Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ, lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ NGỘ độc MA túy mới tại TRUNG tâm CHỐNG độc BỆNH VIỆN BẠCH MAI từ 62018 đến 62019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.9 KB, 33 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ HỒNG ĐĂNG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC MA TÚY MỚI TẠI TRUNG TÂM
CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TỪ 6/2018 ĐẾN 6/2019
Chuyên ngành

: Hồi sức cấp cứu

Mã số

: CK. 62723101

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ TRẦN HƯNG

Hà Nội –2018


MỤC LỤC


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo năm 2012, Heroin vẫn là chất gây nghiện được dùng chủ yếu


chiếm ¾ số loại chất gây nghiện được sử dụng thông dụng; ma túy tổng hợp chỉ
chiếm 1/10; còn lại là các loại như: thuốc phiện 7%; cần sa 1,7%; loại khác 6,3%
[1]. Tuy nhiên, tính tới nay xu hướng sử dụng những loại ma túy tổng hợp – ma túy
mới có nguồn gốc từ các chất amphethamine, Catha edulis (lá khát), Ketamine,
Lysergic Acid Diethylamide với tên gọi như kẹo, đá, lắc,… ngày càng gia tăng, đặc
biệt trong nhóm người trẻ tuổi.
Ma túy mới là các ma túy tổng hợp bao gồm Amphetamin và dẫn xuất khác
của amphetamine, lá khát (Catha edulis), Ketamine, Lysergic Acid Diethylamide
(LSD), N2O,…Chúng có thể được tổng hợp từ một hoặc nhiều loại tiền chất khác
nhau, thậm chí từ các loại tiền chất đó nhưng pha trộn với tỷ lệ khác nhau cũng cho
ra các loại ma túy khác nhau. Vì vậy, ma túy mới xuất hiện ngày càng nhiều và khó
kiểm soát
Các hậu quả phổ biến được nhiều người biết đến khi dùng các loại ma túy
mới này là sẽ xảy ra tình trạng loạn thần, ngáo như hưng phấn, ảo giác.... Bên cạnh
đó, theo cảnh báo mới nhất từ Trung tâm Chống độc - bệnh viện Bạch Mai, gần đây
đã có nhiều trường hợp nhập viện với tình trạng suy tim, loạn tim, hôn mê…Đặc
biệt, đến nay đã có 2 trường hợp tử vong tại viện. Một số trường hợp khác khá nguy
kịch [2].
Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở chuyên điều trị cấp cứu,
hồi sức, giải độc cho các trường hợp ngộ độc cấp, mãn tính và các bệnh nội khoa
khác. Tại đây, việc nghiên cứu và điều trị chống ngộ độc nói chung và chống ngộ
độc ma túy nói riêng đã được tiến hành nhiều năm và đạt nhiều thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, đối với ma túy mới – là những loại chất gây nghiện tổng hợp mới xuất
hiện hoặc mới được sử dụng trở lại gần đây, vẫn còn thiếu những nghiên cứu đánh
giá đặc điểm dịch tễ, lâm sàng cũng như hiệu quả điều trị. Để cung cấp các thông
tin phục vụ công tác điều trị ngộ độc các chất này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:


4


“Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị ngộ độc ma túy mới tại Trung
tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 6/2018 đến 6/2019” với các mục tiêu:
1.

Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ngộ độc ma túy mới tại Trung

2.

tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 6/2018 đến 6/2019.
Mục tiêu 2: Nhận xét kết quả điều trị Ngộ độc ma túy mới tại Trung tâm
chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 6/2018 đến 6/2019.
1.


5

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Các khái niệm
Ngộ độc: Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác động

của chất độc.
Chất ma túy: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống
ma túy số 16/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngành 03/06/2008, “Chất ma túy
là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành”[3].
Chất ma túy mới: Là các ma túy tổng hợp bao gồm Amphetamin và dẫn xuất

khác của amphetamine, lá khát (Catha edulis), Ketamine, Lysergic Acid
Diethylamide (LSD), N2O,… và nhiều loại chất gây nghiện mới được tổng hợp
hoặc mới được quay lại sử dụng gần đây.

1.2.

