Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ và độc TÍNH GIỮA VINORELBIN ĐƯỜNG UỐNG và ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG UNG THƯ vú tái PHÁT DI căn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN K

BÁO CÁO NGHIỆM THU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỘC TÍNH
GIỮA VINORELBIN ĐƯỜNG UỐNG
VÀ ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH
TRONG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT DI CĂN

Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Yến
Nhóm nghiên cứu: Các BS khoa Nội Quán Sứ

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UTV : Ung thư vú
TPDC : Tái phát, di căn
TTNT : Thụ thể nội tiết
BN

: Bệnh nhân


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG




DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên thế giới
có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán và 521.907 phụ nữ
tử vong do UTV [1]. Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư từ Chương
trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống Ung thư, năm 2010 nước ta có 12.533
trường hợp mới mắc UTV, với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 28,1/100.000 phụ
nữ [2].
Nhờ các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm và các tiến bộ vượt bậc
trong điều trị giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTV. Tuy nhiên, vẫn có xấp
xỉ 30% các trường hợp có hạch âm tính và 50-70% trường hợp có hạch dương
tính tái phát di căn (TPDC) sau điều trị, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử
vong do UTV [3]. Mục đích của việc điều trị UTV TPDC là kéo dài thời gian
sống thêm, giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao hoặc duy trì chất lượng sống cho
người bệnh.
Phần lớn bệnh nhân UTV TPDC đã được điều trị hóa chất trước đó với
phác đồ có taxane và/ hoặc anthracycline, việc lập kế hoạch điều trị dựa trên
nhiều yếu tố và khi có chỉ định điều trị hóa chất thì có thể sử dụng phác đồ kết
hợp hoặc đơn chất. Phác đồ kết hợp thường áp dụng điều trị cho các bệnh
nhân có triệu chứng rầm rộ, bệnh tiến triển nhanh, di căn lan tràn, cần kiểm
soát bệnh nhanh và bệnh nhân có thể trạng tốt, dung nạp được thuốc với mục
đích đạt được đáp ứng tối đa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc điều trị
đơn hóa chất tuần tự được ưu tiên lựa chọn với độc tính thấp hơn và chất

lượng cuộc sống cao hơn [4]. Vinorelbine là hóa chất thuộc nhóm alcaloid
dừa cạn với hai dạng bào chế là viên nang mềm sử dụng đường uống và dạng
dung dịch đậm đặc để pha truyền tĩnh mạch. Điều trị UTV tái phát di căn với


7

vinorelbine đơn thuần được chứng minh có hiệu quả trong một số thử nghiệm
lâm sàng với tỷ lệ đáp ứng dao động khoảng 19 - 53%, kéo dài thời gian sống
thêm không tiến triển từ 5,2-9,7 tháng với độc tính thấp, giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh [5].
Hiện tại vinorelbine ở cả hai dạng bào chế đang được sử dụng điều trị
cho các bệnh nhân UTV tái phát di căn tại bệnh viện K và cho những kết quả
khả quan trên lâm sàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu so
sánh về hiệu quả và độc tính giữa hai dạng bào chế này. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả và độc tính giữa vinorelbine
đường uống và đường truyền tĩnh mạch trong ung thư vú tái phát di
căn” với hai mục tiêu sau:
1

Đánh giá kết quả điều trị đơn hóa chất vinorelbine dạng uống và truyền

2

tĩnh mạch trong ung thư vú tái phát di căn.
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn giữa hai dạng bào chế
vinorelbine.


