Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGHIÊN cứu NỒNG độ CEA và CYFRA 21 1 HUYẾT TƯƠNG TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG tế bào NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.23 KB, 35 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ CEA VÀ CYFRA 21-1 HUYẾT TƯƠNG
TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Chủ nhiệm đề tài: ThS.BS.Nguyễn Thị Hồng Ngân

Hà Nội, tháng 10 năm 2018


SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ CEA VÀ CYFRA 21-1 HUYẾT TƯƠNG
TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Chủ nhiệm đề tài: ThS.BS. Nguyễn Thị Hồng Ngân
Thư kí: Nguyễn Thị Tâm
Cán bộ tham gia: Lê Trung Hiếu
Hoàng Minh Huyến

Hà Nội, tháng 10 năm 2018



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

CEA

: Carcino Embryonic Antigen- Kháng nguyên ung thư bào thai

CYFRA 21-1: Frament ò cytokeratin 19- Mảnh cytokeratin 19
IUCC

: Internation Union agaimst cancer – Hiệp hội chống ung thư
thế giới

MBH

: Mô bệnh học



: Giai đoạn

Se

: Sensitivity- Độ nhạy

Sp

: Specificity- Độ đặc hiệu


UTP

: Ung thư phổi

UTP-TBN

: Ung thư phổi tế bào nhỏ

UTP-KTBN : Ung thư phổi không tế bào nhỏ
UTBMT

: Ung thư biểu mô tuyến

UTBMV

: Ung thư biểu mô vảy

WHO

: World health Organization- Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc của CEA

Hình 2: Cấu trúc của Cytokeratin

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư phổi (UTP) là một loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu,bệnh
đặc trưng bởi không kiểm soát được tăng trưởng tế bào trong các mô
của phổi[1].
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới tại các
nước phát triển và đang phát triển. Ung thư phổi chiếm khoảng 12% các loại ung
thư nói chung trên thế giới, với khoảng 1,83 triệu người mắc bệnh nhưng lại
chiếm tỷ lệ tử vong lên đến 28% trong số tất cả các loại bệnh ung thư. Số người
tử vong do ung thư phổi bằng với số tử vong do ung thư đaị tràng, ung thư vú và
ung thư tiền liệt tuyến cộng lại. Tại Mỹ, số liệu từ Hội Ung thư Mỹ mỗi năm có
200.000 ca ung thư phổi mới. 44% bệnh nhân có khả năng sống sót trong vòng 1
năm và 16% bệnh nhân sống đến 5 năm. Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng
thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư hay gặp ở cả hai giới. Năm 2013 có
20.500 người được chẩn đoán là ung thư phổi và 17.500 người chết mỗi năm do
ung thư phổi và 56 người mắc mới mỗi ngày. Dự tính đến năm 2020 sẽ có 90


người mắc mới mỗi ngày.
Ung thư phổi có 2 loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP-TBN) và
ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTP-KTBN),trong đó UTP-KTBN
chiếm 80-85%[2].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, nhưng phần lớn bệnh nhân ở
Việt Nam đến ở giai đoạn muộn do khối u nằm sâu trong lồng ngực, các triệu
chứng lâm sàng của bệnh ở giai đoạn sớm không đặc hiệu. Ở giai đoạn muộn,
việc đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý
đóng vai trò rất quan trọng. Trong điều trị UTP- KTBN, phẫu thuật là phương
pháp hiệu quả đối với giai đoạn tổn thương còn khu trú lồng ngực (I, II, IIIA)

[3]. Hóa chất và xạ trị là những phương pháp thường áp dụng, đặc biệt ở giai
đoạn muộn [4].
Các chất chỉ điểm ung thư trong máu không chỉ có ý nghĩa trong việc
nghiên cứu về sinh học khối u mà còn có vai trò chẩn đoán, tiên lượng kết quả
điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có chất chỉ điểm ung thư có độ đặc hiệu là
100% nên việc áp dụng để chẩn đoán ung thư còn những hạn chế nhất định.Vì
vậy, để tăng giá trị chẩn đoán thì người ta thường kết hợp các chất chỉ điểm
trong một loại ung thư. Hiện nay, trong ung thư phổi các chất chỉ điểm thường
được dùng là: CEA, CYFRA21-1 giúp cho việc phân týp ung thư, giai đoạn,
tiên lượng bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi bệnh và phát hiện tái phát
giúp kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng sống[5-9]. Sử dụng các
chất chỉ điểm khối u không chỉ định hướng đến mức độ bệnh trước điều trị mà
còn gợi ý nguy cơ bệnh tồn dư hoặc tái phát sau điều trị.
Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nồng độ CEA,
CYFRA 21-1 huyết tương trong ung thư phổi không tế bào nhỏ” nhằm hai
mục tiêu:
1.

