Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của PHẪU THUẬT nội SOI ổ BỤNG điều TRỊ BỆNH lý TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.57 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

PHẠM QUANG KHẢI

§¸NH GI¸ HIÖU QU¶ CñA PHÉU THUËT
NéI SOI
æ BôNG §IÒU TRÞ BÖNH Lý TRµN DÞCH
MµNG TINH HOµN
Ngành đào tạo: Bác sĩ đa khoa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
Ths.Nguyễn Đình Liên

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn dịch màng tinh hoàn là một trong các biểu hiện lâm sàng
của :”Bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc” .Ở trẻ em thì thường gặp và
phong phú về thể lâm sàng, diễn biến và biểu hiện bệnh còn phụ thuộc vào độ


tuổi của trẻ em, nội dụng trong ống phúc tinh mạc [1], [2], [3]. Dù chẩn đoán
bệnh thuận lợi khi kết hợp thăm khám lâm sàng và siêu âm nhưng phương
pháp điều trị còn nhiều bàn luận, tranh cãi. Trước thập niên 90 của thế kỷ XX,
đa phần các tác giả ủng hộ phương pháp mổ mở với nguyên lý cơ bản và
Ferguson nêu ra: Thắt cao ống phúc tinh mạc, rồi xử lý các biểu hiện khác của
bệnh [4]. Dựa trên các phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán và phẫu thuật can
thiệp ở người trưởng thành đạt được nhiều thành công, các phẫu thuật viên
nhi khoa đã tiến hành phẫu thuật điều trị tìm hạ tinh hoàn trong ổ bụng và tầm
soát ống phúc tinh mạc [5]. Sau khi ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi
thắt ống phúc tinh mạc ở bệnh nhân nữ thì triển khai sang trẻ em nam [6]. Từ
đó phẫu thuật nội soi ổ bụng phát triển không ngừng, cải tiến các phương
pháp, phát minh các kỹ thuật điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc, đặc
biệt là thoát vị bẹn ở trẻ em [7], [8], [9], [10], [11].
Phẫu thuật mổ mở trong nhiều thập kỷ, với đường rạch ngang theo nếp
lằn bẹn để thắt ống phúc tinh mạc đã thành kỹ năng tiêu chuẩn của các phẫu
thuật viên nhi khoa: Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn cho cả gây mê và
phẫu thuật, thời gian tái hoạt động sau mổ cũng sớm, vết mổ ở nếp lằn bẹn
tương đối thẩm mỹ do được quần che kín [4]. Do đó đã nổ ra một thời kỹ
tranh cãi về lựa chọn phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mổ mở cho các bệnh
lý tồn tại ống phúc tinh mạc trên thế giới [12], [13]. Sau nhiều báo cáo về
nguy cơ thoát vị bẹn đối bên của bệnh nhân sau mổ thoát vị bẹn, nguy cơ hình
thành thoát vị bẹn gián tiếp ở người trưởng thành khi còn tồn tại ống phúc
tinh mạc, các lợi ích khi sử dụng nội soi thăm dò qua ống bẹn hoặc qua ổ
bụng để tầm soát tồn tại ống phúc tinh mạc, tính an toàn của phẫu thuật nội


4

soi điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc. Các báo cáo này đã ủng hộ và
tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng phẫu thuật nội soi chẩn đoán và điều trị

bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc được phát triển trên toàn thế giới một cách
nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phẫu thuật nội soi trẻ em nói chung: An toàn,
hiệu quản, ít đau, thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn, sẹo mổ nhỏ hoặc không
có sẹo [14]. Riêng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh
mạc còn có yêu cầu: Thời gian gây mê và thời gian phẫu thuật ngắn, thắt cao
ống phúc tinh mạc, đặc biệt là ít có nguy cơ tổn thương ống dẫn tinh và mạch
tinh hoàn, tỷ lệ tái phát thấp [12], [15], [16].
Hiện nay trên thế giới đang có xu thế sử dụng phẫu thuật nội điều trị các
bệnh lý còn ống phúc tinh mạc do có các ưu điểm: Tầm soát sự tồn tại ống
phúc tinh mạc đối bên, tầm soát các bệnh lý bẩm sinh trong ổ bụng…đồng
thời đảm bảo được nguyên tắc thắt cao ống phúc tinh mạc. Tùy thuộc vào thói
quen, quan điểm của các phẫu thuật viên mà có thể sử dụng nút thắt trong
hoặc nút thắt ngoài phúc mạc. Phẫu thuật thắt ống phúc tinh mạc bên trong ổ
bụng thường sử dụng 2 – 3 trocart để tiến hành đóng kín phúc mạc tại lỗ bẹn
trong có hoặc không có thì cắt bỏ ống phúc tinh mạc. Ngược lại phẫu thuật
thắt ống phúc tinh mạc với nút thắt bên ngoài ổ bụng thường đơn thuần là sử
dụng mũi khâu qua da, lấy hết ống phúc tinh mạc và tránh tổn thương ống dẫn
tinh, mạch tinh hoàn. Sau khi buộc chỉ, nút chỉ được vùi dưới da. Phương
pháp này có thể sử dụng thêm 1 trocart để đưa dụng cụ hỗ trợ cho thao tác
khâu lấy phúc mạc thuận lợi [12], [15], [16], [18].
Tại Việt Nam, các báo cáo gần đây về ứng dụng phẫu thuật nội soi điều
trị các bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc nói chung và bệnh lý Tràn dịch màng
tinh hoàn còn ít [19], [20], [21], [22].Từ thực tế trên , chúng tôi thự hiện đề tài
nghiên cứu khoa học : “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp Phẫu Thuật Nôi
Soi trong điều trị bệnh lý Tràn dịch màng tinh hoàn ” nhằm mục đích :
Đánh giá an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ và mức độ hồi phục sau mổ của
phương pháp mới này


5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỒN TẠI
PHÚC TINH MẠC NÓI CHUNG VÀ BỆNH LÝ TRÀN DỊCH
MÀNG TINH HOÀN NÓI RIÊNG
1.1. Giai đoạn trước thể kỷ XIX
Các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc được các nhà y khoa cổ đại
quan tâm nghiên cứu do nó có nhiều biến chứng trong quá trình theo dõi và
điều trị, nổi bật là bệnh lý thoát vị bẹn. Năm 176 sau công nguyên Galen,
người đầu tiên đề cập và mô tả nguyên nhân gây ra bệnh lý này do “Cái ống đi
xuống của tinh hoàn là một cái túi nhỏ (ống phúc tinh mạc) của túi phúc mạc lớn
ở phía dưới’’. Song việc điều trị các bệnh lý này ở trẻ em cũng tương tự như
người lớn, đặc biệt là bệnh thoát vị bẹn để lại nhiều tai biến: Tỷ lệ tử vong cao,
tỷ lệ phát lớn, đặc biệt là đa phần gây tổn thương tinh hoàn [18], [23].
Đến thế kỷ thứ V sau công nguyên tại Ấn Độ đã được ghi chép đầy đủ
hơn về lâm sàng và biến đổi vùng bẹn khi bệnh nhân bị thoát vị bẹn [23]. Tại
châu Âu trước thế kỷ XVI do các nhà ngoại khoa như Franco, Stromay không
hiểu được các vai trò của các thành phần trong ống bẹn đi xuống bìu nên phẫu
thuật thoát vị bẹn thường là cắt bỏ thừng tinh - tinh hoàn, túi thoát vị làm tăng
tỷ lệ tử vong và tàn phế [23].
Đến thời kỳ Phục Hưng nhờ việc phẫu tích xác ở Châu Âu đã cho phép
hiểu thêm về các bệnh lý vùng bẹn bìu do tồn tại ống phúc tinh mạc. Nhưng
phải đến những năm đầu của thế kỷ XIX, nhờ các tác giả Thomas Morton,
Astley Paston Cooper, Franz Kaspar Hesselbach và Antonio Scarpa mới mô
tả được một cách chính xác, hoàn thiện giải phẫu ống bẹn [23], [24], [25].
Nhờ đó mà năm 1877, tại Châu Âu và Bắc Mỹ V. Czerny đã mô tả phương
pháp phẫu thuật cột cao và cắt bao thoát vị tại lỗ bẹn nông và khâu hẹp lại lỗ
bẹn ngoài [23].



