Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần dầu hạt một số giống tía tô trắng (Perilla Frutescens(L.) Britton) ở miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.03 MB, 111 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

BÙI THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN DẦU HẠT MỘT SỐ
GIỐNG TÍA TÔ TRẮNG (PERILLA
FRUTESCENS (L.) BRITTON)
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

BÙI THỊ PHƯỢNG
MÃ SINH VIÊN: 1401485

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN DẦU HẠT MỘT SỐ
GIỐNG TÍA TÔ TRẮNG (PERILLA
FRUTESCENS (L.) BRITTON)
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS Trần Văn Ơn


2. HVCH. Lê Thiên Kim
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Thực vật –
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Trần Văn Ơn, người thầy đã trực tiếp giao cho tôi đề tài này, định hướng, tận tình chỉ
bảo và hỗ trợ tôi bằng bất cứ giá nào trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Thầy là
người thắp lên và là người truyền lửa mãnh liệt để tôi nuôi dưỡng đam mê của mình với
nghiên cứu khoa học và với Thực vật học. Những kinh nghiệm, bài học quý giá cùng
những tư tưởng và tư duy nghiên cứu học được từ thầy sẽ luôn luôn là hành trang không
thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khoa học tại trường và mãi mãi về sau.
Bằng tất cả sự yêu quý và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới HVCH Lê
Thiên Kim, người thầy, người anh, người bạn đã chỉ bảo tôi suốt ba năm làm nghiên cứu
khoa học tại Bộ môn Thực vật. Thầy không chỉ truyền dạy cho tôi những bài học và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình nghiên cứu và học tập mà còn truyền cho tôi rất nhiều
động lực và đam mê với khoa học. Thầy là một tấm gương sáng để tôi noi theo trong
cuộc đời sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới:
TS. Hoàng Quỳnh Hoa, ThS. Nghiêm Đức Trọng, DS. Phạm Thị Linh Giang
đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt kiến thức chuyên môn trong quá trình thực
hiện đề tài. Cảm ơn DS. Phạm Thị Thoa, chị Phạm Mỹ Hạnh đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn Phạm Minh Hiền lớp P1K69 và hai em Phạm Huy Hà, Hoàng
Ngọc Anh, là những sinh viên rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu không quản gian khó, vất vả. Sự hỗ trợ của các bạn, các em cả về thể chất và tinh

thần là một phần vô cùng quan trọng để tôi hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi xin dành cho Bố và Mẹ, những người đã sinh
thành, dưỡng dục, luôn luôn quan tâm và động viên tôi hàng ngày và trên mọi chặng
đường gian khó trong cuộc đời.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên,
Phượng
Bùi Thị Phượng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI PERILLA FRUTESCENS (L.) BRITTON ............................ 2
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật .................................................... 2
1.1.2. Các thứ thuộc loài ................................................................................. 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢ LOÀI PERILLA FRUTESCENS L. BRITTON................................ 5
1.2.1. Hình thái và thể chất ............................................................................ 5
1.2.2. Về thành phần hóa học của quả và dầu quả Tía tô .............................. 5
1.3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA DẦU QUẢ TÍA TÔ .......... 8
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng sinh học của một số acid béo ............. 8
1.3.2. Một số tác dụng sinh học của dầu quả Tía tô ....................................... 9
1.3.3. Lượng dùng khuyến cáo ........................................................................ 9
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU . 9
1.4.1. Chiết tách dầu trong thực vật................................................................ 9
1.4.2. Phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng ................................... 11
1.4.3. Phương pháp phân tích các acid béo .................................................. 11

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ....................................................................... 13
2.1.1. Nguyên liệu.......................................................................................... 13
2.1.2. Hóa chất, thiết bị ................................................................................. 13
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 14
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 14
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật và đặc điểm nông sinh
học .......................................................................................................................... 14
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ................................... 15
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 17
PHẦN 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................ 18
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC MẪU NGHIÊN CỨU ...... 18


3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học .................................. 18
3.1.2. Đặc điểm nông sinh học của các mẫu Tía tô nghiên cứu ................... 24
3.1.3. Đặc điểm hình thái quả và dầu quả .................................................... 27
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu ................................................................................ 28
3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC DẦU TỪ QUẢ CÁC LOÀI NGHIÊN CỨU ..................... 32
3.2.1. Chiết xuất, định lượng, chỉ tiêu cảm quan và tỷ trọng........................ 32
3.2.2. Định tính thành phần dầu bằng sắc ký lớp mỏng ............................... 33
3.2.3. Hàm lượng một số acid béo ................................................................ 35
BÀN LUẬN ........................................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu


Viết đầy đủ

AcOH

Acid acetic

ALA

Acid α – linolenic (omega 3)

AOAC

Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống (Association of Official
Analytical Chemists)

CHCl3

Cloroform

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DHA

Acid docosahexaenoic

DPPH

α, α-diphenyl-β-picrylhydrazyl


EPA

Acid eicosapentaenoic

EtOH

Ethanol

FAPAS

Chương trình thử nghiệm thành thạo (Food Analysis Performance
Assessment Scheme)

FDA

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

GAP

Good Agricultural Practices

GC – FDI

Hệ thống sắc ký khí (GC – Gas Chromatography) kết ion hóa bằng
ngọn lửa trực tiếp, flame-ionization detector
Phương pháp sắc ký khí kết hợp phổ hồng ngoại (Gas Chromatography
- Infra red)
Phương pháp sắc ký khí khối phổ (Gas Chromatography - Mass
Spectrometry)


GC – IR
GC – MS
HNIP

Mã số Phòng tiêu bản Trường ĐH Dược Hà Nội

HPLC – MS Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (High Performance Liquid
Chromatography - Mass Spectrometry)
IPA

Iso propyl alcohol

LA

Acid linoleic

LGC

Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm chính phủ (Laboratory of the government
chemist)

LO

Acid oleic

MeOH

Methanol


SKĐ

Sắc ký đồ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học quả tía tô [31], [39], [40], [41] ....................................... 6
Bảng 1.2. Một số acid béo quan trọng trong dầu quả tía tô.............................................. 7
Bảng 2.1. Thông tin các mẫu nghiên cứu ....................................................................... 13
Bảng 2.2. Thông tin các mẫu so sánh (mua ngoài thị trường) ....................................... 13
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái và nông sinh học của các mẫu tía tô trắng...................... 25
Bảng 3.2. Kết quả định lượng dầu quả các mẫu tía tô .................................................... 32
Bảng 3.3. Kết quả định lượng một số acid béo trong dầu quả các mẫu tía tô ................ 35


