Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

NGHIÊN cứu GIảI PHẫU cấp máu CHO GAN PHảI và GAN TRáI TRÊN HìNH ảNH CHụP cắt lớp VI TíNH 64 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ MINH TIẾN

NGHI£N CøU GI¶I PHÉU
CÊP M¸U CHO GAN PH¶I Vµ GAN TR¸I
TR£N H×NH ¶NH CHôP C¾T LíP VI TÝNH 64
D·Y
Chuyên ngành

: Giải phẫu

Mã số

: 60720102

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướn
g dẫn khoa học:

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ MINH TIẾN

NGHI£N CøU GI¶I PHÉU
CÊP M¸U CHO GAN PH¶I Vµ GAN TR¸I
TR£N H×NH ¶NH CHôP C¾T LíP VI TÝNH 64
D·Y
Chuyên ngành: Giải phẫu người
Mã số:

62.72.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Xuân Khoa

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cá nhân và
tập thể. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Ngô Xuân Khoa, Phó trưởng Bộ môn Giải Phẫu Trường Đại
Học Y Hà Nội, người thầy đã quan tâm giúp đỡ tôi định hướng nghiên cứu,
động viên, hướng dẫn tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
- Trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy, cô trong bộ môn Giải phẫu
trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại Bộ môn.

- PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh
viện Hữu Nghị người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong
cả trong việc học tập và quá trình hoàn thành cuốn luận văn này.
- Trân trọng cảm ơn toàn thể các bác sĩ, cán bộ, kỹ thuật viên của khoa
Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình thu thập số liệu hoàn thành nghiên cứu này.
- Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Giải phẫu, Phòng Quản
lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
- Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại
học Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn.
- Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và đồng
nghiệp là hậu phương vững chắc, nguồn động lực to lớn cho tôi thực hiện
ước mơ của mình.
Lê Minh Tiến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu trong phần kết quả nghiên cứu của luận
văn này là của riêng tôi, được tiến hành thu thập tại khoa Chẩn đoán hình ảnh
bệnh viện Hữu Nghị, trong thời gian từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 6 năm
2017, không sử dụng số liệu nghiên cứu của các tác giả khác làm số liệu
nghiên cứu của mình. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Lê Minh Tiến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN:

Bệnh nhân

CLVT:

Cắt lớp vi tính

ĐM:

Động mạch

ĐMG:

Động mạch gan

ĐMG T:

Động mạch gan trái

ĐMG P:

Động mạch gan phải

ĐM MTTT:

Động mạch mạc treo tràng trên

ĐM TT:
HPT:


Động mạch thân tạng
Hạ phân thùy
Multi Planar Reformation (tái tạo thể tích đa mặt

MPR:
MIP:
TACE
TOCE:

phẳng)
Maximum Intensity Projection – tái tạo hình ảnh
ba chiều không gian
(TransArteral ChemoEmbolization)
(Nút hóa chất động mạch)
Transcatheter Oily ChemoEmbolization
(tắc mạch hoá dầu chọn lọc)

VR:

Volume Rendering (xử lý thể tích)

N:

Số lượng bệnh nhân


MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ động mạch gan là một hệ động mạch có nhiều biến đổi giải phẫu. Những
biến đổi của động mạch gan chủ yếu liên quan đến nguyên ủy và sự phân nhánh.
Động mạch ngoài gan đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Trịnh Văn Minh [1],
Michel’s N.A [2], Hiatt [3], Bismuth [4], Tôn Thất Tùng [5], Trịnh Hồng Sơn [6],
[7], Lê Văn Cường [8]...Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật
cắt và ghép gan giảm thể tích, nút mạch gan chọn lọc, những nghiên cứu giải phẫu
về cấu trúc mạch máu trong gan cần được hiểu biết sâu sắc hơn.
Nghiên cứu giải phẫu về động mạch gan phục vụ ngoại khoa đã được các nhà
Giải phẫu và Ngoại khoa mô tả từ lâu. Phương pháp cắt và ghép gan đã và đang trở
thành một kỹ thuật chuyên sâu hiện đại của chuyên ngành Ngoại khoa [9],[10],[11].
Trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật nút động mạch gan chọn lọc đã
và đang trở thành một mũi nhọn của quá trình ứng dụng chẩn đoán hình ảnh trong
điều trị các khối u gan, chấn thương gan [12],[13],[14].
Hệ thống máy chụp Cắt lớp vi tính 64 dãy là phương pháp chẩn đoán hình
ảnh hiện đại được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện lớn. Cắt lớp vi tính 64 dãy cho
phép quan sát tất cả các động mạch trong cơ thể với chất lượng ảnh cao, khả năng
tạo màu sắc cho hình ảnh các mạch máu, thời gian khảo sát ngắn. [15],[16].
Chỉ định chụp CLVT 64 dãy có dùng thuốc cản quang trong các trường hợp
chụp mạch (động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch não, động mạch gan,
động mạch thận...) ở các thì khác nhau cho hình ảnh của động mạch, tĩnh mạch và
các mô nơi mạch máu nuôi dưỡng [17].
Trong ghép gan, các nhà ngoại khoa đã ứng dụng phân thùy của gan và các
thành phần trong bộ ba cửa, để có nhiều phương pháp cắt và ghép gan như: ghép
gan giảm thể tích, chia gan để ghép, ghép gan từ người cho sống. Phương pháp điều

trị các khối u gan bằng kỹ thuật nút động mạch gan chủ động đã được thực hiện
thường xuyên tại khoa chẩn đoán hình ảnh của một số bệnh viện lớn tại Việt Nam
như: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Hữu Nghị, BV Đại học Y Hà Nội, BV Chợ
Rẫy…Trong nút mạch chọn lọc để đi tới các động mạch gan riêng, động mạch gan


9

phải, động mạch gan trái sử dụng các catheter 4-5F. Trong nút mạch siêu chọn lọc
để đi đến được các động mạch nhỏ hơn ở mức phân thùy, hạ phân thùy gan sử dụng
microcatheter 2-3F. Một bản đồ chi tiết về động mạch gan ở người sống, là một yêu
cầu cấp thiết của phương pháp nút động mạch gan góp phần nâng cao hiệu quả
điều trị. Chính vì vậy động mạch trong gan cần được tiếp tục nghiên cứu, để có
thêm những bằng chứng thuyết phục, trong việc phát triển các phương pháp điều
trị u gan.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải phẫu cấp máu
cho gan phải và gan trái trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 dãy” với mục tiêu:

1 Đánh giá một số đặc điểm giải phẫu: nguyên ủy, kích thước, phân
nhánh của động mạch gan phải và động mạch gan trái.

2 Mô tả một số biến đổi giải phẫu của động mạch gan phải và động
mạch gan trái.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Động mạch gan chung.
Động mạch gan chung là một trong ba nhánh tách ra từ động mạch thân tạng,
động mạch chạy ra trước, xuống dưới và sang phải, bắt chéo bờ trái tĩnh mạch cửa
tách ra động mạch vị tá tràng, động mạch vị phải và động mạch gan riêng [18],[19],
[20].

Hình 1.1. Động mạch gan chung và các nhánh.
Động mạch gan chung ở người Việt Nam có chiều dài là 25,16 mm và đường
kính trung bình là 4,8 mm [8].

1.2. Động mạch gan riêng.
1.2.1. Nguyên ủy
Theo các nghiên cứu đã tiến hành khoảng từ 70 -80% các trường hợp động
mạch gan riêng tách ra từ động mạch gan chung, số còn lại động mạch gan riêng có
thể tách ra từ nhiều vị trí khác như: động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng
trên, động mạch vị trái, động mạch chủ bụng [10],[20].


11

1. ĐMG riêng

Hình 1.2. Động mạch gan riêng [21].
9. ĐM Chủ bụng

2. ĐMG phải

10.