Tình hình sử dụng ma túy ở thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình thế giới
Mặc dù các số liệu thống kê đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng của ma
túy, là nguyên nhân của khoảng 207.400 ca tử vong trong năm 2014, tương ứng
với 43,5 người chết trên một triệu người trong độ tuổi 15-64 [ 4]. Các báo cáo về
ma túy thế giới vẫn thể hiện rằng có một số lượng lớn người nghiện ma túy. Hiện
nay, ước tính có từ 167 đến 315 triệu người nghiện ma túy trên thế giới, con số này
đang có chiều hướng ổn định trong thời gian gần đây [5].
Dân số ở châu Á rất cao, do vậy mà mặc dù tỷ lệ người nghiện ma túy ở đây
Á không cao, số lượng người nghiện ma túy vẫn chiếm tới hơn 40% số người
nghiện toàn thế giới [5]. Theo báo cáo của tổ chức Phòng chống ma túy và tội phạm
Liên Hợp Quốc, vùng Đông và Đông Nam Á có tỷ lệ người nghiện chích ma túy
(NCMT) lớn nhất thế giới (chiếm 27% tổng số người nghiện chích toàn thế giới).
Tiếp đó là những nước thuộc vùng Đông và Đông Nam châu Âu (chiếm 21% tổng


6

số người nghiện chích toàn thế giới, chiếm 1,3% số người trong độ tuổi từ 15-64
của vùng) [5]. Trung Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ là những nước có số lượng
người nghiên chích ma túy lớn nhất (chiếm 46% tổng số người nghiện ma túy) [5].
Tại châu Phi, các báo cáo cho thấy, sử dụng các chất nghiện dạng thuốc phiện đang
có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Ở Senegal, một nghiên cứu

năm 2011 chỉ ra số lượng người sử dụng Heroin có giảm đi, nhưng mức tiêu thụ ma
túy tổng hợp lại tăng lên [6]. Tại Seychelles, Heroin và cần sa là những chất gây
nghiện phổ biến nhất mà đối tượng nghiện chích ma túy sử dụng [7]. Chất gây
nghiện chủ yếu ở Nam Phi là Heroin, Methamphetamin và Methcathinone; trong đó
Heroin đang có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây [5]. Trong kho đó, ở Châu
Mỹ, các chất gây nghiện chủ yếu là cần sa và Cocaine. Số lượng người sử dụng ma
túy đang có xu hướng ổn định và ở mức cao tại Hoa Kỳ. Ước tính có khoảng 14,9%
(năm 2011) số người từ 12 tuổi trở lên có sử dụng những chất dạng thuốc phiện [8].
Ngược lại, số liệu của Canada lại cho thấy, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên ở nước này
sử dụng cần sa đã giảm từ 10,7% năm 2010 xuống 9,1% năm 2011 [5]. Tỷ lệ người
nghiện ma túy trong dân số ở Châu Á thấp, tuy nhiên số lượng người nghiện ma túy
chiếm tới hơn 40% số người nghiện toàn thế giới. Tại Pakistan, cần sa là chất gây
nghiện được sử dụng nhiều nhất, tương tự với Maldives. Azerbaijan, Georgia và
Kazakhstan là những nước có mức độ sử dụng các chất gây nghiện dạng thuốc
phiện cao. Ngoài ra, do hệ thống ghi nhận thông tin còn hạn chế nên ở một số nước
khác chưa có ước tính nào đáng tin cậy [5].
1.2.2. Thực trạng sử dụng chất gây nghiện ở Việt Nam
Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, tính tới cuối
năm 2014 cả nước có khoảng 204.377 người nghiện ma túy trong diện quản lý ở các
xã phường [14]. Người nghiện ma túy đã có ở 100% tỉnh, thành phố, khoảng 90%
quận, huyện, thị xã và gần 70% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Con số người
nghiện thực tế có thể cao hơn con số quản lý ở xã phường.
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay đổi
đáng kể. Nếu như giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nghiện ma túy chủ yếu phổ


7

biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa những năm 2000 đã tăng
mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Đông Nam bộ. Năm