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh loài và các thứ thuộc loài Perilla frutescens L. Britton [59] ............ 4
Hình 2.1. Quy trình chiết tách dầu từ quả tía tô bằng phương pháp ép.......................... 16
Hình 3.1. Đặc điểm Hình thái mẫu tía tô trắng T1 nguồn gốc tại Sa Pa (Lào Cai)........ 18
Hình 3.2. Phân tích bộ phận sinh sản mẫu tía tô trắng T1.............................................. 19
Hình 3.3. Đặc điểm Hình thái mẫu tía tô trắng T2 nguồn gốc tại Quảng Uyên (Cao
Bằng) .............................................................................................................................. 21
Hình 3.4. Phân tích bộ phận sinh sản mẫu tía tô trắng T2.............................................. 22
Hình 3.5. Đặc điểm Hình thái mẫu tía tô T3 nguồn gốc tại Quản Bạ (Hà Giang) ......... 23
Hình 3.6. Phân tích bộ phận sinh sản mẫu tía tô trắng t3 ............................................... 24
Hình 3.7. Mối quan hệ gần gũi của 3 mẫu nghiên cứu dựa trên đặc điểm nông-sinh học
(sử dụng phần mềm PC-ORD -version 4.10) ................................................................. 27
Hình 3.8. Mối quan hệ gần gũi của 7 mẫu quả tía tô dựa trên đặc điểm Hình thái và
thành phần dầu quả (sử dụng phần mềm PC-ORD -version 4.10) ................................. 27
Hình 3.9. Đặc điểm vi phẫu lá tía tô (mẫu T3) ............................................................... 28

Hình 3.10. Một số đặc điểm đặc trưng vi phẫu lá ba mẫu tía tô nghiên cứu.................. 30
Hình 3.11. Đặc điểm vi phẫu thân tía tô (mẫu T3) ......................................................... 31
Hình 3.12. Hình ảnh dầu thô (a) và dầu thành phẩm (b) từ quả tía tô ............................ 32
Hình 3.13a. Sắc ký đồ khảo sát pha động ở 366 nm ...................................................... 33
Hình 3.13b. Sắc ký đồ khảo sát pha động ở ánh sáng trắng ........................................... 34
Hình 3.14. Sắc ký đồ định tính sơ bộ dầu một số mẫu tía tô ở bước sóng .........................
366 nm trước và sau khi phun thuốc thử H2SO4 10% .................................................... 34
Hình 3.15. Sắc ký đồ định tính sơ bộ dầu một số mẫu tía tô ở ánh sáng trắng sau khi
phun thuốc thử H2SO4 10% .......................................................................................... 345
Hình 3.16. Hình ảnh quả các mẫu tía tô trắng T1 (a), T2 (b), T3 (c) và mẫu tô tử mua tại
Lãn Ông (d) .................................................................................................................... 37
Hình 3.17. Hình ảnh quả và hạt các mẫu tía tô trắng T1 (a), T2 (b), T3 (c) .................. 38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tía tô (Perilla frutescens(L.) Britton) thuộc chi Tía tô (Perilla), họ Bạc hà
(Lamiaceae). Theo các tài liệu thực vật, ở Việt Nam hiện đã xác định có ba thứ của loài
này, bao gồm: Perilla frutescens var. frutescens, Perilla frutescens var. crispa, Perilla
frutescens var. acuta, được phân loại dựa vào đặc điểm hình thái và cách sử dụng [2],
[7], [9]. Trong đó hai thứ Perilla frutescens var. frutescens, còn gọi là Tía tô trắng, và
Perilla frutescens var. purpurascens, còn gọi là Tía tô nhọn, có nhiều đặc điểm hình thái
tương đồng, dễ nhầm lẫn trong thực tế sử dụng.
Gần đây, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, quan tâm nghiên cứu về
thành phần dinh dưỡng và ứng dụng của dầu quả Tía tô từ các thứ của loài Perilla
frutescens (L.) Britton. Các nghiên cứu đã chỉ ra dầu ép từ quả Tía tô có hàm lượng các
acid omega 3, omega 6 và vitamin E trong quả rất lớn, cao hơn rất nhiều các dầu thực vật
hiện đang dùng như dầu lanh, dầu vừng, dầu đậu tương,...Kết quả nghiên cứu của Lương
Thị Kim Chi (2015) về cây Tía tô trắng ở Bát Xát, Lào Cai cho thấy dầu Tía tô trắng có
hàm lượng rất cao omega 3 (63,11g/100g), omega 6 (18,03g/100g), vitamin E và nhiều
acid béo chưa bão hòa. Dầu quả Tía tô cũng nhiều tác dụng sinh học quý như chống viêm,

tăng cường miễn dịch, chống oxi hóa, chống dị ứng,...[33], [57], [60]. Ngoài ra, ở các
nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,…lá của các thứ của loài Perilla
frutescens còn được sử dụng trong các món ăn đặc trưng như sushi, salad, thịt nướng,...
với các tên các thứ: “Tía tô Hàn Quốc”, “Tía tô trắng”, “vừng dại”, “Tía tô xanh”,... [41].
Quả và lá của thứ này cũng có thể dùng làm bánh và nhiều món ăn [41].
Qua khảo sát sơ bộ ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam (Lào Cai, Thái Nguyên,
Hà Giang), chúng tôi nhận thấy một số giống Tía tô bản địa của địa phương, đang được
người dân trồng trọt ở quy mô nhỏ để lấy quả ăn, làm bánh, ép dầu thắp sáng,.... Nhằm
xác định cơ sở khoa học, từ đó định hướng phát triển, khai thác tiềm năng của nguồn dầu
thực vật tự nhiên này, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần dầu hạt
một số giống Tía tô trắng (Perilla frutescens (L.) Britton) ở miền Bắc Việt Nam”
đượcthực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích đặc điểm thực vật và nông sinh học của một số giống Tía tô trắng được
trồng ở miền Bắc Việt Nam.
2. Phân tích đặc điểm và thành phần dầu hạt của một số giống Tía tô trắng được
trồng ở miền Bắc Việt Nam.