ĐM thân tạng


3. ĐM túi mật

11.

ĐM lách

4. ĐMG trái

12.

ĐMG chung

5. ĐM phân thùy giữa trái

13.

ĐM Mạc treo tràng trên

6. ĐM phân thùy bên trái

14.

ĐM vị tá tràng

7. ĐM vị trái

15.

Tĩnh mạch cửa


8. ĐM hoành dưới

16.

ĐM vị phải

1.2.2. Đường đi, liên quan
ĐMG riêng đi tiếp theo hướng của ĐMG chung, giữa 2 lá của mạc nối nhỏ
khi tới bờ phải của mạc nối, phía trước của lỗ túi mạch nối, tiếp tục chạy ngược lên
trên trong cuống gan. Trong cuống gan ĐM đi ở bên trái, ống gan chung đi ở bên
phải, tĩnh mạch cửa đi ở phía sau [18]. Đến rốn gan nó thường chia thành 2 nhánh:
ĐMG phải và ĐMG trái đi vào gan cấp máu cho các thùy gan tương ứng.


12

Các thành phần của cuống gan gồm 3 thành phần : động mạch, tĩnh mạch
cửa, ống mật phân chia tương ứng đi vào các phân thùy gan. Cả ba thành phần trên
được bọc trong một bao xơ quanh mạch (bao Glisson) ở trong gan [22],[23]. Đây
chính là cơ sở để phân chia gan theo đường mạch mật.

1.2.3. Phân nhánh và vùng cấp máu.
ĐMG riêng trên đường đi tách ra một nhánh bên là ĐM vị phải cấp máu cho
phần phải bờ cong nhỏ dạ dày và môn vị. Khi đến gần cửa gan khoảng 1-1,5cm ở
dưới và bên trái chỗ chia đôi của tĩnh mạch cửa thì ĐMG riêng chia thành 2
nhánh tận là ĐM gan phải và ĐM gan trái cấp máu cho nửa gan tương ứng.
ĐMG riêng có thể phân chia các nhánh trước khi vào cửa gan, ở trong gan là
sự phân nhánh của ĐM gan phải, ĐM gan trái. ĐMG riêng có thể tách ra ĐM túi
mật hoặc tách ra các động mạch phân thùy.


1.3 Động mạch gan phải [18]: chạy chếch lên trên và sang phải ở trước tĩnh
mạch cửa, bắt chéo sau ống gan chung, sau khi tách ra ĐM túi mật thì chia
thành 3 nhánh đi vào gan:
Động mạch thùy đuôi cấp máu cho thùy đuôi
Động mạch phân thùy trước phải cấp máu cho hạ phân thùy V, VIII.
Động mạch phân thùy bên phải cấp máu các hạ phân thùy VI, VII.

1.4. Động mạch gan trái [18]: trên đường đi nằm trước dưới so với tĩnh
mạch cửa. ĐM tách ra :
Động mạch thùy đuôi cấp máu cho thùy đuôi
Động mạch phân thùy giữa trái cấp máu cho hạ phân thùy IV.
Động mạch phân thùy bên trái cấp máu cho hạ phân thùy II, III.

1.5. Biến đổi giải phẫu của động mạch gan
Những biến đổi giải phẫu của ĐMG được mô tả qua nhiều nghiên cứu bằng
những phương pháp nghiên cứu khác nhau như qua phẫu tích, qua tiêu bản ăn mòn,
qua chụp và dựng hình động mạch gan. Đã có nhiều phân loại động mạch gan được
công bố.
Michels’NA năm 1955 đã xếp động mạch gan thành 10 dạng như sau:


13

Hình 1.3. Các dạng động mạch gan theo Michels’NA [2]
Hiatt J.R năm 1994 đã xếp động mạch gan thành 6 dạng như sau

Hình 1.4. Các dạng động mạch gan theo Hiatt J.R



14

Mc Graw-Hill xếp ĐM cấp máu cho gan được thành 6 loại như sau:

Hình 1.5. Các dạng động mạch trong gan theo Mc Graw-Hill [24].
Tác giả Skandalakis L.J (1987), sắp xếp các dạng biến đổi của động mạch
gan trái được xắp sếp như sau:

Hình 1.6. Các dạng biến đổi của ĐM gan trái[24].
Tác giả Lê Văn Cường [19] đã tóm tắt các dạng của ĐMG riêng theo 3 quy
luật. ĐMG có thể phân chia thành ĐMG trái và ĐMG phải ở bất kỳ vị trí nào nằm


15

giữa rốn gan và nguyên ủy của ĐMG riêng. Nếu sự phân chia này nằm tại nguyên
ủy của ĐM vị tá tràng thì sẽ không có ĐMG riêng. Nếu sự phân chia này tại nguyên
ủy của ĐMTT thì sẽ không có ĐMG chung.
Tác giả Trịnh Văn Minh [1], ở ngoài gan ĐMG riêng có thể tách đôi hay tách
ba và có thể tách ra từ những nguyên ủy khác nhau. Toàn bộ ĐMG riêng hoặc một
phần của nó có thể tách ra từ ĐMG chung, ĐM vị trái, ĐM thân tạng, ĐM chủ
bụng. Ở cửa gan và trong gan, mỗi ĐMG phải, ĐMG trái có thể tách ra hai hay ba
các ĐM phân thùy, ĐM phân thùy cũng có nhiều dạng động mạch hạ phân thùy, ở
những vị trí nguyên ủy khác nhau.

1.6. Lược sử nghiên cứu gan.
1.6.1.Các quan điểm phân chia gan
Những nghiên cứu trước thế kỷ XVII về gan mang nặng tính cảm quan vì
chưa có phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể [25]. Sau thế kỷ XVII các
nhà giải phẫu và ngoại khoa đã sử đụng nhiều phương pháp (phẫu tích, que thăm

dò, tiêu bản ăn mòn) [5], để nghiên cứu chi tiết hơn về gan. Hiện nay sự phát
triển của khoa học công nghệ cho phép đi sâu nghiên cứu hình ảnh sống động
của các thành phần trong gan [17]. Những nhà ngoại khoa dựa trên tĩnh mạch
cửa, ống mật, động mạch gan hoặc cả ba thành phần trên mô tả gan thành những
đơn vị chức năng- phẫu thuật. Chẩn đoán hình ảnh sử dụng việc phân chia gan
thành các thùy, hạ phân thùy theo cắt lớp vi tính gan. Có nhiều quan điểm phân
thùy của gan như: C.H. Hjortsjo, Healey và Schroy, C.Couinaud, Tôn Thất Tùng,
Trịnh Văn Minh [1]...
Sự phân chia của gan theo cổ điển dựa vào hình thể ngoài, gan được chia
thành 4 thuỳ phải, thùy trái, thùy vuông, thùy đuôi. Ngày nay dựa vào sự phân bố
cấu trúc các thành phần trong cuống gan (động mạch, đường mật, tĩnh mạch cửa) và
tĩnh mạch gan người ta đã chia gan thành các đơn vị chức năng có thể cắt bỏ gọi là
các phân thuỳ gan.
Trong giai đoạn hiện nay có 3 trường phái phân chia gan như sau:
Trường phái Anh – Mỹ, đại diện là Healey và Schroy.
Trường phái Pháp, đại diện là Couinaud.


