Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ của tư vấn NHÓM đối với BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYP 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA THẠNH THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.93 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN MẠNH TIẾN

§¸NH GI¸ KÕT QU¶ CñA T¦ VÊN NHãM §èI
VíI BÖNH NH¢N §¸I TH¸O §¦êNG TYP 2 §IÒU
TRÞ
NGO¹I TRó T¹I BÖNH VIÖN §A KHOA TH¹NH
THÊT
Chuyên ngành : Nội lão khoa
Mã số

: CK. 62722030

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, với tất cả tấm lòng tôi xin bày tỏ
sự biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học và bộ môn Nội


tổng hợp Trường đại học Y Hà Nội.
Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng
hợp đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu khoa học.
Khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, lãnh đạo khoa
cùng tập thể y bác sĩ đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số
liệu cho luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị
Kim Thanh, người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn từng bước, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cô đã dành nhiều tâm
huyết, trí tuệ, thời gian hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân đã ủng hộ suốt
quãng thời gian 02 năm học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới tất cả các bệnh nhân đã giúp đỡ tôi
hoàn thành nghiên cứu này. Mong các bệnh nhân luôn có được sức khỏe tốt,
ý chí vượt qua bệnh tật.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Học viên

Trần Mạnh Tiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Mạnh Tiến học viên lớp bác sĩ chuyên khoa cấp II khóa 30,
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội Lão khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và

khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của Bệnh viện đa khoa
huyện Thạch Thất.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Học viên

Trần Mạnh Tiến


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

(American Diabete Association) Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

BMI

(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể

B/M

Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông

CT

Cholesterol toàn phần

ĐTĐ


Đái tháo đường

HDL- C

(High Density Lipoprotein) Lipoprotein có tỷ trọng cao

IDF

(International Diabetes Federation) Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế

JNC

(United States Jonint National Commitee) Liên uỷ ban Quốc gia
Hoa Kỳ

LDL- C

(Low Density Lipoprotein) Lipoprotein có tỷ trọng thấp

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

HĐTL


Hoạt động thể lực

TSGĐ

Tiền sử gia đình

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới

WHR

(Waist Hip Ratio) Chỉ số eo hông


7

MỤC LỤC


8

DANH MỤC BẢNG


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH



10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đái tháo đường nói riêng hay các bệnh nội tiết và rối loạn
chuyển hóa nói chung là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu,
ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là trong độ tuổi lao động trên
toàn thế giới [1]. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển
của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua.
Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường
trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180
triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những
năm 2030 [2]. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và
là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát
triển.
Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường,
dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, mỗi ngày có khoảng 8.700 người chết
liên quan đến đái tháo đường [3]. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ
mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh.
Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008
cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm
2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình
mắc bệnh [4].
Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ
phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn
trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi
năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc
phòng chống và điều trị [4], [5]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo
đường trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng



11

bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người
mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị
kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc
bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [6].
Huyện Thạch Thất là một huyện nằm phía Tây của thành phố Hà Nội,
với đặc điểm có nhiều địa danh nối tiếng cùng với giao thông thuận lợi đang
ngày càng phát triển. Tốc độ độ phát triển kinh tế, đô thị hóa ở đây ngày một
nhanh, bên cạnh đó tỷ lệ mắc các bệnh không lây cũng tăng nhanh như đái
tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…. Bệnh viện đa khoa Thạch Thất là
bệnh viện chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân
huyện Thạch Thất. Theo một thống kê mới nhất vào đầu tháng 6 năm 2017 thì
bệnh viện đang quản lý và điều trị thường xuyên hơn 1000 bệnh nhân ngoại
trú đái tháo đường và có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây [7] . Tại
Thạch Thất, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về thực trạng mắc bệnh đái tháo
đường, bên cạnh đó người dân có thể chưa có đầy đủ kiến thức về bệnh này.
Do đó, để có cơ sở khoa học cung cấp thông tin cho bệnh viện đa khoa Thạch
Thất nói riêng cũng như Sở Y tế Hà Nội nói chung nhằm xây dựng các giải
pháp quản lý, chăm sóc, các phương pháp phòng bệnh đái tháo đường, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả của tư vấn nhóm đối với bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Thạnh
Thất” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và bệnh lý đái tháo đường của bệnh nhân
đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Thạch Thất.
2. Đánh giá kết quả của tư vấn nhóm về chế độ ăn, luyện tập và sử dụng
thuốc đối với kiến thức và hiệu quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.



