Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Đánh giá tỉ lệ HCCH ở người đến khám sức khỏe tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.96 KB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF, hội chứng chuyển hóa
(HCCH) là một nhóm các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: đái tháo đường,
tăng glucose máu, béo bụng, rối loạn cholesterol huyết thanh và tăng huyết
áp[1]. Cơ chế bệnh sinh của HCCH được nhắc đến bao gồm béo bụng và sự
đề kháng insulin, ngoài ra có những cơ chế khác ảnh hưởng gồm quá trình
viêm mạn tính, yếu tố nội tiết, yếu tố di truyền.
HCCH là một hội chứng phổ biến, tỉ lệ chung ở người trưởng thành từ
20-30% [2]. Tại Mỹ, năm 2002 tỉ lệ HCCH ở người trưởng thành là 23,7%[3],
đến năm 2011-2012 là 34,7%[4]. Tại các nước châu Á tỉ lệ này dao động từ
18-22% và có xu hướng ngày càng gia tăng [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của
Trần Văn Huy năm 2004 trên người trưởng thành tại Khánh Hòa tỉ lệ mắc
HCCH là 10,8%[6], Trần Quang Bình năm 2011 tại Hà Nam tỉ lệ mắc HCCH
là 16,3% [7].
Trong những năm gần đây do sự phát triển của kinh tế - xã hội, chế độ
vận động, thói quen ăn uống có nhiều thay đổi vì vậy các bệnh lý rối loạn
chuyển hóa ngày càng tăng lên; trong đó HCCH đang gây nhiều ảnh hưởng
không chỉ ở các nước phát triển mà ngày càng phổ biến ở các nước đang phát
triển, có các nước trong khu vực Đông Nam Á[8]. Chính vì vậy có nhiều tiêu
chuẩn chẩn đoán HCCH khác nhau được đưa ra để phù hợp với đặc điểm mỗi
chủng tộc, mỗi quốc gia; tuy nhiên tiêu chuẩn chẩn đoán của Liên đoàn đái
tháo đường thế giới IDF 2006 có nhiều điểm phù hợp với người châu Á.
Người có HCCH có nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 tăng gấp 5 lần và nguy cơ
mắc bệnh mạch vành tăng gấp 3,2 lần [9], ngoài ra còn liên quan đến nhiều
các biến chứng khác gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: hội chứng
ngừng thở khi ngủ, ung thư, bệnh gan thoái hóa mỡ không do rượu... Vì vậy


2



phát hiện sớm HCCH để có những biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời là
hết sức cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về HCCH
được tiến hành tại cộng đồng, nhưng trên đối tượng đi khám sức khỏe lại chưa
có nhiều nghiên cứu.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tỉ lệ HCCH ở người đến khám sức khỏe tại khoa Khám

2.

Bệnh Theo Yêu Cầu bệnh viện Bạch Mai.
Nhận xét một số yếu tố liên quan đến HCCH ở nhóm đối tượng
nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng chuyển hóa.
1.1.1. Lịch sử hội chứng chuyển hóa.
Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã gây ra nhiều thay đổi trong lối sống:
ít hoạt động thể lực; chế độ ăn nhiều năng lượng, giàu chất béo, đồ ăn nhanh; các
thiết bị công nghệ, internet. Những sự thay đổi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe con người, trong đó tình trạng thừa cân béo phì ngày càng gia tăng,
cùng với đó là sự phát triển của các bệnh lý không lây nhiễm, ĐTĐ và các bệnh
lý tim mạch. HCCH không phải là một khái niệm mới, nó có liên quan mật thiết
đến ĐTĐ, rối loạn lipid máu và các bệnh lý tim mạch vì vậy trong những năm

gần đây, ngày càng có nhiều các nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề xoay quanh hội
chứng này.
Cách đây 250 năm, JB Morgagni đã mô tả mối liên quan giữa béo phì thể
trung tâm, THA, tăng acid uric máu, xơ vữa mạch và hội chứng ngừng thở khi
ngủ[10].
Từ những năm 1920, Nicolae Paulescu nói về mối liên quan giữa ĐTĐ
và béo phì, người béo phì có tỷ lệ cao chuyển thành ĐTĐ và đây vừa là biểu
hiện và cũng là kết quả nằm trong cùng một bệnh lý. Năm 1927, Maranon đã
mô tả mối liên quan giữa THA và trạng thái tiền ĐTĐ cũng tương tự như béo
phì. Đến năm 1947, Vague, một bác sĩ người Pháp đã xác định béo bụng là
yếu tố kết hợp nhiều nhất với ĐTĐ và bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu độc
lập đã đã chỉ ra mối liên quan giữa ĐTĐ và THA[11].
Đến những năm 1960, lần đầu tiên một nhóm các yếu tố gồm béo phì,
ĐTĐ, THA và rối loạn lipid máu được đề cập với cái tên chung là hội chứng
“Plurimetabolical”.


4

Đến cuối những năm 80, một tập hợp gồm rối loạn glucose, insulin, béo
phì, THA và rối loạn lipid máu được gọi với cái tên “hội chứng X”. Năm
1988, Raeven G một bác sĩ nội tiết đã bước đầu đưa ra giải thích mối liên quan
giữa ĐTĐ, THA, rối loạn lipid máu và kháng insulin. Ferranini đã gọi tên hội
chứng X là hội chứng kháng insulin. Sau đó nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối
liên hệ rộng hơn của HCCH .
Năm 1988, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu về ĐTĐ của Tổ chức y tế thế giới
WHO đã đưa ra một định nghĩa về HCCH và sau 1 năm, tiêu chuẩn chẩn đoán
được đưa ra; bao gồm ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose máu kết hợp với 2
trong 4 tiêu chuẩn: THA, rối loạn lipid máu, béo phì, microalbumin niệu.
Trong 10 năm tiếp theo, hội chứng X và các thuật ngữ khác đã được sử

dụng để mô tả tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa bao gồm:
“deadly quartet” và “ hội chứng kháng insulin”. Thuật ngữ “hội chứng
chuyển hóa” chính thức được sử dụng từ năm 2001 bởi NCEP: AT III[12] và
phổ biến đến ngày nay.
Năm 2006, Liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF đưa ra định nghĩa
HCCH là một nhóm các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: ĐTĐ, tăng
glucose máu, béo bụng, tăng cholesterol và THA[1].
1.1.2. Sinh lý bệnh của HCCH.
1.1.2.1. Định nghĩa kháng insulin.
Kháng insulin là một tình trạng trong đó insulin tạo ra một đáp ứng sinh
học kém hơn bình thường.
Bình thường insulin chế tiết từ tế bào bêta đảo tụy sẽ lưu hành trong máu
đến các tế bào đích. Đầu tiên insulin liên kết với thụ thể của chúng, gây hiện
tượng tự phosphoryl hoá (autophosphorylation) tiểu đơn vị bêta của thụ thể.
Thụ thể sau khi hoạt hóa sẽ có một chuỗi tín hiệu từ insulin chuyển đến các
enzyme điều hoà, các chất vận chuyển, các gen đáp ứng, đạt tối đa tác dụng