1


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về loài Perilla frutescens (L.) Britton
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Theo[2], [7], [62], loài Perilla frutescens (L.) Britton thuộc chi Tía tô (Perilla L.),
họ Bạc hà (Lamiaceae).Vị trí phân loại của loài được tóm tắt như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ Bạc hà (Lamiales)

Phân lớp Bạc hà (Lamiidae)
Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Chi Tía tô (Perilla L.)
Loài Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton)
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây cỏ mọc thẳng đứng, cao 50 – 150 cm. Thân có thiết diện vuông, màu xanh hay
tím nhạt, có lông đa bào thưa hoặc dày đặc. Lá hình trứng rộng hay gần tròn, cỡ 5 – 15 x
3 – 10 cm, chóp lá nhọn, gốc tù, tròn hay hình nêm, mép xẻ răng cưa to và sâu, 2 mặt
màu xanh hay tím nhạt, có lông đa bào dày; gân bên 7 – 8 đôi; cuống lá dài 2 – 5 cm.
Cụm hoa dạng chùm ở đỉnh cành, dài 5 – 20 cm, mỗi đốt 2 hoa mọc đối. Lá bắc hình
trứng, dài hơn hoa, có lông đa bào dài. Hoa lưỡng tính, mọc thẳng hoặc vòng, có cuống
dài 1 – 3 mm. Đài hình chuông, cỡ 3 – 4 x 2 – 2,5 mm, có lông đa bào và điểm tuyến ở
phía ngoài, có vòng lông ở họng, 2 môi: môi trên 3 thùy ngắn; môi dưới 2 thùy nhọn và
dài hơn môi trên, đài quả đồng trưởng cỡ 7 – 10 x 3,5 – 4,5 mm. Tràng hoa màu tím nhạt,
dài 5 – 6 mm, có lông ở phía ngoài, có vòng lông ở họng, 2 môi: môi trên 2 thùy xẻ nông;
môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn, không có khuyết ở đỉnh. Nhị 4, thụt trong ống tràng,
2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên; bao phấn 2 ô song song. Bầu nhẵn; vòi nhụy xẻ 2 thùy ở
đỉnh. Đĩa mật có thùy trước cao hơn các thùy khác. Quả đóng tư, gồm 4 hạch nhỏ gần
hình cầu, đường kính 1 – 1,5 mm, dài 2,08 – 2,96 mm, có gân mạng lưới, màu nâu, trắng,
xám, nâu, nâu đậm hoặc vàng nâu [2], [59].

2


1.1.2. Các thứ thuộc loài
Theo Thực vật chí Trung Quốc, loài Perilla frutescens (L.) Britton gồm 3 thứ được
phân loại theo khóa sau [59]:
1a. Lá có răng cưa sâu, hẹp, màu tím…………………….……………..var. crispa
1b. Lá có răng cưa thô, đôi khi có màu xanh, ít nhất là ở mặt trên
2a. Đài quả tới 1,1 cm, đế và thân có lông dài, mềm, dày; lá hình trứng rộng tới cầu,

7 – 13 x 4,5 – 10 cm, mặt trên có lông nhiều, mặt dưới có lông mịn; quả hạch
màu nâu xám, kích thước khoảng 1,5 mm.........................var. frutescens
2b. Đài quả 4 – 5, 5 mm, đế và thân có lông dài thẳng mềm, lá hình trứng, 4,5 –
7,5 x 2,8 – 5 cm, có lông tơ mịn, quả hạch màu vàng nâu, đường kính 1 – 1,5
mm..........................................................................................var.purpurascens
Theo Thực vật chí Việt Nam, ở Việt Nam đã xác định có 3 thứ gồm:
a) Perilla frutescens L.Britton – Tía tô (tương ứng với thứ Perilla frutescens var.
frutescens trong Thực vật chí Trung Quốc). Thứ này được coi là thứ chuẩn, trên thế giới
được trồng trọt rộng rãi ở nhiều nơi như Trung Quốc, Butan, Campuchia, Indonesia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Lào. Ở Việt Nam, thứ này phân bố chủ yếu ở độ cao 1.300 – 1.600 m
trên dãy Hoàng Liên Sơn [9] và một số tỉnh thành như Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Bắc
Sơn), Hòa Bình (Mai Châu, Pà Cò) [2]: Cây cỏ cao vào 1 m; thân có lông, có 4 cạnh tròn.
Lá có phiến xoan, chốt nhọn, gốc tròn, mép có răng to, gân phụ 6 – 8 cặp; cuống dài 2 –
3 cm. Cụm hoa ở ngọn nhánh và nách lá; dài cao 2 mm, có lông; vành 4 mm, đều; nhị
không thò. Đài ở trái phù và môi trên có 3 răng nhỏ, 2 răng dưới dài, đóng quả tròn, nâu,
có mạng, to 1mm [9].
b) Perilla frutescens var. acuta (Thunb.) Kudo – Tía tô nhọn (tương ứng với thứ
Perilla frutescens var. purpurascens trong Thực vật chí Trung Quốc). Tên đồng nghĩa:
Perilla ocymoides L. var. purpurascens Hayata, Ocimum acutum Thunb, Perilla
cavaleriei Levl. Khác với thứ chuẩn đã mô tả trên bởi cây có lông tơ và lông đa bào thưa
hơn, lá có kích thước nhỏ hơn (4 – 7 x 2,5 – 5 cm), mép xẻ răng cưa nông và đài quả có
kích thước nhỏ hơn (cỡ 4 – 5 mm). Thứ này thường phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang
(Đồng Văn, thị xã Hà Giang), Lạng Sơn (Bắc Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội, Ninh
Bình (Chợ Ghềnh). Trên thế giới, loài này được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản [2].

3


Hình 1.1a.
Perilla frutescens L. Britton

Chú thích
A.Cành mang hoa
B.Đài đồng trưởng
C.Quả hạch

Hình 1.1b.
Perilla frutescens var. frutescens
Chú thích
1. Cành mang hoa
2. Hoa
3. Đài đồng trưởng
4. Đài
5. Tràng
6. Bộ nhụy
7. Quả (nhìn từ dưới lên và từ trên xuống)