8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học
Ung thư vú là căn bệnh ác tính hay gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới. Tỷ lệ
mắc UTV thay đổi nhiều theo các vùng địa lý và chủng tộc. Nhìn chung UTV có
tỷ lệ mắc cao ở các nước phát triển và thấp hơn ở hầu hết các nước đang phát
triển. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trên toàn thế giới là 39/100.000 phụ nữ [1].
Tỷ lệ tử vong của UTV lại có sự chênh lệch ít giữa các khu vực. UTV là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh ung thư, nhưng
nếu chỉ xét đến các ung thư ở nữ giới thì căn bệnh này là nguyên nhân hàng
đầu, cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển [1].
1.2. Sinh bệnh học ung thư vú
Tế bào ung thư nguyên phát sẽ phát triển lan sang mô lân cận, phá vỡ tổ
chức tuyến vú bình thường. Khi tế bào ung thư theo mạch bạch huyết nông sẽ
di căn đến các chặng hạch, theo dòng máu di căn đến các cơ quan khác như di
căn gan, phổi, não và các tạng khác, đây là cơ sở của việc điều trị toàn thân.
1.3. Cơ sở để tiến hành nghiên cứu
Tái phát di căn vẫn luôn là vấn đề cơ bản của ung thư nói chung và ung
thư vú nói riêng, là thách thức số một với các nhà ung thư học. Hiện tại vẫn
còn nhiều khó khăn trong điều trị UTV giai đoạn này. Thời gian sống thêm trung
bình cho các bệnh nhân giai đoạn này là 28 tháng khi được điều trị đầy đủ. Có
khoảng 10-20 % bệnh nhân sống trên 5 năm. Khoảng dao động thời gian sống
thêm đối với UTV giai đoạn này cũng rất lớn, từ vài tháng đến vài năm.
Mục tiêu của việc điều trị UTV tái phát di căn là kéo dài thời gian sống
thêm, giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các bệnh nhân
được chẩn đoán là tái phát di căn sau điều trị cần được xác định lại tình trạng
ER, PR và HER2 nếu có thể.



9

Khi bệnh xuất hiện tái phát, di căn sẽ được chia làm hai nhóm: nguy cơ
thấp và nguy cơ cao dựa vào một số đặc điểm như: thời gian xuất hiện tái
phát, tình trạng thụ thể nội tiết dương tính hay âm tính, yếu tố phát triển biểu
mô dương tính hay âm tính, di căn tạng hay di căn xương, di căn một ổ hay đa
ổ...mà có thái độ xử trí trên lâm sàng.
Việc phối hợp với hóa chất gì phụ thuộc vào hóa chất đã điều trị bổ trợ
trước đó, thể trạng bệnh nhân, các bệnh phối hợp kèm theo và việc ưa thích
của từng bệnh nhân cụ thể. Đa số các bệnh nhân đều đã được điều trị bổ trợ
với nhóm taxan do vậy việc điều trị lại với taxan nhiều khi đem lại kết quả
không được như mong đợi do vậy trên thực hành lâm sàng các bác sỹ thường
ưu tiên sử dụng capecitabine, vinorelbin, gemcitabine... Vinorelbin là một
alkaloide ức chế tổng hợp chuỗi tubulin, trong một số nghiên cứu lâm sàng thì
việc điều trị bằng vinorelbin cho đáp ứng dao động từ 35-50% trong điều trị
bước một và 16-30% trong điều trị bước hai [5]. Hiện tại trên thực hành lâm
sàng có hai đường dùng: đường uống dạng viên nang mềm và đường truyền
tĩnh mạch. Dựa vào thể trạng bệnh nhân, điều kiện kinh tế, địa lý và sự thích
nghi của mỗi cá thể cụ thể mà bác sỹ sẽ lựa chọn phương thức điều trị thích
hợp nhằm tối ưu hoá điều trị, phù hợp với từng bệnh nhân. C. Vogel và cộng
sự (2010) đã nghiên cứu trên 56 bệnh nhân UTV TPDC đã thất bại với
anthracycline/taxane, được điều trị hóa chất vinorelbine đơn thuần 30mg/m2
truyền tĩnh mạch hàng tuần cho thấy tỷ lệ đáp ứng là 38% và trung vị thời gian
sống thêm toàn bộ là 9,2 tháng, trung vị thời gian sống thêm không tiến triển là 6
tháng [6]. P. Fumoleau và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 157 bệnh nhân UTV
tái phát di căn điều trị với vinorelbine đơn thuần cho kết quả tỷ lệ đáp ứng là
41% trong đó đáp ứng hoàn toàn là 7%, đáp ứng một phần 34%, bệnh ổn định
30% [7]. Năm 2005, Baweja. M và cộng sự nghiên cứu trên 25 bệnh nhân
UTV tái phát di căn đường uống vinorelbine hàng tuần 60mg/m2 trong 4 tuần