5

chuyển hoá và trao đổi chất. Do đó, bất cứ rối loạn, bất thường nào trên chuỗi
phản ứng trên đều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Insulin là hormone đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyển hoá
carbonhydrate, với cơ chất chính là glucose. Vì thế, khi có bất thường trên tác
dụng của insulin sẽ đưa đến bệnh lý lâm sàng liên quan đến chuyển hóa glucose.
Các đặc điểm của cơ thể nhạy cảm insulin bao gồm chỉ số khối cở thể
bình thường[13], không có béo bụng[14], hoạt động thể lực trung bình. Nhìn
chung đặc điểm của kiểu hình đề kháng insulin bao gồm thừa cân, béo phì, lối
sống tĩnh tại và chế độ ăn nhiều chất béo.


Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh HCCH[15].
1.1.2.2 Sinh lý bệnh của HCCH.
Trong cơ chế bệnh sinh của HCCH các tác giả đều đồng ý với ý kiến
kháng insulin đóng vai trò trung tâm trong cơ chế sinh lý bệnh.


6

Tình trạng thừa cân, béo phì.
Sự gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trên toàn thế giới trong vài thập kỉ gần
đây có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng tỉ lệ kháng insulin và HCCH,
cũng như bệnh mạch vành và ĐTĐ típ 2. Tỉ lệ thừa cân béo phì đang tăng
nhanh trên thế giới, tại Mỹ tỷ lệ này tăng từ 34,3% vào những năm 2005-2006
và tăng lên 37,7% trong khoảng năm 2013-2014[16]. Theo nghiên cứu của
viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, ở nước ta tỉ lệ thừa cân béo phì trong độ tuổi từ
25-64 là 16,3%. Đa số những người thừa cân và béo phì đều có tình trạng
kháng insulin[17]. Đặc biệt, sự kết hợp giữa tình trạng béo phì, lối sống tĩnh
tại và chế độ ăn thừa năng lượng càng làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
Một nghiên cứu tại vùng Amazon nguy cơ mắc HCCH tăng lên 1,93 lần ở
những người thừa cân và 3,94 lần ở những người béo phì[18]. Một nghiên
cứu tại Trung Quốc của tác giả Yaling Zhao nguy cơ mắc HCCH tăng lên 5,94
lần ở những người thừa cân và ở những người béo phì là 26,8 lần [19].
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một trong những chỉ số thường được sử
dụng nhất để đánh giá thừa cân, béo phì và dự đoán các nguy cơ của ĐTĐ và
bệnh lý tim mạch. Thừa cân béo phì đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ
của ĐTĐ[20], THA[21], rối loạn lipid máu[22], tăng nguy cơ nhồi máu cơ
tim[23]. Nghiên cứu của Reeder và cộng sự tại Canada cho thấy chỉ số khối
cơ thể BMI cao đã gây ra những ảnh hưởng có hại đến các yếu tố nguy cơ tim
mạch, làm tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu và tăng kháng
insulin[24]. Nghiên cứu của Satish Kenchaiah trên 5881 người cũng cho thấy

tăng tỉ lệ suy tim ở những người có chỉ số khối cơ thể cao[25].
Béo bụng có liên quan mật thiết đến HCCH, các tác giả đều thống nhất ý
kiến béo bụng là tiêu chuẩn chính của HCCH. Béo bụng đồng nghĩa với tỉ lệ
mỡ tạng cao. Năm 1983, một nghiên cứu đánh giá tình trạng phân bố mỡ của
cơ thể được tiến hành thông qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính của
Tokunaga [26]. Theo kết quả của nghiên cứu này, sự phân bố mỡ dưới da và
mỡ trong ổ bụng là khác nhau giữa các cá thể. Các nghiên cứu sau này cũng


7

cho thấy sự tích tụ mỡ tạng cũng là yếu tố liên quan chặt chẽ đến rối loạn
glucose, lipid và THA[27]. Có nhiều yếu tố được chứng minh có liên quan
đến quá trình tích lũy mỡ tạng: sự hoạt động của testosteron ở nữ và sự suy
giảm testosteron ở nam giới, sự lão hóa, hoạt động thể lực, di truyền. Béo
bụng làm tăng dòng chảy acid béo tự do (FFA) và glycerol từ mô mỡ tạng đến
gan thông qua tĩnh mạch cửa, kháng insulin có thể làm gia tăng quá trình này.
Khi acid béo tự do đi vào trong gan chúng sẽ kích thích hình thành lipoprotein
và làm rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Kathryn trên 44702 phụ nữ đã cho
thấy, ở những người béo bụng có gia tăng đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến cố
tim mạch, kể cả trên những đối tượng có chỉ số khối cơ thể bình thường[28].
Liên quan đến rối loạn phân bố mỡ; chỉ số eo-hông cũng được quan tâm
và chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Mối liên quan giữa chỉ số eo-hông và
lượng mỡ tạng được chỉ ra trong nghiên cứu của Pouliot trên 81 nam và 70
nữ[25] và một vài nghiên cứu của các tác giả khác[29, 30]. Nghiên cứu của
Dalton trên 11247 người ≥ 25 tuổi, tại Úc cho thấy chỉ số eo-hông cao có
nguy cơ mắc ĐTĐ, THA và rối loạn mỡ máu cao hơn tăng chỉ số BMI và số
đo vòng eo[31].
Mô mỡ cũng là một mô nội tiết[32], chúng tiết ra một nhóm chất được
gọi chung là adipocytokines (hay adipokine) trong đó có các cytokin và

protein liên quan đến cytokin (leptin, yếu tố hoại tử u (TNFα), interleukin-6
(IL-6)), protein liên quan đến miễn dịch (MCP-1), chất ức chế hoạt hóa
plasminogen 1 (PAI1), liên quan đến chuyển hóa lipid (lipoprotein lipase,
aplipoprotein E), resistin, visfatin[32]...Người ta cũng tìm thấy các ảnh hưởng
của adipokine lên nhiều thụ thể của hệ nội tiết trong đó có thụ thể của insulin,
GH, TSH, glucagon, GLP-1, angiotesin II, androgen, progesteron, estrogen.
Mối liên quan giữa các adipokine, trong đó có leptin, adiponectin, resistin đã
được chứng minh có vai trò quan trọng liên quan đến chuyển hóa glucose,
ĐTĐ típ 2 và HCCH[33].


