Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

NGHIÊN cứu mối TƯƠNG QUAN GIỮA cấu TRÚC, sự PHÂN bố RỪNG NGẬP mặn với độ mặn đất và tần SUẤT THỦY TRIỀU tại xã ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN yên, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

----------

TRẦN THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
CẤU TRÚC, SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN
VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT VÀ TẦN SUẤT THỦY TRIỀU
TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Sỹ Tuấn

HÀ NỘI, 2016


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn và
ThS. Phạm Hồng Tính đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và tạo nhiều
điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành khóa học, đặc biệt là các


thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Thực vật học Khoa Sinh học.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị tại Trung tâm Nghiên
cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đồng nghiệp tại trường trung học phổ thông Tiên
Yên, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ, cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Tuyết


MỤC LỤC
TRẦN THỊ TUYẾT..............................................................................................................i
NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA....................................................................................i
CẤU TRÚC, SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN..............................................................................i
VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT VÀ TẦN SUẤT THỦY TRIỀU.............................................................................i
TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN,..........................................................................................i
TỈNH QUẢNG NINH....................................................................................................................i

Hà Nội, tháng 10 năm 2016............................................................................................ii
Bảng 1.1. Phân loại thủy triều liên quan đến các vùng quần hợp............................................................8
của rừng ngập mặn Watson (1928) [43]................................................................................................. 8

Hình 1.1. Cây sú (Aegiceras corniculatum)..............................................................................14
Hình 1.2. Cây đâng (Rhizophora stylosa).................................................................................14
Hình 1.3. Cây trang (Kandelia obovata)...................................................................................14
Hình 1.4. Cây vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza).........................................................................15
1.4.5.1.Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu..................................................................................15


Hình 1.5. Một số dụng cụ, thiết bị phục vụ nghiên cứu thực địa.............................................16
Hình 1.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên một tuyến nghiên cứu.................................................16
Hình 1.7. Sơ đồ vị trí các tuyến, ô tiêu chuẩn nghiên cứu (ảnh: Internet)................................17
Hình 1.8. Nhuộm băng vải đo thủy triều.................................................................................19
Hình 1.9. Đoạn băng vải bị phai..............................................................................................20
Hình 1.10. Đào hố để thu mẫu nước trong đất.......................................................................20
Hình 1.11. Máy đo độ mặn......................................................................................................21
Hình 1.12. Cách đo độ mặn đất...............................................................................................22
Hình 2.1. Đất rừng bị bỏ hoang tại Đồng Rui (ảnh: Internet)...................................................26
Hình 2.2. Trồng rừng và rừng trồng tại Đồng Rui (ảnh: Internet).............................................27
Bảng 2.1 . Thành phần loài cây ngập mặn thực thụ được ghi nhận.......................................................28
tại địa điểm nghiên cứu...................................................................................................................... 28
Bảng 2.2. Chỉ số đa dạng loài (H’) thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ và độ mặn đất tại rừng ngập
mặn xã Đồng Rui.................................................................................................................................. 29

Hình 2.3. Mối tương quan giữa chỉ số đa dạng loài và độ mặn đất.........................................30
Bảng 2.3. Chỉ số giá trị quan trọng của mắm biển (Avicennia marina)...................................................30
và độ mặn đất..................................................................................................................................... 30

Hình 2.4. Mối tương quan giữa chỉ số quan trọng của mắm biển (Avicennia marina) với độ
mặn đất..................................................................................................................................31
Bảng 2.4. Chỉ số giá trị quan trọng của sú (Aegiceras corniculatum) và độ mặn đất..............................31


Hình 2.5. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của sú (Aegiceras corniculatum) với
độ mặn đất.............................................................................................................................32
Bảng 2.5. Chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)................................................33
và độ mặn đất..................................................................................................................................... 33

Hình 2.6. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù.......................................34

(Bruguiera gymnorrhiza) với độ mặn đất................................................................................34
Bảng 2.6. Chỉ số giá trị quan trọng của trang (Kandelia obovata) và độ mặn đất...................................34

Hình 2.7. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của trang.........................................35
(Kandelia obovata) với độ mặn đất.........................................................................................35
Bảng 2.7. Chỉ số giá trị quan trọng của đâng (Rhizophora stylosa) và độ mặn đất.................................36

Hình 2.8. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của đâng.........................................36
(Rhizophora stylosa) với độ mặn đất......................................................................................36
Bảng 2.8. Chỉ số giá trị quan trọng của bần chua (Sonneratia caseolaris...............................................37
) và độ mặn đất.................................................................................................................................... 37

Hình 2.9. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của bần chua...................................37
(Sonneratia caseolaris) với độ mặn đất...................................................................................37
Bảng 2.9. Đường kính trung bình của thân cây ngập mặn thực thụ thân gỗ..........................................38
tại rừng ngập mặn xã Đồng Rui và độ mặn đất..................................................................................... 38

Hình 2.10. Mối tương quan giữa đường kính trung bình thân cây với độ mặn đất.................39
Bảng 2.10. Chiều cao trung bình cây ngập mặn thực thụ thân gỗ tại rừng ngập mặn xã Đồng Rui và độ
mặn đất............................................................................................................................................... 39

Hình 2.11. Mối tương quan giữa chiều cao trung bình cây với độ mặn đất.............................40
Bảng 2.11. Sinh khối trung bình của các cây ngập mặn thân gỗ tại rừng ngập mặn xã Đồng Rui và độ
mặn đất............................................................................................................................................... 41

Hình 2.12. Mối tương quan giữa sinh khối rừng ngập mặn với độ mặn đất............................42
Bảng 2.12. Mật độ trung bình của bần chua (Sonneratia caseolaris) và độ mặn đất.............................43

Hình 2.13. Mối tương quan giữa mật độ của bần chua (Sonneratia caseolaris)......................43
với độ mặn đất.......................................................................................................................44