10

đầu sau đó tăng liều 80mg/m2 hàng tuần trong những tuần tiếp theo nếu bệnh
nhân dung nạp hóa chất tốt, điều trị đến khi bệnh tiến triển hoặc độc tính
không chấp nhận được. Kết quả 4% bệnh đáp ứng một phần, 12% bệnh ổn
định. Thời gian sống thêm không tiến triển là 5 tháng, tỷ lệ sống thêm 1 năm
là 48%. Andres Garcia Palomo và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 216 bệnh
nhân UTV tái phát di căn tại 13 trung tâm trên 7 quốc gia từ 2007 đến 2008.
Các bệnh nhân được điều trị Vinorelbine đường uống. Kết quả cho thấy, trung
bình các bệnh nhân được điều trị 6 chu kỳ, tỷ lệ kiểm soát bệnh là 77%. Thời
gian sống thêm không tiến triển ở các bệnh nhân điều trị bước 1 là 9,7 tháng,
các bệnh nhân điều trị bước 2 là 6,6 tháng [9]. Tại Việt Nam, Lê Thanh Đức
và cộng sự (2013) tiến hành nghiên cứu trên 37 bệnh nhân UTV cho kết quả
tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 8,1%, đáp ứng một phần là 32,4%, không đáp ứng
là 40,5% và bệnh tiến triển là 18,9%. Thời gian đến khi bệnh tiến triển là 8,3
tháng [10].
Trong các nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của vinorelbin đường
uống và đường truyền tĩnh mạch, các tác giả đều nhận thấy sự tương đương
sinh học của các dạng bào chế vinorelbin. Cụ thể trong nghiên cứu của M.
Marty trên 32 BN có khối u đặc điều trị vinorelbin 25mg/m2 truyền trong 25
phút hoặc uống viên nang mềm liều 80mg/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự tương đương sinh học và tính an toàn giữa hai đường dùng [11]. H.
Bourgeois trong một nghiên cứu khác đánh giá vinorelbin đường uống so với
vinorelbin đường truyền tĩnh mạch nhận thấy nồng độ AUC tương đương ở
liều 80mg/m2 đường uống với liều 30mg/m2 đường truyền tĩnh mạch. Do vậy
hiện tại phác đồ vinorelbin là một trong những thuốc chỉ định được lựa chọn
trong các hướng dẫn về điều trị UTV tái phát, di căn theo hướng dẫn của các
tổ chức điều trị ung thư trên thế giới [12].



11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 71 bệnh nhân UTV tái phát di căn đã điều trị hóa chất phác đồ có
taxane/anthracycline trước đó, được chia thành ba nhóm điều trị đơn hóa chất
vinorelbine đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống hoặc phối hợp cả
đường uống và truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện K từ 3/2018 đến tháng
12/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
-

Bệnh nhân nữ được chẩn đoán xác định UTV tái phát di căn.

-

Có kết quả mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn.

-

Có thông tin về ER, PR, Her-2/neu của tổn thương u ban đầu hoặc tái phát di
căn.

-

Chẩn đoán tái phát di căn bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc tế bào học hoặc mô
bệnh học.


-

Bệnh nhân UTV tái phát di căn không còn chỉ định điều trị tại chỗ, tại vùng.

-

Đã điều trị hóa chất phác đồ có taxane/anthracyclin bổ trợ.

-

BN chưa được điều trị với vinorelbine trước đó.