8

Kháng insulin ở mô mỡ
Kháng insulin ở mô mỡ là yếu tố quan trọng trong sinh lý bệnh của HCCH.
Khi khối lượng mô mỡ lớn hơn thường dẫn đến tăng lượng acid béo tự do(FFAs)
[34]. Trong quá trình hình thành kháng insulin và tăng triglyceride máu, quá
trình huy động acid béo tự do (lipolysis) từ mô mỡ được thúc đẩy. Bình
thường, insulin ức chế quá trình phân giải mô mỡ, trong kháng insulin không
thể ức chế quá trình này, kết quả acid béo tự do được giải phóng vào huyết
tương. Có nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình này thông qua trung gian lipase
nhạy cảm hormone(HSL). Trong những người béo phì, kháng insulin và tăng
insulin máu có liên quan mật thiết đến giảm hoạt tính HSL, mRNA, HSL và
protein sản phẩm. Cũng có bằng chứng ủng hộ cho kháng insulin và ĐTĐ típ 2
có liên quan đến gen HSL. Không chỉ kháng insulin gây ra tăng acid béo tự do
mà tăng acid béo tự do cũng có vẻ như gây ra kháng insulin.
Một yếu tố khác trong sinh lý bệnh của HCCH là thông qua việc phóng
thích các cytokine gây viêm. Nguồn gốc các cytokin này trong mô mỡ còn
nhiều tranh cãi. Từ nghiên cứu của Ferrante và các đồng nghiệp chứng tỏ khi
có rối loạn phân bố mỡ, mô mỡ sản xuất ra nhiều cytokine hơn[35]. Các

cytokine này có thể làm thay đổi hoạt tính của insulin tại chỗ.
Kháng insulin ở gan.
Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Tăng nồng
độ acid béo tự do làm giảm hoạt tính insulin ở gan. Điều này đã làm tăng tân
tạo glucose ở gan, tăng tổng hợp các cytokine tiền viêm và những thay đổi
trong quá trình chuyển hóa lipoprotein. Trong gan nồng độ acid béo tự do
tăng lên phải được oxy hóa hoặc dự trữ. Dưới điều kiện sinh lý bình thường,
insulin làm tăng biểu hiện của một số gen quy định các enzyme đóng vai trò
trung tâm trong quá trình sinh tổng hợp triglycerid và giảm sản xuất VLDL,
triglycerid và apolipoprotein (apo) B. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rối
loạn lipid máu liên quan đến kháng insulin là hậu quả trực tiếp của việc tăng


9

VLDL ở gan[36]. Ngoài việc tăng quá nhiều VLDL ở gan, sự thay đổi
lipoprotein lipase (LPL) cũng kết hợp với HCCH. Nhiều nghiên cứu mối liên
kết gen quy định lipoprotein lipase với HCCH đã được công bố.
Tăng triglyceride máu thường liên qua chặt chẽ với việc giảm nồng độ
HDL-C huyết thanh. Điều này liên quan đến việc chuyển cholesteryl ester từ
lõi lipoprotein giàu acid béo trung tính sang HDL-C huyết thanh một quá
trình xúc tác bởi cholesteryl ester transfer protein(CETP).
Mô mỡ ở gan không chỉ liên quan đến kháng insulin mà còn liên quan
đến HCCH. Điều này bao gồm việc lắng đọng các acid béo trong gan tiến
triển tổn thương gan trong bệnh gan thoái hóa mỡ không do rượu. Các
nghiên cứu gần đây nhấn mạnh vai trò của kháng insulin, stress oxy hóa,
peroxidation, và các cytokine trong tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không
do rượu.
Kháng insulin ở cơ.
Ở cơ, tăng acid béo tự do làm gián đoạn chu trình glucose – acid béo. Sự

thiếu hụt tác dụng của insulin ở cơ thông qua sự gia tăng acid béo tự do trong
huyết thanh ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển glucose vào tế bào qua
insulin. Cũng có nhiều giả thiết cho rằng kháng insulin có liên quan đến tăng
triglycerid trong cơ. Tuy nhiên khi cải thiện kháng insulin thông qua việc tập
thể dục và giảm cân thì hàm lượng triglycerid trong cơ giảm ít.
Tăng huyết áp và kháng insulin
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và kháng insulin đã được xác định và
có liên quan đến nhiều cơ chế bệnh sinh. Thứ nhất là insulin làm giãn mạch
khi dùng đường tĩnh mạch và có tác dụng lên sự tái hấp thu natri tại thận.
Trong kháng insulin, hiệu quả giãn mạch của insulin bị mất đi nhưng tác động
lên giữ natri vẫn còn.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các ý kiến đều đồng ý
rằng các tiêu chuẩn chính của HCCH bao gồm béo bụng, tình trạng kháng


10

insulin và rối loạn gucose máu lúc đói (IGT) hoặc ĐTĐ típ 2. Ngoài ra 2
trong số các yếu tố sau đây cũng có thể có bao gồm: rối loạn lipid máu (giảm
nồng độ HDL-C huyết thanh và tăng triglycerid huyết thanh), THA, protein
niệu (Bảng 1,1).
Bảng 1.1: Một số tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH.

WHO
1998
[37]

EGIR
1999

[38]
NCEP:
ATPIII
2001
[39]
AACE
2003
[40]
IDF
2006
[41]

Nồng độ insulin máu cao, ĐTĐ típ 2, IFG hoặc IGT và 2/4 tiêu
chuẩn sau:
- Béo bụng hoặc tỉ số eo-hông > 0,9 với nam hoặc 0,85 với nữ hoặc
BMI ≥ 30 kg/m2.
- Triglycerid > 1,7 mmol/l hoặc HDL-C < 0,9 mmol/l với nam và
1,0 mmol/l với nữ.
- HA>140/90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp.
- Microalbumin niệu.
Insulin máu lúc đói tăng > 25% và 2/4tiêu chuẩn sau:
- Béo bụng (vòng eo > 94 cm với nam, > 80 cm với nữ)
- Triglycerid ≥ 2,0 mmol/L hoặc HDL-C < 1,0 mmol/l hoặc đang điều
trị thuốc hạ lipid máu.
- HA ≥140/90 mmHg hoặc đang dung thuốc hạ huyết áp
- Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l.
≥ 3 tiêu chuẩn sau:
- Béo bụng(vòng eo > 102 cm với nam, > 88 cm với nữ).
- Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l.
- HDL-C < 1,03 mmol/l với nam, < 1,3 mmo/l với nữ.

- Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l
Rối loạn glucose máu đói và 2/3 tiêu chuẩn sau:
- Triglycerid ≥1,7 mmol/l
- HDL-C < 1,03 mmol/l nam , <1,3 mmol/l với nữ.
- HA ≥130/85 mmHg
Béo bụng và 2/4 tiêu chuẩn sau:
- Triglycerid ≥1,7 mmol/l.
- HDL-C <1,03 mmol/l với nam hoặc < 1,3 mmo/l với nữ hoặc đang
điều trị thuốc hạ lipid máu.
- HA ≥130/85 mm Hg hoặc đang điều trị thuốc hạ HA.
- Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l hoặc đang điều trị thuốc ĐTĐ

*IGF: Rối loạn đường máu lúc đói, IGT: Rối loạn dung nạp glucose máu,
HA: huyết áp, WC: vòng bụng.


11

Bảng 1.2: Trị số vòng bụng đánh giá béo phì kiểu trung tâm theo chủng
tộc (IDF)
Dân tộc
Châu Âu

Nam Á, Việt Nam

Trung Quốc

Giới

Vòng bụng


Nam

≥ 94cm

Nữ

≥ 80cm

Nam

≥ 90cm

Nữ

≥ 80cm

Nam

≥ 90cm

Nữ

≥ 80cm

1.1.4. Tỉ lệ HCCH ở một số nhóm đối tượng.
1.1.4.1 Tỉ lệ HCCH theo tuổi.
Trong đa số các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ HCCH tăng theo tuổi. Tỷ
lệ hiện mắc năm 2002 ở bệnh nhân trưởng thành người Mỹ là 23,7% trong đó
6,7 % ở nhóm tuổi 20-29 và 43,5% ở nhóm tuổi 60-69, 42% ở sau 70 tuổi[3].

Một nghiên cứu của Nord-Trondelag Health 1995-1997 đã cho kết quả : nam
giới trong độ tuổi 20-29 tỷ lệ mắc HCCH là 11,0%, trong độ 80-89 tỷ lệ mắc
là 47,2%; với nữ giới tương ứng với hai nhóm tuổi trên là 9,2% và 64,4%.
Tại châu Á, nghiên cứu của Yaling Zhao tỉ lệ mắc HCCH với nhóm tuổi tương
ứng là 25-30: 4,2%, 45-50:17,8%, 55-60:20,5%[19]. Nghiên cứu của Trần
Quang Bình tại cộng đồng Hà Nam năm 2011 với tỷ lệ HCCH theo nhóm tuổi
lần lượt là: 40-44: 7,9%, 55-59: 26,9%[42].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc HCCH tăng theo tuổi: thay
đổi nội tiết tố ở cả nam và nữ theo lứa tuổi, rối loạn phân bố mỡ ở người cao
tuổi, giảm hoạt đông thể lực do tuổi và các bệnh lý kèm theo.


12

Hình 1.2. Tỷ lệ HCCH theo nhóm tuổi ở một số quốc gia[43]
1.1.4.2. Giới
Theo lí thuyết, trước tuổi tiền mãn kinh tỉ lệ béo bụng gặp ở nam nhiều
hơn nữ. Khác biệt này có liên quan đến sự khác nhau về nội tiết giữa nam và
nữ làm ảnh hưởng đến phân bố mỡ trong cơ thể và tăng cân. Khi so sánh
lượng mỡ của cơ thể và phân bố mỡ của cơ thể, trước giai đoạn tiền mãn kinh
nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mỡ tạng ở nữ giới thấp hơn nam giới [44],
điều này có thể do ảnh hưởng có lợi từ estrogen lên phân bố mỡ. Tuy nhiên từ
tuổi tiền mãn kinh tỉ lệ mỡ bụng và tăng cân ở nữ giới lại tăng nhanh chóng,
khi nghiên cứu kích thước tế bào mô mỡ trên nam và nữ các nghiên cứu cho
thấy kích thước tế bào mô mỡ ở nam không thay đổi đáng kể theo tuổi thì ở
nữ giới lại cho thấy có sự tăng nhanh kích thước tế bào mô mỡ từ giai đoạn
này [45].


13


Hình 1.3. Thay đổi kích thước tế bào mô mỡ ở nam và nữ theo tuổi[45].
Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ
không có sự khác biệt lớn; một nghiên cứu được tiến hành năm 2017 tại Hoa
Kỳ cho thấy tỉ lệ mắc bệnh của nam cao hơn không đáng kể so với nữ (24%
và 23,4%) [46]. Một phân tích khác được tiến hành tại Hoa Kỳ, năm 2005
trên 3601 người tham gia từ 20 tuổi, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên định nghĩa
của IDF, tỷ lệ mắc HCCH chung là 39,0±1,1%, trong đó tỷ lệ nam giới là
39,9±1,1 %, nữ giới là 38,1±1,2%[47]. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu ở
châu Á đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn so với nam giới. Theo
nghiên cứu của tác giả Yhaling Zhao tại Trung Quốc tỉ lệ mắc bệnh ở nam so
nữ là 12,8% so với 17,1% [19], cũng theo một nghiên cứu tại Trung Quốc của
Lao XQ tỉ lệ mắc bệnh của nam so với nữ là 16,3% so với 30,9%[48]. Hầu hết
các nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á cũng cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu tại Phlippin năm 2009, trên nhóm người từ 20-50 tuổi, theo tiêu
chuẩn IDF, tỷ lệ mắc HCCH là 19,7% trong đó tỉ lệ nam là 16,1% so với 22%
nữ[49]. Theo nghiên cứu của Tần Văn Huy tại Khánh Hòa tỉ lệ mắc bệnh của
nam so với nữ là 8,0% với 11,7%[50], một nghiên cứu khác tại Hà Nội, trên
312 người, tỉ lệ nam chiếm 46,8%, nữ chiếm 53,2%[51]. Mặc dù có sự khác
biệt giữa tỷ lệ HCCH ở phụ nữ và nam giới ở từng quốc gia, sự khác biệt này
có thể do việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau trong nghiên cứu , chủng tộc,
văn hóa và tôn giáo.