Khảo sát nồng độ CEA, CYFRA21-1 huyết tương bệnh nhân ung thư
phổi không tế bào nhỏ.


2.

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ 2 marker CEA, CYFRA21-1 huyết tương
trước và sau 3 đợt điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.


I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về ung thư phổi.

Ung thư phổi nguyên phát (gọi tắt là ung thư phổi) có tỷ lệ mắc và tử
vong tăng nhanh kể từ đầu thế kỷ XX. Cho đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các
bệnh ác tính ở người. Ung thư là loại bệnh được mô tả bởi những tế bào phát
triển không kiểm soát và không chết theo chương trình, ung thư phổi xảy ra
khi tế bào phát triển không kiểm soát này bắt đầu ở một hoặc hai phổi. Những
tế bào bất thường này tiếp tục phân chia thành những u cục hoặc mô được
phát triển to lên gọi là khối u. Khối u này sẽ gây trở ngại cho chức năng chính
của phổi đó là trao đổi khí, cung cấp oxy vào máu để đưa đến các tế bào trong
cơ thể. Nếu khối u chỉ là một nốt nhỏ trên phim Xquang lồng ngực và phát
triển giới hạn thì nghĩ đến lành tính. Nguy hiểm hơn là ác tính, tế bào ung thư
di căn đến nơi khác trong cơ thể qua dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết, xâm
lấn và phá hủy những mô lành khác, gọi là di căn và đến lúc này điều trị sẽ rất
khó khăn. Ung thư phổi nguyên phát khi tổ chức ung thư khởi phát ở phổi.
Ung thư phổi thứ phát khi tổ chức ung thư ở nơi khác trong cơ thể di căn đến
phổi[6].
Có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP-TBN) và ung thư
phổi không phải tế bào nhỏ (UTP-TBKN) loại này chiếm khoảng 80%
trong số các loại ung thư phổi và được chia thành các loại sau:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy hay ung thư biểu bì, chiếm tỉ lệ 29% trong
số các loại ung thư phổi, là khối u biểu mô ác tính có đặc điểm là các tế bào u
biệt hóa vảy đó là hình thành sừng, cầu nối nguyên sinh chất hoặc cả hai.
- Ung thư biểu mô tuyến: chiếm tỷ lệ 32% trong số các loại ung thư phổi.
Carcinoma tuyến của phổi là khối u biểu mô ác tính với biểu hiện vi thể hình


thành các cấu trúc ống, túi, nhú hoặc đặc, có sự tạo nhầy.
- Ung thư biểu mô tuyến vảy: Khối u gồm cả hai loại carcinoma vảy và
carcinoma tuyến. Mỗi loại chiếm ít nhất 5% toàn bộ khối u.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn: Khối u biểu mô ác tính không biệt hóa với

các tế bào có nhân lớn, hạt nhân rõ, bào tương rộng, không có các đặc điểm tế
bào học của carcinoma vảy, tế bào nhỏ hoặc tuyến.
Để đánh giá mức độ tiến triển, ung thư phổi được phân loại TNM với
khối u ác tính theo Hiệp hội chống Ung thư thế giới - International Union
agaimst cancer (UICC) 2002.Hệ thống phân loại TNM cho tất cả các khối u
rắn được đưa ra bởi Pierre Denoix giữa năm 1943 và 1952, dựa vào kích
thước khối u, các hạch bạch huyết lân cận, di căn xa, được biểu hiện bằng
một hệ thống ký hiệu .
T (Tumor) mô tả kích thước của khối u
N (Nodes) mô tả các hạch bạch huyết lân cận
M (Metastase) mô tả di căn xa
Khối u nguyên phát (T)
- Tx: Có tế bào ung thư trong dịch tiết phế quản nhưng không nhìn thấy
u trên phim X-quang hoặc khi soi phế quản.
- To: Không có dấu hiệu của u nguyên phát
- Tis: Ung thư tại chỗ
- T1: U có đường kính ≤ 3cm, u được bao quanh bởi nhu mô phổi hoặc
màng phổi tạng và không có dấu hiệu khối u xâm lấn tới phế quản thùy khi
thăm khám bằng nội soi.
- T2: U có đường kính > 3cm, hoặc u có mọi kích thước xâm lấn tới phế
mạc tạng hoặc gây xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn tới vùng
rốn phổi. Khi nội soi phế quản, độ xâm lấn của u giới hạn ở phế quản thùy
hoặc cách carina ≥ 2cm. Xẹp phổi và viêm phổi tắc nghẽn có thể lan tới vùng