1994 có tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc khu vực các tỉnh
Trung du và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là gần 30%. Ngược lại, tỷ
lệ người nghiện ma túy thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng trong tổng số người
nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2% lên 31% trong cùng kỳ. Tương tự, tỷ lệ
người nghiện ma túy thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ đã tăng từ 10,2% lên 23%.
Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa [14]. Cuối năm
2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 trong khi năm 1995 tỷ lệ này
chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy
nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng tăng trong những năm
qua. Theo số liệu khảo sát tại thời điểm cuối năm 2009, đa số người nghiện ma túy
có trình độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ
tiểu học tới trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo
nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ; khoảng
12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.
Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ
nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy
[14].
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995 chỉ
có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu hút, hít thì
tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn ¾ tổng số người nghiện ma túy
của cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích với việc dùng chung
bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong nhóm người nghiện chích
ma túy (17,2%). Ngoài ra, theo nghiên cứu của Khoi Do và cộng sự (2012) cho
thấy, những người nghiện chích ma túy ở Việt Nam bắt đầu sử dụng ma túy ở lứa
tuổi còn trẻ, thời gian chuyển từ dạng không tiêm chích sang tiêm chích ngắn, quan
hệ tình dục không an toàn và thiếu nhận thức về tình trạng HIV/AIDS của bản thân
là những yếu tố nguy cơ cao dẫn tới nhiễm HIV [15].


8


Nghiện ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng
ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1994 có số người nghiện chích ma túy là 55.445
người, đến năm 1996 số người nghiện là 69.195 người, thì tính đến 30/12/ 2013, cả
nước có trên 180.000 người nghiện ma túy. Số người nghiện đang ở cộng đồng
chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở chữa bệnh, Giáo dục,
Lao động xã hội là 22,4%; còn lại là số đang trong các trại giam, trại tạm giam, nhà
tạm giữ chiếm 13,1% [9, 10].
Heroin vẫn là chất gây nghiện được dùng chủ yếu chiếm ¾ số loại chất gây
nghiện được sử dụng thông dụng; ma túy tổng hợp chỉ chiếm 1/10; còn lại là các
loại như: thuốc phiện 7%; cần sa 1,7%; loại khác 6,3% [1].
Tuy nhiên, có thể thấy các loại ma túy mới, ma túy tổng hợp và ma túy mới
đang ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh, thiếu niên.

1.3.

Ma túy mới

1.3.1. Amphetamine
Các amphetamine thường gặp nhất là methamphetamine, 3,4-methyl
-enedioxymethamphetamine (MDMA, Ecstasy), và các anphaloid ephedra [11].
Amphetamine lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1887 ở Đức bởi nhà hóa
học người Rumani Lazăr Edeleanu, người đã đặt tên nó là phenylisopropylamine
[12]; [13]. Tác dụng kích thích của nó vẫn chưa được biết đến cho đến năm 1927,
khi nó được tổng hợp bởi Gordon Alles [13].

Hình 1. 1: Cấu trúc hóa học – phân tử Amphetamine
Đến cuối năm 1933, khi Smith, Kline và Pháp bắt đầu bán Amphetamine
dưới dạng thuốc hít dưới thương hiệu Benzedrine như một loại thuốc thông mũ, từ



9

đây Amphetamine bắt đầu được sử dụng cho mục đích y tế [14]. Benzedrine sulfate
được giới thiệu 3 năm sau đó và được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe,
trong đó có béo phì , huyết áp thấp , giảm ham muốn tình dục, và các bệnh đau mãn
tính...[14], [15]. Trong Thế chiến thứ II, amphetamine và methamphetamine được
sử dụng rộng rãi bởi cả lực lượng Đồng minh và đối lập vì các tác dụng kích thích
[16], [17].
Khi các đặc tính gây nghiện của thuốc được biết tới rộng rãi các chính phủ
bắt đầu đặt những biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với việc bán amphetamine. Đầu
những năm 1970 ở Hoa Kỳ, amphetamine trở thành một chất được kiểm soát theo
cấp độ II theo Đạo luật về chất được kiểm soát . Bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ của
chính phủ, amphetamine vẫn được sử dụng hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Ngày nay,
Amphetamine vẫn được tổng hợp bất hợp pháp trong các phòng thí nghiệm bí mật
và được bán trên thị trường chợ đen , chủ yếu ở các nước châu Âu [18].
Amphetamin có tác dụng kích thích làm giải phóng catecholamin đặc biệt là
dopamin và norepinephrin ở đầu tận thần kinh, ức chế tái hấp thu catecholamin và
ức chế monoamine oxidase. Amphetamines đặc biệt là MDMA, PMA, fenfluramin,
và dexfenfluramin, cũng gây giải phóng serotonin và ức chế tái hấp thu serotonin tại
synap thần kinh.