14

1.1.4.3. Chủng tộc/ dân tộc
Đa số các nghiên cứu đều cho kết quả, lệ mắc HCCH của người châu Á
thấp hơn so với người da trắng. Tỷ lệ hiện mắc năm 2002 ở người trưởng
thành người Mỹ là 23,7% [3] Theo một phân tích năm 2005, tỷ lệ hiện mắc

của Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan dao động từ 10-15%; tuy nhiên ở miền
Nam Trung Quốc tỷ lệ này thấp hơn(5%). Trong khi đó tỉ lệ hiện mắc của
người Ấn Độ cao hơn hẳn so với các nước châu Á khác gần bằng tỉ lệ hiện
mắc của người Mỹ [5].
Tuy nhiên một vài nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ HCCH ở người châu Á
cao hơn so với người da trắng khi so sánh cùng khu vực địa lí. Năm 2010 một
nghiên cứu được tiến hành trên 43507 người đã cho kết quả: tỷ lệ HCCH của
phụ nữ da trắng là 12%, trong khi đó ở người Mỹ gốc châu Á là 30%, tương tự
đối với nam giới là 22% và 43 %[52].

Hình 1.4: Tỷ lệ hiện mắc HCCH ở một số quốc gia[5].


15

1.1.4.4. Trình độ học vấn.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu dịch tễ học toàn cầu đánh giá tác động của
kinh tế xã hội và trình độ học vấn với HCCH, nhưng có sự khác nhau kết quả
giữa các nghiên cứu.
Nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy có sự liên quan nghịch giữa trình độ
học vấn và tỷ lệ HCCH[53], kết quả tương tự được nhận thấy ở phụ nữ và
nam giới Phần Lan[54]. Trong khi đó một nghiên cứu ở Anh lại thấy rằng tỉ lệ
HCCH tăng gấp 2-3 lần ở người có trình độ học vấn thấp[55]. Ở Hàn Quốc,
mối liên hệ này chỉ rõ ở phụ nữ. Tỷ lệ HCCH cao hơn ở nhóm phụ nữ có kinh
tế và trình độ học vấn cao hơn[56]. Sự khác biệt này do nhiều ảnh hưởng của
quan điểm sống, tôn giáo, điều kiện ở các quốc gia khác nhau.
1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến HCCH.
1.1.5.1. Thói quen ăn mặn và HCCH.
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến HCCH, nhiều nghiên cứu
được tiến hành cho thấy chế độ ăn nhiều năng lượng đặc biệt là chất béo và

thói quen ăn mặn có ảnh hưởng đến HCCH. Nghiên cứu của chúng tôi tập
trung vào thói quen ăn mặn lên HCCH là thói quen xuất hiện nhiều ở các
nước châu Á trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Kim
Thanh tiến hành trên người cao tuổi tại cộng đồng cho thấy ăn mặn làm tăng
nguy cơ mắc HCCH (OR=1,7). Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên
quan giữa ăn mặn và THA, các nghiên cứu can thiệp giảm lượng muối ăn
cũng có hiệu quả trong việc giảm huyết áp và các nguy cơ tim mạch. Nghiên
cứu DASH tiến hành trên 412 người cho thấy giảm mức natri xuống dưới 50
mmol/ngày làm giảm huyết áp tâm thu 11,5 mmHg ở những người đã được
chẩn đoán tăng huyết áp và 7,1 mmHg ở những người không bi tăng huyết áp.
Nghiên cứu của Hoffmann năm 2009 cũng cho thấy ăn mặn làm tăng huyết áp
và tăng cân, tuy nhiên không làm thay đổi glucose máu và lipid máu[57]. Như
vậy, ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc HCCH thông qua cơ chế tăng huyết áp.


16

1.1.5.2. Tình trạng sử dụng rượu bia và HCCH.
Mối liên quan giữa sử dụng rượu và HCCH rất phức tạp:
Liên quan giữa sử dụng rượu và chỉ số khối cơ thể, một nghiên cứu tại
Nhật Bản trên 2227 người tham gia nghiên cứu không thấy có sự liên quan
giữa lượng rượu sử dụng và chỉ số khối cơ thể cũng như chỉ số eo-hông[58].
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu sâu hơn đã cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá cao ở
những người uống rượu và hút thuốc lá làm giảm cân nặng, vì vậy đã gây ra
nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu[59]. Nghiên cứu giữa những người
uống > 2 đơn vị rượu/ngày và những người uống ≤ 2 đơn vị rượu/ngày đã cho
thấy những người uống ≤ 2 đơn vị rượu/ngày không gây tăng cân và số đo
vòng bụng, tuy nhiên những người uống > 2 đơn vị rượu/ngày lại tăng cân
đáng kể [60].
Một vài nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu làm tăng nồng độ HDL-C

huyết thanh, tăng độ nhạy insulin tuy nhiên lại làm tăng huyết áp và
triglycerid huyết thanh [61-63]. Một phân tích gộp trên 42 nghiên cứu đã cho
thấy uống rượu với lượng vừa phải làm giảm nguy cơ mắc HCCH và các yếu
tố nguy cơ tim mạch [63].
Liên quan đến nồng độ triglycerid huyết thanh, đa số các nghiên cứu đều
cho thấy sử dụng rượu làm tăng triglycerid. Theo một phân tích gộp khi sử
dụng mỗi gam rượu làm tăng triglycerid 0,19 mmol/dl [63]. Theo một nghiên
cứu tại Thượng Hải trên 448 đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy khi
lượng rượu sử dụng tăng dần làm tăng huyết áp, triglycerid huyết thanh,
HDL-C huyết thanh, glucose máu đói; tuy nhiên LDL-C huyết thanh, số đo
vòng bụng và tỉ lệ mắc HCCH có xu hường giảm dần [64].
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng rượu và huyết áp, một phân tích gộp
trên 824 bài viết đã cho thấy sử dụng rượu làm tăng HATT 2,7 mmHg và
HATTr 1,4 mmHg [65]. Cũng theo một phân tích gộp khác trên 2234 người,


