Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ BẰNG bài THUỐC “ĐNH” TRÊN BỆNH NHÂN đột QUỴ não THỂ NHỒI máu SAU GIAI đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 107 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

MAI VN THễNG

ĐáNH GIá TáC DụNG ĐIềU TRị BằNG BàI THUốC đnh
TRÊN BệNH NHÂN Đột quỵ não thể nhồi máu
sau giai đoạn cấp

LUN VN THC S Y HC

H NI 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

MAI VN THễNG

ĐáNH GIá TáC DụNG ĐIềU TRị BằNG BàI THUốC đnh
TRÊN BệNH NHÂN Đột quỵ não thể nhồi máu
sau giai đoạn cấp
Chuyờn ngnh Y hc c truyn
Mó s: 872 0115
LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. on Quang Huy

H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Y dược học
cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo Sau Đại học, các Bộ môn, Khoa phòng là
nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Quang
Huy, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, người thầy hướng
dẫn trực tiếp luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ, cho tôi nhiều ý kiến quý báu,
sát thực trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng
hợp,các khoa lâm sàng, phòng ban chức năng Bệnh viện Tuệ Tĩnh cùng tập thể
các bác sỹ, điều dưỡng Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong việc hoàn thiện số liệu và nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô trong Hội
đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình hoàn thiện luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và
tập thể học viên lớp cao học Y học cổ truyền khóa 9 niên khóa 2016 – 2018 đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Mai Văn Thông


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mai Văn Thông, Học viên Cao học khóa 9 chuyên ngành Y học cổ
truyền – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của Thầy PGS.TS. Đoàn Quang Huy.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Người viết cam đoan

Mai Văn Thông


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh


ALT

Chỉ số enzyme gan

Aspartate Amino Transferase

AST

Chỉ số enzyme gan

Alanin Amino Transferase

D0

Ngày nhập viện

Date

D21

Ngày thứ 21 sau điều trị

Date

HDL

Lipoprotein tỷ trọng cao

High-density Lipoprotein


LDL

Lipoprotein tỷ trọng thấp

Low-density Lipoprotein

MMSE

Test đánh giá trạng thái tâm

The mini – mental state

thần tối thiểu

examination

TB

Trung bình

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan đột quỵ não theo y học hiện đại ........................................... 3
1.1.1. Giải phẫu mạch não ......................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa đột quỵ não ................................................................... 4
1.1.3. Phân loại đột quỵ não ...................................................................... 5
1.1.4. Phân loại đột quỵ nhồi máu não ...................................................... 6
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của đột quỵ nhồi máu não ................................... 8
1.1.6. Cơ chế phục hồi đột quỵ nhồi máu não ........................................... 8
1.1.7. Chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não .................................................... 8
1.1.8. Điều trị đột quỵ nhồi máu não ......................................................... 9
1.2. Tổng quan đột quỵ não theo y học cổ truyền ....................................... 12
1.2.1. Bệnh nguyên bệnh cơ .................................................................... 12
1.2.2. Phân loại trúng phong .................................................................... 13
1.2.3. Điều trị ........................................................................................... 15
1.3. Tổng quan về bài thuốc “ĐNH” ........................................................... 16
1.3.1. Xuất xứ bài thuốc........................................................................... 16
1.3.2. Thành phần bài thuốc “ĐNH” ....................................................... 17
1.3.3. Tác dụng ........................................................................................ 17
1.3.4. Chỉ định ......................................................................................... 17
1.3.5. Liều dùng ....................................................................................... 17
1.3.6. Phân tích bài thuốc......................................................................... 17



1.4. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 21
1.4.1. Trên thế giới................................................................................... 21
1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 22
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

…………………………………………………………………..24

2.1. Chất liệu nghiên cứu............................................................................. 24
2.1.1. Bài thuốc “ĐNH”........................................................................... 24
2.1.2. Phác đồ huyệt điện châm ............................................................... 25
2.1.3. Phác đồ xoa bóp bấm huyệt ........................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................ 26
2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ........................................ 26
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu .................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 27
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ..................................................................... 27
2.4.3. Máy móc và phương tiện sử dụng trong nghiên cứu ..................... 28
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 28
2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả....................................................... 29
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 34
2.5. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................. 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 36
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 36