Bảng 2.13. Mật độ trung bình của đâng (Rhizophora stylosa) và độ mặn đất........................................44

Hình 2.14. Mối tương quan giữa mật độ của đâng (Rhizophora stylosa)................................45
với độ mặn đất......................................................................................................................45
Bảng 2.14. Mật độ trung bình của mắm biển (Avicennia marina) và độ mặn đất..................................46

Hình 2.15. Mối tương quan giữa mật độ của loài mắm biển (Avicennia marina)....................46
với độ mặn đất.......................................................................................................................46
Bảng 2.15. Mật độ trung bình của sú (Aegiceras corniculatum) và độ mặn đất.....................................47

Hình 2.16. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của sú (Aegiceras corniculatum) với độ
mặn đất..................................................................................................................................48
Bảng 2.16. Mật độ trung bình của trang (Kandelia obovata) và độ mặn đất..........................................48

Hình 2.17. Mối tương quan giữa mật độ của trang (Kandelia obovata)..................................49


với độ mặn đất.......................................................................................................................49
Bảng 2.17. Mật độ trung bình của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và độ mặn đất...............................49

Hình 2.18. Mối tương quan giữa mật độ của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)........................50
với độ mặn đất.......................................................................................................................50
Bảng 2.18. Chỉ số đa dạng loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ và tần suất thủy triều..........................52

Hình 2.19. Mối tương quan giữa chỉ số đa dạng loài với tần suất thủy triều...........................52
Bảng 2.19. Chỉ số giá trị quan trọng của bần chua (Sonneratia caseolaris)............................................53
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 53

Hình 2.20. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của bần chua (Sonneratia
caseolaris) với tần suất thủy triều...........................................................................................54

Bảng 2.20. Chỉ số giá trị quan trọng của đâng (Rhizophora stylosa)......................................................54
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 54

Hình 2.21. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của đâng (Rhizophora
stylosa) với tần suất thủy triều...............................................................................................55
Bảng 2.21. Chỉ số giá trị quan trọng của mắm biển (Avicennia marina).................................................56
và tần suất thủy triều.......................................................................................................................... 56

Hình 2.22. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của mắm biển (Avicennia
marina) với tần suất thủy triều...............................................................................................56
Bảng 2.22. Chỉ số giá trị quan trọng của sú (Aegiceras corniculatum)...................................................57
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 57

Hình 2.23. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của sú..............................58
(Aegiceras corniculatum) với tần suất thủy triều....................................................................58
Bảng 2.23. Chỉ số giá trị quan trọng của trang (Kandelia obovata)........................................................58
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 58

Hình 2.24. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của trang (Kandelia
obovata) với tần suất thủy triều.............................................................................................59
Bảng 2.24. Chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)..............................................59
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 59

Hình 2.25. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza) với tần suất thủy triều......................................................................................60
Bảng 2.25. Chiều cao trung bình của cây ngập mặn thực thụ thân gỗ...................................................61
và tần suất thủy triều.......................................................................................................................... 61

Hình 2.26. Mối quan hệ tương quan giữa chiều cao trung bình với tần suất thủy triều..........62
Bảng 2.26. Đường kính trung bình của cây ngập mặn thực thụ thân gỗ................................................62

và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 62

Hình 2.27. Mối quan hệ tương quan giữa đường kính trung bình với tần suất thủy triều......63
Bảng 2.27. Sinh khối trung bình tại rừng ngập mặn xã Đồng Rui...........................................................63
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 63

Hình 2.28. Mối tương quan giữa sinh khối rừng ngập mặn với tần suất thủy triều.................64
Bảng 2.28. Mật độ trung bình của bần chua (Sonneratia caseolaris).....................................................65
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 65

Hình 2.29. Mối tương quan giữa mật độ cây bần chua (Sonneratia caseolaris).......................66


với tần suất thủy triều............................................................................................................66
Bảng 2.29. Mật độ trung bình của đâng (Rhizophora stylosa)...............................................................66
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 66

Hình 2.30. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của đâng (Rhizophora stylosa) với tần
suất thủy triều........................................................................................................................66
Bảng 2.30. Mật độ trung bình của mắm biển (Avicennia marina).........................................................67
và tần suất thủy triều.......................................................................................................................... 67

Hình 2.31. Mối tương quan giữa mật độ cây mắm biển (Avicennia marina)...........................68
với tần suất thủy triều...........................................................................................................68
Bảng 2.31. Mật độ trung bình của sú (Aegiceras corniculatum)............................................................68
và tần suất thủy triều.......................................................................................................................... 68

Hình 2.32. Mối tương quan giữa mật độ cây sú (Aegiceras corniculatum)..............................69
với tần suất thủy triều............................................................................................................69
Bảng 2.32. Mật độ trung bình của trang (Kandelia obovata).................................................................69

và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 69

Hình 2.33. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của trang (Kandelia obovata) với tần suất
thủy triều................................................................................................................................70
Bảng 2.33. Mật độ trung bình của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)......................................................70
và tần suất thủy triều........................................................................................................................... 70

Hình 2.34. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của vẹt dù..............................................71
(Bruguiera gymnorrhiza) với tần suất thủy triều.....................................................................71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................72
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1


DANH MỤC HÌNH
TRẦN THỊ TUYẾT i
NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA i
CẤU TRÚC, SỰ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN i
VỚI ĐỘ MẶN ĐẤT VÀ TẦN SUẤT THỦY TRIỀU i
TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, i
TỈNH QUẢNG NINH i

Hà Nội, tháng 10 năm 2016 ii
Hình 1.1. Cây sú (Aegiceras corniculatum) 14
Hình 1.2. Cây đâng (Rhizophora stylosa) 14
Hình 1.3. Cây trang (Kandelia obovata) 14
Hình 1.4. Cây vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) 15
Hình 1.5. Một số dụng cụ, thiết bị phục vụ nghiên cứu thực địa 16
Hình 1.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên một tuyến nghiên cứu 16
Hình 1.7. Sơ đồ vị trí các tuyến, ô tiêu chuẩn nghiên cứu (ảnh: Internet) 17