17

khi giảm lượng rượu đang sử dụng có thể giảm HATT 3,31 mmHg, HATTr
2,04 mmHg[66].
Nghiên cứu năm 2014 của tác giả Slagter vá cộng sự trên Plos One Staff
(2014) trên 64046 người đã cho thấy sử dụng rượu < 1 đơn vị/ngày làm giảm
nhẹ nồng độ triglycerid, tiêu thụ 2 đơn vị rượu/ngày cho số đo vòng eo nhỏ
hơn, tiêu thụ > 2 đơn vị rượu/ngày làm tăng huyết áp. Nếu đồng thời sử dụng
rượu và hút thuốc lá làm tăng nồng độ triglycerid máu đáng kể [67].
1.1.5.3. Hút thuốc lá và HCCH.
Tình trạng hút thuốc lá ở nước ta, theo nghiên cứu của Phạm Xuân Đại,
tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới nước ta là 37,5%. Hút thuốc lá đã được chứng
minh làm tăng nguy cơ tim mạch trong nhiều nghiên cứu. Ba thành phần quan
trọng trong khói thuốc lá được nhắc đến là nicotin, carbonmonoxide và các

gốc tự do. Nicotin là một chất cường giao cảm làm tăng giải phóng
cathecholamin trong máu gây nhịp tim nhanh, tăng huyết áp. Carbonmonoxid
tăng trong máu 5-10% ở những người hút thuốc, khi gắn với hemoglobin làm
giảm lượng oxy trong máu, giảm oxy cho các mô trong đó có cơ tim và giảm
thời gian hoạt động thể lực của những người này. Các gốc tự do làm giảm
nồng độ của các chất chống oxy hóa và bảo vệ nội mạch, điển hình là nồng độ
HDL-C huyết thanh, như vậy làm tăng xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ
bệnh tim mạch. Nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc lá và bệnh mạch vành
cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành dù hút ít hay nhiều,
hút thuốc làm giảm chức năng vận mạch, gây xơ vữa mạch, tăng huyết áp và
hình thành huyết khối[68].
Nghiên cứu năm 2014 của một nhóm tác giả Slagter và cộng sự trên Plos
One Staff (2014) với 64046 nồng độ HDL-C huyết thanh ở người hút thuốc
lá thấp hơn so với người không hút thuốc lá[67]. Nghiên cứu của Trần Quang
Bình cũng cho thấy những người hút thuôc lá có nguy cơ mắc HCCH thấp


18

hơn 1.4 lần so với không hút. Theo một nghiên cứu tại nông thôn Trung Quốc
cho thấy nguy cơ mắc HCCH của những người hút thuốc lá không thay đổi
đáng kể (OR: 0,87-1,1)[69]. Nghiên cứu của Sang Woo được tiến hành tại
Hàn Quốc, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HCCH đồng thời cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến tất cả các thành tố của HCCH, nguy cơ mắc HCCH tăng
từ 1,07-1,77 lần phụ thuộc vào số lượng thuốc lá được sử dụng hằng ngày của
đối tượng[70].
1.1.5.4. Liên quan đến địa dư và HCCH.
Nông thôn và thành thị là 2 khu vực có điều kiện kiện kinh tế xã hội
khác nhau, ở nông thôn sản xuất vẫn dựa vào nông nghiệp, thời gian hoạt
động thể lực nhiều hơn và chế độ ăn nhiều rau xanh ít chất béo. Một nghiên

cứu tại Trung Quốc, người thành phố có nguy có mắc bệnh tăng 1,51 lần [71].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất làm giảm sức lao động chân tay và sự phát triển của đô thị hóa đã
dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
1.1.5.5. Cường độ, thời gian hoạt động thể lực và HCCH.
Hoạt động thể lực có ảnh hưởng không nhỏ đến HCCH, phụ thuộc vào
cả cường độ và thời gian hoạt động thể lực[72]. Một phân tích gộp trên 21
nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động thể lực lên ĐTĐ típ 2 đã cho thấy các
bài tập làm giảm kháng insulin, giảm cân và giảm chỉ số HbA1c [73].
Ảnh hưởng của hoạt động thể lực và giảm cân, nghiên cứu của tác giả
Robert Ross cho thấy tập thể dục làm giảm cân nặng và vòng bụng kể cả khi
không có chế độ ăn kiêng, còn trên những đối tượng không giảm cân cũng
làm giảm số đo vòng bụng[74].
Ảnh hưởng của hoạt động thể lực và kháng insulin, các nghiên cứu với
thời gian theo dõi dưới 12 tuần không thấy sự thay đổi đáng kể nồng độ
glucose máu đói, insulin máu và chỉ số HbA1c[75, 76]. Một phân tích lại cho
thấy khi theo dõi trên 12 tuần, các chỉ số glucose máu đói, HbA1c có giảm,


19

điều này cho thấy có sự giảm kháng insulin ở những đối tượng này tuy nhiên
kết quả này được cho là do tác dụng của giảm cân[73].
Ảnh hưởng của hoạt động thể lực và lipid máu, nghiên cứu của tác giả
Durstine và cộng sự cho thấy luyện tập thể dục không làm thay đổi nồng độ
lipid máu, nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với chế độ ăn ít chất béo tạo ra tác
dụng giảm cân và giảm lượng mỡ cơ thể[77]. Nghiên cứu của tác giả
Stensvold tại Na Uy cũng cho thấy các bài tập thể dục trong 12 tuần không
làm thay đổi nồng độ triglycerid và HDL-C huyết thanh[75] .
Tuy nhiên, khi so sánh giữa ảnh hưởng của cường độ và thời gian hoạt

động thể lực đến HCCH còn có nhiều ý kiến khác nhau[72, 78]. Nghiên cứu
của Ronald và cộng sự được thực hiện để đánh giá tác động của các bài tâp
hiếu khí (aerobic - thời gian hoạt động thể lực) và các bài tập yếm khí
(anaerobic - cường độ hoạt động thể lực) lên HCCH kết quả cho thấy hiệu quả
hơn khi kết hợp cả 2 bài tập có hiệu quả làm giảm cân nặng, vòng eo, giảm rối
loạn lipid máu, chỉ số HbA1c; nhưng khi so sánh độc lập giữa 2 bài tập,
nghiên cứu cho thấy các bài tập hiếu khí có vẻ cho hiệu quả cao hơn[79].
Có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng của hoạt động thể lực lên HCCH
liên quan đến mức năng lượng tiêu hao, vì vậy nhiều nghiên cứu được tiến
hành để đánh giá mức năng lượng tiêu hao và các rối loạn chuyển hóa. Một
đơn vị đã được đặt ra để đo lường mức tiêu hao năng lượng là MET-phút, mỗi
MET-phút tương đương với 1 phút chuyển hóa cơ bản. Như vậy, với khuyến
cáo 150 phút mỗi tuần hoạt động thể lực với mức tiêu hao năng lượng được
đề xuất bằng 4 MET-phút là 600 MET-phút mỗi tuần. Câu hỏi đặt ra là nếu
tăng mức tiêu hao năng lượng lên thì nguy cơ tim mạch có tiếp tục giảm
xuống không. Kết quả của một phân tích gộp năm 2016 trên 135 nghiên cứu
khác nhau đã cho thấy khi tăng mức tiêu hao năng lượng lên từ 600 lên 4000
MET-phút/tuần và 8000 MET-phút/tuần thì nguy cơ tim mạch tiếp tục giảm,
còn khi tăng từ trên 8000 MET-phút/tuần thì nguy cơ tim mạch giảm


