BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI
NG TH NGC MAI
Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị
trứng cá
của chế phẩm KTD trên thực nghiÖm
Chuyên ngành : Dược lý và độc chất
Mã số
: 60720120
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thanh Tùng
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và sự kính trọng, tơi bày tỏ lịng biết ơn tới:
TS. Trần Thanh Tùng, Phó trưởng Bộ mơn Dược lý - Trường Đại học Y
Hà Nội, người thầy đã giành cho tôi rất nhiều sự quan tâm, đã trực tiếp chỉ bảo
tận tình trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Thầy cịn là người
truyền cho tơi sự ấm áp, vui vẻ trong cuộc sống, nghị lực trong công việc.
PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh, Trưởng Bộ môn Dược lý, Giám đốc
Trung tâm Dược lý lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội, đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm việc, đã giúp đỡ, động viên và cho
tôi những lời khuyên quý báu trong cuộc sống.
ThS. Mai Phương Thanh, ThS. Phùng Văn Long, ThS. Nguyễn Thị
Thanh Loan - Giảng viên Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, những người
đã chỉ dẫn và hướng dẫn tơi rất nhiệt tình trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
Tồn thể các Thầy Cơ, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ tôi trong q
trình học tập và nghiên cứu tại bộ mơn.
Các Thầy Cô, các anh chị đồng nghiệp tại Trung tâm Dược lý lâm
sàng Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi có thể
hồn thành khố học.
Tơi cũng xin cảm ơn Phịng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lịng kính u và cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã
ln ở bên hỗ trợ, cổ vũ và động viên tôi trong quá trình học tập, làm việc và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Học viên
Đặng Thị Ngọc Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Thị Ngọc Mai, học viên Cao học khoá XXV, chuyên
ngành Dược lý và Độc chất, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Thanh Tùng.
2. Công trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó
đã được cơng bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Học viên
Đặng Thị Ngọc Mai
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT
AST
GBP
: Alanin amino transferase
: Aspartat amino transferase
: Giải phẫu bệnh
HE
IL
TNF
LD50
MTD
N
HE
P.acnes
PBS
SHBG
: Hematoxylin eosin
: Interleukin
: Yếu tố hoại tử u (Tumor necrosis factor)
: Liều làm chết 50% số con vật thí nghiệm
: Liều dung nạp tối đa (maximum tolerated dose)
: Ngày
: Hematoxylin - Eosin
: Propionibacterium acnes
: Phosphate buffered saline
: Sexual Hormone Binding Globulin (globulin gắn
với hormon sinh dục
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đại cương về bệnh trứng cá........................................................................................3
1.1.1. Mô học nang lông tuyến bã..................................................................................3
1.1.2. Bệnh trứng cá.......................................................................................................6
1.1.3. Điều trị bệnh trứng cá.........................................................................................14
1.2. Các mơ hình gây trứng cá trên thực nghiệm.............................................................18
1.2.1. Chất gây trứng cá thực nghiệm trên động vật và các mơ hình gây trứng cá trên
thế giới............................................................................................................18
1.2.2. Mơ hình trứng cá trên ống tai ngồi của thỏ bằng cách gây sừng hóa...............19
1.2.3. Mơ hình trứng cá trên vành tai chuột bằng vi khuẩn P.acnes.............................20
1.3. Các phương pháp nghiên cứu độc tính......................................................................20
1.3.1. Độc tính cấp.......................................................................................................22
1.3.2. Độc tính bán trường diễn hay độc tính liều lặp lại ............................................22
1.3.3. Độc tính gây ung thư..........................................................................................23
1.3.4. Độc tính di truyền...............................................................................................23
1.3.5. Độc tính trên sinh sản.........................................................................................23
1.4. Tổng quan về chế phẩm KTD...................................................................................23
1.4.1. Tổng quan về cây nghệ và curcumin..................................................................24
1.4.2. Vitamin B2 và vitamin E....................................................................................26
1.4.3. Nano bạc.............................................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................27
2.1.1. Thuốc và các hóa chất, dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu...............................27
2.1.2. Động vật thực nghiệm........................................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................28
2.2.1. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của KTD.................................................28
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ của KTD trên thực nghiệm.30
2.3. Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................38
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của KTD....................................38
3.1.1. Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của thỏ.............................................38
3.1.2. Đánh giá chức năng tạo máu..............................................................................39
3.1.3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan và chức năng gan...................................42
3.1.4. Đánh giá chức năng thận....................................................................................45
3.1.5. Đánh giá thay đổi về mô bệnh học.....................................................................45
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của KTD trong điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ
trên thực nghiệm....................................................................................................53