-

BN không đủ điều kiện điều trị kháng thể đơn dòng.

-

Có tổn thương đích đánh giá được theo tiêu chuẩn RECIST.

-

Chỉ số toàn trạng ECOG ≤ 3.

-

Chức năng gan thận tủy xương trong giới hạn cho phép điều trị hóa chất
- Bệnh nhân không mắc các bệnh cấp và mãn tính trầm trọng có nguy cơ
tử vong trong thời gian gần.


-

Có hồ sơ ghi nhận thông tin đầy đủ về chẩn đoán và điều trị trước đó.

-

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.


12

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp và mạn tính trầm trọng khác.

-

Bệnh nhân di căn não đơn thuần.

-

Bệnh nhân có tổn thương di căn khó đánh giá đáp ứng như tổn thương di căn
xương, di căn màng phổi đơn thuần.

-

Bệnh nhân mẫn cảm với vinorelbine.

-


Bệnh nhân ngừng điều trị thuốc không phải vì lý do bệnh tiến triển, độc tính.

-

Bệnh nhân vi phạm một trong những tiêu chuẩn lựa chọn ở trên.

-

Bệnh nhân điều trị vinorelbine phối hợp kháng thể đơn dòng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện
Chọn cỡ mẫu trong nghiên cứu là 71 bệnh nhân.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin bệnh nhân theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống
nhất, dựa vào hỏi trực tiếp bệnh nhân, thăm khám lâm sàng.
2.2.4. Các bước tiến hành
2.2.4.1. Thu thập thông tin hành chính và thông tin chuyên môn theo bệnh án mẫu

-

Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được thu thập thông tin về bản
thân bao gồm: tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số hồ
sơ bệnh án.

-


Tiền sử
+ Chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh trước đó, mô bệnh học, tình trạng
thụ thể nội tiết (ER, PR), Her-2/neu, các phương pháp đã được điều trị,
+ Tiền sử mắc và điều trị các bệnh phối hợp khác.


13

+ Tiền sử gia đình: bà, mẹ, chị em gái ruột, chị em gái mẹ, con gái mắc
ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
+ Thời gian phát hiện bệnh tái phát: là khoảng thời gian tính từ khi
bệnh nhân được điều trị ổn định đến khi xuất hiện các dấu hiệu tái phát di căn.
-

Chỉ số toàn trạng theo ECOG.

-

Các triệu chứng lâm sàng.
+ Triệu chứng cơ năng: là các khó chịu mà bệnh nhân phải chịu đựng
(ho, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, đau xương….).
+ Tại chỗ: có u vú hoặc u thành ngực hay không, kích thước, số lượng,
vị trí, di động hay không di động.
+ Hạch nách cùng bên: số lượng, kích thước, sự di động.
+ Đặc điểm hạch thượng đòn.
+ Khám tim mạch: phát hiện các bệnh lý của tim.
+ Khám hô hấp: phát hiện bệnh lý của phổi, dịch màng phổi.
+ Khám bụng: phát hiện gan to, các khối bất thường.

-


Các xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, thận trước và sau mỗi
chu kỳ điều trị.
+ Định lượng chất chỉ điểm u CA 15.3.
+ Các tổn thương di căn được đánh giá dựa và các xét nghiệm như siêu
âm, CTScan lồng ngực và ổ bụng, MRI não, PET/CT.
+ Chẩn đoán mô bệnh học: được chỉ định trong các trường hợp tái phát
tại chỗ, tại vùng và một số các vị trí di căn có khả năng thực hiện được sinh
thiết lại.
+ Tình trạng thụ thể nội tiết (TTNT) (ER, PR), tình trạng bộc lộ
Her2/neu ở các trường hợp có khả năng sinh thiết.