20

chậm[80]. Kết quả cũng tương tự nghiên cứu của trên 132 người cho thấy, với
các mức năng lượng tiêu hao 600-3999, 4000-7999 và ≥ 8000 MET-phút thì
nguy cơ mắc ĐTĐ thấp hơn 0,92, 0,83 và 0,76 lần; nguy cơ tim mạch cũng
thấp hơn 0,86, 0,76 và 0,67 lần so với những người có mức tiêu hao năng
lượng < 600 MET-phút/tuần. Như vậy với mức 4000 MET-phút mỗi tuần sẽ
tương đương với 150 -180 phút hoạt động thể lực mức độ vừa và nhẹ[80].
1.1.5.6. Hoạt động giải trí ngoài giờ làm việc và HCCH.

Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi các hoạt động giải trí ngoài
giờ làm việc của con người, xem các chương trình truyền hình và sử dụng
internet ngoài giờ làm việc ngày càng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Điều
này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thể lực và các yếu tố khác.
Nghiên cứu được tiến hành năm 2005 tại Hàn Quốc cho thấy, tăng thời gian
xem tivi hằng ngày làm tăng tỉ lệ mắc HCCH và tăng nguy cơ mắc HCCH
2,23 lần[81]. Nghiên cứu của tác giả Rebekah Steele trên 2560 người trưởng
thành tại Úc cho thấy những người có thời gian xem tivi và sử dụng internet
từ 2,5-5 giờ/ngày làm tăng nguy cơ thừa cân lên 1,3 lần, béo phì 1,45 lần và >
5 giờ/ngày làm tăng nguy cơ thừa cân 1,46 lần, béo phì 2,55 lần[82]. Giảm
thời gian hoạt động thể lực và tăng nguy cơ thừa cân béo phì là nguyên nhân
gây ra những rối loạn của HCCH.
1.2. Ảnh hưởng của hcch lên một số bệnh lý.
1.2.1. Bệnh lý tim mạch.
HCCH có liên quan chặt chẽ với các bệnh lý tim mạch. Trong đó, bệnh
lý phổ biến và được nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến HCCH là bệnh mạch
vành và nhồi máu cơ tim.
Phần lớn các nghiên cứu đã cho thấy có sự gia tăng bệnh mạch vành và
các bệnh lý tim mạch khác ở người có HCCH. Một phân tích gộp của
Gamietal bao gồm 36 nghiên cứu khác nhau đã cho thấy tỉ lệ bệnh mạch vành


21

và tử vong ở người có HCCH là 1,78%[83]. Trên thực tế, người có HCCH có
nguy cơ cao bị mắc bệnh mạch vành sớm hơn những người khác. Năm
2009,một phân tích gộp trên 87 nghiên cứu, bao gồm 951083 người, kết quả
nguy cơ tương đối với bệnh mạch vành là 2,35, tử vong do bệnh tim mạch là
2,4, nhồi máu cơ tim là 1,99 và đột quỵ là 2,27[84]. Một nghiên cứu được tiến
hành tại Phần Lan trên những người không có bệnh mạch vành trước đó trong

11 năm đã cho thấy người có HCCH có tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao
gấp 3-4 lần, tử vong do bệnh mạch vành cao gấp 2,6-3 lần và cao gấp 2 lần so
với các nguyên nhân khác [85]. Các nghiên cứu cũng cho thấy càng có nhiều
thành tố của HCCH thì nguy cơ bệnh lý tim mạch càng tăng[86, 87].
Phần lớn các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có HCCH có nhiều bệnh lý
tim mạch và nguy cơ phát triển thành bệnh lý tim mạch cao hơn. Một phân
tích gộp cho thấy nguy cơ tim mạch vẫn tăng ở các bệnh nhân có HCCH sau
khi đã kiểm soát các yếu tố nguy cơ thành phần[83].
Khả năng dự đoán nguy cơ tim mạch có thể khác nhau tùy thuộc vào từng
nghiên cứu, tùy thuộc vào tiêu chuẩn của HCCH tuy nhiên đa số các nghiên cứu
đều cho thấy nguy cơ tim mạch tăng khoảng 2 lần ở bệnh nhân có HCCH.
1.2.2. Đái tháo đường típ 2.
ĐTĐ là bệnh phức tạp được gây ra bởi yếu tố môi trường và di truyền.
Hiện nay đái tháo đường típ 2 đang gia tăng một cách nhanh chóng trên
toàn thế giới kéo theo những hậu quả về sức khỏe, kinh tế và xã hội. Bệnh tăng
nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển cao do nhiều yếu tố trong đó có
nguyên nhân do sử dụng đồ ăn nhanh giàu năng lượng và lối sống tĩnh tại. Ở
Việt Nam tỉ lệ ĐTĐ cũng tăng theo xu hướng chung của thế giới.
Mặc dù kháng insulin là điểm nổi bật trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
típ 2 nhưng khiếm khuyết trong tiết insulin cũng là cơ chế sinh lý chính của
ĐTĐ típ 2. Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đều có kháng insulin và HCCH trước