rốn phổi nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ phổi.
- T3: U với mọi kích thước xâm lấn trực tiếp tới thành ngực, cơ hoành
hoặc phế mạc vùng trung thất hoặc ngoại tâm mạc nhưng chưa xâm lấn tới
tim, các mạch lớn, khí quản, thực quản, hoặc thân đốt sống, hoặc u ở phế quản
gốc cách carina < 2cm nhưng chưa xâm lấn tới carina.

- T4: U với mọi kích thước, xâm lấn trung thất, tim mạch máu lớn, khí
quản, thực quản, thân đốt sống hoặc carina hoặc tràn dịch màng phổi ác tính,
hoặc có u vệ tinh ở cùng một thùy.
Hạch vùng (N)
- No: Không có di căn hạch vùng
- N1: Di căn hạch cạnh phế quản thùy hoặc hạch rốn phổi cùng bên, hạch
trong phổi bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của u nguyên phát vào các hạch này.
- N2: Di căn hạch trung thất cùng bên hoặc hạch dưới carina hoặc cả hai
- N3: Di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc
thang cùng hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
Di căn xa (M)
- Mx: Không đánh giá được di căn xa
- Mo: Không có di căn xa
- M1: Di căn xa, bao gồm u ở phổi không cùng thùy với u nguyên phát[18].
Để đánh giá giai đoạn thì ung thư phổi được xếp giai đoạn theo IUCC
- GĐIA: T1, No, Mo
- GĐIB: T2, No, Mo
- GĐIIA: T1, N1, Mo
- GĐIIB: T2, N1, Mo: T3, No, Mo


- GĐIIIA: T3, N1, Mo; T1-3, N2, Mo
- GĐIIIB: T4, bất kỳ N, Mo; bất kỳ T, N3, Mo
- GĐIV: Bất kỳ T, bất kỳ N, M1[2].
1.2. Tổng quan về chất chỉ điểm khối u
1.2.1. Khái niệm về chất chỉ điểm khối u.
Là các chất được sản xuất bởi tế bào ung thư hoặc bởi cơ thể (mô bình
thường) đáp ứng với khối u. Có thể đo lường chúng trong huyết thanh, huyết
tương, các loại dịch trong cơ thể, mô ly trích hoặc mô cố định bằng paraffin để
giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tiên lượng bệnh [11].

1.2.2. Dấu ấn ung thư CEA (Carcino Embryonic Antigen)
CEA là marker ung thư đại trực tràng, dạ dày ruột, phổi và vú. CEA là
một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 150-300 kDa, 65% thành
phần là carbonhydrate, bao gồm: acid sialic, mannose, galactose, N-acetyl
galactosamin, fucose; 35% thành phần còn lại là protein, được phát hiện bởi
Gold và Freeman năm 1965. CEA có tính đa dạng phân tử và có thể phân tách
được nhờ kỹ thuật điện di điểm đẳng điện.CEA bao gồm cả một gia đình lớn
gồm nhiều glycoprotein bề mặt tế bào. Các protein CEA được mã hóa bởi 10
gen nằm ở nhiễm sắc thể 19. Có tới 36 glycoprotein khác nhau thuộc gia đình
CEA.Các protein chủ yếu là CEA và NCA (non specific cross-reacting
antigen). Cấu trúc CEA và NCA 50 giống cấu trúc chuỗi nặng của IgG do vậy
CEA là một phần của “gia đình” gen mã hóa kháng thể.


a: Các gen CEA được mã hóa bởi
một phân đoạn DNA có 3100 cặp
base và có nguồn gốc từ tám
exon(N miền, A1-A3, B1-B3 và
M miền).
b: Cấu trúc của protein CEA(các
protein 70-kD trở thành 180kD
khi glyglycosyl hóa).