14

2.2.4.2. Thông tin điều trị
Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán tái phát di căn có đầy đủ các tiêu
chuẩn trên được điều trị bằng đơn hóa chất Navelbine hàng tuần 25 mg/m2
đường tĩnh mạch vào ngày 1 hoặc Navelbine hàng tuần 60 mg/m2 uống trong
3 tuần đầu sau đó tăng lên 80mg/m2 đường uống hoặc 30mg/m2 đường tĩnh
mạch từ tuần 4 nếu dung nạp tốt, ít nhất 6 tuần. Hoặc dùng phác đồ phối hợp
đường uống và đường truyền với kế hoạch như trên. Điều trị đến khi bệnh tiến
triển hoặc xuất hiện độc tính không thể chấp nhận được.
2.2.4.3. Đánh giá kết quả điều trị và thời gian sống thêm không tiến triển
o

Đánh giá đáp ứng

- Đánh giá đáp ứng sau mỗi 6 tuần hoặc khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi

ngờ bệnh tiến triển.
o

Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển

Là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu điều trị bằng đơn hóa chất
vinorelbine cho đến khi phát hiện bệnh tiến triển bằng khám lâm sàng và các
xét nghiệm cận lâm sàng
2.2.4.4. Đánh giá độc tính của hóa chất
- Độc tính trên hệ tạo huyết.
- Độc tính ngoài hệ tạo huyết.
- Một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
2.3. Phân tích và xử lý số liệu
-

Nhập liệu và xử lý số liệu dựa vào phần mềm SPSS 16.0.

-

Các thuật toán thống kê.
+ Mô tả: trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị max, min.
+ Kiểm định so sánh.
Đối với biến định tính: sử dụng test so sánh χ2, các so sánh có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng test χ2 có
hiệu chỉnh Fisher.
T-student để so sánh trung bình (p < 0,05).


15


2.4. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nội Quán Sứ - Bệnh Viện K
2.5. Thời gian nghiên cứu
Từ 3/2018 đến 12/2018
2.6. Khống chế sai số
- Kỹ năng hỏi và khám bệnh đúng.
- Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu.
- Làm sạch số liệu trước khi xử lý.
- Hai người cùng vào số liệu song song.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị, chất
lượng cuộc sống cho người bệnh, không nhằm mục đích nào khác.
- Các thông tin về BN được giữ kín.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn
Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thu thập thông tin theo bệnh án mẫu
Phân tích và xử lý số liệu
Đánh giá đáp ứng
Đánh giá thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển

Đánh giá độc tính

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2



16

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Nhóm tuổi hay gặp nhất trong nghiên cứu là từ 40-60 tuổi, chiếm tỷ
lệ 67,6%. Tuổi thấp nhất là 32 tuổi, lớn nhất là 68 tuổi; tuổi trung bình là
53,4 ± 8,9.
3.1.2. Vị trí tái phát di căn

Biểu đồ 3.2. Các vị trí tái phát di căn


17

Nhận xét:
Di căn xương, phổi, gan là các vị trí di căn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ
tương ứng là 61,9%; 46,5% và 40,0%.
3.1.3. Số cơ quan tái phát di căn

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số cơ quan tái phát di căn
Nhận xét:
Trong nghiên cứu có 21/71 BN di căn 1 cơ quan, chiếm 29,6%; có
50/71 BN di căn từ 2 cơ quan trở lên, chiếm 70,4%.
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Số tuần điều trị

Bảng 3.1. Số tuần điều trị
Số tuần điều trị

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ %

6 Tuần

5

7,0

12 tuần

6

8,5

18 tuần

6

8,5

24 tuần

17

23,9


30 tuần

18

25,4

> 30 tuần

19

26,7

Tổng

71

100


18

Nhận xét:
Đa số bệnh nhân điều trị từ 24 tuần trở lên, chiếm 76%. Tỷ lệ BN điều trị
dưới 6 tuần thấp nhất (7%).
Tổng số tuần điều trị là:1754 tuần.
Số tuần điều trị trung bình là 24,7 ± 17,3 tuần. Bệnh nhân có số tuần điều
trị ngắn nhất là 6 tuần và dài nhất là 88 tuần.
3.2.2. Đường dùng thuốc