Chú thích
1. Cành mang hoa
2. Đài
3. Tràng
4. Quả

Hình 1.1c. Perilla frutescens var. purpurascens
Hình 1.1. Hình ảnh loài và các thứ thuộc loài Perilla frutescens L. Britton [59]
c) Perilla frutescens var. crispa (Benth.) Deane ex Bailey – Tía tô rúm (tương tự
thứ Perilla frutescens var. crispa trong thực vật chí Trung Quốc). Tên đồng nghĩa: Perilla
ocymoides L. var. crispa Benth, Ocimum crispum Thunb., Perilla frutescens var. crispa
(Thunb.) Hand. – Mazz, Dentidia nankinensis Lour., Plectranthus nankinensis Spreng.,
Perilla nankinensis (lour) Decne. Khác với thứ chuẩn đã mô tả ở trên bởi thân gần như
4



nhẵn hay chỉ có lông rải rác ở phần non; lá màu tím, xẻ răng cưa sâu, rúm và thường biến
thái hơn; đài quả cũng có kích thước nhỏ hơn. Thứ này được phân bố rộng rãi hầu khắp
các tỉnh, thành phố ở nước ta.
1.2. Đặc điểm quả loài Perilla frutescens L. Britton
1.2.1. Hình thái và thể chất
Quả Tía tô có hình cầu hoặc gần cầu, bề mặt quả có gân dạng lưới. Về hình thái và
thể chất quả, các thứ khác nhau có đặc điểm khác nhau. Nghiên cứu của Kyu Jin Sa và
cộng sự (2012) tiến hành trên 54 mẫu nghiên cứu thuộc 2 thứ khác nhau là Perilla
frutescens var. frutescens và Perilla frutescens var. crispa cho thấy nhóm quả của 38 mẫu
thuộc thứ Perilla frutescens var. frutescens có kích thước trung bình lớn hơn thứ còn lại
(2,08 – 2,96 mm so với 1,6 – 1,72 mm). Về hình thái và thể chất, các mẫu thuộc thứ
Perilla frutescens var. frutescens có màu từ trắng, xám, nâu đến nâu đậm trong khi thứ
Perilla frutescens var. crispa chỉ có màu nâu đậm [49].
Sự đa dạng hình thái và thể chất quả Tía tô còn thay đổi theo điều kiện sinh trưởng
[42]. Các mẫu trồng trọt thường có màu sắc quả rất đa dạng từ trắng, xám, nâu đến nâu
đậm trong khi các mẫu mọc hoang chỉ có quả màu nâu đậm. Về kích thước quả, các mẫu
được trồng trọt có chiều dài quả trung bình lớn hơn đáng kể so với các mẫu mọc hoang
[31], [48], [49]. Độ dày vỏ quả và độ cứng các mẫu mọc hoang đều dày và cứng hơn các
mẫu được trồng [31]. Kết quả nghiên cứu trên 56 mẫu quả Tía tô ở Hàn Quốc và Nhật
Bản thuộc 2 thứ Perilla frutencens var. frutescens (40 mẫu) và Perilla frutencens var.
crispa (16 mẫu) cho thấy hầu hết các mẫu Perilla frutencens var. frutescens đều có kích
thước quả trung bình lớn hơn 2 mm, quả mềm, màu sắc đa dạng (trắng, xám, nâu, nâu
đậm) còn các mẫu mọc hoang của thứ này hầu hết có kích thước quả nhỏ hơn 2mm, cứng
và chỉ có màu nâu đậm [48].
1.2.2. Về thành phần hóa học của quả và dầu quả Tía tô
1.2.2.1. Thành phần hóa học chung của quả Tía tô
Các nghiên cứu về quả Tía tô cho thấy đây là một trong những quả có hàm lượng
dinh dưỡng cao, nhiều thành phần có hàm lượng tương đương hoặc cao hơn so với các

loại dầu hay được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng khác như dầu lanh, dầu hướng dương,
dầu lạc, dầu mù tạc,…
Thành phần chính của quả Tía tô là chất béo (chiếm phần lớn khối lượng dầu quả)
chiếm khoảng 51,7% [34] hay 35 – 45% [26], hay 31 – 51% [18], ngoài ra còn có protein
chiếm khoảng 17% – 23,12% khối lượng quả. Các thành phần khác cũng chiếm hàm
lượng lớn bao gồm vitamin E (734mg/kg), carbohydrat (20,3%), phospho (7,10%),
5


magnesi (2,75%), calcium (2,69%),... [31], [41]. Ngoài ra, quả còn chứa các polyphenol,
flavone khác nhau (rosemarinic acid, luteolin, chrysoeriol, quercetin, catcehin, apegenin
và shishonin) [39], và các hợp chất khác như acid caffeic, monoterpen alkaloids, ascorbic
acid, beta – caroten, citral, dillapiol, elemicin, limonene, myristicin, protocatechuic acid,
perillaldehyd, xanthin oxidase, các vitamin và muối khoáng [40],... (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Thành phần hóa học quả Tía tô [31], [39], [40], [41]
Thành phần
Dầu béo tổng
Omega 3
Omega – 6
Dầu béo
Omega – 9
Acid palmitic
Acid stearic
Protein
Carbohydrat
Các hợp chất phenolic
Vitamin E
Nước
1.2.2.2. Thành phần hóa học của dầu quả


Hàm lượng
35 – 51,7 %
54 – 65 %
14 – 23 %
11 – 16 %
4 – 12 %
1–3%
17 – 23,12 %
20,3 %
80,56 ± 1,79 µg/g
734 mg/kg
6,3 %

Dầu thu được từ quả Tía tô thường có màu vàng nhẹ, trong suốt và có mùi thơm,
tan nhẹ trong ethanol, tan tốt trong các dung môi hữu cơ không phân cực như ether petro,
CHCl3, diethyl ether,...[10], [39], [41].
a) Lipid và các acid béo
Trong dầu quả Tía tô, hàm lượng lipid toàn phần dao động từ 38,6 đến 47,8% tính
theo khối lượng quả khô. Trong đó, triglycerid chiếm 91,2 – 93,9%; glycolipid chiếm 3,9
– 5,8% và phospholipid chiếm 2,0 – 3,0% [51]. Một nghiên cứu trên 3 mẫu quả (2 mẫu
thu hái và một mẫu mua tại siêu thị) ở Thái Lan cho kết quả như sau: hàm lượng lipid
trong quả khoảng 34 – 36%, trong đó triacylglycerol – được cấu tạo bởi glycerol và các
acid béo – là thành phần chủ yếu, chiếm tới 97% lipid tổng số và 88,1 – 91,0% triglycerid,
và một phần nhỏ là phytosterol (3%) [52]. Ngoài các thành phần trên, lipid trong dầu quả
Tía tô còn chứa một lượng nhỏ các ester sterol, hydrocacbon, acid béo tự do, sterol tự do
và một lượng nhỏ glycerid [34], [39], [51], [52].
Các acid béo trong dầu quả Tía tô gồm acid béo no, đơn không no hoặc đa không
no.Trong đó, acid béo không no thường có tỷ lệ lớn hơn 90% hay 87,29% [61], và một
phần acid béo no (12,69%) [34], [39], [51], [52]. So với các loại dầu thực vật khác, dầu
quả Tía tô được chứng minh chứa acid béo không no với hàm lượng cao. Các acid béo