3.2.1. Kết quả điều trị của KTD trên mơ hình gây trứng cá ở ống tai ngoài thỏ bằng
acid oleic.........................................................................................................53
3.2.2. Kết quả điều trị của KTD trên mơ hình gây trứng cá ở vành tai chuột cống trắng bằng
vi khuẩn Propionibacterium acnes.....................................................................61
3.2.3. Kết quả điều trị của KTD trong điều trị chống viêm tại chỗ trên thực nghiệm...............70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................74
4.1. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của chế phẩm KTD.......................................74
4.1.1. Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng thỏ...................................................74
4.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm KTD đến hệ thống tạo máu......................................75
4.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm KTD đến sự phá huỷ tế bào gan và chức năng gan..76
4.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm KTD đến chức năng thận.........................................78
4.1.5. Ảnh hưởng của chế phẩm KTD đến cấu trúc đại thể, vi thể của gan, thận và
vùng da bôi thuốc............................................................................................78
4.2. Nghiên cứu tác dụng của KTD trong điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ trên
thực nghiệm............................................................................................................80
4.2.1. Tác dụng của KTD trong điều trị trứng cá.........................................................80
4.2.2. Tác dụng của KTD trong chống viêm tại chỗ....................................................87
KẾT LUẬN....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của KTD đến thể trọng thỏ..........................................38
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của KTD đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ..........39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của KTD đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ. .39
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của KTD đến hematocrit trong máu thỏ......................40
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của KTD đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ.....40
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của KTD đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ..........41
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của KTD đến công thức bạch cầu trong máu thỏ........41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của KTD đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ............42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của KTD đến hoạt độ AST trong máu thỏ...................42
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của KTD đến hoạt độ ALT trong máu thỏ.................43
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của KTD đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu thỏ. 43
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của KTD đến nồng độ albumin trong máu thỏ..........44
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của KTD đến nồng độ cholesterol toàn phần trong máu thỏ....44
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của KTD đến nồng độ creatinin trong máu thỏ.........45
Bảng 3.15. Giải phẫu bệnh tổ chức dưới da ống tai ngồi thỏ sau 2 tuần bơi tá
dược/Isotretinoin/KTD..................................................................57
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của KTD lên phân độ tổn thương trứng cá.................61
Bảng 3.17 Độ dày tai chuột trong thời gian nghiên cứu.................................65
Bảng 3.18 Kết quả giải phẫu bệnh vành tai chuột cống trắng sau 3 tuần bôi tá
dược/Erylik/KTD..........................................................................66
Bảng 3.19 Cân nặng trung bình của các lơ chuột – mơ hình viêm cấp...........70
Bảng 3.20 Chiều dày tai bên phải của chuột – mô hình viêm cấp......................70
Bảng 3.21 Khối lượng tai chuột và mức độ ức chế viêm của KTD – mơ hình viêm cấp......71
Bảng 3.22 Cân nặng trung bình của các lơ chuột – mơ hình viêm bán cấp....71
Bảng 3.23. Khối lượng tai chuột và mức độ ức chế viêm của KTD – mơ hình
viêm bán cấp.................................................................................72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thay đổi độ dày tai chuột trong thời gian nghiên cứu................64
Biểu đồ 3.2 Chiều dày tai bên phải của chuột – mơ hình viêm bán cấp.........72
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2. Nang lơng tơ và nang lơng dài..........................................................4
Hình 1.3. Mơ học tuyến bã ...............................................................................5
Hình 1.4. Các tổn thương cơ bản trong trứng cá ............................................14
Hình 2.1. Mơ hình gây trứng cá trên ống tai ngồi thỏ...................................31
Hình 2.2. Mơ hình gây trứng cá trên tai chuột................................................34
Hình 3.1: Hình thái vi thể gan thỏ lơ 1............................................................46
Hình 3.2: Hình thái vi thể gan thỏ lơ 1............................................................46
Hình 3.3: Hình thái vi thể gan thỏ lô 2 - Sau 4 tuần bôi thuốc thử.................47
Hình 3.4: Hình thái vi thể gan thỏ lơ 2 - Sau 4 tuần bơi thuốc thử.................47
Hình 3.5: Hình thái vi thể gan thỏ lô 3 - Sau 4 tuần bơi thuốc thử.................48
Hình 3.6: Hình thái vi thể gan thỏ lơ 3 - Sau 4 tuần bơi thuốc thử.................48
Hình 3.7: Hình thái vi thể thận thỏ lơ chứng...................................................49
Hình 3.8: Hình thái vi thể thận thỏ lơ 2...........................................................49
Hình 3.9: Hình thái vi thể thận thỏ lơ 3...........................................................50
Hình 3.10: Hình thái vi thể da thỏ lơ 1............................................................50
Hình 3.11: Hình thái vi thể da thỏ lơ 1............................................................51