3.2. Kết quả điều trị đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng bài thuốc

“ĐNH” ......................................................................................................... 40
3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ĐNH” trong quá trình điều
trị đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp trên bệnh nhân nhóm nghiên cứu
..................................................................................................................... 48
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 50
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 50
4.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng bài thuốc “ĐNH”
kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt ................................................... 58
4.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ĐNH” trong quá trình điều
trị .................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN…………………………………………………………………68
KIẾN NGHỊ………………………….……………………………………..69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “ĐNH” ........................................................ 24
Bảng 2.2. Phân độ cơ lực theo Hội đồng nghiên cứu Y khoa ......................... 29
Bảng 2.3. Thang điểm Ashworth sửa đổi........................................................ 30
Bảng 2.4. Phân loại mức độ liệt theo điểm mRankin ..................................... 31
Bảng 2.5. Thang điểm Barthel ........................................................................ 32
Bảng 2.6. Đánh giá điểm MMSE .................................................................... 34
Bảng 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp và học vấn .................................................. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh kèm theo của bệnh nhân nghiên cứu ..................... 37
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng khi nhập viện ................................................ 38
Bảng 3.4. Thời gian trung bình bệnh nhân tham gia nghiên cứu sau đột quỵ
nhồi máu não ................................................................................................... 40
Bảng 3.5. Tình trạng ngôn ngữ của bệnh nhân sau 21 ngày điều trị .............. 41
Bảng 3.6. Sự cải thiện một số triệu chứng cơ năng khác sau 21 ngày ........... 41

Bảng 3.7. Sự thay đổi cơ lực trước và sau điều trị .......................................... 42
Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ co cứng cơ trước và sau điều trị ..................... 43
Bảng 3.9. Sự thay đổi điểm mRankin trước và sau điều trị ............................ 44
Bảng 3.10. Sự thay đổi điểm mRankin trước và sau điều trị .......................... 44
Bảng 3.11. Sự thay đổi điểm Barthel trước và sau điều trị ............................. 45
Bảng 3.12. Sự thay đổi điểm MMSE trước và sau điều trị ............................. 45
Bảng 3.13. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau 21 ngày điều trị ........ 46
Bảng 3.14. Sự thay đổi glucose máu và lipid máu trước và sau điều trị ........ 47
Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ĐNH” trên lâm sàng
trong quá trình điều trị ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu (n=32) ....................... 48
Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau điều trị ở bệnh nhân
nhóm nghiên cứu (n=32) ................................................................................. 48


Bảng 3.17. Sự thay đổi chỉ số chức năng gan thận trước và sau điều trị ở bệnh
nhân nhóm nghiên cứu (n=32) ........................................................................ 49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ...................... 36
Biểu đồ 3.2. Mức độ tuân thủ điều trị trước đột quỵ nhồi máu não................ 38
Biểu đồ 3.3. Phương pháp điều trị đã sử dụng sau giai đoạn cấp trước khi tham
gia nghiên cứu ................................................................................................. 39

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 35

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ lược giải phẫu mạch não .............................................................. 3



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ não là một hội chứng lâm
sàng “được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện
tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử
vong trước 24 giờ” [22],[28]. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với
vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn
thương [28]. Năm 2013, Hội đồng Đột quỵ Hoa Kỳ nhóm họp và đưa ra cập
nhật định nghĩa đột quỵ não của thế kỷ 21: “Đột quỵ não hay nhồi máu hệ thần
kinh trung ương (Central nervous system infarction) được định nghĩa là tình
trạng chết tế bào não, tủy sống hoặc võng mạc do thiếu máu, dựa trên giải phẫu
bệnh, chẩn đoán hình ảnh thần kinh, và/hoặc các bằng chứng lâm sàng của tổn
thương vĩnh viễn” [70]. Cập nhật định nghĩa đột quỵ giúp hợp nhất các tiêu
chuẩn lâm sàng và mô học, đồng thời có thể sử dụng thống nhất trong thực
hành, nghiên cứu và đánh giá trên các lĩnh vực của y tế công cộng [69].
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa
Kỳ (2017), đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật
nghiêm trọng lâu dài và nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong trên toàn thế
giới [62],[72]. Tại Hoa Kỳ, đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ
năm và mỗi năm có gần 800.000 người mắc bệnh [72]. Trong 50 năm qua nhờ
những tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm được 70%. Đây được
coi là một trong 10 thành tựu y tế lớn nhất của thế kỷ 20 [55],[56],[75],[77].
Hiện nay ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng,
đột quỵ não có chiều hướng ngày càng gia tăng [19],[27]. Theo Lê Văn Thành
(2003) công bố tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mới mắc là 14.400 bệnh
nhân, số hiện mắc là 36.360 bệnh nhân [41]. Trong đó số bệnh nhân đột quỵ
não có di chứng về vận động là 92,62% - thực sự là một gánh nặng lớn đối
với ngành y tế nước ta. Việc ổn định bệnh bằng thuốc y học hiện đại (YHHĐ)