12

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh ĐTĐ.
1.1.1. Định nghĩa bệnh ĐTĐ.
Theo Hội ĐTĐ Mỹ (ADA), năm 2006, định nghĩa ĐTĐ: “ĐTĐ type 2 là
bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng
insulin và thiếu đáp ứng insulin”[8].
Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2010: “ĐTĐ là nhóm những rối
loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do
thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai. ĐTĐ type 2 đặc trưng
bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối loạn này có thể
xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh ĐTĐ” [9].
Hiện nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ĐTĐ là một hội chứng biểu hiện
bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do
có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" [4].
1.1.2. Phân loại bệnh ĐTĐ
1.1.2.1. ĐTĐ type 1.
ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế
giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin
tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn) [10].
ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện
trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu
hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp
được chẩn đoán bệnh ĐTĐ type 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên
người béo cũng không loại trừ. Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ
thuộc insulin hoàn toàn.



13

Có thể có các dưới nhóm:
- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân.
1.1.2.2. ĐTĐ type 2.
ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở
người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy
nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐ
type 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối [11]. ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai
đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có
biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid,
các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến
chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 từ 80% đến 90% tổng số bệnh
nhân bị ĐTĐ và có thể phòng ngừa được nếu từ bỏ hoặc giảm các yếu tố
nguy cơ [12]. Do đó, trong khuôn khổ luận án này chỉ đề cập bệnh tiền
ĐTĐ - ĐTĐ type 2.
1.1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ
Đái đường thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó.
Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết: chẩn đoán
là ĐTĐ chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐ như ở người không có thai[13].
1.1.2.4. Một số thể ĐTĐ hiếm gặp.
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.

- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.


14

- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.1.3. Chẩn đoán bệnh ĐTĐ.
Quyết định 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2017 về việc ban hành
tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2”
của Bộ Y tế đã nêu rõ: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội
Đái tháo đường Mỹ - ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [14]:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có
thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói
qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL
(hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose,
hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó
bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc
mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm
tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm


15

chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.
Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản
và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương
lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ
1.1.4. Biến chứng của bệnh ĐTĐ.
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có
thể tử vong do các biến chứng này.
1.1.5. Biến chứng cấp tính.
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết
bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở
bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [10]. Điều đó
chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được phổ biến trong cộng đồng.
1.1.6. Biến chứng mạn tính.
1.1.6.1. Biến chứng tim – mạch.
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy

hiểm. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp
2 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch
chung chiếm khoảng 75% tử vong ở người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ


16

tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu
được tiến hành trên 353 bệnh nhân ĐTĐ type 2 là người Mỹ gốc Mêxicô
trong 8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành [4].
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của
tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong
ĐTĐ type 2, 50% ĐTĐ mới được chẩn đoán có tăng huyết áp [15] [16].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần,
viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
1.1.6.2. Biến chứng thận.
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng
thường gặp, khởi phát bằng protein niệu, là nguyên nhân thường gặp nhất gây
suy thận giai đoạn cuối. Với người đái tháo đường typ 1, mười năm sau khi
biểu hiện bệnh thận rõ ràng, 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau
20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ.
1.1.6.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân ĐTĐ.
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường,
có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo
dài. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở
người 20 - 60 tuổi. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân ĐTĐvà khoảng
60% bệnh nhân ĐTĐtyp 2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.
1.1.6.4. Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh
nhân ĐTĐ có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có

biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường được phân chia thành các hội chứng lớn
sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật,
bệnh thần kinh vận động gốc chi.


