Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

TÁC DỤNG của CAO DỊCH CHIẾT lá SƯƠNG sáo (mesona chiensis benth ) TRONG dự PHÒNG và hỗ TRỢ điều TRỊ đái THÁO ĐƯỜNG ở CHUỘT NHẮT TRẮNG béo PHÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

NGUYỄN THỊ THU

TÁC DỤNG CỦA CAO DỊCH CHIẾT LÁ SƯƠNG
SÁO (Mesona chiensis Benth.) TRONG DỰ PHÒNG
VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG BÉO PHÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

NGUYỄN THỊ THU

TÁC DỤNG CỦA CAO DỊCH CHIẾT LÁ SƯƠNG
SÁO (Mesona chiensis Benth.) TRONG DỰ PHÒNG
VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG BÉO PHÌ
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 8420114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các số liệu và tài liệu được
trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được tác
giả khác công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời tri ân tới TS. Nguyễn
Thị Hồng Hạnh - người đã hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và động viên em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại Bộ môn Sinh lý người
và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí để đề tài
được thực hiện thuận lợi. Luận văn là một phần nội dung đề tài cấp trường: “Tác
dụng của cao dịch chiết lá Sương sáo (Mesona chiensis Benth.) trong dự phòng và
hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, đái tháo đường ở chuột nhắt trắng béo phì” mã số
SPHN 17-08.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, các anh chị và các bạn
sinh viên đang làm việc và học tập tại Bộ môn Sinh lí người và Động vật đã giúp đỡ

nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình em học tập và hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình từ TS. Đào Thị Sen, các thầy
cô cùng các học viên cao học và sinh viên đang công tác và học tập tại bộ môn Hóa
Sinh và Tế bào, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ADA
AUA

Viết đầy đủ
American Diabetes Association
Anhydrogalacturonic acid

AGES

Advanced glycation end products

BMI
BP
BSA

BT
Cs
DPPH
ĐC
ĐTĐ

Body mass index

FRAP

Bovine serum albumin

Ferric reducing antioxidant

Hb
HbA1c
IDF

International Diabetes Federation

LMP
MI
N-CLM
ORAC
PCO
TC
TN
TW
WHO


Sản phẩm cuối cùng quá trình
glycation
Chỉ số khối cơ thể
Béo phì
Albumin huyết thanh bò
Bình thường
Cộng sự

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

power
Hemoglobin
Glycated hemoglobin

LD50

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

Đối chứng
Đái tháo đường
Khả năng hấp thụ oxy hóa

Liên đoàn đái tháo đường Thế
giới

Half maximal inhibitory
concentration
Low methoxyl pectin
Methoxyl index

N- cacboxymethyl lysine
Oxygen radical absorbance

Chỉ số methoxyl thấp
Chỉ số methoxyl
Khả năng hấp thụ gốc oxy

capacity
Procyanidolic oligomer

World Health Organization

Thừa cân
Thí nghiệm
Trung ương
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nội dung................................................................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận văn...................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn...................................................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................5
1.1. Đái tháo đường.................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................5

1.1.2. Chẩn đoán và phân loại...................................................................................5
1.1.3. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam........................8
1.1.4. Nguyên nhân..................................................................................................10
1.1.5. Triệu chứng....................................................................................................11
1.1.6. Cơ chế gây đái tháo đường............................................................................12
1.1.7. Biến chứng....................................................................................................13
1.1.8. Điều trị........................................................................................................... 15
1.2. Mối liên quan giữa béo phì và đái tháo đường.............................................16
1.3. Các hoạt chất sinh học điều trị bệnh đái tháo đường..................................19
1.3.1. Flavonoid.......................................................................................................19
1.3.2. Polyphenol.....................................................................................................20
1.3.3. Tình hình nghiên cứu các hoạt chất sinh học điều trị bệnh đái tháo đường. . .21
1.4. Mô hình đái tháo đường trên động vật thực nghiệm...................................22
1.5. Tổng quan về cây Sương sáo..........................................................................23
1.5.1. Vị trí phân loại, thành phần hóa học, đặc tính sinh học của Sương sáo.........23
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về Sương sáo...............................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................26