1.3.2. Lá khát (Catha edulis)
Lá Khát là loài mọc ở Trung Đông và Châu Phi, hiện nay đã được trồng ở
nhiều nơi trên thế giới. Lá Khát có chứa thành phần Cathinone, là chất ma túy rất
độc hại thuộc Danh mục I – Nghị định 82/2013/NĐ-CP, có tác dụng tương tự như
loại ma túy đá Amphetamine.


10


Hình 1. 2: Lá Khát
Lá Khát được điều chế thành cathinone khi kết hợp với amphetamine sẽ tạo
ra flakka, một loại ma túy tổng hợp được cho là mạnh hơn ma túy 500 lần. Flakka,
tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “người phụ nữ đẹp” có xuất xứ từ Trung Quốc, sau
khi sử dụng sẽ cho cảm giác hưng phấn, xuất hiện các hành vi bạo lực và có cảm
giác dồi dào sinh lực. Đây là loại ma túy cực độc, không chỉ gây ảo giác mà còn có
khả năng gây ung thư.
Cathinone và cathine trong lá khát có tác dụng sau khi sử dụng 20 phút và
kéo dài trong 2 giờ. Các chất này chuyển hóa thành norpseudoephedrine và được
thải trừ qua đường thận. Lá khát có tác dụng tương tự amphetamin nhưng tác dụng
cường giao cảm nhẹ hơn. Cathinone có tác dụng mạnh trên tâm thần.

1.3.3. Lysergic Acid Diethylamide (LSD)
Lysergic Axit Diethylamide), là chất bán tổng hợp được chiết xuất từ nấm
cựa gà. Chất gây nghiện này tái xuất hiện trong thời gian gần đây sau một thời gian
dài (từ cuối thập niên 1970) ngưng sản xuất. Đây là chất gây ảo giác mạnh nhất cho
đến nay, chỉ vài chục mcg là có thể gây ảo giác nên được xem chất ma túy nguy
hiểm nhất.


11

Hình 1. 3: Tem giấy tẩm Lysergic Axit Diethylamide
Lysergic Axit Diethylamide có tác dụng rất nhanh, chỉ sau 5 phút liếm, ngầm
người dùng đã có cảm giác. Sử dụng Lysergic Axit Diethylamide nhiều sẽ gây loạn
thần, phụ thuộc về tâm thần.

1.3.4. Ketamine, Methamphetamine
Ketamine thường có trong các sản phẩm thuốc gây mê sử dụng trong y tế.

Hiện nay còn tìm thấy trong các sản phẩm như “Nước vui”, “ma túy trà sữa”

Hình 1. 4: Ketamine, nước vui chứa Ketamine
Cơ chế tác dụng của Ketamine là đối kháng N-methyl-D-aspartate, ức chế tái
nhập dopaminh và chủ vận thụ thể mu-opioid. Đồng thời, Ketamine cũng làm cản
trở con đường của não trước khi phong tỏa cảm giác bản thể, ức chế chọn lọc hệ
thống đồi thị võ não trước khi ức chế các trung tâm não (hệ viền và hoạt hóa lưới).


12

1.3.5. N2O
Gần đây, N2O được sử dụng ngày càng rộng rãi dưới hình thức bóng
cười/khí cười. Đây là một chất ức chế thần kinh trung ương với cơ chế chiếm chỗ
Oxy trong phế nang, dẫn tới tình trạng thiếu hụt Oxy. N20 Oxy hóa VTMB12 làm
mất hoạt tính và thiết VTM B12, cạn kiệt folate, methionine, gây thiếu máu hồng
cầu to, ức chế tủy xương, tổn thương thần kinh mất Myelin…

Hình 1. 5: Khí cười N2O

1.3.6. Acetyl fentanyl
Acetyl fentanyl là một dạng của thuốc giảm đau theo đơn. Fentanyl (thường
sử dụng trong phẫu thuật hoặc cho các bệnh nhân bị bệnh nan y), nhưng nó được
trộn vào các loại ma túy và bán trên thị trường như heroin. Loại ma túy đường phố
(bình dân, giá rẻ) mới nổi Acetyl fentanyl này mạnh gấp 15 lần heroin, mạnh hơn
morphine 80 lần. Người dùng thường tiêm Acetyl fentanyl vào tĩnh mạch để thay
thế trực tiếp cho heroin. Vô cùng nguy hiểm khi nhiều người cho rằng họ tiêm
Acetyl fentanyl chứ không phải hít heroin và dĩ nhiên khi đó Acetyl fentanyl được
cho là không gây nghiện, không nguy hại như sử dụng heroin.
Acetyl fentanyl không được bán như một loại thuốc ở bất cứ nơi nào trên thế

giới, nhưng do không có quy định rõ ràng nên thuốc dễ dàng đến tay người dùng, có
giá rẻ. Một lượng lớn Acetyl fentanyl được tuồn ra thị trường khi đã được ngụy
trang bằng một cái tên mới, được dán nhãn và lưu trữ như là một sản phẩm với mục