17

1.1.6.5. Một số biến chứng khác.
- Bệnh lý bàn chân: Do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại
vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao. Một thông báo của
WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh ĐTĐ có liên
quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị
loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người
không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [17]. Tỷ
lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ của Việt Nam cũng khá cao,
khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ [18].
- Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm
khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan
như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh
hơi, nhiễm nấm … [19].
1.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường type 2

Hình 1.1: Lựa chọn thuốc và phương pháo điều trị ĐTĐ type2


18

1.2.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ type 2.
1.2.1.1. Các yếu tố liên quan không thay đổi được.

- Dân tộc/chủng tộc: Mỗi chủng tộc người có tính nhạy cảm với ĐTĐ type 2
khác nhau. Tần suất mắc ĐTĐ ở người Ấn gốc Á cũng cao hơn người bản xứ
ở Anh, Fiji, Nam Phi và trong vùng Caribê, những người bản xứ Hawaii và
Maori có tần suất ĐTĐ cao hơn những chủng tộc khác [20].
- Gia đình: ĐTĐ type 2 thường có liên quan đến tiền sử gia đình mắc ĐTĐ.
Nghiên cứu trên 573 người Bahrain từ 20 tuổi trở lên F.I. Zurba nhận thấy có
đến 41,7% trường hợp ĐTĐ có tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ, trong khi
đó ở nhóm người không mắc ĐTĐ tỷ lệ gia đình có người mắc ĐTĐ chỉ từ
16% - 23,3% [21].
- Di truyền: ĐTĐ type 2 xảy ra trên anh em sinh đôi đồng hợp tử nhiều hơn
anh em sinh đôi dị hợp tử, điều này chứng tỏ yếu tố di truyền có vai trò quan
trọng trong việc quyết định tính nhạy cảm đối với bệnh ĐTĐ type 2 [11].
- Tuổi: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ type 2 tăng dần theo tuổi. Ở nhóm dân có tỷ lệ mới
mắc cao thì tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ type 2 cao nhất ở nhóm người trẻ (20-35
tuổi); trong khi ở các nhóm người khác tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc cao
nhất ở lứa tuổi lớn hơn (55-74 tuổi). Nhìn chung tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ type 2
giảm ở những người trên 75 tuổi do tỷ lệ tử vong cao ở nhóm người này. Ở
các nước đang phát triển, do tình trạng dân số trẻ hóa nên có nhiều trường
hợp ĐTĐ type 2 xảy ra ở lứa tuổi trẻ và trung niên [22 ].
- Sự phát triển của thai nhi: có mối liên quan giữa trọng lượng lúc sinh và
chuyển hóa glucose-insulin bất thường về sau. Những trẻ do mẹ mắc bệnh
ĐTĐ sinh ra thì có nguy cơ mắc ĐTĐ về sau gấp 3 lần những trẻ được sinh
trước khi mẹ mắc ĐTĐ. ĐTĐ xảy ra sớm ở những người có mẹ mắc ĐTĐ và
làm gia tăng hơn nữa nguy cơ mắc ĐTĐ cho những thế hệ tiếp theo [23].


19

1.2.1.2. Các yếu tố liên quan có thể thay đổi được.
- Béo phì: Là một đặc điểm thường đi kèm trong ĐTĐ type 2 và là một yếu tố