2.1.1. Mẫu thực vật..................................................................................................26
2.1.2. Mẫu động vật.................................................................................................26
2.2. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................26
2.2.1. Thiết bị...........................................................................................................26
2.2.2. Hóa chất.........................................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................27
2.3.1. Thiết kế thí nghiệm........................................................................................27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...........................................................38
3.1. Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số.................................................38

3.1.1. Hàm lượng polyphenol tổng số......................................................................38
3.1.2. Hàm lượng flavonoid tổng số........................................................................39
3.2. Kết quả thử độc tính cấp của cao dịch chiết lá Sương sáo...........................39
3.3. Tạo chuột béo phì và đái tháo đường thực nghiệm......................................40
3.3.1. Tạo chuột béo phì thực nghiệm......................................................................40
3.3.2. Đánh giá khả năng mắc đái tháo đường ở chuột béo phì................................43
3.4. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo trong dự phòng đái tháo đường
trên chuột nhắt trắng béo phì...............................................................................47
3.4.1. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến chỉ số glucose huyết lúc đói......47
3.4.2. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến khả năng dung nạp glucose.......49
3.4.3. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến nồng độ HbA1c........................52
3.5. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo trong hỗ trợ điều trị đái tháo
đường trên chuột nhắt trắng béo phì...................................................................54
3.5.1. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến chỉ số glucose huyết lúc đói......54
3.5.2. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến khả năng dung nạp glucose.......57
3.5.3. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo đến HbA1c......................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................64
4.1. Kết luận............................................................................................................64
4.2. Kiến nghị..........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................65


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA năm 2010.....................6
Bảng 1.2. Phân loại thừa cân, béo phì theo BMI.....................................................17
Bảng 3.1. Hàm lượng polyphenol tổng số trong cao Sương sáo.............................38
Bảng 3.2. Hàm lượng flavonoid tổng số trong cao Sương sáo...............................39
Bảng 3.3. Kết quả thử độc tính cấp.........................................................................40
Bảng 3.4. Khối lượng trung bình của các lô chuột trước và sau 6 tuần nuôi...........41

Bảng 3.5. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trong 6 tuần nuôi.....................43
Bảng 3.6. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 6 tuần nuôi................44
Bảng 3.7. Tỉ lệ số chuột có glucose huyết ≥ 10 mmol/L........................................46
Bảng 3.8. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trước và sau 4 tuần sử dụng
cao dịch chiết..........................................................................................48
Bảng 3.9. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột trước khi sử dụng cao
dịch chiết................................................................................................49
Bảng 3.10. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 4 tuần sử dụng cao
dịch chiết................................................................................................51
Bảng 3.11. Tỉ lệ HbA1c của các lô chuột sau 4 tuần sử dụng cao dịch chiết...........52
Bảng 3.12. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trước và sau 15 ngày điều trị...........54
Bảng 3.13........................ Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột trước điều trị
................................................................................................................57
Bảng 3.14. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 15 ngày điều trị........58
Bảng 3.15. Tỉ lệ HbA1c của các lô chuột sau 15 ngày điều trị................................61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới năm 2017 và dự đoán năm
2045..........................................................................................................8
Hình 1.2. Vai trò của insulin và glucagon trong điều hòa glucose huyết................12
Hình 1.3. Cơ chế gây bệnh đái tháo đường............................................................13
Hình 1.4. Biến chứng của đái tháo đường..............................................................14
Hình 1.5. Cơ chế kháng insulin do béo phì và phản ứng viêm ..............................18
Hình 1.6. Một số hình ảnh về Sương sáo................................................................23
Hình 2.1. Bố trí thí nghiệm tạo chuột béo phì........................................................28
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm tác dụng dự phòng của cao dịch chiết Sương sáo trên
chuột béo phì..........................................................................................29
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm tác dụng điều trị đái tháo đường của cao dịch chiết
Sương sáo trên chuột nhắt trắng béo phì.................................................30

