Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN – THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----------o0o------------

TRỊNH GIANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BẾN EN – THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----------o0o------------

TRỊNH GIANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BẾN EN – THANH HÓA

Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS LÊ TRỌNG CÚC

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Trọng Cúc, người đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Ban
quản lý vườn quốc gia Bến En đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp số liệu cho
việc thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh
thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRỊNH GIANG

1



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được
công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
được trích dẫn nguồn trong luận văn khi sử dụng. Tên và nội dụng luận văn không
trùng và kết quả của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRỊNH GIANG

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................10
3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................10
4. Bố cục luận văn...................................................................................................11
CHƯƠNG 1. DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG...........................12
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch............................................................12
1.1.1. Trong thời kì cổ đại thế kỷ thứ IV.................................................................12
1.1.2. Trong thời kì phong kiến (thế kỉ V đến đầu thế kỉ XVII)...............................13
1.1.3. Thời kì cận đại (từ những năm 40 của thế kỉ XVII đến trước chiến tranh thế
giới thứ nhất)...........................................................................................................13
1.1.4. Thời kì hiện đại (Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay)..................14
1.2. Các khái niệm...................................................................................................14
1.2.1. Du lịch...........................................................................................................14
1.2.2. Du lịch sinh thái.............................................................................................16
1.2.3. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng..............................................................18
1.3. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng...........19
1.4. Tiêu chí của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.............................................19
1.5. Nguyên tắc của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng........................................20
1.6. Lịch sử nghiên cứu...........................................................................................21

3


1.7. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng...............................30
1.7.1. Kinh nghiệm phát triển của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một số
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên thế giới..............................................30
1.7.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.........31
1.7.3. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở Bến En............................32

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................33
2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................33
2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................33
2.3. Phương pháp luận.............................................................................................33
2.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống......................................................................33
2.3.2. Dựa vào cộng đồng........................................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................34
2.4.1. Phương pháp kế thừa.....................................................................................34
2.4.2. Các phương pháp khảo sát thực địa.............................................................34
2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học...................................................................35
2.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................36
2.4.5. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.....................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................38
3.1. Khái quát về vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa.............................................38
3.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................40
3.2.1. Địa chất.........................................................................................................40
3.2.2. Thổ nhưỡng...................................................................................................40
3.2.3. Khí hậu..........................................................................................................41
3.2.4. Thủy văn........................................................................................................42
3.3. Tiền năng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En.....................43
3.3.1. Đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En......................................................43
3.3.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội, điều kiện phát triển DLSTCĐ............................62
3.3.3. Giá trị văn hóa nhân văn trong phát triển DLSTCĐ ở VQG Bến En.............69
3.3.4. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................70

4


3.3.5. Các di tích văn hóa lịch sử.............................................................................72

3.4. Các hoạt động du lịch tại vườn Quốc gia Bến En hiện nay...............................73
3.4.1. Các tuyến du lịch đang khai thác hiện nay.....................................................73
3.4.2. Khách du lịch.................................................................................................80
3.5. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En....................84
3.5.1. Sự tham gia của cộng đồng với du lịch..........................................................84
3.5.2. Tác động của du lịch tới cộng đồng...............................................................85
3.5.3. Một số nhận xét hoạt động DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En........87
3.6. Định hướng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En..................89
3.7. Giải pháp phát triển loại hình DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En.......94
3.6.1. Quan điểm thực hiện giải pháp......................................................................94
3.6.2. Một số giải pháp cụ thể..................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................1
KẾT LUẬN...............................................................................................................1
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................5
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 8
Phụ lục 1. Mẫu phiếu phỏng vấn dành cho khách du lịch tại VQG Bến En...............8
Phụ lục 2. Mẫu phiếu phỏng vấn dành cho người dân tại VQG Bến En..................10
Phụ lục 3. Bản đồ du lịch vườn Quốc gia Bến En...................................................13
Phụ lục 4. Bản đồ hiện trạng du lịch sinh thái.........................................................14
Phụ lục 5. Bản đồ quy hoạch du lịch sinh thái.........................................................15
Phụ lục 6. Một số hình ảnh tại vườn Quốc gia Bến En............................................16