16

Trường phái Việt Nam, đại diện là Tôn Thất Tùng, Trịnh Văn Minh.
Sau đây xin giới thiệu một số quan điểm được các nhà giải phẫu và ngoại
khoa Việt Nam thường xuyên sử dụng.
1.6.1.1. Phân thùy gan theo Tôn Thất Tùng (phân chia gan theo đường mật).
Năm 1964 Tôn Thất Tùng dựa vào những nghiên cứu giải phẫu gan, kinh
nghiệm phẫu thuật của mình, kết hợp giữa hai trường phái Mỹ và Pháp để đưa ra
phân chia gan theo trường phái của Việt Nam.
Gan gồm 2 thùy (phải, trái), 2 nửa gan (nửa gan phải, nửa gan trái), 5 phân
thùy và 8 hạ phân thùy.
5 phân thùy gan gồm: phân thùy sau, phân thùy trước, phân thùy giữa, phân

thùy bên, phân thùy lưng
8 hạ phân thùy theo Tôn Thất Tùng: hạ phân thùy 1,2,3,4,5,6,7,8

Hình 1.7 Phẫu tích gan theo Tôn Thất Tùng [9].
Ở mặt hoành, thùy phải và thùy trái ngăn cách nhau bởi vị trí bám của mạc
chằng liềm, ở mặt tạng hai thùy ngăn cách nhau qua khe dây chằng tròn, rãnh dây
chằng tĩnh mạch. Theo quan điểm của tác giả Tôn Thất Tùng danh từ thùy gan dùng
để chỉ các thùy gan cổ điển theo hình thể ngoài.
1.6.1.2.Phân thùy gan theo quan điểm Trịnh Văn Minh ( chia gan theo bộ ba cửa) [1].
Tác giả Trịnh Văn Minh (1972, 1982, 1985) nghiên cứu trên 200 tiêu bản
khuôn đúc ăn mòn các tiêu bản phẫu tích đã thống nhất về cơ sở giải phẫu chức
năng và phẫu thuật để phân chia các thùy, hạ phân thùy gan. Bộ ba cửa (gồm động


17

mạch, tĩnh mạch cửa, ống gan) được bọc trong bao xơ quanh mạch mật hay bao
Glisson.
2 thùy cổ điển: phải, trái.
2 nửa gan: phải, trái
6 phân thùy: Thùy bên phải (thùy sau: VI+VII)
Thùy giữa phải (thùy trước: V+VIIIt+VIIIn)
Thùy giữa trái (thùy giữa: IV)
Thùy bên trái trước (II)
Thùy bên trái sau (III)
Thùy đuôi (I)
9 hạ phân thùy: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIIIt, VIIIn
Nửa gan trái chia 3 phân thùy theo cả 2 khe rốn và khe bên trái
Phân thùy giữa phải chia 3 hạ phân thùy (V, VIIIt, VIIIn).
1.6.1.3. Phân chia gan theo Trịnh Hồng Sơn (2012) [9].

Thông qua hơn 500 gan phẫu tích, Trịnh Hồng Sơn đã đưa ra những khái
niệm mới về gan như sau:
Khái niệm gan lớn và gan bé: Khối gan bé là hạ phân thùy đuôi, khối gan lớn
là phần còn lại. Theo phương diện mặt hoành của gan ta thấy hai khối gan này nằm
úp lên nhau. Thực như khối gan lớn đè lên khối gan bé.
1.6.1.4.Phân thùy gan theo Couinaud (theo đường tĩnh mạch cửa).
Theo hình thể ngoài

Khu vực gan

Thùy đuôi
Thùy trái

Thùy phải

Phân thùy gan theo Couinaud
Phân thùy I, Phân thùy IX

Khu bên trái

Phân thùy II, III

Khu cạnh giữa trái

Phân thùy IV

Khu cạnh giữa phải

Phân thùy V, Phân thùy VIII


Khu bên phải

Phân thùy VI, Phân thùy VII

Couinaud chia gan thành 4 khu vực, từ các khu lại tiếp tục phân chia thành 9
phân thùy bắt đầu từ phân thùy đuôi tính theo chiều kim đồng hồ.


18

Hình 1.8 Phân thùy gan theo quan điểm C.Couinaud [26].
1.6.1.5.Phân chia gan theo Healey và Schroy ( phân chia theo đường mật).
Cách phân chia của hai tác giả này dựa trên những nghiên cứu về đường dẫn
mật trong gan từ năm 1953 đến năm 1957.
Healey và Schroy phân chia gan thành 5 phân thùy:
Theo hình thể ngoài

Theo Healey và Schroy

Thùy phải

Phân thùy trước, Phân thùy sau

Thùy trái

Phân thùy giữa, Phân thùy bên

Thùy đuôi

Phân thùy lưng


Mỗi phân thùy lại được chia thành 2 diện nhỏ hơn: diện trên và dưới [1].


