số quá trình bệnh lý (vú phì đại) hay quá trình sinh lý (sau chửa
đẻ, mất tính chun giãn của tổ chức nâng đỡ, quá trình lão hóa da,... ).
Vú được coi là sa trễ khi vị trí của núm vú di chuyển xuống dưới thấp
và vào trong so với vị trí bình thường. Phân độ sa trễ theo Lalardrie và cộng
sự [1], [3], [3G].
+ Độ 1: núm vú hạ thấp từ 2 - 5cm.
+ Độ 2: núm vú hạ thấp từ 5 – l0cm.
+ Độ 3 : núm vú hạ thap hơn l0cm.

Hình 1.13. Phân độ sa trễ vú [32]

Mối liên quan chặt chẽ giữa da và tổ chức tuyến vú quyết định hình thể
vú. Khi có sự biến đổi của một trong hai yếu này sẽ dẫn đến tình trạng sa trễ
vú. Có hai loại nguyên nhân gây sa trễ vú:


21

+ Sa trễ vú do tuyến: teo nhỏ các tuyến vú và có sự thay đối da vùng
vú, QNV sát lồng ngực và hạ thấp xuống phía dưới ở mức độ vừa phải.
+ Sa trễ vú do da: mất tính chun giãn của da và tố chức nâng đỡ (dây
chằng Cooper) da vùng vú giãn dài xuống phía dưới, kéo theo sự thay đổi vị
trí rõ ràng của núm vú.
1.2. Lịch sử phát triển phẫu thuật thu gọn vú
1.2.1. Lịch sử phẫu thuật thu gọn vú
Paulus Aegina (625 - 690) được coi là người thực hiện sớm nhất phẫu
thuật cắt bỏ vú ở nam giới, nhưng phẫu thuật thu gọn vú ở phụ nữ chỉ được
công nhận vào những năm đầu thế kỷ IX. Trong giai đoạn này, phẫu thuật chỉ
đơn giản là cắt bỏ một phần vú và ít chú ý đến việc tái tạo lại hình dạng tự
nhiên của bầu vú. Đến cuối thế kỷ này, Galliard - Thomas đề xuất đường rạch

da nằm ở nếp lằn vú đế loại bỏ một phần da và tuyến vú. Czerny sau đó đã
biết cách chuyển QNV đến vị trí mới của bầu vú sau khi cắt bỏ một phần bầu
vú. Đây là một bước quan trọng trong quá trình hình thành kỹ thuật thu gọn
vú về sau này. Những năm đầu thế kỷ XX, Morestin và Hollander tiến hành
thu gọn vú với đường rạch da và đường đóng da hình chữ L. Năm 1921,
Lexer kết hợp việc chuyển núm vú và cắt bỏ tuyến ở cực dưới bầu vú và
Kraske đã hoàn thiện kỹ thuật này. Axhausen tiến thêm một bước dài trong
hoàn thiện kỹ thuật thu gọn vú bằng cách bóc tách dưới da rộng ở vú nhằm
cắt bỏ một phần tuyến vú, sau đó chuyển núm vú sang vị trí mới và tạo hình
dạng cho bầu vú [33], [2], [34].
1.2.2. Các xu hướng phát triển đường rạch da
1.2.2.1. Kỹ thuật rạch da của Thorek
Thực ra đây là phương pháp không bảo tồn phức hợp QNV. Lần đầu
tiên được Thorek [5] áp dụng vào năm 1922 cho một trường hợp vú phì đại
lớn, thực chất kỹ thuật bao gồm hai phần: cắt bỏ vú bán phần và ghép lại
phức hợp QNV vào vị trí mới của bầu vú. Kỹ thuật này trước đây được áp
dụng cho những bệnh nhân có vú phì đại khổng lồ và không thể áp dụng được
các kỹ thuật có vạt mang QNV. Việc cắt bỏ bán phần vú được thực hiện theo


22

dạng kim tự tháp hay giống như đường rạch da dạng mỏ neo. QNV được cắt
bỏ như một mảnh da dày toàn bộ, giới hạn của mảnh ghép được xác định theo
đúng kích thước của quầng vú hay nhỏ hơn và được tái ghép vào vị trí mới
trên bầu vú. Chính vì vậy, kỹ thuật này không bảo tồn được chức năng của vú
(cảm giác quầng vú, khả năng tiết sữa...) và nguy cơ hoại tử mảnh ghép cao.