2

nhằm kiểm soát huyết áp, tình trạng rối loạn lipid máu, chống loét, tăng cường
chức năng nội mạc mạch máu kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng
[26] ở giai đoạn này giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh
[19],[42].
Đột quỵ não thuộc phạm vi chứng “Trúng phong”, “Bán thân bất toại”
của y học cổ truyền (YHCT) [7],[8],[15]. Phần lớn các trường hợp bệnh đều
do cơ thể hư yếu bên trong mà sinh phong, trường hợp ngoại cảm phong tà
rất ít gặp [7],[33]. Theo Nội kinh “Phong khí thông vào can, phong sinh ra từ
bên trong cơ thể con người đều do can mà ra” [45]. Theo “Y lâm cải thác”, bán
thân bất toại không phải do phong, hỏa, thấp, đàm gây ra mà là do nguyên khí
bị hư tổn phát ra [37].
Trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu đa trị liệu nhằm làm
giảm nhẹ biến chứng gây ra do đột quỵ não đang được tập trung nghiên cứu.
Trong đó có sự kết hợp không nhỏ giữa các liệu pháp YHHĐ và YHCT. Các
phương pháp điều trị như châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc (cổ phương, nghiệm
phương, thuốc nam) trải qua thực tế lâm sàng đã chứng minh được hiệu quả
nhất định. Một trong số đó là bài thuốc “ĐNH” - bài thuốc kinh nghiệm của
PGS.TS Đoàn Quang Huy gồm 12 vị có tác dụng dưỡng huyết, bổ âm, kiện tỳ
khai khiếu được sử dụng trong điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có hiệu
quả tốt. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá tác dụng điều trị bằng bài thuốc “ĐNH” trên bệnh nhân đột quỵ não thể
nhồi máu sau giai đoạn cấp” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp
bằng bài thuốc “ĐNH” kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ĐNH” trong quá
trình điều trị.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan đột quỵ não theo y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu mạch não
Não được nuôi dưỡng bởi 4 mạch máu chính xuất phát từ động mạch chủ:
2 động mạch cảnh trong và 2 động mạch sống thông với nhau qua vòng đa giác
Willis [36].

Hin
̀ h 1.1. Sơ lược giải phẫu mạch não [38]
Động mạch cảnh trong: xuất phát từ động mạch cảnh gốc tại xoang cảnh,
đi thẳng lên hộp sọ, cung cấp máu cho phần lớn hệ bán cầu đại não. Động mạch
cảnh trong chia làm bốn ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa,
động mạch thông sau và động mạch mạc trước [36].


4

- Động mạch não trước: nhánh nông tưới máu cho mặt trong vỏ não của
thùy trán và đỉnh. Nhánh sâu tưới máu cho phần trước của bao trong, phần đầu
của nhân đuôi và nhân bèo xám [36].
- Động mạch não giữa: nhánh nông cấp máu cho mặt ngoài bán cầu đại
não. Nhánh sâu tưới máu cho các nhân xám trung ương, bao trong, thể vân và
đồi thị [17],[36].
- Động mạch thông sau: tiếp nối với động mạch não sau của động mạch
thân nền, cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não [17],[36].