Biểu đồ 3.4. Đường dùng thuốc
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc qua đường uống là 32,4%, đường truyền
tĩnh mạch là 31,0% và dùng phối hợp là 36,6%.
3.2.3. Liều hóa chất điều trị

Biểu đồ 3.5. Liều hoá chất được sử dụng


19

Nhận xét:
Phần lớn BN được điều trị đủ 100% liều, chiếm 90,1%. Có 7 BN phải
giảm liều trong quá trình điều trị, chiếm 9,9%. Không có BN nào phải ngưng
điều trị.
3.2.4. Đáp ứng chung của phác đồ

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đáp ứng chung
Nhận xét:
Tỷ lệ đáp ứng chung của bệnh nhân là 40,8%, trong đó tỷ lệ đáp ứng
hoàn toàn là 4,2%, một phần là 36,6%. Có 59,2% bệnh nhân không đáp ứng,
trong đó bệnh giữ nguyên là 38,1% và tiến triển là 21,1%.
3.2.5. Đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Liên quan giữa đáp ứng điều trị với đường dùng thuốc
Đường dùng thuốc
n (%)

Đáp ứng
n (%)


Không đáp ứng
n (%)

Tổng
N (%)

Đường uống

10 (43,4)

13 (56,6)

23(32,4)

Đường truyền tĩnh mạch

10 (45,5)

12 (54,5)

22(31,0)

Dùng phối hợp

13 (50,0)

13 (50,0)

26(36,6)


Tổng

29 (40,8)

42 (59,2)

71 (100)

P=0,932


20

Nhận xét:
Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm đường dùng phối hợp cao nhất (50,0%), đứng thứ
hai là nhóm đường truyền tĩnh mạch (45,5%) và thấp nhất là nhóm đường
uống (43,4%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.3. Liên quan đáp ứng điều trị giữa đường dùng và các bước điều trị
Đường dùng
thuốc
n (%)

Đường
uống
n (%)

Đường truyền
tĩnh mạch
n (%)


Dùng phối
hợp
n (%)

Tổng số
N (%)

Bước 1

5 (15,2)

4 (12)

7 (21)

16 (48,2)

Bước 2

3 (9,2)

3 (9,2)

3 (9,2)

9 (27,6)

Sau bước 2

2 (5,8)


3 (9,2)

3 (9,2)

8 (24,2)

Tổng

10 (30,3)

10 (30,3)

13 (33,4)

33 (100)

P=0,842
Nhận xét:
Tỷ lệ đáp ứng ở điều trị bước 1 là 48,2%, bước 2 là 27,6% và điều trị ở
sau bước 2 là 24,2%.
3.2.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển
Bảng 3.4. Thời gian sống đến khi bệnh tiến triển
Thời gian

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

2 tháng


64

80,1

3 tháng

56

72,7

4 tháng

48

65,1

>5 tháng

43

45,2

Nhận xét:
Có 43/71 bệnh nhân có thời gian sống bệnh không tiến triển trên 5 tháng.
Thời gian sống thêm ko tiến triển TB = 7, 2 ± 5,6 tháng.


21


Biểu đồ 3.7. Thời gian sống bệnh không tiến triển
3.2.7. Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm
bệnh không tiến triển.
- Số cơ quan tái phát di căn
Bảng 3.5. Liên quan giữa số cơ quan tái phát di căn với thời gian sống
thêm bệnh không triến triển
Số cơ quan tái phát di
căn

X ± SD (tháng)

1 cơ quan

9,1 ± 6,2

> 1 cơ quan

4,3 ± 3,7

P

0,003

Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân tái phát di căn tại 1 cơ quan có thời gian sống thêm
không tiến triển trung bình dài hơn so với nhóm bệnh nhân tái phát di căn > 1
cơ quan (lần lượt 9,1 ± 6,2 tháng và 4,3 ± 3,7 tháng). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.