Hình 3.12: Hình thái vi thể da thỏ lơ 2............................................................51
Hình 3.13: Hình thái vi thể da thỏ lơ 2 ...........................................................52
Hình 3.14: Hình thái vi thể da thỏ lơ 3............................................................52
Hình 3.15: Hình thái vi thể da thỏ lơ 3............................................................53
Hình 3.16: Hình ảnh đại thể ống tai ngồi thỏ số 1.4......................................53
Hình 3.17: Hình ảnh đại thể ống tai ngồi thỏ số 2.2......................................54
Hình 3.18: Hình ảnh đại thể ống tai ngồi thỏ số 3.7......................................54
Hình 3.19: Hình ảnh đại thể ống tai ngồi thỏ số 4.7......................................54
Hình 3.20: Hình ảnh đại thể ống tai ngoài thỏ số 5.8......................................55
Hình 3.21: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 2.5, tai T ...................................55
Hình 3.22: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 3.8, tai T....................................56
Hình 3.23: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 4.5, tai P....................................56
Hình 3.24: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 5.2, tai P....................................57
Hình 3.25: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 1.4, tai T....................................58
Hình 3.26: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 2.2, tai T....................................59
Hình 3.27: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 3.7, tai P....................................59
Hình 3.28: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 4,7, tai T....................................60
Hình 3.29: Tổ chức dưới da và tuyến bã thỏ 5.8, tai T....................................60
Hình 3.30: Hình ảnh đại thể vành tai chuột 1.4...............................................62
Hình 3.31: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 2.3 .........................................62
Hình 3.32: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 3.2 .........................................62
Hình 3.33: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 4.5 .........................................63
Hình 3.34: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 4.6..........................................63
Hình 3.35: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 5.2..........................................63
Hình 3.36: Hình ảnh đại thể vành tai chuột số 5.5..........................................64
Hình 3.37: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột 1.4.......................66
Hình 3.38: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột 2.3.......................67
Hình 3.39: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột số 3.2 .................67
Hình 3.40: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột số 4.6..................68
Hình 3.41: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột số 4.5..................68
Hình 3.42: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột số 5.5..................69
Hình 3.43: Tổ chức phụ thuộc da, tuyến bã vành tai chuột số 5.2..................69
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá (Acnes) là một bệnh ngoài da do rối loạn bất thường trong đơn
vị nang lông tuyến bã. Căn nguyên sinh bệnh học của bệnh trứng cá rất phong
phú, trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng: sản xuất chất bã quá mức,
sừng hóa cổ nang lơng, sự có mặt và tăng cường hoạt động của vi khuẩn
Propionibacterium acnes (P.acnes), sự giải phóng các chất trung gian trong
viêm [1]. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm, song bệnh kéo dài, đặc biệt
để lại các sẹo lồi, sẹo lõm làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ, khiến
người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [2]. Tại Mỹ, ước
tính có khoảng 40-50 triệu người mỹ bị trứng cá thông thường, tỉ lệ mắc trứng cá
thông thường của lứa tuổi từ 12 đến 25 là 85%. Tuy nhiên bệnh có thể gặp ở
nhiều lứa tuổi khác nhau, có thể dai dẳng suốt thời kỳ trưởng thành [3]. Theo
thống kê tại Mỹ, chi phí điều trị trứng cá trực tiếp và gián tiếp là khoảng 3 tỉ đô
la mỗi năm [4].
Điều trị bệnh trứng cá hiện nay dùng thuốc bơi ngồi da, thuốc uống,
hoặc chiếu laser…, với mục đích làm mất sừng hóa cổ nang lông, giảm hoạt
động quá mức của tuyến bã, giảm vi khuẩn ở nang lông (đặc biệt là P.acnes),
sử dụng chất chống viêm một cách hiệu quả [1],[2].
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống theo y học hiện đại có
một số nhược điểm như giá thành cao, nhiều tác dụng phụ… Do đó, một xu
hướng mới rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới là sử dụng các
thuốc có nguồn gốc dược liệu, với những ưu điểm như nguồn dược liệu sẵn
có, phong phú, ít tác dụng phụ… Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đã được
sử dụng để điều trị trứng cá ở các dạng uống hay bơi ngồi da. Dựa trên các
dược liệu Y học cổ truyền, chế phẩm KTD với thành phần chính là tinh
chất nghệ curcuma longa đã được nghiên cứu, bào chế nhằm mục đích sử
dụng trong một số tình trạng da liễu, trong đó có điều trị mụn trứng cá. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá tính an tồn của chế phẩm này cũng
như tác dụng trên điều trị mụn trứng cá trên thực nghiệm.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng
điều trị trứng cá của chế phẩm KTD trên thực nghiệm” nhằm đánh giá và
cung cấp bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả của KTD. Đề tài được
tiến hành với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm KTD trên động vật
thực nghiệm;
2. Đánh giá tác dụng điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ của chế
phẩm KTD trên động vật thực nghiệm.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh trứng cá
1.1.1. Mô học nang lơng tuyến bã
Hình 1.1. Da và tổ chức dưới da [5]
1.1.1.1. Nang lơng
Có hai loại nang lơng:
Nang lơng tơ: nằm rải rác trên toàn bộ da của cơ thể, trừ lịng bàn
tay, lịng bàn chân. Nang lơng tơ có kích thước nhỏ, nhưng có tuyến bã phát
triển, tế bào tuyến bã lớn. Kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở
nang lông dài.