Hình 1. Cấu trúc của CEA
Tất cả các tế bào của cơ thể trong một giai đoạn phát triển có khả năng
tạo ra CEA. Vào khoảng 2 tháng đầu của thời kỳ thai nghén thì chỉ có những
tế bào ruột mới có khả năng sản xuất ra CEA. Vào cuối tháng 6, các tế bào
ruột thôi không sản xuất ra CEA nữa.Trong quá trình biến đổi ác tính một quá
trình biệt hóa ngược đã không bị ức chế. Lẽ ra thông tin về gen bình thường
được tế bào kiềm chế thì nay hoạt động trở lại, có thể do quá trình ác tính

hoặc yếu tố khác đã phát động quá trình này khiến cho tế bào tái sản xuất ra
những chất ở thời kỳ phôi thai, ít nhất một trong những chất đó là CEA [10].
Bởi chính nguồn gốc đó mà CEA rất nhạy trong bệnh lý khối u nhưng không
đặc hiệu cho một loại ung thư nào kể cả ung thư phổi. [7]
Ở quần thể người khỏe mạnh, giới hạn trên của CEA là 3ng/l đối với
người không hút thuốc và là 5ng/ml đối với người hút thuốc.Để so sánh nồng
độ CEA thì việc định lượng marker này phải được tiến hành bởi cùng kỹ thuật.
CEA tăng trong một số trường hợp bệnh lý lành tính như u xơ (45%), khí phế
thũng (30%), polyp trực tràng (5%), u xơ vú (15%), viêm loét đạ tràng (15%).
CEA cũng có thể tăng nhẹ hoặc vừa trong một số trường hợp xơ gan, viêm
tụy, không vượt quá 5ng/ml.
Nồng độ CEA tăng nhiều trong loại hình ung thư như: ung thư đại trực
tràng (70%), ung thư phổi (45%), ung thư đường tiết niệu (40%), ung thư tụy


(55%), ung thư buồng trứng (25%) và ung thư dạ dày (50%). Vì CEA cũng
được sản xuất ở một số trường hợp phì đại lành tính (dương tính giả) nên
marker này không được sử dụng để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm CEA có thể
giúp xác định giai đoạn phát triển ung thư trên lâm sàng. Sự tăng một cách ổn
định nồng độ CEA từ 5-10 lần ở bệnh nhân gợi ý đến ung thư đại trực tràng,
nhưng cũng có thể là loại hình ung thư khác. Với ung thư đại trực tràng, nồng
độ CEA có giá trị trong việc xác định giai đoạn tiến triển bệnh. [8]
Đối với ung thư vú, tăng CEA liên quan đến sự di căn. Ung thư vú phát
hiện sớm, còn khư trú thì nồng độ CEA không tăng.
Với ung thư phổi, CEA có giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào
nhỏ (trên 65% bệnh nhân này có tăng CEA). CEA còn có giá trị theo dõi và
phát hiện sự di căn của ung thư phổi[11].
1.2.3. Dấu ấn ung thư CYFRA 21-1( cytokeratin 19)

Hình2: Cấu trúc của cytoketatin

Cấu trúc của cytokeratin gồm 3 vùng: vùng đầu N ( không xoắn , vùng
trung tâm ( chủ yếu có cấu trúc xoắn ) và đầu C ( không xoắn )
CYFRA 21-1 có TLPT 36Da, là 1 cytokeratin nhỏ nhất trong các
cytokeratin và là các yếu tố cấu trúc cơ bản của bộ khung tế bào, gồm cả các
tế bào biểu mô phế quản. CYFRA 21-1 được thể hiện ở biểu mô lót trong các
phế quản và được thể hiện quá mức trong các bệnh ác tính, đặc biệt là trong
ung thư phỏi không tế bào nhỏ. Các biểu mô đa lớp như biểu mô tế bào vẩy
được đặc trưng bởi các cytokeratin 6-11 và 9-17, trong khi các biểu mô đơn