6

Trên cơ sở hiểu biết chi tiết về giải phẫu ống bẹn và có phương pháp sát
trùng của Lister đã tăng tính khả thi của việc tái táo cấu trúc ống bẹn trong
bệnh lý thoát vị bẹn và hạn chế tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng. Eduado Bassini
(1887) và Halsted (1889) đã báo cáo sự thành công của kỹ thuật cơ bản lúc
bấy giờ trong thủ thuật khâu túi thoát vị [24]. Cùng năm 1899, Ferguson dựa
trên đề xuất của Henry Orlando Marcy (1837-1924) mô tả kỹ thuật thắt cao cổ
túi thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn trong, tiện lợi cho thoát vị trực tiếp và
thoát vị ở trẻ em đã mô tả phương pháp thắt cao túi thoát vị, loại bỏ túi thoát
vị và tái tạo các phần liên quan của cấu trúc thừng tinh theo các lớp giải phẫu
ống bẹn có ý nghĩa rất lớn cho phẫu thuật các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh
mạc ở trẻ em cho tới tận ngày nay [23], [26].
Tới năm 1890 Eduado Bassini người Italia, qua kinh nghiệm phẫu thuật
của mình đã công bố sách tham khảo với nhiều hình minh họa, giải quyết
được những thiếu sót về các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn
trước đó. Qua đó ông đề xuất một phương pháp phẫu thuật mang tên ông như
sau: Mở cân cơ chéo bụng ngoài, bóc tách và cắt cao cổ bao thoát vị ở lỗ bẹn
sâu sau đó bằng các mũi khâu rời 2 lớp, gân cơ kết hợp cùng với cung đùi sau
thừng tinh, khâu lại 2 mép cân cơ chéo lớn với nhau trùm lên thừng tinh áp
dụng cho trẻ thanh thiếu niên và người trưởng thành [23], [26], [28], [29].
1.2. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Phần lớn trẻ em được phẫu thuật điều trị các bệnh lý do tồn tại ống phúc
tinh mạc theo đường mổ của người lớn: Đường phân giác của góc tạo bởi bờ
ngoài cơ thẳng bụng với cung đùi hoặc đường vòng cung đi từ gai chậu trước
trên đến củ mu, thường hạn chế trẻ vận động, nằm điều trị dài ngày. Chỉ đến
năm 1950, các tác giả Potts, Riker và Lewis ủng hộ, quảng bá phương pháp
của Ferguson với đường rạch da theo nếp lằn bẹn, thắt cao ống phúc tinh mạc
và mở rộng túi thoát vị hoặc mở cửa sổ màng tinh hoàn trong điều trị các



7

bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc. Đồng thời khuyến khích cho trẻ vận
động và ra viện sớm. Điều này đã giúp nguyên tắc của Ferguson được phổ
biến trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay [4], [12], [23], [29], [30].
1.3. Giai đoạn từ 1950 đến nay
Nhờ sự bùng nổ về cách mạng công nghiệp và ứng dụng của các ngành
khoa học vật lý, điện tử đã tạo ra nhiều ứng dụng thuận lợi cho việc nghiên
cứu phôi thai học về ống phúc tinh mạc. Rinker và Allen năm 1951 và
Ozdileck năm 1957, MC Kay năm 1970 nhận định tồn tại ống phúc tinh mạc
là do sự đóng tắc ống không hoàn chỉnh và ống phúc tinh mạc liên tục với
phúc mạc thành bụng chứa dịch tích tụ trong đó là dịch phúc mạc ổ bụng gây
ra tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em [31], [32]. Các công bố nghiên cứu phôi
thai học công bố năm 1962 của các tác giả Wh Snyder, Philip Thorek cho thấy
ống phúc tinh mạc là phúc mạc nhô ra khỏi thành bụng ở lỗ bẹn trong chạy
vào bìu ở trẻ em hoặc môi lớn ở trẻ nữ. Ống phúc tinh mạc thông thương với
khoang bụng trong suốt thời kỳ phát triển của thai nhi đến khi sinh và đóng
dần tăng theo tuổi của trẻ [30], [33], [34], [35], [38].
Theo MF Campbell (1970), Skoog S.J (1995) cho rằng nguyên nhân
thường xảy ta tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em là do kết quả đóng không
hoàn toàn ống phúc tinh mạc, thường có sự thông thương trực tiếp giữa dịch
trong bao màng tinh hoàn với ổ phúc mạc, và có thể có thoát vị kèm theo [27],
[38], [39]. Năm 1976, Cortessi thực hiện phẫu thuật nội soi để chẩn đoán tinh
hoàn trong ổ bụng ở người trưởng thành [39]. Qua đó đánh giá cấu trúc lỗ bẹn
trong, và các thành phần phía trong thành sau ống bẹn cùng đường đi của ống
dẫn tinh và bó mạch tinh. Đây là cơ sở giải phẫu thực hành cho phẫu thuật nội
soi các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc và là luận chứng sáng tỏ để giải
thích các thể lâm sàng do tồn tại ống phúc tinh mạc gây ra. Sau đó Tefferey
Wacksman (1990); Lobe TE (1992), Lee Steven (2002) khẳng định tràn dịch