Hình 1.8. Nhuộm băng vải đo thủy triều 19
Hình 1.9. Đoạn băng vải bị phai 20
Hình 1.10. Đào hố để thu mẫu nước trong đất 20
Hình 1.11. Máy đo độ mặn 21
Hình 1.12. Cách đo độ mặn đất 22
Hình 2.1. Đất rừng bị bỏ hoang tại Đồng Rui (ảnh: Internet) 26
Hình 2.2. Trồng rừng và rừng trồng tại Đồng Rui (ảnh: Internet) 27
Hình 2.3. Mối tương quan giữa chỉ số đa dạng loài và độ mặn đất 30
Hình 2.4. Mối tương quan giữa chỉ số quan trọng của mắm biển (Avicennia marina) với độ
mặn đất 31
Hình 2.5. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của sú (Aegiceras corniculatum) với
độ mặn đất 32
Hình 2.6. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù 34
(Bruguiera gymnorrhiza) với độ mặn đất 34
Hình 2.7. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của trang 35
(Kandelia obovata) với độ mặn đất 35


Hình 2.8. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của đâng 36
(Rhizophora stylosa) với độ mặn đất 36
Hình 2.9. Mối tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của bần chua 37
(Sonneratia caseolaris) với độ mặn đất 37
Hình 2.10. Mối tương quan giữa đường kính trung bình thân cây với độ mặn đất 39
Hình 2.11. Mối tương quan giữa chiều cao trung bình cây với độ mặn đất 40
Hình 2.12. Mối tương quan giữa sinh khối rừng ngập mặn với độ mặn đất 42
Hình 2.13. Mối tương quan giữa mật độ của bần chua (Sonneratia caseolaris) 43
với độ mặn đất 44
Hình 2.14. Mối tương quan giữa mật độ của đâng (Rhizophora stylosa) 45
với độ mặn đất 45
Hình 2.15. Mối tương quan giữa mật độ của loài mắm biển (Avicennia marina) 46

với độ mặn đất 46
Hình 2.16. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của sú (Aegiceras corniculatum) với độ
mặn đất 48
Hình 2.17. Mối tương quan giữa mật độ của trang (Kandelia obovata) 49
với độ mặn đất 49
Hình 2.18. Mối tương quan giữa mật độ của vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) 50
với độ mặn đất 50
Hình 2.19. Mối tương quan giữa chỉ số đa dạng loài với tần suất thủy triều 52
Hình 2.20. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của bần chua (Sonneratia
caseolaris) với tần suất thủy triều 54
Hình 2.21. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của đâng (Rhizophora
stylosa) với tần suất thủy triều 55
Hình 2.22. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của mắm biển (Avicennia
marina) với tần suất thủy triều 56
Hình 2.23. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của sú 58
(Aegiceras corniculatum) với tần suất thủy triều 58
Hình 2.24. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của trang (Kandelia
obovata) với tần suất thủy triều 59
Hình 2.25. Mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá trị quan trọng của vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza) với tần suất thủy triều 60
Hình 2.26. Mối quan hệ tương quan giữa chiều cao trung bình với tần suất thủy triều 62
Hình 2.27. Mối quan hệ tương quan giữa đường kính trung bình với tần suất thủy triều 63


Hình 2.28. Mối tương quan giữa sinh khối rừng ngập mặn với tần suất thủy triều 64
Hình 2.29. Mối tương quan giữa mật độ cây bần chua (Sonneratia caseolaris) 66
với tần suất thủy triều 66
Hình 2.30. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của đâng (Rhizophora stylosa) với tần
suất thủy triều 66
Hình 2.31. Mối tương quan giữa mật độ cây mắm biển (Avicennia marina) 68

với tần suất thủy triều 68
Hình 2.32. Mối tương quan giữa mật độ cây sú (Aegiceras corniculatum) 69
với tần suất thủy triều 69
Hình 2.33. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của trang (Kandelia obovata) với tần suất
thủy triều 70
Hình 2.34. Mối tương quan giữa mật độ trung bình của vẹt dù 71
(Bruguiera gymnorrhiza) với tần suất thủy triều 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
PHỤ LỤC 1



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Rừng ngập mặn là “bức tường
xanh” vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lũ.
Hệ thống rễ chằng chịt ở cả trên và dưới mặt đất lan rộng, bám chắc đã thu hút, giữ
lại trầm tích góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng cao nền đất. Rừng ngập
mặn tạo ra sinh khối rất lớn, không những là nguồn tài nguyên phong phú về lâm
sản (gỗ, than, củi…), thuốc, thức ăn, động thực vật như các rừng nội địa mà còn có
vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp mùn bã, dinh dưỡng cho các thuỷ sinh vật
và các loài động vật...
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là rừng ngập mặn đang bị suy
thoái một cách nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng rừng và ảnh hưởng
của sự suy thoái này là rất to lớn. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân
quan trọng là sự thiếu hiểu biết về vai trò, chức năng và cấu trúc rừng, cũng như
mối quan hệ giữa rừng ngập mặn với môi trường.