lớp được đặc trưng bởi các cytokin 8 và 18, còn biểu mô tuyến được đặc trưng
bởi các cytokin 7, 19 và 20 [9].
CYFRA 21-1 có thời gian bán hủy là 2-5 giờ
Ngoài ra 1 số nghiên cứu cho rằng sự thể hiện của CYFRA 21-1 có liên
quan với các hạch lympho di căn và kích thước khối u và sự biệt hóa.CYFRA
21-1 được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi diễn biến của bệnh
và phát hiện tái phát sau điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Chỉ định
tương đối được chỉ định như 1 dấu ấn thứ 2 để theo dõi ung thư thực quản, vú,
tụy, cổ tử cung hoặc bàng quang.
Ở người khỏe mạnh bình thường nồng độ CYFRA 21-1 huyết tương
<2,0 µg/L.
1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong nghiên cứu của Monila R và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết quả là
khi kết hợp CEA và CYFRA 21-1 làm độ đặc hiệu lên 82% trong chẩn đoán
UTP-KTBN.
Hatzakis K.D (2002), ZEmaitis M và cộng sự (2005) nghiên cứu thời gian
sống thêmở bệnh nhân UTP-KTBN đều nhận thấy những BN có tăng CEA trước
điều trị có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm ngắn hơn những bệnh nhân có nồng
độ CEA bình thường.
Nguyễn Minh Hải (2010), nhóm UTP –KTBN có tăng CEA có thời gian

sống thêm là 8,2±0,6 tháng ngắn hơn so với nhóm không tăng CEA với thời
gian sống thêm là 15,2±1,7 tháng (p<0,05). Điều đó chứng tỏ CEA là yếu tố
tiên lượng có ý nghĩa thời gian sống thêm ở bệnh nhân UTP-KTBN. Ở nhóm
UTBMT có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm tăng và không tăng CEA (9,1±0,8
tháng so với 22,4±3,3 tháng), với p<0,05 cho thấy CEA là yếu tố tiên lượng có
ý nghĩa ở bệnh nhân UTBMT[7].
Nghiên cứu của tác giả Lại Thị Tố Uyên, nghiên cứu trên 45 bệnh nhân
ung thư phổi giai đoạn III,VI cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê nồng độ


CEA, CYFRA 21-1. Trên những số liệu ban đầu, tác giả đã đánh giá được sự
thay đổi, của nồng độ CEA,CYFRA 21-1 trong từng nhóm bệnh nhân

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 57 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III, IV được làm
xét nghiệm marker CEA và CYFRA 21-1 huyết tương lúc mới vào viện và sau 3
đợt điều trị hóa chất tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng 10 năm 2017 đến
tháng 10-2018.
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ
bằng giải phẫu bệnh.
- Bệnh nhân được điều trị tối thiểu 3 đợt điều trị hóa
- Bệnh nhân được làm xét nghiệm định lượng CEA và CYFRA 21-1
huyết tương trước và sau điều trị
- Không mắc các bệnh ung thư khác
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân từ chối không tham gia nghiên cứu.
- Có tiền sử hoặc đồng thời mắc một loại ung thư thứ 2.
- Bệnh nhân chỉ có chống chỉ định điều trị hóa chất.
- Không có đủ hồ sơ và thông tin bệnh nhân ở thời điểm kết thúc nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Phương pháp định lượng nồng độ CEA và CYFRA 21-1 được sử dụng
trong nghiên cứu:
Nồng độ CEA, CYFRA21-1huyết tương được định lượng theo phương
pháp điện hóa phát quang dựa trên nguyên lý Sandwich, thực hiện trên hệ thống
Cobas e411.
Nguyên lý


CEA, CYFRA21-1có trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên được kẹp
giữa hai kháng thể: kháng thể thứ nhất là kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng
CEA, CYFRA21-1 từ chuột gắn biotin, kháng thể thứ hai là kháng thể đơn
dòng đặc hiệu kháng CEA, CYFRA21-1 đánh dấu Ruthelium (chất phát
quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu Sandwich. Phức hợp Sandwich
được gắn vào các vi hạt có phủ Streptavidin. Hỗn hợp phản ứng được chuyển
đến buồng đo. Các phức hợp miễn dịch được giữ trên bề mặt điện cực do từ
tính của các vi hạt. Những thành phần không gắn sẽ bị thải ra buồng đo bởi
dung dịch Procell. Khi có điện áp vào điện cực sẽ có sự phát quang hóa học và
được đo bằng bộ khuyếch đại quang tử. Cường độ phát quang tỉ lệ thuận với
nồng độ CEA, CYFRA21-1 có trong mẫu.
Hóa chất
- Hóa chất, huyết thanh chuẩn, huyết thanh kiểm tra do hãng Roche
cung cấp.
- Hóa chất được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.
- Hóa chất sử dụng còn nằm trong thời hạn cho phép.