8

màng tinh hoàn có biểu hiện thay đổi kích thước bìu theo tư thế, thời điểm
trong ngày thì hầu hết có thoát vị bẹn kèm theo. Thể thoát vị bẹn bìu trẻ em
thì bao phúc mạc chứa cả nội dung thoát vị và dịch màng tinh hoàn, do vậy
đường kính ống phúc tinh mạc càng lớn thì khả năng tràn dịch màng tinh
hoàn có thoát vị bẹn càng tăng lên [5], [40], [41].
Lobe TE qua nội soi chẩn đoán đã công bố đầy đủ các hình thái bệnh lý
tồn tại ống phúc tinh mạc [41]. Cung cấp cho các nhà lâm sàng và cận lâm
sàng những thông tin hữu ích cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi về bệnh lý
thoát vị bẹn đối bên, thoát vị không có triệu chứng và tồn tại ống phúc tinh
mạc ở trẻ em không có biểu hiện lâm sàng [36], [40].
1.3.1. Tình hình phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh
mạc trên thế giới
Dựa trên các thành tựu nghiên cứu về giải phẫu, phôi thai học ống bẹn và
thành công của các phương pháp mổ nội soi đường bụng được công bố trên
thế giới. Năm 1997 El- Gohary là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi
thắt ống phúc tinh mạc điều trị thoát vị bẹn trẻ em nữ [6]. Năm 1999 thì
Montupet và Eposito lần đầu tiên báo cáo phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị
bẹn ở trẻ nam đã mở ra nhiều kỹ thuật khâu thắt ống phúc tinh mạc trong ổ bụng
điều trị các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc [12], [15], [16], [17], [42].
Năm 2003, kỹ thuật khâu ngoài phúc mạc được mô tả bởi Prasad và cộng
sự. Kể từ đó, một loạt các dụng cụ được cải tiến và thay đổi để kỹ thuật khâu
ngoài phúc mạc trở nên an toàn, thuận lợi, rút ngắn thời gian phẫu thuật và
gây mê, tránh sang chấn mạch tinh, ống dẫn tinh [12], [11], [16], [42].
1.3.2. Tình hình ứng dụng phẫu thuật nội soi tại Việt nam trong điều trị
các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc
Tại Việt nam, Phạm Văn Phú (2013) là người đầu tiên báo cáo về ứng

dụng nội soi ổ bụng để điều trị thoát vị bẹn cho 30 trẻ nam với nút thắt ngoài


9

da với tỷ lệ tái phát là 3,3% và Nguyễn Đình Liên và cộng sự (2017) báo cáo
điều trị cho 69 trẻ mắc các bệnh do tồn tại ống phúc tinh mạc với tỷ lệ tái phát
chiếm 2,9% [19], [20]. Gần đây nhất Đặng Thị Huyền Trang (2017) báo cáo
47 trẻ thoát vị bẹn được phẫu thuật mà không có tái phát, Nguyễn Đình Liên
(2018) điều trị cho 74 trẻ bị các bệnh tồn tại ống phúc tinh mạc có 1,4% trẻ bị
tái phát bằng phương pháp nội soi ổ bụng cắt, khâu thắt ống phúc tinh mạc
[21], [22]. Các báo cáo này đã giúp cho ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị
các bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc dần tiếp cận, phổ biến tại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của
phẫu thuật nội soi điều trị tràn dịch màng tinh hoàn về các phương diện sau:
-

Tính an toàn, hiệu quả: tỉ lệ tai biến trước trong và sau mổ, thời gian
phẫu thuật, thời gian vận động sau mổ, thời gian nằm viện.

-

Tầm soát và xử lý bệnh lý đối bên.