- Động mạch mạc trước: nhánh nông cấp máu cho vỏ não, nhánh sâu tưới
máu cho các nhân xám dưới vỏ và đám rối mạch mạc bên [17],[36].
Hệ thống động mạch trung tâm có các nhánh tận không nối thông với
nhau và phải chịu áp lực cao [17],[36].
Hệ thống động mạch ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới
phong phú trên khắp bề mặt của vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp
[17],[36].
Động mạch thân nền: nằm ở rãnh giữa cầu não, lên khỏi cầu não cho hai
nhánh tận là động mạch não sau, cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não và khu
vực gian não [17],[36].
Đa giác Willis: là vòng nối thông hệ động mạch cảnh trong và động mạch
sống lưng, được cấu tạo bởi hai động mạch não trước, hai động mạch thông
sau, hai động mạch não sau và động mạch thông trước. Đa giác Willis nằm
dưới nền sọ có tác dụng điều hòa lưu lượng dòng máu lên não [17],[36].
1.1.2. Định nghĩa đột quỵ não [20]
Đột quỵ (stroke): mất chức năng thần kinh khu trú do bất kì nguyên nhân
nào.
Đột quỵ cấp (acute stroke): mất chức năng thần kinh khu trú xuất hiện
một cách đột ngột do bất kì nguyên nhân nào.


5

Đột quỵ cấp do thiếu máu nuôi (acute ischaemic stroke): các khiếm
khuyết thần kinh khu trú xuất hiện cấp tính do thiếu máu nuôi (thiếu máu nuôi
cấp tính ở não do tắc hoặc hẹp động mạch nuôi và ngừng hoặc giảm lưu lượng
tới vùng nào đó của não)
Nhồi máu não (cerebral infarct): thuật ngữ này thường được sử dụng
trong giải phẫu bệnh hoặc hình ảnh học thấy được những đặc điểm đặc biệt gợi
ý một vùng mô nào đó bị chết do thiếu máu nuôi.

1.1.3. Phân loại đột quỵ não
1.1.3.1. Dựa vào tiêu chuẩn của WHO (1989)
- Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ: Là tình trạng khi một mạch
máu bị tắc hoặc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu
và hoại tử.
- Xuất huyết não: Máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não. Có thể
chảy máu ở nhiều vị trí trong não, vùng bao trong, vùng nhân xám trung ương,
thùy não, thân não, tiểu não [27],[59].
Theo thống kê trên Thế giới và Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhồi máu não
chiếm 60 - 70% các trường hợp đột quỵ não, tỷ lệ chảy máu não khoảng 20 30% [26],[44].
1.1.3.2. Dựa vào tiêu chuẩn của Hội đột quỵ Hoa Kỳ
Đột quỵ não hay nhồi máu hệ thần kinh trung ương bao gồm: đột quỵ thiếu
máu (ischemic stroke) - để chỉ những trường hợp nhồi máu hệ thần kinh trung
ương có triệu chứng; nhồi máu não thầm lặng (silent infartion) - để chỉ những
trường hợp không phát hiện triệu chứng lâm sàng. Đột quỵ bao gồm cả xuất
huyết

trong

não

(intracerebral

nhện (subarachnoid hemorrhage) [70].

hemorrhage),

xuất

huyết


dưới


6

1.1.4. Phân loại đột quỵ nhồi máu não
1.1.4.1. Phân loại theo thời gian [20]
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA – Transient ischaemic attacks):
khiếm khuyết thần kinh khu trú xuất hiện cấp tính do thiếu máu nuôi kéo
dài trong vòng vài phút và phục hồi hoàn toàn.
- Các cơn TIA lặp đi lặp lại: nhiểu cơn khiếm khuyết chức năng thần kinh
khu trú xuất hiện lặp đi lặp lại theo một khuôn mẫu, thường tự khỏi trong
vòng vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần do mảng xơ vữa không ổn định gây
tắc mạch lặp đi lặp lại và tự ly giải huyết khối trong những mạch máu nhỏ
và mạch xuyên.
- Khiếm khuyết thần kinh do thiếu máu nuôi tự hồi phục (RIND – reversible
ischaemic neurologic deficit): khiếm khuyết chức năng thần kinh do thiếu
máu nuôi xuất hiện tạm thời kéo dài quá 24 giờ nhưng sẽ hồi phục hoàn
toàn sau 3 tuần. Thuật ngữ này ít được sử dụng trong thực hành lâm sàng.
- Đột quỵ tiến triển: các khiếm khuyết thần kinh khu trú tiến triển sau vài giờ
hoặc vài ngày, trong pha cấp và không có sự tự hồi phục sớm hoặc trở về
đường cơ sở, xuất hiện khoảng 30% các trường hợp.
- Đột quỵ hoàn toàn: tổn thương tối đa, các khiếm khuyết thần kinh cố định
không có sự hồi phục trong pha cấp. Các khiếm khuyết này có thể giảm dần
theo thời gian và phục hồi chức năng do sự sắp xếp lại của synap thần kinh
cũng như các cơ chế tự sửa chữa khác.
1.1.4.2. Phân loại theo hội chứng lâm sàng mạch máu lớn [20]
Lâm sàng thường có lâm sàng có TIA (có thể tái phát), khiếm khuyết thần
kinh diễn tiến hình bậc thang, tiến triển hoặc đột ngột, cố định.