6


không no được quan tâm nhiều nhất là các acid béo không no chứa một hoặc nhiều nối
đôi ở các vị trí số 3, 6, 9 tính từ nhóm methyl cuối cùng của mạch carbon. Họ acid béo
này thường gọi là các acid béo omega – n (n = 3, 6, 9), là những thành phần quan trọng
đối với các chức năng của cơ thể.
Bảng 1.2. Một số acid béo quan trọng trong dầu quả Tía tô
Khung cấu trúc

Hợp chất
Acid α – linolenic (ALA) C18:3
Acid linoleic (LA) C18:2
Acid oleic (LO) C19:1
Acid eicosapentaenoic (EPA) C20:5
Acid docosahexaenoic (DHA) C22:6

Kết quả phân tích hàm lượng acid béo omega trong dầu hạt Tía tô của Vũ Tú
Quỳnh Trang (2016) [13] với ba acid béo omega 3, 6, 9 lần lượt là 57,70 – 16,36 – 15,12.
Theo số liệu của Lee, J. H. và cộng sự (2013), quả “Tía tô Hàn Quốc” có hàm lượng
omega 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 54% – 64%, thành phần omega 6 thường khoảng 14%
và omega 9 cũng có trong dầu quả [26]. Năm 2006, Siriamornpun S. và cộng sự cũng đã
nghiên cứu về thành phần các chất trong dầu quả Tía tô thu hái được tại Maehongsorn,
Chiang Mai và một mẫu thu mua trên thị trường (Thái Lan). Thành phần của dầu chứa
các acid béo với hàm lượng lớn nhất là omega 3 (55 – 60%). Hai acid béo chiếm tỉ lệ
đáng kể khác là omega 6 (18 – 22%) và omega 9 (11 – 13%) [52]. Nghiên cứu của
Lương Thị Kim Chi (2005) trên một mẫu Tía tô thu hái tại Bát Xát, Mường Vi, Lào Cai
cho kết quả hàm lượng acid béo đa không no chiếm một tỷ lệ lớn, trong đó hàm lượng
trong 100 g quả như sau: omega 3, omega 6 và omega 9 có hàm lượng lần lượt là 63,143
g, 18,032 g và 8,590 g [6]. Số liệu của Shin, H. S. và Kim, S. W. (1994) thu được trên 5

mẫu quả tại Suwon, Hàn Quốc chỉ ra hàm lượng omega 3 là 61,1 – 64,0%, hàm lượng
omega 6 là 14,3 – 17,0% còn hàm lượng omega 9 là 13,2 – 14,9% [51]. Nghiên cứu của
Longvah, T. và cộng sự (1991) chỉ ra hàm lượng omega 3 trong các mẫu Tía tô nghiên
cứu ở Đông Bắc Ấn Độ là 56,8%, omega 6 là 17,6% [34].

7


b) Các hợp chất khác
Dầu Tía tô có chứa một hàm lượng đáng kể vitamin E. Trong tự nhiên, vitamin E
thường tồn tại ở bốn dạng cấu hình (α, δ, γ, β)tương ứng với 2 đồng phân tocopherol và
tocotrienol. Theo nhiều nghiên cứu, trong dầu quả Tía tô, hàm lượng cấu hình γ cao hơn
rất nhiều lần so với các cấu hình còn lại (ở cả đồng phân tocopherol và tocotrienol). Các
kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy γ – tocotrienol có tác dụng chống lại các tác nhân
oxy hóa tự do gấp 3 lần so với α – tocopherol trong thử nghiệm in vitro. Mặt khác, các
tocotrienol cũng được báo cáo là ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, làm giảm nồng
độ cholesterol huyết tương trong các thí nghiệm trên động vật và ngăn chặn sự di căn của
tế bào ung thư, trong đó tác dụng của cấu hình γ, δ, được chứng minh là có hiệu lực tốt
hơn cấu hình α [20].
Các hợp chất nhóm phenolic trong dịch chiết quả Tía tô đã được tìm thấy trong các
nghiên cứu khá đa dạng về cấu trúc và khác nhau về hàm lượng cũng như hoạt tính sinh
học. Các hoạt chất chính đã được xác định về cấu trúc thường thuộc nhóm flavonoid.
Mặc dù trong tự nhiên các flavonoid thường tồn tại dạng glycoside, trong Tía tô chúng
lại thường là những aglycon [50]. Các aglycon cũng được biết đến là có hoạt tính chống
oxi hóa và ức chế men lipoxygenase mạnh hơn các glycoside tương ứng của nó. Một số
flavonoid đã được tìm thấy trong quả bao gồm luteolin, luteolin – 7 – O – glucoside,
chrysoeriol, apigenin, apigenin – 7 – O – glucoside, acid rosemarinic, acid rosmarinic –
3 – O – glucoside, acid caffeic, acid caffeic – 3 – O – glucoside [23], [26], [37].
1.2.2.3. Bã khô sau khi chiết xuất dầu quả
Theo một số nghiên cứu, bã hay khô dầu Tía tô còn lại sau khi ép có chứa 34,8%

chất đạm (protein), 4,4% chất béo và nhiều khoáng chất như calcium 0,56%, phosphorus
0,47% và nitrogen 6,14% nên có thề dùng làm thức ăn gia súc, phân bón [13].
1.3. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng sinh học của dầu quả Tía tô
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng sinh học của một số acid béo
Giá trị dinh dưỡng của quả Tía tô nằm ở phần dầu chiết xuất được, có hàm lượng
các protein, acid béo không bão hòa, vitamin E khá cao. Các thành phần này có vai trò
quan trọng với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, qua đó đóng góp vào sự cân bằng các hoạt
động chuyển hóa sinh học và các cơ chế bảo vệ cơ thể. Trong các acid béo không bão
hòa, acid linolenic hay còn gọi là omega 3 (ALA), acid linoleic hay còn gọi là omega 6
và acid oleic tức omega 9 là ba acid có nhiều lợi ích hơn cả, nhất là trên tim mạch. Omega
3 và omega 6 là hai acid béo thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp được trong khi omega
9 có thể tổng hợp được trong cơ thể từ các acid béo khác. Trong 3 acid béo trên, omega
8