-

Tính thẩm mĩ của phương pháp.


10


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn do tồn
tại ống phúc tinh mạc bằng phẫu thuật nội soi từ tháng 1/2016 đến tháng
12/2018 tại khoa ngoại B Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
-

Bệnh nhân nam từ 1-15 tuổi được chẩn đoán xác định tràn dịch màng tinh
hoàn, đồng ý thực hiện phẫu thuật.

-

Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng.

-

Hồ sơ bệnh án ghi chép đầy đủ, rõ ràng.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

-

Bệnh nhân lựa chọn không thuộc đối tượng nghiên cứu.

-

Các trường hợp có kèm theo bệnh lý toàn thân nặng hoặc chưa ổn định.

2.3. Quy trình phẫu thuật
2.3.1. Vô cảm

-

Gây mê: Mask thanh quản, nội khí quản.

-

Tê sau mổ tại chân trocart bằng Lidocain 1%.
2.3.2. Các bước tiến hành

-

Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.

-

Đặt trocart 5mm qua rốn, 2 trocart 3mm ở 2 bên hạ sườn.

-

Quan sát ổ bụng, lỗ bẹn trong bên chẩn đoán bệnh và đối bên. Tại lỗ bẹn
trong còn tồn tại ống phúc tinh mạc cần đánh giá: Sự lưu thông dịch từ bìu
vào ổ bụng, mạch tinh, ống dẫn tinh, …Tầm soát các bất thường khác trong ổ
bụng.


11


-

Cắt ống phúc tinh mạc và giải phóng phúc mạc khỏi ống dẫn tinh, bó mạch
tinh sau đó đóng kín lỗ bẹn trong [5].

-

Xử lý tràn dịch màng tinh hoàn: Chọc hút dịch bìu, bóp đẩy dịch trở lại ổ
bụng; hoặc rạch da bìu 5mm, mở cửa sổ màng tinh hoàn.

-

Xử lý thương tổn khác nếu có.

-

Đánh giá kết quả: Thời gian phẫu thuật, tai biến, biến chứng trong và sau mổ,
thời gian vận động, thời gian nằm viện sau mổ.

-

Tái khám sau 1 – 3 – 6 tháng: Đánh giá tỷ lệ tái phát, sẹo mổ, tưới máu và
kích thước của tinh hoàn.

-

Xử lý số liệu bằng phần mềm IPSS 20 và EXCEL 2010.


12


CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Bảng 3.1. Kết quả lâm sàng
Chỉ Số

Kết quả

Tuổi
< 3 tuổi:
Độ tuổi phát hiện bệnh

3 – 6 tuổi:
6 – 15 tuổi
Internet:

Phụ huynh tìm hiểu bệnh

Bác sĩ khám ban đầu:
Người thân:
Khối bẹn bìu:

Lý do đi khám

Bìu to:
Khác:

Tiền sử
Nhận xét:

Bảng 3.2. Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ vị trí tồn tại ống phúc tinh mạc
Tỷ lệ ống phúc tinh mạc đối bên phát hiện
Phát hiện, xử lý tổn thương khác
Thời gian phẫu thuật ( phút)
Biến chứng sau mổ
Thời gian phục hồi sau mổ ( giờ)
Thời gian nằm viện sau mổ ( ngày)
Nhận xét:
Bảng 3.3. Đánh giá tái khám
Tái phát sau mổ 1 tháng


13

Tỷ lệ thành công của phương pháp
Siêu âm sau mổ:
Sẹo
Tái phát sau mổ 3-6 tháng
Nhận xét:

.


14

CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

-


Phẫu thuật nội soi ổ bụng dần thay thế mổ mở truyền thống trong điều trị
bệnh lý Tràn dịch màng tinh hoàn do: An toàn; tỷ lệ thành công cao; ít tai biến
và biến chứng; thẩm mỹ; với thời gian phẫu thuật ngắn, ra viện sớm.

-

Phẫu thuật nội soi ổ bụng còn có vai trò tầm soát tồn tại ống phúc tinh mạc
đối bên và cả tồn tại ống phúc tinh mạc không có biểu hiện lâm sàng trong
các phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị các bệnh lý khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Wang, K. S. (2012). Assessment and management of inguinal hernia in
infants. Pediatrics, peds-2012.