22

- Đường dùng thuốc
Bảng 3.6. Liên quan giữa đường dùng thuốc và thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển
Đường dùng thuốc

X ± SD (tháng)

P

6,8 ± 4,7

Đường uống

7,9 ± 6,1

Đường truyền tĩnh mạch

0,879

8,3 ± 5,6

Dùng phối hợp
Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân dùng thuốc phối hợp có thời gian sống thêm không tiến
triển dài nhất (8,3 ± 5,6 tháng), trong khi đó nhóm sử dụng thuốc đường uống
có thời gian sống thêm không tiến triển ngắn nhất (6,8 ± 4,7 tháng). Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.3. Một số tác dụng không mong muốn:
3.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết
Bảng 3.7. Độc tính trên hệ tạo huyết
Độc tính

Độ 0
n

Bạch cầu

%

Độ 1
n

%

1330 75,8 349 19,9

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Tổng số

n

%


n

%

n

%

%

70

4

5

0,3

0

0

24,2

Bạch cầu TT 1263 72

405 23,1

70


4

16

0.9

0

0

28

Tiểu cầu

44

2,5

26

1,5

0

0

0

0


4

Huyết sắc tố 1461 83.3 267 15,2

26

1,5

0

0

0

0

16,7

1684 96

Nhận xét:
Độc tính lên hệ huyết học hay gặp nhất trên dòng bạch cầu với tỷ lệ hạ
bạch cầu là 24,2%, tỷ lệ hạ bạch cầu trung tính là 28%, tỷ lệ hạ tiểu cầu là
4%, tỷ lệ hạ huyết sắc tố là 16,7%.


23

3.3.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết

Bảng 3.8. Độc tính ngoài hệ tạo huyết
Độ 0

Độc tính

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Tổn
g số

%

n

%

n

%

n

%


%

Tăng men gan 1.290 73,5 420

24

44

2,4

0

0

0

0

26,4

Tăng creatinin 1.717 97,9

2,1

0

0

0


0

0

0

2,1

1.559 88,9 195 11,1

0

0

0

0

0

0

11,1

Nôn, buồn nôn 1.548 83,3 206 16,7

0

0


0

0

0

0

16,7

Tiêu chảy

13

0,7

0

0

0

0

22,2

n

Viêm miệng


%

n
37

1364 77,8 377 21,5

Nhận xét:
Độc tính ngoài hệ tạo huyết ít gặp, chủ yếu tiêu chảy (22,2%), nôn và
buồn nôn (16,7%) và viêm miệng (11,1%) chủ yếu độ 1, độ 2.
3.3.3. Độc tính theo đường dùng thuốc

Biểu đồ 3.8. Độc tính theo đường dùng thuốc
Nhận xét:
Tỷ lệ hạ bạch cầu và hạ bạch cao hạt cao hơn ở nhóm điều trị hóa chất
truyền tĩnh mạch (43,2% và 41,5%) so với hai đường còn lại. Nôn/buồn nôn,
tiêu chảy và viêm miệng gặp nhiều hơn ở đường uống tương ứng 45,2%,
42,1% và 42,1%.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi


24

Đối với bệnh ung thư vú, tuổi BN ở thời điểm chẩn đoán ban đầu là một
yếu tố liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và tiên lượng bệnh. Một số
nghiên cứu cho thấy mắc ung thư vú ở tuổi càng trẻ thì tiên lượng bệnh càng