Nang lơng dài: có ở da đầu, râu, lơng nách, lơng mu. Những vị trí
này lơng mọc tồn bộ, tuyến bã quanh nang lông kém phát triển so với
tuyến bã ở nang lơng tơ [6],[7].
Hình 1.2. Nang lơng tơ và nang lông dài [8]
1.1.1.2. Tuyến bã
Tuyến bã là tuyến chùm gồm nhiều nang, mỗi nang có đường
kính từ 0,2-2 mm, các nang nối với một ống bài tiết chung. Tế bào
tuyến bã có hai loại: tế bào chế tiết nằm phía trong (kích thước lớn, bào
tương có nhiều hạt mỡ) và tế bào tuyến ít biệt hố nằm sát màng đáy
(có khả năng phân chia, chứa nhiều ARN và các loại enzym esterase,
phosphatase) [6].
Hình 1.3. Mơ học tuyến bã (cắt ngang tuyến) [8].
Tuyến bã gắn vào nang lơng (lịng bàn tay, bàn chân khơng có
tuyến bã), tạo thành một đơn vị nang lơng tuyến bã. Tuyến bã tiết ra
chất bã đổ vào nang lông nhờ một ống dẫn rồi bài xuất lên mặt da.
Tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng lên bề mặt niêm mạc như hạt Fordyce
và tuyến Tison [8].
Tuyến bã là tuyến toàn huỷ, chất bã và tế bào tuyến được đào
thải toàn bộ, tế bào chế tiết của tuyến bã trong bào tương chứa nhiều
hạt mỡ. Hạt mỡ dần phát triển chiếm thể tích tế bào, tế bào mất bào
quan, mất nhân trở thành hạt mỡ [7].
Hoạt động của tuyến bã chịu tác động rất lớn của hormon (nhất
là hormon sinh dục nam), ngồi ra cịn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như di truyền, kích thích. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh
do angdrogen của mẹ truyền qua rau thai hoạt hố, sau đó gần như bất
hoạt ở trẻ em từ 2-6 tuổi. Tuyến bã hoạt động trở lại từ 7 tuổi, phát triển
mạnh ở tuổi dậy thì, giảm tiết ở tuổi 60-70 đối với nam và ở tuổi 50 đối
với nữ. Hoạt động của tuyến bã theo nhịp ngày đêm: tuyến bã hoạt
động mạnh và bài tiết nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu giờ
chiều, bài tiết ít chất bã nhất vào cuối giờ chiều và tối [8].
Chất bã được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần từ
thượng bì. Chất bã là một hợp chất vô khuẩn, được tiết ra lên trên bề
mặt da, có tác dụng bảo vệ da chống lại virus, vi khuẩn, nấm, giữ độ
ẩm, chống nước thoát khỏi da và chống nước xâm nhập từ ngoài vào.
Thành phần của chất bã chủ yếu là acid béo dưới dạng este hỗn hợp,
bao gồm: squalene (chỉ có ở da người với nồng độ ổn định), tryglycerid
và các acid béo chuỗi dài…[6],[8].
Số lượng tuyến bã khác nhau ở từng vùng da. Ở mặt, ngực và
lưng, l cm2 da có từ 400-900 tuyến bã [8]. Ở những vùng da khác số
lượng tuyến bã ít hơn vì vậy trứng cá thường xuất hiện ở mặt, ngực,
lưng nhiều hơn so với vùng da khác [9].
1.1.2. Bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là bệnh lý của nang lông tuyến bã, hay gặp ở lứa tuổi
thanh thiếu niên. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều hình thái tổn
thương (nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục, nang) và gặp ở nhiều vị trí (trán,
má, mũi, cằm, cổ, lưng, ngực) [8]. Tiến triển của bệnh thường là lành tính,
nhưng có nhiều trường hợp tiến triển dai dẳng, từng đợt và đòi hòi phải điều
trị kịp thời [6].
1.1.2.1. Nguyên nhân bệnh trứng cá
- Tăng tiết chất bã và vai trị của chất bã:
Bình thường chất bã được tiết ra làm cho da, lơng tóc mềm mại,
mượt mà, luôn giữ được độ ẩm. Trong bệnh trứng cá, chất bã bài tiết
quá nhiều. Người ta đã nghiên cứu và xác định rằng: mức độ bệnh
trứng cá càng nặng thì lượng chất bã tiết ra càng nhiều [10],[11],[12].