2

Dinesh. L. Jadhav, Manjunath L, Vikas. G. Krishnamurthy. A Study of
Inguinal Hernia in Children. International Journal of Science and
Research (IJSR) Volume 3 Issue 12, pp 2149 – 2155

3

International Pediatric Endosurgery Group (2010). IPEG Guidelines for
Inguinal Hernia and Hydrocele. J Laparoendosc Adv Surg Tech
A.;20(2):x-xiv. doi: 10.1089/lap.2010.9998.


4

Potts, W. J., Riker, W. L., & Lewis, J. E. (1950). The treatment of
inguinal hernia in infants and children. Annals of surgery, 132(3), 566.

5

Lobe, T. E., & Schropp, K. P. (1992). Inguinal hernias in pediatrics:
initial experience with laparoscopic inguinal exploration of the
asymptomatic

contralateral

side. Journal

of

laparoendoscopic

surgery, 2(3), 135-f140.
6

El - Gohary, M. A. (1997). Laparoscopic ligation of inguinal hernia in
girls. Pediatric Endosurgery & Innovative Techniques, 1(3), 185-188.

7

Choi, B. S., Byun, G. Y., Hwang, S. B., Koo, B. H., & Lee, S. R. (2017).
A comparison between totally laparoscopic hydrocelectomy and scrotal
incision hydrocelectomy with laparoscopic high ligation for pediatric

cord hydrocele. Surgical endoscopy, 31(12), 5159-5165.

8

Janetschek, G., Reissigl, A., & Bartsch, G. (1994). Laparoscopic repair
of pediatric hydroceles. Journal of endourology, 8(6), 415-417.

9

Yilmaz, E., Afsarlar, C. E., Senel, E., Cavusoglu, Y. H., Karaman, I.,
Karaman, A., & Ozguner, I. F. (2015). A novel technique for
laparoscopic inguinal hernia repair in children: single-port laparoscopic
percutaneous

extraperitoneal

closure

assisted

by

forceps. Pediatric surgery international, 31(7), 639-646.

an

optical


10


Van Batavia, J. P., Tong, C., Chu, D. I., Kawal, T., & Srinivasan, A. K.
(2018). Laparoscopic inguinal hernia repair by modified peritoneal
leaflet closure: description and initial results in children. Journal of
Pediatric Urology.

11

Prasad, R., Lovvorn III, H. N., Wadie, G. M., & Lobe, T. E. (2003).
Early experience with needleoscopic inguinal herniorrhaphy in
children. Journal of pediatric surgery, 38(7), 1055-1058.

12

Endo, M. (2016). Surgical Repair of Pediatric Indirect Inguinal Hernia:
Great

Waves

of

Change

from

Open

to

Laparoscopic


Approach. Transplant Sci, 4(4), 1034.
13

Raveenthiran, V., & Agarwal, P. (2017). Choice of repairing inguinal
hernia in children: open versus laparoscopy. The Indian Journal of
Pediatrics, 84(7), 555-563.

14

Saka, R., Okuyama, H., Sasaki, T., Nose, S., Yoneyama, C., & Tsukada,
R. (2014). Laparoscopic treatment of pediatric hydrocele and the
evaluation of the internal inguinal ring. Journal of Laparoendoscopic &
Advanced Surgical Techniques, 24(9), 664-668.

15

Esposito, C., Escolino, M., Turrà, F., Roberti, A., Cerulo, M., Farina, A., ...
& Settimi, A. (2016). Current concepts in the management of inguinal
hernia and hydrocele in pediatric patients in laparoscopic era. In Seminars
in pediatric surgery. Vol. 25, No. 4, pp. 232-240. WB Saunders.

16

Bharathi, R. S., Arora, M., & Baskaran, V. (2008). Minimal access
surgery

of

pediatric


inguinal

hernias:

a

review. Surgical

endoscopy, 22(8), 1751-1762.
17

Lukong, C. S. (2012). Surgical techniques of laparoscopic inguinal
hernia repair in childhood: a critical appraisal. Journal of surgical
technique and case report, 4(1), 1.


18

Arbinder K.Singal, Aseem R. Shukla, “Pediatric Inguinal Hernia and
Hydrocele’’ pediatric urology book,

iatricurologyb

ook.com/inguinal_hernia.html.
19

Phạm Văn Phú và cộng sự (2013), “Kết quả bước đầu khâu lỗ bẹn sâu
qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em’’. Tập
11, tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề ngoại nhi, phụ bản số 3.