Hình 2.1. Nguyên lý Miễn dịch Ðiện hóa phát quang
Trị số tham chiếu
Nồng độ CYFRA 21-1: ≤ 2 ng/ml
Nồng độ CEA: ≤ 5ng/ml
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng cách trích dẫn thông tin từ bệnh án theo biểu mẫu
thu thập thông tin nghiên cứu
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các bệnh nhân được điều trị từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm
2018 tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội được tiếp nhận vào nghiên cứu


2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0
+ Các biến định tính được mô tả thông qua trung vị, trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị tối thiểu (min), giá trị tối đa (max).
+ Kiểm định so sánh giữa các biến số: Đối với biến định tính, test so
sánh χ2 được sử dụng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong
trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng testχ2 có hiệu chỉnh Fisher. Các biến
định lượng được so sánh bằng kiểm nghiệm T-student, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
+ Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị ROC được sử dụng để đánh giá sự biến
thiên của nồng độ CEA, CYFRA 21-1 với tình trạng bệnh tiến triển, hoặc
bệnh đáp ứng, r >0.8 được đánh giá là phương pháp có giá trị tốt trong đánh
giá hiệu quả điều trị.
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Ðề tài đã thông qua Hội đồng khoa học cấp cơ sở khoa Hoá sinh, bệnh
viện Bạch Mai.

-Đề tài nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn vì mục đích khoa học,
không vì mục đích khác.
-Các đối tượng nghiên cứu được giải thích và tham gia với tinh thần hoàn
toàn tự nguyện.
-Trong quá trình nghiên cứu sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm
bảo an toàn.
-Tất cả các kết quả số liệu nghiên cứu cá nhân các đối tượng được bảo
mật tuyệt đối.


III. KẾT QUẢ
3.1. Ðặc điểm về tuổi, giới
Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân UTP-KTBN theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Bệnh nhân chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 50-79, trong đó nhóm tuổi 60-69
chiểm tỉ lệ cao nhất 43,9%.
Biểu đồ 2. Tỉ lệ bệnh nhân UTP-KTBN theo giới
Nhận xét:
Bệnh nhân nam chiếm đa số với tỉ lệ 63,2%, bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 36,8%.
3.2. Ðặc điểm về mô bệnh học và giai đoạn bệnh
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân UTP-KTBN theo mô bệnh học
Týp mô bệnh học

Số BN

Tỷ lệ %

UTBM Tuyến

34


59,6

UTBM vảy

18

31,6

Khác

5

15,8

Tổng

57

100

Nhận xét:
Ung thư biểu mô tuyến chiếm ưu thế với tỉ lệ 59,6%.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ bệnh nhân UTP-KTBN theo giai đoạn bệnh

Nhận xét: Giai đoạn IV gặp nhiều hơn giai đoạn III với tỉ lệ 77,2%


3.3. Nồng độ các marker CYFRA 21-1, CEA, trước và sau điều trị
3.3.1. Nồng độ marker CYFRA 21-1và CEA ở thời điểm chẩn đoán bệnh

và sau điều trị
Bảng 2. Nồng độ CYFRA 21-1 và CEA

n
CYFRA 21-1

57

Nồng độ (ng/ml)
<4
20

<5 Trung vị X ± SD
Min
12,75
17,29
1,14

Max
82.32

Trước điều trị
CYFRA 21-1

57

5,0

4,97


0,61

32,98

Sau điều trị
CEA trước điều 57

16 69,19

166,27

1,2

860

trị
CEA sau điều 57

45,94

102,64

1,41

568,6

trị
Nhận xét: CYFRA21-1 và CEA có nồng độ tăng cao trong máu ở những bệnh
nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III và IV. Nồng
độ CYFRA21-1 <4 ng/mL gặp ở 20 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 35%, nồng độ CEA

<5 ng/mL gặp ở 16 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 28%.