- Động mạch cảnh trong: mù một mắt thoáng qua, TIA rung giật một chi,
động kinh, âm thổi động mạch cảnh, hội chứng Horner (co đồng tử, sụp mi,
giảm tiết mồ hôi vùng trán)


7

- Động mạch mạc trước: liệt, mất cảm giác nửa người đối bên tổn thương,
bán manh đồng danh hoặc các khiếm khuyết thị trường khác, rối loạn cảm
xúc kiểu hành tủy, im lặng, thờ ơ hoặc ngủ lịm, liệt mặt 2 bên, mất cảm giác
tay chân 2 bên (trong trường hợp tắc động mạch mạc trước 2 bên).
- Động mạch não trước: rối loạn ngôn ngữ kiểu vận động, rối loạn vận ngôn,
nói thều thào, mất ý chí, nghị lực, suy giảm trí nhớ, tiểu không kiểm soát,
yếu nhẹ nửa người thoáng qua, rối loạn hành vi, nhận thức do nhồi máu
nhân đuôi.
- Động mạch não giữa: liệt nửa người đối bên, mất cảm giác nửa người đối
bên, bán manh đồng danh đối bên tổn thương, mất tập trung về thị giác và
cảm giác, lác mắt và liệt vận nhãn, bệnh nhân nhìn về phía tổn thương, mất
phối hợp động tác, rối loạn vận ngôn.
- Động mạch não sau: bán manh đồng danh đối bên tổn thương, mù vỏ não
với phản xạ đồng tử bình thường, ảo thị, mất nhận biết đồ vật, mất nhận
thức màu sắc, khuôn mặt, mê sảng, lú lẫn, rối loạn trí nhớ
- Động mạch nền: rối loạn ý thức, rối loạn trí nhớ, cười bệnh lý, cử động mắt
bất thường, bất thường đồng tử, rối loạn thị giác, ảo giác cuống não, mất
cảm giác hoặc liệt nửa người/tứ chi
- Động mạch tiểu não trên: chóng mặt, buồn nôn, nôn, thất điều cùng bên,
hội chứng Horner, điếc cùng bên, mất cảm giác ở thân và chi đối bên, liệt
dây VI đối bên.
- Động mạch tiểu não trước dưới: mất cảm giác nửa mặt cùng bên, chóng
mặt, buồn nôn và nôn, điếc và liệt mặt cùng bên, mất cảm giác ở thân và

chi đối bên, hội chứng Horner cùng bên, thất điều cùng bên.
- Động mạch tiểu não sau dưới: chóng mặt, buồn nôn, nôn, rối loạn ngôn
ngữ, rối loạn vận ngôn, hội chứng Horner cùng bên, mất cảm giác nửa mặt,
mất cảm giác nửa thân và chi đối bên, nấc, nhìn đôi.


8

- Động mạch đốt sống: liệt lưỡi cùng bên, liệt nửa người đối bên, mất tư thế
đối bên, mất cảm giác rung.
- Nhồi máu vùng ranh giới: khiếm khuyết thị trường, mù vỏ não, khiếm
khuyết cảm giác và vận động hai bên chi, lan đến cả chi dưới và vai, bàn
tay, cẳng tay, suy giảm trí nhớ.
1.1.4.3. Phân loại theo hội chứng lâm sàng mạch máu nhỏ [20]
- Hội chứng lỗ khuyết: liệt vận động nửa người đơn thuần, hội chứng giảm
cảm giác đơn thuần, thất điều nửa người, rối loạn vận ngôn, mất kỹ năng
bàn tay.
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của đột quỵ nhồi máu não
Giai đoạn đầu lớp áo trong của thành mạch bị xơ vữa trở nên thô ráp tạo
điều kiện cho tiểu cầu bám vào. Vì cục máu tắc cấu tạo bởi tiểu cầu nên không
bền và dễ vỡ, có thể tự tan đi hoặc có thể do tuần hoàn bàng hệ hình thành kịp
thời tưới bù cho vùng thiếu máu, nên trên lâm sàng có thể nhận thấy một số
trường hợp phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ. Giai đoạn sau, chỗ vữa xơ ngoài
tiểu cầu còn có hồng cầu, sợi tơ huyết bám vào nên cục máu tắc bền hơn và khi
bong ra trôi lên não làm tắc mạch và gây thiếu máu não cục bộ [23],[28].
1.1.6. Cơ chế phục hồi đột quỵ nhồi máu não
Khi đột quỵ xảy ra, trung bình cứ mỗi phút, tại vùng não tổn thương do
động mạch bị tắc có hàng triệu tế bào não chết đi. Tổn thương nghiêm trọng
nhất là vùng hoại tử bởi đây là vùng não không còn khả năng hồi phục. Các tế
bào xung quanh vùng tổn thương trong đột quỵ được gọi là “tranh tối tranh