Rừng ngập mặn ở Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là một hệ
sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao và đang chịu nhiều áp lực
do đói nghèo, do phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây, cũng giống như nhiều nơi
khác, Đồng Rui cho dân thuê đất ven biển để làm đầm nuôi trồng hải sản; người dân
trong xã còn chủ yếu dùng thân cây sú, vẹt để làm củi đun… và cứ thế nhiều diện
tích rừng ngập mặn bị tàn phá. Thế nhưng, nhận thấy bất cập khi không có rừng
ngập mặn, các vùng bãi biển trở nên nghèo kiệt, không còn nhiều loại thuỷ hải sản
cư trú, đất bãi biển hoang hoá, làm biến đổi khí hậu của vùng, nước biển dâng… xã
Đồng Rui đã kịp thời dừng chủ trương cấp đất làm đầm. Cùng với sự hỗ trợ của các
dự án phục hồi rừng ngập mặn trong và ngoài nước, Đồng Rui bắt tay trồng rừng
ngập mặn trở lại. Đến nay xã Đồng Rui có tổng diện tích rừng ngập mặn là 2.800
ha, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều diện tích đất ngập mặn dùng cho việc nuôi trồng hải

1


sản không thành công bị bỏ hoang và việc quản lý, sử dụng rừng ngập mặn vẫn còn
nhiều hạn chế do chưa thực sự hiểu biết về sự tác động của các nhân tố sinh thái đến
rừng ngập mặn cũng như cấu trúc sinh thái của rừng ngập mặn.
Để quản lý rừng bền vững rất cần hiểu biết về các nhóm nhân tố bên trong
của hệ sinh thái rừng như cấu trúc sinh thái, thành phần loài, tính đa dạng sinh
học… cấu trúc hệ thống theo không gian và thời gian mà hệ sinh thái tồn tại và phát
triển. Hơn nữa, cần phải có sự hiểu biết về các tác động của các yếu tố môi trường
lên sự phát triển của rừng ngập mặn như điều kiện đất đai, chế độ ngập triều, độ
mặn … các nhân tố này tác động rất khác nhau lên từng loài cây rừng ngập mặn
cũng như phạm vi phân bố của chúng. Các tác động của các nhân tố môi trường
cũng hết sức đa dạng và không tuân theo quy luật, điều đó rất dễ gây tổn thương
cho rừng ngập mặn.
Việc nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, thành phần loài thực vật rừng ngập
mặn và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như độ mặn đất, pH

và tần suất ngập triều đến đặc điểm cấu trúc, thành phần loài thực vật rừng ngập
mặn là việc làm cần thiết, nhằm có được các căn cứ khoa học để đề xuất các biện
pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp và có các giải pháp bảo vệ phát triển rừng
hiệu quả. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa
cấu trúc, sự phân bố rừng ngập mặn với độ mặn đất và tần suất thủy triều tại xã
Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc rừng ngập mặn với độ mặn đất và tần
suất thủy triều và chỉ ra xu hướng phát triển của rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong tương lai trong tương lai dưới sự tác động
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đề tài nhằm góp phần bổ sung kiến thức về tác động của các nhân tố sinh
thái đến rừng ngập mặn cũng như sự phân bố và cấu trúc của rừng ngập mặn.

2


1.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát độ mặn và tần suất thủy triều tại rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra một số giá trị đặc trưng của quần xã thực vật ngập mặn tại xã
Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích mối quan hệ và xây dựng phương trình tương quan giữa cấu trúc,
sự phân bố rừng ngập mặn với độ mặn đất và tần suất thủy triều.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Cấu trúc rừng ngập mặn chịu sự tác động của các nhân tố môi trường như độ
mặn đất và tần suất thủy triều. Khi các nhân tố môi trường này thay đổi thì cấu trúc
của rừng ngập mặn cũng thay đổi.
Sự thay đổi về cấu trúc rừng ngập mặn có mối tương quan với độ mặn đất và
tần suất thủy triều. Trên cơ sở về mối tương quan đó có thể dự đoán được cấu trúc,

sự phân bố của rừng ngập mặn theo chiều hướng biến đổi của điều kiện môi trường.
1.3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nghiên cứu về cấu trúc, sự phân bố rừng ngập mặn
1.3.1.1. Trên thế giới
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu
trong khoảng từ 30o vĩ tuyến Nam đến 30o vĩ tuyến Bắc. Tuy nhiên có thể mở rộng
khu phân bố lên phía Bắc tới Bermunda (32 o20' Bắc) và Nhật Bản (31o22' Bắc),
xuống phía Nam là New Zealand (38 o03' Nam) và Australia (38o43' Nam). Rừng
ngập mặn có diện tích lớn nhất nằm trong vùng từ 10 o vĩ độ Bắc đến 10o vĩ độ Nam
(Twilley và cộng sự 1998) [41].
Tomlinson P.B (1986) [40] phân chia các quần xã rừng ngập mặn làm hai
nhóm có thành phần loài cây khác nhau. Nhóm phía Đông tương ứng với vùng Ấn
Độ - Thái Bình Dương với số loài cây đa dạng và phong phú. Nhóm phía Tây gồm
bờ biển nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ ở cả Đại Tây Duơng và Thái Bình Dương, số
loài cây ở đây ít chỉ bằng 1/5 ở phía Đông (Spalding và cộng sự, 1997) [36]. Các
loài chủ yếu là đước đỏ (Rhizophora mangle), mắm (Avicennia germinans), cóc

3


vàng (Laguncularia racemosa). Tuy nhiên kích thước của một số loài cây lại lớn
hơn nhóm phía Đông, ví dụ như ở Braxin đước đỏ cao trên 50m và ở Ecuado loài
này cao 63m (Phan Nguyên Hồng và cs, 2004) [5].
Lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là phân loại thực vật, thảm thực vật và
phân bố. Có hai công trình nổi tiếng là “Mangrove vegetation” của V.J. Chapman
(1975) [24] và “The botany of mangoves” của P.B. Tomlinson (1986) [40] đã
nghiên cứu về giải phẫu, phân loại, phân bố, sinh thái một số loài cây ngập mặn
trên thế giới.
Soemodihardo. S và cộng sự (1996) [38] nghiên cứu về tăng trưởng chiều
cao và đường kính thân của loài đưng được trồng ở Indonesia theo các tuổi 6, 11,