Tuy nhiên, không thấy mối liên quan giữa số lượng chất bã tiết ra và số
lượng tổn thương mụn trứng cá ở vùng mặt [13]. Ngoài ra, một số
nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi tỉ lệ thành phần chất béo có trong chất
bã ở người mắc trứng cá so với người bình thường, trong đó đáng chú ý
nhất là tăng tỉ lệ squalene [14]. Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên
quan chặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng nhất là hormon sinh
dục nam, đặc biệt là testosteron [12]. Các hormon này làm phát triển,
giãn rộng, tăng thể tích tuyến bã (kể cả các tuyến bã khơng hoạt động),
kích thích tế bào tuyến bã hoạt động mạnh, dẫn tới sự bài tiết chất bã
tăng lên rất nhiều so với bình thường. Bên cạnh đó, sự bài tiết chất bã
cịn chịu tác động của một số yếu tố: di truyền, stress, thời tiết...[3].
Trong bệnh trứng cá, chất bã tăng tiết quá mức có thể xảy ra theo các
cơ chế sau:
+ Tăng hormon sinh dục nam (testosteron).
+ Tăng việc gắn testosteron vào các thụ thể của tuyến bã.
+ Tăng hoạt động của enzym 5α-reductase.
+ Lượng SHBG (Sexual Hormone Binding Globulin) trong máu
giảm, dẫn đến lượng testosteron tự do đi đến tế bào tuyến bã tăng nhiều
hơn [15].
- Sừng hóa cổ nang lơng tuyến bã:
Q trình sừng hố cổ nang lơng tuyến bã chịu tác dụng của một số yếu
tố: hormon androgen (testosteron), thiếu hụt acid linoleic, tăng acid béo tự do
ở tuyến bã, vi khuẩn, và yếu tố di truyền [16],[17],[18].
Sự phát triển của tuyến bã, bài tiết chất bã liên quan đến
androgen, và chính androgen góp phần quan trọng vào sự sừng hố
cổ nang lơng tuyến bã [12].
Trong bệnh trứng cá, acid béo tự do tăng, đóng vai trị quan trọng
làm tăng q trình viêm, kích thích làm tăng sự sừng hố và gây xơ hố
cổ tuyến bã. Chính acid béo tự do tăng kết hợp với sự có mặt của vi khuẩn
có enzym phân huỷ chất bã và tình trạng chất bã bị ứ trệ góp phần làm
bệnh nặng thêm [17].
Sự sừng hố cổ nang lơng cịn liên quan đến sự hoạt động và
hiện diện của các TNFα, interleukin 1α (IL-1α) và IL-1 và các cytokin
khác [16]. Các yếu tố này làm tăng q trình sừng hố ở cổ nang lông
tuyến bã, tạo ra khối sừng ở cổ nang lơng làm hẹp đường thốt chất bã
lên mặt da, thậm chí gây bít tắc hồn tồn. Kết quả chất bã bị ứ đọng
không được bài tiết lên mặt da. Đồng thời, có sự thay đổi của q trình
sừng hố trong lịng nang lơng: ở đáy phễu nang lơng, chất sừng trở
nên đơng đặc hơn, các hạt dẹt hình lá thưa thớt, các hạt sừng trong
suốt tăng lên, một số tế bào có chứa chất vơ định hình là chất mỡ
được tạo ra trong q trình sừng hố. Kết quả tuyến bã bị giãn
rộng, chứa đầy chất bã, dẫn tới hình thành nhân trứng cá [17].
- Vi khuẩn và vai trò của vi khuẩn trong nang lơng:
Trong nang lơng có một loại trực khuẩn kỵ khí có tên là
Propionibacterium. Bằng sinh hoá và huyết thanh học, loại trực khuẩn
này được phân thành hai nhóm: P.acnes (trước đây gọi là
Corynebacterium
typ
1)
và
Propionibacterium
grannulosum
(P.grannulosum - trước đây gọi là (Corynebacterium typ 2) [19].
Bình thường, trong độ tuổi từ 11-14 và 16-20 khơng tìm thấy
P.acnes ở những người không bị trứng cá. Ngược lại, ở những bệnh
nhân trứng cá trung bình có khoảng 114.800 P.acnes/cm2. Các vi
khuẩn P. grannulosum chủ yếu gặp ở phần nang lông với số lượng rất
ít. Ngồi các vi khuẩn trên người ta còn thấy một số nấm men
Pityrospomm ovale ở trong một số nang tuyến bã.
Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid
béo tự do gây viêm mạch. Điều này đã được chứng minh trong thực
nghiệm bằng cách tiêm P.acnes sống vào trong các nang chứa đựng
toàn acid béo đã este hoá. Sau khi tiêm, các nang này bị vỡ, các tổ chức
xung quanh bị viêm tấy nhiều. Thậm chí khi tiêm trực tiếp P.acnes vào
trung bì cũng chỉ gây viêm nhẹ hoặc trung bình. Thí nghiệm đã chứng
minh rằng enzym lipase của P.acnes sống đã phân huỷ lipid, giải phóng
acid béo tự do, gây viêm rõ rệt ở tổ chức dưới da [9].
Qua thực nghiệm và thực tế lâm sàng, người ta nhận thấy chất bã
bị ứ đọng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn ở phần
dưới cổ nang lông tuyến bã: P.acnes, P.grannulosum, S.blancs, S.albus,
S.epidermidis và nấm Pityrosporum ovale và Pityrospomm arbicular
[16]. So với P.acnes, P.grannulosum có khả năng phân huỷ lipid mạnh
hơn nhiều nhưng số lượng ít hơn nhiều nên vai trị gây viêm yếu hơn.
Những vi khuẩn này tiết ra enzym hyaluronidase, protease và lipase có
khả năng gây viêm và các yếu tố hoá ứng động bạch cầu. Các yếu tố
hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành và làm
yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung
bì. Phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang [16].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy P.acnes gắn vào các thụ thể
trên bề mặt các tế bào bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân dẫn tới việc
giải phóng nhiều cytokin có khả năng gây viêm: IL-1, IL-8, IL-12 và yếu
tố hoại tử u (TNF). Sự gây viêm của một số vi khuẩn khác cũng bằng
cách kích thích theo cơ chế miễn dịch [19].
1.1.2.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố này có
thể là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng cũng có thể là yếu tố góp phần
làm cho bệnhnặng thêm.
- Tuổi: bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90%
bệnh nhân ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng cũng có thể
bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn thậm chí tới tuổi 50-59 [8],[20].
- Giới: đa số các tác giả đều thấy nữ bị trứng cá nhiều hơn nam,
nhưng hình thái lâm sàng ở bệnh nhân nam thường nặng hơn ở bệnh
nhân nữ. Ngồi ra, ở giới nữ cịn có thể gặp trứng cá ở thời kỳ mãn
kinh [8],[20].
- Yếu tố gia đình: yếu tố gia đình có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh
trứng cá. Theo tác giả Goulden cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50%
có tiền sử gia đình [21]. Yếu tố gia đình cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ
mắc trứng cá trong một nghiên cứu tiến hành trên 1002 học sinh trong
độ tuổi 16 ở Iran [22] và 78% - 80% nguy cơ di truyền bệnh trứng cá
trong họ hàng gần [3].
- Yếu tố thời tiết: các yếu tố khí hậu nóng ẩm, hanh khơ cũng
liên quan đến bệnh trứng cá [23].
- Yếu tố chủng tộc: người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá
nhiều hơn người da đen [3].
- Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, tiếp xúc ánh
nắng nhiều làm tăng khả năng bị bệnh [3].
- Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng
cá [11].
- Chế độ ăn: một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn nhiều
carbonhydrat, đường, sô-cô-la… làm nặng thêm bệnh trứng cá; mặc dù
vấn đề này hiện nayvẫn còn nhiều tranh cãi. Theo Magin và cộng sự
(2005) trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống, cho thấy khơng có mối
liên quan rõ ràng giữa chế độ ăn và nguy cơ mắc bệnh trứng cá [24]. Mặt
khác, một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên 43 nam giới mắc
bệnh trứng cá, độ tuổi từ 15 -25, lại cho thấy với chế độ ăn sử dụng
carbonhydrat có chỉ số glycemic thấp giúp làm giảm số lượng tổn thương
mụn đáng kể sau 12 tuần [25]. Một thử nghiệm đa trung tâm, mù đơi,
ngẫu nhiên có đối chứng khác cũng cho thấy sử dụng liều cao kẽm đường
uống làm giảm nguy cơ mắc trứng cá ở 332 bệnh nhân [26].
- Các bệnh nội tiết: khi mắc một số bệnh nội tiết có thể bị trứng
cá như bệnh Cushing, bệnh cường giáp trạng, hội chứng buồng trứng đa
nang...[3]
- Thuốc: một số loại thuốc có thể làm tăng bệnh trứng cá, đó là
corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen (iod, brom), testosteron,
lithium,... [3]
- Hút thuốc lá: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liêên
quan giữa hút thuốc lá và bệnh trứng cá [27].
- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp
khơng đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh
trứng cá [3].