nguy cơ của tiền ĐTĐ type 2. Béo phì đã tăng nhanh ở nhiều nhóm dân cư
trong vài năm gần đây do hậu quả của sự tác động qua lại giữa yếu tố di
truyền và môi trường bao gồm: Rối loạn chuyển hóa, ít hoạt động thể lực, ăn
quá nhiều so với nhu cầu... Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ
type 2 thấp nhất ở những người có BMI < 21 [24],[25]. Hơn nữa, béo phì là
yếu tố thuận lợi góp phần làm THA, tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng độ
HDL.C và làm tăng glucose máu [26].
- Ít hoạt động thể lực: Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc
không hoạt động thể lực trong việc hình thành tiền ĐTĐ type 2, lối sống tĩnh
tại đã kéo theo sự gia tăng tương ứng tỷ lệ béo phì. Không hoạt động là
nguyên nhân chính của bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và tử vong, người
không hoạt động thể lực có khả năng dễ phát triển bệnh tim gấp đôi những
người có nhiều hoạt động [27]. Vận động thể lực làm tăng nhạy cảm insulin
và dung nạp glucose. Đối tượng có tiền sử gia đình, bằng việc tập luyện và có
lối sống lành mạnh sẽ làm chậm lại, thậm chí phòng ngừa được sự khởi phát
của ĐTĐ lâm sàng [28].
- Chế độ ăn: Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và
ngũ cốc, làm giảm nguy cơ ĐTĐ type 2. Số lượng lẫn chất lượng của chất béo
đều ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Thức ăn có
nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau
như giảm khả năng gắn insulin vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose,
giảm tổng hợp glycogen và tích tụ triglyceride ở cơ vân [29]. Một số nghiên
cứu cho thấy ăn nhiều carbohydrate làm tăng tần suất mắc ĐTĐ. Đặc biệt có
rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ ăn nhiều carbohydrate làm giảm HDL và làm
gia tăng triacylglycerol. [30]. Mục tiêu được đề xuất là nên thêm đường ít hơn


20

10% năng lượng hàng ngày [31]. Mặc khác, những nghiên cứu trên nhiều mẫu

động vật khác nhau cho thấy gia tăng tiêu thụ đường sẽ dẫn đến tăng huyết áp
ngay cả sau khi kiểm soát cân nặng [32]. Một phân tích gộp 88 nghiên cứu
cho thấy rằng liên quan giữa thức uống có đường làm tăng cân ảnh hưởng rất
nhiều trên giới nữ [33].
- Rượu bia: Lượng lớn alcohol tiêu thụ làm giảm hấp thụ Glucose qua trung
gian insulin và RLDNG, có lẽ do tác dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào
đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin. Hơn nữa, dùng
nhiều alcohol làm tăng BMI và nguy cơ khác của ĐTĐ trong khi uống rượu ít
hoặc vừa làm giảm các nguy cơ này [30].
- Rối loạn lipid máu: sự gia tăng acid béo tự do (FFAs) huyết tương đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển ĐTĐ type 2 thông qua cơ chế gây kháng
insulin. ĐTĐ type 2 phát triển bởi vì tế bào tụy không tiết đủ insulin để bù
cho tình trạng kháng insulin càng ngày càng tiến triển. [34]. Tuy nhiên, gia
tăng nồng độ axít béo tự do góp phần gây rối loạn tiết insulin chỉ trên đối
tượng có nguy cơ cao [35].
- Tăng huyết áp: tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ gây
bệnh ĐTĐ type 2. Khoảng 2/3 người bệnh ĐTĐ có THA. Cả hai bệnh ĐTĐ
và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hội ĐTĐ và Viện Y tế Quốc
gia Mỹ đề nghị người mắc ĐTĐ nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg và nên
kiểm tra huyết áp ít nhất 2 đến 4 lần trong một năm [36].
- Thay đổi lối sống: thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục thể thao, quản lý
cân nặng, ngừng hút thuốc lá, không uống nhiều bia rượu.
- Thuốc lá: hút thuốc lá có liên hệ đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ
của ĐTĐ type 2 ở cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu cho rằng thuốc lá tăng 70%
nguy cơ của ĐTĐ type 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối với ĐTĐ
type 2 chỉ có thể thấy sau 5 năm còn để đạt được giống như người không hút
thuốc bao giờ thì thời gian ngừng hút phải trên 20 năm [28].