14, 18 và cho biết sự sinh trưởng hàng năm tương ứng là 0,7; 0,5; 0,6; 0,6cm.
Ở Phangnga (Thái Lan), J. Kongsanchai (1984) [30] nghiên cứu sự tăng
trưởng của đước đôi trồng tại vùng khai thác mỏ thiếc ở các giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5,
6 năm tuổi và cây đạt chiều cao tương ứng là 0,71; 0,74; 1,23; 1,25; 1,27 và 1,93m
Còn rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về rừng ngập mặn nữa
như Chapman (1975), Rao (1986), Blasco (1984)…
Trong khu hệ thực vật thuộc rừng ngập mặn có khoảng 30 loài cây gỗ và cây
bụi thuộc 14 loài thực vật có hoa, 10 loài thuộc 8 họ dây leo, bì sinh hoặc dưới tán
và khoảng 10 - 15 loài phát triển tốt ở vùng nội địa.
1.3.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km với khí hậu nhiệt đới gió mùa và
hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển
của rừng ngập mặn. Nơi có rừng ngập mặn phát triển tốt nhất là bán đảo Cà Mau.
Trước chiến tranh (năm 1943), diện tích rừng ngập mặn Việt Nam là 480.500 ha
phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Đến năm 1999, diện tích rừng còn lại 156.
608 hecta trong đó rừng tự nhiên chiếm 38, 1% và rừng trồng chiếm 61, 95% (Phan
Nguyên Hồng và cộng sự, 2007) [6].
Công trình nghiên cứu có hệ thống về rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam
là luận văn tiến sỹ của Vũ Văn Cương (1964) [1] về các quần xã thực vật ở rừng

4


Sát thuộc vùng Sài Gòn - Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành hai
nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ. Theo đó, loài đưng
phân bố ven sông Soài Rạp, Đông Tranh và một số cửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp
rải rác ở những nơi đất cao, vẹt đen gặp ở vùng nước lợ... Tác phẩm thứ hai là
cuốn “Rừng ngập mặn Việt Nam” của Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bỉnh Lợi (1972),
chủ yếu là phân loại và lâm học (Theo P.N.Hồng, 1991) [2].
Từ năm 1972 tới nay, trong nhiều hội thảo khu vực và quốc tế đã có rất nhiều

báo cáo của các nhà nghiên cứu về rừng ngập mặn và luận án phó tiến sỹ, tiến sỹ
sinh học về rừng ngập mặn đặc biệt là những nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và
ông đã trở thành giáo sư đầu ngành về nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu rừng ngập mặn, Lê Công Khanh (1986) [7] đã mô tả các
đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong rừng ngập mặn. Tác
giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào bốn nhóm dựa vào tính chất ngập nước và độ
mặn của nước: nhóm mọc trên đất bồi ngập nước mặn (độ mặn của nước từ 15
-32‰) có 25 loài, trong đó có đưng, cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi ít ngập
nước lợ có 12 loài.
Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) [8] đã đề cập đến 7 kiểu
thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: rừng mắm hoặc bần, rừng đước thuần loài,
rừng dừa nước, rừng hỗn hợp vùng triều bình thường, rừng vẹt – giá vùng đất cao,
rừng chà là - ráng đại và trảng thoái hoá.
Nguyễn Hoàng Trí (1999) [18], Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) [4] cho
rằng đưng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ.
Quần xã đưng tiên phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xã
mắm trắng, bần trắng trên đất ngập triều trung bình. Cóc trắng gặp ở cả ba miền, trên
vùng đất cao ngập triều không thường xuyên, nền đất tương đối chặt. Vẹt đen không
có ở miền Bắc, gặp ở vùng nước lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam,
chịu được biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện được trồng nhiều ở miền Bắc.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh trưởng và sinh khối rừng ngập mặn
ở Việt Nam là luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Trí (1986) [17]. Tác giả

5


nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng đước đôi: rừng già, rừng tái
sinh tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau. Tác giả đã cho biết sinh khối
tổng số của 3 loại rừng tương ứng là 119.335 kg khô/ha, 34.853 kg khô/ha; 21.225
kg khô/ha; 3.817 kg/ha; 3.378 kg/ha.

Nguyễn Đức Tuấn (1994) [19] nghiên cứu về tăng trưởng và sinh khối của
đâng, đước, trang, vẹt dù ở các giai đoạn 1, 2, 3, 4 năm tuổi.
Số loài cây ngập mặn hiện biết ở ven biển Nam bộ (100 loài), phong phú hơn
ven biển Trung bộ (69 loài) và ven biển Bắc bộ (52 loài). Có sự khác nhau đó là do
sự khác nhau về các đặc điểm khí hậu, địa lí, thuỷ văn (P.N.Hồng, 1999) [4].
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn
thám, Phan Nguyên Hồng (1991, 1993) đã chia rừng ngập mặn Việt Nam thành 4
khu vực và 12 tiểu khu:
-

Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.

-

Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch

Trường.
-

Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.

-

Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải - Hà Tiên.
Theo cách phân chia này thì Tiên Yên thuộc khu vực I và mang nhiều nét

chung của khu vực này. Tuy nhiên cũng có những nét riêng biệt về địa hình dẫn tới
hệ thực vật ngập mặn có nhiều đặc điểm khác biệt, đặc biệt rừng ngập mặn Đồng
Rui là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình của khu vực phía Bắc.
Một số kết quả nghiên cứu rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui và phụ cận, Tiên Yên

Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2007) [10], nghiên cứu về đa dạng sinh học
khu vực cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ. Kết quả điều tra khảo sát đã ghi nhận được
260 loài động vật đáy thuộc 87 họ, 188 loài thực vật nổi, 49 loài động vật nổi, 33
loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 77 loài chim, 13 loài thú, 195 loài cá thuộc 68 họ, 15
bộ. Thân mềm với 175 loài thuộc 56 họ, các lớp Giáp xác (ngành Chân khớp), lớp
Giun nhiều tơ (ngành Giun đốt) có số loài khá cao lần lượt là 39 và 36 loài, ngành
Tảo silic 162 loài, ngành Tảo lục 12 loài, Tảo lam 8 loài, Tảo giáp 6 loài.