3 có vai trò tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch cũng như có vai trò ức
chế một số tế bào ung thư. Trong cơ thể, omega 3 có khả năng chuyển hóa thành DHA
và EPA, hai chất có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các bệnh về tim mạch như
các biến chứng mạch vành, làm giảm các cục máu đông [16], [19], [24], [30], [31], [35],
[46], [55].
1.3.2. Một số tác dụng sinh học của dầu quả Tía tô
Dịch chiết quả Tía tô đã được nghiên cứu về tác dụng sinh học và được báo cáo có
nhiều tác dụng quan trọng, trong đó nổi bật có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa:
- Hoạt tính chống viêm của dịch chiết quả Tía tô đã được chứng minh cao hơn so
với natri cromoglycate (một hoạt chất được sử dụng trong điều trị viêm phế quản) khoảng
6,5 lần [31], [32]. Dịch chiết quả Tía tô có khả năng kiểm soát phản ứng viêm và phản
ứng dị ứng in vivo trên chuột nhờ khả năng ức chế enzyme lipoxygenase mạnh hơn 100
lần so với dịch chiết lá Tía tô, hoạt tính này tăng theo nồng độ dịch chiết. Tác dụng của
dịch chiết toàn phần cao hơn so với chất phân lập [50].
- Hoạt tính chống oxi hóa: có sự tương quan tỷ lệ giữa hàm lượng phenolic toàn

phần và tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết [26]. Hoạt tính chống oxi hóa theo phương
pháp DPPH của thân, lá và quả lần lượt là 61,8%, 60,8% và 33,3% [21], [33].
1.3.3. Lượng dùng khuyến cáo
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA (2005), lượng omega
3 được chấp nhận sử dụng là 1,6 g/ngày đối với nam và 1,1 g/ngày đối với nữ. Ngoài ra
FDA khuyến nghị rằng tổng số omega 3 trong khẩu phần ăn không quá 3 g/ngày/người,
trong đó nguồn dinh dưỡng bổ sung không quá 2 g/ngày/người [32].
1.4. Tổng quan về các phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu
1.4.1. Chiết tách dầu trong thực vật
Hiện nay để chiết xuất dầu thực vật nói chung có nhiều phương pháp khác nhau,
tùy thuộc trình độ, quy mô, loại nguyên liệu và mục đích chiết dầu.
1.4.1.1. Chiết xuất dầu bằng phương pháp ép
Nguyên lý: Dưới tác động của lực nén cơ học, các phần tử chứa dầu bắt đầu biến
dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị hẹp dần và den khi lớp dầu dồn lại có chiều dày
không đổi thì bắt đầu dầu thoát ra. Trong quá trình ép, lực nén làm biến dạng các phân
tử rắn, khi dầu tách ra phần còn lại là lớp bã rắn được đẩy ra ngoài qua đầu trục vít.
Ưu điểm: Chiết tách được dầu với hiệu suất tương đối cao, phần dầu còn lại trong
bã còn khá ít. Thiết bị chiết tách đơn giản với các loại máy cán ép từ quy mô nhỏ đến

9


lớn, không cần sử dụng dung môi độc hại. Quá trình tiến hành đơn giản, thời gian ngắn,
hạn chế tác động nhiệt, ẩm,… lên quá trình chiết tách và chất lượng dầu.
Nhược điểm: Sản phẩm lẫn nhiều tạp cơ học, bao gồm cả các tạp thân nước gây ảnh
hưởng đến chất lượng và độ ổn định của dầu.

10



1.4.1.2. Một số phương pháp chiết xuất dầu khác
Ngoài phương pháp ép, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như chiết
bằng dung môi hữu cơ, chiết có sử dụng enzyme thủy phân, chiết bằng CO2 siêu tới
hạn,…
1.4.2. Phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng
Sắc ký lớp mỏng (TLC) là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh có chứa hỗn hợp các chất cần tách. Kỹ thuật trên hiện được
sử dụng khá phổ biến trong các chỉ tiêu định tính của nhiều chuyên luận dược liệu trong
Dược điển Việt Nam [4].
Phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng dựa vào sự xuất hiện hay không của
các vết chất trên sắc ký đồ (màu sắc, Rf) để xác định được sự có mặt hay không của một
chất trong mẫu thử, thường sử dụng chất chuẩn hoặc dược liệu chuẩn (trong kiểm nghiệm
dược liệu) để đối chiếu [1], [14], [15].
Ngoài ra, trong cùng một chi hay một loài, dựa vào TLC, người ta có thể tìm ra các
vết đặc trưng của chi hay loài đó bằng cách phân tích các mẫu khác nhau của các loài
trong chi trên cùng một bản mỏng, ở cùng điều kiện, để tìm ra các vết đặc trưng chung
của chi đó và đặc trưng riêng của từng loài. Đây được gọi là “thiết lập vân tay sắc ký”,
nói cách khác là xác định tập hợp các vết luôn luôn có mặt trong sắc ký đồ của loài đó ở
điều kiện sắc ký xác định, đặc trưng cho loài và được dùng để xác định loài [11], [14],
[15].
1.4.3. Phương pháp phân tích các acid béo
Hiện nay có nhiều phương pháp có thể sử dụng phân tích acid béo nói chung và
các acid béo omega 3, omega 6 nói riêng. Các kỹ thuật hay được sử dụng bao gồm sắc
ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC), quang phổ hồng ngoại (FTIR), sắc ký
lỏng khối phổ (LC – MS) và sắc ký khí khối phổ (GC – MS). Trong đó, phương pháp
được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp sắc ký khí dịch chiết thủy phân
chất béo bằng các kỹ thuật sắc ký khí GC – FDI, GC – IR, GC – MS,... dựa trên các quy
trình chuẩn như AOAC, LGC, FAPAS.
Sắc ký khí có nhiều ưu điểm để áp dụng phân tích các acid béo. Với khả năng có
thể phân tích được tất cả các loại acid béo trong cùng một lần chạy máy, kết quả phân

tích tin cậy và chính xác phương pháp này đã và đang được áp dụng rộng rãi. Các acid
béo chuỗi dài có khả năng bay hơi hạn chế, nhiệt độ bay hơi của các acid béo thường khá
rộng nên để đạt được độ phân giải cần thiết khi phân tích bằng sắc ký khí cần trải qua
quá trình dẫn xuất hóa để tạo các dẫn chất dễ bay hơi. Phổ biến nhất và dễ thực hiện nhất
11


là quá trình tạo các dẫn chất ester của acid béo, trong đó ester methylic là loại dẫn xuất
hay được thực hiện nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả để tạo dẫn
xuất ester methylic, bao gồm ester hóa với methanol trong môi trường acid sulfuric hoặc
acid hydrocloric, ester hóa với methanol trone môi trường kiềm hoặc sử dụng các chất
xúc tác khác như diazomethan, bor trifloric,... Detector dùng cho phân tích các acid béo
có thể là FDI, MS, IR, các phương pháp này đều được AOAC chấp nhận và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới [17], [44], [52], [53], [58].