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST
……....17
Hình 1.2. Sơ đồ DLST là một khái niệm của phát triển bền vững

……………........17
Hình 3.1. Bản đồ các tuyến du lịch vườn Quóc gia Bến En ……………………... 80
Hình 3.2. Khách quốc tế uống rượu cần cùng đồng bào Thái….…………………. 82
Hình 3.3. Khách du lịch tham gia lễ hội ..…………………….………....…………. 82
Hình 3.4. Một số đồ lưu niệm………………………………......….….…….….…... 86

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ……………………………… 41
Bảng 3.2. Lượng mưa trung nình hàng tháng và năm ……………………………. 42
Bảng 3.3. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Bến En…………..….44
Bảng 3.4. Thống kê số lượng họ, chi, loài trong ngành hạt kín VQG Bến En…… 45
Bảng 3.5. Thành phần loài thực vật của VQG Bến En
với một số Vườn quốc gia và khu BTTN khu vực phía Bắc………………………46
Bảng 3.6. Mười lăm họ thực vật có số chi lớn nhất……………………….……… 47
Bảng 3.7. Danh sách các loài thực vật quý hiếm bị đe doạ VQG Bến En………...47
Bảng 3.8. Danh sách các loài Thú quý hiếm bị đe doạ VQG Bến En…………......55
Bảng 3.9. Danh sách các loài Chim quý hiếm bị đe doạ VQG Bến En…………...58
Bảng 3.10. Danh sách các loài Bò sát, ếch nhái quý hiếm bị đe doạ …….…….…59
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp số vụ vi phạm tại VQG Bến En
trong giai đoạn từ năm 2010 đến giữa năm 2015..................................................... 61
Bảng 3.12. Thống kê dân số trong khu vực VQG Bến En ...…………....………… 63
Bảng 3.13. Thống kê dân số các thôn trong vùng lõi .…………….……….………64
Bảng 3.14. Hiện trạng chăn nuôi và phát triển kinh tế trang trại ở vùng đệm…..... 66
Bảng 3.15. Lượng khách du lịch quốc tế đến Bến En giai đoạn 2006 - 2012…...... 81
Bảng 3.16. Lượng khách du lịch nội địa đến Bến En giai đoạn 2006 – 2012…......83
Bảng 3.17. Bảng phân tích SWOT .….….….….….….….….….…..…..........…… 91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7


BQL

Ban quản lý

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

CHLB

Cộng hòa liên bang

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

DLSTCĐ

Du lịch sinh thái cộng đồng


ESCAP

Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương

HDV

Hướng dẫn viên

IIED

Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

QL

Quốc lộ

SWOT


Công cụ SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

TIES

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế

TN-XH

Tự nhiên - Xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

VPHC

Vi phạm hành chính

VQG

Vườn quốc gia

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


WWF

Quỹ bảo vệ động vật hoang dã

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch sinh thái ngày càng phổ biến trong đời sống của con người. Ở các
nước phát triển nhu cầu du lịch đang ngày một tăng cao nhằm thỏa mãn sự hiểu
biết của con người về thế giới. Tuy nhiên những hoạt động khai thác du lịch có
những ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hoạt động KT-XH.
Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nước có tính
đa dạng sinh học cao, có nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia và các khu
bảo tồn thiên nhiên. Không chỉ có hệ động thực vật đa dạng, cảnh quan đẹp,
hoang sơ, Việt Nam còn có một nền văn hoá hết sức đặc sắc, là kết tinh của 54 dân
tộc anh em qua hàng nghìn năm.
VQG Bến En được thành lập theo quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 27/01/1992, do Ủy ban Nhân
dân Tỉnh Thanh Hóa trực tiếp quản lý và chủ quản đầu tư. Vườn Quốc Gia Bến
En trải rộng trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân với tổng diện tích 16.634ha,
trong đó khu bảo tồn nguồn gen là nơi “cấm địa” của vườn, ở đây thực vật rất
phong phú với hàng trăm loài như các loài cây lim xanh rất đặc trưng… VQG Bến
En là một trong những Vườn quốc gia tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, có nguồn
tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, chứa đựng nhiều nguồn gen động thực vật
quý hiếm và có văn hóa bản địa rất đặc sắc.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như BQL VQG đã có những nỗ lực trong công
tác bảo tồn. Tuy nhiên hiện nay VQG Bến En đang chịu những áp lực rất lớn từ
các cộng đồng sống xung quanh cũng như các hoạt động phát triển trong khu vực.