Hình 1.14. Minh họa kỹ thuật Thorek [35]
1.2.22. Đường rạch da chữ T ngược hay hình mỏ neo (inverted T resection)

Kraske (1923) là người đầu tiên gợi ý đóng vết mổ hình chữ T ngược,
về sau Wise (1956) đã giới thiệu phương pháp vẽ trước mổ, nó đã được coi là
cơ sở của các phương pháp đóng vết mổ hình chữ T ngược sau này. Đây là
đường rạch da được áp dụng phổ biến nhất và thích hợp với những trường
hợp vú phì đại lớn hay sa trễ nhiều. Đường rạch da này gồm hai phần chính,
đường cắt thẳng đứng để giảm chiều rộng của bầu vú và đường cắt ngang để
giảm chiều cao của bầu vú. Các đường rạch da này tương ứng với việc cắt bỏ
một phần da và tuyến vú phía dưới sẽ đem lại hình dạng mới của bầu vú. Sẹo
thu được sau khi cắt bỏ da và tuyến vú có hình dạng một mỏ neo với đường
sẹo quanh quầng vú, sẹo thẳng đứng ở cực dưới vú và một đường sẹo ngang
nằm trên nếp lằn dưới vú [36, 37], [38], [39].


23

Hình 1.17. Đường rạch da sẹo hình chữ T ngược [40]
1.2.2.3. Đường rạch da sẹo chữ L hay chữ J
Năm 1974, kỹ thuật B do Regnault đề xuất, trong đó bản chất
của đường rạch da này dựa trên nguyên tắc của đường rạch da chữ T
ngược, nhưng thay vào đó đường rạch da nằm ngang đã được rút ngắn và
đường rạch da ngang nằm phía trong bầu vú được loại bỏ nhằm rút ngắn
chiều dài đường sẹo này. Nhờ khả năng chun giãn da bầu vú và việc sắp
xếp lại tuyến vú sau cắt bỏ, đường sẹo cuối cùng sẽ là chữ L với vú bên trái
hay chữ J ở vú bên phải [41], [42], [32].


24

Hình 1.18. Đường rạch da sẹo hình chữ J [43]
1.2.2.4. Đường rạch da tròn quanh quầng vú (Round blook):

Benelli đe xuất vào năm 1988. Đường rạch da này thích hợp với vú
sa trễ hơn là vú phì đại. Da xung quanh QNV được cắt bỏ theo hình elip
sao cho đường sẹo cuối cùng sẽ trùng với quầng vú [32].

Hình 1.19. Đường rạch da tròn quanh quầng vú [44]
1.2.2.5. Đường rạch da sẹo dọc (vertical scar):
Kỹ thuật tạo đường sẹo thang, loại bỏ đường sẹo ngang hoàn toàn
nhằm giảm đến mức tối đa sẹo nằm trên nếp lằn vú, thực sự được đóng góp
công sức của Arie, Lassus, đặc biệt là Lejour mô tả lần đầu vào năm 1989.
Sau đó vào khoảng 1990, chính tác giả đề nghị thu gọn vú với đường sẹo dọc
kết hợp với hút mỡ [45], [46].

Hình 1.20. Đường rạch da sẹo dọc [40]


25

1.2.2.6. Đường rạch da nằm ngang:
Năm 1996, Savaci báo cáo đây là đường rạch da đặc biệt không bao
gồm đường rạch thẳng đứng và chỉ áp dụng cho trường hợp sử dụng vạt
mang QNV cuống nuôi trên.

Hình 1.21. Đường sẹo ngang [47]
1.2.3. Các xu hướng vạt mang QNV
1.2.3.1. Cuống nuôi kép dọc (vertical bipedicle):
Năm 1972, vạt do McKissock đề xuất được thiết kế bởi vạt nuôi cả trên
và dưới quầng vú. Nguồn cấp máu chủ yếu từ các nhánh của động mạch
ngực trên và động mạch liên sườn. Sức sống của QNV cao hơn và khả năng
dịch chuyến vạt cùng QNV dễ dàng hơn so với cuống nuôi kép ngang. Tuy
nhiên, hiện tượng gập cuống vạt khi chuyến quầng vú tới vị trí mới, không

tạo cho hình thể của bầu vú tự nhiên và dễ bị hoại tử trung tâm vạt.

Hình 1.22. Cuống nuôi kép dọc [48]
1.2.3.2. Cuống nuôi trên (superiorpedicle):
Năm 1961 - 1962 được đề xuất bởi Pitaguy, nguồn cấp máu là động
mạch cùng vai ngực, với ưu điểm là vạt dễ xoay khi di chuyến QNV đến
vị trí mới. Tuy nhiên, vạt này có cuống nuôi trung bì nên khó có thể bảo tồn


×