Biểu đồ 4: So sánh nồng độ CYFRA 21-1 trước và sau điều trị


Nhận xét: Nồng độ CYFRA 21-1 trước điều trị cao hơn sau điều trị,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001
Biểu đồ 5: So sánh nồng độ CEA trước và sau điều trị
Nhận xét: Nồng độ CEA sau điều trị có xu hướng giảm xuống so với trước
điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,045
Bảng 3. Nồng độ CYFRA 21-1 theo giai đoạn bệnh
Nhóm nghiên cứu

n

Giai đoạn III
Giai đoạn IV
p

13
44

CYFRA 21-1 (ng/ml)
X ± SD
Trung vị
Min
4.22
9.98±13.17 2.31
5.66
13.58±18.37 1.14

P =0,5

Max
46.32
82.32

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ
CYFRA21-1 ở giai đoạn III và IV

Bảng 4. Nồng độ CYFRA 21-1 theo thể mô bệnh học

Nhóm nghiên cứu

n

UTBMT
UTBMV

34
18

Khác

5
p

Nồng độ CYFRA 21-1 (ng/ml)
X ± SD
Trung vị
Min

Max
4.32
11.64±4,32 1.14 67.44
6,87
13.10±13.6 2,53 46,32
2,48

19.04±35,4
>0,05

2,17

82,32

Nhận xét: Nồng độ CYFRA21-1 không có sự khác biệt ở bệnh nhân mắc ung


thư phổi không tế bào nhỏ với các thể mô bệnh học khác nhau.

3.3.2. Nồng độ marker CEA
Bảng 5. Nồng độ CEA theo mô bệnh học
Nhóm nghiên cứu
UTBMT
UTBMV
Khác

n
34
18
5


p

Trung vị
16,07
7,09
5,94

CEA (ng/ml)
X ± SD
Min
93,02±206,5
1.73
40,48±72,10
1.20
10,51±11,5
1.47

Max
860.0
260.8
30.0

P>0,05

Nhận xét: Nồng độ CEA không có sự khác biệt ở bệnh nhân mắc ung thư
phổi không tế bào nhỏ với các thể mô bệnh học khác nhau.

Bảng 6. Nồng độ CEA theo giai đoạn bệnh
Nhóm nghiên cứu


n

Giai đoạn III

13

Giai đoạn IV

44

p

CEA (ng/l)
X ± SD
Trung vị
8,41 40,02±108,
4
13,66 77,81±179
,7

Min
1,77

Max
399,40

1,20

860,00


=0,47

Nhận xét: Nồng độ CEA ở giai đoạn III và IV không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê


3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ CEA và CYFRA 21-1 với kết quả điều
trị
Bảng 7. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị

Số bệnh nhân

Tỉ lệ%

Ðáp ứng hoàn toàn

1

1,8

Ðáp ứng một phần

23

40,4

Bệnh ổn định


29

50,8

Bệnh tiến triển

4

7

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng là 42,2% và bệnh ổn định là 50,8%,
Bệnh tiến triển sau 3 đợt điều trị là 7%
Biểu đồ 6. Sự thay đổi nồng độ CYFRA 21-1 theo kết quả điều trị
Bệnh đáp ứng 1 phần

Bệnh ổn định

Tiển triển

Nhận xét: Bệnh nhân đáp ứng 1 phần và bệnh ổn định có xu hướng chỉ điểm
khối u giảm tại thời điểm sau điều trị, và giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm
bệnh nhân có kết quả điều trị có đáp ứng.
Biểu đồ 7. Phân bố sự thay đổi nồng độ CEA theo đáp ứng bệnh

P=
0,0018

P=0,1
6


P=0,
46


∆CEA

∆ CEA concentration

200

Đáp ứng 1 phần

0

Response

-200
-400
-600

P=0.04
7

Nhận xét: Nồng độ CEA có xu hướng giảm sau 3 đợt điều trị, khi phân tích
dưới nhóm theo tình trạng đáp ứng, ở những bệnh nhân có đáp ứng, nồng độ
CEA giảm có ý nghia thống kê với p=0,047

I.

BÀN LUẬN


4.1. Đặc điểm về tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng
10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018, các bệnh nhân chủ yếu nằm ở nhóm


×