1.1.2.3. Các thể bệnh trứng cá
- Trứng cá thông thường (acne vulgaris): bệnh trứng cá thông thường
gặp ở cả hai giới, đặc biệt ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Vị trí tổn thương khu
trú ở vùng da mỡ như ở mặt (trán, má, cằm), vùng giữa ngực, lưng, vai. Tổn
thương rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn đỏ, sẩn mủ, mụn mủ, cục,
nang viêm tấy đỏ. Các loại tổn thương này thường xuyên kết hợp với nhau và
có đầy đủ trên một bệnh nhân [20].
- Bệnh trứng cá đỏ (acne rosacea): bệnh thường gặp ở những người có
cơ địa da dầu, những người bị trứng cá thông thường nhưng điều trị bằng
corticoid. Tổn thương trứng cá thường ở giữa mặt, tiến triển qua nhiều giai đoạn
theo trình tự bất kỳ. Trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, đôi khi cộm
giống như u hạt, khơng có nhân, tổn thương xuất hiện hết đợt này đến đợt khác
[8],[9].
- Trứng cá mạch lươn (acne conglobata): bệnh thường bắt đầu sau
tuổi dậy thì và tồn tại nhiều năm sau đó. Khởi đầu các mụn mủ ởnang lông,
sau to dần và loét. Các ổ mủ có thể nông, sâu tạo cục viêm từng cụm 2-3 cái,
thành hang hốc với nhiều lỗ dị, tổn thương có dịch vàng nhầy lẫn máu. Bệnh
thường tiến triển dai dẳng, điều trị cịn nhiều khó khăn [28].
- Trứng cá kê hoại tử (acne necrotica miliaris): bệnh gặp chủ yếu ở
nam giới, hay gặp ở trán, thái dương, rìa chân tóc. Khởi đầu là sẩn nang lơng
màu đỏ, xung quanh có bờ viền viêm tấy màu hồng, có thể có ngứa, đau. Tổn
thương nhanh chóng hố mủ màu ngà vàng, lõm ở giữa. Mụn mủ dần sẽ khô
đét lại tạo thành vảy màu ngà nâu, bám rất chắc, dưới vảy là ổ loét nhỏ, khi
khỏi để lại sẹo lõm vĩnh viễn [6].
- Trứng cá sẹo lồi (acne keloidalis): chủ yếu gặp ở đàn ơng, hay khu
trú ở gáy, vùng rìa chân tóc. Khởi đầu là tổn thương viêm nang lông, về sau
liên kết với nhau thành dải hình vằn vèo hay thẳng, sau đó tổn thương tiến
triển thành củ xơ hoặc dải xơ, phì đại gồ lên khỏi mặt da như sẹo lồi, có thể
có một vài mụn mủ riêng rẽ trên bề mặt, có giãn mạch [29].
- Trứng cá do thuốc (acne iatrogenic): ccác thuốc chứa testosteron
làm tăng hoạt động và phì đại tuyến bã, các steroid gây sừng hố nang lơng
và bít tắc cổ nang lơng, các halogen (muối iod và brom) có trong các muối
điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc long đờm, thuốc điều trị hen, thuốc cản
quang, phenobarbital, cyclosporin, cimetidin [29].
1.1.2.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường
Dựa trên hình thái lâm sàng, thương tổn cơ bản của bệnh trứng cá
thông thường được chia làm 2 loại:
- Tổn thương không viêm: các tổn thương không viêm được hình
thành sớm trong tiến trình hình thành tổn thương bệnh trứng cá, bao gồm [8],
[16],[29]:
+ Vi nhân trứng cá (microcomedones): các nhân trứng cá rất
nhỏ, bắt đầu mới hình thành, khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu phát
hiện nhờ sinh thiết.
+ Nhân mở (open comedones) hay nhân đầu đen
(blackheads): tổn thương là những kén bã (chất lipid) kết hợp với
những lá sừng của thành nang lông nổi cao hơn mặt da, làm cho nang
lông bị giãn rộng. Do hiện tượng oxy hoá chất keratin nên đầu nhân
trứng cá bị đen lại tạo thành những nốt đen hơi nổi cao. Loại nhân
trứng cá này có thể thốt ra tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng, tuy
nhiên cũng có thể bị viêm và thành mụn mủ trong vài tuần. Chích nặn
sẽ lấy được nhân có dạng giống trứng của cá màu trắng ngà.
+ Nhân kín (closed comedones) hay nhân đầu trắng (whiteheads):
loại tổn thương này có kích thước nhỏ hơn nhân đầu đen, thường màu trắng
hoặc hồng nhạt, hơi gồ cao và khơng có lỗ mở trên mặt da. Tổn thương này có
thể tự biến mất hoặc chuyển thành nhân đầu đen, những loại trứng cá này
thường gây ra viêm tấy ở nhiều mức độ khác nhau.