12


PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu bao gồm cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan
sinh sản (hoa, quả) của các giống được người bản địa gọi là “Tía tô trắng” trồng ở Sa Pa
(Lào Cai), Quản Bạ (Hà Giang) và Quảng Uyên (Cao Bằng) (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thông tin các mẫu nghiên cứu
Ký hiệu mẫu

T1

T2


T3

Nguồn gốc

Xã Tả Phìn, huyện
Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thị trấn Quảng
Uyên, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao
Bằng

Thị trấn Quản Bạ,
huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang

Ngày thu mẫu cây
và hoa

15/09/2018

12/9/2018

1/10/2018

Ngày thu mẫu hoa

15/09/2018


12/09/2018

24/11/2018

Ngày thu mẫu quả

06/10/2018

05/11/2015

11/12/2018

Mã số tiêu bản

HNIP/18558/19

HNIP/18556/19

HNIP/18559/19

Ngoài ra, mẫu quả Tía tô trắng có nguồn gốc ở Bát Xát, Lào Cai (T4), Thái Nguyên
(T5), Sơn La (T6) và mẫu “hạt” có tên “Tô tử” thu mua tại Lãn Ông (mẫu phổ biến, cứ 5
cửa hàng thì 4 cửa hàng sử dụng mẫu “Tô tử” này) được sử dụng trong nghiên cứu dầu
quả, như căn cứ để so sánh chất lượng (Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Thông tin các mẫu so sánh (mua ngoài thị trường)
Ký hiệu mẫu

T4

T5


T6

TT

Nguồn gốc

Lào Cai

Thái Nguyên

Sơn La

Lãn Ông

2.1.2. Hóa chất, thiết bị
2.2.2.2. Hóa chất thí nghiệm
EtOH 96%, nước cất, CHCl3, MeOH, n-hexan, ether petro, diethyl ether, AcOH,
IPA, toluen.
2.2.2.3. Thiết bị nghiên cứu
- Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao CAMAG bao gồm: Bộ máy phun
mẫu bán tự động (dùng cho hệ thống sắc ký bản mỏng) Camag Linomat 5; máy triển khai
sắc ký bản mỏng Camag ADC 2; máy chụp ảnh bản mỏng và phân tích dữ liệu Camag
TLC Visualizer, 2 phần mềm winCATS và VideoScan.
- Máy ép dầu NaniFood – NNF 868 IN
13


- Bộ dụng cụ đo hàm ẩm bằng phương pháp dung môi
- Bình triển khai sắc ký.

- Bản mỏng HPTLC Silica gel 60 F254 (Merk) dành cho HPTLC và TLC.
- Bình nhúng thuốc thử
- Tủ sấy WiseVen (R) WOF.
- Cân kỹ thuật Sartorius (TE3102S).
- Cân phân tích Executive Pro Semi-Micro (ES 225 SM-DR)
- Máy ly tâm HETTICH EBA 21
- Máy ly tâm Eppendorf -5424 R
- Cồn kế, nhiệt kế.
- Các dụng cụ thủy tinh: bình nón 250 ml, cốc có mỏ 200; ống nghiệm thủy tinh có
nắp, bình định mức 25ml, 50ml và 100ml; pipet 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml; đũa thủy tinh;
phễu thủy tinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành thực hiện 2 nội dung nghiên cứu:
1. Phân tích đặc điểm thực vật và tính đa dạng của các giống Tía tô trắng thu hái ở
miền Bắc Việt Nam: Thu mẫu, mô tả và phân tích các đặc điểm hình thái, xác định tên
khoa học, đặc điểm vi phẫu thân, lá và một số chỉ tiêu nông sinh học các mẫu nghiên cứu.
2. Xác định một số chỉ tiêu kiểm nghiệm và phân tích thành phần dầu hạt của các
giống Tía tô trắng thu hái ở miền Bắc Việt Nam: Chiết xuất dầu quả (thường gọi là “dầu
hạt”), xác định một số chỉ tiêu (cảm quan, tỷ trọng và định tính bằng sắc ký lớp mỏng)
của dầu, định lượng hàm lượng hai acid béo omega 3, omega 6 trong dầu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật và đặc điểm nông sinh học
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học
- Lấy mẫu: Các mẫu nghiên cứu thực vật được thu cả cây (đầy đủ cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản). Trong đó phần mang cụm hoa, quả được làm tiêu bản cây
khô lưu tại Phòng tiêu bản – Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP) (Bảng 2.1).
- Mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp mô tả phân
tích hình thái thực vật [3].
- Tên khoa học được giám định bằng phương pháp so sánh hình thái, dựa trên các
tài liệu thực vật phân loại loài Perilla frutescens [2], [9], [50], [59], so sánh với bộ tiêu

bản online của các phòng tiêu bản trong và ngoài nước [64], với sự giúp đỡ của các
chuyên gia phân loại thực vật.
2.3.1.2. Phân tích một số chỉ tiêu nông sinh học
14


Các chỉ tiêu nông sinh học được nghiên cứu bao gồm: thời gian ra hoa, quả, năng
suất quả (trên một cá thể và trên một đơn vị diện tích trồng), đặc điểm hình thái liên quan
đến năng suất và sinh khối (kích thước lá, góc mọc lá, chiều cao cây, đặc điểm quả, vỏ
quả,… (Phụ lục 2.2A).
2.3.1.3. Xác định mối quan hệ gần gũi của các mẫu nghiên cứu
Mối quan hệ gần gũi của 3 mẫu nghiên cứu dựa trên đặc điểm nông - sinh học, gồm
trên 36 chỉ tiêu (Phụ lục 2.2.A).
Mối quan hệ gần gũi của 7 mẫu quả dựa trên đặc điểm hình thái và dầu ép được từ
quả, gồm 11 chỉ tiêu (Phụ lục 2.2.B).
Tiến hành phân tích sử dụng sử dụng công cụ Cluster Analysis của phần mềm PCORD phiên bản 4.10 để xác định mối quan hệ gần gũi dựa trên đặc điểm nông sinh học
và đặc điểm quả của các mẫu nghiên cứu.
2.3.1.4. Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu
Chọn bộ phận làm vi phẫu: Đối với vi phẫu thân, phần thân được chọn là đoạn thân
giữa 2 đốt số 3 và 4 tính từ ngọn xuống ở thân chính (mọc thẳng) đã trưởng thành (có
hoa hoặc quả). Đối với lá, lựa chọn các lá ở phần thân chính, đốt thứ 3 hoặc 4. Các bộ
phận thân, lá của 03 mẫu nghiên cứu được cắt, tẩy, nhuộm kép theo phương pháp làm
tiêu bản vi học thực vật [3], lên tiêu bản bằng phương pháp giọt ép. Quan sát vi phẫu
dưới kính hiển vi và xác định các đặc điểm vi phẫu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1. Chiết xuất, định lượng dầu trong quả các mẫu nghiên cứu
a) Chiết xuất, loại tạp: Do phù hợp với trình độ, quy mô phòng thí nghiệm và mục
đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp ép trục vít có hỗ trợ của nhiệt sử dụng máy
NaniFood: Quả Tía tô sau khi thu hái được phơi âm can, và loại các tạp cơ học (bã, thân
cây, xác côn trùng,…). Xác định hàm ẩm bằng phương pháp cất với dung môi (Phụ lục