sáng” (hay “vùng điều trị”) - mặc dù chưa chết nhưng đã giảm chuyển hóa đến
mức tối thiểu và gần như mất chức năng [23],[28]. Mục tiêu của điều trị là hồi
phục vùng này và bình thường hóa hoạt động của chúng [23],[28].
1.1.7. Chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não
Lâm sàng


9

Bệnh khởi phát đột ngột, bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường đột nhiên
liệt nửa người, nói khó, rối loạn ý thức. Triệu chứng ban đầu xuất hiện đột ngột
nhưng nhẹ, sau một vài giờ, vài ngày nặng lên hoặc có trường hợp bệnh nhân
lúc đầu có nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, sau vài phút xuất hiện rối loạn ngôn
ngữ rồi đến liệt nửa người. Các dấu hiệu thần kinh xuất hiện nhanh chóng và
sau đó giảm đi có thể do phù nề não bớt đi hoặc có sự tưới bù hồi phục vùng
nhồi máu [28].
Cận lâm sàng
Chụp cắt lớp vi tính sọ não: hình ảnh giảm tỷ trọng tại vùng nhồi máu
não.
Chụp cộng hưởng từ sọ não: hình ảnh nhồi máu não.
Chọc dò dịch não – tủy: có thể trong, không có hồng cầu [28].
Triệu chứng đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Liệt nửa người: liệt mềm hoặc liệt cứng.
Có thể kèm theo liệt VII trung ương cùng bên hoặc liệt VII ngoại biên đối
bên với bên liệt.
Đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Rối loạn ngôn ngữ.
Rối loạn thị giác ít gặp.
Rối loạn cảm giác thường gặp tê bì, rối loạn cảm giác bên liệt.
Rối loạn dinh dưỡng cơ tròn: Loét, đại tiểu tiện không tự chủ.

Co giật hoặc động kinh có thể gặp [33].
1.1.8. Điều trị đột quỵ nhồi máu não
1.1.8.1. Nguyên tắc điều trị
- Bảo đảm thông khí.
- Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn.
- Làm ngay các xét nghiệm cơ bản.


10

- Chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ sọ não.
- Chống phù não (nếu có).
- Kiểm soát huyết áp.
- Chăm sóc toàn diện: bảo đảm dinh dưỡng, chống loét, điều chỉnh nước,
điện giải, đường máu, chống nhiễm trùng, điều trị phục hồi chức năng sớm.
- Thuốc chống đông và các thuốc ức chế tiểu cầu
- Thuốc tiêu huyết khối
- Các thuốc bảo vệ thần kinh
- Phẫu thuật lấy huyết khối [33],[65],[69],[71].
1.1.8.2. Điều trị đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Đột quỵ não nếu qua được giai đoạn cấp, nhất là ngày thứ 2 đến ngày thứ
10, bệnh sẽ được hồi phục dần nhưng thường để lại di chứng liệt vận động.
Tiến triển liệt nửa người thường qua giai đoạn đầu là liệt mềm, có thể kéo dài
vài tuần, sau đó chuyển sang liệt cứng với tăng trương lực cơ [18],[33],[69].
Mức độ bệnh và di chứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí tổn thương, mức
độ tổn thương, trạng thái của người bệnh. Các yếu tố này thường ảnh hưởng
đến khả năng phục hồi của bệnh nhân. Các can thiệp ở giai đoạn này có thể chia
ra 3 nhóm sau [18],[33],[69]:
Chăm sóc
- Chức năng nuốt bị ảnh hưởng: ăn qua sonde dạ dày.