Cuộc sống của người dân ở vùng đệm VQG còn gặp nhiều khó khăn, họ chưa thực
sự tham gia vào những nỗ lực bảo tồn chung của Vườn.
Trước các điều kiện khách quan này, việc nghiên cứu phát triển DLST tại
VQG Bến En hiện nay là vấn đề cấp thiết. Việc tiến hành nghiên cứu phát triển
du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một hướng đi mới, không chỉ giải quyết hài

1


hòa các vần đề về du lịch mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở đây cũng như nâng cao đời sống
dân cư, giảm áp lực lên tài nguyên trong Vườn.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu
vấn đề phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để góp phần phát triển kinh tế
đồng thời bảo tồn các giá trị TN-XH, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bến En –
Thanh Hóa. Trong đó:
- Đánh giá được tiềm năng, các yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển loại hình du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Bến En.
- Nêu lên được thực trạng phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng ở VQG Bến En.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
làm cơ sở tiền đề quan trọng cho công tác quy hoạch phát triển DLST ở VQG Bến
En sau này.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về phát triển DLST trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam: quan
niệm, thực hiện, bài học kinh nghiệm.

- Đánh giá tổng quan thực trạng bảo vệ, quản lý và phát triển vùng đệm khu
vực VQG Bến En.
- Đánh giá tổng quan một số điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương liên
quan tới phát triển DLST vườn Quốc gia Bến En.
- Điều tra, đánh giá về tài nguyên du lịch tự nhiên VQG Bến En: đặc điểm địa
chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, đa dạng sinh học, các loài đặc hữu,
loài quý hiếm.

2


- Điều tra, đánh giá về tài nguyên du lịch: dân cư, dân tộc, các di tích lịch sử
văn hoá, những nét văn hoá đặc trưng, những sản phẩm truyền thống.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: giao
thông, điện, cơ sở lưu trú, ăn uống.
- Kiến nghị về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái dựa cộng
đồng: dự thảo, luật, đề án phát triển.
4. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn gồm có:
- Mở đâu
- Chương 1: Tổng quan về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
- Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết quả và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