20

Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Hoài Bắc và cộng sự (2017). Đánh giá kết
quả điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc bằng phương pháp khâu
thắt ống phúc tinh mạc qua da có nội soi ổ bụng hỗ trợ ở trẻ em. Tạp chí
y dược học, số đặc biệt tháng 8/2017, 78-83.

21

Đặng Thị Huyền Trang (2017). Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội
soi điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh ở trẻ em. Luận văn bác sĩ nội trú.
Trường ĐHY Hà nội.

22

Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Việt Hoa (2018). Kết
quả ban đầu ứng dụng phẫu thuật nôi soi trong điều trị bệnh lý tồn tại
ống phúc tinh mạc ở trẻ em tại Bv Đại học Y Hà Nội.Tạp chí Y học
TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 22, số 4, chuyên đề Thận - Tiết niệu, trang
221 – 226

23

Van Hee, R. (2011). History of inguinal hernia repair. Jurnalul de
Chirurgie, 7(3).

24

Halsted W.S. (1889). The radical cure of hernia in the male. John

Hopkins Hosp Bull, pp. 1-12

25

Yang, X. F., & Liu, J. L. (2016). Anatomy essentials for laparoscopic
inguinal hernia repair. Annals of translational medicine, 4(19).

26

Ferguson, A. H. (1899). Oblique inguinal hernia: Typic operation for its
radical cure. Journal of the American Medical Association, 33(1), 6-14.

27

Andrzej L. Komorowski (2014). Inguinal Hernia. Chapter 1. History of
the Inguinal Hernia Repair. pp 3 -16. IntechOpen, DOI: 10.5772/58533.


28

Zimmerman L.M - Anson B.J (1967): Anatomy and Surgery of Hernia.2
th edition. pp 257-259.The William-Wilkins Co. Baltimore.

29

Cross RE. (1970), ‘’Hydrocele of the Tunica Vaginalis’’, An atlas of
children’s surgery; W.B Saunders company, pp. 70-71.

30


Thái Cao Tần (2005). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị tràn dịch màng tinh hoàn bằng phẫu thuật mở cửa sổ kèm
thắt ống phúc tinh mạc ở trẻ em”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại
học Y Huế.

31

Rinker J, Allen L. A lymphatic defect in hydrocele. Am Surg (1951);17:
681–686.

32

Ozdilek S. The pathogenesis of idiopathic hydrocele and a simple
operative technique. J Urol 1957; 77: 282–4.

33

Klauber, G. T. (1973). Management of the undescended testis. Canadian
Medical Association Journal, 108(9), 1129.

34

Snyder Wh, Greaney R.M; Jr (1962). Testis side during childhood. Urol
Clinical Pediatric Urology, W.B, Saunders Company, pp.830

35

Thorek P (1962). Discent of the testicle. Anatomy in surgery, J.B
Lippincott Company, pp.366.


36

Rafailidis, V., Varelas, S., Apostolopoulou, F., & Rafailidis, D. (2016).
Nonobliteration of the processus vaginalis: sonography of related
abnormalities in children. Journal of Ultrasound in Medicine, 35(4),
805-818.

37

Campbell MF (1970). The male genital tract and female urethra,
Urology, (2); Saunders Company, pp 1852-1854.

38

Skoog, S. J., and Conlin, M. J. (1995). Pediatric hernias and hydroceles.
The

urologist's

perspective. The

America, 22(1), 119-130.

Urologic

clinics

of

North



39

Cortesi N, Ferrari P, Zambarda E, Manenti A, Baldini A, Morano FP
(1976),

Endoscopy.

1976.

Diagnosis

of

bilateral

abdominal

cryptorchidism by laparoscopy ;8(1):33-4.
40

Wacksman T (1990), “Hernias and Hydroceles’’, Current Pediatric
Therapy, W.B. Saunders Copany, pp. 382-383.

41
42

Lee S (2002), Hydrocele, University of California, Medline (37) . (1-37)
Thomas, D. T., Göcmen, K. B., Tulgar, S., & Boga, I. (2016).

Percutaneous internal ring suturing is a safe and effective method for the
minimal invasive treatment of pediatric inguinal hernia: experience with
250 cases. Journal of pediatric surgery, 51(8), 1330-1335



×