Hình 2.4. Một số hình ảnh nuôi chuột....................................................................31
Hình 2.5. Dụng cụ và cách đánh dấu tai ở chuột....................................................31
Hình 2.6. Quy trình tạo cao Sương sáo...................................................................32
Hình 2.7. Phương pháp cân chuột..........................................................................34
Hình 2.8. Phương pháp xét nghiệm chỉ số glucose máu.........................................35
Hình 3.1. Khối lượng trung bình của các lô chuột trước và sau 6 tuần nuôi...........41
Hình 3.2. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trong 6 tuần nuôi.....................43
Hình 3.3. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 6 tuần nuôi................45
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường..........................................47
Hình 3.5. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trước và sau 4 tuần sử dụng
cao dịch chiết..........................................................................................48
Hình 3.6. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột trước khi sử dụng cao
dịch chiết................................................................................................50
Hình 3.7. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 4 tuần sử dụng cao dịch
chiết........................................................................................................51
Hình 3.8. Tỉ lệ HbA1c của các lô chuột sau 4 tuần sử dụng cao dịch chiết............52


Hình 3.9. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trước và sau 15 ngày điều trị........55
Hình 3.10. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột trước điều trị...................57
Hình 3.11. Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau điều trị......................59
Hình 3.12. Tỉ lệ HbA1c của các lô chuột sau 15 ngày điều trị.................................61


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, do tác động của các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực và gen
di truyền, béo phì (BP) đang trở thành thách thức y tế đáng báo động và là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở các nước phát triển mà
còn ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ mắc BP đang gia tăng một cách nhanh chóng

gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tâm lý và hiệu suất lao động [55].
BP là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch,
viêm xương khớp đặc biệt là đái tháo đường (ĐTĐ) [56]. Tỉ lệ mắc ĐTĐ ở người
thừa cân (TC), BP lên tới 90% [72].
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, có tốc độ phát triển nhanh, nếu
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy
hiểm như suy thận, cao huyết áp, hoại tử bàn chân, nhồi máu cơ tim, tổn thương
võng mạc… và có thể dẫn đến tử vong [65]. Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ thế
giới (International Diabetes Federation, IDF), năm 2011 có khoảng 336,2 triệu
người mắc ĐTĐ và dự báo sẽ tăng lên 550 triệu người vào năm 2030 (mức tăng là
51%). Bệnh ĐTĐ xảy ra trên toàn thế giới, chủ yếu là ĐTĐ type 2 và xảy ra ở
người trung niên [21]. Trong vài thập kỷ qua, tỉ lệ BP và ĐTĐ ở Việt Nam đã tăng
nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Theo tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization, WHO), Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ
ĐTĐ cao nhất trên thế giới do các biến chứng nguy hiểm như suy thận, cao huyết
áp, hoại tử bàn chân, đau tim và tổn thương võng mạc [82]. Tuy nhiên, hiện nay
bệnh này được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc hoá học có giá thành cao đồng
thời thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cùng với sự phát
triển của khoa học, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược kết
hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong dự phòng và điều trị rối loạn này. Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu

1


quả của việc sử dụng thảo dược trong ức chế α-glucosidase in vitro và in vivo giúp
làm chậm tăng glucose huyết sau ăn [32].
Là một nguyên liệu dược phẩm lý tưởng, tự nhiên, an toàn với các chất dinh
dưỡng phong phú và chức năng y tế đặc biệt, Sương sáo (Mesona chiensis Benth.)
là một loại cây nông nghiệp và dược liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao trong khu

vực Đông Nam Á và Trung Quốc, đang trở thành chủ đề nghiên cứu nóng trong
những năm gần đây [95]. Ở nước ta, Sương sáo được trồng phổ biến ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc. Từ một loài cây hoang dại, ngày nay Sương sáo được
trồng ở nhiều địa phương tuy nhiên chỉ với quy mô nhỏ. Sương sáo được sử dụng
trong sản xuất thạch đen - một loại đồ uống thanh nhiệt. Một số nghiên cứu đã chỉ
ra rằng Sương sáo có chứa 17 loại axit amin (trong đó có 7 axit amin thiết yếu),
carbohydrate, chất béo, chất xơ, polyphenol và flavonoid [51, 61]. Tại Trung Quốc,
cây Sương sáo cũng đã được chứng minh có tác dụng giảm glucose và triglyceride
trên người [41]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu về hiệu quả
của Sương sáo trong dự phòng và điều trị ĐTĐ. Với những tác dụng vô cùng hữu
ích của các hợp chất có trong cây Sương sáo, thì việc thử nghiệm trên chuột là một
mô hình cần được sử dụng nhằm đánh giá được hiệu quả của các hợp chất trong
điều trị bệnh ĐTĐ, góp phần bổ sung nguồn dược liệu mới cho y học cổ truyền.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Tác dụng của cao dịch chiết lá Sương sáo (Mesona chiensis Benth.) trong dự
phòng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường ở chuột nhắt trắng béo phì”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo ra chuột ĐTĐ từ BP.
- Đánh giá hiệu quả của cao dịch chiết Sương sáo trong dự phòng ĐTĐ trên
chuột nhắt trắng BP.
- Đánh giá hiệu quả của cao dịch chiết Sương sáo trong hỗ trợ điều trị ĐTĐ
trên chuột nhắt trắng BP.