21


- Stress: stress cấp rõ ràng là có liên quan đến đề kháng insulin, tuy nhiên sự đề
kháng trong trường hợp này có khả năng hồi phục. Các nhà nghiên cứu cho
rằng glucocorticoid gia tăng lúc bị stress có thể đóng góp vào sự đề kháng
insulin. Stress tác động đến sự đề kháng insulin trực tiếp hay gián tiếp thông
qua tương tác với leptin dẫn đến tăng nồng độ leptin máu và ức chế hoạt động
của leptin, thúc đẩy tình trạng đề kháng leptin, góp phần vào sự đề kháng
insulin [30].
1.2.2. Dự phòng bệnh đái tháo đường.
1.2.2.1. Các biện pháp phòng, chống ĐTĐ trên thế giới.
Cách ngăn chặn phát triển thành bệnh ĐTĐ type 2, ở người lớn được
chẩn đoán tiền ĐTĐ, nếu thực hiện việc thay đổi hành vi lối sống có thể
phòng tránh và làm chậm quá trình bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ type 2. Kết
quả từ chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ của cơ quan về dịch vụ sức khỏe
và con người Hoa Kỳ (HHS) tiến hành trên 3.000 người cho thấy giảm từ 5 7% kg cân nặng có thể làm giảm 58% nguy cơ bệnh tiến triển lên ĐTĐ type
2. Có thể giảm cân bằng cách ăn kiêng (giảm chất béo và lượng calo ăn vào)
cũng như tập thể dục với mức độ vừa phải tối thiểu 150 phút một tuần (hầu
hết những người tham gia nghiên cứu chọn đi bộ).
Năm 1989, Hội nghị Y tế toàn cầu lần thứ 42 đã kêu gọi thế giới hành
động về phòng và kiểm soát bệnh ĐTĐ theo khung của Nghị quyết
WHA42.36 [37]. Sau sự kiện này, nhằm hưởng ứng tích cực lời kêu gọi trên
thế giới đã diễn ra những hành động như “Tuyên bố the St. Vincent ở Châu
Âu năm 1994”, “Tuyên bố và kế hoạch hành động của khu vực Tây Thái Bình
Dương năm 2000” tương tự là “Tuyên bố và chiến lược của khu vực cận
Sahara năm 2008” và “Tuyên bố Kathmandu trong năm 2008” [38]. Nghị
quyết WHA 42.36 có thể nói đã mở đầu cho sự phát triển của Chương trình
Phòng chống ĐTĐ ở cấp độ quốc gia. Các chương trình này ở mỗi nước là


22


phương tiện cho các quốc gia phân bổ nguồn lực một cách rõ ràng để ngăn
ngừa bệnh ĐTĐ và chăm sóc cho người bị ĐTĐ, có thể được xem như là một
cam kết của các nước để phòng chống bệnh ĐTĐ [38].
Vào năm 2006, Liên hợp quốc (UN) đã công bố Nghị quyết UN61/225
về phòng chống ĐTĐ với thông điệp kêu gọi: “Các nước thành viên xây dựng
chính sách quốc gia để điều trị, phòng chống và chăm sóc của bệnh ĐTĐ phù
hợp với sự phát triển bền vững của hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ, tiến
đến thống nhất mục tiêu phát triển quốc tế bao gồm cả các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ”.
Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) đang phát triển mô hình hữu ích để hỗ trợ
các nước cần thiết kế một chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ quốc gia.
Theo IDF, một thiết kế chương trình phòng chống ĐTĐ quốc gia phải bao
gồm những mục tiêu là nâng cao nhận thức cộng đồng xúc tiến quốc gia,
truyền thông và giáo dục; phòng ngừa cấp 1 nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ; thay
đổi hành vi và điều trị nhằm phát hiện sớm bệnh làm giảm biến chứng, tử vong.
Mặc dù thay đổi lối sống có hiệu quả cao để phòng ngừa TĐTĐ - ĐTĐ
type 2, trong thời gian qua đã có một số khuyến cáo can thiệp bằng thuốc để
phòng ngừa TĐTĐ - ĐTĐ type 2. Vào thập niên 80, thuốc được sử dụng
Sulphonylurea, Tolbutamide cho những người có rối loạn dung nạp glucose.
Những năm gần đây Metformin, thuốc ức chế glucosidase là Acarbose, chất
ức chế lipase dạ dày ruột là Orlistat và Thiazolidinediones (TZDs) được
nghiên cứu điều trị TĐTĐ type 2.
Căn cứ trên những nghiên cứu lâm sàng và những ý tưởng như sự dung
nạp và chi phí, Metformin được khuyến cáo là một lựa chọn điều trị nếu có
chỉ định điều trị TĐTĐ type 2 bằng thuốc. Đặc biệt, Metformin được chấp
nhận trên bệnh nhân dưới 60 tuổi với BMI từ 30 kg/m 2 trở lên căn cứ trên
những dữ liệu trong nghiên cứu của Chương trình Phòng ngừa ĐTĐ Mỹ.