3



CHƯƠNG 1. DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch
Cho đến nay du lịch đã trở thành một nền công nghiệp lớn trên thế giới.
Những năm gần đây phát triển với tốc độ cao. Song, sự hình thành của du lịch đã có
từ xa xưa, có thể chia thành các thời kì sau:
1.1.1. Trong thời kì cổ đại thế kỷ thứ IV
Những dấu hiệu đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch được tìm thấy từ
cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ 2 - ngành thủ công tách ra khỏi ngành nông
nghiệp. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khi cuộc phân chia lao động lần thứ ba được
tiến hành, kinh doanh du lịch đã có biểu hiện ở ba xu hướng: lưu trú, ăn uống và
giao thông.
Du lịch trong thời kì này tập trung ở các trung tâm kinh tế và văn hóa của loài
người.
Ở các xã hội chiếm hữu nô lệ phương đông, nơi có thể chế cai quản khắc
nghiệt và các mối quan hệ thương mại nước ngoài đều nằm trong tay Nhà nước thì
thể loại du lịch phát triển nhất là du lịch công vụ phục vụ cho các đặc phái viên của
Hoàng đế và các nhân viên của Nhà nước đi công vụ.
Ở đây thể loại du lịch nghỉ ngơi và giải trí cũng đã phát triển cho giới quý tộc
chiếm hữu nô lệ và nhân viên cao cấp, những người phục vụ.
Một thể loại du lịch nữa được phất triển rộng rãi hơn cho tầng lớp dân thường
là du lịch tôn giáo. Ngày nay Ai cập vẫn còn đài tưởng niệm “Tượng thần du ngoại”
để nói lên ý nghĩa của các cuộc du ngoại đối với đời sống của người dân Ai Cập cổ
xưa [5].
Ở Hy Lạp cổ đại ngoài các thể loại du lịch trên thì người Hy Lạp cổ đại còn đi
du lịch với nhiều mục đích khác nhau như du lịch với mục đích văn hóa giáo dục,
với mục đích khoa học. Đặc biệt thể loại du lịch thể thao ở đây rất phát triển (từ
năm 776 đến 394 trước công nguyên cứ 4 năm lại tổ chức Olypic một lần) và thu
hút được hàng chục nghìn người hâm mộ [5].

4



Sau thế kỷ thứ IV, khi Đạo Thiên Chúa được tuyên truyền rộng rãi thì du lịch
tôn giáo đặc biệt phát triển. Đầu tiên các đền thờ được xây dựng có các phòng ngủ
đặc biệt cho khách trọ, sau này nhà thờ chịu trách nhiệm lo chỗ cư trú cho khách
sùng bái đến thăm.
1.1.2. Trong thời kì phong kiến (thế kỉ V đến đầu thế kỉ XVII)
Trong thời kì này du lịch không có biểu hiện gì lớn, đặc biệt là vào đàu thời kì
phong kiến.
Sau khi chế độ Tây La Mã sụp đổ, quân Mông Cổ tàn ác ngự trị châu Âu thì
mạng lưới đường sá hư hỏng dần, hứng thú đi du lịch của dân hầu như không còn,
ham thú du lịch chữa bệnh cũng mất dần vì giáo điều. Tôn giáo của Thiên Chúa
giáo ngự trị cho rằng, con người phải chú trọng không phải là thể xác mình mà phải
chăm sóc đến tâm hồn và cứu vớt linh hồn. Ở giai đoạn này du lịch công vụ và du
lịch tôn giáo còn tương đối phát triển so với các thể loại du lịch khác.
Thời kì phục hưng của chế độ phong kiến đô thị kiểu phong kiến được hình
thành và phát triển như một trung tâm của định cư của nghề thủ công nghiệp và
thương mại thì du lich có một bước chuyển mới. Ngoài các thể loại du lịch công vụ
và du lịch tôn giáo, một số thể loại du lịch khác được phục hồi và phát triển như du
lịch chữa bệnh và du lịch vui chơi giải trí. Số người di lại đã bắt đầu tăng lên dù
đường sá đi lại còn khó khăn. Đặc biệt những chuyến đi xa và dài ngày của các
đoàn người sùng đạo đến các trung tâm đạo giáo [5].
Thời kì cuối chế độ phong kiến khi phương thức sản xuất phong kiến bị phân
rã và dần dần thay thế vào đó là phương thức sản xuất tư bản, những điều kiện cho
phát triển du lịch được mở rộng, nhất là ở Pháp, Anh, Đức - những nước có nền
kinh tế phát triển lúc bấy giờ.
1.1.3. Thời kì cận đại (từ những năm 40 của thế kỉ XVII đến trước chiến
tranh thế giới thứ nhất)
Trong thời kì này với sự ra đời và củng cố của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế
thế giới phát triển mạnh và có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động phát triển du lịch.