2


3. Nội dung
- Thu lá Sương sáo, sấy khô và tạo cao dịch chiết Sương sáo. Phối hợp với
Bộ môn Hoá sinh và Tế bào, xây dựng quy trình tạo cao dịch chiết Sương sáo, định
lượng polyphenol và flavonoid tổng số trong cao dịch chiết Sương sáo.

- Tạo chuột BP và chuột ĐTĐ.
- Thử nghiệm tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị ĐTĐ của cao dịch chiết
Sương sáo.
4. Giả thuyết khoa học
ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính nếu không được phát hiện
sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một số hợp chất thiên nhiên có tác dụng làm giảm ĐTĐ, mặt khác, một số
nghiên cứu đã chứng minh Sương sáo là nguồn tự nhiên giàu chất chống lão hóa
giúp ngăn ngừa những biến chứng do ĐTĐ.
Vì vậy chúng tôi đặt ra giả thuyết: chất chiết xuất trong Sương sáo có thể làm
giảm bệnh ĐTĐ.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm
cao dịch chiết Sương sáo trên mô hình chuột nhắt trắng ĐTĐ do BP thực nghiệm
nhằm đánh giá được tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị ĐTĐ của cao Sương sáo.
- Đề tài có ý nghĩa lớn trong thực tế, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
về hiệu quả dự phòng và điều trị của Sương sáo trên lâm sàng, giúp bổ sung nguồn
dược liệu mới cho Y học cổ truyền ở Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận

3


3.1. Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số
3.2. Kết quả thử gây độc tính cấp của cao dịch chiết Sương sáo

3.3. Tạo chuột BP và ĐTĐ thực nghiệm
3.4. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo trong dự phòng bệnh ĐTĐ trên
chuột nhắt trắng BP
3.5. Tác dụng của cao dịch chiết Sương sáo trong hỗ trợ điều trị ĐTĐ trên
chuột nhắt trắng BP
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đái tháo đường
1.1.1. Khái niệm
Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường
máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu
trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin [3].
Theo các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Hoa
Kỳ năm 2003, ĐTĐ được định nghĩa là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng
bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn
chức năng hay suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu [31].
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại
1.1.2.1. Chẩn đoán
* Các chỉ số để chẩn đoán ĐTĐ
Các chỉ số để chẩn đoán ĐTĐ bao gồm:
- Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng glucose trong máu gắn với
hemoglobin của tế bào hồng cầu. Khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và

tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu
càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, do đó
nồng độ HbA1c cũng sẽ gia tăng. Do vậy, HbA1c phản ánh nồng độ glucose trong máu
trong khoảng 2-3 tháng và có thể thực hiện bất kì thời điểm nào trong ngày [91]. HbA1c
tuy có thuận tiện là không phụ thuộc vào tình trạng no hay đói của người bệnh; tiết kiệm
được thời gian chẩn đoán nhưng chi phí cho xét nghiệm này cao và bị ảnh hưởng bởi
một số yếu tố như: thiếu máu, bất thường hemoglobin, thai kì, chứng tăng ure huyết. Do
đó, tiêu chuẩn HbA1c chưa phù hợp để sử dụng phổ biến ở các nước trên khắp thế giới
để xác định bệnh ĐTĐ [92].