19


20

1.6.1.6. Phân thùy gan theo Thuật ngữ giải phẫu quốc tế (T.A 1997).
Bảng 1.1 Phân thùy gan theo Thuật ngữ giải phẫu quốc tế (T.A 1997)[1].
Từ giải phẫu

Thùy phải
Phần gan phải/gan phải

Từ chức
năng/ngoại
khoa

Tiểu phần
bên phải
Phân thùy
bên phải
sau VII
Phân thùy
bên phải
trước VI

Tiểu phần

giữa phải
Phân thùy
giữa phải
sau VIII
Phân thùy
giữa phải
trước V

Thùy trái

Thùy đuôi

Phần gan trái/Gan trái

Phần gan
sau/Gan
sau

Tiểu phần
giữa trái
Phân thùy
giữa trái
IV

Tiểu phần
bên trái
Phân thùy
bên trái sau
II
Phân thùy

bên trái
trước III

0

Phân thùy
sau I

1.6.1.7.Phân thùy gan theo Việt Nam thích nghi với (T.A.1997).
Bảng 1.2 Phân thùy gan theo Việt Nam thích nghi với (T.A.1997)[1].
Từ giải phẫu
cổ điển

Từ giải phẫu
chức
năng/phẫu
thuật

Thùy phải

Thùy trái

Nửa gan phải/gan phải

Nửa gan trái/Gan trái

Phân thùy
bên phải
( hay sau)


Phân thùy giữa phải
( hay trước)

Hạ phân
thùy VII
(bên phải
sau)

Hạ phân
thùy
VIII n
(giữa phải
sau ngoài)

Hạ phân
thùy VI
(bên phải
trước)

Hạ phân
thùy V
(giữa phải
trước)

Hạ phân
thùy
VIII t
(giữa
phải sau
trong)


Phân thùy
giữa trái (
hay giữa)

Hạ phân
thùy IV
(giữa trái)

Phân thùy
bên trái 9
hay bên)

Hạ phân
thùy II
(bên trái
sau)

Hạ phân
thùy III
(bên trái
trước)

Thùy
đuôi
Gan sau
Phân
thùy
lưng
( hay

sau)

Hạ phân
thùy I
(sau)


21

1.6.1.8.Phân thùy gan dựa trên hình ảnh Cắt lớp vi tính.
Gan được chia thành hai phần là gan phải và gan trái. Tĩnh mạch trên gan
phải chia gan phải làm hai phần là phần (hay các phân thùy) trước và sau. Tĩnh
mạch trên gan trái chia gan trái làm hai phần là phần (hay các phân thùy) giữa và
bên.

Hình 1.9 Phân thùy gan dựa trên hình ảnh CLVT [27].
Tĩnh mạch cửa chia gan thành nhóm các phân thùy trên và dưới. Từ nhánh
phải hay trái của tĩnh mạch cửa có các nhánh đi lên hay hướng xuống để vào trung
tâm của mỗi phân thùy. Phân thùy giữa và phân thùy bên của gan phân cách với
nhau bởi dây chằng liềm. Thực tế phân thùy giữa (IV) và phân thùy bên (II, III)
phân cách nhau bởi tĩnh mạch trên gan trái.
Các phân thùy được phân cách bởi tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch cửa phải
chia gan phải làm nhóm phân thùy trên (VII,VIII) và nhóm phân thùy dưới (V,VI).
Thùy đuôi (phân thùy I) độc lập về mặt giải phẫu với thùy phải và trái. Các tĩnh
mạch gan của thùy đuôi đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ bụng, không qua ba tĩnh
mạch trên gan chính nói trên. Thùy đuôi có thể được cung cấp máu từ tĩnh mạch cửa
phải hoặc trái.