6


Mai Sỹ Tuấn, Phan Hồng Anh, Asano Tetsumi (2009) nghiên cứu hệ thực vật
ngập mặn khu vực cửa sông Ba Chẽ đã thống kê được 15 loài cây ngập mặn chủ yếu
thuộc 12 họ và 43 loài cây tham gia thuộc 15 họ thực vật có mạch. Hai loài vẹt dù
và đâng mọc ở khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên có kích thước cây lớn hơn các
cây cùng loài sống ở nơi khác của miền Bắc Việt Nam.
Hoàng Văn Thắng (2008) [11] khi nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng
hợp tài nguyên thiên nhiên tại một số xã vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ, đã đưa ra
mô hình quản lý dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững. Mô hình đã được
xây dựng có kết quả và áp dụng thử nghiệm thành công đối với hệ sinh thái rừng
ngập mặn tại thôn Hà Thụ, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Mô hình được coi như là
một giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc quản lý, bảo vệ và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn.
Tổng cục Môi trường (2010) [16], tiến hành điều tra khảo sát các hệ sinh thái
đặc thù đang bị suy thoái ở Việt Nam. Danh mục 30 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái
trong đó có 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất đã được xây
dựng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ (các xã Hải
Lạng, Đồng Rui huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) thuộc hệ sinh thái đặc thù rừng ngập
mặn ven biển Đông Bắc được xác định là 1 trong 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy
thoái nghiêm trọng nhất hiện nay. Các giải pháp mang tính định hướng, làm cơ sở

phục hồi các hệ sinh thái đặc thù cũng được nêu ra.
Có thể nhận thấy vai trò, giá trị của rừng ngập mặn là rất to lớn đối với phát
triển kinh tế xã hội và phòng hộ ven biển của quốc gia. Trong những năm qua rừng
ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng và hiện đang đối mặt trước những áp lực lớn về
phát triển kinh tế - gia tăng dân số. Trước những biến động bất thường của thời tiết
do biến đổi khí hậu toàn cầu, vai trò của rừng ngập mặn ngày càng được thừa nhận
và việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách
không chỉ ở khu vực Đồng Rui, Tiên Yên mà của cả Quốc gia.

7


1.3.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của tần suất ngập triều đến cây rừng ngập
mặn
Thủy triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của cây
ngập mặn, vì không những có tác động lên thực vật mà còn ảnh hưởng đến nhiều
yếu tố khác như kết cấu, độ mặn đất, sự bốc hơi nước, các sinh vật khác trong rừng.
Mặt khác thủy triều chịu tác động của gió, lượng mưa và dòng chảy trong sông.
Nghiên cứu đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự phân bố và phát triển
của rừng ngập mặn Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Phan Nguyên Hồng (1991)
[2] nhận xét: Trong điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì ở
vùng có chế độ bán nhật triều cây ngập mặn phát triển tốt hơn vùng có chế độ nhật
triều vì ở chế độ nhật triều thời gian cây bị ngập lâu hơn cây ở chế độ bán nhật triều
nên cây thu được không khí trên mặt đất ít hơn, thời gian đất bị phơi trống ngắn
hơn, hạn chế bớt sự thoát hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kì nóng nắng.
Nhờ vậy mà cây ở chế độ bán nhật triều sinh trưởng thuận lợi hơn. Ví dụ: rừng ngập
mặn ở Nam Bộ Việt Nam phát triển hơn vùng ven biển Quảng Ninh vì vùng biển
Nam Bộ có chế độ bán nhật triều còn ở Quảng Ninh có chế độ nhật triều.
Thực tế cho thấy biên độ triều càng rộng thì thành phần quần xã càng phong
phú (Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [18]. Biên độ thủy triều kết hợp với địa hình chi

phối cấu trúc quần xã cây ngập mặn. Watson (1928) [43] dựa trên những nghiên cứu
về rừng ngập mặn tại phía tây Malaysia đã đưa ra một bảng phân bố các quần hợp
cây ngập mặn ứng với các mức độ ngập triều khác nhau.
Bảng 1.1. Phân loại thủy triều liên quan đến các vùng quần hợp
của rừng ngập mặn Watson (1928) [43]
Loại triều

Đặc điểm ngập

Loại 1

Vùng bị ngập ở tất cả

Loại 2

các triều
Vùng bị ngập triều do

Tần suất ngập
(lần/tháng)
56 – 62
45 – 49

triều trung bình cao

8

Các quần hợp
Avicennia marina
Rhizophora stylosa

Sonneratia
alba,
Avicennia

alba,

Avicennia

marina,


Loại triều
Loại 3

Đặc điểm ngập

Tần suất ngập

Các quần hợp

(lần/tháng)

Vùng bị ngập triều do

20 – 45

triều cao bình thường

Xylocarpus


granatum,

Sonneratia

alba,

Bruguiera parviflora
Lumnitzera
littorea,

Loại 4

Vùng bị ngập bởi triều

Loại 5

cường (Spring tide)
Vùng bị ngập nước do

Excoecaria agallocha
Bruguiera gymnorrhiza,

triều cường bất thường

Nypa

hoặc

Excoecaria


agallocha,

Xylocarpus

granatum,

Rhizophora

apiculata,

triều

2 – 20

Rhizophora mucronata
Ceriop
tagal,

phân

(equinoctal tide)

fruticans,

Intsia bijura, Heritiera
littoralie
Theo Phan Nguyên Hồng (1991) [2] thì có thể vận dụng bảng này để nghiên
cứu thảm thực vật rừng ngập mặn tại Việt Nam, tuy nhiên cũng có sự sai khác nhất
định tùy vào địa điểm cụ thể.
Các dòng triều không những tác động đến các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, sự

vận chuyển trầm tích và dinh dưỡng ở trong và ngoài vùng rừng ngập mặn mà còn
là nhân tố quan trọng trong việc phân tán hạt và cây con. Các dòng triều chịu sự tác
động của gió, nhất là gió mùa và lưu lượng sông vào mùa mưa. Hệ thống sông cung
cấp nước ngọt và phù sa: Dòng nước ngọt do các sông, rạch đem ra rừng ngập mặn
ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của cây ngập mặn vì nước sông mang theo
chất phù sa cần thiết cho cây ngập mặn. Mặt khác nước ngọt làm pha loãng độ mặn
nước biển, phù hợp với một số loài cây và các giai đoạn khác nhau của rừng ngập
mặn. Khi dòng chảy từ sông vào vùng ngập mặn bị giảm hoặc mất đi thì một số loài
cây ngập mặn sẽ bị còi cọc hoặc chết dần (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999) [4].
Nước ngọt rất cần thiết cho sự nẩy mầm, tái sinh sinh trưởng của cây con cho các