xấu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi mắc UTV ở thời điểm chẩn
đoán ban đầu và xuất hiện di căn sau điều trị cao nhất ở nhóm bệnh nhân 4060 tuổi, chiếm tỷ lệ 67,6%. Tuổi thấp nhất là 32, cao nhất là 68, độ tuổi trung
bình là 53,4 ± 8,9. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu
của một số tác giả trong nước và nước ngoài. Martin M và CS (2005) nghiên
cứu trên 252 BN UTV di căn cho kết quả tuổi trung bình 56 tuổi [11]. Nghiên
cứu của D. Laessig, Vehling U. Kaiser và CS (2007) trên 39 BN UTV di căn,
độ tuổi trung bình là 60, trẻ nhất là 29 và lớn tuổi nhất là 77 [13].
4.1.2. Vị trí tái phát di căn
UTV là một bệnh toàn thân, bệnh có thể di căn theo đường máu hay
đường bạch huyết và có thể di căn đến bất kỳ vị trí nào. Theo biểu đồ 3.2 các
vị trí tái phát di căn thường gặp là xương, phổi, gan với tỷ lệ tương ứng là
61,9%, 46,5% và 40,0%.
Nghiên cứu của Lê Thanh Đức (2013) chỉ ra tỷ lệ tái phát di căn xương,
phổi, gan trên 37 BN UTV TPDC tương ứng là 56,8%, 43,2% và 18,9% [10].
Các nghiên cứu này cho kết quả tương tự của chúng tôi.
4.1.3. Số cơ quan tái phát di căn
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 50/71 BN có di căn từ 2 vị trí trở lên,
chiếm 70,1% (biểu đồ 3.3). Kết quả này cũng tương tự với kết quả của một số
các nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
4.2. Đánh giá kết quả điều trị
4.2.1. Số tuần điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số tuần điều trị là 1.754 tuần, số
tuần điều trị trung bình 24,7 tuần; BN được điều trị ít nhất 5 tuần, BN được


25

điều trị nhiều nhất 63 tuần. Đa số các BN điều trị từ 24 tuần trở lên, chiếm
76%. Tỷ lệ BN điều trị dưới 6 tuần thấp nhất, chiếm 7%.
Nghiên cứu của Fumoleau P và CS (2006) trên 145 BN UTV TPDC,

tổng số tuần điều trị là 1.673 tuần, số tuần trung bình điều trị Vinorelbine
bước 1 là 12, bước 2 là 11, bước 3 là 9 và bước 4 là 13[14]. Nghiên cứu của
chúng tôi là điều trị bước 2, 3, 4, do đó kết quả của chúng tôi tương tự kết quả
của nghiên cứu này. Số tuần điều trị liên quan đến thời gian sống bệnh không
tiến triển. Như vậy, với kết quả này có thể dự đoán được phác đồ này giúp
kéo dài đáng kể thời gian sống bệnh không tiến triển.
4.2.2. Đường dùng thuốc
Vinorelbine đường uống với liều 60 hoặc 80 mg/m 2 hấp thu vào máu
tương đương với vinorelbine đường tĩnh mạch với liều 25 hoặc 30 mg/ 2, và
đây là cơ sở để điều trị phối hợp. Trên lâm sàng việc quyết định điều trị
vinorelbine đường uống, đường truyền tĩnh mạch hay phối hợp tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội, khả năng di chuyển của bệnh nhân,
sự dung nạp thuốc và ý kiến chủ quan của bệnh nhân. Thầy thuốc lâm sàng
cần thảo luận với bệnh nhân để lập kế hoạch điều trị phù hợp. Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 32,4% bệnh nhân điều trị Vinorelbine đường uống,
31,0% dùng đường tĩnh mạch và 36,6% bệnh nhân được phối hợp.
Nghiên cứu của C Vogel và cộng sự (2010) trên 65 bệnh nhân ung thư vú
tái phát di căn, 100% các bệnh nhân này sử dụng hóa chất đường uống, lý do
là các bệnh nhân C Vogel lựa chọn vào nghiên cứu đều trên 65 tuối, việc điều
trị đường uống sẽ thuận lợi hơn, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được
đảm bảo [15]. Trong nghiên cứu của nghiên cứu của Fumoleu và cộng sự trên
175 bệnh nhân có 30,5% điều trị đường truyền tĩnh mạch, 34, 6% dùng phối
hợp và 34,9% sử dụng thuốc uống [14]. Nghiên cứu này tương tự với nghiên
cứu của chúng tôi.


×