- Tổn thương viêm: ttuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm
sàng biểu hiện nhiều hình thái tổn thương khác nhau. Đặc điểm chung của
loại tổn thương này là viêm nhiễm ở vùng trung bì với các biểu hiện là sẩn
viêm, mụn mủ, cục, nang [29].
+ Sẩn viêm đỏ: các nang lông bị giãn rộng, vùng kế cận
tuyến bã xuất hiện phản ứng viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện những đợt sẩn
đỏ hình nón, gồ lên mặt da, sờ thấy được, mềm hơi đau, gọi là trứng cá
sẩn.
+ Mụn mủ: sau khi tạo sẩn, một số sẩn có mụn mủ ở trên tạo
thành trứng cá sẩn mụn mủ, sau đó mụn mủ khơ lại hoặc vỡ ra, đồng
thời sẩn cũng xẹp xuống và biến mất, tạo thành trứng cá mụn mủ nông.
+ Cục: hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới trung
bì sâu tạo thành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì có đường
kính < lcm.
+ Dát và sẹo: quá trình tiến triển bệnh các thương tổn thuyên
giảm để lại các dát đỏ, dát thâm, nếu tổn thương có viêm nhiễm nhiều,
sâu và hố mủ có thể để lại sẹo. Sẹo có thể là sẹo teo tạo vết lõm sâu,
cũng có thể là sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.
Hình 1.4. Các tổn thương cơ bản
trong trứng cá [16].
1. Tuyến bã bình thường.
2. Vi nhân trứng cá giai đoạn sớm
3. Vi nhân trứng cá giai đoạn muộn
4. Nhân kín (nhân đầu đen)
5. Nhân mở (nhân đầu trắng)
1.1.3. Điều trị bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá phát sinh do nhiều nguyên nhân và chịu nhiều yếu
tố tác động, do vậy khi điều trị phải quan tâm chú ý đến các vấn đề này
để điều trị có hiệu quả. Bốn nguyên tắc chính khi điều trị bệnh trứng cá
là [1],[2]:
- Điều chỉnh những thay đổi về sừng hóa nang lông.
- Giảm hoạt động tiết bã.
- Diệt khuẩn, đặc biệt là P.acnes.
- Chống viêm.
1.1.3.1. Điều trị tại chỗ
- Retinoid: là một dạng của vitamin A, trong bệnh trứng cá
retinoid có vai trị làm thay đổi các yếu tố có liên quan đến sự tăng
sinh, tình trạng viêm, sản xuất bã nhờn, giảm sự kết tụ chất bã và giảm
hình thành nhân trứng cá, kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, ức chế sự
sừng hóa tế bào biểu mơ. Do đó, các thuốc chứa retinoid có tác dụng
giảm và phịng ngừa sự tắc nghẽn của nang lơng, giảm hình thành nhân
trứng cá và tổn thương viêm [30]. Chất dùng trong điều trị:
Tretinoin: làm tiêu nhân mụn và ngăn ngừa hình thành nhân trứng
cá. Thời gian tác dụng trong vòng 3 tháng cho kết quả đáng kể. Tác
dụng phụ có thể gặp là: khơ da, kích thích da, tróc vảy, tăng mụn trứng
cá tạm thời [31].
Isotretinoin (13-cis retinoic acid): có tác dụng tương đương
tretinoin trong việc điều trị tổn thương trứng cá, tuy nhiên gây kích ứng
da nhiều hơn khi so sánh với tretinoin [32].
Adapalen: là một retinoid thế hệ mới trong điều trị mụn trứng cá
tại chỗ, tác dụng phụ giống như tretinoin, nhưng tỷ lệ ít gặp hơn. Hiện
nay việc adapalen được lựa chọn nhiều hơn các retinoid khác trong điều
trị trứng cá [1],[2].
Tazaroten: một nghiên cứu đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa
tazaroten và adapalen cho thấy tazaroten có tác dụng nhanh và mạnh
hơn nhưng tác dụng phụ tương đương nhau [33].
Các retinoid hiện nay được lựa chọn hàng đầu trong điều trị các
dạng tổn thương trong trứng cá, sử dụng phối hợp với kháng sinh trong
trường hợp xuất hiện các tổn thương viêm [1],[2].
- Kháng sinh:
+ Clindamycin: thuộc nhóm lincosamid, gắn vào tiểu phần 50S của
ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid. Clindamycin là kháng
sinh kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu, có tác dụng tốt trong điều trị
trứng cá [34]. Ngoài tác động lên vi khuẩn, cơ chế tác dụng của
clindamycin trong điều trị trứng cá còn được cho rằng có liên quan đến
ức chế q trình tạo ra các chất hóa ứng động bạch cầu đa nhân trung
tính và lipase của P.acnes [35].
+ Erythromycin: kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được bào chế dưới