23

Heikes K.E. (2008) đề nghị một công cụ sàng lọc không can thiệp TĐTĐ và
ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong dân số Mỹ có 8 biến số bao gồm tuổi, vòng
bụng, yếu tố di truyền, chiều cao, dân tộc, tăng huyết áp, tiền sử gia đình và
tập thể dục [39].
Tóm lại, Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế và các Hội ĐTĐ của nhiều nước trên
thế giới đang quan tâm đặc biệt đến bệnh tiền ĐTĐ, ĐTĐ type 2 và nỗ lực
can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng.
1.2.2.2. Các biện pháp phòng, chống ĐTĐ ở Việt Nam.
Hiện, cả nước có trên 2 triệu người mắc ĐTĐ type 2, 3% dân số. Còn theo
kết quả một cuộc điều tra sơ bộ mới đây tại Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình,
Nghệ An, có tới 16,3% số người từ 25 tuổi trở lên mắc bệnh tăng huyết áp. Vì
thế, việc cần làm trước mắt là phải đánh giá và sàng lọc những đối tượng có
nguy cơ cao tại cộng đồng và cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm những người mắc
bệnh không lây nhiễm; tập trung xây dựng các mô hình trọng điểm về phòng
chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng.
ĐTĐ là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người và gây nhiều tổn
thất kinh tế cho xã hội do chi phí điều trị rất cao. Bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu
là ĐTĐ type 2 với 85- 95%. Đây là bệnh do tác động qua lại của cả 2 yếu tố là
di truyền và môi trường. Một hướng phòng chống bệnh được chú ý là việc can
thiệp lối sống cộng đồng, thay đổi hành vi ăn uống sinh hoạt (thay đổi chế độ
ăn thừa đạm, mỡ, chất béo bằng sinh hoạt ăn, ngủ điều độ, vận động thể lực
hợp lý) được coi là giải pháp dự phòng hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng gia tăng
tỷ lệ người mắc ĐTĐ hiện nay.
Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở nước ta còn nhiều hạn chế, mạng lưới y
tế quản lý bệnh ĐTĐ chưa phủ khắp toàn quốc, mà mới tập trung ở một vài
trung tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ có khả năng khám và điều trị bệnh
ĐTĐ còn thiếu về mặt số lượng và hạn chế về mặt kiến thức; trang bị để chẩn