- Chống táo bón: ăn mềm, dễ tiêu, bổ sung chất xơ, xoa vùng bụng.
- Đại tiểu tiện không tự chủ: đặt ống thông Foley để theo dõi nước tiểu
thường xuyên tránh nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng.
- Chống loét: giữ vệ sinh sạch sẽ, sử dụng đệm nước, đệm hơi, lăn trở bệnh
nhân 1 – 2h/lần tránh loét điểm tỳ đè.
Thuốc điều trị


11

- Chống co giật hoặc động kinh: thuốc an thần như carbamazepin,
phenyltoin, loaepam, diazepam.
- Điều chỉnh huyết áp, lipid máu, rối loạn đông máu (nếu có).
- Nuôi dưỡng và phục hồi tế bào thần kinh: Cerebrolysin, Citicolin.
- Cải thiện tuần hoàn não: Piracetam, Duxil, Gingko biloba.
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh (nếu có).
Phương pháp không dùng thuốc
Một số kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân di chứng
liệt nửa người do đột quỵ não được áp dụng nhiều:
- Phương pháp tập theo tầm vận động
- Phương pháp ROM (của Trần Văn Chương) [19].
- Phương pháp Bobath [19].
Điều trị phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não và các
bệnh về thần kinh, để lại di chứng liệt vận động với những phương pháp tiến
bộ của YHHĐ đã mang lại hiệu quả khả quan cho bệnh nhân [55].
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội và giáo
dục nhằm giảm mức độ tàn tật, đảm bảo cho người bị bệnh được phục hồi hòa
nhập vào xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia từng phần hoặc đầy đủ các
hoạt động xã hội. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có những trung tâm

chỉnh hình, phục hồi chức năng và có chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng
đồng [75].
Mức độ bệnh và di chứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí tổn thương,
mức độ tổn thương, trạng thái của người bệnh. Các yếu tố này ảnh hưởng đến
khả năng phục hồi [18].
Tế bào thần kinh tuy không thể tái sinh được khi mất đi do lão hóa hay do
bệnh lý, nhưng khi điều trị kịp thời cho thấy đem lại kết quả tốt cho nhiều


12

trường hợp. Phục hồi hoàn toàn, phục hồi một phần, bệnh nhân có thể thích
nghi với điều kiện liệt, có thể tự phục vụ sinh hoạt tối thiểu [52],[66].
1.2. Tổng quan đột quỵ não theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, đột quỵ não thuộc phạm vi chứng “Trúng phong”,
một chứng bệnh do âm dương mất điều hòa, khí huyết nghịch loạn, thượng
phạm lên não, não mạch tắc trở hoặc huyết tràn ra ngoài mạch dẫn đến [13].
Triệu chứng đặc trưng chủ yếu: Bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một
nửa người không cử động được, méo mồm, nói ngọng, nếu nặng thì hôn mê
bất tỉnh [7],[8] hoặc không có triệu chứng ngã nhưng vẫn có miệng méo, nửa
người khó vận động (chứng oa tích) [13].
1.2.1. Bệnh nguyên bệnh cơ
Trước đời Hán - Đường cho rằng nguyên nhân Trúng phong là do nội suy
trúng tà. Kim quỹ yếu lược cho rằng “Mạch lạc hư không, phong tà thừa cơ
xâm nhập” [46].
Sau đời Hán - Đường, Đông đản thập chư cho rằng “Chính khí tự suy”.
Đan Khê tâm pháp cho rằng “Đàm thấp sinh nhiệt”.
Tất cả các giả thuyết đều coi trọng yếu tố nội tại là chính [7],[31].
Trong “Y án lâm sàng chỉ nam - Trúng phong” đã giải thích rõ thêm rằng
“Tinh huyết suy thiếu, thủy không hàm mộc, can dương thiên kháng, nội phong

thời khởi” là cơ chế chủ yếu phát sinh bệnh.
Nguyên nhân trúng phong bao gồm [7],[45],[46],[47]:
- Nội thương tinh tổn: bẩm tố cơ thể âm huyết suy, dương thịnh hỏa
vượng, phong hỏa dễ tích hoặc do cơ thể già yếu can thận âm suy, can dương
thiên thịnh, khí huyết thượng nghịch, thượng bít thần khiếu đột nhiên phát bệnh.
- Lao quyện nội thương: hao khí thương âm dễ gây dương khí bạo loạn,
khí huyết thượng nghịch mà gây bệnh.