13

đích nghiên cứu công nghiệp hay “không dùng cho người” - chiêu thức mà trước đó
được sử dụng ở loại ma túy “Muối tắm”.

1.4.

Ngộ độc ma túy mới
Hầu hết các chất ma túy có tác dụng lên hệ tim mạch, hệ thần kinh trung

ương. Các tác dụng trên tiêu hóa, tiết niệu cũng khá phổ biến.

1.4.1. Amphetamine
Các tác dụng không mong muốn của amphetamine thay đổi theo tuổi tác và ở
những người khác nhau [19]. Các tác dụng trên tim mạch có thể bao gồm tăng huyết
áp hoặc hạ huyết áp từ một thượng mã phong, hiện tượng Raynaud (giảm lưu lượng
máu đến bàn tay và bàn chân), và nhịp tim nhanh (tăng nhịp tim) [19], [20], [21].
Tác dụng phụ đối với tình dục ở nam giới có thể bao gồm rối loạn cương
dương, cương cứng hoặc cương cứng kéo dài [21].
Tác dụng phụ ở bụng có thể bao gồm đau bụng , chán ăn, buồn nôn và giảm
cân [21].
Amphetamine kích thích các trung tâm hô hấp tủy , tạo ra hơi thở nhanh hơn
và sâu hơn. Ở một người bình thường trong liều điều trị, hiệu ứng này thường
không đáng chú ý. Amphetamine cũng gây co thắt trong cơ thắt bàng quang tiết
niệu , cơ kiểm soát đi tiểu, có thể dẫn đến khó đi tiểu. Tác dụng này có thể hữu ích

trong điều trị ướt và mất kiểm soát bàng quang . Tác dụng của amphetamine trên
đường tiêu hóa là không thể đoán trước. Nếu hoạt động đường ruột cao,
amphetamine có thể làm giảm khả năng vận động đường tiêu hóa (tốc độ di chuyển
qua hệ tiêu hóa); Tuy nhiên, amphetamine có thể làm tăng nhu động khi cơ trơn
được thoải mái. Amphetamine cũng có tác dụng giảm đau nhẹ và có thể làm tăng
tác dụng giảm đau của opioid [20].
Một số tác dụng phụ khác bao gồm tầm nhìn mờ, khô miệng, mòn răng, chảy
máu mũi, ra mồ hôi, viêm mũi medicamentosa (do thuốc nghẹt mũi), giảm ngưỡng
co giật , và rối loạn vận động….


14

Quá liều amphetamine có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng
hiếm khi gây tử vong với sự chăm sóc thích hợp [22], [23]. Mức độ nghiêm trọng
của các triệu chứng quá liều tăng theo liều lượng và giảm với dung nạp thuốc đối
với amphetamine [22], [20]. Có những người dung nạp tới 5mg/ngày; gấp 100 lần
liều điều trị tối đa hằng ngày.
Ngộ độc amphetamine gây tử vong thường cũng liên quan đến co giật và hôn
mê [19], [20]. Năm 2013, quá liều trên amphetamine, methamphetamine, và các
hợp chất khác liên quan đến một "rối loạn sử dụng amphetamine "dẫn đến ước tính
3.788 ca tử vong trên toàn thế giới ( 3,425–4,145 ca tử vong, 95% CI [24].
Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như: [19], [20], [22]
Triệu chứng ngộ độc cấp
-

Tim mạch: Tăng huyết áp, nhịp nhanh, loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu

-


cơ tim, phình tách động mạch chủ, co thắt mạch.
Triệu chứng thần kinh trung ương:
+ Lo lắng, tính khí dễ thay đổi, kích thích nguy hiểm, hung hãn, ảo thị, ảo
giác xúc giác, loạn thần kiểu tâm thần phân liệt dạng paranoid
+ Tăng thân nhiệt, co giật, xuất huyết nội sọ, nhồi máu não, đau đầu, hưng