9


quá trình sinh lý của cây trưởng thành. Ngoài ra dòng triều cũng là một nhân tố
quan trọng trong việc phát tán hạt và cây con (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999) [4].
Độ ngập triều là một trong những chỉ thị quan trọng nhất về khả năng thích
ứng của rừng ngập mặn đối với mực nước biển dâng. Rừng ngập mặn thích ứng
bằng những rễ thở (trong không khí), rễ trụ và rễ chống để có thể sống được ở trong
những điều kiện bùn, dịch chuyển và độ mặn. Cây ngập mặn cũng thể thích ứng với
nước biển dâng bằng cách mọc lên cao hay lấn vào đất liền hay tiến ra biển.
Những khu rừng ngập mặn ở vùng có độ ngập triều lớn nhiều trầm tích có khả
năng sống sót cao hơn khi mực nước biển dâng so với những khu rừng ngập mặn
sống ở vùng có độ ngập triều nhỏ ít trầm tích. Những quần xã rừng ngập mặn ở nơi
thủy triều lớn và giàu phù sa (như ở Bắc Australia; Semeniuk 1994) [34] có thể ứng
phó tốt hơn đối với nước biển dâng so với những quần xã ở vùng triều nhỏ và nghèo
phù sa (như rừng ngập mặn ở vùng đảo của Caribe).
Nếu độ ngập triều thuận lợi, thực vật trong rừng ngập mặn có thể phát triển
mạnh mẽ sâu vào đất liền, phía trên những cửa sông ven bờ biển.
1.3.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến cây rừng ngập mặn

Nhiều người cho rằng hầu hết các cây ngập mặn không phải là thực vật chịu
mặn bắt buộc, nhưng nếu thêm 1 ít muối vào môi trường thì cây này có tốc độ tăng
trưởng tối thích. Cây ngập mặn thường là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển
trên mọi môi trường nước mặn, ngập nước thường xuyên, cây ngập mặn có khả
năng giữ cân bằng muối bằng cách thải lượng muối thừa hoặc tích muối trong lá già
sau đó lá già rụng đi.
Độ mặn đóng vai trò quan trọng quyết định sự phân bố, năng suất và sinh
trưởng của rừng ngập mặn (Twilley, 1998) [41]. Điều này có thể giải thích do độ
mặn quyết định khả năng hút nước của cây. Khi độ mặn cao thì áp suất thẩm thấu
của dung dịch đất càng tăng nên tác động đến khả năng hút nước của cây. Tuy
nhiên, tác động của độ mặn tới cây còn phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của
đất. Đất nhiều sét có sự trao đổi Na + và Cl- nên giảm ảnh hưởng của Na + tới cây, tức
là giảm ảnh hưởng của độ mặn cao (Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [18].

10


Rừng ngập mặn phát triển tốt nhất ở nơi có nồng độ muối trong nước 10 25‰. Kích thước cây và số loài cũng giảm đi khi độ mặn cao (40 - 80‰) (Blasco,
1984) [23], ở độ mặn 90‰ chỉ có mắm biển sống được nhưng sinh trưởng chậm
(Rao, 1986) [33]. Những nơi có độ mặn quá thấp (<4‰) thì cũng không có cây
ngập mặn mọc tự nhiên. Các loài cây ngập mặn có khả năng thích nghi với biên độ
mặn khác nhau.
Phan Nguyên Hồng, (1991) [2] đã chia các cây ngập mặn Việt Nam thành hai
nhóm: Nhóm có biên độ muối rộng và nhóm có biên độ muối hẹp.
Nhóm có biên độ muối rộng gồm:
- Nhóm chịu độ mặn cao (10 - 35‰ hoặc hơn) gồm một số loài mắm, đâng,
đưng, dà quánh, vẹt trụ...
- Nhóm chịu độ mặn cao trung bình (15 - 30‰) có đước, vẹt tách, vẹt dù,
sú...các loại này cũng sống ở nơi có độ mặn thay đổi nhiều vào mùa mưa.
- Nhóm chịu độ mặn tương đối thấp (7 - 20‰) có trang, vẹt tách, ô rô, quạo

nước, cốc kèn...
Nhóm có biên độ muối hẹp gồm:
- Nhóm cây thân gỗ mọng nước, chịu mặn cao (20 - 33‰) có bần trắng, bần ổi.
- Nhóm cây thảo mọng nước, chịu mặn cao (25 - 35‰ hoặc hơn) có muối
biển, sam biển, hếp Hải Nam.
- Nhóm cây nước lợ điển hình (5 - 15‰ hoặc thấp hơn) gồm dừa nước, bần
chua, mái dầm, na biển, mây nước... Chúng là những cây chỉ thị cho môi trường
nước lợ.
- Nhóm cây chịu đất lợ sống trên đất cạn, độ mặn thấp (1 - 10‰) từ nội địa
phát tán ra vùng đất ẩm ven sông nước lợ.
Độ mặn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây con. Clough.B. (1984)
[25] và Field (1984) [26] kết luận rằng cây con nảy mầm và sinh trưởng tốt ở môi
trường có độ mặn thấp hơn độ mặn nước biển. Cây đước đôi (Rhizophora
apiculata) con sinh trưởng, phát triển tốt ở nồng độ muối là 30‰, đước vòi
(Rhizophora mucronata) là 15‰, cây bần trắng (Sonneratia alba) là 2 - 8‰