22


1.7. Nghiên cứu về động mạch gan
Những nghiên cứu của Michels’NA năm 1955 trên 200 trường hợp phẫu tích
đã xếp 10 kiểu động mạch cấp máu cho gan [2]. Nghiên cứu của Hiatt J.R qua 1000
trường hợp chụp động mạch gan chia thành 6 nhóm [3]. Những nghiên cứu của
Bismuth [4], Tôn Thất Tùng [5], Trịnh Văn Minh [1],Trịnh Hồng Sơn [6], Lê Văn
Cường [28].Nghiên cứu giải phẫu về động mạch gan riêng của Haller năm 1756,
Tidemann (1822), Adachi (1928), Flint (1923) Michels’N (1955), Tandle (1929)
[29], Nguyễn HữuTrí (2004) [30]...Những nghiên cứu gần đây trên phương tiện cắt
lớp vi tính cũng đã được tiến hành trên nhiều quốc gia như Nguyễn Quốc Dũng và
cộng sự [31],[32][33], Lê Minh Tiến, Ngô Xuân Khoa, Nguyễn Quốc Dũng và cộng
sự [34], Binit Sureka và cộng sự (2013)[35], A.Koops và cộng sự (2004)[36],
Viachelav I Egorov và cộng sự (2010)[37]…

1.7.1. Hiatt J.R (1994) [3], nghiên cứu trên 1000 hồ sơ của những người cho
và ghép gan. Tác giải mô tả giải phẫu động mạch gan và xếp loại theo các
nhóm sau:

Hình 1.10. Các dạng động mạch cấp máu cho gan theo Hiatt J.R [3].
Nhóm I: mạch máu cung cấp cho gan là ĐMG riêng xuất phát từ ĐMG
chung, một nhánh của ĐMTT chiếm 75,7%
Nhóm II: ĐMG trái xuất phát từ ĐM vị trái, ĐMG phải xuất phát từ ĐMG
riêng bắt nguồn từ ĐMTT chiếm 9,7%


23

Nhóm III: ĐMG trái xuất phát trực tiếp từ ĐMTT, ĐMG phải từ ĐM
MTTT chiếm 10,6%.
Nhóm IV: ĐMG trái xuất phát từ động mạch vị trái, ĐMG phải xuất phát từ

ĐMMTTT chiếm 2,3 %.
Nhóm V: ĐM cấp máu cho gan là ĐMMTTT chiếm 1,5%.
Nhóm VI: ĐMG bắt nguồn trực tiếp từ ĐMC chiếm 0,2%.

1.7.2. Trịnh Văn Minh nghiên cứu trên 120 tiêu bản phẫu tích [1], thu
được kết quả sau:
- Dạng 1: một nguồn động mạch cấp máu cho gan (ĐM gan riêng) 61/120
trường hợp.

- Dạng 2: hai nguồn động mạch cấp máu cho gan 50/120 trường hợp.
- Dạng 3: ba nguồn động mạch cấp máu cho gan 9/120 trường hợp.

Hình 1.11. Các dạng biến đổi động mạch gan ngoài gan[1].
1.7.3. Trịnh Hồng Sơn (1998) nghiên cứu trên 89 trường hợp chụp động mạch gan
chọn lọc theo kỹ thuật Seldinger [6] thu được kết quảxếp các dạng động mạch cấp
máu cho gan thành 7 nhóm như sau:
Nhóm 1: Mạch máu cung cấp cho gan là ĐMG riêng, xuất phát từ ĐMG
chung, là một nhánh của ĐMTT.
Nhóm 2: ĐMG trái bắt nguồn từ ĐM vị trái, ĐMG phải từ ĐMG riêng bắt
nguồn từ ĐMTT.