-

cảm, nghiến răng, vận động kiểu múa vờn, tăng phản xạ
Triệu chứng giao cảm khác: Vã mồ hôi, thở nhanh, đồng tử giãn, run, buồn

-

nôn…
Cơ quan khác: tiêu cơ vân, cứng cơ, tổn thương phổi cấp, viêm ruột kết thiếu

-

máu,…
Tử vong do nhịp nhanh thất, co giật, xuất huyết não hoặc do tăng thân nhiệt.
Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau uống là 1 giờ, trong vòng vài phút với
đường tiêm. Thời gian tác dụng kéo dài 2 tới 12 giờ với liều thông thường,

-

nếu dùng liều lớn có thể kéo dài tới 48 giờ.
Triệu chứng ngộ độc mãn tính:
Van tim: Hở van ĐM chủ, van hai lá
Não: Có hội chứng cai dẫn tới trầm cảm
Khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gặp các bệnh lý



15

1.4.2. Lá khát (Catha edulis)
Tương tự như Amphetamine, lá khát có các dấu hiệu ngộ độc gần giống,
khác biệt là tác động cường giao cảm của lá khát nhẹ hơn và cathinone trong lá khát
có tác dụng mạnh lên tâm thần.
Các triệu chứng:
-

Tim mạch: nóng bừng, nhịp nhanh, tăng huyết áp, trống ngực
Thần kinh trung ương: mất ngủ, đau đầu, cuồng, ảo giác, hưng cảm, loạn

-

thần, thở nhanh, paranoia, tăng thân nhiệt, run, vã mồ hôi, giãn đồng tử
Tiêu hóa: Khô miệng, chán ăn, táo bốn
Tiết niệu và sinih dục: Bí đái, bất lực

1.4.3. Lysergic Acid Diethylamide (LSD)
Các triệu chứng khi ngộ độc Lysergic Acid Diethylamide:
-

Nhẹ: Buồn nôn, lo lắng, thay đổi tính khí..
Trung bình: ỉa chảy, run, ảo giác, sảng, mất điều hòa, nhịp nhanh, tăng huyết

-

áp….

Nặng: Co giật, tăng thân nhiệt, tiêu cơ vân, hội chứng serotonin, hội chứng
an thần kinh ác tính…

1.4.4. Ketamin
-

Tim mạch: đau ngực, tăng/ tụt huyết áp, nhịp nhanh/chậm, trống ngực, loạn

-

nhịp,…
Hô hấp: Ức chế hô hấp, ứ đong đờm rãi, ngừng thở, co thắt thanh môn, phù

-

phổi,…
Cơ xương khớp: Cứng cơ, loạn trương lực cơ, tiêu cơ vân,…
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn,…

1.4.5. N20
-

Đối với trường hợp lạm dụng liều cao gây:
+
Kích thích, hưng cảm thời gian ngắn sau đó an thần, nặng có thể mất ý
+

-

thức, loạn nhịp tim, tụt huyết áp

Chóng mặt, sững sở, nôn, mất định hướng, yếu cơ, mất điều hòa, thở

yếu, ngừng thở, co giật, tử vong
Liều thấp: gây nhịp nhanh, tăng huyết áp.


16

1.5.
-

-

Cận lâm sàng
Xét nghiệm cơ bản:
+
Bệnh nhân ngộ độc Amphetamine có thể có tăng bạch cầu, tăng
+

glucose, hạ Na, tăng CPK, tăng AST, ALT, myoglobin
N2O: Bệnh nhân có thể có giảm 3 dòng tế bào máu và có thiếu máu

+

hồng cầu to.
Các thăm dò cơ bản cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe toàn thân để

chẩn đoan và loại trừ
Xét nghiệm độc chất:
+

Amphetamine: Amphetamine và các dẫn chất được phát hiện trong
nước tiểu, giúp chẩn đoán xác định. Không có liên quan giữa nồng độ
amphetamine huyết thanh với mức độ nặng trên lâm sàng và do đó
+

thường không định lượng amphetamin máu.
Lá khát: Chưa có xét nghiệm độc chất đặc hiệu; có thể dương tính với

+

test amphetamine
Ketamin: Có thể làm test nhanh nước tiểu để chẩn đoán, XN định tính,

+

định lượng GC-MS và thực hiện xét nghiệm độc chất
Lysergic Acid Diethylamide: Làm các xét nghiệm tương tự
amphetamine và có thể test nhanh nước tiểu để xét nghiệm độc chất.