5


Với sự ra đời của các phương tiện giao thông mới du lịch quốc tế có điều kiện phát
triển mạnh, khách du lịch có thể đi ra nước ngoài trong thời gian ngắn.
1.1.4. Thời kì hiện đại (Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay)
Từ sau đại chiến thế giới thứ nhất và nhất là trong những năm ổn định của chủ
nghĩa tư bản (1924 - 1929) hoạt động du lịch được đẩy mạnh. Vào những năm của
thế kỉ này, giao thông bằng phương tiện ô tô phát triển mạnh và vươn lên chiếm vị
trí quan trọng trong du lịch, ở thời kì này giao thông bằng đương không ngày càng
tăng ở các nước tư bản phát triển,.
Cho đến năm 1930 các thể loại du lịch thể thao mùa đông hầu như mới được
khai thác, vậy mà vào cuối những năm 30 số khách đi nghỉ núi vào mùa đông đã
phát triển ngang với số khách đi nghỉ khí hậu núi vào mùa hè. Các trung tâm du lịch
núi nay đã phát triển sầm uất cả vào mùa đông và mùa hề.
Thời kì giữa hai cuộc đại chiến thế giới, du lịch nghỉ hè ở biển phát triển rầm
rộ. Các trung tâm du lịch chính tập trung theo bờ biển của hai nước Pháp và Ý.
Năm 1925 liên đoàn thế giới về các tổ chức du lịch quốc gia được thành lập.
Cùng với những bước phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật từ đầu những
năm 50 đến nay đã dánh dấu một cao trào vươn lên mạnh mẽ của du lịch quốc tế.
Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng cũng có nhiều thay đổi và ngày càng hiện
đại. Cuộc cạnh tranh trên thị trường ngày càng sâu sắc trên mọi hình thức và
phương tiện. Do đó, mỗi nước phát triển du lich đều có một hướng phát triển riêng
để tự khẳng định được mình trên thị trương du lịch thế giới.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Du lịch
Do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà có
các định nghĩa khác nhau về du lịch:
Trên góc độ của người du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở

ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau, với
mục đích hòa bình và hữu nghị [5].

6


Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch: Du lịch là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích
giải trí [5].
Năm 1903, ông Glusman (Thụy Sĩ) định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường
xuyên [5].
Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du
lịch cho rằng: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong
các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú
đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời.
Trong từ điển bách khoa du lịch quốc tế do viện hàn lâm khoa học quốc tế về
du lịch xuất bản: Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm
thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu
cầu của khách du lịch [5].
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng
6/1991 định nghĩa: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi
trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít
hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải là các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.
Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “ du lịch” được
hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian xác đinh [5].
Như vậy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần

tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.

7


1.2.2. Du lịch sinh thái
DLST được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường
thiên nhiên [1]. Các khái niệm phổ biến về DLST mà các nhà nghiên cứu về du
lịch đã đưa ra và được đa số các diễn đàn quốc tế về DLST thừa nhận như:
Ban đầu, có một khái niệm DLST tương đối đầy đủ bao hàm cả du lịch thiên
nhiên lẫn du lịch văn hóa, do nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô Hector
Ceballos - Lascurain đưa ra: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan vớí ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [23,
27].
Năm 1993 Allen đưa ra một định nghĩa đề cập sâu sát đến lĩnh vực họat động
trách nhiệm của du khách, đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch
thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông
qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên hoang dã đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân
khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát
triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi
trường đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang
lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [15,
23].
Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh
thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau:
“Du lịch sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên
nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa
phương” [15, 26].


8


Hình 1.1. Sơ đồ sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST [7]
Một số định nghĩa về DLST ở Việt Nam:
Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững” [23, 25].
Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương tự về DLST: “DLST
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi
trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương” [24, 28].

Hình 1.2. Sơ đồ DLST là một khái niệm của phát triển bền vững [12]
Hay một dạng mở rộng khác của DLST về văn hóa bản địa: “Du lịch văn hóa
là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhắm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [15, 20].