5


- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Là biện pháp thường được sử dụng để chẩn
đoán khi nồng độ glucose huyết ở mức trung bình, trong thời kỳ mang thai và trong các
nghiên cứu dịch tễ học [90].
Theo WHO, glucose huyết bình thường (lúc đói) vào khoảng dưới 140
mg/dL. Vào thời điểm 120 phút (sau dung nạp), mức glucose huyết khoảng từ 140200 mg/dL (7,8-11,1 mmol/L) được cho là rối loạn dung nạp đường và trên 200
mg/dL (> 11,1 mmol/L) được cho là ĐTĐ.
- Xét nghiệm glucose huyết lúc đói: Là phương pháp chính để xác định tình trạng
glucose huyết của cơ thể, được thực hiện sau khi người bệnh nhịn đói qua đêm trong 8
tiếng đồng hồ đến 14 giờ [91].
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
- Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ (American Diabetes Association, ADA), tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐ được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA năm 2010
Glucose huyết

Giai đoạn tiền


Chẩn đoán bệnh

bình thường

tiểu đường

Glucose huyết

< 7,8 mmol/L

7,8-11,0 mmol/L

tiểu đường
≥ 11,1 mmol/L

ngẫu nhiên

(140 mg/dL)

(140-200 mg/ dL

Glucose huyết lúc

4,0-5,6 mmol/L

5,6-6,9 mmol/L

Ít nhất qua 2 lần thử
≥ 7 mmol/L


đói

(72-100 mg/dL)

(101-125 mg/dL)

(126 mg/dL)

Nghiệm pháp

< 7,8 mmol/L

7,8-11,0 mmol/L

≥ 11,1 mmol/L

dung nạp glucose
HbA1c

(140 mg/dL)
< 5,7%

(140-200 mg/dL)
5,7-6,4%

(200 mg/dL)
≥ 6,5%

Tên xét nghiệm


(200 mg/dL)

Bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường có thể có một trong ba chỉ số
như sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L với các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.

6


+ Tiêu chuẩn 2: Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/L, xét nghiệm lúc
bệnh nhân đã nhịn đói sau 6-8 giờ không ăn.
+ Tiêu chuẩn 3: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi uống 75 gam
glucose ≥ 11,1 mmol/L.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1-2 lần trong những ngày sau đó [3].
- Đối với chuột, nồng độ glucose huyết ≥ 10 mmol/L được coi là bị ĐTĐ [86].
1.1.2.2. Phân loại
Theo WHO năm 1999, ĐTĐ được phân loại thành những dạng sau:
- ĐTĐ type 1: ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin
tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn), thường là kết
quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào β của tụy, chiếm tỉ lệ khoảng 5-10% tổng số
bệnh nhân ĐTĐ thế giới [26]. Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc
insulin hoàn toàn, thường được phát hiện trước 40 tuổi và phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố di truyền.
- ĐTĐ type 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin, được biểu hiện bằng giảm nhạy
cảm với insulin ở gan, cơ vân, mô mỡ và sự suy chức năng của tế bào β, dẫn tới rối
loạn bài tiết insulin. ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp
ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí
cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa

yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Vì vậy, để điều trị ĐTĐ
type 2 cần thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose huyết, tuy
nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng
cách dùng insulin.
- ĐTĐ thai kỳ: bệnh ĐTĐ thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và
sẽ hết sau khi sinh. Bệnh ĐTĐ thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe
thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang

7


thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt bệnh ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng
chuyển thành bệnh ĐTĐ type 2 sau này.
- Các thể ĐTĐ khác (hiếm gặp) như: khiếm khuyết chức năng tế bào β,
khiếm khuyết gen hoạt động của insulin, bệnh tụy ngoại tiết (viêm tụy, chấn thương,
carcinom tụy), các bệnh nội tiết (hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp), thuốc
hoặc hóa chất, các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.1.3. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Thế giới
Ngày nay, cùng với sự phát triền của nền kinh tế, bệnh ĐTĐ đang trở thành
mối lo ngại trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tuy nó là một
căn bệnh không lây nhiễm nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội.