1.6.

Điều trị

1.6.1. Nguyên tắc điều trị:
Hồi sức hô hấp, tinh mạch và sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu (nếu có). Điều
trị triệu chứng là chủ yếu
Ngộ độc ma túy tổng hợp hầu như không có thuốc giải độc đặc hiệu, hồi sức
là điều trị cơ bản. Khai thông đường thở và thông khí nhân tạo nếu cần. Điều trị
kích thích, co giật, hôn mê và tăng thân nhiệt.


1.6.2. Liệu pháp điều trị
1.6.2.1.

Giải độc

Đối với lá khát, có thể sử dụng than hoạt để tẩy độc nếu ngộ đọc nhiều, khi
mới ăn uống và bệnh nhân hợp tác hoặc đã có nội khí quản.


17

Đối với ngộ độc N2O, sử dụng liều tấn công Hydroxocoblamin 1000mcg/2
ngày tới khi cải thiện và liều duy trì 1000mcg/tháng, trong một tháng hoặc hơn. Sử
dụng Folinic acid để đảo nguwoics các triệu chứng trên máu với liều 30mg qua
đường truyền tĩnh mạch
1.6.2.2.

Hồi sức hô hấp

Bóp bóng oxy, đặt nội khí quản thở máy. Các bệnh nhân ngộ độc cấp cần
theo dõi trong viện 24 đến 48 giờ.
Dùng vận mạch cho các bệnh nhân tụt huyết áp. Theo dõi sát tăng gánh thể
tích, chú ý đánh giá lượng dịch vào và ra.
Đặt nội khí quản nếu có chỉ định.
Không truyền nhiều dịch ở bệnh nhân phù phổi. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn
định chụp X quang phổi và làm khí máu theo dõi. Theo dõi liên tục điện tim. Dùng
ôxy và có thể phải thở PEEP. Digitalis và lợi tiểu không có nhiều tác dụng vì là phù
phổi cấp tổn thương.
1.6.2.3.


Điều trị triệu chứng khác

Benzodiazepin có hiệu quả tốt trong điều trị chống co giật, ngoài ra các
butyrophenon (Haloperidol và Droperidol) cũng được dùng.
Truyền đủ dịch cho bệnh nhân
Thêm vào đó cần theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng như nhịp tim, huyết áp,
điều chỉnh nếu cần thiết.
Ngộ độc ma túy tổng hợp thường hồi phục hoàn toàn nếu không có biến
chứng. Tiên lượng nặng nếu có các biến chứng về thần kinh và tim mạch.
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.

1

Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai


18

Hình 2. 1: Bệnh viện Bạch Mai

2

Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/2017 đến 11/2018

3


Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị ngộ độc ma túy mới.

2.1.1.
-

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc do sử dụng ma túy mới
Bệnh nhân được điều trị tại khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2.

-

Tiêu chuẩn lựa chọn

Tiêu chuẩn loại trừ

Những trường hợp không phải ngộ độc do ma túy mới
Những trường hợp không đồng ý tham gia nghiên cứu

4

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có hồi cứu số liệu

5

Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp chọn mẫu chủ đích. Chọn


tất cả đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian theo dõi
Qua khảo sát, tổng cộng có …. trường hợp.


19

2.2.

Nội dung nghiên cứu

2.2.1.
2.2.1.1.
-

Mục tiêu 1: Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của ngộ độc ma túy mới
Một số đặc điểm dịch tễ

Thông tin chung của đối tượng:
+
Tuổi,
+
Giới
+
Nghề
+
Trình độ học vấn
+
Tình trạng hôn nhân
Thông tin về chất ma túy mới:
+

Loại ma túy mới
+
Đường dùng
Thông tin về việc sử dụng ma túy mới:
+
Kinh nghiệm sử dụng: lần đầu/ nhiều lần
+
Sử dụng cùng ai
+
Thời gian sử dụng trước khi vào viện
2.2.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng toàn thân:
+
Mạch
+
Nhiệt độ
+
Huyết áp
+
Nhịp thở
+
Da, niêm mạc
Tim mạch:
+
Nhịp tim: Nhanh, chậm, loạn nhịp
+
Triệu chứng khác: đau ngực, trống ngực, nóng bừng,…
Hô hấp:
+
Ngừng thở