22

khi xuất hiện bệnh. Kháng insulin, béo phì, rối loạn lipid máu tiến triển đến
ĐTĐ típ 2 ở 75-85% bệnh nhân[88].
Tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2 rất cao trên bệnh nhân có HCCH, nhiều nghiên cứu
được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng HCCH đến ĐTĐ típ 2 và thời gian
khởi phát của bệnh. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2

cao gấp 5 lần ở người có HCCH[89, 90]. Nếu có sự xuất hiện đồng thời của
HCCH và hội chứng kháng insulin thì nguy cơ này tăng lên 6-7 lần[91]. Theo
nghiên cứu của Hoorn cho thấy với những người không có HCCH 33% có rối
loạn đường huyết lúc đói, trong khi đó với những người có HCCH tỉ lệ này là
64% và nó phát triển thành đái tháo đường típ 2 trong 5,8-6,5 năm[92]. Theo
Hanson tăng insulin máu là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong tiến triển của
ĐTĐ típ 2.
1.2.3. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm một loạt tổn
thương từ gan thoái hóa mỡ đến xơ gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
được chẩn đoán bằng tăng men gan và hoặc hình ảnh gan nhiễm mỡ dựa trên
chẩn đoán hình ảnh mà không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý. Tỷ lệ bệnh gan
nhiễm mỡ không do rượu từ 3 -36% tùy thuộc vào từng nghiên cứu[93, 94].
Có tới 95% người béo phì và 70% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh
gan nhiễm mỡ không do rượu ở các mức độ khác nhau[93]. Bệnh gan thoái
hóa mỡ không do rượu có liên quan chặt chẽ với HCCH, tỉ lệ mắc bệnh tăng
lên 4 lần ở nam giới và 11 lần ở phụ nữ có HCCH[95].
Lắng đọng chất béo ở gan đã được chứng minh là do tăng các dòng acid
béo tự do vào gan, là kết quả của phân giải lipid mà liên quan trực tiếp đến
béo phì, kháng insulin và tăng enzyme lipase ở gan[96]. Mặc dù kháng insulin
dẫn đến sự tích tụ chất béo trong gan, nhưng ngược lại sự tích tụ chất béo
trong gan cũng dẫn đến kháng insulin ở gan[97]. Bệnh gan nhiễm mỡ không


23

do rượu có thể là kết quả của kháng insulin cũng có thể là nguyên nhân kháng
inulin, nó cũng có thể là trung tâm sinh lý bệnh của HCCH.
1.2.4. Hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (OSA) là hậu quả của béo phì và tăng chỉ

số khối cơ thể BMI. Ngoài ra cũng có mối liên quan giữa kháng insulin và hội
chứng ngừng thở khi ngủ. Những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ có
nhiều biểu hiện của HCCH hơn[98]. Nhiều tác giả đã đề xuất đưa hội chứng
ngừng thở khi ngủ vào tiêu chuẩn chẩn đoán của HCCH[99].
1.2.5. Suy giảm chức năng tình dục.
Có một mối liên quan giữ HCCH và rối loạn cương dương ở nam.
Những bệnh nhân nam giới có HCCH cũng có tỉ lệ rối loạn cương dương cao
hơn[100, 101]. Ngoài ra cac biểu hiện của HCCH cũng đáp ứng khi điều trị
thay thế testosterone.
1.2.6. Rối loạn phân bố mỡ.
Rối loạn phân bố mỡ là những thay đổi do di truyền hoặc mắc phải, đặc
trưng bởi thay đổi có chọn lọc các kho dự trữ mỡ của cơ thể. Sinh bệnh học
của rối loạn phân bố mỡ phức tạp. Ở những bệnh nhân này thường có hội
chứng kháng insulin nặng và các biểu hiện của HCCH .
1.2.7. Bệnh lý vi mạch
Mặc dù HCCH có liên quan chặt chẽ với bệnh lý tim mạch, tuy nhiên
HCCH có liên quan đến biến chứng vi mạch vẫn còn nhiều ý kiến. Khoảng 810% bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose máu hoặc rối loạn đường máu
lúc đói nhưng không có đái tháo đường, trong khi đó hầu hết bệnh nhân có
HCCH lại có tổn thương võng mạc[102]. Cũng có mối liên quan giữa HCCH
và bệnh thận mạn và tăng nguy có phát triển microalbumin niệu[103].

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


24

2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện trên 279 người đến khám sức khỏe tại khoa
Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2017 đến 6/2018.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
Các bệnh nhân được chọn theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
dưới đây:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
1. Tuổi ≥ 18 tuổi và ≤60.
2. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
1. Những người đang bị mắc các bệnh cấp tính hoặc ác tính (nhiễm trùng
cấp tính, chấn thương, ung thư).
2. Đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến các thành tố của HCCH:
glucocorticoid, thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm.
3. Bệnh gan, thận nặng và các bệnh lý ảnh hưởng đến các thành tố của
HCCH: bệnh cushing, suy giáp, cường giáp...
4. Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Trong đó:
 n là số đối tượng cần nghiên cứu.
 p là tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn IDF 2006, chúng tôi nhận thấy nghiên
cứu của Trần Quang Bình trên người trưởng thành tại các tỉnh vùng
Đồng Bằng Sông Hồng năm 2011 cho tỉ lệ mắc HCCH 16,3%[7]. Vì
vậy chúng tôi lấy p=0,163.
 Δ là sai số chuẩn được lựa chọn là 5%


25

 α là mức ý nghĩa thống kê, được lựa chọn là 0.05 với độ tin cậy là 95%

Như vậy cỡ mẫu ước tính tối thiểu là: 220 người.
2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Hỏi bệnh.
Tất cả các bệnh nhân đến khám sức khỏe tại khoa Khám Bệnh Theo
Yêu Cầu bệnh viện Bạch Mai, đồng ý tham gia nghiên cứu được hỏi các
thông tin hành chính : tên, tuổi, địa chỉ ; tiền sử : bệnh tật và các thuốc đang
điều trị ; thói quen sống : thói quen ăn mặn, hút thuốc, sử dụng rượu, hoạt
động thể lực, thời gian xem tivi và lướt web ngoài thời gian làm việc.
 Hỏi tiền sử bệnh lý: Bệnh lý đã mắc và các thuốc đang sử dụng (ĐTĐ,
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu).
 Tuổi: Tính tuổi theo ngày tháng năm sinh (Tuổi = năm nghiên cứu –
năm sinh).
o Dựa vào tuổi của đối tượng nghiên cứu chúng tôi chia thành 4
nhóm : 20-29 tuổi, 30-39 tuổi, 40-49 tuổi, 50-60 tuổi.
 Giới: Nam/ nữ.
 Nghề nghiệp:
Làm ruộng

Nghề nghiệp

Công nhân, xây dựng
Lao động tự do
Văn phòng
Giáo viên
Nội trợ tại nhà
Hưu trí
Khác

 Dựa vào cường độ hoạt động thể lực nghề nghiệp được chia thành 4 nhóm:
o Lao động nhẹ: văn phòng, giáo viên, hưu trí.

o Lao động vừa: làm ruộng, công nhân, xây dựng
o Lao động nặng: bộ đội, nghề mỏ.
o Lao động rất nặng: vận động viên thể thao, nghề rèn.
 Trình độ học vấn: là trình độ cao nhất mà đối tượng nghiên cứu đạt được.


×