Hình 1.1. Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới năm 2017
và dự đoán năm 2045 [54]
Năm 2017, trên toàn thế giới có 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Trong đó tỉ lệ mắc
ĐTĐ ở người trưởng thành (20-79 tuổi) chiếm tỉ lệ cao, đứng đầu là Hoa Kỳ (348 triệu
người), Trung Quốc (110 triệu người), Đức (42 triệu người), Ấn Độ (32 triệu người). Dự


8


báo năm 2045, trên toàn thế giới có 629 triệu người mắc ĐTĐ, tăng 48% [54].
Tỉ lệ ĐTĐ cũng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa các lứa
tuổi. Theo số liệu điều tra quốc gia năm 2008, tại Philippine tỉ lệ ĐTĐ ở khu vực
nông thôn là 5,8% nhưng ở khu vực thành thị là 8,3% [39]. Shaw JE và cộng sự
thực hiện nghiên cứu trên 91 quốc gia đã đưa ra tỉ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới ở người
trưởng thành là 6,4% (285 triệu người), ước tính sẽ tăng lên 7,7% (439 triệu người)
vào năm 2030 [76]. Năm 2011, nghiên cứu của Whiting và cộng sự đã đưa ra số
người mắc ĐTĐ ở người trưởng thành (20-79 tuổi) là 366 triệu người, ước tính năm
2030 là 552 triệu người [87].
1.1.3.2. Việt Nam
Với sự phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa kéo theo sự thay đổi lối sống,
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới
[76]. Cùng với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, tỉ lệ
ĐTĐ của Việt Nam nằm trong khu vực 2 (tỉ lệ 2-4,99%) theo phân loại của hiệp hội
ĐTĐ quốc tế và WHO [3]. Kết quả điều tra năm 2001 tại 4 thành phố lớn gồm: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi
30-64 là 4,9%; rối loạn dung nạp glucose máu là 5,9%; tỉ lệ rối loạn glucose máu
lúc đói là 2,8% [2]. Số liệu thống kê năm 2002-2003 cho thấy, tỉ lệ ĐTĐ cũng có sự
khác nhau giữa khu đô thị với vùng núi cao. Tỉ lệ ĐTĐ ở khu đô thị là 4,4% trong
khi đó ở vùng núi cao tỉ lệ này chỉ ở mức 2,1%. Không chỉ có sự khác nhau giữa các
vùng miền mà tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ còn có sự khác nhau giữa giới tính và giữa các
nhóm tuổi. Tỉ lệ ĐTĐ ở nữ là 3,7% còn ở nam là 3,3%. Điều đáng lo ngại hơn là tỉ
lệ mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi 30-64 chiếm tỉ lệ cao (10,5%) [3]. Năm 2008, tỉ lệ ĐTĐ
ở độ tuổi 30-69 tại thành phố Hồ Chí Minh đã được tác giả Đỗ Thị Ngọc Diệp và
cộng sự nghiên cứu, đưa ra tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở độ tuổi này là 7,04% [6].
Theo số liệu thống kê năm 2013, tỉ lệ mắc ĐTĐ cao nhất ở Tây Nam Bộ (7,2%) và
thấp nhất ở Tây Nguyên (3,8%) [1].


9


1.1.4. Nguyên nhân
1.1.4.1. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1
* Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có
khả năng phát triển bệnh ĐTĐ type 1. Gen được truyền từ bố mẹ sang con, gen giúp
thực hiện tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên, do
một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân
chính gây ra bệnh ĐTĐ.
* Yếu tố môi trường
Do các chất độc hoá học, do vi khuẩn, virus (virus quai bị, rubella, virus
coxsackie B4)… gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc dẫn đến làm tổn thương và phá hủy
tuyến tụy đặc biệt là tế bào β, làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất insulin dẫn đến
thay đổi glucose huyết [5].
* Yếu tố miễn dịch
Như chúng ta đã biết, hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách
xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn
dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể và trong bệnh ĐTĐ type 1 thì hệ thống này
đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin
của tuyến tụy. Có 2 hệ thống miễn dịch gây ra ĐTĐ type 1:
- Miễn dịch thể dịch: sự có mặt của nhiều loại kháng thể kháng tế bào β của
đảo tụy là nguyên nhân gây ĐTĐ type 1.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào: sự thay đổi và rối loạn về số lượng và tỉ lệ
giữa các tế bào lympho là nguyên nhân gây ĐTĐ type 1.
1.1.4.2. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2
Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh ĐTĐ type 2.
* Yếu tố di truyền