+
Co thắt thanh môn
+
Phù phổi
+
Khó thở
Triệu chứng thần kinh trung ương:
+
Kích thích
+
Mất ngủ
+
Đau đầu
+
Ảo giác
+
Hưng cảm
Tiêu hóa:
+
Khô miệng,
+
Chán ăn
+
Táo bón


20

+
Tiêu chảy

Cơ xương khớp:
+
Đau cơ
+
Cứng cơ,
+
Loạn trương lực cơ
+
Tiêu cơ vân
2.2.1.3. Cận lâm sàng:
Công thức máu: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Hóa sinh máu: Glucose, Na, AST, ALT,…
X-quang tim phổi
Xét nghiệm độc chất
2.2.2.
-

-

6

Mục tiêu 2: Kết quả điều trị
Điều trị:
+
Giải độc đặc hiệu
+
Hồi sức hô hấp: Bóp bóng, nội khí quản
+
Hồi sức tim mạch: Vận mạch
+

Điều trị triệu chứng:
o
Kích thích hưng cảm: bằng an thần
o
Loạn thần, hoang tưởng, ảo giác: aminazin hoặc haloperidol
o
Tụt huyết áp: truyền dịch
o
….
Kết quả điều trị:
+
Tim mạch: Có/ không rối loạn
+
Hô hấp: Có/không rối loạn
+
Tiêu hóa: có/ không rối loạn
+
Triệu chứng tâm thần: Còn/ hết
+
Cơ xương khớp: Còn/ hết
+
Kết quả chung: Tử vong, di chứng, khỏi không biến chứng
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý, phân tích bằng

phần mềm STATA 12.0
Thống kê mô tả bao gồm: tần số và tỷ lệ % trẻ theo lứa tuổi, giới tính, tần
số và tỷ lệ % các triệu chứng, đặc điểm, phương pháp điều trị và kết quả điều trị.



21

2.3.

Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được chấp nhận của Hội đồng thông qua đề cương của Đại học

Y Hà Nội.
Nghiên cứu được phép của Trung tâm chống độc Bạch Mai
Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, có quyền rút khỏi
nghiên cứu bất cứu lúc nào
Các thông tin thu thập được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
Nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới lợi ích, quyền lợi hay các vấn đề sức
khỏe, kinh tế của đối tượng.


22

CHƯƠNG 3:
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.

3.1.

Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của ngộ độc ma túy mới

3.1.1. Một số đặc điểm chung
Bảng 3.1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi

<18 tuổi
18 – 25
26 – 35
36 – 45
>45 tuổi
Tổng

n

%

Nhận xét:

Biểu đồ 3.1: Giới tính
Nhận xét:
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên
Lao động trí thức
Lao động chân tay
Thất nghiệp
Khác
Tổng

n

%

Nhận xét:
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Trình độ
Dưới cấp I
Cấp II
Cấp III

n

%


23

Trung cấp, cao đẳng, đại học
Sau đại học
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.4: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Đang sống với bạn tình
Đã kết hôn
Đã ly hôn/ly thân/ góa
Tổng

n

%

Nhận xét:


Biểu đồ 3.2: Loại ma túy
Nhận xét:

Biểu đồ 3.3: Đường dùng
Nhận xét:

Bảng 3.5: Kinh nghiệm sử dụng ma túy mới
Kinh nghiệm
Lần đầu
Đã từng sử dụng
Tổng

n

%

Nhận xét:
Bảng 3.6: Sử dụng ma túy mới cùng
Người sử dụng cùng
Một mình
Bạn bè

n

%


24

Vợ/chồng/người yêu/ bạn tình

Người thân
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.7: Thời gian sử dụng
Thời gian
Thời gian sử dụng tới khi có dấu hiệu ngộ
độc
Thời gian sử dụng tới khi được đi cấp cứu
Nhận xét:

Trung bình ±sd

Min-Max


25

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.8: Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng
Mạch
Nhanh
Chậm
Bình thường
Nhiệt độ
Tăng
Bình thường
Giảm
Nhịp tim
Nhanh

Chậm
Loạn nhịp
Bình thường
Huyết áp
Tăng
Bình thường
Giảm
Tổng
Nhận xét:

n

%


×