9


“DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái
và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm
bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn” [15, 22].
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng
thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những

cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi
trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [23, 24].
Nhìn chung các khái niệm về DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự
thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa,
trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập
chung chung và chưa toàn diện.
1.2.3. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo Tiến sỹ Võ Quế cho rằng “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức
phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát
triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường,
đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển
du lịch và bảo tồn tự nhiên” [14].
DLST dựa vào cộng đồng hay cũng có thể gọi tắt là du lịch sinh thái cộng
đồng (DLSTCĐ) là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực
quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc
về họ. So sánh với DLST, theo Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế (IIED),
DLST dựa vào cộng đồng đề cập một cách rõ ràng hơn các hoạt động du lịch hay
các tổ chức kinh doanh dựa vào cộng đồng địa phương, diễn ra trên chính mảnh đất
của họ, dựa vào những đặc trưng và sức hút về tự nhiên và văn hóa của họ. Nếu
cộng đồng bị tách ra khỏi tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tách biệt với các hoạt động
du lịch trong VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, thì dù họ có ở cận kề với các khu

10


vực này, họ cũng khó có thể tự mình phát triển du lịch nếu mảnh đất mà họ sống
không có gì đặc biệt.
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch
sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng

lại nền kinh tế địa phương”.
Còn theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi
trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng
đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về
cuộc sống đời thường của họ”.
Ý tưởng đằng sau vế “dựa vào cộng đồng” của chiến lược môi trường là tạo
cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra
quyết định, nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham
gia từ bản thân cộng đồng. Như vậy, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng chính là
nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.
1.3. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
1.4. Tiêu chí của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch sinh thái cộng
đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:

11


- Tiêu chí 1: Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và
quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng.
- Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công

bằng cho cộng đồng.
- Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của
cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.
- Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
- Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền
văn hoá và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng.
- Tiêu chí 6: Có hệ thống, phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể
“vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.
- Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế
tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.
- Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp
họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.
- Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt
động trái với văn hoá, tôn giáo của họ.
- Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các
hoạt động du lịch nếu họ không muốn.
1.5. Nguyên tắc của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng bao gồm [14]:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực
hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng.
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn
hoá. Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng
cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững.

12



- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ
yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.
- Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm
bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần
vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.
- Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh
tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng.
1.6. Lịch sử nghiên cứu
* Trên thế giới
Hoạt động DLST là hoạt động thu hút được sự quan tâm chú ý không chỉ
các nhà kinh tế - xã hội và chính trị đồng thời thu hút mọi tổ chức, thành phần kinh
tế tham gia. Với các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp đến DLST đang ngày
càng được quan tâm, chú ý.
Những năm nửa cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 du lịch
sinh thái đã dần dần được định hình. Trên các diễn đàn, các cuộc bàn luận của thế
giới về hình thức du lịch gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên bắt đầu được đề cập
và chú ý.
Định nghĩa DLST chưa rõ ràng, nó thường được đề cập đến như: du lịch trách
nhiệm, bền vững, bảo tồn… và thường được xếp vào nhóm du lịch mạo hiểm hoặc
du lịch thiên nhiên.
Tác giả Phạm Trung Lương trong cuốn Du lịch sinh thái đã đề cập cho chúng
ta có thể thấy buổi ban đầu này các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi đầu và điển
hình về lĩnh vực này là Ceballos -Lascurain, Buckley… Cùng rất nhiều các nghiên
cứu lí luận và thực tiễn về DLST của các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến
lĩnh vực này như: Cater, Chalker, Dowling, Western, Linberg - Hawkis, Whelan,
Wight, Weating, Duff, Cochrane Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã
(WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)… đã có nhiều công trình
nghiên cứu và công bố những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn
cũng như những hướng dẫn cho các nhà quản lí, tham gia hoạt động DLST như:


13


Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch Chẩn đoán DLST và hướng dẫn quy hoạch”; Kreg Lindbeg: Các vấn đề trong quản
lí DLST (1999); David Ardersen: Thiết kế các phương tiện phục vụ DLST (2000);
Karrtrina Brandon: Những bước cơ bản ban đầu định hướng mục tiêu khuyến khích
sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST (1998).
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những ấn phẩm hướng dẫn
quy hoạch, quản lý du lịch và môi trường trong DLST của nhiều tác giả: Foster,
Buckley, Dowling, Gunn… Các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF … là những tài
liệu bổ ích trong nghiên cứu về DLST và vận dụng vào thực tiễn đối với từng lãnh
thổ, từng quốc gia, từng khu vực…
Chúng ta có thể thấy định nghĩa tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về DLST do
Hector Ceballas Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến
những cứu tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn
hóa được khám phá” [8]. Từ định nghĩa này mở đầu cho những định nghĩa của thế
giới về DLST, và có một cái nhìn toàn diện hơn, khái quát hơn về loại hình du
lịch. Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) định nghĩa DLST như sau: “Du lịch
có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi
của người dân địa phương” [13].
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch tiến vào những khu vực tự nhiên hầu
như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, thưởng
ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã. Và các biểu thị văn hóa được
khám phá trong các khu vực này” L.Hens (1998).
Với hiệp hội du lịch sinh thái của Mỹ có định nghĩa: “Du lịch sinh thái là
du lịch có mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử, văn hóa và lịch
sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng
thời ta cón cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi
ích cho cộng đồng địa phương.”
Những khái niệm, những nghiên cứu trên là cái nhìn tổng quan của thế giới

về DLST. Là những gì bản thân con người đang cố gắng hướng đến trong tương lai

14


nhằm bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa.
Quản lý bền vững về môi trường; Có những diễn giải và giáo dục về môi
trường; Đóng góp, nỗ lực trong việc bảo tồn và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó,
xem xét định nghĩa về cộng đồng chúng ta thấy đây là một định nghĩa mang tính
chất lý thuyết và thực hành xuất hiện từ khá lâu. Điểm mốc thời gian rõ nét nhất của
khái niệm này vào những năm 40 của thế kỷ 20 tại các thuộc địa của Anh. Đến nay
khái niệm cộng đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - Xã hội và khoa
học kỹ thuật.
Một cộng đồng được đề cập nó có nhiều điểm chung của một nhóm người
sống tại một khu vực, một vùng địa lý. Trong khu vực đó, nhóm người có những
mối quan hệ với nhau về mặt huyết thống, tôn giáo, cơ sở sinh sống… đó là những
điểm chung gắn kết từng cá thể lại với nhau. Bao quát những điều này, Leith
W.Sproule và Ary S.Suhand cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh
sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những
người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và
có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [13]. Tác giả Schmirk
lại đưa ra định nghĩa về cộng đồng: “Cộng đồng là một tập hợp nhóm người chung
địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên tự nhiên ở địa phương”.
Chủ nghĩa Mác-Lenin cũng đề cập: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa
các cá nhân, được quyết định bởi sự giống nhau về lợi ích, mục đích, các điều kiện
tồn tại của các thành viên và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng
đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất… sự gần gũi về tư tưởng, tín ngưỡng,
hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất và sự tương đồng về điều kiện sống cũng như
các quan niệm chủ quan của họ về mục tiêu và các phương tiện hoạt động.
Xuất phát từ loại hình du lịch làng bản từ những năm 70 của thế kỷ XX, từ các

quốc gia có hoạt động du lịch phát triển tại Châu Mỹ, châu Âu, châu Úc. Hoạt động
du lịch dựa vào cộng đồng được tổ chức dựa trên chuyến đi của khách du lịch tham
quan các làng bản. Đồng thời, tham gia tìm hiểu các nét văn hóa, môi trường hoạt
động sống, phong tục tập quán của cư dân địa phương. Các hoạt động tham quan

15


×