Cơ sở sinh lí của ĐTĐ type 2 chủ yếu liên quan đến suy giảm tiết insulin và
kháng insulin. Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh ĐTĐ type 2. Theo thống kê
của Prasad năm 2015, có 153 gen liên quan đến ĐTĐ type 2 [73]. Trong đó, phần
lớn các gen được phát hiện ảnh hưởng đến ĐTĐ type 2 thông qua mối liên quan với

10


suy giảm tiết insulin. Các gen này ảnh hưởng đến tổng hợp insulin ở lưới nội chất
trong tế bào β tuyến tuỵ, kích thích tế bào tiết insulin thông qua khử cực màng tế
bào dưới tác động của glucose [48]. Một số ít các gen liên quan đến kháng insulin
thông qua mã hoá thụ thể tiếp nhận insulin trên màng tế bào. Trong các mô mỡ và
mô cơ, gen tác động đến quá trình truyền tín hiệu từ thụ thể tiếp nhận insulin đến
chất vận chuyển glucose và trong mô gan, ức chế quá trình truyền tín hiệu đến gan,
gây tăng cường tổng hợp glucose [28]. Do đó, bố hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ type 2 thì
nguy cơ lây sang con cái là rất lớn bởi vì gen được truyền từ bố mẹ sang con.
* Yếu tố môi trường
Do ăn uống (chế độ ăn giàu lipid, carbohydrate, nghèo chất xơ), chế độ sinh
hoạt, thói quen lười vận động dẫn đến béo phì nhất là béo bụng thường có sự xuất
hiện nhiều mảng lipid che lấp các thụ thể tiếp nhận insulin ở tế bào đích, kết quả là
các cơ quan đích mất nhạy cảm với insulin, đặc biệt là ở các mô mỡ và cơ. Do đó
glucose từ máu không đi vào các cơ quan đích, làm cho glucose huyết tăng, gây
ĐTĐ type 2 [3]. Ngoài ra, các tế bào β tuyến tụy khi dư thừa lipid sẽ làm nhiễm
độc, gây chết tế bào.
1.1.5. Triệu chứng
Cả ĐTĐ type 1 và 2 đều có các triệu chứng tương tự nhau. Các triệu chứng
thường thấy gồm: tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh, mệt mỏi.
- Tiểu nhiều: Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước
tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường.
- Ăn nhiều: Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm

cho bệnh nhân có cảm giác đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.
- Uống nhiều: Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho
bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
- Gầy nhiều: Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể
sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid
để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.
- Mệt mỏi: Do glucose không vào được tế bào để tạo năng lượng nên cơ thể
lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

11


Với bệnh nhân ĐTĐ type 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai
đoạn đầu vì vậy bệnh thường được chẩn đoán muộn (chỉ có cách kiểm tra đường
máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
1.1.6. Cơ chế gây đái tháo đường
Khi chúng ta ăn, hệ thống tiêu hóa sẽ chia nhỏ thành phần thành các phân tử
dinh dưỡng và hấp thu thông qua hệ thống tiêu hóa để nuôi dưỡng cơ thể. Thành
phần có chứa cacbohydrat hay các dạng đường khác nhau được chuyển hóa thành
glucose - nguồn năng lượng quan trọng của các cơ quan trong cơ thể và được dự trữ
ở gan dưới dạng glycogen. Tuy nhiên, để cơ thể sử dụng nguồn năng lượng này,
glucose phải đi vào trong các tế bào. Tuyến tụy sản xuất ra một loại hormone gọi là
insulin- một chất truyền tin rất cần thiết giúp glucose đi vào trong các tế bào.
Nồng độ glucose huyết trong máu được điều hòa nhờ sự tham gia của nhiều
loại hormone tuyến tụy trong đó có hai hormone quan trọng là insulin và glucagon
(Hình 1.2) [53].