12.13, Dược điển Việt Nam V [4]) trước khi ép. Sau đó ép dầu bằng máy ép NaniFood
NNF 868. Dầu sau khi ép được loại tạp qua rây có kích thước 0,5 mm; để lắng 72 giờ,
gạn lấy phần trong, lọc lại bằng bông ở điều kiện thường thu được dầu thành phẩm. Dầu
sau đó được bảo quản lạnh trong lọ thủy tinh (ngăn mát tủ lạnh). Các mẫu dầu Tía tô
trắng khác được sử dụng trong nghiên cứu (T4, T5, T6, TT) cũng được chuẩn bị tương
tự.

15


Hạt Tía tô
Nguyên liệu
Phơi khô
uyên liệu
Loại tạp cơ học
Nguyên liệu
Ép
uyên liệu
Nguyên liệu
Dầu thô



uyên liệu

Nguyên liệu
Để lắng (lạnh, 3 ngày)
uyên liệu

Nguyên liệu

Hút chân không
uyên liệu

Gạn, lọc

Bảo quản lạnh

Nguyên liệu
Dầu thành phẩm
Nguyên liệu
uyên liệu
Nguyên
liệu chiết tách dầu từ quả Tía tô uyên
Hình 2.1.
Quy trình
bằng liệu
phương pháp ép
uyên liệu
b) Tính toán hàm lượng dầu quả:
Hàm lượng dầu quả được định lượng bằng phương pháp cân. Kết quả thu được tính
theo tỷ lệ phần trăm về khối lượng của dầu thô, dầu thành phẩm có trong 1 kg quả đã sấy
khô và xác định hàm ẩm trước đó. Công thức tính hàm lượng như sau:
X=

mo ×10000

m ×(100−w)

(%)


Trong đó:
X: Hiệu suất chiết tách dầu (theo khối lượng quả khô tuyệt đối) (%)
m: Khối lượng quả (kg)
mo:Khối lượng dầu (kg)
w: Độ ẩm quả (%).
2.3.2.2. Đánh giá cảm quan và tỷ trọng:
Quan sát các sản phẩm dầu thành phẩm ở nhiệt độ thường và so sánh đặc điểm: màu
sắc, độ trong. Xác định tỷ trọng các mẫu dầu thu được với nước ở nhiệt độ thường [4].
2.3.2.3. Định tính dầu quả bằng phương pháp TLC
Tiến hành theo phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4, DĐVN V) [4].
- Mẫu thử: dầu thô ép từ quả các mẫu nghiên cứu, để lắng lạnh qua đêm, sau đó ly
tâm trong 5 phút, tốc độ 5000 vòng/phút. Hút 1 ml phần dầu trong bên trên hòa tan trong
CHCl3 vừa đủ 5,0 ml được mẫu dùng để chấm sắc ký.
16


- Mẫu đối chiếu: vitamin E nguyên chất, chế phẩm viên nang mềm omega 3 Abipha
SLSX 010319 được mua trên thị trường.
- Bản mỏng: TLC silicagel GF254 (Merck), bản mỏng được hoạt hóa 1100C trong 30
phút trước khi khai triển. Kích thước bản mỏng 20 x 9,8cm.
- Chấm mẫu: sử dụng máy chấm mẫu Linomat 5. Vị trí chấm mẫu cách mép dưới
bản mỏng 10 mm, cách lề bên 15 mm. Độ rộng vết 5 mm, thể tích phun 2,0 µl.
- Khảo sát pha động:
Tiến hành khảo sát các hệ dung môi pha động:
Hệ 1: CHCl3 – n-hexan (95:5)
Hệ 2: n-hexan – ether petro (9:1)
Hệ 3: IPA : n-hexan (3:97)
Hệ 4: IPA : n-hexan (10:90)
Hệ 5: Ether petro – diethyl ether – AcOH (70:40:2)
Hệ 6: n-hexan – CH2Cl2 – IPA – Toluen (19,5:19,5:0,5:0,5)

Hệ 7: CHCl3 – MeOH – H2O (60:35:4)
- Điều kiện chạy sắc ký: Môi trường có nhiệt độ 280C và độ ẩm tương đối 69%, thể
tích dung môi bão hòa 25,0 ml, thể tích dung môi khai triển 10,0 ml, thời gian bão hòa
dung môi 20 phút, thời gian sấy bản mỏng 5 phút; đường đi của pha động là 85 mm.
- Thuốc thử hiện vết: Bản mỏng sau khi khai triển được phun thuốc thử H2SO4 10%,
- Quan sát vết: Vết được quan sát dưới ánh sáng UV bước sóng 366 nm và ánh sáng
trắng trước và sau khi phun thuốc thử. Chụp ảnh bản mỏng bằng máy chụp ảnh có kết
nối với máy tính bằng phần mềm WinCat, xử lý ảnh bằng phần mềm VideoScan. Xác
định các vết chính trên sắc ký đồ, so sánh giá trị Rf tương ứng của từng vết và giữa các
vết tương ứng giữa các mẫu. Từ đó tìm ra các vết đặc trưng của các giống khác nhau và
các vết chung đặc trưng cho loài.
2.3.2.4. Phân tích các acid béo trong dầu
Các mẫu dầu thành phẩm được gửi phân tích các thành phần acid béo tại phòng thí
nghiệm Viện Dinh Dưỡng số 48B, Tăng Bạt Hổ. Số hiệu phiếu phân tích: 752/PKN –
VDD, 753/PKN – VDD, 754/PKN – VDD, 755/PKN – VDD.
Thành phần 2 acid béo trong dầu được phân tích định lượng theo phương pháp được
quy định trong AOAC 994.15 [22].
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Đánh giá phương pháp phân tích và kết quả: dựa vào phương pháp thống kê với sự
hỗ trợ của phần mềm Microsoft Office Excel 2013.
17


×