24

đoán và theo dõi bệnh nhân còn lạc hậu; bệnh nhân thường được chẩn đoán ở
giai đoạn muộn và nhiều biến chứng. Một nghiên cứu ở Yên Bái tỷ lệ bệnh
ĐTĐ lần lượt 69,7%; 80,6% không được phát hiện và điều trị; Tại Nghệ An tỷ
lệ bệnh ĐTĐ 69,7%; có 64% không được phát hiện và điều trị [40]. Nhận
thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và phòng bệnh còn nhiều hạn chế. Người
mắc bệnh ĐTĐ còn bi quan trong điều trị do thấy rằng điều trị ít có hiệu quả.
Những người có yếu tố nguy cơ thì không biết những nguy cơ mắc bệnh của
mình cũng như kiến thức về phòng bệnh [41].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Văn Tập và cộng sự
được làm năm 2012 – 2013 để đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
cộng đồng phòng, chống đái tháo dường ở người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại
tỉnh Hậu Giang thì có kết quả tương đối khả quan. Sau can thiệp, hiểu biết
yếu tố nguy cơ về bệnh ĐTĐ tăng lên với hiệu quả can thiệp (HQCT) là
43,8%; hiểu biết về khám phát hiện bệnh - HQCT 11,9%; biết cách phòng
chống bệnh - HQCT 5,5%; hạn chế ăn ngọt - HQCT 35,3%; hạn chế ăn mỡ HQCT 43,2%; hạn chế ăn chất béo - HQCT 0,2%; tăng cường ăn rau, trái cây
- HQCT 63,4%, hạn chế ăn sau 20 giờ - HQCT 27,7%. Kết quả cũng cho
thấy: Giảm tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ của nhóm can thiệp (12,3% giảm xuống
9,9%) với HQCT là 13,1%. Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền ĐTĐ của nhóm can
thiệp (22,3% giảm xuống 12,5%), HQCT là 38,4%. Trạm y tế xã có khả năng
thực hiện có kết quả phòng, chống ĐTĐ cho người dân tộc Khmer với nguồn
lực huy động tại cộng đồng [42].
Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2014, tác giả Bùi Công Đức
và các cộng sự đã so sánh kiến thức, thái độ, thực hành của người dân phường
Phú Diễn – Hà Nội trước và sau can thiệp bằng hoạt động truyền thông. Kết
quả cho thấy sự thay đổi đáng kể về kiến thức của người dân về bệnh ĐTĐ,
100% bệnh nhân sau tuyên truyền biết được ít nhất một yếu tố nguy cơ hoặc



25

một biện pháp dự phòng bệnh. Hầu hết thái độ của người dân cho rằng ĐTĐ
là bệnh nguy hiểm và cần có biện pháp ăn uống và hoạt động thể lực hợp lý
để phòng bệnh. Ý thức của người dân ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức
khỏe (dầu thực vật, thịt gia cầm bỏ da, cá, rau) và tăng cường hoạt động thể
lực được nâng lên sau 06 tháng tuyên truyền [43].
Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002
- 2010, có đề cập đến mục tiêu giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của
bệnh ĐTĐ. Để chống bệnh ĐTĐ có hiệu quả, không thể chỉ trông chờ vào cơ
quan y tế, vào kỹ thuật tiên tiến, mà toàn xã hội phải tự thấy có trách nhiệm,
từ việc tuyên truyền giáo dục, đến việc cải tiến công nghệ thực phẩm, thay đổi
lối sống, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với gia tăng vận động.
Điều này không chỉ để phòng bệnh ĐTĐ mà còn góp phần vào việc phòng
ngừa các bệnh mạn tính không lây khác (bệnh tăng huyết áp, ung thư, tim
mạch,...) và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Không những thế, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả việc truyền
thông giáo dục sức khỏe cho người dân, nâng cao kiến thức cũng như cải
thiện được tình trạng bệnh lý tại địa bàn huyện Thạch Thất nói riêng và thành
phố Hà Nội nói chung.
Bên cạnh rất nhiều những công trình nghiên cứu dịch tễ học có rất ít
nghiên cứu công bố về kết quả can thiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Tạ
Văn Bình và cs (2004) trên đối tượng mắc bệnh ĐTĐ cho kết quả có sự thay
đổi tích cực về kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc sau khi được giáo dục
[44]. Tác giả Nguyễn Vinh Quang (2007) nghiên cứu hiệu quả can thiệp trên
cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình từ năm 2002 đến 2004 cho thấy có sự
thay đổi theo chiều hướng tích cực về nhận thức và hành vi, giảm tỷ lệ tiến
triển từ TĐTĐ sang ĐTĐ, giảm chỉ số BMI và HbA1c sau can thiệp 18 tháng [45].



×