Hình 1.2. Vai trò của insulin và glucagon trong điều hòa glucose huyết [53]

12



Sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, khi đó insulin được phóng
thích vào mạch máu đến các tế bào, kết hợp với các thụ thể insulin đó kích hoạt việc
di chuyển của glucose từ máu vào tế bào làm cho nồng độ glucose huyết giảm. Khi
nồng độ glucose huyết giảm glucagon tác động tới gan để huy động glycogen dự trữ
từ gan để chuyển hóa thành glucose dẫn đến nồng độ glucose huyết tăng.
Khi có sự thiếu hụt insulin một cách tương đối hay tuyệt đối dẫn đến glucose
không thể vận chuyển vào tế bào làm cho nồng độ glucose huyết trong máu tiếp tục
tăng cao dẫn đến glucose được chuyển đến thận và bị đào thải qua nước tiểu gây
bệnh ĐTĐ (Hình 1.3).

Hình 1.3. Cơ chế gây bệnh đái tháo đường
1.1.7. Biến chứng
Cũng như ung thư và HIV, bệnh ĐTĐ có thể để lại hậu quả nguy hiểm. Khi
bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì đã quá nặng, điều trị rất khó khăn, đặc biệt đáng sợ
nhất là các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Có 2 loại biến chứng: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính

13


1.1.7.1. Biến chứng cấp tính
Thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, là hậu quả của chẩn đoán
muộn, gây ra nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp gây ra nhiễm toan
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Nguyên nhân của hai biến chứng này là do
khi thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây
toan hóa tổ chức làm rối loạn chuyển hóa glucose và lipid [3].
1.1.7.2. Biến chứng mạn tính
Do hàm lượng glucose máu tăng cao đã làm tăng gốc tự do, đồng thời tăng

hiện tượng glycosyl hóa các protein. Các gốc tự do hình thành có khả năng oxy hóa
rất mạnh làm tổn thương tế bào, tổn thương mạch máu, hình thành các biến chứng
tại võng mạc, hệ thần kinh (Hình 1.4).
Bệnh thần kinh

Đái tháo
đường

Tổn thương mạch
máu

Hình 1.4. Biến chứng của đái tháo đường
- Tổn thương hệ thần kinh: Là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất.
Khi hàm lượng glucose huyết tăng quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới làm tổn
thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh khiến cho bệnh nhân giảm cảm giác,
tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ
thể là gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân
phải đoạt chi cao, thậm chí tử vong [5].

14


- Biến chứng võng mạc: Một trong những biến chứng dễ nhận thấy ở bệnh
nhân ĐTĐ là gây ra tổn thương mắt và các bệnh võng mạc do lượng đường trong
máu cao làm cho những mạch máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy
đỏ, sưng ứ. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh ĐTĐ còn gây đục thủy tinh thể, tăng
nhãn áp, gây mù loà [5].
- Biến chứng thận: Do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn
thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của
thận và suy thận [5].

- Biến chứng tim mạch: Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng
thường gặp và nguy hiểm. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch,
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong nếu các dấu hiệu
tổn thương mạch máu, tim ngày càng nặng [5].
1.1.8. Điều trị
Biến chứng của ĐTĐ thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể
ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, để kiểm soát
tốt được hàm lượng glucose trong máu thì bệnh nhân ĐTĐ cần thực hiện phối hợp
nhiều phương pháp bao gồm cả phương pháp dùng thuốc và phương pháp không
dùng thuốc.
- Chế độ ăn thích hợp: Chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ phải đủ năng lượng
cho hoạt động sống bình thường chế độ ăn này phải đáp ứng phù hợp với những
hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc thay đổi điều kiện sống. Không có loại
thức ăn nào được coi là cấm kỵ đối với người bị bệnh ĐTĐ tuy nhiên, ở người ĐTĐ
do việc sử dụng và tích trữ glucose không hiệu quả nên chế độ ăn cần tuân theo một
số yêu cầu [5]:
+ Không làm tăng glucose máu nhiều sau bữa ăn.
+ Không hạ thấp glucose máu lúc xa bữa ăn.
+ Không tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa mạch máu phát triển.
+ Đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể.
+ Giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
+ Đảm bảo ngon miệng, phù hợp tập quán ăn uống địa dư và điều kiện kinh tế.

15


×