11


(Kathiresan, 1990) [28]. Mai Sỹ Tuấn (1996) [20] cho rằng sự sinh trưởng chiều cao
và đường kính thân của một số loài chi Mắm giảm dần khi độ mặn nước biển tăng.
Hiện tượng này có thể giải thích do cây con cần nhiều nước cung cấp cho các quá
trình sinh lí diễn ra mạnh mẽ và đặc tính chịu mặn được di truyền nên chúng không
thể sống trong môi trường nước ngọt hoàn toàn.
Sự phân bố của các loài trong rừng ngập mặn, trong nhiều trường hợp, có thể
được giải thích chủ yếu bởi độ mặn (Ball, 1988) [22].
Độ mặn đất cũng có sự thay đổi ở tầng mặt và gần bằng với độ mặn của nước,
tầng mặt thường có độ mặn cao hơn và giảm dần xuống các tầng sâu kế tiếp.
Cây ngập mặn cần độ mặn thấp nhưng khả năng chịu mặn của nó tăng lên khi
phát triển. Nhiều loài cây ngập mặn phát triển tốt ở nơi có độ mặn trung bình. Tuy

nhiên có một số cây thích nghi với vùng nước lợ có độ mặn thấp dọc các cửa sông
như bần chua, ô rô. Nhìn chung khi độ mặn quá cao hoặc thấp quá, nhiều loài cây
sinh trưởng không bình thường.
Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng tới tăng trưởng, tỷ lệ sống, phân bố các loài. De Hann (1931) (Trích dẫn
từ Aksornkoae, 1993) [21] cho rằng rừng ngập mặn tồn tại phát triển ở nơi có độ
mặn từ 10-30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm: nhóm
phát triển ở độ mặn từ 10-30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0-10‰.
Yếu tố giới hạn sự phân bố của rừng ngập mặn là sự thiếu vắng muối trong đất
và nước. Mỗi loại cây ngập mặn chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn
trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngăn, lá nhỏ và dày hơn (A.N.
Rao, 1986) [33]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngập mặn có thể tồn tại được trong
nước ngọt một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của cây giảm dần, sau vài tháng
nếu không được cung cấp một lượng muối thích hợp thì cây sinh trưởng kém, lá cây
có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân huỷ, lá sớm rụng. Hầu hết các cây
ngập mặn đều sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 25-50% độ mặn
nước biển. Khi độ mặn càng cao thì sinh rưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ,
thân và lá đều thấp dần, lá sớm sụng (Saenger và cộng sự, 1983) (Trích dẫn tài liệu
Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [18].
Khi nghiên cứu sự sinh trưởng của loài trang (Kandelia candel) liên quan đến

12


độ mặn của môi trường, P.Lin và X.M. Wei (1980) (Trích dẫn tài liệu A.N. Rao, 1986
[33]) đã nhận thấy chúng phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối từ 7,5 - 21,2‰. Nhiều
tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn
( Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 1967; S. Aksornkoae và
cộng sự, 1985 (Trích dẫn tài liệu Aksornkoae, 1993 [21]). Đất rừng ngập mặn thường
là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu OR2R, giàu HR2RS, rừng ngập mặn thấp

và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng.
1.4. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.4.1. Địa điểm
Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm xã
cách huyện lỵ Tiên Yên 23 km về phía Nam, phía tây giáp huyện Ba Chẽ, phía đông
giáp huyện Vân Đồn và phía bắc giáp xã Hải Lạng, thị trấn Tiên Yên. Tổng diện
tích đất tự nhiên của xã là 4.955,17 ha. Xã nằm trong toạ độ địa lý từ 21 011’ đến
21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông.
Đồng Rui là một xã đảo nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và sông
Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển
bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao
từ 1,5m đến 3 m. Một số đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm nuôi trồng
thủy sản, còn lại là bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2016:
- 5/2015: Nhận đề tài, thu thập tài liệu, viết đề cương nghiên cứu.
- 10/2015: Khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm đặt ô nghiên cứu.
- 11/2015 – 8/2016: Tiến hành đo đếm trên thực địa và tổng hợp số liệu.
- 8/2016 – 10/2016: Xử lý số liệu, viết và hoàn thành luận văn.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thảm thực vật thuộc khu vực xã Đồng Rui, Tiên Yên,
Quảng Ninh với các loài cây ngập mặn thực thụ, một số loài chủ yếu bao gồm mắm
biển (Avicennia marina (Forsk.) Vierh.), bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.),

13


sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.),
đâng (Rhizophora stylosa Griff.) và trang (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong).


Hình 1.1. Cây sú (Aegiceras corniculatum)

Hình 1.2. Cây đâng (Rhizophora stylosa)

Hình 1.3. Cây trang (Kandelia obovata)

14


Hình 1.4. Cây vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)
1.4.5. Phương pháp nghiên cứu
1.4.5.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập một số thông tin, tài liệu, trao
đổi trực tiếp về rừng ngập mặn với các cán bộ của UBND và người dân tại xã Đồng
Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Những thông tin thu thập được là nền tảng để xây dựng các phương án điều
tra tại thực địa.
1.4.5.2. Phương pháp điều tra thực địa
Công việc đầu tiên là xác định tổng thể đặc điểm tự nhiên của khu vực
nghiên cứu, nhận xét sơ bộ về thành phần loài và cấu trúc quần xã thực vật, sau đó
tiến hành các công việc đo đạc, lấy mẫu khi mực nước triều thấp. Cụ thể việc thực
địa được tiến hành vào các ngày từ 13 – 16 tháng 4 năm 2016.

15


×