24

Nhóm 3: ĐMG trái bắt nguồn từ ĐMTT, ĐM gan phải từ ĐM MTTT.
Nhóm 4: ĐMG trái từ ĐM vị trái, ĐMG phải từ ĐM MTTT.
Nhóm 5: Mạch máu cung cấp cho gan là ĐM MTTT.
Nhóm 6: ĐM gan bắt nguồn trực tiếp từ ĐM Chủ.
Nhóm 7: ĐMG trái và ĐMG phải phân chia ngay từ ĐMTT.


1.7.4. Lê Văn Cường (1994) nghiên cứu trên 62 xác ướp formol đã thống kê
các dạng nguyên ủy, phân nhánh và kích thước của hệ động mạch gan [8].
Các dạng phân nhánh của động mạch gan riêng gồm:
Dạng I là dạng điển hình thường gặp nhất, tỉ lệ 74,1%
Dạng II: Không có ĐMG riêng, có ĐMG trái tách từ ĐM vị trái (0%)
Dạng III: ĐM gan riêng cho ĐM gan phải và trái bình thường, xuất hiện
thêm ĐM gan phụ tách ra từ ĐM vị trái (25%).
ĐMG riêng có chiều dài 20mm, đường kính là 3,34 (mm), ĐMG có đường
kính 2,8mm, ĐMG trái có đường kính 2,4mm.

1.7.4.Vũ Thành Trung [29] nghiên cứu trên 10 xác người Việt Nam trưởng
thành được cố định bằng Formalin và 60 phim chụp cắt lớp 64 dãy ĐM
gan cho kết quả như sau:
Xắp sếp theo phân loại của Hiatt: nhóm I chiếm 77,2%, nhóm II chiếm 5,7%,
nhóm III chiếm 2,8%, nhóm IV chiếm 5,7%, nhóm V chiếm 7,2%, nhóm VI chiếm
1,4%.
ĐMG riêng (61/61=100%) trường hợp tách ra từ ĐMG chung, chiều dài
13.14 ±3.95 mm, đường kính 3.27±0.85.
ĐMG phải có 60 trường hợp (85,7%) tách ra từ ĐMG riêng, 6 trường hợp
(8,6%) tách ra từ ĐMG chung, 4 trường hợp (5,7%) tách ra từ ĐM MTTT, 1 trường
hợp ĐMG phải phụ tách từ ĐM MTTT, 1 từ ĐM vị tá tràng. Chiều dài của ĐM
gan phải 36,64±12,22 mm và đường kính là 2,48±0.92 mm.


25

ĐMG trái có 58 trường hợp (84%) tách ra từ ĐMG riêng, 6 trường hợp
(8%) tách ra từ ĐMG chung, 6 trường hợp (8%) tách ra từ ĐM vị trái. ĐMG trái
có chiều dài 18,72 ±9,14 mm và đường kính 1,94±0.89 mm.


1.7.5. Michels’N.A (1955). Phân tích trên 200 gan đã đưa ra bảng phân bố
các dạng động mạch gan như sau [2]:
Bảng 1.3. Phân nhóm của động mạch gan theo Michels N.A 1955[2]
Dạng

Tỷ lệ %

Nội dung miêu tả

I

55

ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung

II

10

ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG giữa trái tách ra từ ĐMG chung,
ĐM gan trái thay thế từ ĐM vị trái

III

11

ĐMG phải và ĐMG giữa tách ra từ ĐMG chung, ĐMG phải thay
thế từ ĐM MTTT

IV


1

ĐMG phải thay thế, ĐMG trái thay thế

V

8

ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung, ĐMG
trái phụ từ ĐM vị trái

VI

7

ĐMG phải, ĐMG giữa và ĐMG trái tách ra từ ĐMG chung, ĐMG
phải phụ

VII

1

ĐMG phải phụ và ĐMG trái phụ

VIII

4

ĐMG phải thay thế và ĐMG trái phụ hoặc ĐMG trái thay thế và

ĐMG phải phụ

IX

4.5

Động mạch nuôi gan tách ra từ ĐMMTTT

X

0.5

Động mạch nuôi gan tách ra từ ĐM vị trái


×