13

- Ẩm thực bất tiết: ẩm thực thất điều ảnh hưởng đến công năng tỳ vị, thấp
nội sinh tích tụ hóa đàm, đàm uất sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong phạm vào
mạch lạc, thượng tắc thanh khiếu gây bệnh.
- Tình chí thương tổn: uất nộ thương can, khí uất hóa hỏa, can dương
thượng cang, dẫn động tâm hỏa, khí huyết thượng xung lên não mà gây bệnh.
- Khí xung trúng tà: thường được gọi là “Thốt trúng” mà hiện nay thường
liên hệ với trường hợp đột quỵ do xuất huyết não.
1.2.2. Phân loại trúng phong
Y học cổ truyền chia Trúng phong thành hai thể:
1.2.2.1. Trúng phong kinh lạc
Mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê. Bỗng nhiên da thịt tê dại,
đi lại nặng nhọc, mắt miệng méo, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng, mạch huyền
tế hay phù sác. Gồm 5 chứng [7],[8]:
- Can dương thịnh, phong hoả thượng nhiễu chứng.
- Phong đàm huyết ứ, tê trở mạch lạc chứng.
- Đàm nhiệt phủ thực, phong đàm thượng nhiễu chứng.
- Khí hư huyết ứ chứng.
- Âm hư phong động chứng.
1.2.2.2. Trúng phong tạng phủ

Bệnh đột ngột, người bệnh bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc
không nói được, thở khò khè, miệng méo mắt lệch, tê liệt nửa người, nếu nặng
có thể tử vong.
- Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm
chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm, mạch huyền hữu lực.
- Chứng thoát: hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay chân lạnh, ra
mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, người mềm, lưỡi rụt, mạch trầm huyền
vô lực [15].


14

Phân biệt trạng thái hư và thực của bệnh:
Trạng thái thực: chính khí còn tốt, khí huyết còn mạnh, bệnh nhân bán
thân bất toại, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, bàn tay bàn
chân ấm, mạch huyền hữu lực [7],[15].
Trạng thái hư: bệnh nhân chính khí suy yếu, khí huyết kém, bán thân bất
toại, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, đại tiện phân sống nát, nước tiểu trong, chân
tay lạnh, mạch trầm huyền vô lực [7],[15].
1.2.2.3. Giai đoạn hồi phục và di chứng
Ở giai đoạn này có hai di chứng cần được quan tâm là di chứng thần kinh
và di chứng tâm thần. Do bệnh trở thành mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến can
thận nên triệu chứng giai đoạn này chủ yếu gồm cân nuy, cốt nuy và kiện vong
[2],[7],[15]. Những thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện là:
Can thận âm hư: sắc mặt xạm, mặt má thường ửng hồng, răng khô, móng
khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém,
nóng trong người, người bứt rứt, lưỡi đỏ bệu, mạch trầm sác vô lực [2],[7],[15].
Thận âm dương lưỡng hư: sắc mặt tái xanh hoặc xạm đen, răng khô,
móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm, ngủ kém, không
khát, ít uống nước, sợ lạnh, lưỡi bệu nhợt, mạch trầm nhược [2],[7],[15].

Đàm thấp: người béo bệu, thừa cân, tê nặng chi, lưỡi dày, to, mạch hoạt
[2],[7],[15].
Trúng phong là bản hư tiêu thực, trên thịnh dưới hư, cơ chế bệnh sinh phức
tạp. Thời kì phục hồi và di chứng, tà thực chưa được thanh mà chính hư đã xuất
hiện, đa phần thuộc hư thực thác tạp, hoặc chứng bản hư là chính với các bệnh
cảnh [13]:
Bán thân bất toại: liệt nửa người hoặc tê bì nửa người, nặng thì mất cảm
giác toàn thân, miệng méo, lưỡi lệch, thiếu khí ngại nói, ăn uống kém, tự ra mồ
hôi, sắc mặt vàng úa, hoặc nửa người co cứng, khó co duỗi, hoặc phù một bên,


×